Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại tổng công ty may 10

132 9 0
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại tổng công ty may 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại hội cổ đông:- Thông qua định hướng phát triển công ty; - Quyết định loại cổ phân và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ MAY - TKTT

-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPĐƠN VỊ: TỔNG CÔNG TY MAY 10

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau 3 năm học tập dưới mái trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường đến các thầy cô đã tạo điều kiện giúp cho em có được quãng thời gian sinh viên tuyệt đẹp này Đặc biệt em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em giúp em có được tri thức và lớn khôn từng ngày

Trong khoảng thời gian được thực tập ở Tổng công ty May 10, em học hỏi được rất nhiều, em đã có cơ hội áp dụng kiến thức học được trên trường của mình vào thực tế quá trình thực tập ở môi trường doanh nghiệp từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn, làm nền tảng cho công việc trong tương lai của bản thân Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty, các cô chú, anh chị cán bộ, công nhân đang công tác tại phòng kỹ thuật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em để em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp của mình.

Em xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang, đặc biệt là đối với thầy Nguyễn Văn Du Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy đến sinh viên chúng em

Em xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Trang

Đỗ Thị Huyền Trang

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì tất cả các ngành nghề cũng phát triển theo và áp dụng rất nhiều công nghệ mới Các doanh nghiệp, xí nghiệp cũng vì vậy mà phát triển theo, họ không ngừng nâng cao đổi mới công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất chất lượng của sản phẩm Trong quá trình thực tập ở Tổng công ty may 10 bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều về quá trình sản xuất ra một sản phẩm ngành dệt may: cách một tài liệu kỹ thuật được triển khai, cách sắp xếp bố trí nhân công, cách quản lý nhân lực, những nội quy quy định khi bước vào làm việc trong doanh nghiệp Từ đó em thấy được những hạn chế mà mình còn thiếu để có thể sửa chữa và bổ sung, phát huy những thế mạnh của bản thân.

Dưới đây là bài báo cáo của em về cách triển khai một đơn hàng ở Tổng công ty may 10 Em hy vọng bài báo cáo này sẽ giúp mọi người thấy rõ được quy trình sản xuất công nghiệp và cách để nâng cao năng suất chất lượng cho sản phẩm Tuy nhiên do kiến thức và sự lĩnh hội của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình báo cáo không tránh khỏi thiếu sót, em mong thầy cô và các bạn thông cảm và cho em những nhận xét để em có thể hoàn thiện bài của mình.

Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2023 Sinh viên thực hiện Trang

Đỗ Thị Huyền Trang

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Du Họ tên sinh viên : Đỗ Thị Huyền Trang Mã sinh viên : 2019607493

Trường : Đại học Công nghiệp Hà Nội Đơn vị thực tập : Tổng công ty May 10

Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty

1.1.1Sơ lược về Tổng công ty may 10

1.1.1.1Các thông tin chính của công ty

Hình 1 1: Hình ảnh tổng quan về công ty May 10

Trang 6

1946 Thành lập các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc

1952 Hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc thành Xưởng May 10

1956 Chuyển về Gia Lâm – Hà Nội Hợp nhất xưởng 10, xưởng 40 và thợ may quân khu Liên khu V tập kết ra Bắc lấy tên chung là Xưởng may 10 1959 Xưởng May 10 được vinh dự đón Bác Hồ Về thăm ngày 08/01/1959 1961 Đổi ten thành Xí nghiệp may 10 trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ 1992 Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty May 10

2005 Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần May 10 2010 Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tổng công ty May 10 - CTCP

Bảng 1 2: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10

1.1.1.3.Cơ cấu tổ chức sản xuất

- Công ty cổ phần May 10 có các đơn vị sản xuất chính bao gồm 11 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại May 10, 6 xí nghiệp tại các địa phương và 2 công ty liên doanh cùng 3 phân xưởng phụ trợ.

Trang 7

Veston 1 2 000 Hà Nội 600 500 000 Veston Mỹ, EU

Veston 2 2 000 Hà Nội 500 200 000 Veston Nhật Bản Vị

Hoàng 1 560 Nam Định 350 700 000 Quần, Jacket Mỹ, EU Đông

Hưng 800 Thái Bình 350 700 000 Quần, Jacket Mỹ, EU Hưng Hà 9 500 Thái Bình 1.200 2 000 000 Quần, Jacket Mỹ, EU Thái Hà 1 800 Thái Bình 800 2 000 000 Sơmi, Jacket Mỹ, EU

Bỉm Sơn 2.300 Thanh Hóa 800 1 000.000 Quần, Jacket Mỹ, EU

Trang 8

1.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty

1.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 10

Đại hội cổ đông:

- Thông qua định hướng phát triển công ty;

- Quyết định loại cổ phân và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên;

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

Ban kiểm soát:

- Giám sát việc quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh của công ty; - Xem xét, thẩm định công tác kế toán và báo cáo tài chính của công ty.

Hội đồng quản trị:

- Do đại hội cổ đông bầu ra, là ban lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội cổ đông.

Tổng giám đốc:

- Là người quản lí điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trrong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông Đồng thời chịu trách nhiệm trước Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh, đời sống của các cán bộ công nhân viên của công ty.

Phó tổng giám đốc:

- Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

Trang 11

Các giám đốc điều hành:

- Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

Phòng QA (Phòng chất lượng):

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

- Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.

Phòng thị trường:

- Đặt mua nguyên phụ liệu theo yêu cầu của đơn hàng.

Phòng thiết kế thời trang:

- Đưa ra kiến nghị, đề xuất để thể hiê ̣n các ý tưởng thiết kế thành các hình ảnh trực quan

- Điều hành, tổ chức viê ̣c thực hiê ̣n công tác thiết kế

- Truyền đạt và cung cấp thông tin dự án thiết kế rõ ràng, đầy đủ

- Nghiên cứu, câ ̣p nhâ ̣t xu hướng thị trường và các phần mềm, chương trình thiết kế mới

Phòng tổ chức hành chính:

- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Tổng Giám đốc (BGĐ).

- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty.

- Nghiên cứu và nắm vửng qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.

- Kiểm tra việc thực hiện nội qui của các bộ phận và cá nhân trong toàn Công ty - Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng,

đào tạo và tái đào tạo

- Phục vụ các công tác hành chính để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành,

Trang 12

- Tham mưu đề xuất cho Lãnh đạo để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chính-Nhân sự.

- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa BGĐ và Người lao động trong Công ty.

- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi trường và Trách nhiệm Xã hội tại Công ty.

Phòng công nghệ thông tin:

- Phụ trách các mảng về phần mềm máy tính, bảo quản các dữ liệu của công ty.

Phòng đầu tư:

- Quản lý công tác quy hoạch, đầu tư phát triển công ty: lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu:

Phụ trách các mặt hàng xuất, nhập khẩu của công ty.

Phòng thông tin và tuyên truyền:

Thông báo cho cán bộ công nhân viên kịp thời biết các thông tin chính của công ty.

Phòng tài chính - kế toán:

- Quản lý công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Phòng y tế, môi trường lao động:

- Đảm bảo về mặt sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên

Trang 13

- Công tác bảo vệ an ninh trật tự; - Công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Tổng công ty giao.

Phòng kỹ thuật:

- Quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện, tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất.

- Nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bi theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của sản xuất kinh doanh của công ty.

Hình 1 3: Phòng kỹ thuật công ty May 10

1.1.2.2.Nội quy, quy chế của công ty

Điều 1: Thời gian làm việc - thời gian nghỉ ngơi.

- Sáng: từ 7h30 đến 12h00 - Chiều từ: 13h30 đến 17h00 - Nghỉ trưa: từ 12h00 đến 1h

Điều 2: Giờ làm tăng ca.

- Công ty sẽ tổ chức thời gian làm tăng ca (thêm giờ) nhưng số giờ làm tăng ca không quá 4 giờ trong ngày, không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm.

Điều 3: Nghỉ Lễ, Tết.

Trang 14

- Nếu các ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo hoặc theo sự sắp xếp của Trưởng bộ phận.

- Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, Công ty có thể bố trí người lao động làm việc trong các ngày lễ và giải quyết nghỉ bù sau lễ.

Điều 4: Nghỉ việc riêng được hưởng lương.

- CBCNV nghỉ việc riêng được hưởng lương trong những trường hợp sau:  Bản thân CBCNV kết hôn.

 Con của CBCNV kết hôn

Điều 5: Nghỉ phép năm.

- Trong thời gian làm việc người lao động được quyền nghỉ phép nhưng vẫn được hưởng nguyên lương như sau:

 Người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại Công ty được nghỉ 12 ngày/ năm, hưởng nguyên lương.

 Đối với Người lao động có thâm niên công tác trên 3 năm tại Công ty, cứ mỗi 3 năm thâm niên được hưởng thêm 1 ngày phép năm.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của BCH Công đoàn cơ sở và thông báo trước với người lao động.

Điều 6: Nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH).

- Các trường hợp nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, ), Người lao động được giải quyết theo quy định của Điều lệ BHXH.

Điều 7: Những trường hợp sau đây không được tuyển dụng.

- Nam, nữ chưa đủ 18 tuổi tính theo tuổi pháp định thực tế.

- Có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc đã có triệu chứng những bệnh đó.

- Những người tâm thần không bình thường hoặc thân thể có khuyết tật không thể làm việc.

Điều 8: Cá nhân muốn xin vào làm việc tại công ty phải nộp hồ sơ xin việc gồm.

Trang 15

- Một đơn xin việc (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương nơi cư trú).

- Hai bản sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương và có đóng dấu giáp lai nơi dán ảnh).

- Một bản sao hộ khẩu thường trú có công chứng, một bản photo giấy chứng minh nhân dân(có công chứng).

- Một bản sao văn bằng (có công chứng) - Có phiếu khám sức khoẻ.

- Ảnh 3x4 (4 ảnh).

Điều 9: Tinh thần làm việc.

- Công ty mong muốn tất cả nhân viên làm việc tích cực Nếu nhân viên không thể có mặt đúng giờ để nhận nhiệm vụ vì lý do khẩn cấp hay vì lý do khác, nhân viên phải thông báo cho lãnh đạo phòng ban hoặc Phòng Hành chánh – Nhân sự trước 8h30 sáng.

- CBNV trong quá trình làm việc phải triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 10: Ra, vào công ty.

- Vào công ty:CBNV trong công ty- công trường phải đeo thẻ nhân viên khi vào công ty.

- Ra khỏi công ty: Trong giờ làm việc, CBNV muốn ra khỏi công ty phải được sự đồng ý của trưởng bộ phận hoặc người được ủy quyền, trường hợp khi đi ra ngòai cùng với các phương tiện/ thiết bị của công ty, các thiết bị đó phải được liệt kê trong giấy ra cổng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11: Trật tự trong giờ làm việc.

- Trong thời gian làm việc tại công ty – công trường, CBNV phải đeo thẻ nhân viên - CBNV không được tự ý rời vị trí làm việc hoặc qua lại các bộ phận khác không

thuộc phạm vi trách nhiệm mà chưa được phép của phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền.

Trang 16

- Tuyệt đối không mang các lọai chất nỗ, chất dễ cháy hoặc các chất độc hại khác vào công ty.

- Không được phép hút thuốc tại những nơi cấm hút thuốc.

- Không được ném tàn thuốc vào thùng rác và rơi tự do xuống đường.

1.2 Các loại đơn hàng, khách hàng thường xuyên, mặt hàng thế mạnh của côngty đang sản xuất

Các loại đơn hàng:

- Đối với hàng gia công xuất khẩu CMT: toàn bộ mẫu mã, kiểu dáng, nguyên phụ liệu khách hàng mang tới công ty chỉ gia công đơn thuần theo yêu cầu.

- Đối với đơn hàng FOB, công ty sản xuất mẫu chào bán theo yêu cầu của khách hàng, khi thỏa thuận kí được hợp đồng sẽ tự mua nguyên vật lệu theo mẫu chào hàng để sản xuất bán cho khách hàng FOB, được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và khu vực tiêu thụ hàng do khách hàng quy định.

- Đối với đơn hàng nội địa, công ty sản xuất theo kiểu mua nguyên phụ liệu và bán thành phẩm, còn lại kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế, chủng loại nguyên phụ liệu do phòng Thiết kế và Nghiên cứu thị trường đảm bảo theo nguyên tắc đa mẫu mã và đáp ứng được mọi sở thích, lứa tuổi người tiêu dùng.

Trang 17

- Tổng công ty may 10 sản xuất rất nhiều đơn hàng mặt hàng khác nhau mỗi năm xong mặt hàng thế mạnh của công ty không thể không nhắc đến là veston và áo sơmi Đây là 2 mặt hàng mà công ty sản xuất với số lượng nhiều và chất lượng cao Riêng trên thành phố Hà Nội đã có 2 xưởng chuyên sản xuất veston xuất khẩu, nội địa; 1 xưởng sơmi các loại

- Địa chỉ: 36/1 St No 10, Linh Dong Ward, Thu Duc Dist, HCM.

- Địa chỉ: 30/7 đường số 1, khu phố Ông Nhiều, P Long Trường, Quận 9,

Trang 18

- Địa chỉ: Lô 10/2 cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

- Điện thoại: 04.5521.898

Four Seasons -Four Season Vina Co., Ltd

-An Son Hamlet, An Dien Village, Ben Cat Town, Binh Duong Province

Haesung Việt Nam

Địa chỉ: Đường N4, KCN Dệt may Nhơn Trạch, xã Hiệp Phước, Huyện

Địa chỉ: Số 5, ngõ 76, phố Tây Thuỵ, phường Phúc Đồng, quận Long Biên,

Trang 19

Địa chỉ: Lot 42c, 63 Le Duc Tho Street, My Dinh 2 Ward, Nam Tu Liem

District, Ha Noi, Viet Nam

Trang 20

2 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG ĐOẠNCHUẨN BỊ VẬT TƯ VÀ ÁP DỤNG VÀO MỘT MÃ HÀNG MỚI2.1.Kho phụ liệu

Hình 2 1: Kho phụ liệu công ty May 10

Trang 22

1 Chỉ các loại

- Độ xù lông của chỉ, cách cuộn chỉ vào ống, số mét trong cuộn - Sự khác màu/độ đồng màu - Chỉ số sợi chỉ/thiết kế.

- Tem nhãn, bao bì ghi chỉ dẫn.

Đối chiếu với bản

- Nội dung in/dệt, nét chữ, ký hiệu, logo, họa tiết, thiết kế…

Trang 23

- Chi tiết, đường nét, họa tiết - Quy cách, kích thước, độ dày

- Thiết kế, màu sắc, kích thước, độ dài trong cuộn

- Sợi 2 bên mép băng móc, lấm

- Kiểm tra màu sắc, từ ngữ/nội dung thông tin, kích thước, lấm

Trang 24

hoàn thiện sản phẩm

PO… của nhãn treo

- Chất liệu, thiết kế, kích thước

Bảng 2 1: Phương pháp thực hiện ở kho phụ liệu2.1.3.Tiêu chuẩn kỹ thuật

STT Tên phụ liệu Lỗi

1 Chỉ Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 3%

Lỗi A Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 2%

- Thiếu số lượng trên 3%

- Sai chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kích thước, chất liệu - Cúc hỏng: vỡ, sứt, thiếu lỗ

Lỗi B Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 3%

-Khác màu từ một cấp độ trở lên 3 Nhãn

Lỗi A= 0% Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 2%

-Sai chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kích thước, chất liệu

-Thiếu số lượng trên 2% lô hàng.

Trang 25

Lỗi B từ 3% trở xuống

Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 3%

- Lỗi sợi

- Họa tiết: in mờ, lệch 4 Đệm vai

Lỗi A dưới 2% Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 2%

- Sai chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kích thước, chất liệu - Thiếu số lượng trên 2% lô hàng.

Lỗi B dưới 3% Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 3%

-Kích thước chiều dài lớn hơn dung sai 0,5cm -Khác màu lớn hơn 1 cấp độ

5 Túi Poly

Lỗi A nhỏ hơn 2% Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 2%

- Kích thước dài rộng hơn dung sai 0,5cm

Lỗi B Những lỗi này cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỉ lệ lỗi vượt quá 3%

Lỗi về chiều dài rộng lớn hơn 1cm, thủng rỗ bề mặt.

Bảng 2 2: Tiêu chuản kỹ thuật áp dụng ở kho phụ liệu2.1.4.Nhận xét, so sánh với kiến thức đã được học và giải pháp cải tiến

- Ở kho phụ liệu, quá trình triển khai sản xuất được thực hiện một cách khoa học, theo một quy trình nhất định cả trên giấy tờ lẫn thực tế, theo đúng yêu cầu của công ty và khách hàng.

- Kho phụ liệu có giá để hàng chắc chắn được kê theo hàng lối gọn gàng đảm bảo cho việc sắp xếp, bảo quản hay di chuyển được dễ dàng.

- Đầu các kệ thường có bảng ghi đầy đủ thông tin về phụ liệu như chủng loại, số lượng, mã hàng, màu sắc, để rút ngắn thời gian lấy hàng, tránh nhầm lẫn.

- Không chỉ vậy trong kho còn có bảng chỉ dẫn lối đi và vị trí của các giá, kệ giúp

Trang 26

Hình 2 3: Bảng chỉ dẫn thoát hiểm trong kho phụ liệu

- Ngoài ra trong kho còn có các bảng nội quy, hướng dẫn vệ sinh 5S, hướng dẫn phòng chống cháy nổ, hướng dẫn bảo quản phụ liệu, để đảm bảo cho việc quản lý kho được tốt nhất phục vụ cho quá trình sản xuất.

Trang 27

Hình 2 4: Nội quy nhà kho

- Theo quan sát thì quá trình thực hiện triển khai sản xuất công đoạn chuẩn bị ở kho phụ liệu tại công ty cũng giống với kiến thức mà em đã được học trên nhà trường, và quá trình đó được thực hiện một cách chặt chẽ, theo một quy tắc nhất định.

Trang 28

2.2.Kho nguyên liệu

Hình 2 5: Hình ảnh kho nguyên liệu công ty May 10

Trang 29

2.2.1.Quy trình

Hình 2 6: Quy trình thực hiện trong kho phụ liệu

Trang 30

-Kiểm tra số chì ghi trên hoá đơn với số chì kẹp ở cửa contairner Nếu khớp thì phá ở cửa xe -Chuyển lần lượt từng kiện hàng vào kho ghi nhận vào sổ nhận.

-Theo dõi nhập hàng kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng hàng hoá trước khi đưa vào kho, kiểm tra hoá đơn chứng từ.

-Đối chiếu hàng nhận thực tế, nếu khớp thì kí xác nhận vào hoá đơn giao hàng, nếu không khớp thì yêu cầu người vận chuyển kí xác nhận

-Bóc đầu kiện để kiểm tra 100% hàng bên trong, đảm bảo kiện đúng với thông tin ghi trên đầu kiện.

-Kiểm tra hàng nhập kho sao cho đúng và đầy đủ với mã hàng, ghi lại đầy đủ chủng loại, màu sắc và số lượng hàng hoá đã nhập kho theo định

-Mở kiện kiểm tra số mét từng cuộn, tấm đối chiếu với hoá đơn hoặc bản kê chi tiết của các đơn vị nhập trả, ghi theo màu, thành phần nguyên liệu vào phiếu mở kiện nguyên liệu -Đo khổ vải theo từng cuộn, tấm ghi vào phiếu kiểm tra vải trên máy sau đó xếp màu đúng khổ.

Khi kiểm tra, phụ kho cần ghi chép lại các số liệu và viết phiếu cho cán bộ thống kê của kho.

-Thủ kho

-Thủ kho

Trang 31

Nếu vải có chất lượng quá kém thì báo lại phòng xuất nhập khẩu (phòng thị trường) để làm việc với hãng và có phương pháp đổi lại hay khắc phục số hàng đó.

Vải có tính chất co giãn đàn hồi thì phải dỡ kiện vải ra sau 24 giờ để cho hồi canh sợi mới tiến hành đo.

Sau khi kiểm đếm, phụ kho sẽ viết phiếu thông báo phụ liệu thừa hay thiếu để báo cho phòng xuất nhập khẩu phân phát cho các xưởng may, đồng thời thông báo cho các hãng để kịp thời bổ sung.

4Lưu kho,bảo quản

-Tất cả các nguên liệu được lưu giữ bảo quản trong kho theo khu vực quy định.

-Theo từng khách hàng, lô hàng, kí hiệu mã hiệu sản phẩm được ghi trên vỏ bao bì, thùng hoặc ghi ở khu vực lưu trữ, không để lẫn, sai vị trí quy định.

-Hàng tháng thủ kho làm báo cáo về việc sử dụng nguyên liệu và vật tư.

-Thủ kho

-Nhân viên vận chuyển

-Thủ kho

5Cấp hàng - Giao hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất

tại các xí nghiệp thành viên và xí nghiệp liên doanh cần phải có đầy đủ các tài liệu:

+Lệnh sản xuất: Do phòng kế hoạch cấp.

+Định mức tiêu hao nguyên liệu: Do phòng kỹ thuật cấp theo bản yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng.

+Bảng mẫu NPL: Do phòng kỹ thuật cấp

-Phân bàn dựa trên các tài liệu đã đủ điều kiện để tính toán mức vải cần cấp phát cho các đơn

-Thủ kho

-Thủ kho

Trang 32

xe chuyển cho các tổ cắt tại các xí nghiệp -Người nhận hàng tại các xí nghiệp đối chiếu với số lượng thực tế với phiếu theo dõi bàn cắt và sổ giao hàng.

vận chuyển

-Nhân viên xí nghiệp

2.2.3.Tiêu chuẩn kỹ thuật

*Phương pháp kiểm tra vải:

Lỗi được phân chia theo dạng nhóm sau:

- Nhóm 1: gồm các dạng lỗi do quá trình dệt gây ra  Lỗi do các trị số: sợi ngang không săn, không đều màu  Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải.

 Mép vải bị rách.

 Tạp chất bẩn trong sợi.

 Đường dọc thưa sợi trên toàn bộ tấm vải  Lỗ thủng, vết bẩn.

 Dấu vết do sợi, nhảy sợi, mất sợi ngang, dọc, chập sợi - Nhóm 2: gồm các lỗi do quá trình in hoa, nhuộm màu:  Lỗi in nhuộm trong 1 sợi dài trên 4m.

 Vết màu dải rác trên toàn bộ cây vải.

 Lỗi sợi dọc hoặc ngang đều dải rác toàn bộ phạm vi nền hoa, đứt đoạn, lệch trục hoa có chu kì thấy rõ.

 Màu không chênh nhau 1/8 - 1/10  Đứt biên liên tục.

 Vải bị nấm mốc.

“Khi quá trình kiểm tra kết thúc người kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra để lưu giữ và gửi cho nhà cung cấp.’’

*Phương pháp đánh dấu lỗi vải:

- Dùng kim khâu chỉ trực tiếp vào lỗi và cắt chỉ thừa 1cm làm dấu.

- Ở các loại vải nhập thường được khâu ngoài mép biên ngang vị trí có lỗi - Dùng băng dính cắt 1 miếng hình vuông 1cm dính trực tiếp vào vị trí có lỗi - Dùng phấn màu để đánh dấu vị trí bị lỗi.

Trang 33

Trong các phương pháp trên phương pháp dùng băng dính được sử dụng nhiều nhất.

*Hướng dẫn kiểm tra và phân loại vải theo hệ thống 4 điểm:

(Áp dụng cho hàng dệt thoi, dệt kim) 1-Nguyên tắc và điều kiện kiểm tra:

- Vải chưa qua kiểm tra không được đưa vào sản xuất (trừ khi ĐDLĐ Công ty cho phép).

- Sự cố về chất lượng vải phải được giải quyết kịp thời trước khi vào sản xuất.

- Các cuộn vải kiểm tra xong vẫn phải được bao bọc bảo đảm vệ sinh cho đến khi đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra vải phải được thực hiện trên máy kiểm tra vải với các dung cụ đảm bảo tính năng làm việc tốt.

- Khu vực kiểm tra phải sạch, đủ ánh sáng, nhân viên kiểm tra vải được đào tạo tốt 2-Số lượng vải lấy kiểm tra:

- Lấy ngẫu nhiên 10% số cuộn vải chia đều cho tất cả các màu/Lot màu/mẻ nhuộm Với một màu/Lot màu/mẻ nhuộm có số lượng dưới 100 cuộn thì số lượng vải kiểm tra cụ thể như sau:

 Từ 1 đến 3 cuộn – kiểm tra 100%  Từ 4 đến 10 cuộn – kiểm tra 3 cuộn  Từ 11 đến 50 cuộn – kiểm tra 5 cuộn  Từ 51 đến 99 cuộn – kiểm tra 10 cuộn

Mỗi một màu/Lot màu/mẻ nhuộm cắt mọt miếng mãu kích thước 6”x6” đính vào bảng kiểm soát màu (để đối chiếu với bảng màu chuẩn) Trường hợp kết quả kiểm tra có số lỗi cao (quá mức điểm trừ chấp nhận thì kiểm tra thêm 15% số cuộn vải, nếu kết quả vẫn cao, kiểm tra toàn bộ 100%.

- Các cuộn vải sau khi kiểm tra phải được phân ra từng loại, sắp xếp phừ hợp theo khu vực đạt-không đạt và có treo biển nhận biết rõ ràng.

3-Quá trình kiểm tra:

Trang 34

- Tốc độ quay vải trên máy để kiểm tra là 14m/phút Với lô vải có tính chất khác thường, việc kiểm tra chất lượng vải theo chỉ định của khách hàng/PQA.

- Đầu mỗi cuộn vải được kiểm tra, cắt 1 đoạn mẫu 6” ngang khổ, ghi đầy đủ thông tin (số cuộn vải, màu, Lot/Dye Lot) và đánh dấu mặt phải ứng với cuộn vải đó Dùng mẫu vải này, kiểm tra độ khác màu giữa 2 bên biên với nhau, 2 bên biên với giữa khổ vải, ở giữa với 2 đầu còn lại cuộn vải (bằng cách so sánh) Các miếng vải mẫu này phải được lưu giữ lại tại kho trong thời gian 6 tháng kể từ ngày giao hàng với các thông tin cần thiết: nhà cung cấp, nhà sản xuất, tên (số) màu vải (cả của khác hàng nếu có), loại vải, số mẻ nhuộm, ngày nhận, ngày kiểm tra.

- Khổ vải (được tính từ mép lỗ văng phía trong, bên này đến bên kia) phải được kiểm tra 3 lần (đầu, giữa, cuối) cuộn vải, ghi kết quả theo số đo nhỏ nhất kiểm tra chiều dài cuộn vải so với số ghi trên etyket Kiểm tra cấu trúc, tình trạng bề mặt của cuộn vải.

- Cân cuộn vải để xác định khối lượng riêng (g/m2) Chú ý: trừ khối lượng lõi của vải nếu có.

- Các lỗi chính không được cắt rời mà phải được đánh dấu bằng giấy dán lỗi (khác màu) để nhanh chóng tìm ra lỗi khi cần thiết.

- Tất cả các kết quả kiểm tra đều phải được ghi chép vào “Bản báo cáo kiểm tra vải” sao cho các thông tin đó đủ để hiểu được bản chất của các khuyết tật.

- Phân loại khuyết tật: Lỗi vải được quy ra điểm trừ như sau (chỉ tính chiều dài lỗi):  Lỗi có chiều dài đến 3” = 1 điểm

 Lỗi có chiều dài từ 3” đến 6” = 2 điểm  Lỗi có chiều dài từ 6” đến 9” = 3 điểm  Lỗi có chiều dài trên 9” = 4 điểm

- Số điểm trừ/1 Yard chiều dài tối đa không quá 4 điểm Các lỗi chiều ngang hay chiều dọc đều cùng được tính điểm như nhau, tất cả lỗ thủng dù lớn hay nhỏ hoặc lỗi tiếp diễn, lặp đi lặp lại đều bị tính 4 điểm Chấm bẩn bị tính 1 điểm.

*Các lỗi vải cụ thể bao gồm: lỗi sợi đùn lên, sợi khác nhau rõ nét, sợi chập, thiếu, đứt

sợi, đầu sợi xù ra, sợi bẩn khác màu, sợi đan không đúng, lằn dọc, lằn ngang, vệt nhuộm, bẩn, loang màu.

Lưu ý: dựa vào mẫu các khuyết tật chính và phụ của nhà cung cấp

Trang 35

*Tiêu chuẩn chấp nhận: Nhà cung cấp/khách hàng và công ty may 10 sẽ thoả thuận

mức độ điểm trừ chấp nhận cụ thể đối với từng cuộn vải hoặc lô vải Công thức tính điểm/100Yard vuông cho mỗi cuộn vải/lô vải (lấy mẫu kiểm tra) như sau:

Số điểm thực tế đếm đượcChiều dài cuộn vải hoặc lô vải lấy mẫu

kiểm trathực tế(Yd) X 36 } over {stack { Khổ vải # thực tế (inch) }¿ X 100 = Số điểm/100Yd vuông

*Những lý do để loại cuộn vải/lô vải (không đạt-phải có biện pháp xử lí):

- Vượt quá mức điểm trừ chấp nhận Ví dụ đối với Express: - Điểm chấp nhận là 32 điểm/100Yd vuông cho mỗi cuộn vải - Điểm chấp nhận là 20 điểm/100 Yd vuông cho cả lô vải - Cuộn vải quá ngắn (dưới 25 yard) hoặc có tới 2 chỗ nối.

- Một hay hai biên vải bị giãn hoặc bị co làm cho vải không thể trải phẳng/thẳng trên bàn.

- Lỗi chạy ngang khổ ở mức độ thường xuyên Vải bị gợn sóng lăn tăn, nhăn nếp gấp trong lòng cuộn vải.

- Vải có mùi lạ, bề mặt vải khác biệt hoặc loang màu - Vải bị do canh với mức độ:

Loại vải

Nhuộm sợi/in Trên 2% khổ vải Trên 4% khổ vải Nhuộm sau khi dệt xong Trên 3% khổ vải Trên 5% khổ vải

Ngày 26 tháng 10 năm 2017

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÔNG TY (Đãký)

Trang 36

Hình 2 7: Hình ảnh khu vực kiểm tra lỗi vải

Hình 2 8: Máy kiểm tra lỗi vải

Trang 37

Hình 2 9: Bảng kiểm soát màu vải

Trang 38

2.2.4.Nhận xét, so sánh với kiến thức đã được học và giải pháp cải tiến

- Kho nguyên liệu có diện tích mặt bằng kho rộng rãi, các giá kệ cao, được sắp xếp theo hàng lối, lối đi rộng thoáng đảm bảo đủ rộng cho các xe chuyên dụng đi vào.

Hình 2 10: Xe vận chuyển hàng trong kho nguyên liệu

- Trong kho có bảng ghi lại vị trí của các giá để những loại vải nào giúp cho việc nhập hàng, bảo quản và lấy hàng được thuận tiện, nhanh chóng không bị nhầm lẫn.

Hình 2 11: Sơ đồ vị trí để hàng trong kho nguyên liệu

Trang 39

- Cũng như kho phụ liệu thì ở kho nguyên liệu đầu các kệ chứa vải đều có ghi rõ loại vải, màu sắc, số lô, mã hàng, số lượng, ngày nhập,… để phục vụ cho quá trình quản lý, thống kê và tìm kiếm được dễ dàng.

- Trong kho nguyên liệu cũng có bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm đảm bảo an toàn về tính mạng con người khi có sự cố nguy hiểm xảy ra.

Hình 2 12: Bảng chỉ dẫn lối thoát kho nguyên liệu

- Quy trình và phương pháp thực hiện các công đoạn trong kho tương đối giống với kiến thức em đã được học.

- Từ những kiến thức đã được học đã giúp em có những kiến thức cơ bản để đi tìm hiểu trực tiếp tại công ty và giúp em hiểu rõ hơn về những kiến thức đó.

- Tìm hiểu được phương pháp và cách lấy mẫu kiểm tra số lượng chất lượng của sản phẩm

Trang 40

3 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG ĐOẠNCHUẨN BỊ KỸ THUẬT VÀ ÁP DỤNG VÀO MỘT MÃ HÀNG 3.1.Tài liệu kỹ thuật

3.1.1 Qui trình, phương pháp thực hiện nhận tài liệu kỹ thuật và yêu cầu bộ tài liệu kỹthuật cần thiết trong sản xuất may công nghiệp

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan