1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

32 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU
Tác giả Dương Tố Uyên, Đào Đình Đức, Tống Thị Trang, Phonesavanh Haykham, Giáp Thị Nguyệt, Phoutthasome Khamdalavong
Người hướng dẫn TS. Vũ Thành Toàn
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Chính sách thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 256,6 KB

Nội dung

Các tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU...15 2.1... Tính cấp thiết của đề tài Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ

Dương Tố Uyên

(Nhóm trưởng) 2214110411

1 Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

2 Có đóng góp nhiều ý tưởng

3 Làm thêm phần việc chưa hoàn thành của thành viên trong nhóm (do không liên hệ được với bạn)

10/10

Đào Đình Đức 2214110092

1 Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

2 Có đóng góp nhiều ý tưởng

10/10Tống Thị Trang 2114310098 1 Hoàn thành đúng, đủ nhiệm vụ 10/10

Phonesavanh

1 Trễ thời hạn làm bài nhiều

2 Chưa có tinh thần làm việc nhóm

3 Chưa hoàn thành hết nhiệm vụ

1 Chưa có tinh thần làm việc nhóm

7/10

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Cấu trúc nghiên cứu 2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 3

1 Tổng quan về Hiệp định EVFTA 3

1.1 Lịch sử hình thành 3

1.2 Mục tiêu hiệp định 3

1.3 Phạm vi cam kết 4

1.4 Cam kết về mặt hàng hạt điều 4

2 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường EU 5

3 Vai trò của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam 9

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU LỰC .11 1 Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU 11

1.1 Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU khi Hiệp định EVFTA chuẩn bị và hiệu lực 11

1.2 Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU khi Hiệp định EVFTA chuẩn bị và hiệu lực 12

2 Các tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU 15

2.1 Tác động tích cực 15

2.2 Tác động tiêu cực 17

Trang 4

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT

ĐIỀU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 17

1 Những cơ hội và thách thức của hoạt động xuất nhập khẩu hạt điều Việt Nam trong thời gian tới 17

1.1 Thách thức 17

1.2 Cơ hội 19

2 Kiến nghị giải pháp và định hưởng xuất khẩu hạt điều trong thời gian tới 20

2.1 Đối với nhà nước 20

2.2 Đối với doanh nghiệp và nông dân 22

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sản lượng hạt điều xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn

2016 – 2020, đơn vị: nghìn tấn 2Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện sản lượng hạt điều xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn

2020 - 2022, đơn vị: nghìn tấn 3

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đóng vaitrò quan trọng trong việc mở cửa thị trường và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên.EVFTA loại bỏ hoặc giảm các rào cản thương mại, bao gồm thuế nhập khẩu, tạo điềukiện thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của cả EU và Việt Nam truy cập vào thị trườngcủa nhau Đồng thời, EVFTA cung cấp quy định về bảo vệ và khuyến khích đầu tư, thúcđẩy sự hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp hai bên

Đối với một quốc gia mà lượng xuất khẩu nông sản luôn đứng ở vị trí hàng đầu như ViệtNam, thì việc tìm thị trường xuất khẩu sang các khu vực Châu Âu luôn là lựa chọn hàngđầu EVFTA sẽ là kênh mở rộng thị trường hiệu quả cho Việt Nam Những năm gần đây,việc xuất khẩu mặt hàng hạt điều thô được Việt Nam tập trung phát triển Tất nhiên ngoàinhững tác động tích cực mà EVFTA mang lại cho Việt Nam trong quá trình xuất khẩumặt hàng điều thì cũng còn đó những thách thức riêng có

Từ yêu cầu khắt khe đối với chất lượng sản phẩm, đến sự canh tranh gay gắt của các đốithủ trong cùng một ngành hàng xuất khẩu Nhận thức được những tác động của EVFTAđối với ngành xuất khẩu điều của Việt Nam, nhóm tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu đề

tài: “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU” nhằm chỉ ra

những cơ hội, thách thức trong chính quá trình xuất khẩu mặt hàng Từ đó hoạch định conđường tương lai sắp tới cho ngành hàng xuất khẩu này của Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các tác động của EVFTA lên hoạt động xuất khẩu hạtđiều của Việt Nam, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị nhằmthúc đẩy các hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia Châu Âu về mặt hàng này sẽ cónhững bước tiến vượt bậc hơn trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tập trung vào các yếu tố thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu hạt điều củaViệt Nam sang EU, các chính sách khuyến khích xuất khẩu mà hiệp định EVFTA có thểmang lại cho Việt Nam trong quá trình xuất khẩu

Trang 7

b) Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: tập trung vào cơ sở lý thuyết, thực trạng xuất khẩu hạt điều của

Việt Nam, các quy định mà EVFTA đưa ra điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu

- Phạm vi không gian: tập trung vào thị trường Việt Nam, các quốc gia Châu Âu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hồi cứu các tài liệu, sử dụng ngay sau khi định hướng chọn đề tài và xâydựng kế hoạch triển khai đề tài, đặc biệt được sử dụng trong phần đánh giá các cơ sở lýthuyết, các quy định của EVFTA

Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định của EVFTAtrong tác động đến ngành hàng xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam

Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi tổng hợp các cơ hội và thách thức mà EVFTA

có thể mang lại cho Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mọithứ phát triển tốt hơn trong tương lai

Phương pháp so sánh được dùng nhằm đối chiếu các ưu nhược điểm của EVFTA, đánhgiá mức độ tác động của hiệp định này đối với xuất khẩu của Việt Nam

5 Cấu trúc nghiên cứu

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của

đề tài được chia thành ba chương sau:

Chương I: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU trước

và sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực

Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều Việt Nam

sang thị trường EU trong thời gian tới

Trang 8

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1 Tổng quan về Hiệp định EVFTA

5.1 Lịch sử hình thành

EVFTA là sản phẩm của một quá trình đàm phán kéo dài và mất nhiều năm của cả haibên là Việt Nam và Liên minh châu Âu Cuộc đàm phán chính thức bắt đầu từ tháng 6năm 2012, sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu - ASEAN tại Brunei đã chỉđịnh Việt Nam làm quốc gia đầu tiên tiến hành đàm phán EVFTA Sau nhiều vòng đàmphán kéo dài, vào ngày 2 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vàChủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đã thông báo khởi đầu các cuộc đàm phánchính thức về EVFTA Các cuộc đàm phán này đã tiếp tục trong ba năm tiếp theo, được tổchức tại cả Bruxelles và Hà Nội

Sau nhiều cuộc thảo luận và đàm phán, EVFTA cuối cùng đã được ký kết vào ngày 30tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội Sau đó, hiệp định đã trải qua quá trình quyết định và thôngqua từ phía Liên minh châu Âu và Quốc hội Việt Nam Sau khi được phê duyệt bởi cả haibên, EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020, mở ra một giai đoạnmới trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam

EVFTA được xem là một bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác kinh tế và thươngmại giữa hai bên, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc tăng cường hợp tác và phát triển kinh

tế bền vững

5.2 Mục tiêu hiệp định

Mục tiêu của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam(EVFTA) là tạo ra một môi trường thương mại công bằng, bền vững và có lợi cho cả haibên EVFTA nhằm mục đích loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản thương mại, bao gồmthuế nhập khẩu và các hạn chế không thuế liên quan đến dịch vụ và đầu tư Qua đó, Hiệpđịnh này tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của cả Liên minh Châu u vàViệt Nam tiếp cận thị trường của đối phương

Ngoài ra, EVFTA cũng hướng đến việc khuyến khích và bảo vệ đầu tư, tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp của cả hai bên mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.Đồng thời, Hiệp định này cũng đặt ra các tiêu chuẩn cao về quản lý, kỹ thuật và môitrường, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển bềnvững và cải thiện điều kiện sống cho người dân

Trang 9

Nhìn chung, EVFTA không chỉ nhằm tạo ra một môi trường thương mại thuận lợi mà cònhướng đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sốngcho cả hai bên, góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác và thịnh vượng chung giữa Liên minhchâu Âu và Việt Nam.

5.3 Phạm vi cam kết

EVFTA là một hiệp định thương mại tự do đặc biệt giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam,với một phạm vi cam kết rộng lớn và đa dạng Trong đó, các cam kết bao gồm việc giảmthuế quan, tiến xa hơn là loại bỏ các rào cản phi thuế, cũng như mở cửa thị trường để tạođiều kiện cho việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai bên Ngoài ra, EVFTA cũngrất nhấn mạnh vào việc thúc đẩy và đảm bảo tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn lao động

và môi trường Điều này không chỉ là một cam kết về việc thúc đẩy phát triển bền vững

mà còn là sự nhấn mạnh vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh và sản xuất côngbằng và đáng tin cậy Đặc biệt, EVFTA cũng mở ra nhiều cơ hội trong việc đầu tư và hợptác trong các lĩnh vực đa dạng như dịch vụ, nông nghiệp, công nghệ thông tin và dầu khí.Việc này không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việcchia sẻ kiến thức, công nghệ và tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực cho cả hai bên.Nhìn chung, EVFTA có phạm vi cam kết trải dài ở nhiều lĩnh vực Cúng chính bởi tínhbao quát của nó mà hiệp định này có tác động đến phần lớn các ngành hàng, lĩnh vực.Nghiên cứu về EVFTA có tác động, ảnh hưởng thế nào đến các ngành hàng Việt Nam mở

ra cơ hội lớn cho sự phát triển toàn diện

5.4 Cam kết về mặt hàng hạt điều

Tiêu chuẩn của EU có thể xem là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới.Điều này không ngoại lệ đối với mặt hàng hạt điều của Việt Nam Sau khi EVFTA cóhiệu lực, thuế suất áp đặt lên hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU đã giảmxuống 0%, đánh dấu một bước tiến quan trọng và một cơ hội lớn cho các doanh nghiệptrong ngành điều

Trước đó, trước khi EVFTA được thực thi, thuế quan đối với hạt điều nhập khẩu từ ViệtNam vào EU dao động từ 7 đến 12% Tại khu vực Tây Âu, Việt Nam xuất khẩu hạt điềuđến các quốc gia như Đức, Hà Lan, Pháp và Bỉ, trong đó hai thị trường chính là Hà Lan

và Đức Các thị trường này cũng là điểm đến quan trọng cho việc tái xuất khẩu hạt điều.Trong khi đó, ở khu vực Đông Âu, hạt điều Việt Nam có mặt tại nhiều nước như Nga, BaLan, Romania và Ukraine Thị trường EU đứng ở vị trí thứ hai trong số các thị trường

Trang 10

xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23% về lượng và 22% về giá trị tổngcộng

Dự báo cho năm 2021, việc xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam vào thị trường EU đạt 135nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và 7,9% về giá trị so với năm trước.Trong hai tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu hạt điều của Đức đạt 8,74 nghìn tấn, trịgiá 64,5 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và 11,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, lượng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 6,2 nghìn tấn, trị giá 45,12 triệuUSD, tăng 26,7% về lượng và 32,9% về giá trị Thị phần hạt điều của Việt Nam trongtổng lượng nhập khẩu của Đức đã tăng từ 60,77% trong hai tháng đầu năm 2021 lên70,83% trong hai tháng đầu năm 2022 Đáng chú ý, Đức đã tăng mạnh việc nhập khẩu hạtđiều từ các nước khác như Honduras, Bờ Biển Ngà và Indonesia, nhưng lượng nhập khẩuvẫn ở mức thấp

Các cam kết của mặt hàng điều có thể được liệt kê như cam kết về an toàn vệ sinh thựcphẩm, các quy định về tuân thủ cũng như về sản lượng xuất khẩu

6 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường EU

Thông qua các nghiên cứu trong nước và nước ngoài, nhóm đưa ra được các nhân tố tácđộng đến hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU gồm các yếu tố như sau:a) Khoảng cách địa lý:

Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu của mỗi quốc gia nói chung và xuấtkhẩu hạt điều của Việt Nam nói chung Giá mặt hàng tại quốc gia xuất khẩu có thể rẻ đểđảm bảo cạnh tranh với các quốc gia khác thể nhưng khoảng cách địa lý có tác động mạnhđến giá cả Cũng bởi khoảng cách càng xa, địa hình càng khó khăn thì chi phí cho vậnchuyển lại càng lớn làm đấu giá của sản phẩm khiến mặt hàng tưởng có thể xuất khẩu tốtlại gặp phải khó khăn

b) Điều kiện tự nhiên:

Mặt hàng hạt điều của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên như thờitiết, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn Những yếu tố này sẽ tác động trong suốt quá trình câyđiều sinh trưởng và từ đó chi phối năng suất cũng như chất lượng của hạt điều Kết hợpvới khoảng cách địa lý sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến giá cá cũng như việc bảo quản của mặthàng xuất khẩu, trái cây của có thể cạnh tranh được với trái cây của các nước khác hay

Trang 11

không và có thể xuất khẩu tốt được hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện sẵn có Đặcbiệt hiện nay các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu u, Nhật Bản, My đều rất quantâm đến chất lượng của sản phẩm xuất khẩu từ các quốc gia khác khiến yếu tố ấy càng trởnên quan trọng nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay Nâng cao chất lượng sẽ giúpquốc gia cạnh tranh với các quốc gia khác và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùngtrong nước.

c) Nhu cầu tiêu dùng: thị hiếu, sức mua

Sức mua được định nghĩa là khả năng mua được một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhấtđịnh của một đơn vị tiền tệ Khi mà một đơn vị tiền tệ mua được càng nhiều loại hàng hóathì sức mua càng lớn và ngược lại Sức mua của một quốc gia biểu hiện khả năng củangười dân trong việc mua hàng hóa Sức mua có lớn mà thể hiện tiềm năng của thị trường

đó, khiến nước xuất khẩu mong muốn chen chân vào để xuất khẩu sản phẩm của mình.Thị hiếu của người tiêu dùng có thể hiểu là sở thích, mong muốn có được một loại hànghóa nào đó trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân hay là tổ chức nào đó.Chính vì thế hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp của quốc giaxuất khẩu sẽ có thể chiếm được cảm tình và có cơ hội nắm giữ nhiều thị phần hơn, manglại nhiều lợi ích hơn

d) Rào cản thương mại: Thuế, Các thủ tục, giấy tờ, vấn đề về sinh an toàn, kiểm soátnhập khẩu

Ngoài các yếu tố tự nhiên quyết định đến chất lượng cũng như giá cả của hạt điều thì ràocản thương mại cũng là một yếu tố mà quốc gia xuất khẩu khó có thể quyết định và sẽ ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu Rào cản thương mại có thể hiu là: biện pháp hay hànhđộng gây cản trở đối với thương mại quốc tế Rào cản thương mại quốc tế rất phức tạp và

đa dạng vì mỗi quốc gia đều muốn đạt được mục tiêu lợi ích của mình nó được quy địnhbởi các hệ thống pháp luật quốc tế.Cũng như luật pháp của từng quốc gia và được cácquốc gia sử dụng tùy vào hoàn cảnh của ho

Có hai loại rào cản thương mại đón là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan:

- Thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất trong thương mại quốc tế Các quốc gia sửdụng để đánh thắng vào hàng hóa khiển giá hàng hóa ấy tăng lên, giá trị thuế caohay thấp là tùy thuộc vào chính sách của từng quốc gia Hiện nay đang trong thời

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế các tổ chức hướng tới cắt giảm thuế quan nhằm tăngcường giao thương giữa các quốc gia

Trang 12

- Rào cản phi thuế quan là rào cản sử dụng các biện pháp hành chính, hoặc kỹ thuật

để nhằm hạn chế sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài Yếu tố thủ tục hànhchính phức tạp có thể làm nản lòng doanh nghiệp, quốc gia xuất khẩu hàng hóa vàyếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe khiến lượng hàng hóa xuất khẩu vào nước họ

sẽ ít đi vì khó khăn trong việc đáp ứng được những yêu cầu áy Đó là các quy định

về kỹ thuật, vệ sinh, môi trường, sản phẩm

Hiện nay các quốc gia thường mong muốn các rào cản thương mại của quốc gia mìnhxuất khẩu được cắt giảm nhằm đạt được thặng dư tốt nhất khi xuất khẩu hàng hóa Chính

vì thế xuất hiện càng nhiều các tổ chức, hiệp định hợp tác kinh tế để tạo thuận lợi hơn chohoạt động xuất khẩu và nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia

e) Quy mô nền kinh tế:

Quy mô nền kinh tế nước xuất khẩu: Nếu xét theo lý thuyết kinh tế thì khi mà tổng giá trịhàng hóa dịch vụ (GDP) của một quốc gia tăng có nghĩa lượng cung hàng hóa sẽ tăng lên

và sẽ có khả năng xuất khẩu là nhiều hơn Tuy nhiên trong thực tế lại thể hiện điều nàykhác nhau ở từng nước, cũng như từng mặt hàng quốc gia ấy xuất khẩu Nếu quốc gia ấylấy xuất khẩu làm động lực phát triển thì GDP và kim ngạch xuất khẩu sẽ có quan hệ chặtchẽ với nhau còn nếu quốc gia ấy ảnh hưởng đến những mục tiêu khác không phải xuấtkhẩu để phát triển kinh tế thì GDP và kim ngạch xuất khẩu sẽ ít quan hệ với nhau Có thểthấy rằng sẽ có nhiều trường hợp về tác động của quy mô nền kinh tế tới sản lượng xuấtkhẩu Nhưng hiện nay đang là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế vậy nên các quốc gia sẽlấy thương mại là mục tiêu quan trọng nên quy mô nền kinh tế và xuất khẩu hàng hóa cóquan hệ chặt chẽ với nhau

Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu: Nếu GDP của nước nhập khẩu lớn thì chứng tỏ rằngnhu cầu mua sắm cũng như nhập khẩu hàng hóa của nước đó sẽ tăng lên Như đã nói ởphần quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu khi mà GDP của nuoc đó tăng cũng tức làkhả năng sản xuất của quốc gia đó cũng tăng theo

Hai điều trên thể hiện GDP có ảnh hưởng lớn đến thương mại giữa các quốc gia Vì thếkhó khẳng định rằng quy mô nền kinh tế ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều với việcxuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên vì nông sản nói chung và hạt điều nói riêng là mặt hàngthiết yếu nên khi mà quy mô nền kinh tế tăng lên quốc gia dó sẽ gia tăng sản xuất, nângcao chất lượng khiến nhu cầu nhập khẩu giảm nên quy mô nền kinh tế của nước nhậpkhẩu có tác động ngược chiều tới xuất khẩu hàng hóa

Trang 13

f) Khoa học công nghệ:

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và chế biến xuất khẩu, việc áp dụng khoa học côngnghệ (KHCN) đã thúc đẩy sự gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng hạt điều, đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ranước ngoài KH&CN tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹcường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, Yếu tố này có vai trò quan trongtrong viec nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng hạt điều tươi trên thị trường quốc

tế qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia Như vậy,KHCN là nhân tố có tác động mạnh đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh quốc tếcủa một quốc gia

g) Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia, các mối quan hệ hợp táckinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hạt điều nóiriêng Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó có nghĩa là hàng hóa đã xâm nhậpvào một thị trường khác và nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với những rào cản như thuếnhập khẩu hay vấn đề về hạn ngạch nhập khẩu Các rào cản này là chặt chẽ hay nới lỏngphụ thuộc rất nhiều vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu ( Ngô Thi Mỹ, 2016)

Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và EUđược ký kết ngày càng nhiều nhằm mục tiêu miễn giảm thuế quan, thúc đẩy hoạt độngthương mại, và trở thành đối tác đáng tin cây của nhau Các hiệp định đã được ký kết như:Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiep dinh thuong mai tự do ASEAN EU,Hiệp định vận tải hàng không liên khối ASEAN- EU thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt độngxuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nền kinh tế

h) Chính sách tác động đến xuất khẩu hạt điều

Các nhân tố về chính sách khuyến khích/quản lý xuất khẩu có tác động lớn đến kim ngạchxuất khẩu của một quốc gia (Onaran Z A and Öztürk T Y, 2008) Một số chính sách tácđộng trực tiếp đến xuất khẩu, cụ thể:

Chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan: Các quốc gia sử dụng các chính sáchthuế quan và phi thuế quan để kiểm soát quan hệ thương mại với quốc gia khác Khi thuếnhập khẩu tăng lên hoặc về các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu trong đó có mặt hàng hạtđiều cao hơn Kết quả làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một quoc gia

Trang 14

Ngược lại, khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan giảm đi (các quốc gia tham gia vàocác khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêuchuẩn linh hoạt ) sẽ tạo ra thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu quốc tế (làm cho kim ngạchxuất khẩu hàng hóa của một quốc gia tăng lên).

i) Chính sách tỷ giá hối đoái:

Chính sách tỷ giá là hệ thống các quy tắc và công cụ được cơ quan quản lý tiền tệ củaquốc gia sử dụng để điều tiết tỷ giá nhảm phục vụ mục tiêu của quốc gia trong một thời

kỳ nhất định

Trong thực tế, những thay đổi trong mức giá tỷ giá hối đoái đã tác động tới KNXK về mặtbản chất Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá hàng xuất khẩu - yếu tố quan trọngtrong việc xác định mức cầu của thị trường Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá sovới các đồng ngoại tệ khác tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽgiảm, khi đó cầu của hàng hóa này tăng làm cho sản lượng xuất khẩu täng (Paul R.Krugman-Maurice, 1996) Ngược lại, sản lượng xuất khẩu sẽ giảm khi đồng nội tệ giảmgiá so với ngoại tệ Bên cạnh, tác động của tỷ giá tới khối lượng hàng hóa xuất khẩu, còn

có sự tác động độ co giãn của cầuu hàng xuất khẩu đối với giá để KNXK Nếu cầu hànghóa là co gian doi với giá thi khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng lên sẽ khiến tống kimngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ tăng lên Nếu cầu hàng hóa ít co giãn thì khi tỷ giátăng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi Đối với các nhóm hàngkhác nhau có mức độ co giãn của cầu theo giá là khác nhau, tác động từ tỷ giá hối đoáicũng sẽ không đồng đều Bên cạnh tác động vào cầu tại nước nhập khẩu thì tỷ giá hối đoáicũng có tác động đến cung hàng xuất khẩu Khi ty giá thay doi khien doanh thu của doanhnghiệp tăng, chi phí đầu vào giảm sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất, tăng cường hàng choxuất khẩu Bên cạnh việc tỷ giá tăng hay giảm có những tác động trực tiếp trái chiều nhautới kim ngạch xuất khẩu thì biến động tỷ giá của các đồng tiền cũng ảnh hưởng tới xuấtkhẩu hàng hóa của một quốc gia Trong một số trường hợp, khi tỷ giá biến động thì nhàxuất khẩu phải tiến hành các biện pháp để phòng rủi ro (chi phi họ phải bỏ ra là cao hơn)khiến cho động lực xuất khẩu giảm Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ngừng xuất khẩu do rủi

ro tỷ giá thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí rút lui khỏi thị trường Với kết luận vềhai chiều tác động này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn tănghay giảm xuất khẩu là khác nhau

Trang 15

7 Vai trò của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu u và Việt Nam (EVFTA) là một bướctiến mới với các tiêu chuẩn chất lượng cao, phạm vi rộng, độ mở lớn, và sự cân bằng lợiích giữa các bên, với các quốc gia có một nền nền kinh tế phát triển và hệ thống quychuẩn tiên tiến nhất thế giới Việc ký kết hiệp định này đã mở ra cơ hội hợp tác songphương vô cùng độc đáo và được coi như một "đường cao tốc" kết nối giữa Việt Nam và

28 quốc gia thành viên của Liên minh châu u Sự kết nối và toàn diện của hiệp định này

sẽ đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU lên một tầm cao mới, mang lại những lợi ích chiếnlược cần thiết trong bối cảnh gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và các thách thức về an ninhphi truyền thống, thương mại toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn

Một điểm nổi bật nhất của hiệp định EVFTA là cam kết giảm thiểu hay thậm chí là xóa

bỏ lên tới 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất đối với hầu hếtcác mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khi đến với EU Mức cam kết trong EVFTA có thểcoi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tớinay Việc này mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế (tiêu biểu cóthể kể đến như dệt may, da giày, nông thủy sản…) trên thị trường châu u, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tiếp cận thị trường mới của các doanh nghiệp Việt Nam Thêm vào đó,EVFTA cũng thêm vào các quy định khác về nhiều mặt như quyền lao động, sở hữu trítuệ, tạo ra những điều kiện nền tảng góp phần xây dựng chương trình phát triển bềnvững Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vàonăm 2030 so với không có Hiệp định Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăngnhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7%vào năm 2030

Ngoài ra, hiệp định này cũng có tác động thúc đẩy dòng vốn đầu tư hai chiều giữa ViệtNam và EU, đặc biệt là dòng vốn FDI vào Việt Nam Những điều kiện thuận lợi đến từHiệp định này sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tạo ra sức hấp dẫn lớn đối vớicác nhà đầu tư và doanh nghiệp Các cam kết về đầu tư của Hiệp định sẽ tạo điều kiệnđơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm rào cản đầu tư mở ra các tiền đề thuận lợi choluân chuyển vốn đầu tư Ngoài ra nó cũng thúc đẩy các hoạt động đổi mới cơ cấu kinh tế,hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, khiến thị trường này trở nênhấp dẫn hơn với các nhà đầu tư EU và thu hút dòng vốn đến từ khu vực này

Trang 16

Hiệp định EVFTA góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế ViệtNam, mang lại những cơ hội và nguồn lực mới để nâng tầm uy tín của Việt Nam trêntrường quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước EVFTA khôngchỉ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường giao thương và đầu tư hai chiều với

EU mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thỏa thuận này cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy chính sách đa dạng hóa quan hệ thương mại, đặc biệt là

đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giúp giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một khu vực

cụ thể Bên cạnh đó, việc thúc đẩy xuất khẩu cũng sẽ góp phần tạo ra nhiều cơ hội việclàm, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRƯỚC VÀ SAU KHI HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU LỰC

1 Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU

1.1 Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU khi Hiệp định

EVFTA chuẩn bị và hiệu lực

Ngày đăng: 30/03/2024, 00:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w