BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TÊN ĐÈ TÀI
NGUYEN TAC “LUẬT CO MOI QUAN HE GẮN BO NHẤT”
TRONG TU PHAP QUOC TE- NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN
MA SO: DTCB.23/21-DHLHN
Chủ nhiệm đề tài: TS Bùi Thi Thu
Thư ký đề tài: ThS Hoàng Thanh Phương
HÀ NỘI - 2022
Trang 2BANG TU/THUAT NGU VIET TAT
BLDS Bo luat dan su
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
DUQT Điều ước quốc tế
MLHGBN Mối liên hệ gắn bó nhất
Lex Fori Luat Toa anLex Personnalist Luật nhân than
Lex loci contractus Luật nơi giao kết hợp đồng
Trang 3I Những van đề chung của việc nghiên cứu dé tai 38 1 Tính cấp thiết của đề tài - «¿5c SE 2E 1E11218112151111111 1111111 38
2 Tình hình nghiên CỨU - - Ă 12c 121331119 111 9111 g1 1n vn gệp 40QL, Tai Viet NOM 87n 402.2 Các công trình NOL HHỚC c3 6383318133 ESSEEEEsreksreeeesvrs 45
3 Mục đích nghiên cứu - - - - - 22c 132113321113 1311118111511 E1 Eerke 494 Nội dung nghiên CỨu - - - - c5 2c 132113391113 3185111151511 rerke 50
5 Phạm vi nghiên CỨU - - - E21 39211133111 9111 9 111101 11H 1H ng kp 50 I.Nội dung nghiên cứu của đề tài 51 2.1 Các van dé ly luận co ban vê nguyên tac “Luật có môi quan hệ gan bó nhất” trong tư pháp quốc tẾ -¿- - + 5s +k+k‡E+kEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrkee a2
2.1.1Khdi niệm “Luật có mối quan hệ gắn bó nhất ” -5c5sscccszcersec 52
2.1.3 Mục dich, vai trò của nguyên tac “Luật có mối liên hệ gan bó nhất”
trong tue hÁp QUOC ẨỄ - 5c SE‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111111111111 1111 e0 62 2.1.4 Phạm vi áp dụng- nội dung nguyên tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong Từ pháp qHỐC ẨẾ - - +52 SStEE*EEEE1E52151121511111121111211211111111 1111 xe 68 2.2 Nguyên tắc “Luật có mối liên hệ gắn bó nhất” trong pháp luật quốc tế va pháp luật các nước Common Law (Anh- Mỹ- Úc) - Thực tiễn áp dụng và thực
J8 77
2.2.1 Nguyên tac “Luật có mối liên hệ gan bó nhất” trong pháp luật quốc té 78 2.2.2 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất ở Liên mình châu Âu §2
Trang 42.3 Nguyên tắc “Luật có mối liên hệ gan bó nhất” trong pháp luật và thực
tiễn các nước Common law (Hoa kỳ- Anh- Úc) " g4
2.4 Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất theo pháp luật của Cộng hòa
Pháp, Bi- Thực tiễn áp dung và thực thi 5-5 csc+cscscsccecsrsrscxes 93
2.4.1 Nguyên tắc Luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất ở Pháp 93 2.4.2 Nguyên tắc Luật của nước có mối liên hệ gan bó nhất theo pháp luật Bi 95 2.4.3 Nguyên tắc Luật của nước có mối liên hệ gan bó nhất ở Quebec Canada 96
2.4.4 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Luật của nước có mối liên hệ gan bó nhất ở Pháp, Bi, Quebec C@H(đÌA c1 6%%3%11 811133 EEE35EEE+EEEEEEeseekeerks 98
2.5 Nguyên tắc luật có mỗi liên hệ gan bó nhất theo quy định và thực tiễn áp dụng
tại Nhật Bản và Trung Quốc 100
2.5.1 Nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất theo pháp luật
Nhật Bản và thực tiên (2) 1 ẶÀ 101
2.5.2 Nguyên tắc luật của nước có môi liên hệ gắn bó nhất theo pháp luật Trung Quốc và thực tiễn áp dụ!g - c5 TS E 1111111121111 xe 105 2.6 Nguyên tắc luật có mỗi liên hệ gan bó nhất trong Tư pháp quốc tế Việt Nam-Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam trong boi cảnh hội nhập quốc tế 111
2.6.1 Nguyên tắc luật có mối liên hệ gan bó nhất là nguyên tắc xác định pháp
luật áp dụng diéu chỉnh quan hệ dân sự có yếu t6 nước ngoài 113
2.6.2 Nguyên tắc luật có mối liên hệ gan bó nhất là một hệ thuộc luật
trong Từ pháp qHỐC ẲẾ + SE ESEEE2EEEE2111511212112111211111121111 1c 114 2.6.3 Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam 115 PHAN 3: CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU 123 CHUYEN DE 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE NGUYEN TAC LUAT CO MOI QUAN HE GAN BO NHAT TRONG TU PHÁP QUOC TẼ 123 CHUYEN DE 2: PHAP LUAT QUOC TE VE NGUYEN TAC LUAT CO MOI QUAN HE GAN BO NHAT 164
Trang 5CHUYEN DE 3: NGUYEN TAC LUAT CO MOI LIÊN HE GAN BO NHAT TRONG PHAP LUAT MOT SO NUOC (CONG HOA PHAP, QUEBEC CANADA) VA KINH NGHIEM DOI VOI VIET NAM 186 CHUYEN DE 4: NGUYEN TAC LUAT CO MOI QUAN HE GAN BO NHAT
TRONG PHÁP LUAT MOT SO QUOC GIA (NHẬT BẢN — TRUNG QUOC
— THAI LAN) - THUC TIEN AP DUNG, THUC THI VÀ KINH NGHIEM DOI VOI VIET NAM 220 CHUYEN DE 5: NGUYEN TAC LUAT CO MOI QUAN HE GAN BO NHAT
CHUYEN DE 6: THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC TIEN AP DUNG NGUYEN TAC LUAT CO MOI QUAN HE GAN BO NHAT TAI VIET NAM
TRONG BOI CANH HOI NHAP QUOC TE 275
Trang 6PHẢN 1
BAO CÁO TÓM TAT DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tư pháp quốc tế (Private international Law), là một ngành luật có tinh chất đặc thù và khá phức tạp trong hệ thông pháp luật các quốc gia và tai Việt Nam Ngành luật này được ví như một “chiếc cẩu noi” giữa hệ thống pháp luật trong nước với hệ thông pháp luật quốc tế Với tinh chất là một nghành luật có đối tượng điều chỉnh các quan hệ dân sự quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài), đặc trưng cơ bản của Tư pháp quốc tế là khi quan
hệ TPQT phát sinh luôn làm phát sinh các van đề xung đột pháp luật và xung đột quyên tai phán (còn gọi là xung đột thẩm quyên) Xung đột thâm quyền
xét xử nghĩa là một vụ việc có thể thuộc thâm quyền giải quyết của hai hay
nhiều cơ quan tài phán của các nước khác nhau Xung đột pháp luật là một vụ
việc (một quan hệ tư pháp quốc tế) có thể được áp dụng, điều chỉnh bởi hai
hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau Do đó, chức năng chính của Tư pháp
quốc tế là cần xây dựng các quy định giải quyết các van dé có phát sinh xung đột pháp luật và xung đột thâm quyên Dé giải quyết xung đột pháp luật, một trong các quy phạm cơ bản của tư pháp quốc tế là các quy phạm xung đột
(Conflict rules) Day là các quy phạm đặc thù riêng trong lĩnh vực tư pháp
quốc tế, nó có một chức năng duy nhất là lựa chọn hệ thống pháp luật phù hợp nhất (Choice of law) trong số hai hay nhiều hệ thống pháp luật có liên quan đến một quan hệ tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng dé giải quyết vụ việc Tuy nhiên, việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào là “phù hợp nhất”, giải quyết vụ
việc một cách hiệu quả nhất luôn là một vẫn đề pháp lý phức tạp, gây nhiều
tranh cãi cả về lý luận lẫn dưới góc độ thực tiễn của luật tư pháp quốc tế.
Trang 7Trong thực tiễn, khi giải quyết một vụ việc trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, cơ quan có thâm quyên sẽ lựa chọn một hệ thông pháp luật phù hop, trong số hai hay nhiều hệ thống pháp luật có liên quan dé giải quyết một vụ việc cụ thé Van dé đặt ra là lựa chọn hệ thống pháp luật nào trong số hai hay nhiều
hệ thống pháp luật có liên quan đó dé giải quyết van dé là van đề không đơn
giản Hiện nay, dưới góc độ lý luận, tư pháp quốc tế sử dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để giải quyết hai van đề XDPL và XĐTQ, nhưng biện
pháp chủ yếu là thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột dé xác định
luật áp dụng điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế Đây cũng là một loại quy phạm đặc thù và rất phức tạp trong việc áp dụng Tuy nhiên, một trong những
nguyên tắc cơ bản để xây dựng các QPXĐ là các QPXĐ phải đảm bảo lựa chọn một hệ thống pháp luật khách quan và có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ pháp lý phát sinh.
Với mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng thêm các luận cứ khoa học về Tư pháp quốc tế, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nguyên tắc luật có mối quan hệ gắn bó nhất trong Tư pháp quốc tế- những vấn dé by luận và thực tiễn ” là công trình nghiên cứu vì những lý do sau:
Tủ nhất, xuất phát từ bỗi cảnh hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ trên
phạm vi toàn cầu, những biến động to lớn của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ 4.0 đã gây nhiều ảnh hưởng tác động đối với các quốc gia, đặc biệt đối với
Việt Nam Trong may thập niên qua, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,
với chủ trương hội nhập, mở cửa nên kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Qúa trình đó đã làm gia tăng các quan hệ dân sự, thương mại giữa công dân, pháp nhân các nước với nhau, giữa công dân, cơ quan tô chức Việt Nam với
các bên nước ngoài tại Việt Nam Bối cảnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn,
thách thức với Việt Nam, đặc biệt trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tô nước ngoài Do đó cần hoàn thiện hệ thong pháp luật về lĩnh vực tư pháp quốc tế, phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế, tạo thuận lợi và nhằm đảm bảo
sự công băng, ôn định, an toàn cho các quan hệ dân sự trên phạm vi quôc tê.
Trang 8Thứ hai, về thực trạng tư pháp quốc tế Việt Nam là một ngành luật còn non trẻ, trước yêu cầu to lớn của thực tiễn về một hành lang pháp lý cho các quan hệ dân sự thương mại quốc tẾ, tuy nhiên đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý riêng về TPQT, các quy định về TPQT nam rải rác trong
nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thiếu tính thống nhất, phức tạp, khó áp
dụng Do chưa xây dựng được văn bản riêng, độc lập về TPQT, các quy định của TPQT Việt Nam năm chủ yếu trong các Bộ Luật Dân sự (1995, 2005 và
2015) và các văn bản hệ thống luật tư như Luật Thương mại 2005; Bộ Luật Lao động, Luật Đầu tư 2015, Luật Hôn nhân gia đình 2015, Luật sở hữu trí
tuệ (sửa đổi) 2019, Luật Hàng không 2015, Bộ luật Hàng hải 2015, Luật nuôi
con nuôi 2010, Bộ luật Tô tụng dân sự 2015, Luật Trọng tai 2010, Luật Quốc tịch 2014, Luật nhà ở 2014 và các văn bản dưới luật khác.
Đặc biệt, các quy định quan trọng nhất của TPQT Việt Nam hiện được
quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể tại Phần thứ năm BLDS năm
2015 về Pháp luật áp dung đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (từ Điều 663- 678) Có thé thấy, các quy định của phan thứ năm BLDS 2015 về
Pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã quy
định những vấn đề cốt lõi nhất của Tư pháp quốc tế, đây được coi như một
văn bản quan trọng về “Luật Tư pháp quốc tế” của Việt Nam hiện nay Phần thứ năm BLDS 2015 đã xây dựng các quy định mang tính nguyên tắc, các quy phạm xung đột chủ đạo, giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ nhân thân, tài sản, nghĩa vụ hợp đồng có yếu tổ nước ngoài.
Bên cạnh các văn bản pháp luật trong nước, hiện nay, việc tham gia các ĐUỢQT trong lĩnh vực TPQT của Việt Nam còn hạn chế, gây nhiều khó khăn
cho việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam đã ký kết và gia nhập một số điều ước quốc tế
trong lĩnh vực TPQT có nội dung điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tổ nước
ngoài Tiêu biểu có thê kế đến như: các Hiệp định (song phương) về tương trợ
tư pháp vê dân sự, thương mại, Hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và các nước
Trang 9(17 hiệp định, thỏa thuận có hiệu lực); Sau khi trở thành quốc gia thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế ké từ thang 4/2013, Việt Nam đã gia nhập hai Công ước của Hội nghị là Công ước số 33 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi 1993 và công ước Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại năm 1965 và tiếp đến là Công ước Apostille 1970- Công nhận các giấy tờ do cơ quan công quyền cấp Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước Viên của Liên Hợp quốc về
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) theo Quyết định của Chủ tịch
nước số 2588/2015/ QD-CTN Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành các
Hiệp định thương mại đa phương của WTO, các Hiệp định thương mại đa biên thé hệ mới (CPTPP, EVFTA ).
Nhu vậy, với hệ thong các DUQT hiện hành trong lĩnh vực TPQT, Việt
Nam tham gia vẫn còn hạn chế, có thể thấy, cho đến nay, Việt Nam tham gia
chủ yếu các DUQT trong lĩnh vực thương mại, dau tư Riêng lĩnh vực dân sự, nghĩa vụ, hợp đồng, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, số lượng các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên còn rat hạn chế, đây cũng là một rào cản đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, các quy định của TPQT hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Tứ ba, nguyên tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất (Law of the country
with which it is most closely connected) là nguyên tắc (còn gọi là hệ thuộc
luật trong TPQT) Có thể coi đây là một trong những nguyên tắc chung, có tính chất chủ đạo trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, nói cách khác đây được coi
như một hệ thuộc luật cơ bản nhất trong tư pháp quốc tế, được xây dựng và áp
dụng rộng rãi trong hệ thống pháp luật các nước và pháp luật quốc tế Tuy
nhiên, tại Việt Nam nguyên tắc này còn hết sức mới mẻ trong pháp luật Việt
Nam Từ BLDS 1995, trong một văn bản hướng dẫn thi hành BLDS, nguyên
tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất được sử dụng dé xác định luật áp dụng đối
Trang 10với những người nước ngoài có hai quốc tịch tại Việt Nam! Cho đến Bộ Luật
Dân sự năm 2015 tại phan thứ năm về Áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân
sự có yêu tố nước ngoài, lần đầu tiên, nguyên tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định trực tiếp tại Khoản 3 Điều 664 BLDS về Nguyên tắc xác
định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài và Điều
683 BLDS về hop đồng Đây là hai quy định mới trong BLDS, có tính chat là các quy phạm xung đột thông thường (QPXĐ) nên có đặc điểm là trừu tượng, phức tạp vì là quy phạm có tính chất điều chỉnh gián tiếp, dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với một quan hệ pháp luật của
TPQT, nên có thể gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng và thực thi pháp
luật Ké từ khi được xây dựng trong BLDS 2015 đến nay, việc áp dụng quy định này có thé gặp nhiều vướng mắc trong giải thích và áp dụng thực tiễn vi bản chất của các quy phạm xung đột là lựa chọn một hệ thống pháp luật và các hệ thuộc luật được lựa chọn là những nguyên tắc hết sức trừu tượng, khó áp dụng, đặc biệt khi các quy phạm này có thé dẫn chiếu đến các hệ thống
pháp luật của các nước khác nhau, các quy định của hệ thống pháp luật quốc
tế, pháp luật nước ngoài Tính phức tạp của nguyên tắc Luật có mối liên hệ gan bó nhất thé hiện không chỉ ở sự trừu tượng về mặt lý luận mà cả trong
thực tiễn áp dụng nguyên tắc, việc giải thích thé nào là “mdi liên hệ gan
bó ”? “luật gắn bó nhất? còn gây nhiều tranh cãi cả về lý luận lẫn thực tiễn Các tiêu chí, dau hiệu xác định dấu hiệu mối liên hệ gan bó nhất trong tư pháp
quôc tê cũng còn nhiêu tranh cãi dưới góc độ lý luận, nhiêu quan điêm phản
! Điều 7 ND 60 NĐ/CP ngày 6/6/1997 Hướng dẫn thi hành BLDS 1995 quy định: Năng lực hành vi dân
su của người nước ngoai
“1 Nang lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó làcông dân.
Năng lực hành vi dân sự của người không quốc tịch được xác định theo pháp luật của nước nơi người đóthường trú; nếu không có nơi thường trú, thì xác định theo pháp luật Việt Nam Năng lực hành vi dân sự củangười nước ngoài có từ hai quốc tịch nước ngoai trở lên được xác định theo pháp luật của nước mà người đócó quốc tịch và thường trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không thường trú tại mộttrong các nước mà người đó có quốc tịch, thì xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vàcó mối liên hệ gắn bó nhất về mặt nhân thân hoặc tài sản;
Trang 11biện không đồng nhất do sự phức tạp của các hệ thống luật tư của các nước dẫn đến việc áp dụng hệ thuộc luật này ở các nước cũng khá phức tạp.
Vì vậy, Đề tài khoa học này sẽ tập trung nghiên cứu tìm hiểu các vấn
đề lý luận cơ bản về khái niệm, các học thuyết, lịch sử hình thành nguyên tắc
luật có mối liên hệ gắn bó nhất, nội dung, phạm vi áp dụng của nguyên tắc Đồng thời công trình cũng tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của luật pháp quốc tế (Pháp luật của Liên minh châu Âu), công trình cũng nghiên
cứu tìm hiểu các quy định, thực tiễn giải thích và áp dụng hệ thuộc luật này ở
một số quốc gia như các nước trong hệ thống pháp luật Common Law (Anh-Mỹ- Úc), các nước trong hệ thống Civil Law ở châu Âu (Cộng hòa Pháp, Que bec- Canada, Bi) và các nước châu A (Trung Quốc, Nhật bản, Thái Lan) Đây là các quốc gia tiêu biểu, có hệ thống pháp luật về TPQT phát triển cả về lý luận và thực tiễn áp dụng vấn đề này, đại điện cho các hệ thống pháp luật lớn trong thế giới đương đại Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật của các quốc gia trên, Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng
nguyên tac Luật có mối liên hệ gan bó nhất tại hệ thống các cơ quan tài phán thông qua các án lệ của tòa án và trọng tài nhằm học tập, tiếp thu các kinh nghiệm và đóng góp cho lý luận cũng như việc giải thích áp dụng quy định này tại hệ thong các cơ quan tai phán Việt Nam, và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề sau:
Thr nhất, nghiên cứu những van dé lý luận cơ bản về nguyên tắc Luật
có mối liên hệ gan bó nhất trong tư pháp quốc tế như khái niệm, ý nghĩa, lich
sử hình thành phát triển, các học thuyết về nguyên tắc này
Thứ hai, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của các DUQT và pháp luật một số quốc gia về nguyên tắc Luật có môi liên hệ gắn bó nhất, trên
cơ sở đó làm rõ thực tiễn áp dụng và thực thi các quy định này và rút ra các kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật tại Việt Nam.
Trang 12Thứ ba, đề tài cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất, thực tiễn áp dụng nguyên tắc này tại Việt Nam, qua đó tìm hiểu những khó khăn, phức tạp khi áp dụng tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Cuối cùng, thông qua việc nghiên cứu tất cả các van dé trên, mục dich nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu kinh nghiệm, thực tiễn áp dụng và thực thi nguyên tắc luật có mối quan hệ gắn bó nhất trên phạm vi quốc tế và tại các
quốc gia có hệ thống pháp luật tiêu biểu, đại diện cho các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu trong việc nghiên
cứu, giảng day tại các cơ sở đào tạo Luật chuyên ngành pháp luật quốc tế Dé tài cũng là tài liệu quan trọng cho các cơ quan lập pháp, xây dựng pháp luật
quốc tế, cho các cơ quan tài phán như tòa án, trọng tài, chuyên gia pháp lý, người thực hành nghề luật tham khảo học tập kinh nghiệm về giải quyết các
tranh chấp trong lĩnh vực tư pháp quốc tế 3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc luật có mối
quan hệ gắn bó nhất trong tư pháp quốc tế.
Nội dung 2: Nguyên tắc luật có mối liên hệ gan bó nhất trong pháp luật quốc tế và pháp luật các nước Common law (Anh — Mỹ- Úc) thực tiễn áp
Nội dung 3: Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong pháp luật một số nước châu Âu (CH Pháp, Que bec Canada, Bi)- Kinh nghiệm đối
với Việt Nam.
Nội dung 4: Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất theo quy định
và thực tiễn áp dụng tại Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan và kinh nghiệm đối
với Việt Nam.
Trang 13Nội dung 5: Nguyên tắc luật có mối quan hệ gắn bó nhất trong Tư
pháp quốc tế Việt Nam- Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc
tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4 Pham vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về
nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong tư pháp quốc tế, đồng thời tìm hiểu các quy định về nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong một
số DUQT quan trọng của EU và pháp luật một số quốc gia trong hệ thống
pháp luật Civil Law (Cộng hòa Pháp, Quebec Canada, Bỉ, Trung Quốc, Nhật
bản, Thái Lan ), pháp luật các nước Common Law (Anh, Mỹ) và các quy
định của PLVN Thông qua việc nghiên cứu pháp luật các nước, đề tài sẽ rút
ra những đánh giá, nhận xét về pháp luật và thực tiễn áp dụng thực thi nguyên
tắc này ở các nước, tiếp thu các kinh nghiệm áp dụng nhằm xây dựng và hoàn
thiện pháp luật Việt Nam.
5.Phuong pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:
- Phương pháp hệ thống và phân tích tổng hợp là những phương pháp
được sử dụng pho biến nhất dé làm sáng tỏ những vấn dé lý luận, pháp lý và
thực tiễn pháp luật về nguyên tắc Luật có mỗi quan hệ gắn bó nhất xuyên suốt
các nội dung nghiên cứu của Đề tài;
- Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng dé đánh giá điểm tương
đồng, khác biệt về pháp luật, áp dụng pháp luật về nguyên tắc này ở các nước
cũng như mức độ tương thích của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế
trong lĩnh vực này;
- Phương pháp suy luận logic được sử dụng dé xem xét các khía cạnh, yếu tố của việc hình thành, phát triển của nguyên tắc rút ra những đánh giá,
Trang 14nhận xét về pháp luật và thực tiễn áp dụng thực thi nguyên tắc của các quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
6.Sản phẩm chính của đề tài
STT Tên sản phẩm Số lượng, hình thức l Hệ chuyên đê 06
2 Báo cáo tông hợp 01
3 Bài báo khoa học 01
6.1 Những van dé lý luận cơ bản về nguyên tắc luật có mối quan
hệ gắn bó nhất trong tư pháp quốc tế.
6.1.1 Khái niệm “Luật có mối quan hệ gắn bó nhất”
Thuật ngữ “Luật có mối quan hệ gắn bó nhất” hay mỗi liên hệ gắn bó
nhất (Most closest connection law, hay Law of the country with which it is
most closely connected) là thuật ngữ thường được sử dung trong một số hệ thống pháp luật của một số quốc gia và trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Theo nghĩa rộng, khái niệm luật có mối liên hệ gắn bó được sử dụng xuất phát từ quan niệm cho rằng khi một quan hệ pháp luật tư có tính chất quốc tế phát
sinh, quan hệ đó có thể có mối liên hệ với nhiều quốc gia khác nhau, do đó
cần lựa chọn một hệ thống pháp luật của quốc gia nào có mối liên hệ gắn bó
nhất với van dé pháp ly đó Nói cách khác, trong số hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng điều chỉnh một quan hệ pháp lý thì hệ thống pháp luật “có mdi liên hệ gắn bó nhất” với quan hệ đó sẽ được lựa chọn áp dụng Theo khái niệm rộng, nguyên tắc “Luật có MLH gan bó nhất”,
là nguyên tắc bao trùm trong việc xây dựng các quy phạm XD và cả các quy
phạm giải quyết van đề xung đột quyền tài phán trong TPQT Cụ thé, khái niệm Luật có mối liên hệ gắn bó nhất được coi là một dấu hiệu có tính chất “kết noi” một hệ thông pháp luật với một quan hệ pháp ly cụ thể Về bản chat, để xác định cơ quan tài phán nào (Choice of Courts), và hệ thống pháp luật nào được áp dung (Choice of laws) trong số hai hay nhiều tòa án, hai hay nhiều hệ thống pháp luật có liên quan đến một tình huống cụ thể, tư pháp
Trang 15quốc tế xây dựng hệ thống các quy phạm có chứa đựng các các nguyên tắc chọn luật áp dụng đều phải có “mối quan hệ gắn bó ” giữa một vẫn đề pháp lý với một hệ thống pháp luật nhất định Điều đó thể hiện rất rõ trong các nguyên tắc cơ bản trong TPQT hiện nay.
Khái niệm Luật có mối quan hệ gắn bó nhất còn được hiểu theo nghĩa
hẹp, hay đây chính là một trong những hệ thuộc luật (rattachement) cơ bản
trong Tư pháp quốc tế, là một bộ phận trong quy phạm xung đột của TPQT, có chức năng dé xác định luật áp dụng (Choice of laws) Với vai trò là một nguyên tắc độc lập trong TPQT có thể thấy đây là một nguyên tắc xác định thứ tự các loại nguồn luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu t6
nước ngoai.
Tại Việt Nam, thuật ngữ nay được sử dung theo 2 cach là Luật có moi liên hệ gan bó nhất hoặc Luật có mối quan hệ gắn bó nhất Nếu xét dưới góc
độ coi các quan hệ của TPQT là các quan hệ pháp luật thì có thể sử dụng là
Luật có mỗi quan hệ gắn bó nhất Còn xét dudi góc độ coi việc xác định luật
áp dụng dựa trên tiêu chí gi thì có thé sử dụng khái niệm /uật có mối liên hệ gắn bó nhất Nhóm nghiên cứu tôn trọng cách sử dụng thuật ngữ theo cả hai
cách trên”.
Do đây là một nguyên tắc trừu tượng, phức tạp trong Tư pháp quốc tế,
việc giải thích, áp dụng nguyên tắc theo pháp luật các nước cũng có nhiều
quan điểm khác nhau, gây nhiều tranh cãi Đặc biệt tại Việt Nam, nguyên tắc này lần đầu được xây dựng trong một số văn bản như BLDS 1995, 2005 và
đặc biệt nhất là BLDS 2015 Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có các quan điểm
chính thống về cách giải thích và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng, gây nhiều
khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật, nên trước hết cần thiết tìm hiểu làm rõ các van đề lý luận của nguyên tắc.
6.1.2 Lịch sử hình thành- các học thuyết về Luật có mối liên hệ gan bó nhất
? BLDS 2015 hiện sử dụng thuật ngữ: “Luật có mối liên hệ gắn bó nhất” (Điều 664, 683 BLDS).
Trang 16Sự ra đời các nguyên tắc cơ bản trong tư pháp quốc tế về chọn luật áp
dụng có một lịch sử hình thành phát triển lâu đời và dựa trên nhiều học thuyết
lớn về Tư pháp quốc tế.
Một trong những học thuyết quan trọng đầu tiên, có ảnh hưởng lớn đến tư pháp quốc tế ngày nay đó chính là Học thuyết của các học giả theo trường phái Quy chế (Statutists'), gọi là “Học thuyết trường phái quy chế” (Statute theory), mà người tiên phong là Bartolus (1314 — 1357) vào thé kỷ 14 ở Italia
và sau này được phát triển bởi Friedrich Carl von Savigny (1779-1861) - một
luật gia nổi tiếng người Phổ (nay là Đức) Học thuyết đã đặt nền móng cho việc xác định các luật lệ được áp dụng đối với các quan hệ tư phải là luật của nước có mối liên hệ gắn bó với nước đó, thông qua các hệ thuộc luật Các quy phạm xung đột được xây dựng va ban hành nhằm ấn định hệ thống pháp luật cần áp dụng dé điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Luật được áp dụng đối với các quan hệ tư có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định băng cách kết nối quan hệ pháp luật đó với một hệ thống pháp luật quốc gia tương ứng với bản chat của quan hệ đó (localisation).4
Ngày nay, các học thuyết hiện đại cũng như thực tiễn về Tư pháp quốc
tế có khuynh hướng phát triển đa dạng các giải pháp giải quyết xung đột pháp
luật trên cơ sở kế thừa các lý thuyết về Tư pháp quốc tế trước đây, nhăm đáp
ứng yêu cầu điều chỉnh đối với từng trường hợp cụ thể, tránh xây dựng các
giải pháp mang tính học thuật, không có khả năng áp dụng hiệu quả trong
thực tế Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, việc thúc đây các giải pháp có tính quốc tế bằng cách xây dựng các điều ước quốc tế có chứa đựng quy phạm xung đột và quy phạm thực chất cũng là một giải pháp ngày
càng được các quôc gia quan tam.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, 2017, tr 62-63.
4 Friedrich Carl von Savigny, Private international law and the restrospective operation of statues: A treatise
on the conflict of laws and the limits of their operation in respect to place and time, dich boi WilliamGuthrie, 2nd Edition, The Law Book Exchangge Ltd, 2003.
Trang 176.1.3 Mục đích, vai trò của nguyên tắc “Luật có mỗi quan hệ gắn bó nhất ” trong tư pháp quốc té
Dưới góc độ thực tiễn, các quy phạm pháp luật được xây dựng phải
đảm bảo một số yêu cầu về tính hiệu quả, tính kinh tế bảo đảm được trật tự, công bằng xã hội các quan hệ tư là các quan hệ phản ánh quyền lợi cụ thé của các chủ thé trong đời sống dân sự quốc tế, nên các quy định của luật tư trước hết phải được xây dựng bảo vệ các quyên lợi tư.
Dưới góc độ lý luận, có hai quan điểm về vai trò của nguyên tắc Luật có mỗi quan hệ gắn bó nhất trong tư pháp quốc tế, thi nhát, đây là nguyên tắc chủ đạo trong xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ thuộc lĩnh vực điều
chỉnh của tư pháp quốc tế" và quan điểm thứ hai cho rằng nguyên tắc này
mang tính chất dự phòng (bồ trợ) cho quá trình chọn luật Nói cách khác, khi không có quy tắc lựa chọn luật nào khác được áp dụng trong một trường hợp cụ thê, thì tòa án sẽ áp dụng luật của nơi mà tòa án cho là có mối quan hệ quan trong/gan bó nhất với vụ việc dé giải quyết van đề.
Cụ thé, vai trò của hệ thuộc Luật có mối liên hệ gan bó nhất trong Tư pháp quốc tế thé hiện cụ thé trên 4 phương diện co bản như sau: Luật có mối liên hệ gan bó nhất là một nguyên tắc để xây dựng quy phạm xung đột; Luật có mỗi liên hệ gắn bó nhất là một nguyên tắc dé bổ khuyết cho hệ thuộc luật chính; (iii) Luật có mối liên hệ gắn bó nhất là một nguyên tắc dé khắc phục
nhược điểm của quy phạm xung đột (iv) Áp dụng luật có mối quan hệ gắn bó
nhất dé hạn chế hành vi lạm quyên, lân tránh pháp luật trong việc chọn luật áp
Pháp luật mỗi quốc gia, tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ xây dựng các
quy phạm xung đột chứa đựng nguyên tắc Luật có MQHGB nhất khác nhau 6.1.4 Phạm vi áp dung- nội dung nguyên tắc Luật có moi quan hệ gắn bó nhất trong Tư pháp quốc tế
5 Theo cách tiếp cận này có một số quốc gia tiêu biéu như: Áo, Bulgaria, Bukrina Faso Theo Phan Hoài
Nam, Học thuyêt “Môi liên hệ gan bó nhât” trong Tư pháp quôc tê một sô nước và Việt Nam, Tạp chí Khoahọc pháp lý Việt Nam.
Trang 18Có hai quan điểm chính về phạm vi áp dụng của nguyên tắc này, theo đó quan điểm thứ nhất cho rằng phạm vi áp dụng của nguyên tắc rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực của TPQT cả trong lĩnh vực xung đột thâm quyền và trong lĩnh vực xung đột pháp luật và quan điểm theo nghĩa hẹp coi nguyên tắc Luật có MLH gan bó nhất là một hệ thuộc luật trong TPQT được áp dụng trong một số quan hệ cụ thé như các QPXD khác.
Theo pháp luật Việt Nam, hiện nay nguyên tắc luật có MLHGB nhất
được sử dụng dường như theo quan điểm hẹp, nghĩa là nó chỉ áp dụng trong lĩnh vực giải quyết XĐPL, không áp dụng trong lĩnh vực giải quyết các van đề về xung đột quyền tài phán.
Cụ thé, theo pháp luật Việt Nam, hiện nay nguyên tắc luật co MLHGB
nhất được sử dụng dường như theo quan điểm hẹp, nghĩa là nó chỉ áp dụng
trong lĩnh vực giải quyết XDPL, không áp dụng trong lĩnh vực giải quyết các
van đề về xung đột quyền tài phán Với tinh chất là một QPXD, nguyên tắc này được coi như 1 hệ thuộc luật (Choice of law) và áp dụng trong một sỐ
trường hợp cụ thể: Thứ nhất, nó là một nguyên tắc xác định thứ tự các loại nguồn luật (Điều 664 BLDS 2015); thứ hai nó được áp dụng trong xác định
luật áp dụng đối với người có hai hay nhiều quốc tịch (Điều 672 BLDS) và
các quan hệ nghĩa vụ hợp đồng (Điều 683 Khoản 2, 3 BLDS 2015).
Tuy nhiên, để có thể thấy một cách bao quát phạm vi áp dụng của
nguyên tắc Luật có MLHGB nhất trong TPQT được áp dụng trên phạm vi rộng, một cách tông thé phạm vi áp dụng của nguyên tắc này được thể hiện
trong hầu hết các nhóm quan hệ của TPQT: Quan hệ nhân thân, quan hệ tài
sản, quan hệ nghĩa vụ, hợp đồng, và cả trong van đề xung đột thâm quyền xét xử.
6.2 Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước Common Law - Thực tiễn áp dụng và
thực thi
Trang 196.2.1 Nguyên tắc “Luật có mối liên hệ gắn bó nhất” trong pháp luật quốc té
Nguyên tắc Luật có MLHGB nhất được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế với tính chất là một quy phạm xung đột cơ bản trong việc xác
định luật áp dung trong hai lĩnh vực hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hop đồng, tiêu biểu nhất là các quy định của Hội đồng châu Âu năm 2008-Quy định Rome I về Luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng và Rome II về Luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ ngoài hợp đồng.
Nguyên tắc Luật có mối quan hệ gan bó nhất được thê hiện cu thé tai Điều 4 Quy định Rome I năm 2008 về Luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng Điều 4 có nội dung xác định luật áp dụng khi các bên trong hợp đồng không chọn luật điều chỉnh hợp đồng, dựa trên nguyên tắc chung răng luật có mối quan hệ gắn bó nhất nên được dùng dé điều chỉnh hợp đồng và
mối quan hệ này là phù hợp nhất dựa trên các quy tắc xung đột luật- Luật nơi
thực hiện nghĩa vụ đặc trưng (characteristic performance).
Theo Quy định Rome I việc xác định luật phù hợp và có mối quan hệ
gan bó nhất với hợp đồng là luật đang có hiệu lực nơi cư trú thường xuyên hoặc có trụ sở (Habifual residence) của bên thực hiện những nghĩa vụ đặc
trưng của hợp đồng như được quy định tại Điều 19 Quy định Rome I Dé làm
rõ nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng trong quan hệ hợp đồng, Điều 4 Quy định Rome I liệt kê một loạt các loại hợp đồng cu thé và quy tắc xác định luật áp dụng cho mỗi loại Đoạn 3 nêu ra một điều khoản loại trừ: nếu tìm được mỗi
liên hệ gần gũi hơn hắn với một quốc gia khác thì áp dụng luật của quốc gia đó Cuối cùng, khi toàn bộ các đoạn 1 và 2 đã được dùng những vẫn không thê xác định được luật áp dụng thì sử dụng nguyên tắc luật có mối liên hệ gan bó nhất.
Bên cạnh Rome I, một lĩnh vực quan trọng khác của TPQT cũng sử
dụng nguyên tắc Luật có MQHGB nhất trong giải quyết XDPL thuộc lĩnh vực
nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng Đó là Quy định Rome II về luật áp dung
Trang 20doi với quan hệ nghĩa vụ ngoài hợp đồng là một trong những DUQT quan
trọng nhất trong lĩnh vực xác định luật áp dụng đối với các van đề bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng: được lợi không có căn cứ pháp luật, thực hiện công
việc không có ủy quyên, và lầm lẫn khi giao kết hợp đồng Nội dung các quy
định của Rome II nhìn chung cũng xây dựng các nguyên tắc chọn luật áp
dụng truyền thống của TPQT và đặc biệt áp dụng nguyên tắc Luật có
MLHGB nhất như một nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề nghĩa vụ ngoài
hợp đồng.
Cụ thé là: Trong các vụ việc về nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng - Luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ thiệt hại ngoài hợp đồng là
luật nơi thiệt hại xảy ra hoặc luật nơi thường trú của cả người bị quy trách nhiệm và người chịu thiệt hại tại thời điểm thiệt hại xảy ra Tuy nhiên, nếu tồn tại nơi có liên hệ gắn bó hơn sau khi xem xét tong thé vụ việc thì áp dụng luật nơi đó.
- Luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ việc được lợi không có căn cứ pháp luật là luật điều chỉnh mối quan hệ có mối liên hệ gắn bó nhất với việc được lợi không có căn cứ pháp luật đó.
Nguyên tắc này cũng được thừa nhận trong các án lệ quốc tế Trong
thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án châu Âu, một trong những nguyên
tắc cơ bản xác định luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng chính là Luật của nước có môi liên hệ gắn bó nhất Trong từng vụ việc cụ thé, Tòa án sẽ phải dựa vào tông hợp các tình tiết của vụ việc để xác định một hợp đồng sẽ gắn bó với một quốc gia cụ thê nào nhất.
Tiêu biểu có thé kể đến trong một ban án của Tòa Công lý của Liên minh châu Au-CJUE, Arrét de la Cour (troisième chambre),
12 septembre 2013, Belgische Petroleum Unie VZW and Others v Belgische
Staat, Affaire C-64/125 Theo quan điểm của Toa án Công lý châu Âu, việc
5 Có thé xem được tại:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/FR/TXT/HTML/?uri=CELEX:62012CC0064&from=EN [truy cập ngày 23/1/2022]
Trang 21xác định luật áp dụng đối với hợp đồng lao động phải dựa trên mối liên hệ găn bó nhất của hợp đồng đó với một quốc gia cụ thể, chứ không nhất thiết
phải là luật của nước nơi thực hiện công việc thường xuyên.
6.2.2 Nguyên tắc “Luật có moi liên hệ gắn bó nhất” trong pháp luật và thực tiễn các nước Common law (Hoa kỳ- Anh- Uc)
Các quốc gia theo truyền thống thông luật như Vương quốc Anh, Úc hay Hoa Kỳ đều lay nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất làm trọng tâm
khi tìm kiếm luật dé áp dụng giải quyết các vụ việc Nhóm tác giả lựa chọn
mang hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dé phân tích và đánh
Theo pháp luật Hoa Kỳ, trong Tập hợp các chuyên luận (thi? hai) về Xung đột Pháp luật, § 6 “Các Nguyên tắc Lựa chọn Luật”, được xuất bản bởi Viện Luật Hoa Kỳ, quy định 2 nguyên tắc cơ bản cho Tòa án trong việc chọn luật áp dụng: (1) Tòa án, chịu sự hạn chế của hiến pháp, sẽ tuân theo một chỉ thị luật định của tiểu bang riêng của mình về việc lựa chọn luật; (2) Khi không có các hướng dẫn như vậy, các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn
nguyên tac luật áp dung sẽ dựa trên các yêu cầu cụ thé Tại Anh, với việc ban hành Đạo luật về Hợp đồng (Luật áp dụng) năm 1990, tham gia Công ước Rome năm 1980 và Quy định Rome I năm 2008, Vương quốc Anh chính thức
luật hóa các quy tắc xác định luật áp dụng cho hợp đồng Khi Anh rời khỏi
Liên minh châu Âu (EU), hệ thống các quy tắc này không có gì thay đổi do Anh đã chuyền hóa Quy định Rome I vào hệ thông pháp luật của mình.
Tương tự như hợp đồng, tại Anh, van đề bồi thường thiệt hại ngoài hop đồng cũng được luật hóa qua Đạo luật Tư pháp Quốc tế (các quy định khác) năm 1995 và Quy định Rome II năm 2008 Mốc năm 1995 đánh dấu việc xóa bỏ quy tắc yêu cầu các khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
Trang 22yếu tổ nước ngoài ở Anh phải dam bảo có thé thực hiện được theo luật của cả
nơi hành vi gây thiệt hại diễn ra và nơi tòa án thụ ly.’
Là những quốc gia đại diện điển hình trong hệ thống Luật Common Law, tại Hoa Kỳ, Anh Úc các án lệ và quan điểm của Tòa án và các học giả
cũng là một loại nguồn chính thống áp dụng giải quyết trong thực tiễn các vụ
việc liên quan đến nguyên tắc Luật có MLH gắn bó nhất.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, Tòa án Mỹ cũng đã áp dụng nguyên tắc Luật có MLHGB nhất trong một số vụ việc, tiêu biểu có thé kế
đến: Case Sirius Computer Solutions, Inc v Sparks Tòa án Texas đã đưa ra
các luận giải cho việc áp dụng luật có MLHGB nhất trong một HD lao động:
Case Wahl v General Electric Company: Vụ việc tranh chấp về nghĩa vụ ngoài HĐ trong một vụ kiện sử dụng thuốc tân được gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Luật có MLH gắn bó nhất cũng được
luận giải qua một án lệ tại Tòa án Anh: Case Amin Rasheed Shipping Corp v Kuwait Insurance Co Tranh chap trong một hợp đồng bảo hiểm tàu biển; Tranh chấp hop đồng tư vấn giữa Ennstone Building Products Limited va Stanger Limited (Stanger Limited).
6.3 Nguyên tac luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong pháp luật một số
nước Civil law — Thực tiễn áp dụng
Là hai quốc gia thuộc liên minh châu Au, Cộng hòa Pháp và Bi là thành
viên của các DUQT thuộc Liên minh châu Âu, thuộc hệ thông Civil law, việc xác định luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng
phải tuân theo hai Nghị định Rome I và Rome II Đối với các quan hệ nghĩa
vụ hợp đồng và ngoài hợp đồng không thuộc phạm vi điều chỉnh của hai Nghị
định trên thì việc xác định luật áp dụng sẽ dựa vào các quy phạm xung đột trong TPQT mỗi nước Bỉ đã có luật riêng về TPQT năm 2004, tuy nhiên,
7 Charles Dougherty, Lucy Wyles, Harding v Wealands, The International and Comparative Law Quarterly,
Apr., 2007, Vol 56, No 2 (Apr., 2007), pp 443-453.
Trang 23Pháp không có một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế và pháp luật của Pháp cũng không có quy định về xác định luật dựa trên mối liên hệ gắn bó nhất Trong thực tế, chính tòa án là cơ quan đưa ra nguyên tắc và áp dụng nguyên tắc.
Ở Pháp, những quy định về TPQT vẫn chủ yếu nằm trong BLDS Pháp
năm 1804 (Code Civil 1804) còn gọi là BLDS Napoleon có lịch sử và nội
dung được sử dung, áp dung cho đến tận ngày nayŠ Trong thực tiễn giải
quyết của tòa án, nguyên tắc mối liên hệ gắn bó nhất được tòa án sử dụng dé
giải quyết ba van đề lớn của tư pháp quốc tế, đó là xung đột thâm quyền xét xử tranh chấp dân sự quốc tế, xung đột pháp luật, và thâm quyền xét yêu cầu công nhận và thi hành quyết định dân sự nước ngoài (bao gồm quyết định, bản án của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài) Bên cạnh 3 quy định nén tảng về luật áp dung và thẩm quyền xét xử ra đời từ hơn hai thế kỷ qua, Pháp mới chỉ thông qua thêm một số ít quy định về luật áp dụng đối với quan hệ cha, me và con? và ly hôn!?
Tại Bi, các quy định tư pháp quốc tế nằm tải rác trong nhiều văn bản khác nhau, lạc hậu và không đầy đủ Liên quan đến xác định pháp luật áp
dụng, quy phạm xung đột tạo nền tang cho tư pháp quốc tế Bi chỉ là điều 3
BLDS năm 1804 mà người Bi dùng của người Pháp và từ đó cho đến khi có
luật tư pháp quốc tế (năm 2004) chưa có sự thay đổi Trong khi đó các quan
hệ dân sự quốc tế đã thay đổi cơ bản.
Trên góc độ lập pháp, mối liên hệ gắn bó nhất không chỉ được sử dụng
như một nguyên tắc dé xây dựng quy phạm xung đột mà còn được sử dụng dé bồ khuyết cho hệ thuộc luật chính và để khắc phục nhược điểm của quy phạm
xung đột Trên góc độ áp dụng, do các văn kiện của Liên minh chau Au, cũng
8 Tuy nhiên, cách diễn giải các điều luật này thì có thay đổi Một ví dụ cụ thể về sự thay đổi: theo hai điềuluật trên, Tòa án Pháp sẽ không có thâm quyền xét xử các tranh chấp mà tất cả các bên đều là người nước
ngoài Tuy nhiên, trong một bản án năm 1948 (án lệ Patino) liên quan đến vụ án ly hôn giữa hai người nước
ngoài cư trú tại Pháp, Tòa tối cao Pháp kết luận răng quôc tịch nước ngoài của các bên tranh chấp không phải
là căn cứ dé Tòa án Pháp không có thâm quyền.
° Điều 311.14-311.18.!9 Điều 310 BLDS
Trang 24như các văn bản pháp luật của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đều không đưa ra định nghĩa thế nào là mối liên hệ gắn bó nhất, mà chỉ đưa ra các chỉ dẫn mang tính định hướng, nên trong thực tế tòa án sẽ có quyền
tự mình xác định dựa trên tổng hợp các tình tiết của vụ việc Ở cấp độ Liên
minh, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc
diễn giải nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định
trong các văn kiện của Liên minh, thông qua việc trả lời các câu hỏi thỉnh thị
của các tòa án quốc gia Chính điều này tạo ra sự thống nhất (một cách tương đối) trong việc áp dụng các quy định về xác định luật áp dụng dựa trên mối
liên hệ gắn bó nhất.
Thực tiễn giải quyết các vụ việc liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc Luật có MLHGB nhất tại tòa án Pháp, Bi khá phong phú Thực tiễn xét xử ở Pháp cho thấy nguyên tắc về mối liên hệ gắn bó nhất là một nguyên tắc cơ
`^
bản trong xác định thâm quyền và luật áp dụng.
6.4 Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất theo quy định và thực tiễnLá
áp dụng tai Nhật ban, Trung Quốc, Thai lan và kinh nghiệm đối với ViệtNam.
Nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đã được ghi nhận
trong Tư pháp quốc tế Nhật Bản từ Đạo luật về Luật áp dụng, Horei (Act on
the Application of Laws),! năm 1989, nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gan bó nhất đã được sử dụng dé xác định luật áp dụng đối với một số van dé như kết hôn có yếu tô nước ngoài, quan hệ giữa cha, mẹ con có yếu tố
nước ngoài!?
Hiện nay, các nhà làm luật tại Nhật Bản đã có hai cách thức để giải
quyết van đề này Cách thức thứ nhất là ghi nhận một cách trực tiếp luật của
!! Đạo luật về Luật áp dụng được ban hành ngày 21 tháng 06 năm 1898 và có hiệu lực kể từ ngày 16 thang 07năm 1898 Day là đạo luật về Tư pháp quốc tế đầu tiên được ban hành va có hiệu lực tai Nhật Bản Xem
thêm: Yoshiaki Sakurada, The origin and Evolution of Privae International Law in Japan, Japanese Yearbookof International Law, volume 56 (2013), tr 164-180 Đạo luật được sửa đổi bồ sung nhiều lần vào các năm
1942, 1947, 1964, 1986, 1989; https://www.refworld.org/docid/3fbde9922.html
2 Điều 14 Đạo luật về Luật áp dụng 1898 sửa đổi năm 1989.
Trang 25nước có mối liên hệ gan bó nhất như một hệ thuộc bồ sung cho các hệ thuộc của quy phạm xung đột nhằm lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.!? Cách thức thứ hai đó là xây dựng điều khoản loại trừ (“escape clause”) cho phép cơ quan có thấm quyền áp dụng pháp luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó hơn so với nước đã được ấn định
bởi quy phạm xung đội.
Pháp luật Nhật Bản cũng không có quy định cụ thê giải thích nguyên
tắc luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất Ngay trong trường hợp của quan hệ hợp đồng, khác với các quốc gia khác, các nhà làm luật Nhật Bản không liệt kê các loại hợp đồng cụ thê và ấn định luật của nước có mối liên hệ gắn
bó nhất Theo cơ quan lập pháp của Nhật Bản, tuy việc liệt kê các loại hợp
đồng cụ thé và ấn định luật của nước được coi là nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó sẽ giúp làm rõ nội dung của quy định nhưng tiềm an nguy cơ tranh chấp liên quan đến việc phân loại hợp đồng trong tình huống cụ thé."4
Việc không đưa ra các giải thích cứng nhắc sé tạo thuận loi cho các toà án Nhật Bản có sự linh hoạt trong việc xác định hệ thống pháp luật phù hợp
dé điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài trong một vụ việc cu
thể, khắc phục được những hạn chế từ sự cứng nhắc của các quy phạm xung
đột truyền thống.
Tại Trung Quốc, Tư pháp quốc tế đã được thừa nhận là một ngành luật
độc lập trong hệ thống pháp luật Trung Quéc!®, bên cạnh đó, nhiều quy phạm
xung đột nhằm lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương
!3 Điều 8, 25-27 Đạo luật về nguyên tắc chung về luật áp dụng:
http://www.pilaj.jp/text/tsusokuho_e.html#:~:text=Act%20on%20General%20Rules%20for%20Application%200f%20Laws&text=This%20Act%20shall%20provide%20for,on%20the%20application%200f%20laws.&text=An%20act%20shall%20become%20effective,provided%20for%20in%20such%20act.
14 The Explanatory Note on the Proposal of 22 March 2005
(http://www.moj.go.jp/PUBLIC/MINJI57/refer02.pdf), tr.1; Koji Takahashi, A Major Reform of JapanesePrivate International Law, Journal of Private International Law, (2006), tr 318.
!Š Kazuaki Nishioka, Yuko Nishitani, Japanese Private International Law, Bloomsburry Publishing, tr.24.'6 Zheng Sophia Tang, Yongping Xiao, Zhengxin Huo, Conflict of Laws in the People’s Republic of China,
Elgar Asian Commercial Law and Practice, 2016,tr 10
Trang 26mai, lao động có yếu tố nước ngoài cũng được ghi nhận rải rác trong nhiều
văn bản trong nước.
Tiêu biéu như: Đạo luật về Luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có hiệu lực kề từ ngày 01 tháng 04 năm 2011.
Đạo luật về Luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoai
không chi tập hợp các quy phạm xung đột trong các văn ban pháp luật của
Trung Quốc mà còn xây dựng một hệ thống tư pháp quốc tế tương đối hoàn
thiện với những quy định mới phù hợp với sự phát triển của khoa học tư pháp
quốc tế hiện đại.!” Một trong số đó là việc ghi nhận nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất trong xác định luật áp dụng điều chỉnh cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Đạo luật về Luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.!3 Nguyên tac này không chỉ được ghi nhận đối với các quan hệ hop đồng có yếu tổ nước ngoài mà còn được áp dụng đối với một
số quan hệ pháp lý khác như quan hệ sở hữu, quan hệ hôn nhân và gia
đình, !? Ngoài ra, nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất cũng được nhắc đến trong một số điều khoản chung của Đạo luật.
Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gan bo
nhat nhu mét nguyén tắc riêng biệt dé lựa chọn luật áp dụng, Đạo luật về luật
áp dụng đối với quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài cũng đã sử dụng nguyên tac này như một nguyên tắc bổ sung nhăm khắc phục những hạn chế của các
quy phạm xung đột trong một số trường hợp cụ thé.
Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Luật có MLH gan bó nhất tại Tòa án
Trung Quốc khá phong phú, cụ thé: theo Hướng dẫn năm 2007, Toà án tối cao
Trung Quoc đã kê thừa và phát triên nguyên tắc luật của nước có môi liên hệ
'7 Zheng Sophia Tang, Yongping Xiao, Zhengxin Huo, Conflict of Laws in the People’s Republic of China,
Elgar Asian Commercial Law and Practice, 2016, tr 16-17; Guanguan Tu, Private International Law inChina, Springer, 2016, tr 39.
'8 Guanguan Tu, Private International Law in China, Springer, 2016, tr 39.
1 Zhengxin Huo, An Imperfect Improvement: The New Conflict of Laws Act of the People’s Republic of
China, International and Comparrative Law Quarterly, Vol.60, 2011, tr.1071.
Trang 27gan bó nhất được giải thích tại Hướng dẫn năm 198720, theo đó, Toà án xác
định nước nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng là nước nơi có mối
liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng.?! Toà án tối cao Trung Quốc đã yêu cầu các Toà án cấp dưới phải xem xét đặc điểm của từng loại hợp đồng và nghĩa vụ của bên tranh chấp có thể thé hiện đặc điểm đặc trưng của hợp đồng đó.” Trong hướng dan, Toà án tối cao Trung Quốc đã đưa ra hướng dẫn cụ thé để
xác định quốc gia nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng của 17 loại hợp đồng.
Tóm lại, nguyên tắc luật của nước có mối liên hệ gan bó nhất đã trở thành nên tang trong hệ thống pháp luật Nhật bản va Trung Quốc trong việc xây dựng và thực thi các quy phạm xung đột dé lựa chọn luật áp dụng điều
chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nguyên tắc luật của nước có mỗi liên hệ gan bó nhất có thé được ghi nhận trực tiếp như một hệ thuộc luật
hoặc như một điều khoản bổ sung dé khắc phục những hạn chế của các quy phạm xung đột vốn mang tính khái quát và cứng nhắc Theo đó, nguyên tắc này cho phép toà án của Nhật Bản và Trung Quốc có thể linh hoạt và chủ
động xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến một vụ tranh chấp cụ thé dé lựa chọn hệ thống pháp luật cần áp dụng để giải quyết vụ việc đó Hiện nay, cả
Nhật Ban và Trung Quốc đều chưa ban hành những văn bản cụ thé dé giải
thích cách thức hay các yếu tô mà co quan có thâm quyền của các quốc gia
này cần phải xem xét dé xác định luật của quốc gia có mối liên hệ gắn bó nhất
trong một tình huống cụ thể Tuy nhiên, từ thực tiễn giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài tai Nhat Bản và Trung Quốc đã cho thấy, toà an
của hai quốc gia trên đều xem xét đến rất nhiều các yếu tố khách quan liên quan đến vụ việc dé có thé xác định luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất Đồng thời, xem xét các vụ việc đã được giải quyết tai Nhật Ban va Trung
Quoc cũng cho thay một xu hướng là toa án của các quôc gia nay thường xem
20 Yu Shuhong, Xiao Yongping, and Wang Baoshi, The Closest Connection Doctrine in the Conflict of Laws
in China, Chinese Journal of International Law, Volume 8, 2009, tr 425.
?! Yu Shuhong, Xiao Yongping, and Wang Baoshi, The Closest Connection Doctrine in the Conflict of Laws
in China, Chinese Journal of International Law, Volume 8, 2009, tr 428.
22 2007 Provisions on Applicable Law, Điêu 5.
Trang 28xét và kết luận luật của nước mình là luật của nước có mối liên hệ gắn bó
6.5 Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất trong Tư pháp quốc tế Việt Nam- Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc tại Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tại Việt Nam, mặc dù xu thế hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu cần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng đến nay, Việt
Nam chưa xây dựng được một đạo luật riêng về TPQT, các quy định về
TPQT Việt Nam hiện nằm rải rác trong nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, việc tham gia các DUQT về Tư pháp quốc tế của Việt Nam cũng còn hạn ché, gây nhiều khó khăn bất cập cho việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài.
6.5.1 Thực trạng Tư pháp quốc tế Việt Nam
Do chưa xây dựng được văn bản riêng, độc lập về TPQT, các quy định
của TPQT Việt Nam năm chủ yếu trong các Bộ Luật Dân sự (1995, 2005 và
2015) và các văn bản hệ thống luật tư như Luật Thương mại 2005; Bộ Luật Lao động, Luật Đầu tư 2015, Luật Hôn nhân gia đình 2015, Luật sở hữu trí
tuệ (sửa đổi) 2019, Luật Hàng không 2015, Bộ luật Hàng hải 2015, Luật nuôi
con nuôi 2010, Bộ luật Tô tụng dân sự 2015, Luật Trọng tai 2010, Luật Quốc tịch 2014, Luật nhà ở 2014 và các văn bản dưới luật khác.
Sự tản mạn, thiếu thông nhất trong các quy định điều chỉnh quan hệ dân
sự có yếu tô nước ngoài đã đặt ra việc cần xây dựng và hoàn thiện các quy
định của BLDS 2015 Hiện nay, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 các quy định
cơ bản của TPQT được cấu trúc tại Phần thứ năm BLDS năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Các quy định của phan thứ năm BLDS 2015 đã quy định những van đề cốt lõi nhất của Tư pháp quốc tế, có thể coi đây như một văn bản quan trọng về “Luật Tư pháp quốc tế” của Việt Nam, với tính chất là các quy định mang tính nguyên tắc, các quy
Trang 29phạm xung đột chủ đạo, giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Với các quy định mới hoàn thiện hơn, phần thứ năm BLDS 2015 đã khắc phục được một số bất cập còn ton tại trong việc áp dụng các quy định điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trước đây, tạo tiền đề cho việc xây dựng thống nhất các quy định trong một đạo luật riêng về Tư pháp quốc tế trong tương lai.
Năm 2017, Bộ Tư pháp đã xây dựng một dự thảo Đề án nghiên cứu khả năng xây dựng Luật TPQT tại Việt Nam (Công văn số 923/BTP-PLQT ngày
21/3/2017 của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu khả
năng xây dựng Luật TPQT) Tuy nhiên, việc xây dựng một đạo luật riêng về
Tư pháp quốc tế tại Việt Nam mặc dù là cần thiết nhưng vẫn hết sức khó khả thi, vì đây là một đạo luật phức tạp có liên quan đến nhiều văn bản khác nhau Việc xây dựng đạo luật TPQT riêng không chỉ tốn kém vi cần sửa đổi nhiều văn bản có liên quan tập trung các quy định vào một văn bản thống nhất đòi
hỏi thời gian, công sức, chi phí hết sức phức tạp.
6.5.2 Nguyên tắc luật có môi liên hệ gắn bó nhất trong Tư pháp quốc tế Việt
Nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất lần được xây dựng trong Bộ
luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm nguyên tắc áp dụng pháp luật có mối
liên hệ gan bó nhất dé xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài Tại Điều 664 BLDS năm 2015 quy định nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ này Theo đó, đối với vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài được giải quyết trước cơ quan có tham quyên của Việt Nam, luật được áp dụng dé điều chỉnh quan hệ đó sẽ được xác định theo quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên, theo pháp
luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 664 BLDS năm 2015) hoặc theo sự lựa chọn
của các bên trong trường hợp các bên được quyên lựa chọn luật áp dụng
(Khoản 2 Điều 664 BLDS năm 2015) Trường hợp không xác định được pháp
Trang 30luật áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và từ sự lựa chọn của các bên thi theo khoản 3 Điều 664 BLDS năm 2015, “Pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài đó ”.
Việc quy định bổ sung nguyên tắc áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất để làm cơ sở xác định pháp luật trong trường hợp không xác định
được pháp luật áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan có thầm quyên, đặc
biệt là cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đến việc sử dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gan bó nhất dé xác định pháp luật áp dụng đối với người không
quốc tịch hay người có nhiều quốc tịch (Điều 672).
Trong lĩnh vực hợp đồng, Điều 683 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2015 đã xác định “mdi liên hệ gắn bó nhất" bằng cách liệt kê một số hợp đồng cu thé; vi dụ như hợp đồng mua bán hang hóa, hợp đồng dịch vu, hợp đồng chuyên giao quyên sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
thì đó là pháp luật của nước nơi người bán hàng, người cung cấp dich vụ,
người nhận chuyền giao cư trú hoặc nơi thành lập.
Khoản 3 Điều 683 BLDS 2015 quy định: “7rường hợp chứng minh pháp luật nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Diéu này có mỗi liên
hệ gắn bó hon với hợp đông thì pháp luật áp dung là pháp luật nước đó” Với quy định hiện nay, có thé thấy sự mâu thuẫn trong quy định khi Khoản 2 đã
đưa ra những trường hợp dé xác định pháp luật của nước có mối liên hệ gan bó nhất với hợp đồng (sau trường hợp hai bên đã có thỏa thuận), và khoản 3 được xem như một điều khoản dự phòng cho khoản 2 Hình dung việc cơ
quan tài phán đã lựa chọn được luật có mối quan hệ sắn bó nhất theo khoản 2
nhưng sau đấy lại chứng minh được pháp luật có mối liên hệ gắn bó hơn thì khó có thê xảy ra trong thực tế Dưới giác độ của nhóm tác giả, khoản 2 Điều 683 đã có thé bao trùm được các trường hợp xảy ra liên quan đến van đề lựa
Trang 31chọn pháp luật áp dụng trong hợp đồng khi thay cụm “mối liên hệ gắn bó nhất” thành “mối liên hệ gắn bó hơn” dé tăng tính linh hoạt, mềm dẻo cũng như đảm bảo nguyên tắc xác định luật áp dụng trong TPQT.
Mặc dù đã được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam nhưng thực tiễn áp
dụng nguyên tắc này tại các cơ quan tài phán như tòa án và trọng tài Việt Nam còn hết sức hạn chế, và mơ hồ do những nguyên nhân chủ quan và
khách quan.
6.5.3 Thực tiễn ap dụng và thực thi nguyên tắc Luật có MOHGB nhất tại Việt
Dưới góc độ thực tiễn, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế về nội dung là vấn đề pháp lý phức tạp mà tòa án và trọng tài đều gặp
những thách thức và khó khăn trong thực tiễn do tính đa dạng của các loại
tranh chấp, da dạng về các nguồn luật áp dụng, tranh chấp liên quan đến nhiều bên, đến từ nhiều quốc gia khác nhau Hiện nay, theo các quy tắc của Tư pháp quốc tế, việc xác định luật nội dung để giải quyết các tranh chấp hợp đồng
thương mại có tính chất quốc tế cũng dựa trên 2 nguyên tắc chính là “Ludt do các bên thỏa thuận”, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì luật ápdụng sẽ do cơ quan tài phán lựa chọn Tuy nhiên, việc giải thích và áp dụng
nguyên tắc quyên tự do ý chí của các bên trong việc lựa chọn luật áp dụng đối
với nội dung tranh chap tại tòa án và trọng tài cũng có nhiêu điêm khác nhau.
Đặc biệt, trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng
đối với hợp đồng, hoặc luật do các bên thỏa thuận không day đủ, rõ ràng, luật
do các bên thỏa thuận không được công nhận, không có giá trị pháp ly
Trong trường hợp đó, cơ quan tài phán (tòa án, hoặc trọng tài) sẽ là cơ quan có thầm quyên xác định luật áp dụng sẽ xác định luật áp dụng dé giải quyết tranh chấp hợp dong.
Trang 32Thực tiễn tòa án xác định luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam thời gian qua liên quan đến nguyên tắc Luật có MLHGBN chưa có vụ việc nào tòa viện dẫn áp dụng nguyên tắc này.
Thực trang cho thấy, khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại tòa án Việt Nam trong thời gian qua, số lượng các tranh chấp hợp đồng về chọn luật áp dụng rat ít oi Tòa án Việt Nam rất hiếm khi áp dụng các quy tắc chọn luật áp dụng (các quy phạm xung đột) dé chọn luật áp dụng mà thường dựa trên các điều khoản hợp đồng hoặc áp dụng trực tiếp các quy phạm nội dung trong nước của Việt Nam để giải quyết tranh chấp Điều đó tạo ra tính không khách quan trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng có yếu tô nước ngoài, làm giảm uy tín, cũng như hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam Hầu hết các vụ việc tòa án mới chỉ dừng lại ở việc trực tiếp áp dụng các luật nội dung mà hiếm khi sử dụng các QPXD trong lựa chọn luật áp dụng giải quyết tranh
chấp hợp đồng có YTNN.
Ví dụ: Trong một tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày
27 tháng 7 năm 1993 giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Đài Loan, hợp đồng không có điều khoản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng Tại bản án số 136 PT/KT ngày 30 tháng 9 năm 1997 của TAND tối cao cũng trực tiếp áp dụng các quy định nội dung trong nước tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và cũng không qua giai đoạn chọn luật áp dụng (giải quyết xung đột pháp luật) để giải quyết tranh chấp hợp đồng Đối với hợp đồng không có
điều khoản về pháp luật áp dụng giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Nhật Ban (Bản án số 158 QD-PT ngày 18 tháng 9 năm 2001),
TANDTC cũng đã áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp và cũng không lý giải tại sao lại chọn luật Việt Nam.
Tại trọng tài, khi giải quyết các tranh chấp có YTNN, trọng tài thường có
xu hướng lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng rộng hơn nhiều so với
Trang 33tòa án quốc gia do trọng tài là một thiết chế tài phán “tư”, không buộc phải
lựa chọn hệ thống pháp luật quốc gia để giải quyết tranh chấp như tòa án Có
thể thấy nhiều vụ việc trong thực tiễn, các bên không quy định luật áp dụng cho hợp đồng, do đó trọng tài thường dựa trên những yếu tố gắn bó nhất với
hợp đồng, hay nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng dé giải quyết vụ việc như vụ
tranh chấp giữa một Công ty Ba Lan và một doanh nghiệp Việt Nam Theo phán quyết của Trọng tai, “trong hop đồng do hai bên ký kết không quy định
luật áp dụng cho hợp đồng Trọng tài xét xử vụ kiện này đã quyết định luật áp
dụng cho hợp đồng là Luật Việt Nam, căn cứ vào các tiêu chí sau: Người xuất
khâu (người bán) là doanh nghiệp Việt Nam; nơi xét xử là Việt Nam; tại
phiên họp xét xử nguyên đơn (Ba Lan) tuyên bố chấp nhận Luật áp dụng cho hợp đồng là Luật Việt Nam và bị đơn không phản đối gì.
Về nội dung tranh chấp, trọng tài cũng chủ động lựa chọn các giải pháp cụ thé mà trọng tài cho là “ohờ hợp nhất” như vụ việc tranh chấp giữa một
doanh nghiệp Việt Nam và một Công ty Hoa Kỳ Theo phán quyết của Trọng
tài, “mức lãi suất 9%/năm do nguyên đơn (Việt Nam) tính toán là quá cao và
không phù hợp với mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố Trọng tài đã quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam nhưng trong
phán quyết không thấy diễn giải tại sao pháp luật Việt Nam là pháp luật được áp dụng cho hợp đồng”.
Một vụ kiện tương tự khác các bên không có thỏa thuận về việc chọn
pháp luật áp dụng, trọng tài xác định luật áp dụng Cụ thể, vụ việc giữa
Nguyên đơn công ty Nga và Bị đơn Công ty Việt Nam trong hợp đồng mua ban hàng hóa quốc tế, giải quyết tại VIAC, chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh Lập luận của trọng tài về luật áp dụng giải quyết tranh chấp vụ kiện như sau:
23 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chon lọc,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Trang 34Trong Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, các Bên không có thỏa thuận về
việc chọn pháp luật áp dụng ma chỉ nêu tại Điều 16 của Hợp đồng là “moi
điều kiện thương mại khác sẽ chiếu theo Incoterms 2000” Điều 8 Hợp đồng quy định: “Nơi giao hàng tại kho của Sabeco -TP Hô Chi Minh -Viét Nam” Tại Điều 12 của Hợp đồng, các bên thông nhất chon cơ quan giám định Việt
Nam (Vinacontrol) Trong Ban bảo vệ, bi đơn đã viện dẫn các quy định của
Luật Thuong mại năm 2005 của Việt Nam Tại buổi họp giải quyết tranh
chấp, Bị đơn xác định Hợp đồng có tranh chấp được ký tại Việt Nam và phía
Nguyên đơn không phủ nhận điều này Theo Don kiện của Nguyên đơn va Bản tự bảo vệ của Bị đơn, khi đưa ra các cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình các Bên đều viện dẫn và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam.
Từ các phân tích và căn cứ nêu trên, trọng tài lập luận rằng: Tranh chấp trong vụ kiện là tranh chấp có yếu tô nước ngoài Do vậy, căn cứ khoản 2
Điều 14 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam dé giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, qua thực tiễn một số vụ việc nói trên, có thể thay việc xác định
luật áp dụng tại tòa án và trọng tài Việt Nam còn hạn chế và còn tôn tại nhiều
vấn đề khác biệt Xu thế trong tương lai, phần lớn các tranh chấp hợp đồng
thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ được các bên lựa chọn giải quyết tại trọng
tài thương mại quốc tế- một phương thức linh hoạt, có nhiều ưu điểm và phù hợp với hoạt động của các thương nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
6.6 Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Trước yêu cầu của quá trình đổi mới và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với sự phát triển của quốc tế, với mục tiêu hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, trong kế
hoạch xây dựng Luật Tư pháp quốc tế Việt Nam, việc nghiên cứu, tiếp thu các
quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật các nước về nguyên tắc Luật có
MLHGB nhất là cần thiết, theo xu hướng chung, một mặt vẫn đảm bảo lợi ích
Trang 35nhà nước đồng thời bảo vệ lợi ich các chủ thé trong quan hệ dân sự quốc tế, vì vậy nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận, xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tẾ,
chú trọng việc đôi mới thé ché, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết
cau hạ tang, đáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam tiếp tục gia nhập các DUQT như DUQT của Hội nghị quốc tế La Hay về TPQT, tiếp tục mở rộng việc công nhận tập quán quốc tế, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài; Hoàn thiện các quy định để giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật hình
thức luật xung đột và luật nội dung Theo đó, nhóm tác giả đề xuất, nên bổ
sung trong nội luật các quy định về ưu tiên áp dụng DUQT song phương,
DUQT khu vực, DUQT mới, cao hơn so với các DUQT đa phương, DUQT
toàn cầu và DUQT cũ hơn (trường hợp nội dung DUQT không chỉ rõ về hiệu lực áp dụng của các ĐƯQT) Đối với các văn bản pháp luật trong nước, cũng
cần có quy định ưu tiên áp dụng luật riêng (chuyên ngành) hơn so với các quy định của luật chung Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của luật pháp quốc tế như quy định của Rome 1 Regulation năm 2008 về Luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng nhưng có thể học hỏi từ quy định này một số điểm để hoàn thiện pháp luật trong nước về hợp đồng thương mại quốc tế Đặc biệt,
bên cạnh các quy định cụ thể, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thực thi hiệu quả các quy định của luật pháp quốc tế tại Việt Nam trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế, đồng thời triển khai việc thực thi có hiệu quả các DUQT như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam và các ĐƯỢT
trong lĩnh vực thương mại.
Thứ ba, Việt Nam cũng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn
bản pháp luật trong nước như Luật Dân sự 2015, Bộ Luật Tố tụng Dân sự
2015, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Trọng tài, Luật Điều ước
quôc tê Tiêp tục hoàn thiện các luật có liên quan như và các luật chuyên
Trang 36ngành khác, thống nhất về các nguyên tắc xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài Trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về tính khoa học, tính thống nhất, tính toàn diện, tính phù hợp và tính khả thi của các văn bản, đặc biệt Việt Nam cần có lộ trình và những chuẩn bị cho việc xây dựng Luật Tư pháp quốc tế, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xác định luật áp dụng điều chỉnh các hợp đồng thương mại quốc tế Pháp luật Việt
Nam cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng đảm bảo sự bình đăng, tôn trọng việc
thực hiện quyền tự do ý chí trong quan hệ dân sự thương mại quốc tế, bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của các bên chủ thé trong quan hệ dân sự quốc tế, nâng cao năng lực tự vệ của quốc gia và hạn chế những tác động tiêu cực của
quá trình hội nhập,
Tứ tw, do Việt Nam chưa có nguồn án lệ trong nước cũng như quốc tế về lựa chọn luật áp dụng có MLH gan bó nhất nên các cơ quan tài phán khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tổ nước ngoài nên mở rộng việc áp dụng các loại nguồn luật, công nhận tập quán quốc tế, tìm hiểu thực tiễn áp
dụng pháp luật nước ngoài; Hoàn thiện các quy định để giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật hình thức luật xung đột và
luật nội dung Các cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp có YTNN cần
công nhận các án lệ trọng tài, án lệ quốc tế và khuyến khích công tác nâng cao nghiệp vụ, chất lượng xét xử cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp
có yêu tố nước ngoài Đặc biệt cần chú ý, dé áp dụng được quy định này vào thực tiễn, cũng cần có hướng dan cách giải thích thống nhất, công nhận án lệ (trong nước hoặc án lệ quốc tế) và học tập kinh nghiệm các nước về vấn đề
Tủ năm, pháp luật Việt Nam cũng cần tiếp tục quy định rõ về những trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì luật áp dụng đối với hợp đồng Ja luật của quốc gia nơi hợp đông có quan hệ mật thiết nhất Các quy định cần chỉ rõ, cách thức xác định luật áp dụng trong trường hợp các
bên không thỏa thuận theo thứ tự ưu tiên Đồng thời, nên bổ sung một số tiêu
Trang 37chí dé xác định luật có mối liên hệ mật thiết nhất Cụ thé quy định việc xác định luật của nước nơi có quan hệ gan bó nhất được xác định trên cơ sở đánh giá mối liên hệ giữa toàn bộ các yếu tố của quan hệ cụ thể, bao gồm yếu tố
các bên, đối tượng hợp đồng, noi giao két, thuc hién nghia vu dac trung trong
hợp đồng, nơi phát sinh tranh chap (nơi có hành vi vi phạm hop đồng) và các
yếu tô khác có liên quan Việc đánh giá mối liên hệ này phải tính đến sự hài hòa về lợi ích, luật pháp của các nước có liên quan, nhưng cốt lõi là bảo vệ sự
công bằng giữa các bên tham gia quan hệ, bảo vệ lợi ích của bên bị thiệt hại
(trừ trường hợp do lỗi của bên đó), bảo vệ được lợi ich của bên “yếu thé”
trong quan hệ hợp đồng Các yếu tô sự thuận lợi trong việc xác định pháp luật
áp dụng và việc áp dụng pháp luật đó cũng có thể tính tới nhưng đóng vai trò
thứ yếu.
Ngoài ra, pháp luật nội dung Việt Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của TPQT và áp dụng thực thi nguyên tắc Luật có MLHGB nhất
trong bối cảnh nền Công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, đối mặt với các thách thức trong tương lai, cần b6 sung các quy định giải thích rõ rang hon
các van đề quy chế pháp lý cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong nên công nghiệp 4.0, bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp nhân
hoạt động trong môi trường số, các khái niệm thường xuyên cư trú hay nơi có
trụ sở hoặc nơi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, cách thức xác định
nơi có trụ sở trong trường hợp pháp nhân có nhiều trụ sở, quy chế pháp lý đối với tài sản trí tuệ, tài sản số, thương mại điện tử nhằm tạo khung pháp luật
hiện đại, thống nhất, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giúp cơ quan tài
phán có căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tô nước ngoài
tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việc hoàn thiện khung pháp luật trong nước điều chỉnh các quan hệ dân sự quốc tế phải bảo đảm tính tương thích với các DUQT mà Việt Nam đã va dự kiến là thành viên nhằm thực thi đầy đủ quyền, nghĩa vụ và các cam kết trong các DUQT mà Việt
Nam là thành viên.
Trang 38Để thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế và các quy định của pháp luật trong nước về Tư pháp quốc tế cả trên phương diện lập pháp và hành pháp, cần có cơ chế xây dựng các quy định về lĩnh vực tư pháp quốc tế theo hướng
sử dụng chuyên gia, các nhà khoa học, đội ngũ chuyên môn cao chuyên tráchtrong lĩnh vực này tham gia xây dựng pháp luật.
Kết luận
Tóm lại, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn tiếp tục cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, hoàn thiện các quy định về
chọn luật áp dụng có MLHGB nhất, tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn pháp luật
quốc tế và pháp luật các nước, giải thích cách thức xác định luật của nước nơi
có quan hệ gan bó nhất đảm bảo xây dựng và thực thi các quy định phù hợp với
các quy định, chuẩn mực của luật pháp quốc tế đặc biệt là các quy định về xác định luật áp dụng trong quan hệ dân sự có YTNN Một mặt nhằm góp phần tạo thuận lợi cho các giao dịch dân sự, thương mại quốc tế, mặt khác đảm bảo việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi cho các chủ thé trong các giao dich dân sự quốc tế Bảo đảm các quy định của pháp luật thực sự trở thành nền tảng pháp lý tin cậy
của thương nhân cũng như các cơ quan tài phán trong quan hệ quốc tế, tạo cơ sở thuận lợi cho việc lựa chọn luật áp dụng đối với các quan hệ Tư pháp quốc tế tại Việt Nam trong tương lai.
Trang 39PHẢN 2
BAO CÁO TONG THUẬT DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP CƠ SỞ
I Những vân dé chung của việc nghiên cứu đê tài
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế trong suốt mấy thập niên qua đã làm gia tăng số lượng các quan hệ dân sự, đầu tư nước ngoài, kinh doanh thương mại, đồng thời cũng làm phát sinh nhiều vụ việc, tranh chấp dân sự giữa công dân, pháp nhân các nước với nhau, giữa công dân, cơ quan tô chức Việt Nam với các bên nước ngoài Quá trình hội nhập quốc tế
cũng đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với Việt Nam Dé đáp ứng được
các nhu cầu của thực tiễn, thực thi các cam kết quốc té trong qua trinh hdi
nhập, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống thé chế chính sách pháp luật, hướng
tới việc xây dựng một môi trường pháp lý minh bạch, đảm bảo sự công bằng,
ôn định, an toàn cho các giao dịch dân sự, thương mại quốc tế.
Tư pháp quốc tế (Private international Law), là một ngành luật có tính
chất đặc thù và khá phức tạp trong hệ thống pháp luật các quốc gia và Việt Nam Ngành luật này được ví như một “chiếc cầu nối” giữa hệ thống pháp luật trong nước với hệ thông pháp luật quốc tế Với tính chất là một nghành luật có đối tượng điều chỉnh các quan hệ dân sự quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài), đặc trưng co bản của Tư pháp quốc tế là khi quan hệ
TPQT phat sinh luôn làm phát sinh các van đề xung đột pháp luật và xung đột
quyên tài phán (xung đột thâm quyền xét xử) Do đó, chức năng chính của Tư pháp quốc tế là cần xây dựng các quy định giải quyết các van đề có phát sinh xung đột pháp luật và xung đột thâm quyên Thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột, cơ quan có thâm quyền sẽ lựa chọn hệ thống pháp luật
phù hợp, trong số hai hay nhiều hệ thống pháp luật có liên quan dé giải quyết
một vụ việc cu thé Một trong những nguyên tắc cơ bản để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế là nguyên tắc (hệ thuộc luật) “Ludt
Trang 40có moi liên hệ gắn bó nhất” (Law of the country with which it is most closely connected.) Nguyên tắc luật nước “có mdi liên hệ gắn bó nhất" là một trong
những hệ thuộc luật đặc thù và trừu tượng và có tính bao trùm nhất trong Tư
pháp quốc tế Tính phức tạp của nguyên tắc thể hiện không chỉ ở sự trừu tượng về mặt lý luận mà cả trong thực tiễn, việc giải thích và áp dụng hệ
thuộc luật này ở các nước cũng kha phức tạp, đặc biệt tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về lý luận cũng như việc áp dụng trong thực tiễn Mặc dù, đây là một nguyên tắc phô biến trong hệ thống pháp luật
các nước và pháp luật quốc tế, nhưng nguyên tắc này được quy định trong pháp luật Việt Nam còn rất sơ sài, đơn giản, áp dụng trong phạm vi hẹp Cho đến Bộ Luật Dân sự năm 2015 tại phần thứ năm về Áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài, nguyên tắc Luật có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định một cách đầy đủ hơn, phạm vi áp dụng được mở rộng hơn tại Bộ luật Dân sự 2015 trực tiếp tại Khoản 3 Điều 664 BLDS- Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và
trong Điều 683 BLDS 2015 về hợp đồng Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc do tính trừu tượng,
phức tạp, thiếu các luận cứ khoa học cho việc giải thích, áp dụng trong thực
Vì vậy đề tài nghiên cứu khoa học này trước hết sẽ tập trung nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc luật có mối quan hệ gắn
bó nhất như khái niệm, lịch sử hình thành phát triển, các học thuyết của
nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất, ý nghĩa vai trò của nguyên tắc
trong việc xác định luật áp dụng trong các quan hệ của tư pháp quốc tế Tiếp
đến, dé tìm hiểu việc xây dựng và áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn, đề tai tập trung nghiên cứu các quy định của luật pháp quốc tế cụ thé là pháp luật
của Liên minh châu Âu và pháp luật một số quốc gia như các nước Anh- Mỹ,
Nhật bản, Trung Quốc, CH Pháp, Bi việc nghiên cứu tim hiểu các quy định,
thực tiễn giải thích và áp dụng hệ thuộc luật này nhằm đóng góp không chỉ về