1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

272 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI

NGUYÊN NGOC YEN

PHAP LUAT VE XAC DINH GIA TRI DOANH NGHIEP TRONG HOAT DONG TAI CO CAU CAC TO CHUC

TIN DUNG O VIET NAM

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

Ha Nội - 2022

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI

NGUYÊN NGOC YEN

PHAP LUAT VE XAC DINH GIA TRI DOANH NGHIEP TRONG HOAT DONG TAI CO CAU CAC TO CHUC

TIN DUNG O VIET NAM

Chuyén nganh : Luật Kinh tế Mã số : 9380107

Người hướng dẫn khoa hoc: NGUT.PGS.TS PHAM THỊ GIANG THU

Hà Nội - 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn

đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

Tác giả Luận án

Nguyễn Ngọc Yến

Trang 4

TỪ NGUYÊN NGHĨA VIET TAT

Công ty cô phan CTCP

Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các

tô chức tín dụng Việt Nam VAMC Doanh nghiệp Nha nước DNNN

International Valuation Standards re

(Tiêu chuân thâm định gia quôc tê)

International Valuation Standards Couneil TgHG

(Uỷ ban Tiêu chuân thâm định giá quôc tê)

Kiểm toán Nhà nước KTNN

Mergers and Acquisitions M&A

Net Present Value

(Gia tri hiện tai ròng) NPN’

Ngân hàng Nha nước NHNNNgân hàng trung ương NHTWNgan hang thuong mai NHTM

Ngân hàng thương mai cổ phan NHTMCP

Trang 5

STT NOI DUNG PHU LUC Phuluc! Bang cân đối kế toán của tô chức tin dụng

Các chỉ tiêu tài chính cơ ban của 03 NHTM cô phan:

Phụ lục 2 ,

Đệ Nhat, Sài Gòn & Tin Nghia

Phụ luc3 Ưu và nhược điểm của các phương pháp xác định giá trị ngân hàng Phu ued Trinh tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động cổ

ụ lục ` : so rah

phan hoá tô chức tin dung do Nha nước nam giữ 100% von điêu lệTrình tự, thủ tục xác định giá tri doanh nghiệp trong hoạt động tái

Phuluc5 cơ cấu đối với tô chức tín dụng không do Nhà nước nắm giữ 100%

Phụ lục9 Kết quả hoạt động của các NHTM được mua lại với giá 0 đồng Phụ lục 10 ' Báo cáo tài chính hợp nhất của Habubank năm 2011

Báo cáo tài chính hợp nhất được kiêm toán của Vietcombank năm

Phụ lục 11

Phụ luc 12: Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của Agribank năm 2020

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU 5 5< ss©S4L4EE7.07300713 07340748 71800748 0810744 seprkke 1 1 Ly do lựa chọn đề tài nghiên cứu - 5 esessessesessesessestssessssesnesens ]

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cỨu - + 5 + ‡*++Esseersrrererrrerrvrs 3

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên CWU oo eee ee ee ess eeeeseseseseeeesseseeseeeeeen 3

4 Phương pháp nghiên CỨu ccecceeneceeeeeeeeeeseneeeeaeeeeneeseseeeseeeeeeeaes 65 Đóng góp mới của Luận áắn - - - 22c 132 13 1x vn net 7

6 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7 7 Kết cầu của Luận ánn 2 SE SE9E2E9EE2E5E1217121171112111 1111 crx 8 PHAN TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CUU 2-5- 2 5s sses 9 1 Những kết qua nghiên cứu đã công bó liên quan đến đề tài Luan 4n 9 1.1 Kết quả nghiên cứu ly luận về xác định giá trị doanh nghiệp và pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tô chức tín dung9 1.1.1 Những kết quả nghiên cứu lý luận về giá trị doanh nghiệp nói chung, giá trị tổ chức tin dụng nói riêng và xác định giá trị doanh nghiệp -. 9 1.1.2 Những kết qua nghiên cứu ly luận về tái cơ cau tô chức tin dụng lồ 1.1.3 Những kết quả nghiên cứu lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tải cơ cấu các tổ chức tin 2/1/54 20 1.1.4 Những kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin dụng -:-5-5s+cscs2 23 1.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 24 1.2.1 Những kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin dung ở Việt Nam 25 1.2.2 Những kết quả nghiên cứu thực tiễn xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin dung ở Việt Nam 27 1.3 Đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tai cơ cau các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 255-5555 30 1.3.1 Những kết quả nghiên cứu định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin dung ở Việt Nam

Trang 7

định gia trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt 1.3.3 Những kết quả nghiên cứu giải pháp cu thé nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu các tô chức tín dụng ở Việt ÌNAIH 52 SE SE ESEEEE2EEE2EEEEEEEEEEErkerrrrred 32 2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và định

honing rrighiôn cứu gữa Lv lIreeeeeeeensnnrnntrdnrinnntrnnntdiitittigtDiinirostiantosttixES0300001008001040 038 33

2.1 Những van dé liên quan dén dé tài Luận an đã được giải quyết, luận án sẽ

NA Nnnnn 33 2.2 Những van dé Luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết 34 3 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 35 3.1 Cơ sở lý HUyel 5-5 S SE EEEEEEEEE11212112111211212112111111112111 2111 nee 35 3.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiÊH €ỨM À - 2 scsccecsexrce 38

CHUONG 1 LÝ LUẬN VE XÁC ĐỊNH GIA TRI DOANH NGHIỆP TRONG HOAT DONG TAI CƠ CAU CAC TO CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VE

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CÁU

CAC TO CHỨC TÍN DỤNG -< 5° 5£ << ©ss se seEsEEsessEsstsersersessessrsee 40

1.1 Lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tim dụng - - 2 cSs2St 2x9 1215E12121511212112111111111111111111 11 11 1 cyee 40 1.1.1 Khái niệm về giá trị doanh nghiỆp - - 2-5 sec 2EeEzEeEeErxerrree 40 1.1.2 Nội dung cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp - s5: 47 1.1.3 Khái quát về tdi cơ cấu tổ chức tin đụng cecccccceccecescecesvesveesveseevesveseseeee 37 1.1.4 Khái quát về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin đẪỊHHĐ 52c SE EEEEE2EEEE21E11212112111211212211121 110111 65 1.2 Lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cau các tổ chức tin dụng 2-5 s+ss+secszxee 71 1.2.1 Su can thiét diéu chinh bang pháp luật hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tải cơ cấu các tổ chức tín dụng -c:cecs+cscs2 71 1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tdi cơ cấu các tổ chức tin địỊHg - - 5: c5t te EEEEreErkerrrered 74 1.2.3 Cấu trúc pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái

cơ cấu các tO ChứcC tin MUNG cà S2 E283 E 2 E3 E9 ESEEESrrkrrkerrevre 78

Trang 8

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE XÁC ĐỊNH GIÁ TRI DOANH

NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC TỎ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIET NAM sisncncec assurance gHn nh h4 manne mann anunan acu 89 2.1 Thực trang pháp luật quy định về tài sản của tổ chức tín dung cần xác định giá trị khi tiến hành tái eơ cấu -2- 2 2 2+E+EE+EeEEzEerEeErkererree 89 2.2 Thực trạng pháp luật quy định về chủ thể tham gia xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng 99 2.2.1 Chủ thé tự thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin MUNG 5 - St SE EE12EE11212115121121111211211211Entxe 100 2.2.2 Chủ thể có chức năng thực hiện tu vấn xác định giá trị doanh nghiệp 2.2.3 Chủ thé có chức năng kiểm tra tài chính nhà nO 5- 2-5: 109 2.3 Thực trạng pháp luật quy định về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 112 2.3.1 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động cổ phan hod tô chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điêu lệ -5¿ 113 2.3.2 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu

doi với các tô chức tín dụng không do Nhà nước năm giữ 100% vốn điệu lệ

2.4 Thực trạng pháp luật quy định về trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 122 2.4.1 Trinh tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động cổ phan hoá các tổ chức tin dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điễu lệ 122 2.4.2 Trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tải cơ cấu khác đối với tổ chức tín dụng không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điêu lệ 2.5 Thực trạng pháp luật quy định về quản lý nhà nước đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tô chức tín dụng ở Việt 2.5.1 Chủ thể có thẩm quyên quản lý nhà nước đối với việc xác định gid trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tô chức tin dung ở Việt Nam 129

Trang 9

doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng - 137 KET LUẬN CHƯNG 2 5-° <-2£ 5< se 9S EsESeEsEsESeExEsesersesesersesere 141

CHƯƠNG 3 MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE XÁC

ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CÁU CÁC

TO CHỨC TÍN DỤNG 2-5 << s2 S9 sEEsESSEsSEsEsEESEESESEsEsersersersrssre 143

3.1 Định hướng và tiêu chí, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tô chức tín dụng 143

3.1.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tải cơ cấu các tổ chức tín HH 2G 1120 vS 2 SH nh trệt 143 3.1.2 Tiêu chí, yêu cau hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tdi cơ cấu các tô chức tin MUNG - 5c cccccscecsesred 149 3.2 Đề xuất cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng - 255cs+sscszsered 152 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về tài sản của tổ chức tín dụng cân xác định giá trị khi tiễn hành tái CƠ CẤM - + SccSt+eeEzEeEzEererereee 152 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về chủ thể tham gia vào việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tin 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tô chức tín dụng - 162 3.2.4 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tải cơ cấu các tổ chức tín dụng 168 3.2.5 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về hoạt động quan lý nhà nước

doi với việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tai cơ cau các tô chức7/8/5777 173

KET LUẬN CHƯNG 3 5< 5-5° s52 S2 2s E3 EsES2EsESsEseEsesersessrsesse 178 KET LUẬN CUA LUẬN ÁN 5 < 5 <scs se sEsEsEsEsessEsersesersessrsesse 180 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5 ° s2 se sese=sess=ses ii

PHU LUC G55 << 5 5 9 ” Họ 0 00004 06000040 6808096 xviii

Trang 10

PHAN MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Tái cơ cau là yêu cầu cấp thiết nhằm thiết lập nên những tổ chức tín dụng (TCTD) lớn mạnh về tài chính, an toàn trong hoạt động Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế có những bat ồn, nợ xấu gia tăng, việc cơ cấu lại nhóm chủ thé đóng vai trò là trung gian tài chính, thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ này sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh của kinh tế quốc gia và sự 6n định của xã hội Hoạt động tái cơ cầu các TCTD có thê thực hiện dưới những hình thức khác nhau, diễn ra trong phạm vi nội bộ TCTD hay có sự kết hợp giữa nhiều chủ thể tham gia Tuy nhiên, dù thực hiện tái cơ cấu đưới hình thức nào cũng không thê bỏ qua việc xác định giá trị doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng và đủ giá trị doanh nghiệp là TCTD có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định tới sự thành công hay không của hoạt động tái cơ câu nhóm chủ thể kinh doanh này.

Thực tiễn, trong hệ thống các TCTD đã ghi nhận những trường hợp việc đàm phán mua lại, sáp nhập, hợp nhất giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với các nhà đầu tư trong và ngoài nước không thành công Năm 2013, Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore tiến hành đàm phán mua cổ phan của Ngân hang Dau khí toàn cầu (GPBank) nhằm tham gia tái cơ câu ngân hàng yếu kém này và định hướng chuyên GPBank thành chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài Tuy nhiên, kế hoạch của UOB không thực hiện được sau hơn một nam tiễn hành dam phán với GPBank Năm 2018, sau gần bốn năm ké từ ngày ký thoả thuận việc sap nhập giữa Ngân hàng TMCP Xăng dau Petrolimex (PGBank) vào Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam (VietinBank), thương vụ này chính thức không thành công.

Sự không thành công của những thương vụ mua lại, sáp nhập nói trên xuất phát từ nhiều lý do, trong đó, lý do cơ bản và quan trọng nhất được đề cập tới là việc không đạt được thoả thuận về giá trong các thương vụ GPBank cho rằng cô phần của mình cần phải được mua với giá cao hơn nhiều so với mức giá UOB đưa ra Đối với PGBank, ngân hàng này thấy rang tỷ lệ hoán đổi 0,9 cổ phần VietinBank đổi lay 01 cô phần PGBank là không hợp lý vì không phản ánh đúng giá trị của PGBank Sự định vị “cao” giá trị của bản thân cũng là nguyên nhân dẫn đến việc PGBank không

Trang 11

đạt được kết quả cuối cùng trong các thương vụ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) hay với Ngân hàng TMCP Phát triển thành phô Hồ Chí Minh (HDBank).

Bên cạnh đó, thực tiễn cũng ghi nhận những trường hợp TCTD được Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng Đây là mức giá được NHNN đưa ra dé mua lại những TCTD yếu kém nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, với nguyên nhân sâu xa là tái cơ cầu những TCTD này, đảm bảo sự an toàn, ôn định của hệ thống các TCTD, góp phan giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Tuy nhiên, cơ sở để xác định mức giá 0 đồng và những hệ quả của việc mua lại các TCTD gây ra rất nhiều tranh cãi trong dư luận.

Ở góc độ pháp luật, ở Việt Nam hiện nay hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cau TCTD được thực hiện dựa trên các quy định vỀ xác định giá trị doanh nghiệp nói chung kết hợp với các quy định về tái cơ cau các TCTD Tuy nhiên, khi dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật về việc xác định giá trị doanh nghiệp nói chung hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập, sự phức tạp trong các quy định gây khó khăn trong quá trình thực hiện Bên cạnh đó, pháp luật quy định về việc tái cơ cầu các TCTD còn thiếu và yếu Quá trình tái co cấu từ năm 2011 đến nay cho thấy, cơ quan nhà nước có thâm quyền đã ban hành một số văn bản nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc quản trị hệ thống ngân hàng, song các văn bản này mới chi mang tinh “tạm thời”, chưa giải quyết triệt dé những van đề pháp lý phát sinh, càng không đủ khả năng dự báo cho việc tái cơ cau hệ thong TCTD dat được hiệu qua cao nhất.

Ở góc độ nghiên cứu, hiện nay nội dung pháp luật về việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các TCTD chưa thực sự được quan tâm Các công trình nghiên cứu đã công bố mới tập trung vào hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp thông thường, hoặc hoạt động tái cơ cau các TCTD Hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cau các TCTD nếu được nghiên cứu tới cũng chủ yếu thé hiện các phân tích dưới góc độ kinh tế, mang tính đơn lẻ trong từng van đề.

Từ những lý do trên, việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ câu các TCTD ở Việt Nam có tính cấp thiết, đặc biệt, trong bối cảnh tương lai, khi hoạt động tái cơ

Trang 12

cầu dién ra hoàn toàn tự nguyện theo ý chí của các TCTD với mục đích thị trường là tạo ra giá trị cộng hưởng Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Pháp luật vê xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiễn sỹ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cầu các TCTD; đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này.

Với mục đích như trên, Luận án bám sát vào một số nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:

Thứ nhất, phân tích những quan điểm hiện hành về giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp, tái co cấu các TCTD, từ đó xây dựng nội dung lý luận về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ câu các TCTD, như:

xây dựng khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong phạm vi Luận

án, xác định các nguyên tắc cơ bản và cấu trúc của pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các TCTD.

Thứ hai, phân tích và đánh giá nội dung pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các TCTD Việc đánh giá được thực hiện chi tiết

theo cấu trúc của từng bộ phận pháp luật nhằm phát hiện những bat cap, han ché co

ban cua các quy định pháp luật hiện hành.

Tứ ba, xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái co cau các TCTD Những giải pháp được đưa ra cần có

tính khả thi và có cơ sở khoa học, được dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng và những

đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Thứ nhất, các quan điểm khoa học đã được các nhà nghiên cứu công bố trong va ngoài nước về giá trị doanh nghiệp và hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, sự

cân thiệt, nguyên tac, yêu câu của hoạt động này trong việc tái cơ câu các TCTD.

Trang 13

Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD Trong quá trình dé xuất những giải

pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án sẽ mở rộng việc

tìm hiểu thêm các quy định có liên quan ở một số quốc gia trên thế giới để có tiền đề đúc rút các kinh nghiệm tốt thành bài học cho Việt Nam.

3.2 Pham vi nghiÊn cứu

Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái co cấu các TCTD là vấn đề rộng Với mong muốn tập trung làm sâu sắc các quy định có liên quan, do đó, nghiên cứu sinh có sự giới hạn về phạm vi nghiên cứu của luận án, cụ thé:

- Pham vi nghiên cứu về mặt nội dung:

Thứ nhất, Luận án tập trung nghiên cứu về việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu đối với trường hợp TCTD đơn lẻ, không phải tái cơ cau toàn bộ hệ thống TCTD Các phân tích trong luận án cũng tập trung hướng tới nhóm

Ngân hàng thương mại, do:

Mot là, ngân hàng thương mai là nhóm chu thể thực hiện hoạt động ngân hàng đầy đủ, mang những đặc trưng của trung gian tài chính trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Trong khi, đối với TCTD là ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân hay tô chức tài chính vi mô, quá trình ra đời, hoạt động của những TCTD này đều gan liền với những mục tiêu cụ thé có gan yếu tố xã hội và lợi nhuận không phải mục tiêu hàng đầu của những nhóm TCTD này Hoặc đối với nhóm TCTD phi ngân hàng, phạm vi và nội dung hoạt động có sự giới han nhất định Như vậy, việc lựa chọn xác định giá trị doanh nghiệp đối với những TCTD có phạm vi hoạt động rộng (mô hình ngân hàng thương mai), mục đích tối đa hoá lợi nhuận sẽ mang tính quy chuẩn, bao quát và phản ánh được toàn diện những yếu tô đặc biệt trong việc xác định cơ cau tài sản, giá tri tài sản khi tính toán giá trị các TCTD.

Hai là, ngân hàng thương mại là nhóm TCTD có vi trí, vai trò quan trong

trong hệ thống các tô chức tín dụng, có sức ảnh hưởng lớn tới sự an toàn, ôn định của hệ thống Những rủi ro của hoạt động ngân hàng được phản ánh tương đối đầy đủ và rõ nét thông qua hoạt động của những TCTD này Do đó, việc tái cơ cau đối với những TCTD này có những điểm đặc trưng hơn, yêu cầu đặt ra cũng cao hơn và quá trình thực hiện cũng “thận trọng” hơn so với những nhóm TCTD khác như tô chức

Trang 14

tài chính vi mô hay quỹ tin dụng nhân dân Thực tế, nếu xem xét Đề án tái cơ cau các tổ chức tin dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các giai đoạn qua có thé thấy: (i) Nhóm Ngân hàng chính sách không nằm trong đối tượng của đề án tái cơ cau, xuất phát tính chat đặc trưng trong nguồn vốn và mục tiêu hoạt động của nhóm TCTD

nay; (ii) Nhóm Ngân hang hợp tác xã, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dan,

tổ chức tài chính vi mô, các biện pháp tái cơ cấu được áp dụng chủ yếu là nâng cao năng lực tài chính, bộ máy quản trị, điều hành, đa dạng hoá các sản phâm dịch vụ ngân hang , là những biện pháp giải quyết van đề trong nội bộ của những TCTD này Ở những biện pháp tái cơ cau đưa ra với những nhóm TCTD này, van đề xác định giá trị doanh nghiệp không đặt ra/không mang tính cấp thiết.

Tứ hai, Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động của ba nhóm chủ thé tham gia vào việc xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cau các TCTD sau:

các TCTD tự mình thực hiện hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ tái co

cau; các tô chức thực hiện tư van xác định giá trị doanh nghiệp và những chủ thé có chức năng kiểm tra tài chính Nhà nước Mặc dù, xét trên bình diện rộng, gắn liền với từng hoạt động có thể phát sinh thêm những chủ thể khác, chăng hạn, nếu xét tới hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng, có thé nhắc tới vai trò của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, Viện kiểm sát nhân dân trong việc quản lý, kiểm sát, xử lý đối với hoạt động này Hoặc nếu xét tới hoạt động tái cơ cấu TCTD nói riêng có thé dé cập tới vai trò của Bảo hiểm tiền gửi trong việc tham gia kiểm soát đặc biệt đối với TCTD; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; hay Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc tham gia mua nợ xấu, xử lý nợ xấu của TCTD Tuy nhiên, hoạt động của những chủ thé này chỉ mang tính đơn lẻ, gắn với từng cau phần của quá trình xác định giá trị doanh nghiệp là TCTD khi tái cơ cau Do đó, trong Luận án, nghiên cứu sinh xác định tập trung nghiên cứu những chủ thể có vai trò mang tính xuyên suốt từ quá trình xác định giá trị doanh nghiệp cho tới việc thực hiện tái cơ cau đối với chính TCTD được xác định giá trị.

- Pham vi nghiên cứu vé mặt thời gian:

Do đề tài luận án nghiên cứu Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp gắn với hoạt động tái cơ cầu các TCTD, do đó, luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về van đề này từ năm 2011 đến nay, những nội dung thực tiễn cũng gắn với mốc thời gian này Lý do cho việc lựa chọn mốc thời gian từ năm 2011 xuất phát

Trang 15

từ hoạt động tái cơ câu các TCTD được diễn ra từ năm này, tính đến nay đã và đang trải qua ba giai đoạn tái co cau, gồm: giai đoạn 2011 - 2015; giai đoạn 2016 - 2021

và giai đoạn 2021 - 2025.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, Luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Đối với từng nội dung cụ thể, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thông, phương pháp so sánh luật học, cụ thê:

- Phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là Chương 2 nhằm làm rõ nội dung các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ câu các TCTD Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, luận án xây dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm

đã được đưa ra.

- Phương pháp tong hợp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập tài liệu, phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về nội hàm khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp, tái co cấu các TCTD, đề xuất và kiến nghị của các nhà nghiên cứu trong việc hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ câu TCTD.

- Phương pháp lich sử được sử dung dé nghiên cứu quá trình ban hành và sự thay đổi, phát triển của các quy định pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau TCTD.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dung dé xâu chuỗi và tìm ra sự nhất quán giữa các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu TCTD Qua đó, Luận án đánh giá, kiến nghị một cách hệ thống và toàn diện các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

- Phương pháp so sánh luật học được áp dụng khá linh hoạt trong quá trình

phân tích các luận điểm, đặc biệt trong nội dung so sánh giữa các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.

Trang 16

Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề nghiên cứu.

5 Đóng góp mới của Luận án

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan đến Đề tài Luận án, cùng với sự nghiên cứu và phát triển, kết quả

nghiên cứu của Luận án sẽ có những đóng góp mới cho lĩnh vực khoa học pháp lý

như sau:

Tứ nhất, Luận án nghiên cứu và xây dựng hệ thống các van dé lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cầu các TCTD, thê hiện thông qua việc xây dựng khái niệm, nội dung của pháp luật điều chỉnh về hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cau các

Thứ hai, Luận án đánh giá tương đối toàn diện và khách quan các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá

trình tái cơ cầu các TCTD tại Việt Nam, trên cơ sở đó, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong các quy định của pháp luật.

Thứ ba, Luận án nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp phù hop và khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cau các TCTD.

6 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Về ý nghĩa khoa học, Luận án là công trình nghiên cứu pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD Những nội dung lý luận về pháp luật cũng như đánh giá các quy định pháp luật về vấn đề này đã được thê hiện trong luận án Từ những bất cập của pháp luật, luận án đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bố sung các quy định của pháp luật Những giải pháp mang tính phù hợp và khả thi giải quyết cả những vấn đề pháp luật tồn tại và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Về tính thực tiễn, bên cạnh ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu của luận án có tính ứng dụng thực tiễn cao Điều này thé hiện: Ä⁄2/ la, đóng góp căn cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các TCTD Hai ià, đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để cơ

Trang 17

quan quản lý nha nước, các TCTD có thé tham khảo khi tiến hành xác định giá tri TCTD trong quá trình tái cơ cau.

7 Kết cầu của Luận án

Ngoài phan Mở dau, Tổng quan vé tình hình nghiên cứu đề tài luận án, Kết luận chung, Danh mục tai liệu tham khảo va Phụ lục, nội dung của Luận án gồm 03

Chương 1 Lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tô chức tín dụng và pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tô chức tin dụng

Chương 2 Thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tô chức tin dụng ở Việt Nam

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tô chức tín dụng ở Việt Nam

Trang 18

1 Những kết qua nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài Luận án

Xác định giá trị doanh nghiệp, tái cơ cau các TCTD và xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu là những nội dung quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng của mỗi quốc gia Đồng thời, từ vị trí, vai trò của hệ thông các TCTD đối với nền kinh tế, việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các TCTD cũng được đặc biệt chú trọng Bởi vậy, các công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế và góc độ pháp lý về những nội dung này tương đối phong phú Mỗi công trình thể hiện những kết quả

nghiên cứu khác nhau, tuỳ thuộc vào phạm vi và mục đích nghiên cứu của mỗi tác

1.1 Kết quả nghiên cứu lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp và pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tổ chức tin dụng

Thông qua những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có phạm vi nghiên cứu đề cập tới những vấn đề lý luận về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau tổ chức tin dụng, có thé thay những kết qua nghiên cứu đã được thể hiện như sau:

1.1.1 Những kết quả nghiên cứu lý luận về giá trị doanh nghiệp nói chung, giá trị tổ

chức tín dụng nói riêng và xác định giá trị doanh nghiệp

Thứ nhất, về khái niệm giá trị doanh nghiệp

Một SỐ công trình nghiên cứu có đưa ra khái niệm về giá trị doanh nghiệp, có thê kế tới các công trình sau:

- Cuốn sách “Đánh giá gid trị doanh nghiệp: Khi chuyển quyên sở hữu, thanh lý, nhượng bán, giải thể, cô phan hoá” của tác giả Đỗ Văn Thận (1995)1.

- Cuốn sách “Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp” của

tác giả Nguyễn Minh Hoàng (2006).

Ị Đỗ Văn Thận (1995), Đánh giá giá trị doanh nghiệp: Khi chuyén quyên sở hữu, thanh lý, nhượng ban, giải

thê, cô phán hoá, Nxb Thanh phô Hồ Chi Minh, thành phô Hô Chí Minh ;

? Nguyễn Minh Hoàng (2006), Nguyên lý chung định gid tài sản va giá trị doanh nghiệp, Nxb Thong kê, Ha

Nội.

Trang 19

- Luận an “Hoàn thiện công tác định gia doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác

giả Trần Văn Dũng (2006)3.

Những công trình nghiên cứu trên đây gần như có sự thống nhất trong việc quan niệm về thuật ngữ “giá trị doanh nghiệp” Theo đó, gid tri doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà dau tu trong quá trình kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được coi

là một loại hàng hoá, do đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có một giá trị khác nhau tuỳ thuộc

vào quy mô hoạt động, cơ cấu tài sản, khả năng hoạt động, khả năng tạo ra lợi nhuận.

Khái niệm này được xây dựng dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp,

gồm: (i) Doanh nghiệp khác với những tài sản thông thường, bởi nó là một thực thé kinh tế luôn vận động, bởi vậy, giá trị doanh nghiệp được nhìn nhận trong trạng thái “động” (ii) Giá trị doanh nghiệp được cấu thành bởi các yêu tô hữu hình và vô hình.

(iii) Gia trị doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào ngành nghé, lĩnh vực kinh doanh

hoạt động của doanh nghiệp (iv) Gia trị doanh nghiệp phụ thuộc vào kha năng mang

lại lợi ích cho các nhà đầu tư — chủ sở hữu doanh nghiệp trong tương lai.

Một vai nhà nghiên cứu bé sung thêm góc nhìn khác về giá trị doanh nghiệp

- Tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà trong hai cuốn sách chuyên khảo với tên gọi “Tham định giá trị doanh nghiệp phục vụ mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp”* và “Tham định giá trị doanh nghiệp nhỏ và vừa” (2018)Ê cho rang, giá trị doanh nghiệp là tong giá trị cô phan mà doanh nghiệp có được đổi với công ty cổ phan.

- Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung trong công trình nghiên cứu “Các vấn đề pháp lý về định giá doanh nghiệp” (2017) cho rang, “Giá trị doanh nghiệp ở thời điểm mới thành lập được hiểu là giá trị tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản Lye”,

Thứ hai, về khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp

Mỗi công trình nghiên cứu khác nhau có cách gọi tên hoạt động này khác

nhau như:

3 Trần Văn Dũng (2006), Hoàn thiện công tác định giả doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại họcKinh tế quốc dân, Hà Nội.

4 Nguyễn Hồ Phi Hà (2018), Thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mua, ban, sáp nhập doanh nghiệp, Nxb.

Tài chính, Hà Nội.

Š Nguyễn H6 Phi Hà (2018), Tham định giá trị doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5 Phạm Thị Hồng Nhung (2017), Các vấn dé pháp lý về định giá doanh nghiệp, Kỷ yêu Hội thảo khoa học cấp

trường: Xác định giá trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính.

Trang 20

- Tac giả Tran Văn Dũng trong Luận án “Hodn thiện công tác định gid doanh nghiệp ở Việt Nam” (20067; tác giả Nguyễn Minh Hoàng trong cuốn sách “Nguyên

lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp” của tắc giả Nguyễn Minh Hoàng

(2006) hay tác giả Aswath Damodaran trong tập sách chuyên khảo “/nvestment

Valuation”8 xuất bản năm 2000 sử dụng thuật ngữ “định giá doanh nghiệp”.

- Tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà trong cuốn sách “Thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mua, ban, sáp nhập doanh nghiệp” và tác giả Hay Sinh trong cuén sách “Phương pháp chi phí vốn — Phương pháp giá trị hiện tại có diéu chỉnh trong thấm định giá trị doanh nghiệp” (2015)? sử dụng thuật ngữ “thâm định giá trị doanh

Ngoài ra, phô biến trong các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có

liên quan là thuật ngữ “xác định giá trị doanh nghiệp” Dù mang những tên gọi khác

nhau, từ đó dẫn đến nội hàm khái niệm có phần khác biệt, nhưng các công trình

nghiên cứu nêu trên đều đồng nhất trong việc xác định một số đặc trưng của hoạt

động xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm: (i) Về bản chất, xác định giá trị doanh nghiệp là việc ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ ràng Hay nói cách khác, giá trị của một doanh nghiệp được “định” với một số giả thuyết chủ quan (ii) Về cách thức thực

hiện, xác định giá trị doanh nghiệp là một hoạt động vô cùng phức tạp, bởi vậy, xácđịnh giá trị doanh nghiệp là một nghệ thuật chứ không phải nội dung khoa học mang

tính chính xác Tuy nhiên, các kết luận này đều chưa cho thấy hoặc không thừa nhận sự chuẩn hoá trong việc xác định giá trị doanh nghiệp Bởi lẽ, khi đã ton tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế ở phạm vi thế giới hay các quy định về xác định giá tri doanh nghiệp ở phạm vi trong nước, hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp cần phải dựa trên những cơ sở pháp lý với sự khách quan và khoa học Giả thuyết chủ quan dù có tồn tại trong việc ước tính giá trị các tài sản của doanh nghiệp nhưng cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục, nguyên tắc nhất định đề tính toán được giá trị doanh

7 Trần Văn Dũng (2006), Hoàn thiện công tác định giả doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại họcKinh tế quốc dân, Hà Nội.

8 Aswath Damodaran (2000), Investment Valuation, Mc Kinsey & Company Inc

? Hay Sinh (chủ biên) (2015), Phương pháp chi phi von - Phương pháp giá trị hiện tại có diéu chỉnh trongthẩm định giá trị doanh nghiệp, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

Trang 21

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu như Trần Văn Dũng (2006) còn cho răng, giá trị doanh nghiệp được ước tính băng tiền, theo giá cả thị trường: tác giả Nguyễn Minh Hoàng (2006) nhắn mạnh về kết quả của việc xác định giá trị doanh nghiệp được thé hiện qua các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư, hay tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà (2018) b6 sung thêm tiêu chí mục đích khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình cũng như kết quả của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp Đối với công trình nghiên cứu nước ngoài, nhóm tác giả Mike Young, Peter

Sullivan, Ali Nokhasteh & William Holt trong bài nghiên cứu “41! roads lead to

Rome: An Integrated Approach to Valuation Models” (1999)! chi ra sự khác biệt giữa định giá doanh nghiệp và định giá giá trị cổ phan — vốn là hoạt động nhằm xác định vị trí của công ty cô phan trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba, về nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp

Da phan các công trình nghiên cứu không đưa ra hệ thống nguyên tắc làm

cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp Tác giả Nguyễn Minh Hoàng (2006)

chi ra các nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường bao gồm: nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất; nguyên tắc thay thế; nguyên tắc dự kiến các lợi ích trong tương lai; nguyên tắc đóng góp; nguyên tắc cung cầu Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra nội dung của nguyên tắc, chưa cho thấy ý nghĩa và sự thê

hiện của các nguyên tắc chỉ phối như thế nào đến hoạt động xác định giá trị doanh

nghiệp Năm 2018, tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà đã kế thừa và có những phân tích sâu về những nguyên tắc này trong công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, tác giả không làm rõ đây là những nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp nói chung hay chỉ là nguyên tắc áp dụng cho các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phục

vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Thứ tư, về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp

Đây là nội dung được đề cập đến nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu về xác định giá trị doanh nghiệp Các học giả đều cho răng, do tính phức tạp của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp nên có nhiều phương pháp xác định khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và phù hợp với những hoàn cảnh cụ

!° Young, M & Sullivan, P & Nokhasteh, A & Holt, W (1999), All roads Lead to Rome: An Integrated

Approach to Valuation Models, Golman Sachs Investment Research.

Trang 22

thé của doanh nghiệp, phù hợp với ngành nghề và loại hình doanh nghiệp khác nhau Không có một phương pháp nào là phù hợp với mọi hoàn cảnh Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp có thể có sự chênh lệch rất lớn khi sử dụng các phương pháp khác

nhau và thậm chí ngay cả khi vận dụng cùng một phương pháp.

- Theo tác giả Trần Văn Dũng (2006), phương pháp định giá doanh nghiệp được lựa chọn thông thường gồm 2 nhóm chủ yếu: (i) Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở kết quả hoạt động, gồm 5 phương pháp chủ yếu: Phương pháp chiết khấu dong tiền (Discounted Cash Flow — DCF); Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Divident Discount Model — DDM); Phương pháp hệ số giá thị trường trên thu nhập P/E; Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần (PV); Phương pháp dòng tiền vốn chủ (FCFE) (ii) Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở thị trường, gồm 4 phương pháp chủ yếu: Phương pháp tài sản; Phương pháp so sánh (Peer Valuation); Phương pháp chi phí; Phương pháp lợi thế kinh doanh (Goodwill).

- Tác giả Nguyễn Minh Hoàng (2006) cho rằng, có 4 phương pháp chủ yếu dé xác định giá trị doanh nghiệp, gồm phương pháp giá trị tài sản thuần; phương pháp hiện tại hoá các nguôn tài chính tương lai; phương pháp định lượng Goodwill và phương pháp định giá dựa vào PER Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp với sự thay đôi và nhận diện day đủ hơn về giá trị doanh nghiệp dẫn tới các phương pháp được tác giả đưa ra đã bộc lộ những hạn chế khi không phản ánh được đầy đủ

giá trị doanh nghiệp bởi chưa có những phương pháp áp dụng cho việc định giá những

tài sản vô hình của doanh nghiệp.

- Tác giả Hay Sinh (2015) khi thâm định giá trị doanh nghiệp và ước tính các tham số tài chính trong chi phí sử dụng vốn đã sử dụng hai phương pháp, bao gồm: phương pháp chi phí vốn và phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh Thực tế, đây là hai phương pháp không được sử dụng phô biến trong việc xác định giá tri

doanh nghiệp hiện nay.

- Theo tác gia Aswath Damodaran (2000), về tông thé, có ba phương pháp định giá, gồm Phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu; Phương pháp định giá tương đối; Phương pháp định giá tài sản có giá trị phụ thuộc Tuỳ vào phương pháp được sử dụng mà kết quả có thê rất khác nhau Và dù có nhiều phương pháp xác định

Trang 23

giá trị mới được nêu ra, nhưng tất cả những phương pháp ấy đều dựa trên 3 phương

pháp cơ bản nêu trên.

- Tác giả Luca Francesco Franceschi (2008) trong nghiên cứu mang tên

”!! cho răng, việc định giá các ngân hàng trong hoạt

“Valuations of Banks in Mergers

động sáp nhập được thực hiện dựa trên một sỐ nguyên tắc chung, tuỳ thuộc vào mục đích và hoàn cảnh của việc định giá, trong đó có 2 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc định giá tương đối và nguyên tắc định giá độc lập Tuy nhiên, nguyên tắc định giá độc lập cần được xem xét lại, bởi lẽ, giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và nó thê hiện sự tông hoà giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp Vì thế, tính độc lập trong việc xác định giá trị doanh nghiệp trong một SỐ trường hợp có thê không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.

- Theo tác giả David Nuno Prazeres Algarvio trong Luận văn với tiêu đề “Equity Valuation of Cimpor” (2011)'^, có sự khác biệt trong căn cứ xác định giá trị công ty, du cùng sử dụng một phương pháp là chiết khâu dòng tiền tự do Điều nay xuất phát từ việc, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp còn cần phải điều chỉnh nội dung gắn với tính đặc thù của nền kinh tế mỗi quốc gia Thêm vào đó, một trong những kết luận đáng chú ý của tác giả là khăng định sự tương đối của giá trị doanh nghiệp và sự không đồng nhất của kết quả giá trị doanh nghiệp Điều này phụ thuộc vào quan điểm và những giả định được đưa ra khi tiến hành định giá của mỗi chủ thé

định giá khác nhau.

Ở những công trình nghiên cứu khác, dựa trên góc độ và mục đích nghiên cứu riêng của mình, các tác giả lựa chọn phân tích một hoặc một số phương pháp xác

định giá trị doanh nghiệp riêng Ví dụ như tác giả Robert Bergeth (1994) chú trọng

tới phương pháp so sánh giá trị thị trường qua tác phẩm “How to sell your company for the most profit” xuất bản bởi Prentice Hall Hoặc theo Tim Koller và các cộng sự của mình trong cuốn sách “Valuation: Measuring and Managing the Value of cơmpanies”!3 được xuât bản lần dau vào năm 1990 và đã qua 7 lân tái bản, phương

!! Luca Francesco Franceschi (2008), Valuations of Banks in Mergers, truy cập ngày 01/4/2017 tại địa chỉ

'2 David Nuno Prazeres Algarvio (2011), Equity Valuation of Cimpor, Master’s Thesis in Equity Valuation,

Católica Lisbon, School of Business and Economics.

‘3 Tim Koller, Marc Goedhart, David Wessels (1990), Valuation: Measuring and Managing the Value of

companies, \st edition, McKinsey & Company Inc

Trang 24

pháp chiết khấu dòng tiền được cho là phương pháp có tính thuyết phục cao trong định giá doanh nghiệp Một số tác pham đưa ra và phân tích những phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó có hai phương pháp chủ yếu là: phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF — Discounted Cash Flow Methods) và phương pháp định giá tương đối (Multiples methods).

Thứ năm, về sự cần thiết của việc xác định giá trị doanh nghiệp

Trước năm 2006, ở Việt Nam, việc xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ

cho mục đích quan trọng nhất là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Do đó, các công trình nghiên cứu thời điểm trước đây cũng chủ yếu xoay quanh nội dung này, như công trình nghiên cứu của Đỗ Văn Thận (1995), Trần Văn Dũng (2006) Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mục đích của việc xác định giá trị doanh

nghiệp ngày càng được nhìn nhận một cách bao quát hơn.

Ở nước ngoài, sự cần thiết của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp có thê được thấy rõ trong hai cuốn sách nỗi tiếng về hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, là Cuốn sách “Mua lại và sáp nhập từ A đến Z” của tác giả Andrew J.Sherman và Milledge A Hart (2009)! và “M&A — mua lại và sáp nhập căn bản, các bước quan trọng trong quá trình mua bản doanh nghiệp và dau tr’ của tác giả Michael E.S.Frankel (2009)!5 Trong những tác phẩm này, các tác giả đặc biệt đề cao việc xác định giá trị doanh nghiệp mục tiêu, từ đó đưa ra quyết định mua lại và sáp nhập chính

xác, và day cũng là bước quan trọng trong quá trình M&A doanh nghiệp Trong hop

đồng M&A, mục giá giao dịch có thé chỉ chiếm một dòng nhưng đó là kết quả của một quá trình làm việc ròng rã và đầy thách thức đối với cả hai bên Do đó, các bên

mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp định giá theo nguyên

tắc nhất định và phù hợp với giá thị trường Khi đề cập giá trị của một doanh nghiệp là nói đến cả giá tri tài sản hữu hình và giá tri tài sản vô hình Trong M&A, xác định

đúng, đủ giá tri tai sản vô hình giúp bên bán đánh giá đúng giá trị của mình và bênmua cũng nhận thức được tai san vô hình ma mình sẽ sở hữu cũng như giá tri của

những tài sản này Tuy nhiên, do những công trình này nghiên cứu tổng quan quá trình M&A từ bước định hướng, chuẩn bị cho tới các van đề sau khi M&A, nên các

'4 Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến Z, Nxb Tri thức, Hà Nội.

'S Michael E.S Frankel (2009), M&A — mua lại và sáp nhập căn bản, các bước quan trọng trong quả trình

mua bản doanh nghiệp và đấu tu, Nxb Tri thức, Ha Nội.

Trang 25

nội dung liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp không được thể hiện chuyên sâu trong kết quả nghiên cứu.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đều cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp cần thiết cho rất nhiều các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, từ việc quản trị, điều hành doanh nghiệp, tái cơ cấu tài chính đến các quyết định về chuyền đổi hình thức sở hữu, chia, tach, hợp nhất, sáp nhập Đồng thời, xác định giá trị doanh nghiệp sẽ mang lại những ý nghĩa quan trọng cho các chủ thể khác nhau, từ nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp cho tới các cơ quan quản lý nhà

Thứ sáu, về xác định giá trị doanh nghiệp là tổ chức tin dụng

Đa phần các học giả khi nghiên cứu về gia tri tô chức tín dụng đều nhận diện những nguyên ly cơ bản của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp đặc thù là tô chức tin dụng cũng giống như khi xác định giá trị doanh nghiệp thông thường Tuy nhiên, một vài khía cạnh đặc trưng của tổ chức tin dụng có thể ảnh hưởng đến cách thức xác định giá trị Theo Aswath Damodaran (2000), những khía cạnh đó bao gồm: (i) Rất khó để xác định và đo lường nợ vay của một công ty dich vụ tài chính, dẫn đến khó ước lượng giá trị hay chi phí vốn Cách dé dang hơn nhiều là trực tiếp định giá vốn cô phan của công ty bằng việc chiết khấu dòng tiền của vốn cô phan tại chi phí vốn cô phan (ii) Dé tính được dòng tiền của vốn cổ phan, phải sử dụng cổ tức (và giả định rằng phan lợi nhuận không được dùng dé chi trả cô tức là vốn đầu tư) hoặc thay đổi định nghĩa của chúng ta về vốn đầu tư (iii) Những quy định và giới han được pháp luật quy định cũng chi phối quá trình định giá Trong một số trường hợp, chúng

đem lại lợi nhuận vượt trội và giá trị tăng thêm cho các công ty dịch vụ tài chính.

Trong một số trường hợp khác, chúng ngăn cản một công ty tham gia vào một thị trường nhất định, từ đó hạn chế những khoản lợi nhuận tiềm năng mà công ty có thể kiếm được.

Theo nhóm tác giả Mario Massari trong cuốn sách “The Valuation of

Financial Companies - Tools and Techniques to Value Banks, Insurance Companies

and other Financial Institutions” (2014)'5, các ngân hang có đặc trưng so với các

‘6 Mario Massari, Gianfranco Gianfrate và Laura Zanetti (2014), The Valuation of Financial Companies - Tools

and Techniques to Value Banks, Insurance Companies and other Financial Institutions, John Wiley & SonsLtd.

Trang 26

doanh nghiệp thông thường ở yếu tố vốn, tài sản và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thâm quyền Mặc dù có thé sử dụng những phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thông thường, nhưng cần có những điều chỉnh dé dam bảo sự phù hợp

trong việc xác định giá trị các ngân hang Còn theo tác giả Tim Koller (2015) và các

cộng sự, việc xác định giá tri tô chức tín dụng cần được sử dụng phương pháp riêng,

khác với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thông thường Những đặc trưng

trong thu nhập, chi phí và tính chất của những khoản cho vay của ngân hàng, phương pháp chiết khâu dòng tiền vốn chủ sở hữu sẽ phù hợp hơn cả khi sử dụng dé xác định

giá trị ngân hàng.

Nhóm tác gia Gerard Caprio Jr, Luc Laeven, Ross Levine trong công trình

nghiên cứu “Governance and Bank Valuation” (2003)'’ phân tích sự ảnh hưởng của quyên lợi cô đông, đặc biệt là cô đông nhỏ và các chính sách giám sát mạnh mẽ từ cơ

quan quản lý lên giá trị ngân hàng Theo các tác giả, các quy định của bản thân ngân

hàng về việc bảo vệ quyền lợi của cô đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ ít có ảnh hưởng lên giá trị ngân hàng, bởi sự nghi ngại về kha năng thực thi trên thực tế Tuy nhiên, nếu trong các quy định của pháp luật có quy định về bảo vệ cô đông, trong đó có cô đông nhỏ cùng với cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ làm thay đổi giá trị ngân hàng theo hướng tích cực hơn.

Trong công trình nghiên cứu “Bank Valuation, with an Application to the

Impicit Duration ofNon-maturing Deposits” (2008)'8, tác giả Jean Dermine cho rang

gia trị ngân hang được đánh giá từ mức độ rủi ro cua những hoạt động kinh doanh

của ngân hàng trên bảng cân đối tài sản Còn theo tác giả Miguel van Zeller trong Luận án của mình với đề tài “Equity Valuation of Millennium BCP” (2018), dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình về ngân hang Millennium BCP cũng như hệ thống ngân hàng của Bồ Đào Nha, tác giả cho rằng giá vốn chủ sở hữu phản ánh tương đối sát thực giá trị của ngân hàng Một trong những kết luận đáng chú ý của tác giả về mặt lý luận, là cần sử dung đa dạng các phương pháp xác định giá trị dé

'” Gerard Caprio, Luc Laeven & Ross Levine (2003), Governance and Bank Valuation, Working Paper 10158,

Nber working paper series, National Bureau of Economic Research, 12/2003.

'8 Jean Dermine (2008), Bank Valuation, with an Application to the Impicit Duration of Non-maturing

Deposits, truy cap ngay 01/4/2017 tai dia chi

https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1314884&rec=1 &srcabs=1107200&alg=1 &pos=1.

! Miguel van Zeller (2018), Equity Valuation of Millennium BCP, Católica Lisbon, School of Business and

Economics.

Trang 27

tiép cận được gia tri của doanh nghiệp một cách chính xác nhất Đồng thời, khi dữ

liệu phục vụ cho việc định giá thuộc về thông tin nội bộ, nhà phân tích cần sử dụng tất cả các thông tin công khai để có được dự đoán chính xác nhất trong quá trình xác

định giá trị doanh nghiệp là ngân hàng thương mại.

1.1.2 Những kết quả nghiên cứu lý luận về tái cơ cấu tổ chức tin dung

Với những công trình nghiên cứu đã công bó, nội dung nghiên cứu lý luận về tái cơ câu TCTD đã có những kết quả như sau:

Thứ nhất, về khái niệm về hoạt động tái cơ cấu tổ chức tin dụng

Khái niệm tái cơ cấu TCTD thường được các nhà nghiên cứu đề cập trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, khủng hoảng, các TCTD hoạt động kinh doanh trì trệ, kém hiệu quả Trên thế giới, tác giả Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu cho răng, tái cơ cau TCTD nói chung, tái cơ cầu NHTM nói riêng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của TCTD, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng dé làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng Theo đó, tái cơ cầu TCTD bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ câu hoạt động và giám sát an toàn?? Ngân hàng Thế giới cho rang, tái cơ cầu TCTD bao gồm một loạt các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhăm duy trì hệ thong thanh toan quốc gia và khả năng tiếp cận dịch vu, đồng thời xử lý các van dé còn tôn tại trong hệ thong tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng Nhóm tác giả Claessens và đồng sự định nghĩa, tái cơ cau TCTD là hướng tới việc sắp xếp, nâng cao khả năng quản trị điều hành của các TCTD đề đảm bảo an toàn hệ thống, hình thành hệ thống các TCTD có sức mạnh tài chính thật sự, có khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro và quản trị doanh nghiệp”.

Ở Việt Nam, tác giả Cao Thị Ý Nhi xác định cơ cấu TCTD với đại diện điển hình là các NHTM là mối tương quan tỷ lệ giữa các yếu tô cấu thành theo các tiêu chí khác nhau của một TCTD, bao gồm: cơ cấu tài chính, cơ cau hoạt động, cơ cầu

tô chức, cơ câu nhân lực Khái niệm cơ câu lại là quá trình sap xêp, thay đôi, tô chức

20 Claudia Dzibek, Ceyla Pazarbasioglu (1998), Lessons from Systemic Bank Restructuring, International

Monetary Fund.

?! Stijn Claessens, Daniela Klingebiel, Luc Laeven (2001), Financial Restructuring in Banking and Corporate

Sector Crises: What Policies to Pursue?, NBER Working Paper No 8386, July 2001.

Trang 28

lại TCTD, qua đó thay đôi cơ cấu hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và củng có sức mạnh, tăng cường vi thé của TCTD cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Cơ cấu lại bao gồm cơ cau về tài chính, công nghệ, mạng lưới, quản trị điều hành, tổ chức, nhân lực hoặc có khi chỉ là một nội dung trong số đó”? Có sự đồng thuận với quan điểm này, tác giả Vũ Văn Thực định nghĩa, tái cơ cấu TCTD là việc các TCTD thay đôi một, một vài hoặc trên tất cả các phương diện nguồn vốn, tài sản, tài chính, cơ cau tô chức, tư duy quản lý, cách thức quan trị điều hành từ đó giúp các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả hơn”.

Như vậy, với một vải quan điểm về tái cơ cầu các TCTD nêu trên, có thé thay, cách hiểu về hoạt động tái cơ cau TCTD tương đối đa dạng, phụ thuộc vào quan điểm và mục đích nghiên cứu của các học giả Tuy nhiên, điểm chung của hoạt động này đều được thê hiện dựa trên các yếu tô cơ bản sau:

Một là, các nội dung của hoạt động tái cơ cấu TCTD khá phong phú, xuất phat từ sự đa dạng trong cơ câu của TCTD, bao gồm các yếu tố như cơ cấu về vốn, cơ cau về tài sản, cơ cau về tài chính hay cơ cấu về cách thức quan trị điều hành Do đó, tái cơ cầu TCTD có thé thực hiện trên từng nội dung hoặc nhiều nội dung kể trên Hai là, hoạt động tái cơ cầu TCTD có thể thực hiện dưới phạm vi hẹp là tai cơ cầu từng TCTD, có thé thực hiện trên phạm vi rộng là tái cơ cau hệ thống các

Ba là, mục dich của hoạt động tái co cau TCTD, trước tiên là nhằm sự 6n định, phát triển của từng TCTD, sau đó là đảm bảo an toàn cho hoạt động của cả hệ thong TCTD và nền kinh tế, đồng thời cũng giúp TCTD đáp ứng được những thách thức, yêu cầu mới của thị trường.

Bốn là, về tính chất, do sự đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của TCTD và vai trò của TCTD đối với nền kinh tế, hoạt động tái cơ câu TCTD có thể diễn ra một cách “chủ động” để các TCTD phát triển bền vững hoặc diễn ra một cách “bị động” để vượt qua khủng hoảng Trường hợp tái cơ cấu “bị động”, Nhà nước đóng

vai tro quan trong trong quá trình này.

z 2A A

Thứ hai, về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tổ chức tin dung

22 Cao Thị Ý Nhi (2007), Cơ cấu lại ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

?3 Vũ Văn Thực (2013), Tdi cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội

nhập, 10, tr.17-21.

Trang 29

Tái cơ cấu TCTD đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp khác nhau và có thé

chia thành 2 nhóm cơ bản:

Một là, nhóm biện pháp thứ nhất dé thực hiện tái cơ câu TCTD thông qua việc các TCTD chu động thực hiện các biện pháp tái cơ cau về vốn, tái cơ cau về hoạt động, tái cơ cau về quản trị, tiễn hành hợp nhất, sáp nhập 7!?” Những biện pháp này được thực hiện khi bản thân TCTD vẫn tự mình kiểm soát được hoạt động và quản trị được rủi ro*® Trong nhiều trường hợp, nhóm biện pháp này được thực hiện khi TCTD nhận thấy tái cơ cấu là nhu cầu bức thiết cho sự phát triển và gia tăng lợi

nhuận cho mình.

Hai là, nhóm biện pháp thứ hai dé thực hiện tái cơ cau TCTD được xác định mang tinh tác động sâu đến các TCTD, đặc biệt là các TCTD yếu kém”, đôi khi các biện pháp tái cơ cầu thuộc nhóm này thé hiện ý chí của Nhà nước lên tô chức và hoạt động của các TCTD Các biện pháp tái co cầu TCTD nhân mạnh vào xử lý các TCTD yếu kém bao gồm: (i) Nhà nước bơm thêm tiền để các TCTD yếu kém duy trì hoạt

động”Š: (ii) Tiến hành mua lại, sáp nhập, hợp nhất (Mergers and Acquisitions (M&A))

giữa các TCTD, đặc biệt là các ngân hang thương mai”; (iii) Quốc hữu hoá các TCTD yếu kém; (iv) Chính phủ chấp nhận dé TCTD phá sản, hoặc thực hiện các biện pháp cho phép các TCTD yếu kém đóng cửa trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người gửi tiền 1.1.3 Những kết quả nghiên cứu lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tô chức tin dung

Nghiên cứu về nội dung lý luận xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt

động tái cơ câu các TCTD có thê đê cập tới một sô công trình sau:

?4 Lê Trung Thành (2017), Tái cấu trúc hệ thống tài chính ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

23 Nguyễn Khương (chủ biên) (2017), Tái cấu trúc ngân hang thương mai theo chuẩn mực Basel II, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

?6 Peter S.Rose (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.

27 Nguyễn Hồng Son, Trần Thi Thanh Tú & Nguyễn Thi Nhung (2017), Tai cơ cau ngân hàng thương mai Việt

Nam (2012-2016) — khía cạnh xử lý các ngân hàng yếu kém, Kỷ yêu Hội thao Quản trị ngân hàng hiệu quả,Nxb Khoa học kỹ thuâth, tr.144-145.

? Theo quan điểm của Patrick B., Olivier J (2007), Structuring and Restructuring Sovereign Debt: The Role

of a Bankruptcy Regime, IMF Working Paper.

?? Nguyễn Thị Ha (2016), Sáp nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb.

Tài chính, Hà Nội.

Trang 30

- Cuén sách “Kinh nghiệm sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương

mại trong hội nhập quốc tế”, do tác giả Lý Hoang Ánh - Phan Diên Vỹ chủ biên?9,

Nội dung của cuốn sách cũng đề cập đến van đề định giá, nhưng các tác giả khai thác ở khía cạnh định giá các tài sản trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại (Mergers and Acquisitions - M&A?!) ngân hàng Việt Nam, và trong nhiều nội dung, các tác giả còn nhằm lẫn giữa nội hàm định giá tài sản ngân hàng hay định giá ngân hàng Sự không rõ ràng này khiến cho các đánh giá của nhóm tác giả về lý luận, thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện giảm bớt tính thuyết phục.

- Cuốn sách “Sáp nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp - lý luận và thực tiên ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ha (2016)3?, ngoài việc thé hiện kết qua nghiên cứu về vấn đề sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, tác giả nhẫn mạnh van dé tài chính trong hoạt động M&A là một nội dung quan trọng trong các nội dung của tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, các van đề lý luận về việc xác định

giá trị doanh nghiệp trong hoạt động M&A cũng như thực tiễn thực hiện và các

giải pháp dé hoàn thiện nội dung này còn được thé hiện tương đối mờ nhạt trong kết quả nghiên cứu của tác giả.

- Bài nghiên cứu “Khó khăn khi xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cỗ phan hoá” vào năm 2015, tac giả Nguyễn Thị Thu Huyén?? nhận định, cỗ phan hoá là quá trình chuyên giao sở hữu, do đó, đòi hỏi phải xác định cho được giá trị vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, bảo đảm bảo toàn được von nhà nước va thu hút đông đảo các nhà đầu tư tham gia đóng góp cô phần Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cô phần hoá DNNN, đó là một trong

những thành công của quá trình này.

30 Lý Hoàng Ánh - Phan Diên Vỹ (2014), Kinh nghiệm sáp nhập, hợp nhất và mua bản ngân hàng thương mại

trong hội nhập quốc té, Nxb Chính trị quôc gia - sự thật, Hà Nội.

3! Thuật ngữ Mergers and Acquisitions (M&A) ngày càng trở nên thông dụng và được sử dụng rộng rãi ở quốctế Ở Việt Nam, ngoài việc được dịch là “sáp nhập va mua lại”, M&A còn được dich là “mua lại và sáp nhập”,“mua bán và sáp nhập” hay “thâu tóm và hợp nhất” dé chỉ hoạt động kinh doanh và quản trị rất phô biến ở cácnền kinh tế phát triển Xem thêm ở: Phạm Trí Hùng (2012), Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanhnghiệp ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.

32 Nguyễn Thi Hà (2016), Sáp nhập, hợp nhất, mua ban doanh nghiệp - lý luận và thực tiên ở Việt Nam, Nxb.

Tài chính, Hà Nội.

33 Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), Khó khăn khi xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phan hoá, Hội thaokhoa học “Giải pháp tài chính đây nhanh tiến trình cổ phan hoá các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới,

Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Trang 31

- Bai viết “Xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phan hoá doanh

nghiệp nhà nước” của tac giả Nguyễn Thị Quỳnh Liên và Nguyễn Diệu Linh (2015).

Trong đó, các tác giả nhắn mạnh rằng, dé có thé thực hiện được việc bán lại doanh

nghiệp nhà nước (DNNN) cho các nhà đầu tư, trước hết cần phải xác định được giá

trị doanh nghiệp Gia trị doanh nghiệp được xác định hợp ly và kip thời sẽ đóng vai

trò quan trọng, không những góp phần đây nhanh mà còn giúp đảm bảo sự minh bạch trong quá trình cô phần hoá DNNN, tránh được những gian lận, tham nhũng làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước.

- Bài nghiên cứu “Long-term valuation effects of bank acquisitions” của tac

giả Jeff Madura va Kenneth J.Wiant” đã đánh giá ảnh hưởng của hoạt động mua lại ngân hàng lên giá trị dài hạn của các ngân hàng mua lại Các tác giả nhận thấy có sự thay đôi về giá cô phiếu của các ngân hàng sau khi mua bán, và sự thay đổi này mang chiều hướng tiêu cực, có xu hướng kéo dài trong khoảng thời gian 36 tháng Đặc biệt,

nghiên cứu này cũng phân tích và chỉ ra những ảnh hưởng của việc định giá dài hạn

các ngân hàng được mua sẽ tạo thuận lợi cho các ngân hàng thực hiện việc mua bán

lẫn nhau trong thị trường hiện nay.

Tựu chung lại, những công trình nghiên cứu trên đã làm rõ một số nội dung lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu TCTD như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhận diện được tầm quan trọng của việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với hoạt động tái cơ cầu TCTD Theo đó, xác định đúng, đầy đủ giá trị doanh nghiệp sẽ dẫn tới sự thành công và hiệu quả cho quá trình tái cơ câu TCTD dưới hình thức cô phần hoá, M&A?5 Mặt khác, quá trình tái co cấu TCTD không thé bỏ qua việc xác định giá trị doanh nghiệp””.

Hai là, tài sản vô hình là một loại tài sản khó xác định nhất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp Có tác giả cho rằng, tài sản vô hình như thương hiệu

3 Nguyễn Thi Quỳnh Liên & Nguyễn Diệu Linh (2015), Xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổphan hoá doanh nghiệp nhà nước, Hội thảo khoa học “Giải pháp tài chính đây nhanh tiến trình cổ phan hoá

các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

35 Jeff Madura và Kenneth J.Wiant (1994), Long-term valuation effects of bank acquisitions, Journal of

Banking & Finance, Volume 18, Issue 6, P.1135-1154.

36 Ly Hoang Anh & Phan Dién V¥ (2014); Nguyén Thi Ha (2016); Nguyén Thi Thu Huyén (2015); Nguyén

Thi Quynh Lién & Nguyén Diéu Linh (2015).

37 Jeff Madura & Kenneth J.Wiant (1994).

Trang 32

có vai trò quan trọng, thậm chi anh hưởng chi phối tới quyết định tái co cau TCTD, đặc biệt là quyết định của các chủ thé tham gia mua bán, sáp nhập, hợp nhất TCTD33 Ba là, việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tai cơ cầu các TCTD cần dựa trên những nguyên tắc và phương pháp xác định khác hơn so với xác định giá trị doanh nghiệp thông thường trong hoạt động tái cơ câu?

1.1.4 Những kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tdi cơ cầu các tô chức tín dung

Trong công trình nghiên cứu năm 2017 của nghiên cứu sinh với tiêu đề “Ä⁄/ số van đề về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tdi cơ cấu tổ chức tin dung ở Việt Nam”^° đã phan nào đề cập tới câu trúc pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD Theo đó, pháp luật về van dé này cần quy định được các nội dung như: (i) quy định về các nguyên tắc xác định giá trị của TCTD trong hoạt động tái cơ cấu; (ii) quy định về các chủ thể tham gia vào việc xác định giá trị TCTD trong hoạt động tái cơ cấu; (iii) quy định về các phương pháp xác định giá trị TCTD và những điều kiện để xác định giá trị TCTD trong hoạt động tái cơ cấu; (iv) quy định về quy trình, thủ tục xác định giá trị TCTD trong hoạt động tái cơ cấu; (v) quy định về xác định giá trị TCTD trước và sau khi tái cơ cấu và (vi) quy định về cơ chế giám sát, kiếm soát của Nhà nước trong việc xác định giá trị TCTD trong hoạt động tái cơ cau, và các chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm của những chủ thể tham gia/có liên quan trong việc định giá TCTD khi tái co cau Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, quan điểm của nghiên cứu sinh về cau trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ câu TCTD cần được xem xét và sắp xếp theo cách thức khác hơn.

Gần đây, tác giả Nguyễn Thị Hương trong Luận án tiến sĩ luật học với dé tài “Pháp luật về xử lý tài chỉnh khi tái cầu trúc các ngân hang thương mại ở Việt Nam” quan niệm, pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc NHTM bao gồm các nhóm

3 Đỗ Hoài Linh (2014), Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế;

Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart (2009); Michael E.S.Frankel (2009).

32 Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart (2009); Luca Francesco Franceschi (2008); Michael E.S.Frankel

40 Nguyễn Ngọc Yến (2017), Một số van dé về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ

cau tô chức tin dụng ở Việt Nam”, Kỷ yêu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017.

“| Nguyễn Thị Hương (2021), Pháp luật về xử lý tài chính khi tdi câu trúc các ngân hàng thương mai ở Việt

Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2021.

Trang 33

quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện dé điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thay đổi, sắp xếp

lại các nguồn tài chính, gồm vốn, các khoản nợ, tài sản và đặt trong mối quan hệ với

sự thay đổi, sắp xếp lại một cách tông thé các yếu tố khác của NHTM như cơ cau quản lý, sở hữu, nguồn nhân lực Ở góc độ nhất định, phạm vi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương có những điểm giao thoa với phạm vi nghiên cứu đề tài luận án của nghiên cứu sinh, bởi một trong những kết quả của hoạt động xử lý tài chính là nhằm xác định ra giá trị doanh nghiệp là TCTD Tuy nhiên, khi xác định giá trị doanh

nghiệp, ngoài xử lý tài chính, các TCTD còn phải thực hiện các hoạt động khác, với

sự tham gia của các chủ thê khác Đồng thời, nội hàm khái niệm tái cơ câu mà nghiên cứu sinh dự định triển khai trong luận án cũng có những điểm khác biệt với phạm vi tái cau trúc của tác giả Nguyễn Thị Hương — khi mà tác giả tiếp cận tái cau trúc theo cách thức tái cơ câu tổ chức, hoạt động, mua bán, sáp nhập NHTM Vì có những sự tương đồng và khác biệt như vậy, nên những thông tin được phân tích trong luận án của tác giả Nguyễn Thị Hương cũng có giá trị tham khảo nhất định đối với nghiên

cứu sinh.

1.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về pháp luật xác định giá tri doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ câu các TCTD Điều này xuất phát từ lý do: Ä⁄/ là, các công trình nghiên cứu về xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu phân tích dưới khía cạnh kinh tế, ít công trình nghiên cứu về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp, có chăng chỉ dừng lại ở mức liệt kê và bình luận ngăn gon các quy định của pháp luật về van đề này Hai /à, gần như chưa có công trình nghiên cứu về pháp luật tái cơ cấu TCTD một cách toàn diện mà chỉ dừng lại ở pháp luật về một số hoạt động tái cơ cau điển hình như sáp nhập, hợp nhất, chuyên đổi hình thức sở hữu Ngay trong những công trình nghiên cứu này, nội dung xác định giá trị doanh nghiệp cũng tương đối

mờ nhạt.

Do các công trình nghiên cứu chỉ tập trung khai thác ở một góc độ nhất định, nên những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật

Trang 34

cũng được nghiên cứu sinh tông hop từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, có thê kế tới một số công trình sau:

- Bài nghiên cứu “Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam (2011 — 2016) — khía cạnh xử ly các ngân hàng yếu kém” của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thi Nhung (2017).

- Bài nghiên cứu “Sắp xếp lại hệ thông ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tdi cơ cấu”, tác giả Lê Văn Luyện (2015}®.

- Bài nghiên cứu “Ngan hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006 — 2010 đến các sự kiện tdi cơ cấu giai đoạn 2011

— 2015” của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2016)!!.

1.2.1 Những kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Thứ nhất, đề cập đến cơ sở pháp lý về xác định giá trị doanh nghiệp Trong hoạt động tái cơ câu các TCTD, Bộ luật Dân sự (2015), Luật Doanh nghiệp (2014); Luật Cạnh tranh (2018); Luật Ngân hàng Nhà nước (2010); Luật Các tô chức tín dụng

(2010, 2017); Luật Giá (2012); Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính

phủ hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá; các Thông tư ban hành về Tiêu chuẩn thâm định giá từ số 01 đến số 13; Thong 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc tô chức lại tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn các Luật, Nghị định trên là các văn bản pháp luật được nhiều tác giả dẫn chiếu“ Tuy nhiên, từ thời điểm các công trình nghiên cứu được công bố, cơ sở pháp lý về xác định giá trị doanh nghiệp đã có sự thay đổi, chăng hạn như sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2020; Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thâm định giá Việt Nam số 12 Do đó, một số

# Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Nhung (2017), Tái cấu trúc hệ thong ngân hang ViệtNam: những an số nhìn từ thông lệ quốc tế, Bài viết thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu vê “Một sô van đềvề tái cau trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế, Đại học quôc gia Hà Nội thực hiện,

tháng 5/2012.

* Lê Văn Luyện (2015), Sắp xếp lại hệ thong ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu, Tuyên tập bàiviết về tiền tệ - ngân hàng Việt Nam năm 2015, Nxb Lao động, Hà Nội.

Nguyễn Xuân Thành (2016), Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai

đoạn 2006 — 2010 đến các sự kiện tải cơ cầu giai đoạn 2011 — 2015, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright,thành phố Hồ Chí Minh.

45 Viên Thế Giang (2016); Nguyễn Hồ Phi Hà (2018); Nguyễn Minh Hoàng (2017); Nguyễn Thị Minh Huệ &Tăng Thị Phúc (2016); Lâm Thị Thanh Huyền (2017); Phạm Thị Hồng Nhung (2017); Nguyễn Ngọc Yến

(2017).

Trang 35

nội dung pháp luật các công trình nghiên cứu đề cập tới đã mang tính lỗi thời, không

còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, đánh giá ưu điềm của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp Có học giả nhận xét, tính đến nay khung pháp lý điều chỉnh vẫn đề này đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, bước dau đã tạo ra căn cứ pháp lý dé điều chỉnh hoạt động định giá và quản lý nhà nước về định giá, góp phần thúc đây quá trình xây dựng và hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường Việt Nam hiện đại và hội nhập"5 Có ý kiến cho răng, các quy định về quy trình xác định giá trị doanh nghiệp và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã hoàn thiện và đồng bộ, không quá phức tạp và mang tính thực tiễn cao Đối với pháp luật về tái cơ cầu các TCTD, các nội dung pháp luật đã được quy định khá đầy đủ và chặt chẽ, từ đó giúp cho TCTD chủ động thực hiện hoạt động tái cơ cấu phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của TCTD, từ phía các cơ quan quan ly Nhà nước có cơ sở pháp lý dé can thiệp, xử lý các TCTD yếu kém nhằm tránh đồ vỡ hệ thống”

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu TCTD vẫn còn những điểm hạn chế, bat cập được các công trình nghiên cứu chỉ ra Tác giả Nguyễn Minh Hoàng (2017) cho rằng quy định hiện hành về phương pháp định giá tài sản chưa đầy đủ và phù hợp với việc định

giá tài sản trong thương vụ mua bán, sáp nhập NHTM; chưa có quy định pháp luật

hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị tài sản vô hình của NHTM khi mua bán, sáp nhập, trong khi các chuẩn mực dé xác định gia tri tai sản vô hình của doanh nghiệp còn sơ khai Nhóm tác giả Nguyễn Minh Huệ, Tăng Thị Phúc (2016) chỉ ra rằng hiện nay chưa có cơ chế pháp lý điều chỉnh đối với việc bảo vệ quyên lợi của các chủ thé có liên quan trong hoạt động tái co câu TCTD, đặc biệt là các cổ đông nhỏ Có nhận định cho răng, các quy định của pháp luật về việc xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tham gia xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau TCTD chưa thống nhất, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau gây khó khăn cho việc

áp dụng.

46 Phạm Thị Hồng Nhung (2017); Nguyễn Hồ Phi Hà (2018);

kí Nguyễn Thị Minh Huệ, Tang Thị Phúc (2016), Hoat động thâu tom và sáp nhập (M&A) trong quá trình tái

cau trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, Kỷ yêu Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thé chế cho sự phát

trién bền vững hệ thong ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

Trang 36

Ngoài ra, tac giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017)*8 cũng có những chứng minh cho thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập Có ý kiến cho rằng, việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu gặp khó khăn do đặc thù Việt Nam còn nhiều doanh nghiệp nói chung, TCTD nói riêng chưa niêm yét*?.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, tác giả Viên Thế Giang (2016)°° đánh giá rằng pháp luật hiện hành còn thiếu văng các quy định điều chỉnh cơ chế giám sát việc thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp trong tái cơ cấu TCTD, đặc biệt là vai trò của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hoạt động của các TCTD và chế tài xử phạt dé bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan Đồng thời, tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD, Ngân hàng Nhà nước dường như đặt trọng tâm vào việc thực hiện các nhiệm vụ của mình trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tô chức tín dung” hơn là việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều tiết, dẫn dắt các giao dich tái cơ cau theo tín hiệu thị trường.

1.2.2 Những kết quả nghiên cứu thực tiễn xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tải cơ cau các tổ chức tin dụng ở Việt Nam

Đối với việc đánh giá những thành tựu đạt được trong việc thi hành pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD ở Việt Nam, hiện nay có sự thiếu vắng các công trình nghiên cứu về nội dung này Trên thực tế, bởi sự co hẹp trong phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu chủ yếu đưa ra những đánh giá về kết quả thi hành pháp luật cho những nội dung pháp luật cụ thê Trong đó, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động M&A TCTD được nhiều học giả đề cập phân tích nhất Một số kết quả của việc thi hành pháp luật về hoạt động M&A TCTD như: (i) Góp phan giải quyết tình trạng sở hữu chéo giữa các TCTD”!; (ii) Góp phần giảm số lượng các TCTD từ đó hạn chế các

48 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), Những bắt cập trong việc xác định giả trị doanh nghiệp theo phương pháp

tài sản thuan, Kỷ yêu Hội thao khoa học cấp trường: Xác định giá trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính.

4° Lâm Thị Thanh Huyền (2017), Áp dụng phương pháp chiết khẩu dòng tiên trong thâm định giá trị các doanh

nghiệp chưa niêm yết, Kỷ yêu Hội thảo khoa học cấp trường: Xác định giá trị doanh nghiệp, Học viện Tàichính.

5° Viên Thế Giang (2016), Sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động sáp nhập các tổ chức tín

dụng hiện nay, truy cập ngày 01/8/2018 tại địa chi https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/su-tham-gia-cua-ngan-hang-nha-nuoc-trong-hoat-dong-sap-nhap-cac-to-chuc-tin-dung-hien-nay-244/.

>! Lý Hoang Anh & Phan Diên Vỹ (2014); Nguyễn Thi Minh Huệ & Tăng Thi Phúc; Nguyễn Khương (2017).

Trang 37

hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống”; (iii) Giúp cho các NHTMCP

có công ty con hoạt động chuyên ngành theo quy định của Luật các TCTD 2010

(thông qua M&A NHTM cổ phan với Công ty Tài chính); (iv) Tạo điều kiện cho các DNNN thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các NHTM và công ty tài chính Ngoài ra, tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà (2018) b6 sung thêm kết quả: quy trình thực hiện việc thẩm định đánh giá giá trị doanh nghiệp phục vụ mua bán, sáp nhập ở Việt Nam hiện tại day đủ, không quá phức tạp và có tính thực tiễn cao°Š.

Đối với việc đánh giá những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau TCTD ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra một số bất cập như:

- Tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ, Tăng Thị Phúc (2016) và Nguyễn Ngọc

Yến (2017) nhận định thông qua một số trường hợp tái cơ câu TCTD, không ít trường hợp xác định giá trị TCTD dựa trên cơ sở sự thoả thuận và thống nhất ý chí giữa các cô đông lớn, cá biệt, trong một số trường hợp tái cơ cấu, việc xác định giá trị doanh nghiệp không dựa trên các yếu tố về thị trường và không thực hiện theo các nguyên tắc, trình tự về xác định giá trị doanh nghiệp.

- Đối với việc định giá tài sản trí tuệ trong các thương vụ tái cơ cau TCTD, tác giả Vũ Thị Hai Yến (2018)* cho rang, việc định giá tài sản trí tuệ tại Việt Nam hiện nay còn thiếu chuyên nghiệp khi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt DNNN chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc định giá tài sản trí tuệ, nhiều doanh nghiệp thực hiện định giá một cách cảm tính hoặc băng một quyết định vội vàng, thiếu căn cứ khoa học Đồng thời Việt Nam chưa có một thị trường giao dịch tài sản trí tuệ minh bạch, chưa xây dựng cơ sở dt liệu chính thức vé các giao dịch tài sản sở hữu trí tuệ””.

- Quan tâm tới khía cạnh các chủ thê tham gia xác định giá trị doanh nghiệp, tác gia Thuy Nguyễn (2018) chỉ ra rằng, hiện nay có nhiều don vi tư van tham gia

52 Nguyễn Khương (2017); Nguyễn Hồng Sơn & Tran Thị Thanh Tú (2017).53 Nguyễn Hồng Sơn & Tran Thị Thanh Tú (2017); Nguyễn Xuân Thành (2016).

* Nguyễn Khương (2017); Lê Văn Luyện (2015).

55 Nguyễn Hồ Phi Hà (2018), tlđd.

56 Vũ Thị Hải Yến (2018), “Dinh giá tài sản trí tuệ trong thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mạiở Việt Nam”, Chuyên đề Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp,

cạnh tranh và quản lý nhân sự trong quá trình mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.

57 Vũ Thị Hải Yến (2018), tldd.

Trang 38

xác định giá trị các TCTD, giá cỗ phiếu của các TCTD, nhưng việc xếp hạng, năng lực pháp lý và uy tín của các đơn vị này còn chưa được pháp luật quy định Vì thế, bản thân các TCTD khi thực hiện hoạt động tái cơ cầu khó lựa chọn được đơn vị tư van phù hop, đáng tin cậy Chưa ké tới việc trên thực tế đã xuất hiện tinh trang các doanh nghiệp thẩm định giá chạy theo lợi nhuận nên đã không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục định giá khiến cho kết quả định giá bi sai lệch Hoặc có tình trạng doanh nghiệp thẩm định giá hợp tác với chủ thể có nhu cầu để định giá không chính xác nhằm trục lợi.

- Đối với thực tiễn thực hiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau TCTD, tác giả Thuỷ Nguyễn (2018) cho rằng việc lựa chọn

áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay chưa chính xác, không

phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp, gây thất thoát vốn của Nhà nước Tác giả Lâm Thị Thanh Huyền (2015) phân tích thực tế việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khẩu gặp khó khăn do đặc thù Việt Nam còn nhiều doanh nghiệp nói chung, TCTD nói riêng chưa niêm yết.

- Đối với việc thực hiện vai trò của Ngân hàng Nhà nước, tác giả Viên Thế

Giang (2016) nhận định, mức độ chủ động, độc lập của NHNN trong việc tham gia

vào hoạt động tái cơ cau TCTD và xác định giá trị doanh nghiệp chưa cao.

Về nguyên nhân của những hạn chế trên cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới Tựu chung lại có một số nguyên nhân được nhiều tác giả đồng thuận như: Một là, hệ thông văn bản pháp luật liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu TCTD chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bat cập°Š Hai /à, bản thân các chủ thê liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu TCTD chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, vai trò của mình cũng như những chế tài chưa đủ sức ran đe các chủ thé có hành vi vi phạm” Tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà (2018) bổ sung thêm một số nguyên nhân: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh tế vĩ mô chứa đựng nhiều bat cập; nguồn thông tin tham khảo phục vụ cho thâm định giá doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có; công tác đào

53 Nguyễn Ngọc Yến (2017); Nguyễn Hồ Phi Hà (2018).

3 Trân Văn Dũng (2006); Nguyễn Ngọc Yên (2017); Vũ Thị Hải Yên (2018).

Trang 39

tạo và bồi đưỡng chuyên môn chuyên ngành thâm định giá nói chung và thẩm định giá doanh nghiệp nói riêng còn yếu.

1.3 Đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Bên cạnh những công trình nghiên cứu đã ké trên có chứa đựng nội dung dé xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu các TCTD, nghiên cứu sinh còn tham

khảo tới bài nghiên cứu “A legal framework for systemic bank Restructuring” của

Margery Waxman (1998) Theo tác gia, cần xây dựng cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho việc tái cau trúc hệ thống ngân hàng, trong đó phải thé hiện được những nguyên tắc của việc tái cau trúc, nội dung, trình tự, thủ tục và đặc biệt là các van dé tài chính khi thực hiện tái cấu trúc.

1.3.1 Những kết quả nghiên cứu định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tdi cơ cấu các tổ chức tín dung ở Việt Nam

Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu TCTD ở Việt Nam, do đó, định hướng hoàn thiện pháp luật về nội dung này cũng chưa được thể hiện một cách hệ thống trong bat kì công trình nghiên cứu nào Tuy nhiên, dựa trên các công trình nghiên cứu dưới những phạm vi khác nhau liên quan đến Đề tài, nghiên cứu sinh nhận thấy một số định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu các TCTD được nhiều học giả thừa nhận và phân tích gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cau các TCTD phải thể hiện được tính đặc thù của doanh nghiệp là TCTD".

Tứ hai, hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp phải đồng bộ, thê hiện ở tất cả các nội dung, từ cách thức xác định, phương pháp xác định cho tới

quá trình xác định.

6° Margery Waxman (1998), 4 legal framework for systemic bank Restructuring, truy cập ngày 01/4/2017, tại

địa chi https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=172984.

6! Aswath Damodaran (2000); Vũ Thi Hải Yên (2018); Tim Koller (2015).

Trang 40

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong tái cơ cầu TCTD phải tuân theo quy luật thị trường.

Tht tw, hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong tái cơ cầu các TCTD phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc té®.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong tái cơ cầu các TCTD phải thể hiện được chiến lược và định hướng tái cơ cầu TCTD trong giai đoạn mớiẾ'.

1.3.2 Những kết quả nghiên cứu giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tai cơ cấu các tô chức tín dung ở Việt Nam

Trong các công trình nghiên cứu đã được đề cập, một số kết quả nghiên cứu giải pháp cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cầu các TCTD ở Việt Nam mang tính giá trị tham khảo như:

- Nghiên cứu sinh thời điểm năm 2017, cũng như tác giả Nguyễn Minh Hoàng (2017) cho rằng: cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định pháp luật cu thé điều chỉnh việc định giá tài sản trong hoạt động tái cơ cầu TCTD gan lién với các đặc trưng về tài sản của NHTM Thêm vào đó, trước đây, nghiên cứu sinh cho rang, cần hoàn thiện các quy định về tái co câu các TCTD, bởi pháp luật về tái cơ cầu TCTD có day đủ thì khi ban hành quy định về xác định giá trị TCTD mới đảm bảo tính thực thi, do việc xác định giá trị doanh nghiệp có liên quan mật thiết tới các nội dung khác trong hoạt động tái cơ cau các TCTD.

- Tác giả Dinh Thế Hùng trong Luận án “Kiểm toán xác định gid trị doanh nghiệp tại Việt Nam” (2011)® đề xuất cần thong nhất lại các quy định của pháp luật dé xác định cụ thê về các chủ thé tham gia vào hoạt động xác định giá doanh nghiệp và ghi nhận đầy đủ quyền và nghĩa vụ rõ ràng, chỉ tiết của từng chủ thể tham gia vào hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp Bên cạnh đó, gan trách nhiệm độc lập cua từng chủ thê tham gia xác định giá trị doanh nghiệp với kết quả định giá.

52 Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (2012); Nguyễn Xuân Thành (2016); Nguyễn Hồng Sơn &Trần Thị Thanh Tú (2012); Lê Văn Luyện (2015).

53 Lý Hoàng Ánh & Phan Diên Vỹ (2014); Phùng Văn Hùng (2009).

64 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014); Nguyễn Khương (2015, 2017).

65 Định Thế Hùng (2011), Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án tiễn sĩ kinh tế, Đạihọc Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w