Kết quả đã chỉ ra rằng những khoản thu thuế và phi thuế do địa phương quản lý đều có tác động đáng kể đối với tăng trưởng.Lin và Liu 2000, với dữ liệu nghiên cứu của 28 tỉnh Trung Quốc t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn Nhóm thực hiện
Nguyễn Như Ngọc Nguyễn Thị Ngọc
Mè Thị Quỳnh Chi
: TCH431(HKI-2324)2.1 : PGS.TS Nguyễn Thị Lan
Trang 2**MỤC LỤC**
**PHẦN MỞ ĐẦU**
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Bố cục bài tiểu luận
**CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU**
1 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
- 1.1 Tổng quan các nghiên cứu
- 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước
- 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
- 1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu
- 1.2.1 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
- 1.2.2 Phân cấp ngân sách nhà nước
- 1.3 Phương pháp nghiên cứu
- 1.3.1 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
- 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
**CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU**
1 Mô hình nghiên cứu
- 2.1 Đề xuất mô hình
- 2.2 Xây dựng các giả thuyết thống kê
2 Dữ liệu nghiên cứu
**CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN**
Trang 31 Mô tả tương quan và thống kê
- 3.1 Mô tả thống kê số liệu
- 3.2 Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình
2 Kết quả ước lượng và kiểm định
3 Lý giải và kết quả nhận định nghiên cứu
- 3.3 Ý nghĩa của các ước lượng hệ số hồi quy
- 3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4 Tỷ lệ phân cấp chi ngân sách
5 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
**CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH**
1 Kết luận
2 Gợi ý chính sách
**TÀI LIỆU THAM KHẢO**
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: Mô tả thống kê các biến………
2 NSĐP: Ngân sách địa phương
3 NSTW: Ngân sách trung ương
4 CQĐP: Chính quyền địa phương
5 HĐND: Hội đồng nhân dân
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) là một trụ cột quan trọng trong quátrình cải cách tài chính công tại Việt Nam Nó liên quan chặt chẽ đến việc điều chỉnh, sắpxếp và chuyển giao thẩm quyền và trách nhiệm quản lý ngân sách giữa các cấp chínhquyền, nhằm mục đích phân bổ nguồn lực công một cách hiệu quả từ cấp quản trị trungương đến cấp quản trị địa phương
Đồng thời, tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả cácquốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, là thước đo chủ yếu về tiến
bộ của mỗi quốc gia Tăng trưởng kinh tế không chỉ là điều kiện tiên quyết để giải quyếthàng loạt vấn đề xã hội như giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân, mà cònđóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người laođộng
Chính vì thế, tăng trưởng kinh tế trở thành một trong những mục tiêu cốt lõi củaphân cấp quản lý NSNN Cơ chế này có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động điều hành
vĩ mô của nền kinh tế quốc gia thông qua các chính sách tài chính Mức độ phân cấpgiữa trung ương và địa phương ảnh hưởng đến mục tiêu điều chỉnh kinh tế thông quachính sách tài chính của Nhà nước
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng tại Việt Nam, quy mô và cơcấu thu NSNN đã có nhiều biến động Từ những thách thức này, việc nghiên cứu về tácđộng của phân cấp ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trở nên cấp thiết
Trang 6hơn bao giờ hết Điều này giúp hiểu rõ hơn và đánh giá được các tác động toàn diện củaphân cấp ngân sách đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước, từ đó đề xuất đượcnhững chính sách nhằm hoàn thiện và phù hợp với phân cấp cũng như tiến trình hộinhập quốc tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhóm chúng tôi tập trung vào việc phân tích, làm sáng tỏ và đánh giá nhữngảnh hưởng của việc phân cấp ngân sách đối với sự phát triển kinh tế tại ViệtNam, dựa trên việc tổng hợp các biến đánh giá về tình trạng tăng trưởng kinh
tế của các địa phương cụ thể trong nước Mục tiêu của chúng tôi là:
1 Thu thập và nghiên cứu các lý thuyết về phân cấp ngân sách và tăng trưởngkinh tế đã được thảo luận trước đó, và kết nối chúng với tình hình thực tế tạiViệt Nam
2 Định lượng hóa xu hướng ảnh hưởng của phân cấp ngân sách tại Việt Namđối với tăng trưởng kinh tế, thông qua việc phân tích dữ liệu về các yếu tốtăng trưởng kinh tế của từng địa phương qua các năm
Trang 7-3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào ảnh hưởng của các chínhsách phân cấp ngân sách của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Bài tiểuluận sẽ đi sâu vào việc lựa chọn và nghiên cứu xu hướng ảnh hưởng của cácyếu tố như tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ thất nghiệp trong số người lao động, tổngkim ngạch xuất nhập khẩu, và tỷ lệ giữa chi tiêu địa phương và tổng chi ngânsách nhà nước
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi dựa trên các mẫu số liệu được thu thập từ
30 tỉnh thành thuộc 6 vùng kinh tế-xã hội khác nhau, bao gồm: Trung du vàMiền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miềnTrung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Phạm vinghiên cứu này sẽ tập trung vào giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, nhằm phảnánh được tình hình phát triển kinh tế trong một khoảng thời gian đáng kể và
đa dạng
-4 Bố cục bài tiểu luận
Bài nghiên cứu được tổ chức thành bốn
chương chính sau lời mở đầu, mục lục
và phần tài liệu tham khảo:
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý thuyết
và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Xây dựng mô hình và thu
thập dữ liệu
Chương 3: Phân tích kết quả và thảo
luận
Trang 8Chương 4: Tóm tắt kết luận và đề xuất
các chính sách
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu
1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về phân cấp ngân sách tại Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế Những nghiên cứu này thường tập trung vào việc phân tích cách thức phân bổ ngân sách từ cấp quốc gia đến cấp đô thị và địa phương, trong bối cảnh cải cách tài chính và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu dưới đây
Trang 9Bùi Đường Nghiêu (2006) đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về điều tiết
tài khóa Thực trạng cơ chế điều tiết tài khóa của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và giải pháp hoàn thiện cơ chế điều tiết ngân sách quốc gia của Việt Nam;
Lê Chi Mai (2006) cũng đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp ngân sách.
Giải pháp tăng cường phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương ở nước ta
Nguyễn Khắc Minh (2008) đã sử dụng dữ liệu trình tự từ 34 tỉnh thành của Việt
Nam trong giai đoạn 2000 đến 2005 và phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên bảy hàm sản xuất ngẫu nhiên) và phương pháp phi tham số (dựa trên DEA) để ước tính sự kém hiệu quả đã chỉ ra Chi tiêu công bao gồm cả chi thường xuyên và đầu tư công
Ngoài ra, để nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu hộ gia đình và tăng
trưởng kinh tế, Phạm Thế Anh (2008) đã sử dụng dữ liệu thu thập tại 61 tỉnh thành ở Việt
Nam từ năm 2001 đến năm 2005 và chia đầu tư và chi thường xuyên thành 5 thành hai ngành khác nhau Ở một số ngành, chi tiêu tích cực hơn chi thường xuyên và ngược lại, chi thường xuyên tích cực hơn chi đầu tư ở các ngành khác tác động đến tăng trưởng kinh tế
Nguyễn Phi Lân (2009) đã tìm ra mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng
trưởng kinh tế dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết tài khoá và môhình về mối quan hệ giữa chúng tại địa phương của 64 tỉnh thành của Việt Nam ở 2 giai đoạn riêng biệt 1997-2001 và 2002-2007 Kết luận cho thấy trong giai đoạn 1997-2001, biến phân cấp quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương Trong giai đoạn 2002-2007, phân cấp chi đầu tư
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương, còn chi thường xuyên thì có tácđộng ngược lại
Bùi Thị Mai Hoài (2009) với bài nghiên cứu "Vận dụng mô hình Tiebout vào phân
cấp tài khóa ở Việt Nam" đăng trong Tạp Chí Phát triển Kinh tế, số 3 đã khái quát mô hình lý thuyết phân cấp quản lý NSNN của Tiebout và đánh giá mô hình phân cấp quản
lý NSNN của Việt Nam, đưa ra các luận giải về sự khác biệt giữa thực tiễn phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam so với mô hình Tiebout
Trang 10Vũ Như Thăng, Lê Thị Mai Liên (2013), bàn về phân cấp ngân sách ở Việt Nam,
tạp chí tài chính, số 5 Trong bài viết, các tác giả đã nêu ra tóm tắt các kết quả đã đạt được, những hạn chế trong phân cấp quản lý NSNN; đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách về phân cấp nhiệm vụ chi, phân cấp nguồn thu, chuyển giao ngân sách giữa trung ương và địa phương, và vấn đề vay nợ của địa phương
Mai Đình Lâm (2013), nghiên cứu mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-2011 Kết quả cho thấy tác động tích cực của chỉ đầu
tư phát triển của địa phương với tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu cũng phát hiện được tácđộng tích cực của thu địa phương đến tăng trưởng
Diệp Gia Luật và Nguyễn Đào Anh (2019), dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phương
kết hợp với phương pháp kiểm định FGLS nhằm nghiên cứu kiểm định mối quan hệ tác động của quá trình phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Namtrong khoảng thời gian 2005 – 2016 Kết quả thực nghiệm cho thấy phân cấp thu và phân cấp chi ngân sách đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương Đồng thời bải nghiên cứu cũng chỉ ra được ảnh hướng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng trưởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây ra tiêu cực, lãng phí Qua đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh lại cơ chế phân cấp cho phù hợp
Theo bài viết của Bộ Nội vụ về phân cấp quản lý và cập nhật phân bổ ngân sách nhà nước, chính quyền trung ương chủ trì, chính quyền địa phương chủ trì Những thành tựu quan trọng đã đạt được nhờ phân cấp ngân sách được thực hiện trong quá khứ Nếu như trước năm 2004 cả nước chỉ có 5 tỉnh, thành phố được tự điều chỉnh ngân sách cấp mình và điều chỉnh ngân sách trung ương, thì từ năm 2004 đến 2007 đã có 15 tỉnh, thànhphố có 11 tỉnh Năm 2004, chỉ có 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội (hơn 24 nghìn tỷ đồng) và TP.HCM Hồ Chí Minh (hơn 50 nghìn tỷ đồng), Bà Rịa-Vũng Tàu (hơn 12 nghìn tỷ đồng) với doanh số trên 10 nghìn tỷ đồng và 10 địa điểm có doanh số trên 10 nghìn tỷ đồng vào năm 2010 Trong số đó có hai địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM hơn 100 nghìn
tỷ đồng TP.HCM Tính đến năm 2019, cả nước có 18 tỉnh, thành phố có thu nhập trên 10nghìn tỷ đồng
1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Trang 11Vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước vẫn luôn dành được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế học Sự phân cấp ngân sách cung cấp nguồn tài chính để đầu tư vào hạ tầng, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế tại mỗi cấp quản lý Nó cũng ảnh hưởng đến việc phân phối tài nguyên giữa các khu vực, địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện Sự hiệu quả của cách quản lý và phân phối ngân sách cũng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh, khuyến khích đầu tư và sự phát triển trong các khu vực khác nhau Chính vì thế, các nước trên thế giới đã và đang phát triển đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, phân cấp quản lý NSNN được ủng hộ vì nó có thể cải thiện hiệu suất của khu vực công, nâng cao phúc lợi kinh tế xã hội Đầu tiên, các nghiên cứu lý thuyết thường tập trung vào khía cạnh tăng trưởng kinh tế khi thực hiện phân cấp quản lý
NSNN như các nghiên cứu của Kim (1995), Davoodi, Xie và Zou (1995), Vazquez & McNab (1998, 2001a, 2003), Zhang & Zou (1997, 1998), Lin và Liu (2000), McNab (2001), DeSai (2003), Lee (2003) Mặc dù các kết quả nghiên cứu còn có chỗ không thống nhất nhưng đa số các nghiên cứu cho thấy phân cấp quản lý NSNN đem lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Martinez-Nghiên cứu của Zhang và Zou (2001), cho rằng ở Ấn Độ, phân cấp ngân sách có
ảnh hưởng lớn về mặt xã hội và có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Phân bổ ngân sách của Chính phủ trong đầu tư công của những ngành khác nhau cho thấy hiệu quả ổn định cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng Tăng ngân sách được thực hiện đốivới các dự án cơ sở hạ tầng, dự án phi xây dựng và dịch vụ xã hội để làm giảm chi phí của những chương trình đầu tư của chính phủ nhằm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực
Ebel và Yilmaz (2004), đã thảo luận về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phân cấp trong chỉ tiêu và nguồn thu của sáu quốc gia Trung và Đông Âu Họ sử dụng kỹthuật hồi quy đa biến trong tính toán Kết quả đã chỉ ra rằng những khoản thu thuế và phi thuế do địa phương quản lý đều có tác động đáng kể đối với tăng trưởng
Lin và Liu (2000), với dữ liệu nghiên cứu của 28 tỉnh Trung Quốc trong giai đoạn
1970 - 1993, sử dụng khung phân tích hồi quy dựa trên hàm sản xuất, kết quả nghiên cứu
Trang 12cho thấy, phân cấp tài khóa đã góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế, quá trình cải cách tại khu vực nông thôn, các khu vực ngoài nhà nước và quá trình tích lũy vốn cùng với cái cách tài khóa là chìa khóa cơ bản bắt nguồn cho sự tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua.
Mello và Barenstein (2001), nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 78 quốc gia trong giai
đoạn 1980 - 1992 cho thấy, sự phân chia ngày càng cao nguồn thu cho chính quyền địa phương đối với các nguồn thu phi thuế, các khoản chuyển giao và hỗ trợ từ chính quyền trung ương sẽ có mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa phân cấp và quản trị nhà nước, từ đó tácđộng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, cũng với bộ số liệu nhiều nước trong một giai đoạn lớn và phương
pháp phân tích tương tự, nghiên cứu của Barro (1991) lại cho thấy chi tiêu chính phủ
các tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Zhang và Zou (1998), sử dụng bảng dữ liệu của 28 tỉnh giai đoạn 1986-1992 tại
Trung Quốc, từ các kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS, cho thấy mức độ phân cấp tài khóa tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế với hệ số là –0,054
Bên cạnh đó, Abachi và Salamatu (2012), sử dụng dữ liệu tổng thể về phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chỉ của Nigeria trong giai đoạn từ 1970 đến 2009, bằng phương pháp OLS tìm thấy kết quả cho rằng phân cấp tài khóa có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria
1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu
Mặc dù có nhiều lý thuyết đã được áp dụng và giải quyết trong lĩnh vực nghiên cứu về phân cấp ngân sách ở Việt Nam và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế
nhưng cũng có một số khoảng trống đáng chú ý
Các lý thuyết được áp dụng thường bao gồm các mô hình phân cấp ngân sách từ trung ương đến địa phương, phân bổ ngân sách theo nguyên tắc công bằng và hiệu quả, vai trò của ngân sách trong phát triển kinh tế, xã hội Những lý thuyết này có thể dựa trêncác mô hình quản lý tài chính hiện có hoặc lý thuyết phát triển kinh tế và quản lý tài chính công
Trang 13Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này thiếu số liệu cụ thể và chính xác về hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như phân tích về tác động cụ thể của việc phân cấp ngân sách tới tăng trưởng kinh tế ở các vùng cụ thể Điều này có thể yêu cầu nghiên cứu chi tiết hơn và thu thập dữ liệu địa phương để cung cấp cơ sở thông tin chính xác và toàndiện nhằm đánh giá tác động của ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế Quá trình các chính phủ triển khai và thực hiện các chính sách và luật mới được ban hành bằng ngân sách quốc gia đã thay đổi theo thời gian và trong các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn nhưđại dịch COVID-19 và hiệu quả hoạt động kinh tế của đất nước Phân cấp dẫn đến các chính sách rõ ràng và hiệu quả mà không cần phải phân tích sâu sắc.
Để giải quyết những khoảng trống này, nghiên cứu trong tương lai sẽ cần một cáchtiếp cận tổng hợp giữa lý thuyết và thực tiễn cũng như một cách tiếp cận toàn diện để đo lường tác động cụ thể của phân cấp ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
- Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà nước
và được tiến hành trên cơ sở luật định
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước
- Hoạt động thu, chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
là chủ yếu
Trang 14Ba nguyên tắc cơ bản quản lý NSNN
Trang 15- Nguyên tắc niên hạn.
- Nguyên tắc đơn nhất (nguyên tắc tập trung thống nhất)
- Nguyên tắc toàn vẹn và đầy đủ
Phân cấp ngân sách nhà nước
Theo World Bank, 2001, phân cấp là một quá trình chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương hay khu vực tư nhân
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân bổ theo pháp luật trách nhiệm, quyền hạn quản lí qua các khoản thu và chỉ của ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền nhà nước để họ có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương
ii) Hệ thống và nguyên tắc tổ chức ngân sách và phân cấp ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước không chỉ đề cập đến quản lý ngân sách
mà còn liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề kinh tế - xã hội
Hình 1: Hệ thống ngân sách nhà nước
Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý NSNN là nhằm đảm bảo các nguồn lực tàichính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời,
Trang 16đảm bảo tính chủ động và sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự hàihòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền.
Theo Điều 6 trong Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về hệ thống ngân sách nhà nước như sau:
“Điều 6 Hệ thống ngân sách nhà nước
1 Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2 Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.”
Theo Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định nguyên tắc quản lýngân sách nhà nước:
“Điều 8 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1 Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2 Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
3 Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế
độ thu theo quy định của pháp luật.
4 Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5 Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.
Trang 176 Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7 Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
8 Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
9 Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước.
10 Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.
11 Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.”
Nguyên tắc phân cấp quản lý thu, chi và mối quan hệ giữa các cấp ngân sách cần thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật ngân sách nhà nước năm 2015
iii) Nội dung phân cấp ngân sách ở Việt Nam
Nội dung của phân cấp quản lý NSNN gồm 5 vấn đề chính: Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách; Giao nhiệm vụ chi cho các cấp; Các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Vay nợ của chính quyền địa phương; Vấn đề trao quyền
tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn NSNN
Đặc điểm của phân cấp ở Việt Nam:
Trang 18+ Lấy cấp trên làm trung tâm: các chức năng mà chính quyền cấp trên không thực hiện sẽ được chính quyền cấp thấp hơn thực hiện.
+ Không gian của chính quyền cấp thấp hơn bị hạn chế, trong khi chính quyền cấpcao hơn bị quá tải và không thể quản lý được
+ Chính quyền cấp dưới có xu hướng lệ thuộc một cách thụ động vào chính quyềncấp trên
+ “Giữ lớn, buông nhỏ”
+ Phân cấp về quản lý đầu tư
+ Phân cấp thị trường: Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Về phân cấp nguồn thu
Việc phân định khoản thu giữa các cấp hiện nay được chia thành các khoản thu domỗi cấp được hưởng 100% và khoản thu phân chia theo tỷ lệ Hay nói cách khác là khoản thu NSNN được chia thành ba nhóm: nhóm các khoản thu thuộc 100% thu NSTW,nhóm các khoản thu thuộc 100% thu NSĐP và nhóm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ
% giữa NSTW và NSĐP
Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% là những nguồn thu lớn gắnliền với hoạt động kinh tế do trung ương quản lý, các doanh nghiệp hạch toán toànngành, các sắc thuế, nguồn thu có tính chất đối ngoại của Chính phủ
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, chủ yếu là các khoản thu về phí xăng dầu, một số sắc thuế phát sinh trên diện rộng được phân chia giữa trung ương và cho từng địa phương cụ thể theo một tỷ lệ nhất định và được ổn định trong thời gian từ 3 đến 5 năm
Theo điều 32 Luật NSNN, nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
Trang 19+ Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: thuế nhà, đất; thuế tài
nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất; tiền cho thuê
và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa
phương; các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước; thu kết dư ngân sách địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật NSNN năm 2002
+ Thu bổ sung từ ngân sách trung ương
+ Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của luật NSNN năm 2002
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể quyết định tỷ lệ thu điều tiết linh hoạt giữa NSTW hoặc NSĐP, nhưng việc tăng tỷ lệ điều tiết về NSTW có thể làm hạn chế quyền
tự chủ của địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển trong quản lý và khai thác nguồn thu đáp ứng yêu cầu phát triển Còn đối với địa phương không có khả năng tự cân đối nguồn thu so với nhiệm vụ chi, quy định khoản thu bổ sung của ngân sách địa
phương theo Luật NSNN hiện nay là tạo ra điều kiện để các địa phương không cân đối được nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi Luật NSNN tuy có phân cấp cho HĐND tỉnh trong quyết định các khoản thu trong phạm vi địa phương nhưng Quốc hội vẫn nắm quyền điều tiết lớn thông qua quyết định khoản thu bổ sung có mục tiêu
Trang 20Có thể thấy quyền tự chủ của HĐND tỉnh thông qua việc quyết định phân cấp các khoản thu trong phạm vi địa phương theo Luật NSNN đối với khoản thu được hưởng 100% Các cấp ngân sách huyện và xã chỉ được thu theo quyết định phân cấp quản lý nguồn thu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Nên thực chất, có thể nói việc tự chủ của cáccấp ngân sách trong tình còn bị hạn chế Do các địa phương có các điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau cũng như có các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khác nhau nên việc thống nhất tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP được giao trong thời kỳ ổn định là khó khăn.
Về phân cấp nhiệm vụ chi
NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương
Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định
Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phátsinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên
Theo điều 21, 24 của Luật NSNN năm 2002 có quy định cụ thể về phân cấp nhiệm vụ chi của NSNN, trong đó:
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương bao gồm:
Chi đầu tư phát triển: gồm các khoản chi nhằm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chỉ hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và
thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật; chi
Trang 21đầu tư
Trang 22phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trungương thực hiện; chi bổ sung dự trữ nhà nước do trung ương quản lý.
Chi thường xuyên: khoản chi này liên quan đến chi cho con người và chi quản lýcho các hoạt động sự nghiệp văn hoá xã hội, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế dotrung ương quản lý
Các khoản chi khác được luật hóa (trả lãi, viện trợ, bổ sung quỹ dự trữ,
chuyển nguồn )
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương bao gồm:
(1) Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lýtheo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ côngích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theoquy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của phápluật;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
(2) Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp
trực tiếp quản lý trong các lĩnh vực:
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động giáo dục tiểu học, phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
- Nghiên cứu khoa học, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Trang 23- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân
Trang 24sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an toàn thực phẩm; dân số và gia đình; các hoạt động y tế khác;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, thông tin khác;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh; quản lý các cơ
sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;
- Các hoạt động kinh tế:
+ Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo
đảm hoạt động, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hoạt động giao thông khác;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác;
+ Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài nguyên;
đo đạc và bản đồ, đo đạc địa giới hành chính; lưu trữ hồ sơ địa chính và hoạt độngquản lý tài nguyên khác;
+ Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;
+ Sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa
hè, hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên và các hoạt động kiến thiết thị chínhkhác;
+ Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh laođộng;
Trang 25Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị
-xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức -xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạtđộng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương;
+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 163/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các chính sách
xã hội đối với các đối tượng do địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chi nộp trả ngân sách cấp trên
(3) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay
(4) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương
(5) Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương
(6) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
dưới (Điều 6 Thông tư 342/2016/TT-BTC)
iv) Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam hiện nay
Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nướccủa xã hội
Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước
Trang 26Trong những năm qua, phân cấp quản lý NSNN nhằm đảm bảo các nguồn lực tàichính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất và đạtđược những kết quả quan trọng sau:
Thứ nhất, đảm bảo thực quyền của Quốc hội, tăng tính chủ động của Hội đồng
nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách
Luật NSNN quy định Quốc hội thảo luận và quyết định phân bổ ngân sách chi tiết theo lĩnh vực đến từng bộ, cơ quan trung ương và mức bổ sung từ NSTW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thể hiện quyền lực tối cao của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân trong quyết định NSNN
Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách theo Luật NSNN năm 2015 đã góp phần thúc
đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý NSNN Việc ban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách, tình trạng cấp ban hành chính sách phải
có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của từng cấp
Thứ ba, phân cấp quản lý NSNN đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW.
Việc quy định NSTW giữ vai trò chủ đạo và hưởng các nguồn thu quan trọng đã
đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia; Đảm bảo nguồn lực để
bổ sung cho các địa phương khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từng bước phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa
Thứ tư, cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã giao quyền chủ động cho các địa
phương tăng thu, tiết kiệm chi NSNN để có nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Cơ chế phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách đã khuyến khích chính quyền địa phương: Chủ động trong việc xác định, bồi dưỡng nguồn thu, tăngthu ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp, với cơ chế: tăng thu thì tăng chi, giảm thu thì giảm chi đã khắc phục được tình trạng ỷ lại vào cấp trên
Mặc dù, hoạt động phân cấp quản lý NSNN trong những năm qua đã từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế Cụ thể, hệ thống NSNN Việt Nam hiện
Trang 27nay được tổ chức theo mô hình lồng ghép Sự lồng ghép trong hệ thống NSNN dẫn đến
Trang 28sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp ngân sách;giảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong việc lập, quyết định, giao dự toán ngân sách, sử dụng ngân sách và quyết toán NSNN Mặt khác, do tính lồng ghép trong hệ thống NSNN nên thời gian lập, giao dự toán bị kéo dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý,điều hành NSNN.
Quy mô thu ngân sách có xu hướng giảm dần, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn, dẫn tới những căng thẳng trong cân đối thu - chi Quy mô thu ngân sách giảm một phần
do phụ thuộc nhiều vào thu từ xuất nhập khẩu Thu nội địa tăng chậm, một phần do giảm nghĩa vụ đóng góp, hỗ trợ tích tụ vốn, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
Mặt khác, cơ sở thu ngân sách từ thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành của Việt Nam bị thu hẹp khá nhiều do có tới 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT So với thông lệ quốc tế (thường từ 4 - 8 nhóm), số lượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT của Việt Nam còn khá nhiều nên đã trực tiếp tác động đến nguồn thu
Xét theo phân cấp nguồn thu ngân sách giữa NSTW và NSĐP (Bảng 1) cho thấy, thu NSĐP có xu hướng tăng, trong khi thu NSTW có xu hướng giảm, thực tế này ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của NSTW Thu NSĐP trong các năm gần đây có xu hướng tăng cả về quy mô và tỷ trọng, trong đó quy mô thu NSĐP giai đoạn 2011- 2015 tăng khoảng 2,5 lần so với 5 năm trước, cao hơn mức tăng thu NSNN nói chung (khoảng 2 lần); tỷ trọng thu NSĐP trong tổng thu NSNN tăng từ 32,4% giai đoạn 2006-2010 lên 36,2% giai đoạn 2011 - 2015, tăng tính tự chủ cho NSĐP
Vai trò chủ đạo của NSTW được bảo đảm trong giai đoạn 2011 - 2015, nhưng có
xu hướng giảm trong những năm gần đây Cụ thể, tỷ trọng thu NSTW từ 63,7% tổng thuNSNN giai đoạn 2011 - 2016 xuống còn khoảng 59% tổng thu NSNN năm 2016 - 2017
Về giao nhiệm vụ chi NSNN: Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay đối với một số lĩnh vực còn chồng chéo, dẫn đến những khó khăn trong phân cấp nhiệm vụ chi
Trang 29Cùng với xu hướng của thu NSNN, tỷ trọng chi NSTW trong tổng chi NSNN có
xu hướng giảm từ 55,2% (năm 2006) xuống còn 49,2% (năm 2018); tỷ trọng chi cho đầu
tư phát triển giảm từ 33,3% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn khoảng 26 - 27% giai đoạn
2011 - 2015 Tỷ trọng các khoản chi trực tiếp của NSTW có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng tới nguyên tắc hiến định về vai trò chủ đạo của NSTW, do phần lớn các chính sách an sinh xã hội ban hành đều gắn với đối tượng ở địa phương, NSTW phải hỗ trợ choNSĐP để thực hiện Chi đầu tư phát triển của các bộ, cơ quan trung ương quản lý giai đoạn 2011 - 2015 chỉ còn chiếm 26-27% tổng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN; đây là một nguyên nhân dẫn đến đầu tư phân tán, hiệu quả chưa cao; hạn chế khả năng đầu tư dứt điểm các công trình trọng yếu
Cùng với nỗ lực giảm lạm phát, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 lên tới 22,97%, tốc độ tăng chi NSTW cũng được điều chỉnh giảm mạnh vào năm 2009 Tuy nhiên, chi NSĐP, đặc biệt là chi đầu tư NSĐP lại tiếp tục tăng rất mạnh, tương ứng là 34% và 59%
Về bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP được ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, dẫn đến
Trang 30nhiều địa phương có số thu trên địa bàn địa thấp Số thu bổ sung cân đối từ NSTW lớn nên địa phương không đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội;
Về ban hành chính sách chế độ: Hiện nay HĐND cấp tỉnh được quyết định mức chi ngân sách theo khung chi tiêu của Chính phủ quy định điều kiện của địa phương, dẫnđến tình trạng chi không thống nhất giữa các địa phương
Vay nợ của Chính phủ và của chính quyền địa phương ngày càng tăng gây áp lực trong chi trả nợ: Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, nợ công tăng 18,4%/năm (gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP); quy mô nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010; tínhtheo GDP, quy mô nợ công tăng từ mức 50% GDP năm 2010 lên 62,2% GDP Đến cuối năm 2015, có 5/6 chỉ tiêu đảm bảo trong giới hạn cho phép, nợ công chiếm 62,2% GDP (giới hạn là 65%), nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1%GDP (giới hạn là 50%), nghĩa vụtrả nợ trực tiếp của Chính phủ là 16,1% GDP (giới hạn là 25%), phát hành trái phiếu chính phủ cho đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 329.835 tỷ đồng (giới hạn là 335.000 tỷ đồng), kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,8 năm(mục tiêu là 4 - 6 năm); riêng chỉ tiêu nợ Chính phủ năm 2015 so với GDP vượt giới hạncho phép do GDP thực tế theo giá hiện hành năm 2015 giảm mạnh
Đối với vấn đề vay nợ của các địa phương, trước thời điểm Luật NSNN năm 2002
có hiệu lực thi hành, không cho phép địa phương vay nợ, luật NSNN năm 2002 quy định chỉ có bội chi NSTW, nhưng vẫn mở cửa cho các địa phương vay nợ để phát triển cơ sở
hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Do cơ chế quản lý, do kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ dẫn đến nợ xây dựng cơ bản của một số địa phương là rất lớn
1.2.1.2 Tăng trưởng kinh tế
i) Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về giá trị của hàng hóa và dịch vụ
mà một quốc gia sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng của GDP, tức là giá trị tổng sản phẩm quốcnội Sự tăng trưởng kinh tế cho thấy sức khỏe và sự phát triển của một nền kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm, cơ hội đầu tư và chất lượng cuộc sống của người dân
Trang 31Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: tích lũy tài sản (vốn, lao động, đất đai….) và đầu tư hiệu quả hơn vào những tài sản đó.
Trọng tâm là tiết kiệm và đầu tư, nhưng đầu tư phải có hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng
Các chính sách, thể chế của chính phủ, sự ổn định về kinh tế và chính trị, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, trình độ y tế và giáo dục đều đóng vai trò ảnh hưởng đến tăng trưởng
ii) Đo lường tăng trưởng kinh tế
Trọng tâm của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là những thay đổi về thu nhập quốc dân Có hai thước đo cơ bản của thu nhập quốc dân thường được sử dụng phổ biến nhất:
Xét trên phạm vi rộng (quốc gia, đất nước):
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước hay còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội Là giá trị thị trường tính cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đầu cuối được sản xuất trong phạm vi của một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia, đất nước) tỉnh trong một thời gian nhất định
GDP thường được tính bằng cách:
Phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất):
GDP = AVA + IVA + SVA
Xét trên phạm vi hẹp (vùng, khu vực, tỉnh, thành phố )
GRDP là chỉ số tổng sản phẩm được tỉnh cho một khu vực, thành phố hay mộttỉnh nhất định Phạm vi tính của GRDP là nhỏ hơn so với phạm vi tính của GDP
GRDP thường được tính bằng ba cách:
Thứ nhất, phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trên địa bản được tính bằng
tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành nghề, dịch vụ cộng với thuế của sản phẩm vàtrừ đi các trợ cấp sản phẩm
GRDP = VA + T - S
Với VA: Là tổng giá trị tăng thêm của các ngành nghề, dịch vụ, T: Là thuế nhập
Trang 32khẩu vào địa phương, S: Trợ cấp sản phẩm trong địa phương.
Trang 33Thứ hai, phương pháp thu nhập: dựa trên mức thu nhập của từng cá nhân, từng hộ
gia đình đang có hộ khẩu, sống và làm việc tại địa phương
GRDP = I + T + A + S
Với 1: Thuế sản xuất (không bao gồm phần trợ cấp sản xuất), T: Thu nhập của người lao động đến từ các hoạt động sản xuất ( có thể tỉnh bằng hiện vật quy ra tiền), A: Khấu hao tài sản, S: Thu nhập hỗn hợp hoặc thặng dư sản xuất
Thứ ba, phương pháp sử dụng:
GRDP = C+G+I+(X-M)
Với C: Chi tiêu của hộ gia đình, G: Tổng chỉ tiêu của cả hệ thống chính phủ
và nhà nước, I: Tích lũy tài sản hoặc đầu tư của nhà kinh doanh, X-M: Xuất khẩuròng – tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu
1.2.1.3 Phân cấp ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Việc phân cấp ngân sách nhà nước có thể có tác động tích cực và tiêu cực đốivới tăng trưởng kinh tế
Tác động tích cực:
1 Tăng cường năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng: Việc phân cấp ngân sách có thểgiúp tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp huyện và địa phương, giúp thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế ở các khu vực đó
2 Khuyến khích sáng tạo và phát triển địa phương: Việc phân cấp ngân sách có thể tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hành chính địa phương sử dụng nguồn lực theo cách hiệu quả nhất, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển kinh tế ở cấp địa phương
Tác động tiêu cực:
1 Kéo lùi nỗ lực phát triển toàn diện: Trong một số trường hợp, việc phân cấp ngân sách có thể dẫn đến sự thiếu cân đối giữa các khu vực, làm giảm năng lực đầu
tư vào các lĩnh vực quan trọng và cản trở tăng trưởng kinh tế toàn diện
2 Tăng cường sự không chắc chắn: Việc phân cấp ngân sách cũng có thể tạo ra
sự không chắc chắn về nguồn lực tài chính cho các địa phương, điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và dẫn đến sự không ổn định trong tăng trưởng kinh tế
Trang 34Tóm lại, tác động của việc phân cấp ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế
là hết sức phức tạp và phụ thuộc vào cách thức triển khai cũng như quản lý nguồn lực tại các cấp quản lý khác nhau
1.2.2 Khung phân tích
Xuất phát từ cơ sở là những lý thuyết có liên quan và những thực trạng được xemxét, những văn bản pháp luật về phân cấp ngân sách trong những năm gần đây và rút ranhững tác động cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế ViệtNam
Về mặt tiêu cực:
Nghiên cứu của Roden (2002) cho rằng phân cấp tài khóa là tiêu cực, đặc biệt là ở
các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi Ông lập luận rằng cácvấn đề thường đi kèm với phân cấp là thâm hụt ngân sách, tham nhũng, tác động của cácnhóm lợi ích, gia tăng bất bình đẳng và cuối cùng là nền kinh tế giảm tăng trưởng
Theo nghiên cứu của Mello (2000) từ dữ liệu của 30 quốc gia khẳng định thất bại
của việc phân cấp tài khóa là do thành kiến về thâm hụt tài khóa và quản trị công yếukém, không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa
Về mặt tích cực:
Theo nghiên cứu của Ezcurra & Pasucal (2008) việc thúc đẩy phân cấp tài khóa
không những có tác dụng trong việc thúc đẩy cải thiện hiệu quả Pareto mà còn giảm sựbất bình đẳng về kinh tế giữa các địa phương, từ đó giảm thiểu đi sự chênh lệch giàunghèo
Nghiên cứu thực nghiệm của Ebel & Yilmaz (2002) ủng hộ việc phân cấp ngân
sách nhà nước đều cho rằng nhờ ở gần dân hơn so với chính quyền trung ương, chínhquyền địa phương có thông tin tốt hơn về nhu cầu và ý muốn của người dân, đồng thờithấu hiểu hơn những điều kiện đặc thù của địa phương Vì vậy, chính quyền địa phương
có thể đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn trước các yêu cầu của người dân so với chínhquyền trung ương
Nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008) thu thập số liệu từ 61 tỉnh, thành trong giai
đoạn 2001-2005 cho thấy chi tiêu công cho đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng