1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài ứng dụng mô phỏng trong cải tiến hiệu suất dây chuyền sản xuất tại công ty sản xuất hàng may mặc

24 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Mô Phỏng Trong Cải Tiến Hiệu Suất Dây Chuyền Sản Xuất Tại Công Ty Sản Xuất Hàng May Mặc
Người hướng dẫn PGS-TS. Lê Minh Tài
Trường học Công Ty TNHH Dinsen Việt Nam
Chuyên ngành Cải Tiến Hiệu Suất Dây Chuyền Sản Xuất
Thể loại Đề Tài
Thành phố Long An
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 14,79 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu- Tìm hiểu về công ty, mặt bằng nhà xưởng của công ty, quy trình sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nhà kho.- Tìm hiểu lý thuyết về mô hìn

Trang 1

Tên đề tài: Ứng dụng mô phỏng trong cải tiến hiệu suất dây chuyền sản xuất tại công tysản xuất hàng may mặc.

Đề cương chi tiếtChương 1: Giới thiệu

1 Đặt vấn đề:

Ngày nay với nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ luôn gay gắt và quyết liệt Trong đó, lĩnh vực may mặc tại Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, không chỉ của các công ty nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước cũng đang phát triển mạnh mẽ Với hàng loạt công xưởng, nhà máy hiện đại đang được xây dựng và không ngừng phát triển khiến cho việc cạnh tranh trở nên đa dạng hơn ở nhiều mặt trong sản xuất.

Giai đoạn trước kia, nếu như các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn lớn, công nghệ sản xuất hiện đại và đặc biệt là cách tổ chức sản xuất Họ quan tâm và xác định một cách rõ ràng về các chuỗi giá trị trong nhà máy, quy trình sản xuất nhằm tối ưu và hạn chế những sai sót, lãng phí trong nhà máy Thì giờ đây các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã học hỏi và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, họ học hỏi các phương pháp sản xuất hiện đại và không ngừng cải tiến.

Chính vì vậy một doanh nghiệp, công ty muốn phát triển và tồn tại thì luôn cần phải cải tiến, khắc phục các sai sót, lãng phí một cách tốt hơn nữa Tuy nhiên việc cải tiến không phải cũng làm được một cách nhanh chóng, cũng như hiệu quả của cải tiến đó Vì thế việc thực hiện mô phỏng hệ thống sản xuất đang được phát triển với những ưu điểm như giúp đưa các tình huống giả định một cách linh hoạt từ đó đưa ra các phương án cải tiến một cách nhanh chóng và hiệu quả Đồng thời kỹ thuật mô hình hóa là một công cụ hữu ích được sử dụng để phân tích các được các quy trình vận hành, đánh giá hiệu năng, thời gian, và trong các công cụ được sử dụng dụng hiện nay thì Flexsim là một công cụ rất mạnh mẽ để mô hình hóa mô phỏng.

Từ những điều trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài : Ứng dụng mô phỏng trong cải tiến hiệu suất dây chuyền sản xuất tại công ty sản xuất hàng may mặc tại CÔNG TY TNHH DINSEN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN.

2 Các công trình nghiên cứu liên quan

(ít nhất 10 tài liệu tham khảo)

3 Mục tiêu đề tài:

Xây dựng thành công mô hình mô phỏng tại công ty nhằm cải tiến hệ thống sản xuất, giải quyết các vấn đề:

- Giảm Cycle Time của các trạm - Giảm Lead time

- Tăng hiệu suất

- Tạo sự đồng bộ giữa các dây chuyền

Trang 2

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu hiệu suất của dây chuyền may áo thể thao có cổ gồm 13 công đoạn tại CÔNG TY TNHH DINSEN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN Địa chỉ: 69A Quốc lộ 1, Khu 1, Ấp Long Bình, Xã Long Hiệp, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An, Việt Nam.

- Tổng quan về phần mềm Flexsim, Sketchup.

- Xây dựng mô hình mô phỏng công ty TNHH DinSen Việt Nam - chi nhánh Long An.

5 Phương pháp thực hiện

- Tìm kiếm tài liệu tham khảo qua các bài báo trên Internet - Dữ liệu do PGS-TS Lê Minh Tài cung cấp.

- Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ : Flexsim để mô phỏng và mô hình hóa, Sketchup để mô phỏng 3D

6 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về công ty, mặt bằng nhà xưởng của công ty, quy trình sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nhà kho.

- Tìm hiểu lý thuyết về mô hình hóa - mô phỏng.

- Tìm hiểu lý thuyết, các công dụng và cách sử dụng phần mềm Flexsim, Sketchup và các phần mềm hỗ trợ khác.

- Quy trình thu thập dữ liệu và thiết kế cải tiến.

- Ứng dụng Lean kết hợp giải pháp thông minh trong thiết kế nhà máy sản xuất - Xây dựng mô hình trên phần mềm Flexsim và kiểm chứng mô hình mô phỏng - Nghiên cứu giải pháp và đề xuất các mô hình hợp lý nhằm giải quyết vấn đề và cải

tiến hiệu suất dây chuyền sản xuất.

- Thực hiện mô phỏng các mô hình và từ đó đưa ra lựa chọn mô hình tối ưu nhất sau khi cải tiến.

- So sánh và đánh giá mô hình trước và sau khi cải tiến.

- Thiết kế và mô phỏng layout tổng thể nhà máy bằng phần mềm Sketchup.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

1 Tổng quan về nhà xưởng

1.1 Máy móc thiết bị dùng trong hàng may mặc 1.1.1 Máy nhuộm vải

Nhuộm vải, nhuộm sợi, in vải… trong may mặc đã phát triển thành ngành công nghiệp dệt nhuộm Ngành công nghiệp dệt nhuộm hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ do nhu cầu may mặc trong nước cũng như xuất khẩu gia tăng.

Trang 3

Hình 1 Máy nhuộm vải trong công nghiệp dệt may 1.1.2 Máy trải vải (Machine spreading)

Máy trải vải giúp tối giản và mang lại nhiều tiện lợi cho doanh nghiệp hay xưởng sản xuất tiến gần hơn đến tự động hóa công nghiệp dệt may Máy trải vải cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của cắt vải.

Máy trải vải gồm có những loại như: Máy trải vải cơ, máy trải vải thủ công, máy trải vải tự động…

Hình 2 Máy trải vải trong công nghiệp dệt may 1.1.3 Máy cắt vải

Là loại máy không thể thiếu trong các công ty sản xuất hàng may mặc hay các xưởng may lớn Tùy vào chất liệu, đường cắt và tần suất cắt mà doanh nghiệp lựa chọn loại máy cắt phù hợp như: Máy cắt vải đầu bàn, máy cắt vải cầm tay, máy cắt vải đứng…

Hình 3 Máy cắt vải trong công nghiệp dệt may 1.1.4 Máy thêu vi tính

Thêu vi tính là phương pháp thêu được điều khiển thông qua máy vi tính Nhờ lập trình sẵn qua máy vi tính, độ chính xác của thêu có thể đạt đến con số chính xác là 99%.

Thêu sử dụng máy thêu vi tính ra đời thay thế cho phương pháp thêu truyền thống vốn chiếm nhiều công sức và thời gian của người lao động Thêu vi tính giúp rút ngắn thời gian hoàn thiện sản phẩm, thêu hàng loạt với số lượng lớn, tiết kiệm chi phí nhân công Nhờ những ưu điểm này mà công nghệ thêu vi tính ngày càng được phổ cập sử dụng rộng rãi trong dệt may.

Trang 4

Hình 4 Máy thêu vi tính trong công nghiệp dệt may 1.1.5 Máy may

Gồm có máy may công nghiệp, máy may bán công nghiệp và máy may công nghiệp điện tử Những xưởng may, công ty sản xuất hàng may mặc nhỏ thường sử dụng máy may công nghiệp 1 kim Trong khi các doanh nghiệp lớn sản xuất sản phẩm dệt kim, trang phục thể thao, ga trải giường… thường sử dụng máy công nghiệp nhiều kim.

Hình 5 Máy may trong công nghiệp dệt may 1.1.6 Máy dập cúc

Tùy từng loại cúc được sử dụng trong sản phẩm may mặc mà có loại máy dập cúc như: máy dập cúc bấm, máy dập cúc khuy, máy dập cúc nút đồng, máy dập cúc nhựa, máy dập cúc bọc vải…

Trang 5

Hình 6 Máy dập cúc trong công nghiệp dệt may 1.1.7 Máy vắt sổ

Máy vắt sổ là loại máy chuyên dụng dùng để cố định mép vải sau khi cắt không bị sờm xơ có thể dẫn đến tuột chỉ may, giúp đảm bảo chất lượng cho sản phẩm may Máy vắt sổ là một trong những loại máy không thể thiếu trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay Loại máy này gồm 2 kim và may những đường zíc zắc trên mép vải.

Hình 7 Máy vắt sổ trong công nghiệp dệt may

1.1.8 Các thiết bị phụ trợ ngành may mặc

Để các loại máy móc thiết bị dùng trong ngành may mặc kể trên được vận hành ổn định và đem lại hiệu quả, đòi hỏi cần đến rất nhiều các thiết bị phụ trợ, chế tạo máy khác Các thiết bị này bao gồm các thiết bị lắp đặt, các thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng Các loại công cụ, thiết bị sử dụng trong ngành may không thể không kể đến như:

· Các loại thanh trượt dẫn hướng: bao gồm thanh trượt tròn, thanh trượt vuông

· Các loại dây đai, dây curoa, sên xích truyền động

· Các thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa như tay siết nhanh, tay quay, núm vặn ren trong, núm vặn ren ngoài…

1.2 Bố trí mặt bằng sơ bộ trong sản xuất

Trang 6

1.2.1 Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất trên mặt bằng diện tích của doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá trình sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất.

Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất Khi xây dựng phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.

1.2.2 Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

– Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

– Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

– Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thách thức của sự thay đổi nhu cầu trên thị trường Đối với các doanh nghiệp dịch vụ đặc biệt quan trọng cho khách hàng tiếp cận nhanh thuận lợi và có cảm giác tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

– Bố trí hợp lý sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, loại bỏ được những lãng phí trong quá trình sản xuất.

– Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo được một môi trường an toàn cho nhân viên khi làm việc.

1.2.3 Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất

Bố trí mặt bằng sản xuất là một công việc khó khăn trong quản trị sản xuất Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất đặt ra và phát huy tối đa những lợi ích của bố trí mặt bằng sản xuất, trong quá trình thiết kế và triển khai bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ những yêu cầu chủ yếu sau:

Trang 7

● Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất

● Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất và cấu trúc thiết kế của sản phẩm hoặc dịch vụ.

● Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ.

● Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự di chuyển của người lao động, phương tiện trong quá trình sản xuất hoặc sự di chuyển của khách hàng đối với các doanh nghiệp dịch vụ ● Tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát và theo dõi trong quá trình sản xuất.

● Đảm bảo an toàn cho người lao động, phương tiện thiết bị.

● Tính tới những tác động của môi trường sản xuất như tiếng ồn, ánh sáng, điều hòa thông gió…

1.2.4 Mục tiêu chung của việc bố trí mặt bằng

− Cung cấp đủ năng lực sản xuất.

− Giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.

− Thích ứng với những hạn chế của địa bàn và xí nghiệp − Tận dụng sức sản xuất, mức sử dụng mặt bằng và lao động − Đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho công nhân.

− Dễ dàng giám sát và bảo trì.

− Đạt được mục tiêu với vốn đầu tư thấp.

− Đảm bảo sự linh hoạt về sản phẩm và sản lượng − Đảm bảo đủ không gian cho máy móc vận hành

1.2.5 Mục tiêu cho bố trí kho hàng

− Đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu máy móc, vận chuyển, bốc dỡ − Tạo điều kiện sắp xếp, xuất nhập kho dễ dàng.

− Cho phép dễ kiểm tra tồn kho − Đảm bảo ghi chép tồn kho chính xác.

1.2.6 Cách bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm (dây chuyền)

Trang 8

Bố trí sản xuất theo sản phẩm hay còn gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn thiện, thực chất đây là việc sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể Hình thức này phù hợp với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn, những công việc có tính chất lập lại và nhu cầu ổn định Máy móc thiết bị của bố trí sản xuất theo dây chuyền được sắp đặt theo một đường cố định hình thành các dây chuyền Việc bố trí sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: không gian nhà xưởng, các hoạt động tác nghiệp khác trong cùng một nhà xưởng, việc lắp đặt thiết bị, việc vận chuyển nguyên vật liệu… Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, người ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp Dây chuyền có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc có dạng chữ U, L, W, M… (Hình 6.2 và 6.3)

Hình 2: Ví dụ sơ đồ bố trí sản xuất theo đường thẳng

Mặt bằng sơ đồ bố trí theo đường thẳng gây nên những khó khăn trong việc cân bằng sản xuất (balance tasks) bời vì công việc có thể không được chia đồng đều nhau Để cải tiến mặt bằng nên được bố trí theo sơ đồ hình chữ U, tăng khả năng di chuyển linh hoạt của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, sự hợp tác và linh hoạt, giảm độ dài nơi làm việc, giảm được nhân lực làm việc.

Hình 3: Ví dụ sơ đồ bố trí sản xuất theo hình chữ U

Loại hình dây chuyền hình chữ U có nhiều ưu điểm hơn so với dây chuyền đường thẳng Đó là những ưu điểm về khả năng di chuyển của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, độ dài nơi làm việc, chi phí vận chuyển, sự hợp tác và tính linh hoạt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất.

Bố trí sản xuất theo sản phẩm có những ưu điểm sau:

■ Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh;

Trang 9

■ Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;

■ Chuyên môn hoá lao động cao, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất lao động;

■ Việc di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng; ■ Hiệu suất sử dụng thiết bị và lao động cao;

■ Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định;

■ Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.

Những hạn chế chủ yếu của bố trí sản xuất theo sản phẩm bao gồm:

■ Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình;

■ Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc; – Chi phí đầu tư và chi phí khai thác, bảo dưỡng máy móc thiết bị lớn; – Công việc đơn điệu, dễ nhàm chán.

2 Mô hình hóa và mô phỏng

2.1 Khái niệm cơ bản về mô hình hóa và mô phỏng:

Mô hình hóa là thay thế các đối tượng trong thực tế bằng một mô hình để thu thập các thông tin về đối tượng đó, bằng cách thực hiện các thực nghiệm tính toán trên mô hình Nếu các quá trình xảy ra trong mô hình thỏa được các tiêu chí định trước với các quá trình đối tượng thực tế thì mô hình đó được xem là đồng nhất Chỉ có thể xây dựng các mô hình gần đúng với các đối tượng trong thực tế mà thôi.

Mô phỏng là quá trình xây dựng mô hình toán học của hệ thống trong thực tế và sau đó tính toán thực nghiệm trên mô hình để mô tả và giải thích dự đoán hành vi của hệ thống thực Kỹ thuật mô phỏng được sử dụng khi việc mô hình hóa các hệ thống thực bằng phương pháp giải tích gặp khó khăn hay khi không thể mô hình hóa được đầy đủ các yếu tố của hệ thống.

2.2 Các lý thuyết liên quan:

- Các thành phần của một mô hình mô phỏng:

+ Thực thể ( Entities) : Thực thể di chuyển trong hệ thống thay đổi trạng thái ảnh hưởng đến về bị ảnh hưởng bởi các thực thể khác, thường đại diện cho thực thể trong thực tế, Có thể phát sinh các thực thể Ảo mô hình sẽ xử lý các sự kiện này, Có thể cùng tồn tại nhiều loại thực tế khác nhau trong hệ thống, Thông thường cần xác định các loại thực thể trước khi xây dựng mô hình.

+ Thuộc tính ( Attributes): Các đặc tính của tất cả các thực thể định rõ tính

Trang 10

chất dùng trong việc xác định sự khác nhau, tất cả các thực thể đều giống nhau về thuộc tính vốn có nhưng có giá trị khác nhau cho các thực thể khác nhau.

+ Nguồn lực ( Resources): Các thực thể cạnh tranh về nhân công thiết bị không gian, thực thể nhận nguồn lực sử dụng về giải phóng nguồn lực, Một loại nguồn lực có thể có nhiều nguồn lực, nguồn lực có thể thay đổi trong quá trình mô phỏng.

+ Hàng chờ ( Queues): Nơi mà thực thể đợi khi nó không thể di chuyển, chiều dài về thời gian đợi trung bình trong hàng thường được xem xét và đánh giá, biến dùng để xem xét cái gì đang diễn ra, tùy thuộc vào thông Số đầu ra mong đợi.

- Các bước thực hiện mô phỏng:

+ Bước 1: xây dựng mục tiêu mô phỏng về kế hoạch nghiên cứu + Bước 2 : thu thập số liệu về định nghĩa mô hình.

+ Bước 3 : xác định giá trị của mô hình.

+ Bước 4 : xây dựng chương trình máy tính về kiểm tra Sử dụng Flexsim + Bước 5 : thử nghiệm thực hiện chạy mô phỏng Mô hình Để được xác

định giá trị trên để kiểm chứng giá trị của chương trình trong bước kế tiếp + Bước 6 : xác định giá trị của mô hình máy tính kiểm tra độ nhạy đầu ra

của mô hình trong khi có sự thay đổi nhỏ của một thông số đầu vào.

+ Bước 7 : thiết kế thực nghiệm thiết kế những thay đổi của mô hình mô phỏng.

+ Bước 8 : thực hiện mô phỏng cung cấp nhận dữ liệu trình bày những thiết kế hệ thống được quan tâm.

+ Bước 9 : phân tích kết quả mô phỏng xây dựng một khoảng tin cậy cho một thông số trình bày một thiết kế hệ thống cụ thể.

+ Bước 10 : lưu trữ về ứng dụng kết quả 3 Lý thuyết về phần mềm Flexsim

3.1 Sơ lược về phần mềm

FlexSim là phần mềm mô phỏng 3D mô hình hóa, mô phỏng, dự đoán và trực quan hóa các hệ thống kinh doanh trong nhiều ngành khác nhau: sản xuất, xử lý vật liệu, chăm sóc sức khỏe, kho bãi, khai thác mỏ, hậu cần, v.v Nó vừa mạnh mẽ vừa thân thiện với người dùng.

FlexSim cung cấp nhiều tính năng và lợi ích cho người dùng, bao gồm: Môi trường mô phỏng 3D trực quan:

Giao diện trực quan và dễ sử dụng

Cho phép người dùng dễ dàng xây dựng và mô phỏng các hệ thống phức tạp Cung cấp khả năng trực quan hóa dữ liệu và kết quả mô phỏng

Khả năng mô phỏng mạnh mẽ:

Trang 11

Hỗ trợ mô phỏng sự kiện rời rạc (discrete event simulation)

Cho phép người dùng mô phỏng các hệ thống hoạt động theo thời gian Cung cấp nhiều thư viện đối tượng và công cụ để xây dựng mô hình Tính linh hoạt:

Có thể được sử dụng để mô phỏng nhiều loại hệ thống khác nhau Có thể tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng Cung cấp nhiều add-on và tích hợp với các phần mềm khác Lợi ích khi áp dụng mô phỏng với FlexSim 3D:

1 Trực quan hóa hình ảnh mô phỏng 3D

2 Giảm thiểu tối đa rủi ro trước khi xây dựng dự án thực tế

3 Kết quả của những thay đổi được đề xuất để tối ưu hóa luồng sản phẩm, nhân sự, sử dụng tài nguyên, thiết kế sơ đồ mặt bằng và hầu hết mọi khía cạnh khác của hệ thống 4 Tối ưu hóa hệ thống của bạn trước khi bạn thực hiện các thay đổi trong cuộc sống thực, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho công ty của bạn

5 Nghiên cứu các ý tưởng đầu tư thay thế và kế hoạch giảm chi phí 6 Ngoài ra có 1 số ứng dụng thực tế FlexSim 3D đã làm được + Phương pháp thử nghiệm để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn + Giảm thời gian chờ đợi và quy mô hàng đợi

+ Giảm thiểu tác động tiêu cực của sự cố

+ Thiết lập kích thước lô tối ưu và trình tự bộ phận

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thiết lập và thay đổi công cụ + Tối ưu hóa logic ưu tiên và điều phối hàng hóa và dịch vụ.

+ Cải thiện khả năng cộng tác và giao tiếp.

3.2 Những khái niệm và thuật ngữ trong Flexsim :

Model : một tập hợp các đối tượng Flexsim đại diện cho một hệ thống thực tế -với đủ chi tiết để trả lời các câu hỏi bạn quan tâm

- Object : một khối xây dựng với các thuộc tính, biến và tính chất trực quan do người dùng định nghĩa.

- Flowiterm : các thực thể đi qua một qua hình, chẳng hạn như sản phẩm, khách hàng, thủ tục giấy tờ, cuộc gọi điện thoại.

+ Transportation là sự di chuyển vật chất của một thực thể từ tài nguyên này sang tài nguyên khác.

- Library : một danh sách các đối tượng theo loại sẽ được sử dụng để xây dựng

Trang 12

một mô hình người dùng có thể tùy chỉnh / mở rộng cho các nhu cầu mô hình cụ thể.

- Các thuật ngữ dùng trong Flexsim :

+ Task một lệnh hoặc một hành động được thực hiện bởi một đối tượng TaskExecuter.

+ Tasksequence một nhóm các nhiệm vụ được thực hiện theo một thứ tự đã định Một chuỗi tác vụ được gửi đến đối tượng Dispatcher hoặc Taskexcuter Điều phối viên sẽ xếp hàng một trình tự nhiệm vụ khi cần thiết và gửi nó đến một Taskexcuter khi chúng khả dụng Taskexcuter sẽ thực thi các nhiệm vụ của chuỗi tác vụ.

+ Variable Các đối tượng có các biến hệ thống như thời gian xử lý, dung lượng tối đa, tốc độ, có thể được xác định duy nhất cho từng cá thể Cửa sổ tham số cho một đối tượng thường được sử dụng để chỉnh sửa các biến + Attribute các đối tượng có các thuộc tính vật lý như kích thước, vị trí, xoay, hình dạng 3D, màu sắc, có thể được xác định duy nhất cho mỗi trường hợp Cửa sổ thuộc tính cho một đối tượng thường được sử dụng để chỉnh sửa các thuộc tính

+ Port : Các đối tượng có các cổng đầu ra, đầu vào và cổng trung tâm.

● Các kết nối cổng đầu ra đến đầu vào xác định các tuyến lưu lượng có thể có.

● Các kết nối cổng trung tâm dành cho mục đích tham chiếu về thường được sử dụng để xác định các TaskExecuter nào sẽ được gọi để xử lý hoặc vận chuyển.

4 Lý thuyết về phần mềm Sketchup 4.1 Sơ lược về phần mềm

Phần mềm SketchUp là một phần mềm thiết kế mô hình 3D trên máy tính thuộc sở hữu của Trimble Inc - một công ty đo đạc, làm bản đồ, trắc địa và cung cấp thiết bị định hướng Phần mềm có thể được sử dụng đối với nhiều ngành nghề vẽ 3D như kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, thiết kế nội thất, kỹ thuật dân dụng, cơ khí, thiết kế phim hoạt hình và trò chơi điện tử,

Ưu điểm của phần mềm SketchUp

Không phải ngẫu nhiên mà Sketchup lại được nhiều nhà thiết kế, kỹ sư tin tưởng sử dụng đến như vậy Dưới đây, Nhanh.vn sẽ liệt kê một số ưu điểm nổi bật của Sketchup không thể bỏ qua:

● Phác họa nhanh chóng ý tưởng cần thể hiện: Phần mềm SketchUp hỗ trợ người dùng phác thảo nhanh chóng ý tưởng sơ bộ ban đầu dựa trên nhiều công cụ được cung cấp đem đến tính năng trực quan và thao tác dễ dàng Phần mềm này rất phù hợp với những

Ngày đăng: 29/03/2024, 04:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w