1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

112 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 9,51 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯPHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠMTRUNG HIEU

PHAP LUAT VE XỬ LÝ VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI, NAM 2022

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯPHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠMTRUNG HIEU

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VIPHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỈ LUẬT HOC

Chuyên ngành: Luật Hiển pháp và Luật Hành chính.Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thủy

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 3

LỜI CAM BOAN

“Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trùng thực vả chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình nảo khác Các thông tin, tai liêu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguén gốc.

Tác giả luận văn

Pham Trung Hiếu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

“Trong suốt qua tình học tập vả hoàn thành luận văn này, tôi đã nhân được su hướng dẫn, giúp đổ quý bau của các thay cô giáo, đồng nghiệp, gia đình va ban bè Với lòng kính trong và cảm ơn sâu sic, tối zin trân trong cảm ơn Ban. Giám hiêu, Khoa Sau đại học, Bô môn Luật Hanh chính — Hiền pháp, Trường, Dai học Luật Hà Nội, các thay cô giáo trong va ngoải trường đã tạo mọi điều kiện thuân lợi giúp đổ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bay tô lòng biết ơn chân thành nhất tới cô giáo — TS Nguyễn Thị Thủy, người cô kính mến đã hết lòng giúp đổ, day bảo va hướng

dẫn tận tình, chu đáo để tdi có thể hoàn thảnh được luận văn nay.

-Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2022

Tác giả luận văn

Phạm Trung Hiếu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUẬT VE XỬLÝ VIPHẠM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM

1-1 Vipham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.1.1.1 Định ngiấa

1.1.2 Các yêu tố cầu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:1.1.3 Đặc thù của vi pham hành chính trong finh vực canh tranh ở Việt Nam

hiện nay.

1.2 X lý viphạm hành chính trong lĩnh vec cạnh tranh.

1.2.1, Khai niêm về xử lý vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực canh tranh1.2.2 Khái niệm pháp luật về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực

canh tranh.

1.2.3, Đặc thù của xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

143 Yêu cầu đối với pháp luật về xử lý viphạm hành chính trong lĩnh

vực cạnh tranh.

1.3.1, Yéu cầu bão đảm tính hợp pháp. 1.3.2 Yêu cầu bão đâm tính hợp ly

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP.

LUẬT VẺ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM

2.1 Thục trạng pháp luật hiện hành về vi phạm hành chính và sir lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

3.1.1 Hanh vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực canh tranh

3.1.2 Hình thức xử phạt vi phạm hành chỉnh va biện pháp khắc phục hậu quả

Trang 6

2.2 Thục trang thực hiện pháp luật về xử lý viphạm hành chính trong,Tĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

3.3.1 Tình hình vi phạm hảnh chính trong lính vực cạnh tranh ở Việt Namtrong những năm gin đây

2.2.2, Tinh hình thực hiện các hoạt động xử lý vi pham hảnh chính trongTĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam

CHƯƠNG 3: ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHAP LUAT ĐÁP UNG YÊU CAU NANG CAO HIỆU QUA THI HANH PHAP LUAT VE XỬ LY VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC

CANH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

3.3.1 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

3.3.2, Những giải pháp hoàn thiện vé tổ chức thực hiện pháp luật vé xử lý ‘vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU 1, Tính cấp thiết của dé tài

Canh tranh là khái niém rat rông, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực 'khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao vả có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.

“Theo từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (canh tranh) là “mét sie *iện hoặc một cuộc dua, theo đó các đối thủ ganh dua dé giành phân hơn hay am thé huyệt đối Theo Từ điển tiếng Việt, “canh tranh” lả “cổphia mù ging giành phân hơn, phần thẳng về minh giữa những người những tổ cite hoạt đồng nhằm những lợi ích như nent” +

Mặc dù được nhìn nhân đưới các góc đô khác nhau và có nhiễu định nghĩa khác nhau vé cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu la sự ganh đua giữa các chủ thé kinh doanh trên thi trường nhằm mục đích lôi kéo về phía minh ngày cảng nhiễu khách hang Cạnh tranh cũng có thể xuất hiện giữa những người bán hàng và cũng có thé xuất hiện giữa những người mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người ban hang là phố biển”.

‘Nam 1986, Việt Nam thực hiện Đổi mới kinh tế, chuyển tử nên kinh tế tập trùng, quan liêu, bao cấp sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý của hà nước Cạnh tranh xuất hiện giữa các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh trong nên kinh tế đã dem lại cho kinh tế Việt Nam một diện mao hoàn toán. khác so với thời bao cấp Qua gần 36 năm phát triển kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động là hơn 683.600 doanh.nghiệp và có sw da dạng trên nhiều lĩnh vực Mức đô canh tranh giữa các

ˆ GB tình Lut Cạnh tranh 2029, Trường tại học Ltt Hội, Nh xuất bản Cổng an,* Gio tình Liệt Cạnh tranh (2020), Trưởng Đại học Lust re Hội Nhà wut Ran Công an and

Trang 8

doanh nghiệp vô cing quyết liệt nhằm nâng cao vị thé của mình trên thi trường, tranh giảnh các điều kiện có lợi nhất vé sản xuất và tiêu thụ hàng hóa,dich vu Do vay, trên thi trường phát sinh nhiễu trường hop doanh nghiệp thực hiện những hành vi trải với đạo đức kinh doanh, gây ảnh hưởng đến quyên tự doanh trên thị trường, Vi pham hành chính trong lĩnh vực nay xảy ra ngày cảng nhiễu với những phương thức, thủ đoan tinh vi của các chủ thể kinh doanh như thỏa thuận han chế cạnh tranh, lạm dụng vi trí thông lĩnh thitrường, lạm dung vi trí độc quyển vẻ kinh tế để gây tác đông hạn chế cạnh. tranh, cạnh tranh không lành mạnh nhằm gây thiệt hại đến quyền vả lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác

Nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đó là sự thiểu hiểu biết các quy định pháp luật vé cạnh tranh của các chủ: thể trong nên kinh tế Mặt khác, quá trình phát triển nhanh, mạnh mé của nên kinh tế Việt Nam khiến các quy định về cạnh tranh không bat kip xu thé phát triển, trở nên lạc hau, mâu thuẫn và chông chéo nhau, đặc biệt la các quy định về xử lý vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh như đã nêu trên đời hỏi Nha nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi pham han chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu nói trên, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh: vực cạnh tranh can phải điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp, hạn chế sự chong chéo, mâu thuẫn với nhau, dim bảo sự cạnh tranh lành manh trong nên kinh tế.

Trong những năm vừa qua, Nha nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng va hoàn thiên hệ thông pháp luật vẻ canh tranh, đặc biệt là pháp luật về xử lý vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh Ngày 03/12/2004, Quốc hội ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 Ngày 20/6/2012, Quốc hội đãban hành Luật Xử lý vi pham hảnh chính năm 2012 Tiép đó, Chính phủ đã

Trang 9

an hành Nghỉ định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chỉ tiết một số điều va biện pháp thi hanh Luật Xử ly vi phạm hảnh chính năm 2012‘Ngay 21/7/2014, Chính phi đã ban hành Nghĩ định số 71/2014/NĐ-CP quy

định chỉ tiết Luật Cạnh tranh vé zử ly vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; ngày 26/9/2019 Chính phủ ban hanh Nghỉ định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phat vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh thay thé cho Nghị định số 71/2014/NĐ-CP Ngày 12/6/2018, Quốc hội đã ban hành Luật Canh tranh năm 2018 thay thé Luật Canh tranh năm 2004 với nhiễu sửa đổi, ‘bG sung quan trọng về các nhóm hành vi hạn ché cạnh tranh, tập trung kinh tế Bây tác động hoặc có khả năng gây tác động han chế cạnh tranh đến thi trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tô tụng canh tranh, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và quan ly nha nước vẻ cạnh tranh Để khắc phục những bat cập của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vả các văn bản liên quan, ngày 13/11/2020, Quốc hội đã ban hành Luật sửa dai, bd sung một số điều của Luật Xữ lý vi pham hành chính, Nghỉ định số 118/2021/NĐ-CP ngây 23/12/2021 của Chính phủ quy đính chỉ tiết một sốđiều va biện pháp thi hành Luật Xử lý vi pham hành chính Đây là các văn‘ban mới có hiệu lực thi hành, vi vay, việc nghiên cứu cơ sở lý luân cũng như thực tiễn thi hành pháp luật, từ đó để ra những giải pháp nêng cao hiệu quả thí hành pháp luật lé việc làm hết sức cần thiết vả có ý nghĩa sâu sắc Chính vìnhững lý do trên, tôi xin chon để tai “Phdp luật về xử If ví pham hành chínhtrong lữnh vực canh tranh 6 Việt Nera hiện nay” làm luân văn tốt nghiệp bậchọc thạc si với mong muốn góp một phan công sức khiêm tôn phân tích rổ về xử lý vi phạm hảnh chính trong lính vực canh tranh để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về aif lý vi phạm han chỉnh trong lĩnh vực cạnhtranh, nông cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi pham hành chính nóichung và xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh néi riêng

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vi phạm hành chính, xử lý vi pham bảnh chính và xử lý vi pham hảnh.chính trong lĩnh vực cạnh tranh là đối tượng nghiên cửu của nhiễu công trình khoa học ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu tiêu biểu nảy phải kể đến:

Thứ nhất, nhóm luận án Tiền sĩ và luận văn thạc sĩ

1 Nguyễn Hà Thanh (2014), Luân văn thac # Lut học “Pháp luất về ait phat vi phạm han chính trong lĩnh vực zây đựng”, Trường Đại học Luật Ha Nội.

Luận văn đưa ra một số van để ly luận vẻ pháp luật vẻ zrữ phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực say dựng, phân tích một số nội dung cơ bản về pháp luật vẻ xử phat vi pham hành chính, đưa ra gơi mở vẻ các yêu tố cầu thành vi phạm hanh chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vựccanh tranh nói riêng,

2 Nguyễn Thị Kiểu Anh (2017), “Ap dụng pháp luật cạnh tranh không, lãnh manh trong nh vực viễn thông ỡ Việt Nam”, Trường Đại học Luật Ha Nội

Luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật canh tranh không lãnh."mạnh theo Luật Canh tranh năm 2004, những van dé lý luận áp dụng pháp luật, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cảm tại Luật Viễn thông năm 2009, những quy định cu thể vẻ giá cước, khuyến mại và các quy định vẻ xử phạt vi phạm trong lĩnh vực viễn thông, đênh giá tình hình áp dụng pháp luật của Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Viễn thông thông qua việc xử lý các vi phạm thực tế, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy va bảo vệ cạnh tranh lảnh "mạnh trong lĩnh vực viễn thống ở Việt Nam Luân văn đã đưa ra goi mỡ vé một

số giải pháp thúc dy va bão vệ cạnh tranh lành manh ở Việt Nam.

3 Trần Minh Héng (2020), Luân văn thạc sĩ Luật học “Quin lý nha "nước về xử phat vi phạm hành chính trên địa bản quân Hoan Kiểm, thánh phố Ha Nội", Trường Đại học Luật Ha Nội

Trang 11

Luận văn đã tập trung nghiên cửu một số van để lý luận về quản lý nha nước vé xử phạt vi pham hành chính, phân tích một số nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về quản lý nha nước vé xữ phạt vi pham hành chính cũng như đánh giá thực trạng của việc thực hiện pháp luật vé quan lý nha nước về xử phat vi pham hành chính trên dia ban quân Hoàn Kiểm, thanh ph Hà Nội.

Từ đó để xuất những giải pháp nhắm nông cao hiểu quả quản lý nha nước về xử phạt vi pham hảnh chính Luận văn đã đưa ra những giải pháp gợi mỡ vềnâng cao hiệu quả quản lý nha nước vé xử phat vi phạm hành chính trong Tính."vực cạnh tranh ỡ Việt Nam hiện nay.

4 Pham Thi Thanh Hương (2021), Luân văn thạc si Luật học “Hiệu quảcủa xử phạt vi phạm hành chính tại huyện Thanh Oai, Thanh pho Hà Nội”,Trường Đại học Luật Ha Nội

Luận văn đã tập trung nghiên cứu một số van dé lý luận vẻ vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chỉnh, phân tích các nội dung cơ ban cia pháp luật hiện hành về hoạt động nay Đẳng thời, đánh giá hiệu quả của hoạt động xử: phat vi phạm hành chính trên dia ban huyện Thanh Oai, đưa ra được những khókhăn còn gốp phải, những han chế còn tổn đọng, Trên cơ sở đó, để xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xử phat vi pham hảnh chính.

5 Hoàng Phương Đông (2021), Luân văn thạc Luật học “Xi phat viphạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mang”, Trường Đại học Luật Ha Nội

Luận văn đã nghiên cứu xử phạt vi pham hảnh chính trong lĩnh vực an. ninh mang đưới góc đô là một hoạt động quan lý nha nước, bước đầu lâm rõ một số nhận thức vé zữ phat vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực an ninh mang như: Xữ phat vi pham hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, khái niềm, mục tiêu, yêu cau, thủ tục xử phạt vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực an ninh mạng, Từ đó, dé xuất những giải pháp góp phan nông cao hiệu quả hoạt đông quản ly nba nước trên không gian mang Luận văn đã đưa ra những gợi mỡ về

Trang 12

một số van để lý luân về vi pham hành chính và xử phat vi pham hảnh chính, tạo cơ sở nghiên cứu vẻ các vấn dé lý luận chung về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.

“Thứ hai, nhóm các sảch chuyến khảo, bai viết tạp chi, các để tải nghiên.cứu khoa học

1 Vũ Thi Hai Yên (2018), Pháp luật Việt Nam vẻ hành vi cạnh tranh.không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp - Bình luận va kiếnnghỉ", Tap chi Luất học, số 3/2018, tr 80-91

Bai viết đã phân tích, lâm rổ khái niệm hành vi cạnh tranh không lãnh. mạnh, khái niệm va các loại chỉ dẫn thương mai, trên cơ sỡ đó nhận điển các dạng hành vi cạnh tranh không lảnh manh liên quan đến chỉ dẫn thương mai gay nhằm lẫn, kiến nghị hoàn thiên quy định của pháp luật vé xử lý hành vi canh tranh không lành manh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

2 Bùi Xuân Hai (2020), “Ban về tính độc lập của Uy ban cạnh tranh Quốc gia theo Luật cạnh tranh năm 2018”, Tạp chi Khoa học pháp lý, sô52020, tr 1-10.

Bai viết phân tích các quy định của Luật Canh tranh năm 2018 va chi ra một số bắt cập, hạn chế có khả năng làm ảnh hưởng đến sự độc lâp của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ở Việt Nam, từ đó gợi mở vé những giải pháp hoàn thiện quy định về cơ cầu td chức, chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyển xử phat vi pham han chính về tập trung kinh tế va cạnh tranh không lành mạnh.

3 Nguyễn Nhật Khanh (2020), "Hình thức xử phạt cảnh cáo trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật học, số 5/2020, tr.16-30.

Bai viết đã phân tích một số bat cập của hình thức xử phạt cảnh cáo như. 1) điều kiện áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 1ổ tuỗi trở lên va tổ chức, 2) méi liên hệ giữa hình thức zữ phạt cảnh cáo với hình thức

Trang 13

xử phạt tich thu tang vat, phương tiện khí xử phạt người chưa hành niền từ đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuổi, 3) kỹ thuật lập pháp, 4) thẩm quyển xử phạt cảnh cáo Tir đó, bai viết đã dé xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiên quy định pháp luật vẻ hình thức xử phat cảnh cáo, đưa ra những gợi mé về việc hoản thiện quy định của pháp luật cạnh tranh trong việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáotrong xử phat vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

4 Cao Vii Minh (2020), “Su tương thích giữa pháp luật cạnh tranh vớiLuật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vẻ xử phạt vi pham hành chính trongTĩnh vực cạnh tranh”, Tap chí Khoa hoc pháp lý, số 7/2020, tr 3-17

Bai viết phân tích sự tương thích giữa pháp luật cạnh tranh với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vé xử phat vi pham hành chính trong lĩnh vựccạnh tranh Bài viét đã gợi mỡ vẻ một số giải pháp hoàn thiện quy định củapháp luật về xử lý vi pham hành chính trong Tĩnh vực canh tranh:

5 Bao Ngọc Bau (2022), “Hoan thiện pháp luật vẻ sử lý vi phạm hảnhchính trong lĩnh vực cạnh tranh”, Tạp chi Nha nước va pháp luật, số 2/2022,tr 12-16.

Bai viết đã phân tích các quy định của pháp luật về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, chi ra hai vẫn để còn tn tại cần giãi quyết là Một la, méi quan hệ giữa Luật Canh tranh và Luật Xirly vi phạm hành chính.với tu cách la luật chuyến ngành và luật chung, hai la, phương pháp tính mức tiên phạt khí áp dung ché tài phạt tiến đối với hành vi vi phạm pháp luật canh tranh Từ đó, để xuất các gidi pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, pháp luật xử lý vi phạm hảnh chính dé khắc phục những hạn chế nói trên.

'Về khái quát, các công tình nghiên cửu của các tác giã nêu trên đều đã để cập đến van để lý luân cũng như phân tích, đánh giá những nội dung pháp luật va thực tin thí hành pháp luật trong lĩnh vực vi pham hanh chính, xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi pham hành chính trong lính vực cạnh tranh ở

Trang 14

góc độ chung cũng như trong một số lĩnh vực quản lý nha nước cu thé Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cửu chuyên biết nào vẻ pháp luật xử lý vi phạm hanh chính trong lĩnh vực cạnh tranh, đặc biệt là sau thời điểm Luật sửa đổi bd sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hảnh chỉnh số.

61/2020/QH14 có hiệu lực thí hành Vi vay, luận văn nay sé tập trung nghiêncứu pháp luật xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh nhằm cung cấp các luận cứ khoa học va thực tiễn cho việc hoản thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thí hành pháp luật vẻ xử phạt vi phạm hanh chính trong Tĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.

3 Đối trong và phạm vi nghiên cứu.

Đồi tượng nghiên cửu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm bảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh và tinh hình thực tiến thi "hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh,

Luận văn tập trùng phân tích, đánh giá các quy định pháp luật liên quan của Luât Xữ ly vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một so điểu của Luật xử lý vi pham hanh chính sô 67/2020/QH14, các quy định vẻxử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh của Nghỉ định số75I2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy đính về xử phạt vi phạm.hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Luận văn không dé cập tới toàn bộ nộidung của pháp luật về zử lý vi pham hành chính ma tập trung vào một số nộidung cơ ban bao gồm: Quy đính về hành vi vi pham, hình thức xử phat, mức phat, các biện pháp khắc phục hau quả, thẩm quyên xử phat va thủ tục xử phat vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Vé cơ sỡ lý luân, cơ sở lý luận được tác giả sử dụng l phương pháp luận. của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh vé Nhà nước và Pháp luật, các tư tưởng, quan điểm mang tinh nguyên tắc của Đảng va chính sách,

Trang 15

pháp luật của Nhà nước ta vẻ pháp luật hiện hành va thực tiễn áp dung pháp luật về xử phat vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Trong luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, ting hop, thống kê, so sánh để nghiên cứu những quy định của pháp luật hiền thành, thực tiễn áp dụng pháp luật va đưa ra những giải pháp hoan thiện pháp luật về vi pham hành chỉnh và xử phat vi phạm hành chỉnh trong lĩnh vực canh tranh nhằm xử lý nghiêm moi hảnh vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực canh tranh, tăng cường trật tư, kỷ cương trong quản lý nhà nước đổi với hoạt động của các doanh nghiệp trong nén kinh tế Việt Nam.

5 Ý nghĩa khoa hoc và thực tiễn của luận văn.

"Nội dung những vẫn để được nghiên cứu va để xuất trong luận văn có ýnghĩa quan trong trong việc nâng cao nhận thức về vị tí, vai trò của xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực canh tranh và quản lý nhà nước vé cạnh tranh.trong nên kinh tế Việt Nam.

Luận văn không những chi rõ vai trò của hoạt động xử phat vi phạm.hành chính mà còn đưa ra được những thiểu xót, han chế trong các quy đính. của pháp luật va tim ra được những điểm bat cập trong thực tiễn ap dung pháp luật về xử phạt vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện về tổ chức thực hiện pháp luật vé xử phạt vi phạm hành chính trong lính vực cạnh tranh.

6 Những đóng gép mới của luận văn

Sau một quá trình nghiên cửu, kết quả cho thấy luận văn có những đồng gop mới sau day.

- Luân văn lam rõ một số van để lý luận vé vi phạm hành chính va xửphat vi pham ảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh như khải niệm, hành vi vi phạm, chế tải xử phạt vi phạm, biện pháp khắc phục hậu qua,

phat vi phạm, để làm cơ sé cho việc đánh giá thực trạng vi pham trong lĩnh âm quyền xử:

Trang 16

vực cạnh tranh cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật vẻ zử phat vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh hiện nay.

~ Xuất phat từ nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp đụng pháp luật về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, luận văn chỉ rổ những điểm hạn ché, bat cập, những quy định thiếu tinh khả thi trong các văn bản pháp luật tiện hanh để từ đó để xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dung pháp

luật trong việc str phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực canh tranh.

- Luận văn đưa ra những để zuất có tinh gợi mỡ cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luất trong công tác xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh"vực cạnh tranh.

1 Kết cầu của luận văn.

Luận văn được bổ cục thảnh 03 chương, gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật vẻ xữ lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trang pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý vi phamhành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam.

Chương 3: Để xuất giải pháp hoán thiện pháp luật đáp ứng yêu câu nângcao hiệu quả thi hảnh pháp luật vẻ xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vựccanh tranh ỡ Việt Nam hiện nay.

Trang 17

CHƯƠNG 1:

CO SỞ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUẬT VE XỬ LÝ VIPHẠM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM.

1⁄1 Vipham hành chính trong lĩnh vec cạnh tranhLLL Định ngiữa

Vi phạm hành chỉnh là cơ sỡ cho việc xử lý vi pham hành chính Việcnghiên cửu vẻ khái niệm vi pham hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trongtrong việc sắc định các hành vi vì phạm hanh chính trong các lĩnh vực nhanước quản lý.

‘Vi phạm hành chính là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự Nha nước đã ban hành khá nhiễu văn ‘ban pháp luật quy định về vi phạm hành chính va các biện pháp sử ly đổi với loại vi pham nảy như Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hảnh chính ngày30/11/1989, Pháp lệnh Xit lý vi phạm hảnh chính ngày 6/7/1995, Pháp lệnhxử lý vi pham hành chính ngày 02/7/2002 và các văn ban đang có hiệu lực thíhành đó là Luat xử lý vi pham hành chính năm 2012 (Luat số 15/2012/QH13), Luật sửa đổi, bd sung một số diéu của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 Song hảnh cùng với các văn bản pháp lut nói trên, Chính. phủ đã ban hảnh hang loạt các Nghị định quy định cụ thể vẻ việc xử lý các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau thuộc sự quản lý của Nhà nước

Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm nay, đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa vi pham hành chính va tối phạm, tạo cơ sỡ can thiết để quy định, xử lý cũng như đầu tranh phòng, chẳng có hiệu qua đối với các vi pham hành chính, cin thiết phải đưa ra định nghĩa chính thức về vi phạm hành chính

Trang 18

“Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, định nghĩa về vi phạm hành chỉnh phải phan ánh được những dầu hiệu đặc trưng thể hiện đây đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm nảy, đẳng thời cũng phải thể hiện được sự khác tiệt giữa chúng với tội phạm 3

Pháp lệnh xử phạt vi pham hảnh chính năm 1989 đã lẫn đầu tiên đưa ra định nghĩa về vi pham hành chính tại Điểu 1 như sau: "Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân tổ chúc thực hiện một cách cổ ÿ hoặc vơ J, âm pham guy tắc quân If Nhà nước mà khơng phi là tơi phạm hình sự và theo guy dah cũa pháp luật phải bị xử phat hành chinir

Pháp lênh xử lý vì phạm hanh chính năm 1905 khơng trực tiép đưa rađịnh ngiấa vé vi phạm hành chính nhưng khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh nảyđã định nghĩa vi phạm hành chỉnh một cách gián tiếp, theo 46: “Xie phat vi phạm hành chính được áp đụng đối với cá nhân, tổ chức cĩ hành vi cỗ ƒ hoặc vơ ý vi pham các quy tắc quản i nhà nước mà chưa đỗn mức truy cin trách

nhiệm hình sự và theo quy đình của pháp luật phải bị xe phạt hành chính'Khộn 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi pham hành chỉnh năm 2003, vi pham.hành chính cũng được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xie phat vi pham hành chính được áp dung đỗi với cá nhân, cơ quan, tổ chức (san đây gọi chung là cá nhân, 6 chute) cĩ hành vi cỗ ÿ hoặc vơ ý vi phạm các quy đình của pháp uật về quân If nhà nước mà khơng phải là tội pham và theo guy dinh của pháp luật phải bị xữphat vipha hành chink”

Các văn bản pháp luật nêu trên tuy cĩ sự khác nhau vẻ cách diễn đạt nhưng déu thống nhất với nhau vẻ những dấu hiệu, bản chất của loại vi pham pháp luật này Khai quát những dầu hiệu bản chất đĩ, khoản 1 Điều 2 Luật Xrlý vi pham hành chính năm 2012 đã trực tiếp đưa ra định nghĩa về vi phạm.

ˆ Trưởng Đại bọc Liệti, tỉnh rất Hànhchính Vit Ham, Nh xuất bản Cơng an kn dn, nắm,

Trang 19

hành chính, theo đó: “Vi phạm hành chính là hành vị códo cá nhân, tổ chức tiuec hiền vi phạm quy đmh của pháp luật về quản I nhà nước ma không phải là tội pham và theo quy dinh cũa pháp luật phi bi xử phat vipheon hành chinh"

Trên cơ sở của định nghĩa chung vẻ vi phạm hảnh chính nêu trên, có thể định nghĩa vi pham hành chính trong lĩnh vực canh tranh lả Zảnh vi vi _pham pháp luật vỗ quấn If nhà nước trong Tinh vực canh tranh của cá nhân

tổ chức, có lỗi, Rhông phải ia tội phạm và theo quy đmh của pháp luật canh tranh và pháp luật về xử If vi pham hành chính phải bt wie phat vi phạm hành chính

1.12 Các yéu tô cẩu thành vi phạm hành chính trong ith vực canh tranh: Giảng như bat kỳ một loại vi phạm pháp luật nảo, vi phạm hanh chínhtrong lĩnh vực cạnh tranh được cầu thành bối bổn yếusao gồm mặt khách quan, chủ quan, chủ thể và mặt khách thể.

1.1.2.1 Mặt khách quan

Dâu hiệu bắt buộc trong mất khách quan của vi phạm hảnh chính trong,Tĩnh vực cạnh tranh là hành vi vi phạm hanh chính Nói cách khác, hành vi ma 18 chức, cá nhân thực hiên là hảnh vi xêm phạm các quy tắc quản lý nha nước và đã bj pháp luật cạnh tranh ngăn cắm Việc bị ngăn cẩm được thể hiện rõ rang trong các văn bản pháp luật quy định vé hảnh vi vi pham hành chính.trong lĩnh vực cạnh tranh như Luật Cạnh tranh năm 2018, Nghỉ định số75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm.hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

1.123 Met chủ quan

Dau hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hảnh chính trong lĩnh. vực cạnh tranh 1a dầu hiệu lỗi của chủ thé vi pham Vi phạm hảnh chính trong Tĩnh vực cạnh tranh phải là hanh vi có lỗi thể hiện đưới hình thức cổ ý.

Trang 20

‘Noi cách khác, chủ thé thực hiện hanh vi vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh nay phải trong trang thái có đẩy đủ khả năng nhận thức va điểu khiển hành vi của minh, nhận thức được hảnh vi của minh là nguy hiểm.

cho xã hội nhưng vẫn có tinh thực hiện Để có thể kết luận rằng đã không có vi phạm hanh chính xảy ra, chúng ta phải có đủ căn cứ chứng minh rằng chủ

thể thực hiện hảnh vi trong tinh trang không có khả năng nhân thức hoặc khả nang điều khiển hành vi.

1.12 3 Chủ thé cũa vi phạm hành chính

Chủ thé chủ yếu thực hiện hảnh vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực canh tranh 1 các tổ chức, cả nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), bao gồm cả doanh nghiệp sin xuất, cung ứng sản phẩm, dich vụ công ích, doanh nghiệp hoạt đồng trong các ngành, lính vực thuộc độc quyển nhanước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoat đồng tai

Việt Nam.

Bên cạnh chủ thể là doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại 'Việt Nam cũng là chủ thể của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh.tranh, Việc Nghỉ định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quyđịnh về xử phat vi phạm hanh chính trong lĩnh vực cạnh tranh áp dụng đổi với các hiệp hội là rat hop lý, bởi hiệp hội là thiết chế được lập ra để đại diện cho lợi ích của nhóm các doanh nghiệp cùng loại nên hiệp hôi thường van đồngtheo zru hướng tao ra những quy tắc xử sư chung giữa các thành viên va trong nhiều trường hợp các quyết định của hiệp hội co thể lam triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các thành viên của hiệp hội Các hành vi của hiệp hồi dưới các hình. thức như van động, kêu goi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi han chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh déu là hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh:

Trang 21

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước vả nước ngoài có liên quan déu có thé là chủ thể của hành vi vi pham hành chính trong lĩnh vực canh tranh, đều thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật xử phat vi pham hảnh

chính trong lĩnh vực canh tranh So với Nghĩ định sé 71/2014/NĐ-CP ngày31/1/2014 của Chính phũ, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 củaChính phủ đã mỡ rông

canh tranh trên thi trường, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước, đơn vì sự tượng áp dụng đến mọi đối tượng liên quan đến.

nghiệp công lép, cá nhân trong nước va nước ngoải, Viếc quy đính như vaynhằm mục đích giảm thiểu việc tao ra lợi thé cạnh tranh cho một hoặc một nhóm đoanh nghiệp gây bắt bình đẳng trong cạnh tranh.

1.1.2.4, Khách thé cũa vi pham hành chính

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh cũng như mọi vi phạm. pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ sã hội được pháp luật bao vệ Dâu hiệu khách thé để nhận biết vẻ vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh.tranh là hảnh vi vi phạm này đã xêm hai đến trật tư quản lý hành chính nha"nước trong lĩnh vực cạnh tranh được pháp luật cạnh tranh quy định và bảo vệ:1.13 Đặc thù của vi pham hành chính trong lĩnh vực canh tranh 6 Việt Namiện nay

'Ngoài những dẫu hiệu chung của vi pham hành chính, vi pham hành chính.trong lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam có một sổ nét đặc thủ sau đây,

Thứ nhất, tính chất da dang, phức tạp của các vi phạm hành chỉnh trong Tĩnh vực cạnh tranh Như đã phân tích 6 phân trên, cạnh tranh là một hoạt đông gắn liễn với nên kinh tế, Kinh tế Việt Nam là một nên kinh tế nhiều thảnh phân, gồm thành phân kinh tế nhà nước, thành phan kinh tế tập thể, thành phan kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và thánh phan kinh tế có von dau tư nước ngoài, trong đó, kinh tế nha nước giữ vai trò

Trang 22

chủ đạo" với nhiễu loại hinh doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn,

công ty cổ phan, công ty hợp danh va doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiệp hoạt đông trên nhiều Tinh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mé và khoáng sin, công nghiệp chế biến, xây dựng va sản xuất vật liệu xây đựng, sin xuất, phan phối khí, điện, nước); thương mai, dich vụ, tải chính, du lich, văn hóa, giáo dục, y tế.Hoạt đông cia các doanh nghiệp như sản xuất, phân phối, tiêu thụ sin phẩm, tràng hóa ảnh hưởng đến tat ca các khia cạnh của đời sống người dân Vì vậy, các hành vi vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh hết sức da dạng, phức tap với nhiều đổi tượng, hành vi vi phạm khác nhau.

Thứ hai, vi pham bảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh gắn với các yêu tổđặc thủ trong hoạt đông của các doanh nghiệp tại Việt Nam Vé phương điệnpháp luật, những yéu tổ đặc thù trong hoạt động của các doanh nghiệp đượcphân ánh tương đối đây đủ trong các văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp,Luật Cạnh tranh va va các văn bản pháp luật khác diéu chỉnh hoạt động của cácdoanh nghiệp trên tắt cả các Tính vực Những đặc thủ của vi pham hành chính vàxử lý vi phạm hành chính trong finh vực canh tranh được phân ánh trong các văn.

bên pháp luật có liên quan như Luật Canh tranh năm 2018, Nghị đính số75/2010/NĐ-CP ngày 26/9/2019 cia Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm."hành chính trong Tính vực cạnh tranh.

Vi phạm hành chỉnh phổ biển trong lĩnh vực canh tranh lä cạnh tranh không,lãnh manh với những hành vi như bảnh vi sâm phạm thông tin bí mật trong kinhdoanh, hành vi ép buộc trong kinh doanh, hành vi cung cấp thông tin không,trùng thực về doanh nghiệp khác, hảnh vi gây rối hoạt đồng kinh doanh của

Ý Đừng Công căn Việt Nan, Vein Bi hội dụ bu tàn gic n tứ XE tập BƠ Chain qe gà tht,

whe, Bồ

Trang 23

doanh nghiệp khác, ảnh vi lối kéo khách hang bắt chính, hành vi bán bảng hóa,

cung ứng dich vụ dưới giá thánh toàn bộ *

‘Tre ba, những thiệt hại trong lĩnh vực cạnh tranh là rét lớn vả ảnh hưởng tới nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dig tại Việt ‘Nam Việc xác định thiệt hai do hành vi vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnhtranh là một việc không hễ đơn gin Nguyên do là pháp luật hiện nay còn chưa xác định rõ về cách sác đính, dẫu hiệu nhân diện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh cũng như thủ tục tiến hành 2c phat vi pham hảnh chính về cạnh tranh Vì vậy, đổi tượng thực hiện hanh vi vi phạm hanh chính trong lĩnh vực cạnh tranh có thể thoát khôi việc bị xử phạt, dn tới hiệu qua xử phạt không cao, lâm giém đi tinh nghiêm minh của pháp luất

1⁄2 Xữlý viphạm hành chính trong lĩnh vac cạnh tranh.

1.2.1 Khái niệm về vie vi phon hành chỉnh trong linh vực canh tranh

Luật Xir lý vi phạm hành chính năm 2012 đưa ra khái niệm sử phạt vi pham hành chính là việc người có thẩm quyền xử phat áp dụng hình thức zử phat, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hn vi vi pham hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi pham han chính 5

Tương tư như khải niệm về xử phat vi pham hành chính, xử J vi pha "hành chỉnh trong lĩnh vực canh tranh là việc người có thẫm quyền xử phat áp dung hình thức xứ phạt, biện pháp khắc phục hận quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực canh tranh theo guy đinh cũa phápiật về xử phat vi pham hành chính và pháp luật cạnh tranh.

12.2 Khái niềm pháp luật vi xử vi pham hành chính trong lth vực canh tranh Pháp luật vé xử lý vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh là các quy pham pháp luật điển chỉnh hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh

U16, Đều 17, ĐỀu 38, ĐỀU 19, iều 20, ou 2 Nghị định ổ 75/2019/MG.CP ngay 26/9/2019 củachính phủ

‘hod 2 Điều 3 Luật X8 viRvun hành chit nấm 2012

Trang 24

giữa các chủ thé kinh doanh trên thương trưởng Đó 1a các quy định về: hanh vi vi phạm hảnh chỉnh, chủ thé thực hiên, hình thức xử phat, mức xử phat, biện pháp khắc phục hâu qua, thẩm quyển zử phạt, viếc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi pham hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm thành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyển lập biên bản vi pham hảnh chính đổi với hành vi vi pham hành chính vé cạnh tranh khác

Pháp luật vẻ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh có các đặc trưng như sau:

Thứ nhất, pháp luật về zữ lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh chỉ quy đính các hanh vi vi phạm hanh chỉnh vẻ cạnh tranh chứ không tướng dẫn các chủ thể kinh doanh cẩn lam những gì hoặc phải làm gi trong quá trình cạnh tranh trên thị trường

“Thứ hai, pháp tuật về xử lý vi pham hành chính trong lính vực cạnh tranh. thường đặt ra các khoản mở va những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi hành luật xử lý vi phạm han chính trong lĩnh vực cạnh tranh có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt.

Thú ba, pháp luật về xữ lý vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh được đặt ra nhằm dam bão thực thi luật cạnh tranh.

1.2.3 Đặc thi của xử vi pham hành chính trong Tinh vực cạnh tranh

Xirly vi phạm hành chính trong lính vực cạnh tranh mang đây đủ những đặc điểm chung của việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau Tuy nhiên, xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực canh. tranh cũng có một số đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, cạnh tranh là các hoạt động tranh giảnh thi trường, lôi kéo khách hang về phia mình của các chủ thể kinh doanh Cạnh tranh là đặc tính trọng yêu của nên kinh tế thị trường Cạnh tranh thúc day các nha kinh doanh: phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh đoanh nhằm thỏa mẫn nhu

Trang 25

cầu của người tiêu ding va cdi thiện hiệu quả kinh tế Với những đặc tính nhưtrên của cạnh tranh thì vi phạm hảnh chính trong finh vực nảy chủ yêu lả các

"hành vi vi pham sau đây:

Hanh vi vi phạm quy định vẻ théa thuân ban chế cạnh tranh, bao gồm' Hanh vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cũng thitrường liên quan, hành vi thöa thuận han chế canh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.

Hành vi vi phạm quy định về lam dung vi thé thống lĩnh thi trường, lạm. dung vị trí độc quyền, bao gồm: hành vi lam dụng vị tr thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.

‘Hanh vi vi phạm quy định vé tập trung kinh tế, bao gồm: Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cém; hành vi hợp nhất doanh nghiệp bi cằm, hảnh vimua lại doanh nghiệp bi cắm; hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bi cắm, hanh vi không thông báo tập trung kinh tế va các hành vi vi phạm pháp uật về tập trùng kinh tế khác.

Hành vi vi phạm quy định vé cạnh tranh không lành mạnh, bao gồmhành vi xêm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh, hành vi ép buộc trong kinh doanh, hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, hành vi gây rồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, hành vilôi kéo khách hang bat chính, hành vi bán hành hóa, cung ứng dich vụ đướiia thành toan bộ.

Hanh vi vi pham quy định pháp luật vé cạnh tranh khác như bảnh vi cung cấp thông tin, tai liệu không đúng thời hạn theo yêu cau của Ủy ban Canh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, hảnh vi cung cấp không đẩy đũ thông tin, tải liệu theo yêu cau của Uy ban Canh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh.

Trang 26

tranh, Hội đồng xử lý vu viếc hạn chế cạnh tranh; hành vi không cung cấp thông tin, tả liêu theo yêu cẩu của Ủy ban Canh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc canh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, hảnh vi cũng cấp thông tin, tải liêu gian đổi hoặc làm sai lệch thông tin, tai liệu, hảnh. vi cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tải liêu gian dồi, hanh vi che giầu, tiêu hủy các thông tin, tải liêu liên quan đến vụ việc canh tranh.

Thứ hai, vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh rắt phong phú, da dang, với nhiều hình thức vi phạm va đối tương vi phạm khác nhau Việc xử phat vi phạm hành chính và căn cứ sử phạt trong lĩnh vực cạnh tranh được quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau:

1 Luật Xữ lý vi pham hảnh chính năm 2012

, bỗ sung một số điều cũa Luật Xử lý vi pham hành chính.

3 Luật Cạnh tranh năm 2018.

4 Nghĩ định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 cia Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Canh tranh,

5 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy đínhchi tiết một số điều và biên pháp thi hảnh Luật Xi lý vi pham hành chính.

6 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/0/2019 cia Chính phủ quy đính về xử phạt vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

7 Thông tư số 58/2020/TT-BTC ngày 12/6/2020 của Bồ Tai chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quan lý va sử dụng phí xử lý vụ việc canh tranh và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

Những văn bản quy phạm pháp luật trên hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng Luật Canh tranh va là căn cứ dé sác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh và xử phat hành vi vi phạm.

Trang 27

Thứ ba do cạnh tranh là đặc tính chủ đạo của nén kinh tế, vì vậy, hảnh vi vi phạm hành chính trong lính vực cạnh tranh để lại nhiễu hấu quả nghiêm trong, ảnh hưởng đến mọi chủ thé của nên kanh tế, đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dùng, Vi vay, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh.tranh phải đặc biệt lưu ý đến các biện pháp khắc phục hậu quả do vi pham.hành chính gây ra

13 Yêu cầu đối với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh.

vực cạnh tranh

Pháp luật vé xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh la tổng hợp các quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyển ban hanh quy định về các hành vi vi phạm hành chính và các biện pháp xử phạt vì phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Pháp luật vé xử ly vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh cỏ vai trò vô cùng quan trọng trong công tacphòng ngửa, đầu tranh có hiệu quả đổi với các hảnh vi vi phạm hành chính.trong lĩnh vực cạnh tranh, tạo lập môi trường kinh doanh lảnh mạnh va cạnh.tranh tự do, bình đẳng, bảo vệ quyển va lợi ích hop pháp của các doanh. nghiệp trong nên kinh tế, bảo vệ quyên lợi người tiêu ding, thúc đẩy nên kinh tế Việt Nam phát triển bên vững Vi vay, việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết nhằm dim bảo hiệu quả của pháp luật trong việc điểu chỉnh đổi với các vấn.để nay sinh của hoạt động xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnhtranh Do đó, pháp luật vẻ xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh.tranh phải đảm bao yêu câu vẻ tinh hop pháp và yêu câu về tính hợp lý.

13.1 Yêu cầu bảo đâm tính hợp pháp

Các văn bản quy pham pháp luất ra đời là để giải quyết, điều chỉnh các quan hệ, hành vi pháp ly nay sinh trong zã hội Theo quy định của Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, việc ban hành các văn bản quy

Trang 28

pham pháp luật phải bảo đầm tinh hop hiến, hop pháp va tinh thông nhất củavăn bản quy pham pháp luật trong hệ thống pháp luật Tinh hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hảnh chỉnh trong lĩnh vực canh tranh được thể hiện ở những nội dung mang tinh nguyên tắc sau đây.

Thứ nhất, pháp luật về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh của cấp dưới phải phủ hợp với văn ban của cấp trên, pháp luật cia cơ quan có thẩm quyển chuyên môn phải phù hợp với văn bản của cơ quan có thấm quyển chung, văn bản của cơ quan hành chính phải phù hợp với văn bản của cơ quan quyền lực nhả nước cùng cấp và văn bin của các cơ quan ở cùng cấp ban hành không được trùng lắp, chồng chéo, mâu thuẫn vẻ nội dung Vi dụ cu thé trong lĩnh vực cạnh tranh: Nghị định vé sc phat vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực canh tranh do Chính phủ ban hanh phải phù hợp với Luật Cạnh. tranh va Luật Xử lý vi phạm hanh chính do Quốc hội ban hành, không được trùng lắp, chẳng chéo, mâu thuẫn vẻ nội dung.

‘Tht hai, văn ban quy phạm pháp luật vé sử lý vi phạm hành chính trongTĩnh vực cạnh tranh phải đảm bao tính minh bạch.

‘Tr ba, văn ban quy pham pháp luật vẻ xử lý vi phạm hảnh chính trongTĩnh vực canh tranh phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục va hình thức do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính trật tự, thống nhất của hệ thông pháp luật Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng trình tự, thủ tục có thể sé dam bảo chất lương của các văn bản và quyển, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, dam bảo trật tự quản ly hành chính nha nước trong lĩnh vực canh tranh.

1.3.2 Yêu cầu bảo đâm tính hợp i

Thứ nhất, pháp luật xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực canh tranh phải dam bão dung hỏa lợi ích của Nhà nước vả của các tổ chức, cá nhân trong nên kinh tế Việt Nam Quyển và lợi ich hợp pháp của các tổ chức, cá

Trang 29

nhân trong nên kinh tế Viết Nam sé bị ảnh hưởng nghiêm trong nếu các cơquan nha nước chỉ quan tâm tới việc quản lý của minh ma để ra những hình thức xử phạt nghiêm khắc, thủ tục thực hiện phức tạp, chất chế, rườm rả Mặt khác, nếu các cơ quan nhà nước không quy đính hình thức xử phạt va biện pháp khắc phục hau quả phù hợp thi sé không đâm bảo tính rin de, khi đó tỉnh. thương tôn của pháp luật sé bị coi nhẹ, hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân sẽ diễn ra tran lan, ảnh hưởng đến tinh cạnh tranh của nên kinh tế và quyền lợi của người tiêu ding.

Thú hai, phap luật xử lý vi phạm bảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải xuất phát từ yêu câu khách quan của việc thực hiến nhiệm vụ quản lý hành chính nhả nước trong lĩnh vực canh tranh Pháp luật xử lý vi phạm hành.chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải phù hợp với hiện thực khách quan là tổng hợp các diéu kiện kinh tế - xã hội của nước ta qua từng thời kỳ, không nnén đưa ra cc quy định không theo kip trình độ phát triển hoặc các quy đính vượt quá trình độ phát triển của kinh tế - xã hội nước ta, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi quy định pháp luật.

Thứ ba, pháp luật về xữ lý vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải được thể hiện bằng những văn bản quy phạm pháp luật rõ rang, dé hiểu các thuật ngữ pháp lý phải chính sác, không được đa ngiấa Pháp luật vé xử lývi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh chủ yéu quy định về chủ thể, hành vi vi pham, hình thức xử phat, mitc zử phat, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyên xử phạt, việc thi hanh quyết định xử phat đổi với hành vi vi phạm hảnh chính về cạnh tranh, hanh vi vi phạm hảnh chính vé cạnh tranh 'khác vả thẩm quyên lập biên bản vi phạm hành chính đổi với hảnh vi vi pham hành chính về canh tranh khác, vì vay nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi của cả nhân, tổ chức trong nên kinh tế nước ta Chính vì vay, pháp luật về xử ý vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải có ngôn ngữ rố rang, dễ

Trang 30

hiểu để các tổ chức, cá nhân có thể hiểu và tuên thủ một cách chính sác Nếu ngôn ngữ trong văn bản quy pham pháp luật không rõ rang, đã nghĩa có thé phat sinh nhiều bat cập khi thực hiên, anh hưởng đến quyền va lợi ích hợppháp của đổi tượng chịu sự diéu chỉnh Trong trưởng hợp văn bản quy pham.pháp luật vé zử lý vi phạm hanh chính trong lĩnh vực cạnh tranh cén phải giải thích thì nhất định cần được giải thích theo nghĩa có lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân trong nên kinh tế, trénh ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nên kinh

tếViệt Nam

Thứ tee, pháp luật xử lý vi pham hành chỉnh trong finh vực canh tranh. 'phải có tinh dy báo va tính ôn định tương đồi.

‘Nén kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng, vi vay, các cá nhân, tổ chức kinh doanh có nhiêu đổi mới vẻ phương thức kinh doanh, hành vi vi pham củacác đối tượng cũng ngày cảng tinh vi hơn Vi vay, các văn bản quy phạm phápluật về xử lý vi pham hanh chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải có tính dự báo và tính ôn định tương đổi Nội dung ma văn bản thể hiện phải có khả năng giải quyết được những van dé đang đặt ra cho xi hội và những van dé có thé xây ra trong tương lai gin Nêu không đáp ứng được tiêu chí trên, thi sé bị lac hậu ngay,

sau khi ban hành và văn bản sẽ có khả năng không thực hiện được Việc đămảo tính dự báo của văn bản nay sẽ đầm bao văn bản tén tại trong một khoảng thời gian dai và có tính én định cao, dim bao diéu chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực cạnh tranh va tính cạnh tranh của các chủ thể trong nên kinh tế.

Thứ năm, pháp luật về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải được thực thi một cách hiệu quả trên thực tế Đối với các tổ chức, cá nhân chiu sự điểu chỉnh của pháp luật, quy dink vẻ xử lý vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực nay cần phù hợp với khả năng đáp ứng của các tổ chức, cá nhân đó, Đôi với các cơ quan Nhà nước, tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vì pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quyết

Trang 31

định hiéu quả diéu chỉnh của các văn ban đó Đó chính la trang thất của cácquan hệ xã hội trong lĩnh vực cạnh tranh sau khi được điều chỉnh bởi phápluật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Thứ sán, pháp luật về xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải dm bảo tính công khai, minh bach,

Việc xây dung va ban hanh văn bản quy phạm pháp luật vẻ xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh phải có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, cá nhân, tổ chức kinh doanh cùng với các cá nhân, tổ chức khác trong sã hội nhằm đưa ra các ý kiến đa chiều, phân ảnh được các khíacanh trong lĩnh vực canh tranh Đồng thời, nội dung, câu chữ trong văn banphải đảm bao tính minh bach, rõ nghĩa.

Khodn 1 và khoản 2 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định nhur sau: “J Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luậtlà tồng Việt Ngôn ngữ sit dung trong văn bản quy pham pháp luật phải chính xác, phổ thông cách diễn đạt phải rố rằng, đễ liễu.

2 Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thé nội dung cân điều chỉnh, không guy đinh chung clung, không guy định lai các nội ching đã được“my định trong văn bản quy pham pháp luật khác

'Yêu cầu dam bảo tính hợp pháp va tinh hợp ly đối với pháp luật về xử lý vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh là cực kỳ quan trọng, đây ta căn. cứpháp lý để các cơ quan có thẩm quyên xác định chính xác hảnh vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh hiện nay.

Trang 32

KET LUAN CHUONG 1

Hoạt động xữ lý vi pham hảnh chính nói chung va sử lý vi pham hảnh. chính trong lĩnh vực cạnh tranh nói riêng đóng vai tro rat quan trong Do vay, việc hiểu rõ các vấn để lý luân chung vẻ vi phạm hành chính vả xử phat vi pham hành chính, đặc điểm của vi phạm hành chính và xử phat vi phạm hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh, đặt ra những yêu cau đôi với pháp luật về xử ý vi pham hành chính trong lĩnh vực canh tranh có ý nghĩa to lớn Từ đó, có thể tìm hiểu các quy định cụ thể, thực tiễn áp dụng để hướng tới hoàn thiện pháp luật vẻ xử lý vi pham hảnh chính trong lĩnh vực cạnh tranh, góp phản.tích cực trong công cuộc đầu tranh phòng, chống vi pham hảnh chính nóichung cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính aba nướctrong lĩnh vực cạnh tranh nói riêng.

Trang 33

CHUONG 2

THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC HIEN PHAP LUAT

VE XỬ LY VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUCO (CANH TRANH Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trang pháp luật hiện hành về vi phạm hành chính và xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vục cạnh tranh

3.1.1 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực canh tranh

Ngày 03/12/2004, Quốc hội ban hành Luật Canh tranh số 27/2004/QH11 quy đính vẻ hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh.không lành manh, trình tự, thủ tục giải quyết vu việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi pham pháp luật vẻ canh tranh Tiếp đó, ngày 21/7/2014, Chính phũ ban hành Nghĩ định số 71/2014/NĐ-CP quy đính chỉ tiết luật cạnh tranh vẻ về sitý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Tuy nhiên, sau 14 năm thí hành Luất Cạnh tranh số 27/2004/QH11 và 05năm thi hảnh Nghỉ định số 71/2014/NĐ-CP, các văn bên pháp luật nói trên đãbộc 16 nhiều han chế, bắt câp Các quy định vẻ trình tu, thi tục giải quyết va việc vi pham hanh chính trong lĩnh vực cạnh tranh cũng chưa được cụ thé, rố rang gây kéo dai, không khuyến khich doanh nghiệp, người tiêu dùng pháthiện, cũng cấp thông tin về hành vi vi phạm va hợp tác tích cực trong suốt quá trình giải quyết vụ việc vi pham Điều nay đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nói trên nhằm đáp ứng yêu cẩu xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, bao vệ quyén va loi ich hop pháp của các tỗ chức, cá nhân trong nên kinh tế Việt Nam

"Với mục đích nâng cao chất lượng xử lý vi phạm hanh chính trong lĩnh.vực canh tranh, ngày 12/6/2018, Quốc héi ban hành Luật Canh tranh số 23/2018/QH14 thay thé cho Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 Ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định vé

Trang 34

xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Đây la văn ban pháp lýquan trong quy định về hình thức xử phat, mức xử phạt, biên pháp khắc phục ‘héu quả, thẩm quyển xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đổi với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hảnh vi vi pham hành chính vé canh tranh 'khác vả thẩm quyên lập biên bản vi phạm hành chính đối với hảnh vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác thay thể Nghỉ định số 71/2014/NĐ-CP ngày21/7/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết Luật Cạnh tranh vẻ xử lý vi pham 'pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trừ quy định tại Điều 36 (đã được sửa đổi, ‘bd sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đồi, bd sung một số điều của các Nghị định quy định xử ly vị pham pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức da cấp)

Nghĩ định số 75/2019/NĐ-CP quy định về nhóm các hành vi vi pham.hành chính vẻ cạnh tranh với năm nhóm hành vi từ Điểu 6 dén Điểu 25, nhiều.hơn 02 nhóm hành vi so với Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, đó là nhóm hành. vi vi pham quy định vẻ théa thuận hạn chế cạnh tranh, nhóm hành vi vi pham quy định về lam dụng vi trí thống lĩnh thi trường, lạm dụng vị trí độc quyên,nhóm hanh vi vi pham quy đính về tập trung kinh tế, nhóm hành vi vi pham.quy định về cạnh tranh không lành mạnh và nhóm hảnh vi vi phạm quy đínhpháp luật vé cạnh tranh khác

3.1.1.1 Nhôm hành vi viphạm quy nh về thỏa thuận han chỗ cạnh tranh Khoản 4 Điểu 3 Luật Canh tranh năm 2018 quy định "Thỏa thuận hơn chỗ cạnh tranh là hành vi thỏa thud giữa các bên dưới mọi hành thức gậy tác đông han chế cạnh trani" Nghỉ định số 75/2019/NĐ-CP quy định về các ‘hanh vi vi phạm quy định vẻ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sự sửa đổi, bổ sung so với Nghị định số 71/2014/NĐ-CP nh sau.

Thứ nhất, hành vi thöa thuận hạn chế cạnh tranh của các đoanh nghiệp trên cùng thi trường liên quan (Điều 6) gồm các hành vi:

Trang 35

“a) Théa thuận ấn định giá hàng hoa dich vụ một cách trực tiếp hoặc giám tiếp.

b) Théa thuận phân chia khách hàng phân chia thi trường tiêu tìm, nguén cung cấp hàng hỏa, cùng ting dich vu;

1) Thi timân khác gập tác đông hoặc cỏ khả năng gật tác đông han chế canh tranh"

Thứ hai, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP đã bổ sung hành vi théa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong củng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đổi với một loại tràng hóa nhất định (Điều 7) gồm các hành vị.

‘a) Thõa timận ấn dinh gid hàng hóa, dich vu một cách trực tiếp hoặc gián tấp khi théa thuận đó gậy tác động hoặc có hả răng gậy tác đông han chỗ cạnh tranh một cách đáng ké trên thi trường;

b) Thõa thuận phân chia khách hàng, phân chia thi trường tiêu tìm, nguôn cing cắp hàng hỏa_ cung ứng dich vụ kit thé thuận ab gậy tác động hoặc có hd năng gập tác động han ché canh tranh một cách đứng RỄ trên tht trường:

1) Thöa thuận khác gập tác đông hoặc có khả năng gật tác đông hạn chế canh tranh.

Như vay, Nghị định 75/2019/NĐ-CP đã quy định vẻ hành vi vi phạm.quy định về théa thuận han chế cạnh tranh theo hướng phân biệt những hảnhvi thöa thuận hạn chế cạnh tranh bi cắm tuyệt đổi và những hành vi théa thuận.

han chế canh tranh bi cắm có điều kiên, khi théa thuận đó gây tác đông hoặc có kha năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việc quy định như vậy phù hợp với với nguyên tắc lập luận hợp lý, tức là chi khi một théa thuận gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn.

Trang 36

chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thi trường thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong Tĩnh vực cạnh tranh mới can phải can thiệp,

Bên canh đó, ta có thể nhận thay quy định về hảnh vi vi phạm quy định về théa thuận hạn chế cạnh tranh theo Nghi định số 75/2010/NĐ-CP là một quy định mỡ, tức lá thỏa thuên khác tuy không được quy định cụ thể trong luật trong vẫn có thé bị coi là hành vi vi phạm quy định vẻ thỏa thuận hạn chế canh tranh nếu gây tác động hoặc có khả năng gây tác động han chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thi trường Cách tiếp cân nay có ưu điểm là đảm ảo tính linh hoạt của pháp luật cạnh tranh trước sự thay đổi không ngừng của các hoạt động kinh đoanh Tuy nhiên, quy định như vậy cũng có thể dẫn đến ‘Ting túng trong áp dụng pháp luật đổi với các vụ việc cụ thể,

2.1.1.2 Nhóm hành vi vi phạm quy định vẻ lạm dụng vị trí thống lĩnh thi trường, lam dung vi tri độc quyền

Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 đưa ra định nghĩa về hảnh vi “Tamm ching vi tr thống lĩnh the trường lạm dung vị tri độc quyên" là “hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống linh thi trường vị trí độc quyên gây tác đông hoặc có khã năng gập tác động han ché canh tranh" Đây là một sự bỗ sung cần thiết nhằm khắc phục thiểu sót của Luat Cạnh tranh năm 2004, đồng thờichính thức đưa ra định nghĩa vé hành vi lạm dung vi tr thống lĩnh thi trường,lạm dung wi trí độc quyển, tao cơ sỡ quy định vé hành vi nay một cách hợp ý.

Nghĩ định số 75/2019/NĐ-CP đã quy định nhóm hành vi nói trên thánh. hai nhóm hành vi cụ thể đó là:

Thứ nhất, nhóm bảnh vi lạm dung vi trí thông lĩnh thị trường của doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh thi trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm. doanh nghiệp có vi tr thông lĩnh thị trường (Điều 8) gồm các hảnh vi

“a) Bán hàng hoa củng ng dich vụ đưới giá thành toàn bộ dẫn đốn hoặc có khả năng dẫn đồn loại bỏ đối thai canh tranh,

Trang 37

b) Ap đặt gid mua, giá bản hàng hóa, dich vụ bắt hop If hoặc an dinh giá bản lại tốt thiêu gậy ra hoặc có khả năng gậy ra thiệt hat cho Rhách hằng:

&) Hành vi lạm dung vị trí thông lĩnh thi trường bị cắm theo quy dinh

b) Ap đặt các điều kiên bắt lợi cho khách hang:

©) Lot dung vi trí độc quyên để đơn phương thay ai hoặc iniy bỏ hop đồng đã giao két mà không có if đo chính đảng:

4) Hành vi lam dung vị trí độc quyền bị cẩm theo quy định của luật khác ‘Nhe vậy, theo quy định trên, nhóm hanh vi lam dung vi trí thống finh thi trường, lạm dung vị trí độc quyên có những đặc điểm khác biệt so với những “nhóm bảnh vi khác như sau

1) Chỗ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị tí thông lĩnh thị trường hoặc có vị trí đốc quyền trên thi trường liên quan.

(2) Doanh nghiệp có vị trí thông Tính thi trường đã thực hiện những hành vimà pháp luật quy định lả han chế canh tranh trên thi trường như bán hàng hóa, cung ứng dich vụ dưới giá thành toàn bộ dan dén hoặc có khả năng dẫn đến loại.

é đối thi cạnh tranh; áp đất giả mua, giá ban hang hóa, địch vụ bắt hợp lý hoặc. ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hai cho khách.

hàng và các hành vi khác quy định tại Điều 8 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày,26/09/2019 của Chính phủ.

Trang 38

(3) Hau quả của hành vi lạm dung vi trí thống lính thi trường lả lam sailệch, căn trở hoặc giảm cạnh tranh giữa các đổi thủ canh tranh trên thi rường liên quan Tuy nhiền, trong khái niệm về hành vi han chế cạnh tranh, khoản 2 Điền 3 Luật Cạnh tranh đã sử dụng hâu quả để mơ tả vẻ hành vi han chế cạnh tranh, theo dé, hành vi han chế cạnh tranh 1a hành wi của doanh nghiệp gây tác động hoặc hoặc cĩ khả năng gây tác đơng hạn chế cạnh tranh Tuy nhiên, đối với hành vi lam dụng vị tr thơng lĩnh thị trường, lam dụng vị trí độc quyển luật khơng gi thích thé nào là gây tác động hộc cĩ khả năng gây tác động hạn chế canh tranh, khơng đưa ra những căn cứ để xác định mức đơ thiệt hai gây ra.Như vậy, ta cĩ thé nhận thay rằng dau hiệu vẻ hậu quả của hành vi lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, lạm dụng vi trí độc quyên chỉ được diễn tả rất khái quát, ‘mang tính định dang vé mặt ly luận hơn là lương hĩa bằng những căn cứ cụ thể

3.1.1.3 Nhĩm hành vi vtphạm quy đinh về tập trung Kinh tổ

Khoản 1 Điển 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định vẻ tập trung kinh tế gồm các hình thức sau đây:

“a) Sáp nhập doanh nghiệp, b) Hợp nhất doanh nghiệp; £) Mua lại doanh nghiệp;

@) Liên doanh: giữa các doanh nghiệp:

8) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật” Đơng thời, Điều 30 Luật Canh tranh năm 2018 quy định vẻ tập trung kinh tế bị cắm đĩ là việc "4oanh nghiệp thực hiện tập trìng kinh tế gập tác đơng hoặc cơ khả năng gây tác đơng han chỗ canh tranh một cách đáng kễ trên tị trường Việt Nan

Nghĩ định số 75/2019/NĐ-CP quy đính về nhĩm hành ví vi phạm quy định vé tập trung kinh tế từ Điều 10 đến Điều 15 gồm các hành vi

Thú nhất, hành vi sắp nhập doanh nghiệp bị câm @iéu 10)

Trang 39

Khodn 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định "44p nhdp doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyén toàm bộ tài sản quyén, giữa vụ và lợi ch hợp pháp cita mình sang một doanh nghiệp Khác, đồng thi chẩm ditt hoạt đông kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 va Điều 30 Luật Cạnh tranh năm 2018, hảnh vi sip nhập doanh nghiệp bị cém là vide một ñoặc mét số doanh nghiệp thực hiện sáp nhập với một doanh nghiệp khác, đồng thời chắm chit hoạt đông kinh doanh hoặc sự tần tat cũa doanh nghiệp bi sáp nhập mà việc đó gập tác động hoặc có Khả năng gay tác động han chế cạnh tranh một cách đáng ké trên thi trường Việt Nam.

Thứ hai, hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cắm (Điển 11)

Xhoân 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Hop nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyén toàn bộ tài sản, quyễn, nghĩa vụ và lợi ich hợp pháp của mình đỗ hình thành một đoanh nghiệp mới, đồng thời chẩm ditt hoạt động kinh doanh hoặc sự tần tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất"

Cn cứ theo khoản 3 Điễu 29 và Điều 30 Luật Cạnh tranh năm 2018 thi hành vĩ hợp nhất doanh nghiệp bi cm đó la việc hat hoặc nhiầu doanh nghiệp cinyễn Toàn bộ tài sản, quyằn, ng]ữa vụ và lợi ich hợp pháp cũa mình đỗ hình thành một doanh nghiệp mới, đẳng thời chấm cit hoạt đông kinh doanh hoặc sự tổn tại của các doanh nghiệp bi hop nhất ma việc đó gây tác động hoặc cô Ri năng gây tác động hạn chế canh tranh một cách đáng Rễ trên thị trường Việt Nam.

Thứ ba, hành vi mua lại doanh nghiệp bị cắm (Điều 12)

Khodn 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Mua lat docih nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nma toàn bộ hoặc một phần vỗn góp, tài sản của đoanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chỉ phốt doanh nghiệp hoặc một ngành nghé ctia đoanh nghiệp bị mua lại"

Trang 40

‘Nhu vậy, theo quy định tại khoản 4 Điều 29 va Điều 30 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì hảnh vi mua lại doanh nghiệp bi cảm đó việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vin góp, tài sản cia doanh nghiệp khác đủ đỗ kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại mà việc đỗ gây tác đông hoặc có khả năng gâp tác đông hạn ché canh tramh một cách đáng ké trên thị trường Việt Nam

Thú te, hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bi cảm (Điều 13)

Khodn 5 Diéu 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Lién doanh giữa. các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhan góp một phan tài sản, quyền, ngiữa vụ và lot ich hợp pháp của minh để hinh thành mét

doanh nghiệp mới”

Căn cứ theo quy định tai khoăn 5 Điều 29 và Điều 30 Luật Cạnh tranhnăm 2018 thì hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bi cắm đó la việc hat hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhan góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lot ich hợp pháp của mình đỗ hình thành một doanh nghiệp mới mà việc đó gập tác đông hoặc có khả năng gậy tác động han chỗ canh tranh một cách đáng ké trên thi trường Việt Nam.

‘Tr năm, hành vi không thông báo tập trùng kinh tế (Điều 14)

Điều 33 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy đính các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hô sơ thông báo tập trung kinh tế đến Uy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật nay trước khi tiên han tậptrung kinh tế nêu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế Ngưỡng thôngbáo tập trung kính tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điễu 33 bao gồm: (1) Tổng tài sản trên thi trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, (2) Tổng doanh thu trên thí trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tễ, (3) Giá trị giao

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w