1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

1: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 5

1.1: Khái niệm mối liên hệ phổ biến 5

1.2: Tính chất của mối liên hệ phổ biến 5

1.3: Phân loại mối liên hệ phổ biến 6

1.4: Ý nghĩa phương pháp luận 6

2: Chương II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCHNHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÁC VẤN ĐỀCỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1: Tác động của đại dịch covid 19 đối với sự phát triển nước ta trong giaiđoạn hiện nay 8

2.1.1: Những thành tựu đã đạt được trong đại dịch COVID - 19 8

2.1.2: Những ảnh hưởng của đại dịch COVID lên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế, xã hội 8

2.2: Những tác động của đại dịch COVID đến các lĩnh vực 9

2.2.1: Những ảnh hưởng tích cực 13

2.2.2: Những ảnh hưởng tiêu cực 15

2.2.3 Nguyên nhân của những ảnh hưởng tiêu cực 20

2.3: Phương hướng, giải pháp khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển cáclĩnh vực trong thời gian tới 22

2.3.1: Phương hướng khắc phục hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các lĩnh vực (nêu trên) trong thời gian tới 22

2.3.1: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng 22

2.3.2: Phương hướng 23

2.4 Liên Hệ Bản Thân 27

Trang 4

MỞ ĐẦU

Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình Trong thời kỳ đối phó với đại dịch COVID - 19, mỗi cá nhân chúng ta nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đều phải chịu những “khủng hoảng” trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, … Vì thế chúng ta có thể áp dụng các nguyên tắc của cơ sở quan điểm toàn diện vào việc khắc phục những ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đem lại.

Trong bài tiểu luận này, với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn, tập trung vào phân tích tìm hiểu nội dung của cơ sở quan điểm toàn diện từ đó có thể vận dụng một cách hợp lý vào cuộc sống và trong quá trình khắc phục hậu quả do đại dịch COVID – 19 để lại đối với mỗi cá nhân nói riêng và với đất nước nói chung.

1 Tính cấp thiết của đề tài đối với Covid-19

Triết học, cụ thể hơn là sự toàn diện luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế… và thậm chí những sựviệc diễn ra xung quanh mỗi con người Đặc biệt trong thời điểm nước ta phải đối mặt với đại dịch COVID, sự tác động của nó diễn ra trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống làm xáo trộn, trì trệ mọi công việc, học tập, phong cách sinh hoạt của từng cá nhân Nhưng bên cạnh những mặt tiêu cực đó, COVID 19 cũng đem lại những yếu tố tích cực cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Như vậy, bài nghiên cứu của không chỉ cung cấp những kiến thức liên quan đến quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác -Lênin mà còn nêu lên cái nhìn theo quan điểm toàn diện về ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay cũng như tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra giải pháp phù hợp.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích rõ quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác- Lênin.

- Vận dụng quan điểm để phân tích những ảnh hưởng của dịch Covid 19 lên mọi khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

- Đối tượng nghiên cứu: quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin và trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: phạm trù về quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin.

4 Đóng góp của đề tài

- Về lí luận: Bài tiểu luận là sự khái quát về Quan điểm toàn diện và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện để khắc phục những tác động xấu do COVID gây ra trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

- Về thực tiễn: Bài luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho mọi người học tập, nghiên cứu với nội dung liên quan.

Trang 6

NỘI DUNG

1: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN1.1: Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Khái niệm:

- Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

o Ví dụ: giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu.

- Khái niệm mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới Là mối liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.

o Ví dụ: mối liên hệ khăng khít giữa cá và nước Thiếu nước cá không thể sinh sống và phát triển.

 Như vậy giữa các sự vật, hiện tượng vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại mối liên hệ phổ biến Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng.

- Theo quan điểm siêu hình:

Các sự vật hiện tượng tồn tại ở trạng thái cô lập, tách rời, giữa chúng không có sự phụ thuộc, liên hệ lẫn nhau Nếu có liên hệ chỉ là sự hời hợt bên ngoài

- Theo quan điểm biện chứng:

Các sự vật hiện tượng vừa tồn tại độc lập vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau.

Nội dung:

- Mối liên hệ phổ biến làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của sự vật hiện tượng.

- Tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới, bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ.

1.2: Tính chất của mối liên hệ phổ biến

- Tính khách quan: Mối liên hệ là vốn có, không phụ thuộc vào ý thức con người.

VD: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2 - Tính phổ biến:

Trang 7

+ Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mối liên hệ với nhau, không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với sự vật, hiện tượng hay quá trình khác + Các thành phần, yếu tố trong 1 sự vật có mối liên hệ với những thành phần, yếu tố khác.

+ Mối liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy VD: Các thành viên trong một gia đình thì luôn có một mối liên hệ thân thích, chặt chẽ.

- Tính đa dạng phong phú:

+ Mỗi sự vật hiện tượng đều có vô vàn các mối liên hệ khác nhau + Mỗi loại mối liên hệ có vị trí, vai trò khác nhau trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

VD: Các loại cá, chim và thú đều có mối liên hệ với nước nhưng cá liên hệ với nước khác chim và thú, không có nước thường xuyên cá không sống được, nhưng các loài chim thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.

1.3: Phân loại mối liên hệ phổ biến

 Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài: - Mối liên hệ bên trong:

+ Là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của sự vật hiện tương

+ Có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Mối liên hệ bên ngoài:

+ Là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau + Không có ý nghĩa quyết định

 Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản: - Mối liên hệ cơ bản:

+ Là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cơ bản của 1 sự vật, hiện tượng + Quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Mối liên hệ không cơ bản:

Trang 8

+ Là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố không cơ bản của một sự vật, hiện tượng.

+ Phụ thuộc vào mối liên hệ cơ bản của sự vật, hiện tượng  Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu:

- Mối liên hệ chủ yếu:

+ Là mối liên hệ nổi lên ở một thời điểm nhất định trong sự phát triển của sự vật và quyết định sự phát triển của sự vật tại thời điểm đó.

- Mối liên hệ thứ yếu:

+ Là mối liên hệ không quyết định sự phát triển của sư vật tại thời điểm nói trên.

1.4: Ý nghĩa phương pháp luận

- Theo quan điểm toàn diện: Khi xem xét các sự vật hiện tượng cụ thể ta phải đặt nó trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng, phải xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành chính sự vật, hiện tượng đó Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng, chính xác về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống thực tiễn.

- Quan điểm lịch sử - cụ thể: Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định Do vậy, ta nhất thiết phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra Từ đó đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể.

Trang 9

2: Chương II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCHNHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÁC VẤN ĐỀCỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1: Tác động của đại dịch covid 19 đối với sự phát triển nước ta trong giaiđoạn hiện nay

2.1.1: Những thành tựu đã đạt được trong đại dịch COVID - 19

Trong suốt nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8% Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.

Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ.

Qua nhiều năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ luôn duy trì ở mức cao Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016 Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

Trang 10

2.1.2: Những ảnh hưởng của đại dịch COVID lên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế, xã hội

2.2: Những tác động của đại dịch COVID đến các lĩnh vực

Môi trường:

Khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, chất lượng môi trường dần được cải thiện nhờ việc phong tỏa và giãn cách xã hội:

+ Đường phố sạch sẽ hơn, hạn chế xe cộ lưu thông => chất lượng không khí được cải thiện

+ Âm thanh ầm ĩ đã không còn là mối lo ngại tại những thành phố và khu vực đông dân => khắc phục tình trạng ô nhiễm tiếng ồn

+ Tác động của Covid-19 tới ngành du lịch và công nghiệp đã giúp cho toàn cầu giảm thiểu ô nhiễm không khí một cách đáng kể, thậm chí sự biến đổi khí hậu cũng được giảm.

Tổng cục Môi trường cho biết, so sánh kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các đô thị miền Bắc từ tháng 1-4/2020 (trong đó có thời gian cách ly xã hội) cho thấy sự thay đổi trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người là nguyên nhân chính làm thay đổi chất lượng không khí So với cùng thời gian của những năm trước, chất lượng không khí có xu hướng được cải thiện hơn Kết quả quan trắc cũng cho thấy giá trị CO trung bình 24 giờ từ nửa cuối tháng 3 và tuần đầu của tháng 4/2020 thấp hơn hẳn so với từ tháng 1 đến nửa đầu của tháng 3/2020 ( Theo báo Thị xã Hương Trà- tỉnh TTH )

Theo như báo cáo từ Đại học Colorado Boulder, một lỗ hổng tầng Ozone phía trên Nam Cực đang lành lại và tạo ra những thay đổi tích cực với

luồng gió (dòng tia-jet stream) trên bán cầu Nam nhờ nồng độ khí thải CO2

trong không khí giảm => ngăn chặn rất nhiều nguy cơ và mối đe dọa đáng lo ngại đang xảy ra trên Trái Đất

Song, chúng ta cũng không thể không nhìn thấy những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra:

+ Chất thải y tế tăng lên rất mạnh, tại các bệnh viện tăng gấp 3-4 lần do việc sử dụng khẩu trang, trang phục y tế, găng tay,… tăng cao do ngày càng xuất hiện nhiều ca bệnh hơn.

+ Việc sử dụng khẩu trang dùng một lần đạt ngưỡng cao chưa từng có, số lượng lớn khẩu trang bị vứt ra môi trường đã làm tăng thêm gánh nặng rác thải nhựa trên thế giới

Giáo dục:

Bên cạnh sự tác động của Covid-19 tới môi trường thì giáo dục cũng là một lĩnh vực bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề

Theo như báo cáo Quốc hội tại phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không

Trang 11

được tới trường trong một thời gian dài, trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn lực cho xã hội Để đối phó với tình hình dịch bệnh, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: “ngừng tới lớp - không ngừng học tập’’, chủ động chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến, ra sức cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng Thế nhưng theo cách học mới này cũng có những mặt hạn chế nhất định

+ Theo Bộ Giáo Dục và Đào tạo, có đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương không có thiết bị học trực tuyến Không chỉ thế, nhiều tỉnh, thành phố trong khi dạy học trực tuyến do đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên bị gián đoạn ( Theo Báo Tiền phong - TPO )

+ Đặc biệt là học sinh, sinh viên còn có thể bị ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, cả về mặt thể chất và tinh thần nếu ngồi học trước màn hình máy tính, điện thoại thời gian dài như: đau mắt, mỏi mắt, việc ăn uống và hoạt động thể chất trở nên thất thường, thậm chí là bị chậm phát triển

+ Không chỉ học sinh, sinh viên mà phụ huynh cũng bị ảnh hưởng Nhiều phụ huynh do dịch bệnh bùng phát dẫn đến mất việc ở nhà, gặp khó khăn trong việc chi trả học phí cho con cái

+ Đáng chú ý, đối với giáo dục mầm non, một bộ phận không nhỏ giáo viên ngoài công lập không có lương khi phải nghỉ dạy trong thời gian trẻ em không đến trường mà ở nhà phòng dịch Covid-19 dẫn đến nhiều giáo viên phải xoay sở các nghề khác để mưu sinh Theo thống kê của Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố có tới 12341 giáo viên - nhân viên bị mất việc làm, trong đó 82% là giáo viên mầm non Điều này là một hạn chế rất lớn đối với giáo dục mầm non bởi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ hoặc phải đi làm, không có thời gian trông con khiến trẻ em giáo dục mầm non giai đoạn này có nguy cơ bị chậm phát triển

+ Không chỉ thế, việc học trực tuyến khiến học sinh, sinh viên sẽ bị cám dỗ bởi nhiều yếu tố xung quanh dễ gây ra mất tập trung, bỏ bài tập, không nghe giảng học bài đầy đủ

+ Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng các kỳ thi và các đợt kiểm tra Điển hình là kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2020-2021 vừa qua, nước ta đã phải tổ chức 2 lần thi để tạo điều kiện cho các thí sinh đang phải cách ly, các thí sinh không thể đến dự thi trong đợt một được tham gia thi đầy đủ Nhiều cơ sở giáo dục đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức về thi cử trực tuyến khi nguy cơ gian lận tăng cao Nhưng mặt khác, Covid-19 cũng đã kích thích sự đổi mới và sáng tạo trong công tác giảng dạy của toàn ngành giáo dục Cuộc khủng hoảng đã thử thách kỹ năng lãnh đạo của các hiệu trưởng trường học theo cách chưa từng có Họ phải đưa ra những phương pháp giảng dạy vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh sinh viên

Trang 12

Y tế:

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đầy cam go và thử thách, lĩnh vực mà con người quan tâm nhất, là cọng rơm cứu sinh của mọi người trước dịch bệnh chính là y tế

Khi bệnh dịch bùng phát, các bệnh viện phải đối phó với thực trạng luôn trong nguy cơ tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị mắc Covid hoặc đã tiếp xúc với Covid-9

Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhận công tác phòng chống dịch Covid-19 (giám sát dịch, cách ly người nhiễm và nghi nhiễm, điều trị người nhiễm, hỗ trợ các tuyến trong phòng chống dịch) nên một số cơ sở y tế xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo vi rút SARS-COV-2 Nhiều cơ sở y tế đã tăng ca làm việc để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc, tổ chức cách ly, giám sát và điều trị bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 Dựa trên nghiên cứu về “Tình trạng lương khu vực công đối với nhân viên y tế tuyến đầu trong Covid-19’’ thì khoảng 60% nhân viên y tế đã phải cáng đáng khối lượng công việc và thời gian làm việc tăng lên đáng kể trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19, khoảng 40% trong số họ cho biết họ gặp phải những áp lực và suy giảm thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm ( Theo Báo Sức khỏe & Đời sống ) Số lượng lớn nhân viên y tế do không thể chịu được áp lực công việc kéo dài dẫn đến phải xin nghỉ việc một thời gian Hệ thống y tế Việt Nam đã phải đối mặt với những khó khăn thách thức do tăng số lượng ca nhiễm Nhiều bệnh viện đã phải tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực để đối phó với tình hình khẩn cấp

Trong danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phòng chống dịch bệnh mà chưa có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu để phục vụ cho công tác phòng chống dịch, công tác khám bệnh, chữa bệnh và có nguy cơ lây nhiễm đối với đội ngũ cán bộ y tế Trên thực tế, ngành y tế trong thời gian chống dịch vừa qua đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang y tế Bên cạnh đó, khó khăn trong việc đặt mua các thiết bị y tế như máy thở, máy xét nghiệm, máy chụp X-quang,… do việc cung khan hiếm và giá bị đẩy lên cao Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn như phong tỏa các khu vực có dịch, tăng cường kiểm soát biên giới và áp dụng quy định về phòng chống dịch

Ngoài việc kìm kẹp cuộc sống, thay đổi các mối quan hệ xã hội, Covid-19 còn tác động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của con người Có nhiều bệnh nhân bị Covid-19 gặp chứng rối loạn tâm thần sau khi mắc bệnh và

Trang 13

trở nên lo âu thậm chí là trầm cảm, họ thường xuyên bị mất ngủ Điều này đã làm tăng thêm gánh nặng cho y tế Việt Nam giai đoạn này

Vì đây là vấn đề mang tính toàn cầu nên sự phối hợp và chung tay của cả nhân dân và cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đa số người dân đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và giữ gìn vệ sinh cá nhân

Kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19 Cuộc khủng hoảng đã càn quét khốc liệt trên phạm vi thế giới và khiến nền kinh tế Việt Nam suy thoái nghiêm trọng Tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020, Covid-19 đã tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua

Dù đại dịch tác động lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế nước ta, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố, đó là cung và cầu Về cầu, với việc thực hiện giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh Trong khi đó, các nền kinh tế lớn ( Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc ) cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh và kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2020: + Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn + Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1%; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành giảm tới 53,2%, đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

+ Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1%; khu vực FDI ( kể cả dầu thô ) giảm 6,7%

Về cung, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động Chẳng hạn trong ngành công nghiệp ô tô, do khan hiếm linh kiện đầu vào cùng phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước như Honda, Toyota, Nissan,… phải tạm dừng sản xuất ( Theo Tạp chí Cộng Sản ) Dịch bệnh kéo dài đã “bào mòn” tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của người dân Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, trong năm 2021 có 116,839 doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 13,4% so với năm 2020, là mức thấp nhất kể từ năm 2017 cho đến nay Số vốn đăng ký thành lập trong năm 2021 cũng chỉ đạt 1,611,109 tỷ đồng, giảm 27,9% so với năm 2020 Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2021 là 43,116 doanh nghiệp, giảm 2,2% so với năm 2020

Trang 14

Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sát sao của các bộ, ngành, chính quyền địa phương cũng như Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm phục hồi kinh tế, nước ta đã đạt được những kết quả tích cực trong việc kiểm soát dịch bệnh Các biện pháp hỗ trợ tài chính, khuyến khích đầu tư trong nước, khuyến khích tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất nội địa cùng sự cố gắng nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại đã giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn sau đại dịch Covid-19.

2.2.1: Những ảnh hưởng tích cực

MÔI TRƯỜNG:

Khi đại dịch mới xảy ra, chất lượng môi trường dần được cải thiện như không khí trong lành hơn, có thể nghe được âm thanh của thiên nhiên thay vì âm thanh ầm ĩ của xe cộ khi các thành phố áp đặt lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội…

Do tác động của đại dịch đối với du lịch và công nghiệp, nhiều khu vực trên Trái Đất đã giảm ô nhiễm không khí đáng kể, giảm cả biến đổi khí hậu So với cùng thời gian của những năm trước, chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện hơn, kể từ khi con người giảm bớt di chuyển không cần thiết do dịch Covid-19 đã góp phần vào sự sụt giảm đáng kể khí carbon dioxide, methane, và lượng khí thải carbon monoxide

Điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí đô thị Một nghiên cứu được công bố cho thấy lượng khí thải carbon toàn cầu hàng ngày trong giai đoạn phong tỏa đã giảm và có thể dẫn đến lượng khí thải carbon hàng năm giảm theo đáng kể, đó sẽ là sự sụt giảm lớn nhất theo các nhà nghiên cứu

Họ gán cho những sụt giảm này chủ yếu là do giảm các hoạt động sử dụng và công nghiệp vận chuyển mà nguyên do trực tiếp là bởi đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở hầu hết các nước nên hoạt động du lịch bị ngưng lại, bãi biển trở nên vắng người, sạch

Trang 15

hơn, rác thải ở các điểm du lịch cũng giảm mạnh Tiếng ồn ở đô thị và các điểm công cộng cũng giảm do người dân không được tập trung, hoạt động buôn bán bị dừng lại, xe cộ bị hạn chế lưu thông.

GIÁO DỤC

Tất cả các cấp học và toàn bộ học sinh sinh viên được tiếp cận nhiều hơn với việc học trực tuyến, ngành giáo dục online phát triển mạnh mẽ và hiệu quả Ví dụ như một số ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến được mở ra giúp cho việc học trở nên tiện lợi và thông minh hơn Tiến sỹ Hoàng Lê Minh, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết, trong thời kỳ dịch Covid-19 từ năm 2020, trường hầu như chuyển các hoạt động đào tạo sang môi trường online Giai đoạn đầu là chỉ dạy học trực tuyến theo tinh thần tức là có video chat, video thảo luận… Tuy nhiên, qua quá trình triển khai giảng dạy, nhu cầu tăng hơn Bà Hoàng Hà Linh, đồng sáng lập Kiến Guru lý giải nguyên nhân giúp lượng học viên tăng vì học sinh nghỉ ở nhà phòng dịch bệnh do virus corona gây ra Bên cạnh đó, khi học trực tuyến, học sinh cần một gia sư online để hệ thống lại kiến thức cũ và học bài mới Các bài giảng trên ứng dụng thiết kế ngắn gọn Các môn tự nhiên sử dụng hình ảnh minh hoạ, thí nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu các khái niệm trừu tượng Các môn xã hội tổng kết kiến thức trọng tâm theo dạng sơ đồ tư duy, giúp các em hứng thú, tiếp thu kiến thức nhanh, tránh tình trạng quên bài và ngại học.

Vậy trong việc giáo dục tác động của Covid 19 đã mở ra một phương pháp học tập mới đa dạng hiệu quả thông minh phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Y TẾ

Trong thời gian dịch bệnh xảy ra đối với ngành y tế có lẽ mặt tiêu cực là nhiều hơn tích cực Bởi vì việc tiếp nhận rất nhiều ca bệnh như lúc đại dịch là điều vô cùng tiêu cực.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo rơi vào

Trang 16

suy thoái Tuy nhiên, có những dao động đáng kể trong các dự báo hiện tại, nhấn mạnh những yếu tố không chắc chắn đáng kể vẫn có khả năng xảy ra trong tháng 5/2020.

Sau khi gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, một đặc điểm đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua là mối liên kết lớn mạnh và ngày càng tăng với các nền kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư Hai trong số những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước đó là: (1) mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và (2) khả năng xuất khẩu của cả nước Hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nhắm vào các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh.

Kết quả Quý 1 cho đến nay đã hiển thị kết quả hỗn hợp Việt Nam dường như có khả năng duy trì tổng mức xuất khẩu đến các thị trường xuất khẩu trọng yếu Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng sẽ thấy tác động mạnh mẽ hơn trong Quý 2 và Quý 3, vì những số liệu Quý 1 này chưa phản ánh bất kỳ sự suy thoái nào trong nền kinh tế nói chung hoặc tiêu dùng ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu.

SỨC KHỎE TINH THẦN

Khi đại dịch covid bùng phát tất cả mọi người đều ở trong nhà để cách ly xã hội, đó cũng là lúc những người trong gia đình gần bên nhau Lúc này đây mọi người ngồi gần kề bên, nói chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện trước giờ mọi người chưa kể, khó nói Vậy đại dịch đã mang đến những thay đổi tích cực về đời sống tinh thần của mọi người là đưa những trái tim về gần nhau hơn “ngưng kết nối công nghệ để kết nối con người”.

2.2.2: Những ảnh hưởng tiêu cực

MÔI TRƯỜNG:

Trang 17

Tuy nhiên, dù Covid-19 tác động một cách tích cực cho môi trường nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng môi trường vẫn đang phải chịu những tác động tiêu cực cũng chính từ đại dịch này Thực trạng là chất thải ra môi trường gia tăng làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, …

Do việc sử dụng khẩu trang dùng một lần cao chưa từng có, một số lượng đáng kể khẩu trang đã bị vứt bỏ vào môi trường tự nhiên, làm tăng thêm gánh nặng rác thải nhựa trên toàn thế giới Trong đại dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng nhựa trong y tế đã tăng lên đáng kể ở một số quốc gia Bên cạnh thiết bị bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn, việc sử dụng nhựa tăng lên đáng kể liên quan đến yêu cầu đóng gói và các mặt hàng sử dụng một lần

Nói chung, những thay đổi này trong bệnh viện và trong cuộc sống hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường bắt nguồn từ chất dẻo, vốn đã tồn tại ngay cả trước khi đại dịch xảy ra Tại Việt Nam, chất thải y tế tăng lên rất mạnh, tại các bệnh viện tăng 2-4 lần do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, thuốc men Chỉ tính riêng Hải Dương, khối lượng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đã thu gom từ khi xảy ra đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 ngày 27/1-20/2/2021 là 304,856 tấn

GIÁO DỤC

Nhưng đi cạnh với tích cực thì tác động tiêu cực cũng không hề ít ỏi.

Khi phải đối diện với việc học tập tại nhà trong thời gian dài nhiều học sinh sinh viên đã gặp phải các vấn đề về tâm lí Thạc sĩ Lê Thị Dung, Giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng: ''Thời gian dài học online cũng là một tác nhân khiến trầm trọng hơn vấn đề nên các trường cần tăng cường các tiết học vận động, kết nối để giải tỏa áp lực tâm lý cho các em, tránh những bệnh lý về sức khỏe tinh thần vốn rất quan trọng''.

Dù học sinh ở TP Hồ Chí Minh đã quay trở lại trường từ sau Tết, tuy nhiên, sau thời gian học online kéo dài, nhiều học sinh có những biểu hiện rối loạn cảm xúc thậm chí trầm cảm, do ở nhà quá lâu.

Mới đây, tại một trường THPT vừa xảy ra việc một học sinh nhảy từ tầng 3 xuống sân trường Tình huống quá bất ngờ khi mọi người phát hiện thì em đã nằm bất động dưới sân trường Sau khi được đưa đi cấp cứu, em học sinh đã qua được cơn nguy kịch ''Em đang ngồi nói chuyện thì nghe một tiêng rất là to, em bước ra đã thấy em đó nằm dưới đất rồi, rất là sốc'', em Hồ Trí Vĩ, học sinh

Ngày đăng: 28/03/2024, 22:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w