1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI ÁP DỤNG SIX SIGMA TRONG QUY TRÌNH CUNG CẤP HÀNG HÓA ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SEN ĐỎ

35 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Six Sigma Trong Quy Trình Cung Cấp Hàng Hóa Đến Tay Khách Hàng Của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Tác giả Thượng Hồng Thơ, Trần Duy Anh, Phạm Ích Quang Minh, Tạ Lê Tuấn, Đinh Thanh Liêm, Dương Văn Vương
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Anh Vân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành 6 Sigma Căn Bản
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 377,52 KB

Nội dung

Từ đó giảm thiểu chi phí trên từngsản phẩm và tăng lợi nhuận lên cao Tạo sự tin cậy, tăng sư hài lòng của khách hàng: Six Sigma tập trung vào các yêucầu của khách hàng nên sản phẩm đưa r

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Cô Nguyễn Thị Anh Vân

Họ và tên sinh viên:

Thượng Hồng Thơ - 21124456

Trần Duy Anh - 21124132Phạm Ích Quang Minh - 21124446

Tạ Lê Tuấn - 21124288Đinh Thanh Liêm - 21124187Dương Văn Vương - 21124462

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

1 Tên học phần: 6 Sigma Căn Bản

2 Hình thức: Tiểu Luận

3 Bảng phân công công việc cá nhân

hoàn thành

5 21124187 Đinh Thanh Liêm Chương 1+ Kết luận 100%

Tp Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Tuấn

Tạ Lê Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

SKU: Stock Keeping Unit

ERP: Enterprise Resource Planning

DMAIC: 5 giai đoạn của Six Sigma

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài

Kể từ đầu những năm 1980 đã xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu trongngành sản xuất Một cuộc cách mạng mang tính cơ học về nhu cầu tiêu dùng ngàycàng tăng, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn về uy tín và chất lượng của sảnphẩm Nhận thức được tầm quan trọng trong sự hài lòng của khách hàng là chìa khóacho chất lượng sản phẩm để đảm bảo tồn tại vững chắc Vì vậy, việc nâng cao chấtlượng của sản phẩm và quy trình sản xuất ngày càng được nhiều doanh nghiệp đưa vào

sử dụng với nhiều phương pháp cải thiện khác nhau nhằm tăng sự hài lòng của kháchhàng và tối ưu hóa chi phí sản xuất Trong các phương pháp thay đổi này thì SixSigma cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp hiệnnay

Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình là yêu cầu kháchquan để quảng cáo sản phẩm phát triển xuất nhập khẩu Đây là mục tiêu mà mỗi công

ty luôn đặt ra cho mình và đối với công ty Sendo chuyên phân phối hàng hóa tiêu dùngcũng thế Để làm được điều này công ty đã quyết định áp dụng công cụ Six Sigmanhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng trong khâu đóng gói hàng hóa Vì vậy nhóm đãtiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Áp dụng Six Sigma trong quy trình cung cấphàng hóa đến tay khách hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố xung quanh, ảnh hưởng đến quy trình sảnxuất, đóng gói và phân phối tại công ty Sendo

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: công ty Sendo, chủ yếu tập trung vào quy trình sản xuất phân phốihàng hóa

Thời gian: nghiên cứu từ ngày 23/01/2024 đến ngày 23/03/2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu từ tài liệu : giáo trình, các bài cáo về sự cải tiến của quy trình sảnxuất

Từ đó sử dụng quy trình cải tiến DMAIC gồm 5 bước: Define (Xác định),Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến) và Control (Kiểm soát)

để thực hiện nghiên cứu nghiên nhân và vấn đề của công ty

1.5 Bố cục của đề tài.

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Trình bày đối tượng, lí do chọn đề

tài cũng như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của bài tiểu luận

Chương 2: Six Sigma và những ứng dụng của Six Sigma đối với doanh nghiệp:

Trình các lý thuyết về công cụ Six Sigma qua đó giới thiệu các bước thực hiện phươngpháp này đối với một doanh nghiệp

Chương 3: Ứng dụng Six Sigma cải tiến quy trình kiểm tra hàng xuất kho của

Sendo

Chương 4: Kết luận và đánh giá kết quả.

Trang 10

CHƯƠNG 2: SIX SIGMA VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA 6 SIGMA ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm của Six Sigma

Six Sigma hay 6 Sigma được biết đến là một hệ phương pháp có thể giúp doanhnghiệp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng thông qua việc thống kêmục đích tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân từ đó khắc phục và xử lý lỗinhằm tối ưu độ chính xác của quy trình

Khác với hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001 Six Sigma muốn tập trungvào thay đổi tư duy mới cho các doanh nghiệp thay vì tập trung vào xử lý sản phẩm lỗi

mà đầu tư cải thiện quy trình để ngăn chặn lỗi xảy ra, tạo ra một dây chuyền ổn định,tối thiểu lỗi xảy ra nhất có thể

Six Sigma bao gồm 6 cấp độ và chuẩn của từng cấp độ được xác định như bảngsau:

Hình 2.1: 6 cấp độ tiêu chuẩn của Six Sigma

Trang 11

Ngoài ra còn một số khái niệm liên quan mật thiết tới Six Sigma như:

Lean: do hãng Toyota tạo ra nhằm loại bỏ những lãng phí bất hợp lý trong quátrình sản xuất, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo sự “tinh gọn”

Lean Six Sigma: là mô hình kết giữa Lean và Six Sigma giúp giảm thiểu chấtthải, rút ngắn chu kỳ sản xuất và tập trung vào tinh chỉnh độ chính xác cho quy trình.Hai phương pháp trên hỗ trợ nhau nhằm tạo ra quy trình sản xuất ngày càng tốt hơn

2.2 Ứng dụng của Six Sigma đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí, Rút ngắn thời gian sản xuất cung cấp dịch vụ, gia tăng lợinhuận: nhờ khả năng giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và không tái diễn trong tương lai làdoanh nghiệp có thể loại bỏ những sự lãng phí không cần thiết vào nhân công haynhững công đoạn sản xuất thực sự không cần thiết, bên cạnh đó còn còn giảm đượclượng nguyên liệu và tiết kiệm thời gian sản xuất Từ đó giảm thiểu chi phí trên từngsản phẩm và tăng lợi nhuận lên cao

Tạo sự tin cậy, tăng sư hài lòng của khách hàng: Six Sigma tập trung vào các yêucầu của khách hàng nên sản phẩm đưa ra sẽ rất được hài lòng của khách hàng Nhữngsản phẩm không những không mắc lỗi mà còn đáp ứng được yêu cầu của khách hàngđiều này sẽ tạo niềm tin và giúp giữ lòng trung thành với khách hàng

Cải thiện văn hóa doanh nghiệp: với môi trường làm việc hoàn hảo sẽ là mộttrong những yếu tố giúp nhân viên gắn kết lại với nhau Trong hệ phương pháp SixSigma yếu tố con người cũng quan trọng không kém yếu tố kỹ thuật, đôi khi còn đượcđánh giá cao hơn trong một số trường hợp

Mở rộng quy mô kinh doanh: khi đã có một quy trình sản xuất tối ưu nhất, đạtchuẩn Six Sigma thì việc việc mở rộng quy mô sản xuất hay dự án là vô cùng đơn giảnkhi chỉ cần sao chép tượng tương mô hình đã đạt chuẩn trước đó

2.3 Áp dụng Six Sigma trong doanh nghiệp theo các bước DMAIC

Quy trình truyền thống và cơ bản nhất để áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp

đó là DMAIC bao gồm 5 bước:

Trang 12

D – Define (xác định): là bước đầu tiên nhằm nhận định về khách hàng và cácyêu cầu chất lượng quan trọng và cần thiết phải có ở sản phẩm hay dịch vụ Sau khi đãđánh giá xem doanh nghiệp đã đạt được yêu cầu trên ở mức độ nào, bạn cần xác địnhcác khu vực kinh doanh trọng điểm cần triển khai Six Sigma.

M- Measure (Đo lường): ở bước này bạn sẽ thu thập dữ liệu sau đó nhân dạng,đánh giá các vấn đề phát sinh để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các khiếm khuyết.A- Analyze (phân tích) là việc bạn xác định khoảng cách giữa mục tiêu đặt ra vàkết quả thực hiện công việc hiện tại, xác định cơ hội cho doanh nghiệp Từ đó đưa racác giải pháp được đưa ra cùng với những điều kiện phải được kiểm nghiệm chặt chẽ

và có biện pháp dự phòng

I- Improve (Cải tiến) là thời gian bắt đầu đưa các giải pháp cải tiến vào quá trìnhthực hiện Trong giai đoạn này cần theo dõi chặt chẽ để đánh giá, nhận xét từ đó đưa raquyết định thay đổi hay loại bỏ khi cần thiết

C- Control (kiểm soát): là bước lập ra kế hoạch và giám sát, kiểm tra theo mụctiêu đã đề ra nhằm tránh lặp lại những lỗi sai cũ hay sai định hướng

2.4 Các công cụ của 6 Sigma

Những công cụ quan trong trong Six Sigma theo các bước DMAIC:

D: Project Charter, Lưu đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping, Process

Flowchart, FMEA, Stakeholder Analysis, Ma trận/ Phân tích nhân quả– Cause &

Effect Matrix, DMAIC Work Breakdown Structure, Voice of the Customer…

M: Process Flowchart, Cause & Effect Matrix, FMEA, Data CollectionPlan/Example, Benchmarking, Measurement System Analysis, Gage R&R, Voice ofthe Customer Gathering, Process Sigma Calculation…

A: Histogram, Pareto Chart, Time Series/Run Chart, Scatter Plot, Cause andEffect/Fishbone Diagram, 5 Whys, Process Map Review and Analysis, StatisticalAnalysis để thu hẹp các yếu tố X (Nguyên nhân)

Trang 13

I: Brainstorming, Mistake Proofing, Design of Experiments, House of Quality,Failure Modes and Effects Analysis (FMEA), Simulation Software… nhằm mục đíchthử nghiệm các nghiên cứu, các giải pháp mới và loại bỏ triệt để những nguyên nhângốc

C: Process Sigma Calculation, Biểu đồ kiểm soát – Control Charts (Variable andAttribute), Cost Savings Calculations, Control Plan để tính toán chi phí tiết kiệm đượctrong dự án, lập kế hoạch bàn giao quy trình

Trang 14

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG SIX SIGMA CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM TRA

HÀNG XUẤT KHO CỦA SENDO 3.1 Xác định vấn đề

3.1.1 Giới thiệu chung về Sendo Farm

Sendo Farm là một dự án mới của Sendo, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng - một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam Sendo Farm kết nối trực tiếp người nông dân với người mua, giúp giảm thiểu các khâu trung gian, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm Hiện tại Sendo đã có hơn 1600 điểm giao dịch hàng hóa với khách hàng tại TP HCM và nhiều tỉnh thành khác

Các mặt hàng được bán trên Sendo Farm bao gồm:

• Rau củ, trái cây: Bông cải, khoai lang, cải thảo, khoai tây, dừa xiêm, cherry Mỹ,dưa lưới,…

• Thịt, hải sản, trứng: Thịt heo, gà ta, tôm, mực, cá, nghêu, trứng gà/vịt các loại,

• Sữa các loại: Sữa tươi, sữa chua, sữa chua uống,…

• Gạo, bột, đồ khô: Gạo, nấm khô các loại, xúc xích, đậu, nếp, cá hộp,…

• Bánh kẹo: Bánh, kẹo,…

• Gia vị, Dầu ăn: Đường, muối, dầu ăn, tương cà/ớt,…

• Mì, miến, phở: Mì gói các loại, phở/mì ly các loại,…

• Đồ uống các loại: Bia các loại nước giải khát các loại,…

• Sơ chế sẵn: Tàu hủ chiên, dưa leo muối, chả cá viên,

3.1.2 Vấn đề

Quy trình cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng tiêu dùng của Sendo Farm cònkhá nhiều bất cập Do quy trình chưa được tối ưu hóa và một số công đoạn còn thựchiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công không những tốn thêm chi phí thuê nhiềunhân lực mà ngoài ra còn xảy ra thất thoát hàng hóa do sai sót và nhầm lẫn của nhânviên dẫn đến mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến các công đoạn khác khiến choquy trình cung ứng sản phẩm bị trì trệ, song song đó Sendo lúc này có hơn 400 điểmgiao dịch hàng hóa với khách hàng trong nội thành TP HCM và các tỉnh lân cận do đóviệc chuỗi cung ứng hàng hóa đến khách hàng bị trì trệ ảnh hưởng rất lớn không

Trang 15

những gây tổn thất cho công ty mà còn làm ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của kháchhàng.

3.1.2 Quy trình thực hiện

Hình 3.1: Quy trình thực hiện cung ứng sản phẩm đến khách hàng

Ở quy trình cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng tiêu dùng, ta thấy gồm tất cả

7 bước và vấn đề mà công ty đang gặp phải nằm ở bước OutBound - Kiểm tra sốlượng theo từng điểm scan mã vạch từng sản phẩm

Ở bước đầu tiên là xác nhận số lượng đơn hàng trong vòng 24h Nhân viên hệthống sẽ thống kê toàn bộ đơn hàng được đặt từ 12h đêm hôm trước đến 12h đêm hômsau

Kế tiếp là bước InBound - nhập hàng từ nhà cung ứng Ở bước này nhân viên sẽtiến hành nhận hàng đã được đặt được giao tới từ nhà cung ứng và thống kê số lượngđơn hàng được nhập vào kho

Trang 16

Tiếp theo là công đoạn Pickpack - Lấy hàng, đóng gói và phân loại đơn hàngtheo từng điểm khu vực giao hàng Nhân viên sẽ lấy hàng từ bộ phận InBound chuyểnsang tiến hành phân loại đơn hàng theo từng điểm giao hàng và đóng gói hàng hóa Tiếp đến là công đoạn OutBound - Kiểm tra số lượng theo từng theo từng điểmgiao hàng và Scan mã vạch sản phẩm (chứa thông tin hàng hóa, thông tin khách hàng

và thông tin đặt hàng) để xác nhận lên hệ thống là đã kiểm tra hàng và thống kê chínhxác số lượng hàng hóa trước khi giao cho bộ phận vận chuyển Tuy nhiên ở bước nàynhân viên phải tiến hành Scan thủ công từng mã vạch để xác nhận hàng, do đó nếu ởcông đoạn này nhân viên Scan nhầm mã hoặc sót hàng hóa thì sẽ mất nhiều thời gian

do phải quay lại kiểm tra ở công đoạn Pickpack cho đến khi đầy đủ hàng hóa và chínhxác mã vạch thông tin dẫn đến việc trì trệ kéo theo của các công đoạn phía sau, khiếnsản phẩm bị giao trễ đến khách hàng Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và sựhài lòng của khách hàng

Kế tiếp là công đoạn bàn giao cho đơn vị vận chuyển Ở công đoạn này nhânviên sẽ tiến hành bàn giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển và 2 bên sẽ xác nhận vớinhau số lượng hàng hóa được bàn giao

Tiếp đến hàng hóa sẽ được đơn vị vận chuyển giao đến điểm nhận hàng và thống

kê lại số lượng nhận được nếu thiếu hàng hoặc có sai sót thì nhân viên sẽ liên hệ và đốichiếu lại với nhà vận chuyển Sau đó hàng hóa sẽ được nhân viên phân loại và giaođúng cho khách hàng đơn hàng họ đã đặt

Cuối cùng hàng hóa sẽ được giao tận tay người tiêu dùng

3.2 Giai đoạn xác định (Define).

3.2.1 Bối cảnh vấn đề

Công ty Sendo là một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam vớimục tiêu là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng.Công ty hiện đang hoạt động với khoảng 300 nhân viên đảm nhiệm nhiều vai trò khácnhau như inbound, outbound, vận chuyển Để cải thiện khả năng phân phối hàng hóatới tay người tiêu dùng đúng thời gian, công ty đã tiến hành cải tiến quy trình đóng gói

và kiểm tra hàng hóa để giảm sai sót trong khâu xuất kho tránh những rủi ro về chi phí

và doanh thu của công ty, từ đó làm tăng sự hài lòng của khách hàng Với thời giangiao hàng đã được cam kết là trước 16 giờ mỗi ngày - Hàng sẽ được tổng hợp tại các

Trang 17

đại lý phân phối Hiện nay, Công ty vẫn còn áp dụng biện pháp phân loại hàng theotừng đơn hàng sau đó phân phối tới các điểm nhận hàng, điều này làm công ty phải tốnthêm chi phí nhân công cho quá trình kiểm tra hàng theo từng đơn và thời gian lãngphí cho quá trình này Đặc biệt, tình trạng quá tải đơn hàng xảy ra thường xuyên hơnđặc biệt vào những ngày giảm giá do quá trình chuẩn bị hàng hóa của bộ phậnpickpack và kiểm tra hàng hóa trước khi xuất kho của bộ phận outbound còn quá rườm

rà, phức tạp, gây ra những tác động không muốn muốn đến thời gian giao hàng và ảnhhưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng nền tảng Theo thống kê, hiện naytrung bình mỗi ngày có khoảng 20 - 25 đại lý phân phối sẽ nhận hàng trễ - sau 16 giờ,điều này dẫn việc khách hàng từ chối nhận hàng gây ra tổn thất về doanh thu cho công

ty Vì thế, Công ty Sendo sẽ tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên thời gian giao hàng tại 120đại lý trong khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nhằm xác định nguyên nhân

và tìm cách khắc phục, tránh gây ra những thiệt hại cho công ty và tăng độ tin cậy đốivới khách hàng

3.2.2 Phạm vi dự án

Đối tượng: Thời gian hàng hóa được phân phối tới các đại lý

Phạm vi thực hiện: Quy trình phân phối hàng hóa

Phương pháp thực hiện: Định lượng và định tính từ bộ phận cải tiến quy trình

3.2.3 Mục tiêu cải tiến

Để đảm bảo đơn hàng xuất ra kho đúng tiến độ và đơn hàng đến tay khách hàngtrước 16h hành ngày

Lượng đơn 10000 - 15000 đơn hàng ngày tương đơn với 25 – 30 tấn hànggiảm tỷ lệ phân phối hàng chậm tiến độ

Tăng doanh thu cho công ty và cải thiện lòng tin khách hàng đối với nền tảngthương mại điện tử Sendo

Bảng 3.1 Kết quả đo trước cải tiến

16.0 15.4 16.0 15.4 15.8 16.0 16.0 16.4 16.7 16.4

16.4 15.5 16.0 16.0 16.2 16.8 15.8 16.6 17.0 15.6

15.2 15.6 16.8 16.4 15.8 15.6 16.0 15.8 16.6 16.8

Trang 19

Với USL = 15.6, LSL = 16.4 Ta có Cpk = 0.24 cho thấy quá trình kiểm soátchưa tốt, quy trình xử lý hàng hóa còn nhiều bất cập, chậm trễ Cần có thêm những cảitiến ở những giai đoạn kế tiếp để cải thiện được thời gian giao hàng điểm nhận(station).

Sau khi phân tích kết quả số liệu trên thông qua biểu đồ ta được bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả thu được sau cải tiến

TRƯỚC CẢI TIẾNLSL MEAN USL Tỷ lệ sản phẩm đạt Mức độ Sigma

Nguồn: Kết xuất từ Minitab, 2024

Nhận xét: Trước khi cải tiến, công ty vẫn đang áp dụng quy trình thủ công tức

các nhân viên phải kiểm tra từng mặt hàng, từng sản phẩm dẫn đến thời gian và năngsuất không đảm bảo Với thời gian đạt chuẩn công ty đề ra các mặt hàng phải có mặtlúc 16h và khoảng sai sót có thể chấp nhận được là từ 15.6h đến 16.4h Tuy nhiên, quakết quả đo được thì chỉ có 16 lần đạt tiêu chuẩn, có 59 lần < 16h trong đó có 28 lầnnằm ngoài khoảng sai số chấp nhận được, có 45 lần > 16h trong đó có 26 lần nằmngoài khoảng sai số chấp nhận được Hiện tại mức Sigma vẫn còn có thể tăng lên vìthế cần được điều chỉnh cải thiện lên để tăng năng suất của công ty cũng như gia tăng

sự hài lòng của khách hàng

3.3 Giai đoạn Đo lường (Measure)

Biểu đồ xương cá: Biểu đồ xương cá - biểu đồ nguyên nhân - kết quả là 1 trong 7công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản như liệt kê dưới đây, là một phương pháp nhằmnhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp, một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng -đảm bảo - nâng cao chất lượng Bên cạnh đó, nó còn giúp cho ta có thể đưa ra một cấutrúc, định hướng cho việc xác định nguyên nhân, giúp cho việc xác định nguyên nhânnhanh chóng và hiệu quả Khi áp dụng biểu đồ này, người dùng sẽ có khả năng tìm racác nguyên nhân cốt lõi gây nên vấn đề

Ngày đăng: 28/03/2024, 05:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w