1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cụm công nghiệp bình đông

227 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo ĐTM Cho Dự Án Cụm Công Nghiệp Bình Đông
Tác giả Phan Võ Tiểu Phương
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Thanh Thúy
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Và Công Nghệ Môi Trường
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 11,54 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---o0o--- KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý và Côn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-o0o - KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BỘ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường

BÀI TẬP LỚN

BÁO CÁO ĐTM CHO DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH ĐÔNG

Tp Hồ Chí Minh, 04/2023 Sinh viên thực hiện: Phan Võ Tiểu Phương 2014212

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Thanh Thúy

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 10

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 10

1.1 Sơ lược về xuất xứ 10

1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 11

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT 11

2.1 Văn bản pháp luật và kỹ thuật 11

2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng 14

2.3 Nguồn tài liệu và dữ liệu sử dụng 14

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 17

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN 20

1.1 TÊN DỰ ÁN 20

1.2 CHỦ ĐẦU TƯ 20

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN 20

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 23

1.4.1 Mục đích và phạm vi hoạt động 23

1.4.2 Các lợi ích kinh tế – xã hội 25

1.4.3 Quy hoạch mặt bằng tổng thể 25

1.4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất 25

1.4.3.2 Các khu chức năng 27

1.4.4 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 31

1.4.4.1 Công tác dò phá bom mìn, loại bỏ thực vật phát quang, bóc tách bề mặt và công tác san nền 31

1.4.4.2 Hệ thống giao thông 32

1.4.4.3 Hệ thống thông tin liên lạc 34

1.4.4.4 Hệ thống cấp nước 36

1.4.4.5 Hệ thống cấp điện 38

1.4.4.6 Hệ thống thoát nước mưa 39

1.4.4.7 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 40

1.4.4.8 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 41

1.4.5 Chi phí đầu tư 41

1.4.6 Tổ chức quản lý dự án 42

1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 44

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 48

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 48

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 48

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý 48

2.1.1.2 Điều kiện địa chất 48

2.1.1.3 Tài nguyên khoáng sản trong lòng đất khu vực dự án 53

Trang 3

2.1.1.4 Điều kiện địa chất thủy văn 54

2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thủy văn 54

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng 54

2.1.2.2 Mạng lưới thủy văn 65

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 69

2.1.3.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh 69

2.1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt 72

2.1.3.4 Hiện trạng chất lượng nước ngầm 77

2.1.3.5 Hiện trạng chất lượng đất 79

2.1.3.6 Hiện trạng chất lượng bùn đáy 81

2.1.3.7 Hiện trạng hệ thủy sinh 82

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ BÌNH ĐÔNG 89

2.2.1 Điều kiện kinh tế 89

2.2.2 Văn hóa, xã hội 90

2.2.3 Tình hình kinh tế xã hội qua quá trình điều tra tại khu vực dự án 91

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 93

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 93

3.1.1 Nguồn gây tác động 93

3.1.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 93

3.1.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 94

3.1.1 Đối tượng, quy mô bị tác động 95

3.1.1.1 Đối tượng bị tác động 95

3.1.1.2 Quy mô tác động 95

3.1.2 Đánh giá tác động 106

3.1.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư 106

3.1.2.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 107

3.1.2.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn khai thác và vận hành 121

3.1.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 153

3.1.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng 153

3.1.3.2 Giai đoạn khai thác và vận hành 154

3.1.4 Đánh giá tác động tổng hợp của dự án 155

3.1.4.1 Đánh giá sự phù hợp của phương án bố trí mặt bằng với công tác bảo vệ môi trường 155

3.1.4.2 Đánh giá tác động tổng hợp của dự án đến các thành phần môi trường 156

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 165

CHƯƠNG 4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 169

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 169

4.1.1 Tuân thủ các phương án qui hoạch 169

Trang 4

4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn đền bù và giải phóng

mặt bằng 171

4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở 175 4.1.3.1 Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất 175

4.1.3.2 Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật phát quang và bùn bóc tách bề mặt 175

4.1.3.3 Giảm thiểu ô nhiễm không khí 176

4.1.3.4 Giảm thiểu tác động của tiếng ồn 176

4.1.3.5 Giảm thiểu tác động do rung 178

4.1.3.6 Giảm thiểu tác động do chất thải sinh hoạt 178

4.1.3.7 Giảm thiểu tác động do dầu mỡ thải 179

4.1.3.8 Giảm thiểu tác động đến môi trường văn hóa – xã hội khác 179

4.1.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn khai thác và vận hành 181

4.1.4.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 181

4.1.4.2 Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 182

4.1.4.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại 195

4.1.4.4 Giảm thiểu các tác động xấu khác 200

4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 201

4.2.1 Phòng chống cháy nổ 201

4.2.2 Phòng chống sét 201

4.2.3 Kiểm soát các sự cố liên quan đến các trạm XLNT tập trung 201

4.2.4 An toàn về điện 202

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 203

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 203

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 209

5.2.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 209

5.2.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn khai thác và vận hành 212

5.2.3 Dự toán kinh phí giám sát môi trường 218

CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 220

6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BÌNH ĐÔNG 220

6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC (UBMTTQ) XÃ BÌNH ĐÔNG 220

6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND XÃ BÌNH ĐÔNG VÀ UMTTQ XÃ BÌNH ĐÔNG 221

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 223

1 KẾT LUẬN 223

2 KIẾN NGHỊ 224

3 CAM KẾT 224

Trang 5

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ/TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Giới hạn tọa độ của dự án 21

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất khu đất xây dựng CCN Bình Đông 21

Bảng 1.3 Hiện trạng sử dụng đất khu đất xây dựng KTĐC Bình Đông 22

Bảng 1.4 Qui hoạch sử dụng đất của CCN Bình Đông 25

Bảng 1.5 Qui hoạch sử dụng đất của KTĐC Bình Đông 26

Bảng 1.6 Tổng hợp khối lượng đất san nền CCN Bình Đông 32

Bảng 1.7 Tổng hợp khối lượng đất san nền KTĐC Bình Đông 32

Bảng 1.8 Tổng hợp khối lượng đất san nền cho đường kết nối vào dự án 32

Bảng 1.9 Tổng hợp phương tiện thông tin liên lạc 34

Bảng 1.10 Tổng hợp hệ thống thông tin liên lạc của KTĐC Bình Đông 35

Bảng 1.11 Tổng hợp nhu cầu dùng nước CCN Bình Đông 36

Bảng 1.12 Tổng hợp chi phí xây dựng CCN Bình Đông 41

Bảng 1.13 Tổng hợp chi phí xây dựng KTĐC Bình Đông 42

Bảng 1.14 Tiến độ thực hiện dự án CCN Bình Đông 44

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Tiền Giang 56

Bảng 2.2 Đặc trưng về nhiệt độ các tháng trong năm tại trạm Mỹ Tho 56

Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Tiền Giang 58

Bảng 2.3 Lượng mưa năm trung bình nhiều năm 59

Bảng 2.4 Các đặc trưng mùa mưa (mm, %) 59

Bảng 2.5 Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (mm) 60

Bảng 2.5 Mưa trung bình nhiều năm trong tỉnh (1977-1987) (mm) 60

Bảng 2.6 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Tiền Giang 61

Bảng 2.7 Độ ẩm tương đối các tháng trong các năm tại tỉnh Tiền Giang 61

Bảng 2.8 Bốc hơi tháng - Trạm Mỹ Tho (1979 - 1985) 62

Bảng 2.9 Tần suất gió chướng các tháng - Trạm Mỹ Tho (1979-1985) 64

Bảng 2.10 Tần suất gió mùa Tây Nam - Trạm Mỹ Tho (1979-1985) (%) 64

Bảng 2.11 Tần suất bão và ATNĐ ở phía Nam Biển Đông (1961-1980) (%) 64

Bảng 2.5 Tổng hợp các đặc trưng cơ bản các sông chảy trực tiếp vào sông Vàm Cỏ 66 Bảng 2.6 Độ mặn tại các điểm quan trắc trên sông Vàm Cỏ 68

Bảng 2.7 Mô tả vị trí đo đạc và lấy mẫu 69

Bảng 2.8 Kết quả đo đạc độ ồn tại khu vực dự án 70

Bảng 2.9 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án 71

Bảng 2.11 Vị trí các điểm quan trắc nước sông Vàm Cỏ ngày 25/01/2008 72

Bảng 2.12 Kết quả quan trắc nước sông Vàm Cỏ ngày 25/01/2008 72

Bảng 2.13 Vị trí các điểm quan trắc nước sông Vàm Cỏ ngày 16/06/2008 73

Bảng 2.14 Kết quả quan trắc chất lượng nước Sông Vàm Cỏ ngày 16/06/2008 73

Trang 7

Bảng 2.15 Kết quả quan trắc chất lượng nước Sông Vàm Cỏ ngày 16/06/2008 (tt) 74

Bảng 2.16 Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt và điều kiện lấy mẫu 75

Bảng 2.17 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt 76

Bảng 2.18 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt (tt) 76

Bảng 2.19 Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm và điều kiện lấy mẫu 77

Bảng 2.20 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm 78

Bảng 2.21 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm (tt) 78

Bảng 2.22 Vị trí các điểm lấy mẫu đất 79

Bảng 2.23 Kết quả đo đạc và phân tích các mẫu đất 79

Bảng 2.24 Kết quả đo đạc và phân tích các mẫu đất (tt) 80

Bảng 2.25 Vị trí các điểm lấy mẫu bùn đáy 81

Bảng 2.26 Kết quả phân tích các mẫu bùn đáy 82

Bảng 2.27 Vị trí các điểm lấy mẫu thủy sinh 82

Bảng 2.28 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi 83

Bảng 2.29: Cấu trúc số lượng thực vật nổi 84

Bảng 2.30 Chỉ số tương đồng S (đơn vị: %) 84

Bảng 2.31 Các chỉ số đa dạng của thực vật nổi 85

Bảng 2.32 Cấu trúc thành phần loài động vật nổi 85

Bảng 2.33 Cấu trúc số lượng động vật nổi và loài ưu thế 86

Bảng 2.34 Chỉ số tương đồng S của động vật nổi (đơn vị %) 86

Bảng 2.35 Các chỉ số sinh học của động vật nổi 87

Bảng 2.36 Cấu trúc thành phần loài động vật đáy 87

Bảng 2.37 Số lượng và loài ưu thế của động vật đáy 88

Bảng 2.38 Các chỉ số sinh học của động vật đáy (Đơn vị: %) 88

Bảng 2.39 Các chỉ số sinh học của động vật đáy 89

Bảng 3 1 Các tác động và nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải93 Bảng 3.2 Đối tượng và quy mô bị tác động 96

Bảng 3.3 Hệ số phát thải từ quá trình hoạt động của sà lan 108

Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm khí thải từ quá trình hoạt động của sà lan 108

Bảng 3.4 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 108

Bảng 3.5 Dự báo số lượt phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án 109

Bảng 3.6 Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển 109

Bảng 3.7 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công 110 Bảng 3.8 Tiêu chuẩn tiếng ồn nơi làm việc của Bộ Y tế 111

Bảng 3.9 Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn 112

Bảng 3.10 Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn 112

Bảng 3.11 Mức rung của máy móc và thiết bị thi công 113

Bảng 3.12 Mức rung gây phá hoại các công trình 114

Bảng 3.13 Tiêu chí đánh giá tác động của rung 114

Trang 8

Bảng 3.14 Sinh khối thực vật của một số loại cây 116

Bảng 3.15 Khối lượng sinh khối thực vật cần loại bỏ 116

Bảng 3.16 Chất thải rắn sinh hoạt 117

Bảng 3.17 Lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng ô nhiễm 119

Bảng 3.18 Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại công trường 120

Bảng 3.19 Đặc trưng các loại khí thải từ các ngành sản xuất 121

Bảng 3.20 Hệ số ô nhiễm không khí của các ngành công nghiệp 123

Bảng 3.21 Hệ số ô nhiễm khi đốt các loại nhiên liệu khác nhau 124

Bảng 3.22 Hệ số ô nhiễm không khí phát thải từ KCN Sóng Thần 125

Bảng 3.23 Tải lượng khí thải phát sinh từ CCN Bình Đông 125

Bảng 3.24 Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông 129

Bảng 3.25 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 129

Bảng 3.26 H2S phát sinh từ các đơn nguyên của hệ thống xử lý nước thải 131

Bảng 3.27 Lượng khí biogas phát thải từ các trạm XLNT tập trung 131

Bảng 3.28 Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải 132

Bảng 3.29 Lượng vi khuẩn phát tán từ hệ thống xử lý nước thải 132

Bảng 3.30 Thành phần và tính chất nước thải của một số ngành chế biến thực phẩm 134

Bảng 3.31 Thông số ô nhiễm nước thải sản xuất vật liệu xây dựng 135

Bảng 3.32 Chất lượng nước thải ngành công nghiệp ngành cơ khí 136

Bảng 3.33 Chất lượng nước thải quy định cho các nhà máy thành viên khi thải vào CCN Bình Đông (chất lượng nước thải đầu vào trạm XLNT) và chất lượng nước thải sau xử lý của trạm XLNT tập trung CCN Bình Đông 137

Bảng 3.34 Tải lượng ô nhiễm nước thải trước và sau khi xử lý 138

Bảng 3.35 Đặc trưng về nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 139

Bảng 3.36 Chất lượng nước thải trước và sau trạm XLNT tập trung của KTĐC 141

Bảng 3.37 Tải lượng ô nhiễm nước thải trước và sau trạm XLNT tập trung của KTĐC Bình Đông 141

Bảng 3.38 Thành phần chất thải rắn dễ phân hủy và hệ số phát thải chất thải rắn sản xuất của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và nông lâm sản 143

Bảng 3.39 Khối lượng và thành phần chất thải rắn của một số ngành công nghiệp tại KCX Linh Trung 1 144

Bảng 3.40 Hệ số phát sinh chất thải công nghiệp của một số ngành công nghiệp tại Đồng Nai năm 2007 - 2008 145

Bảng 3.41 Thống kê lượng chất thải phát sinh từ các nhà máy đang hoạt động trong khu công nghiệp Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2 146

Bảng 3.42 Khối lượng và thành phần CTNH của các ngành công nghiệp 150

Bảng 3.43 Hệ số phát sinh chất thải nguy hại của một số ngành công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương và Tp.HCM (đơn vị: kg/tấn nguyên liệu/năm) 151

Trang 9

Bảng 3.44 Hệ số phát sinh chất thải nguy hại của một số ngành công nghiệp tại Đồng

Nai năm 2007 - 2008 151

Bảng 3.45 Các thành phần môi trường bị tác động và các tác động 156

Bảng 3.46 Tiêu chí đánh giá mức độ tác động 161

Bảng 3.47 Ma trận đánh giá tác động nhanh của thành phần vật lý/hóa học 161

Bảng 3.48 Ma trận đánh giá tác động nhanh của thành phần sinh học/sinh thái 162

Bảng 3.49 Ma trận đánh giá tác động nhanh của thành phần văn hóa/xã hội 162

Bảng 3.50 Ma trận đánh giá tác động nhanh của thành phần kinh tế 163

Bảng 3.51 Tổng hợp mức độ tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội 163

Bảng 3.52 Đánh giá độ tin cậy các phương pháp ĐTM được áp dụng 165

Bảng 4.1 Kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 183

Bảng 4.2 Tiêu chuẩn nước thải trước xử lý và đầu ra (sau xử lý) của trạm XLNT tập trung CCN Bình Đông 186

Bảng 4.3 Kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 192

Bảng 4.4 Kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại 196

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án 203

Bảng 5.2 Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện 205

Bảng 5.3 Dự toán kinh phí xử lý môi trường 206

Bảng 5.4 Vị trí giám sát môi trường không khí xung quanh trong giai đoạn xây dựng 209

Bảng 5.5 Thông số giám sát và tiêu chuẩn so sánh 210

Bảng 5.6 Vị trí giám sát môi trường nước mặt trên sông Vàm Cỏ 210

Bảng 5.7 Thông số giám sát nước mặt và tiêu chuẩn so sánh 211

Bảng 5.8 Kế hoạch hành động giám sát nước thải 212

Bảng 5.9 Vị trí giám sát và tiêu chuẩn so sánh 212

Bảng 5.10 Kế hoạch hành động giám sát không khí xung quanh 213

Bảng 5.11 Vị trí giám sát môi trường không khí xung quanh 214

Bảng 5.8 Thông số giám sát và tiêu chuẩn so sánh 215

Bảng 5.9 Vị trí giám sát môi trường nước mặt trên sông Vàm Cỏ 216

Bảng 5.10 Thông số giám sát nước mặt và tiêu chuẩn so sánh 216

Bảng 5.11 Vị trí giám sát môi trường nước mặt trên sông Vàm Cỏ 217

Bảng 5.12 Dự toán kinh phí giám sát môi trường 218

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.5 Sơ đồ mặt cắt ngang của đường kết nối vào dự án 34

Hình 1.9 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông 43

Hình 2.1 Nhiệt độ trung bình tại Tiền Giang trong giai đoạn 1995 - 2007 55

Hình 2.2 Lượng bức xạ trung bình các tháng trong năm tại Tiền Giang trong giai đoạn 1995 - 2007 57

Hình 2 3 Thống kê lượng mưa trung bình năm tại Tiền Giang giai đoạn 1995 - 200460 Hình 2.6 Trình độ học vấn của các hộ nằm trong dự án 92

Hình 3.1 Mức giảm tiếng ồn của các phương tiện và thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ nguồn ồn 111

Hình 3.2 Dự báo lan truyền hàm lượng bụi gia tăng thêm theo khoảng cách 126

Hình 3.3 Dự báo lan truyền hàm lượng SO2 gia tăng thêm theo khoảng cách 127

Hình 3.4 Dự báo lan truyền hàm lượng NO2 gia tăng thêm theo khoảng cách 127

Hình 3.5 Dự báo lan truyền hàm lượng CO gia tăng thêm theo khoảng cách 127

Hình 3.6 Tần suất xuất hiện của mật độ vi khẩn trong không khí tại trạm XLNT 133

Hình 3.7 Dự báo lan truyền ô nhiễm do hoạt động xả thải của dự án 142

Hình 3.8 Biểu diễn tác động của các thành phần môi trường 164

Hình 3.9 Biểu diễn tổng hợp tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội 164

Hình 4.1 Sơ đồ quản lý nước mưa và nước thải tại CCN 185

Hình 4.2 Sơ đồ qui trình công nghệ trạm XLNT tập trung 189

Hình 4.3 Sơ đồ quản lý nước mưa và nước thải sinh hoạt của KTĐC 193

Hình 4.4 Sơ đồ qui trình công nghệ trạm XLNT cho KTĐC Bình Đông 194

Hình 4.5 Sơ đồ quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 198

Hình 4.6 Sơ đồ quản lý và xử lý chất thải rắn sản xuất không nguy hại 199

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Sơ lược về xuất xứ

Tiền Giang là một trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long Năm

2005, tỉnh Tiền Giang đã được Chính phủ cho phép gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, các tuyến đường giao thông thủy

bộ và nguồn nguyên liệu, nhân lực dồi dào, tỉnh có nhiều lợi thế trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hiện nay tỉnh Tiền Giang có hai khu công nghiệp (KCN) là KCN Mỹ Tho được thành lập năm 1997 với tổng diện tích là 79,14 ha và KCN Tân Hương được thành lập năm 2004 với tổng diện tích là 197,33 ha

Hiện nay, chính phủ đang đầu tư nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 50 và xây dựng cầu Mỹ Lợi thay thế cho phà Mỹ Lợi Vì thế, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Nắm bắt được tình hình đó, chủ đầu tư tiến hành xây dựng cụm công nghiệp (CCN) Bình Đông và khu tái định cư (KTĐC) Bình Đông nhằm cung cấp chổ

ở cho những hộ di dời, giải tỏa và cán bộ công nhân viên trong CCN Bình Đông

Dự án CCN Bình Đông có tổng diện tích 260,5 ha là dự án mới sẽ được xây dựng tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong đó, CCN Bình Đông có diện tích 211,83

ha, KTĐC Bình Đông có diện tích 44,20 ha, đường kết nối vào CCN có diện tích 4,5

ha Dự án này đã được quy hoạch theo công văn số 4394/UBND-CN của UBND tỉnh Tiền Giang về việc giao chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Bình Đông cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông và Quyết định số 300/QĐ-UBND của UBND thị xã Gò Công về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết KTĐC Bình Đông và đường nối vào CCN Bình Đông Dự án đi vào hoạt động cùng với các KCN khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Dự án CCN Bình Đông đã được UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận về vị trí tại Công văn số 583/UBND-CN của UBND tỉnh Tiền Giang ngày 31/01/2008 về việc thỏa thuận địa điểm đầu tư CCN Bình Đông, đã được UBND tỉnh tiền Giang, UBND thị xã Gò Công phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết và quy hoạch chi tiết tai Quyết định số 300/QĐ-UBND, Quyết định số 2857/QĐ-UBND và Quyết định số 3861/QĐ-UBND Dự án cũng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số

531021000068 ngày 24/12/2008 do UBND tỉnh Tiền Giang cấp cho dự án Cụm công nghiệp Bình Đông với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần XD – TM – DV Khang Thông Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án CCN Bình Đông - Diện tích 260,5 ha tại xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Báo cáo ĐTM này chỉ đánh giá cho hoạt động xây dựng và vận hành, khai thác các hạng mục sau: CCN Bình Đông (diện tích 211,83 ha), KTĐC Bình Đông (diện tích 44,20 ha) và đường kết nối vào CCN (diện tích 4,5 ha) Riêng hạng mục cảng

Trang 12

bến vận tải hàng hóa đường thủy và kho bãi chứa hàng dọc theo bờ Tây sông Vàm

Cỏ với diện tích khoảng 14,88 ha để phục vụ vận chuyển hàng hóa và hàng khách từ CCN đến các vùng lân cận sẽ được Công ty lập dự án đầu tư riêng và lập báo cáo ĐTM riêng, sau đó, trình cơ quan chức năng về môi trường để phê duyệt

1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Báo cáo đầu tư Dự án CCN Bình Đông - Diện tích 260,5 ha tại xã Bình Đông, thị

xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang do UBND tỉnh Tiền Giang thẩm định và phê duyệt

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT

2.1 Văn bản pháp luật và kỹ thuật

a) Văn bản pháp luật và kỹ thuật dự án phải tuân thủ

▪ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006

▪ Luật Lao động ngày 23/06/1994 của Nước CHXHCN Việt Nam

▪ Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Nước CHXHCN Việt Nam

▪ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003

▪ Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998

▪ Luật Đất đai được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003

▪ Luật đê điều được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10, số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006

▪ Luật Hoá chất số 06/2007/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007

▪ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”

▪ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”

▪ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn

▪ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính Phủ về thoát nước

đô thị và khu công nghiệp

▪ Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/05/2006 của Chính Phủ về An toàn hóa chất

▪ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”

▪ Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”

Trang 13

▪ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

▪ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

▪ Nghị định số 21/2008/ND-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

▪ Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quản lý và BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công, được ban hành ngày 15/7/2009, có hiệu lực từ ngày 01/09/2009

▪ Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24 tháng 06 năm 2009 về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

▪ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”

▪ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”

▪ Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 02/02/2007 của Bộ Công Nghiệp về việc

“Hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất”

▪ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

▪ Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động,

b) Văn bản pháp luật và kỹ thuật liên quan trực tiếp đến dự án

▪ Văn bản số 1877/UBND-CN ngày 09/04/2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc xin chủ trương cho phép thành lập KCN Bình Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Trang 14

▪ Công văn số 6460/UBND-CN ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc thỏa thuận vị trí quy hoạch, triển khai sớm KCN Bình Đông

▪ Công văn số 6864/ UBND-CN ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc chuyển đổi hình thức đầu tư KCN Bình Đông sang hình thức đầu tư CCN Bình Đông

▪ Công văn số 957/SXD-NĐ ngày 27/12/2007 của Sở Xây dựng - UBND tỉnh Tiền Giang về việc thỏa thuận vị trí quy hoạch CCN Bình Đông

▪ Văn bản số 16/UBND ngày 08/01/2008 của UBND huyện Gò Công về việc thống nhất vị trí xây dựng CCN Bình Đông

▪ Báo cáo số 180/BC-STNMT ngày 28/01/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang về việc khảo sát, xác định vị trí để thỏa thuận bàn giao

sơ bộ cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông nghiên cứu lập dự án đầu tư cụm công nghiệp

▪ Văn bản số 583/UBND-CN ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc chấp thuận chủ trương và địa điểm đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Bình Đông, xã Bình Đông, Thị xã Gò Công do Cụng ty cổ phần XD-TM-DV Khang Thông làm chủ đầu tư

▪ Văn bản số 363/SXD-ND ngày 30/05/2008 của Sở Xây dựng - UBND tỉnh Tiền Giang về việc quy hoạch đường kết nối vào CCN Bình Đông

▪ Biên bản số 44/BB-UBND của Ủy Ban Nhân thị xã Gò Công ngày 10/06/2008

về việc thông qua nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu tái định cư cụm công nghiệp Bình Đông

▪ Công văn số 3139/UBND-CN ngày 10/06/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc đề nghị điểm đấu nối cụm công nghiệp Bình Đông với Quốc lộ 50

▪ Tờ trình số 266/TTr-QLĐT của phòng Quản lý Đô thị thị xã Gò Công ngày 18/07/2008 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu tái định cư Bình Đông và đường nối vào cụm công nghiệp Bình Đông

▪ Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND thị xã Gò Công về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu tái định cư Bình Đông và đường kết nối vào Cụm công nghiệp Bình Đông, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

▪ Văn bản số 4394/UBND-CN ngày 01/08/2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc giao chủ đầu tư dự án KCN Bình Đông

▪ Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp Bình Đông tại xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

▪ Công văn số 1536/SNN&PTNT-QLXDCT ngày 14/11/2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang về việc thoát nước cho khu vực phía Nam Cụm Công nghiệp Bình Đông

▪ Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN Bình Đông

Trang 15

▪ Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 25/12/2008 của UBND thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu tái định cư Bình Đông

và đường kết nối vào Cụm công nghiệp Bình Đông, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

▪ Giấy chứng nhận đầu tư số 531021000068 ngày 24/12/2008 do UBND tỉnh Tiền Giang cấp cho dự án Cụm công nghiệp Bình Đông với chủ đầu tư là Công

ty Cổ phần XD – TM – DV Khang Thông

▪ Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án cụm công nghiệp Bình Đông số 10/SXD-KTGD ngày 04/3/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang

2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn được áp dụng trong báo cáo ĐTM cho dự án CCN Bình Đông - Diện tích 260,5 ha tại xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang bao gồm:

▪ TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

▪ TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một

số chất độc hại trong không khí xung quanh

▪ TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải

▪ TCVN 5949-1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép

▪ QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

▪ QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

▪ QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

▪ QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

2.3 Nguồn tài liệu và dữ liệu sử dụng

a) Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo

▪ Niên Giám thống kê 2007 Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang Tháng 6/2008

▪ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008 Báo cáo số 88/BC-UBND ngày 25/6/2008

▪ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2008 Báo cáo số 144/BC-UBND ngày 26/9/2008

▪ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 của xã Bình Đông UBND xã Bình Đông Tháng 7/2008

▪ Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Long An năm 2007 - 2008 Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Long An

Trang 16

▪ Chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nước 42A Khí tượng thủy văn Việt Nam Năm 2005

▪ Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự – Bộ Quốc phòng Nghiên cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng, năm 2000

▪ Trường Đại học dân lập Văn Lang và Sở KHCN Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái – nghiên cứu điển hình tại KCX Linh Trung 1”, năm 2007

▪ VCEP và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Bình Dương Các vấn đề cần quan tâm trong qui hoạch và quản lý môi trường khu công nghiệp Năm 2003

▪ Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường Kết quả khảo sát các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Năm

▪ 7th International Conference on Environmental Science and Technology – Ermoupolis, Syros Island, Greece, Sep 2001 V Matsis, E Grigoropoulou Department of Chemical Engineering, National Technical University of Athens, Heroon Polytechniou 9, Zografou Campus, 157-80, Athens, Greece Odor emission in a small wastewater treatment plant

▪ WHO, 1993 Environmental Technology Series Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formsulating environmental control strategies - Part I and II 1993

▪ NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards, NIOSH Publication No 2005-151, September 2005

▪ Society of Automotive Engineers, "Exterior Sound Level Measurement Procedure for Powered Mobile Construction Equipment," SAE Recommended Practice J88a, 1976

▪ Society of Automotive Engineers, "Sound Levels for Engine Powered Equipment," SAE Standard J952b, 1976

▪ U.S Department of Transportation, Federal Highway Administration “FHWA Roadway Construction Noise Model User’s Guide,” FHWA-HEP-05-054, January 2006 (Available on Web site: www.rcnm.us)

▪ U.S Environmental Protection Agency, "Noise from Construction Equipment and Operations, Building Equipment and Home Appliances," NTID300.1, December 31, 1971

Trang 17

▪ E Thalheimer, “Construction noise control program and mitigation strategy at the Central Artery/Tunnel Project,” Noise Control Eng J 48(5), September – October 2000, pp 157 – 165

▪ U.S Department of Transportation, Federal Highway Administration

“Highway Construction Noise Handbook,” to be issued mid-year 2006

▪ D.J Martin, "Ground Vibrations from Impact Pile Driving during Road Construction," Supplementary Report 544, United Kingdom Department of the Environment, Department of Transport, Transport and Road Research Laboratory, 1980

▪ J.F Wiss, "Vibrations During Construction Operations," Journal of Construction Division, Proc American Society of Civil Engineers, 100, No CO3, pp 239 - 246, September 1974

▪ J.F Wiss, "Damage Effects of Pile Driving Vibrations," Highway Research Record, No 155, Highway Research Board, 1967

▪ David A Towers, "Ground-borne Vibration from Slurry Wall Trench Excavation for the Central Artery/Tunnel Project Using Hydromill Technology," Proc InterNoise 95, Newport Beach, CA, July 1995

▪ Swiss Consultants for Road Construction Association, "Effects of Vibration on Construction," VSS-SN640-312a, Zurich, Switzerland, April 1992

▪ Xi’an Highway Universit, 2001 Summary Environmental Impact Assessment for Shaanxi Roads Development Project in The people’s Republic of China, February 2001

▪ UK Environment Agency Assessing The Groundwater Pollution Potential of Cemetery Developments April 2004

▪ Pastakia, C.M.R., 1998; The Rapid Impact Assessment Matrix (RIAM) - A New Tool for Environmental Impact Assessment, in Kurt Jensen (ed.), Environmental Impact Assessment using the Rapid Impact Assessment Matrix (RIAM), Olsen & Olsen, Fredensborg, Denmark, 8-18

b) Nguồn tài liệu và dữ liệu do Chủ đầu tư lập

▪ Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Bình Đông xã Bình Đông, thị

xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang Công ty Cổ phần XD – TM – DV Khang Thông, Công ty Cổ phần Không gian Hòa Bình Tháng 7/2008

▪ Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu tái định cư Bình Đông xã Bình Đông, thị xã

Gò Công, tỉnh Tiền Giang Công ty Cổ phần XD – TM – DV Khang Thông, Công ty Cổ phần Không gian Hòa Bình Tháng 7/2008

▪ Quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Bình Đông và Khu tái định cư Bình Đông

xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang Công ty Cổ phần XD – TM –

DV Khang Thông, Công ty Cổ phần Không gian Hòa Bình Tháng 7/2008

▪ Báo cáo đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bình Đông – Diện tích 211,83 ha và Khu tái định cư Bình Đông – Diện tích 44,20 ha Công ty Cổ phần XD – TM –

DV Khang Thông 7/2008

Trang 18

▪ Báo cáo khảo sát địa chất kỹ thuật công trình Cụm công nghiệp Bình Đông và Khu tái định cư Địa điểm: Xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang Công ty Cổ phần XD – TM – DV Khang Thông, Chi nhánh Công ty Tư vấn Kỹ thuật & Xây dựng Quốc tế (I.C.P) Tháng 5/2008

b) Nguồn tài liệu và dữ liệu do Chủ đầu tư kết hợp với đơn vị tư vấn môi trường

là Trung Tâm Công nghệ Môi trường – Viện Môi trường và Tài nguyên tạo lập:

▪ Các số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng không khí xung quanh

▪ Các số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt

▪ Các số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm

▪ Các số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng đất

▪ Các số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng hệ thủy sinh (có kết hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới)

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Thực hiện Báo cáo ĐTM cho Dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Lý do sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Mặc dù có rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng không có phương pháp nào “vạn năng”, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Vì vậy, để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm:

▪ Các phương pháp ĐTM:

+ Phương pháp nhận dạng:

o Mô tả hệ thống môi trường

o Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường

o Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục

vụ cho công tác đánh giá chi tiết

+ Phương pháp phân tích hệ thống:

o Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường

o Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải

o Xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động… như các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau,

từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động

+ Phương pháp liệt kê:

o Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống

o Bao gồm 2 loại chính:

- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;

Trang 19

- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động

+ Phương pháp so sánh:

o Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộng rãi trên thế giới

o Thông thường, phương pháp này được sử dụng theo 02 cách tiếp cận:

- So sánh với giá trị quy định trong Tiêu chuẩn quy định;

- So sánh với số liệu đo đạc thực tế tại các Dự án tương tự

+ Phương pháp đánh giá nhanh:

o Đây là phương pháp phổ biến trong công tác ĐTM

o Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng

và tải lượng các chất ô nhiễm (không khí, nước ) dựa trên các số liệu có được từ Dự án

o Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các

cơ quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chương trình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI)

+ Phương pháp ma trận đánh giá nhanh (RIAM):

o Mô hình RIAM Version Basic được DHI Water & Environment phát triển năm 2000 có sự trợ giúp của phần mềm

o Là phương pháp đánh giá tác động tương đối mới, sử dụng hiệu quả và rất thích hợp cho việc đánh giá các tác động tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời gian qua

+ Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng các phần mềm mô hình về lan truyền ô nhiễm không khí, lan truyền ô nhiễm nước mặt… để dự báo các tác động đến môi trường không khí, môi trường nước mặt…

+ Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của Dự án

▪ Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường: Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự

án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường… Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi

▪ Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu:

Trang 20

+ Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án

+ Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lấp ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…

+ Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần môi trường (đất, nước, không khí…) được trình bày rõ trong Phụ lục của báo cáo

▪ Phương pháp khác được áp dụng là Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: + Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung

+ Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt càng hạn chế và tránh những sai lầm

+ Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự

án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của Dự án

Trang 21

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN

1.1 TÊN DỰ ÁN

1.2 CHỦ ĐẦU TƯ

CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH ĐÔNG

DIỆN TÍCH 260,5 HA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHANG THÔNG

▪ Địa chỉ liên hệ: 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

▪ Vị trí dự án được thể hiện rõ trên Hình 1.1 và Bảng 1.1

▪ CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông sẽ được xây dựng trên địa bàn xã Bình Đông thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

▪ Vị trí tiếp giáp của CCN Bình Đông:

+ Phía Bắc giáp sông Vàm Cỏ;

+ Phía Đông giáp sông vàm Cỏ;

+ Phía Nam giáp khu tái định cư Bình Đông;

+ Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ và ấp Hồng Rạng

▪ Vị trí tiếp giáp của KTĐC Bình Đông:

+ Phía Đông giáp Sông Vàm Cỏ;

+ Phía Tây giáp với đất nông nghiệp và đất thổ cư (ấp Hồng Rạng);

+ Phía Nam giáp với đất nông nghiệp và đất thổ cư (ấp Hồng Rạng);

+ Phía Bắc giáp với CCN Bình Đông

▪ Khoảng cách từ vị trí dự án đến các công trình xung quanh:

+ Cách Quốc lộ 50 khoảng 150 m;

+ Cách thị xã Gò Công khoảng 11 km theo đường Quốc lộ 50;

+ Khoảng cách nhỏ nhất từ dự án đến tỉnh Long An là 1,2 đến 1,5km;

+ Cách trung tâm Tp HCM khoảng 35 km theo đường chim bay;

+ Các sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 65 km theo đường bộ

+ Cách cảng Hiệp Phước khoảng 45 km theo đường sông

Trang 22

Minh họa Bảng 1.1 Giới hạn tọa độ của dự án

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

▪ Hiện trạng khu đất dự án:

+ Hiện trạng sử dụng đất: xem Hình 1.2 và Bảng 1.2

+ Hiện trạng sử dụng đất của khu đất xây dựng CCN Bình Đông 211,83 ha: Hầu hết diện tích đất của khu đất xây dựng CCN Bình Đông là đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, nhiều diện tích bỏ trống Đất trồng cây hàng năm

là đất trồng lúa và một số loại hoa màu, tuy nhiên, hiện tại hầu như đất này không canh tác Đây cũng là thực trạng chung của khu vực này vì khu vực này nằm ở cuối vùng ngọt hóa Gò Công với các cống xả, tiêu phèn nên chỉ trồng một số loại cây (lúa, hoa màu ) trong một vụ, sản lượng kém

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất khu đất xây dựng CCN Bình Đông

Trang 23

TT

3

Loại đất (lúa, hoa màu)

Đất trồng cây lâu năm

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

+ Hiện trạng sử dụng đất của khu đất xây dựng KTĐC Bình Đông 44,20 ha: Khu đất triển khai dự án KTĐC Bình Đông 44,20 ha chủ yếu là đất ruộng lúa và đất vườn Ruộng lúa chỉ trồng được một vụ, đất vườn chủ yếu bỏ hoang (do người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề lái tàu thuyền và đi biển)

Bảng 1.3 Hiện trạng sử dụng đất khu đất xây dựng KTĐC Bình Đông

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

+ Hiện trạng các công trình kiến trúc của toàn bộ khu đất triển khai dự án:

o Tổng diện tích nhà kiên cố: 14.500 m2

o Tổng diện tích nhà bán kiên cố: 34.116 m2

o Tổng diện tích nhà tạm: 10.327 m2

o Tổng diện tích phụ: 28.876 m2 + Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

o Hiện trạng hệ thống giao thông:

- Nhìn chung, toàn khu vực chưa có hệ thống đường nào đạt tiêu chuẩn

kỹ thuật Hiện nay, dân cư trong khu vực đi lại chủ yếu bằng các lối mòn, một số đường được lót đan bêtông hoặc cấp phối

- Hệ thống giao thông bên ngoài (Quốc lộ 50) chưa hoàn chỉnh và đang tiếp tục được nâng cấp tạo điều kiện để CCN và KTĐC phát triển

Trang 24

- Trong tương lai, khu vực này sẽ có nhiều điều kiện để phát triển giao thông cả về đường bộ lẫn đường thủy nhờ Quốc lộ 50 và sông Vàm Cỏ được phát triển

o Hiện trạng hệ thống cấp nước: Hiện tại, khu vực chưa có hệ thống cấp nước Người dân chủ yếu sử dụng nước mưa và nước sông, một số ít hộ

sử dụng nước ngầm nhưng bị hạn chế do nước ngầm bị nhiễm phèn

o Hiện trạng hệ thống cấp điện: Khu vực đã có hệ thống đường dây điện nổi trên trụ hạ thế 0,4KV, trung thế 15kv từ trạm Gò Công Đông đến

o Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa: Hiện tại, khu vực chưa có hệ thống thoát nước; nước mưa trong khu vực, nước thải từ các hộ dân xả vào mương rạch trong khu vực thoát ra sông Vàm Cỏ

o Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Hiện tại, nước thải sinh hoạt của các hộ không được xử lý mà thải thẳng ra sông/kênh rạch tại dự

án Đây cũng là một trong những nguồn góp phần làm cho hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước sông Vàm Cỏ tăng lên Vì vậy, khi dự án đi vào hoạt động và vận hành, nước thải của khu vực sẽ được thu gom và

xử lý

o Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn: Hiện nay từng hộ dân trong khu vực dự án tự thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt riêng bằng cách đốt, chôn lấp (thậm chí có hiện tượng vứt rác ra môi trường xung quanh) Một khi dự án đi vào hoạt động và vận hành, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn của khu vực sẽ được hình thành nhằm thu gom và xử lý toàn bộ chất thải rắn phát sinh từ khu vực, tránh gây ô nhiễm môi trường

▪ Tổng số hộ nằm trong khu vực dự án là 543 hộ với tổng số nhân khẩu là 2.162 người, trong số số người ở độ tuổi lao động (18 – 40 tuổi) là 948 người

▪ Ngoài ra, khu vực dự án còn có 950 mồ mã và không có bất kỳ công trình văn hóa, tôn giáo, lịch sử nào khác cũng như không có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm nào trong lòng đất

▪ Khi tiến hành dự án, rạch Ông Chín Bộ sẽ không bị lấp

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Mục đích và phạm vi hoạt động

a) Mục đích

▪ Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng CCN Bình Đông có diện tích 211,83 ha với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần thiết, từ đó, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong CCN Bình Đông, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo điều kiện bảo vệ cảnh quan môi trường

▪ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KTĐC Bình Đông có diện tích 44,20 ha với đầy

đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cần thiết nhằm giải quyết vấn đề tái định cư cho dự án, phục vụ mục đích phát triển đô thị mới

Trang 25

b) Phạm vi hoạt động

 Các ngành nghề thu hút đầu tư vào CCN Bình Đông

CCN Bình Đông là CCN tập trung, quy hoạch chủ yếu các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các ngành công nghiệp nhẹ… ít gây ô nhiễm môi trường

Cụ thể về danh mục các ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư vào CCN Bình Đôn:

▪ Nhóm ngành công nghiệp loại 1 - các ngành nghề có phát sinh khí thải có khả năng chứa kim loại:

+ Công nghiệp lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng, hàng kim loại

+ Công nghiệp sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao

+ Công nghiệp cơ khí chính xác

+ Công nghiệp lắp ráp ô tô (không có xi mạ)

▪ Nhóm ngành công nghiệp loại 2 - Các ngành nghề phát sinh khí thải và mùi hôi, đồng thời, yêu cầu điều kiện vệ sinh thực phẩm cao:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;

+ Công nghiệp chế biến nông sản (không chế biến tinh bột sắn)

▪ Nhóm ngành công nghiệp loại 3 - các ngành nghề ít phát sinh khí thải và mùi hôi nhưng có khả năng phát sinh nhiều nước thải:

+ Công nghiệp may mặc, dệt (không nhuộm);

+ Công nghiệp giày da (không thuộc da tươi);

+ Các ngành tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gốm, các sản phẩm từ gỗ

▪ Loại 4 - các ngành nghề khác (ít gây ô nhiễm môi trường): Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch, ngói…), gia công sản xuất bao bì, gia công đóng gói sản phẩm, văn phòng phẩm (tập vở, sổ tay), sản xuất hàng tiêu dùng

Các ngành nghề sau sẽ không được phép đầu tư vào CCN Bình Đông:

▪ Ngành xi mạ;

▪ Ngành nhuộm;

▪ Ngành thuộc da tươi;

▪ Ngành chế biến tinh bột sắn;

▪ Ngành chế biến mủ cao su

Ngoài ra, CCN Bình Đông có đặc điểm là giá nước cấp rất cao (khoảng hơn 10.000 đồng/m3) nên dự kiến CCN Bình Đông sẽ rất khó thu hút các ngành nghề công nghiệp có sử dụng nhiều nước như chế biến thủy sản, nước giải khát

 Phạm vi phục vụ của KTĐC Bình Đông

Tổng diện tích 44,20 ha, bố trí quy mô dân số tại đây khoảng 8.840 dân, tương đương đô thị loại V

 Đường kết nối vào CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông:

Tổng diện tích đất dành riêng cho đường kết nối vào dự án (từ Quốc lộ 50) là 4,5

ha Tuyến đường này đồng thời được sử dụng làm đường dẫn vào cho hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc

Trang 26

1.4.2 Các lợi ích kinh tế – xã hội

a) Đối với CCN Bình Đông

▪ CCN Bình Đông được xây dựng tập trung hoàn chỉnh, hiện đại, đảm bảo các yếu tố về kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cho phép tiết kiệm được vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quản lý môi trường được tốt hơn, hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán

▪ Thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy trong CCN Bình Đông

▪ Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất

▪ Tạo công ăn việc làm thông qua các nhà máy thành viên trong CCN Bình Đông tuyển dụng, trong đó phần lớn là lao động địa phương;

▪ Góp phần đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho thị xã Gò Công nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung Tạo kim ngạch xuất khẩu và góp phần gia tăng GDP của tỉnh Tiền Giang

▪ Tạo động lực thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ và giao thương kinh tế của tỉnh Tiền Giang;

▪ Góp phần cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường như: nước cấp, xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn;

▪ Đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa phát triển của tỉnh Tiền Giang

b) Đối với KTĐC Bình Đông

▪ Cung cấp nơi tái định cư với đầy đủ các tiện ích và hạ tầng cần thiết, đặc biệt là vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường, cho các hộ thuộc diện di dời và tái định cư khi triển khai dự án CCN Bình Đông, từ đó, tạo tiền đề cho sự thành công của dự án CCN Bình Đông

▪ Giải quyết vấn đề chỗ ở cho công nhân viên và các chuyên gia làm việc trong CCN Bình Đông (thực hiện chức năng hậu cần cho CCN Bình Đông);

▪ Góp phần cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường như cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn…;

▪ Góp phần vào công tác phát triển đô thị của thị xã Gò Công nói riêng và của tỉnh Tiền Giang nói chung

1.4.3 Quy hoạch mặt bằng tổng thể

Quy hoạch mặt bằng tổng thể: xem Hình 1.3

1.4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất

a) Quy hoạch sử dụng đất CCN Bình Đông

Quy hoạch sử dụng đất của CCN Bình Đông được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.4 Qui hoạch sử dụng đất của CCN Bình Đông

Trang 27

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

b) Quy hoạch sử dụng đất KTĐC Bình Đông

Quy hoạch sử dụng đất của KTĐC Bình Đông được trình bày trong Bảng 1.5 Bảng 1.5 Qui hoạch sử dụng đất của KTĐC Bình Đông

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

c) Quy hoạch sử dụng đất đường kết nối vào dự án

Phần diện tích đất được sử dụng cho đường kết nối vào dự án được trình bày như sau:

▪ Diện tích mặt đường: 11.049 m2

▪ Vỉa hè: 5.525 m2

▪ Diện tích giải phân cách: 1.442 m2

Trang 28

1.4.3.2 Các khu chức năng

a) CCN Bình Đông

CCN Bình Đông bao gồm các khu chức năng sau:

▪ Khu sản xuất công nghiệp theo các loại hình khác nhau

▪ Trung tâm điều hành, quản lý

▪ Dịch vụ chuyên ngành và dịch vụ công cộng

▪ Cây xanh, công viên và cảnh quan môi trường

▪ Trung tâm đầu mối kỹ thuật hạ tầng

 Khu sản xuất công nghiệp

▪ Diện tích: 139,02 ha, chiếm 65,6% tổng diện tích đất quy hoạch CCN Bình Đông

- Công nghiệp lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng, hàng kim loại

- Công nghiệp sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao

- Công nghiệp cơ khí chính xác

- Công nghiệp lắp ráp ô tô (không có xi mạ)

o Bố trí tại các khu A2, A3 và A4

+ Tiểu khu 2:

o Bố trí các ngành nghề có phát sinh khí thải và mùi hôi, đồng thời, yêu cầu điều kiện vệ sinh thực phẩm cao:

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;

- Công nghiệp chế biến nông sản (không chế biến tinh bột sắn)

o Bố trí tại các khu B4, B5 (nhằm thuận tiện cho quá trình sản xuất do gần khu vực cảng và kho bãi)

+ Tiểu khu 3:

o Bố trí các ngành nghề ít phát sinh khí thải và mùi hôi nhưng có khả năng phát sinh nhiều nước thải:

- Công nghiệp may mặc, dệt (không nhuộm)

- Công nghiệp giày da (không thuộc da tươi)

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gốm, các sản phẩm từ gỗ…

o Bố trí tại các khu A5, A6 (khu vực này gần KTĐC Bình Đông và khu vực công cộng nên thuận lợi cho quá trình làm việc và đi lại của công nhân)

Trang 29

+ Tiểu khu 4:

o Các ngành nghề khác (ít gây ô nhiễm môi trường):: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch, ngói…), gia công sản xuất bao bì, gia công đóng gói sản phẩm, văn phòng phẩm (tập vở, sổ tay), sản xuất hàng tiêu dùng

o Bố trí tại các khu A1, B1, B2 và B3

 Khu điều hành dịch vụ:

▪ Tổng diện tích: 3,76 ha

▪ Bố trí tại khu vực cổng vào, sát KTĐC Bình Đông

▪ Bao gồm:

+ Văn phòng Ban quản lý KCN

+ Văn phòng tuyển lao động;

+ Trung tâm thương mại – dịch vụ: Khu vực giới thiệu, trình bày sản phẩm, cửa hàng, hải quan, thuế, ngân hàng, bưu điện, câu lạc bộ thể dục thể thao, nhà ăn…

▪ Khu cảng sẽ được Công ty lập dự án đầu tư riêng và lập báo cáo ĐTM

riêng trình cơ quan chức năng về môi trường để phê duyệt

 Khu công trình đầu mối kỹ thuật:

▪ Tổng diện tích: 5,23 ha

▪ Bố trí tại khu vực phía Tây dự án

▪ Bao gồm:

+ Trạm lưu trữ tạm thời và trung chuyển chất thải rắn:

o Mục đích: Lưu trữ tạm thời và trung chuyển chất thải rắn cho các hoạt động của trạm XLNT và các hạng mục công trình do Chủ đầu tư quản lý Ngoài ra, nếu các nhà máy trong CCN có nhu cầu thì sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư để sử dụng dịch vụ này

o Diện tích: khoảng 2500 m2;

o Vị trí: nằm gần trạm XLNT tập trung của CCN (khu vực phía Tây của CCN Bình Đông)

Trang 30

o Sẽ được thiết kế và vận hành với các đặc điểm chính như sau:

− Có hệ thống thoát nước tốt mặt tốt, có mái che khu vực đổ tạm thời

− Nền khu đổ rác là bê tông thiết kế dễ dàng thu nước rò rỉ, nước rò rỉ

sẽ được thu gom và chuyển về trạm XLNT tập trung để xử lý

− Tường bao ngăn giữ nước tốt

− Bảo đảm an ninh

− Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân vệ sinh

− Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với Công ty Công trình Đô thị thị xã Gò Công đến thu gom và vận chuyển đi xử lý đối với chất thải rắn thong thường hoặc với Công ty Môi trường Đô thị TP HCM đối với chất thải nguy hại Trong tương lai, nếu Tiền Giang hoặc các tỉnh lân cận

có đơn vị nào đủ khả năng và có chức năng thu gom và xử lý chất thải, Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị đó để thu gom và xử lý chất thải Lúc đó, Chủ đầu tư sẽ có công văn thông báo với cơ quan chức năng về môi trường và sẽ trình bày rõ trong báo cáo giam sát bảo vệ môi trường định kỳ

+ Trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung:

o Lấy nước từ nguồn cấp nước thủy cục cung cấp cho cả CCN và KTĐC

 Khu cây xanh:

▪ Tổng diện tích: 22,85 ha Nếu tính diện tích cây xanh của các nhà máy thành viên và cây xanh ngoài đê, tỷ lệ cây xanh sẽ lớn hơn 15%

▪ Mục đích: Cây xanh được trồng nhằm mục đích bảo vệ môi trường, lọc không khí, chắn bụi, tạo cảnh quan cho khu công nghiệp, có tác dụng tốt về tâm lý đối với người lao động…

▪ Cây xanh được trồng bao gồm:

+ Cây xanh cách ly khu dân cư, khu hạ tầng kỹ thuật

+ Cây xanh tập trung

+ Cây xanh tạo cảnh quan

Trang 31

+ Ngoài ra, đồ án đã phân bố cây xanh bao quanh CCN phần ngoài bờ đê, sử dụng vùng đất trũng dọc bờ sông bố trí cây xanh vừa là nơi thoát nước, vừa tạo môi trường và cảnh quan đẹp (khu vực đất ngoài đê chỉ được sử dụng để trồng cây xanh)

▪ Đối với các nhà máy thành viên trong CCN: Yêu cầu tỷ lệ diện tích cây xanh trong từng nhà máy xí nghiệp tối thiểu không nhỏ hơn 15% tổng diện tích khuôn viên nhà máy

b) KTĐC Bình Đông

 Đất ở:

▪ Tổng diện tích: 26,10 ha, trong đó:

+ Nhà liên kế chiếm 1570 lô, với diện tích 5x20/lô

+ Nhà vườn 176 lô

+ Nhà chung cư 12 khối

 Công trình công cộng:

▪ Tổng diện tích: 2,10 ha

▪ Công trình công cộng bao gồm các hạng mục sau đây:

+ Nhà trẻ, trường mẫu giáo;

+ Khu trung tâm văn hóa thể dục thể thao;

+ Nhà ăn công nhân;

+ Trạm y tế;

+ Nhà quản lý công nhân, Nhà điều hành sinh hoạt văn hóa của công nhân viên;

+ Trung tâm thể dục thể thao;

+ Trung tâm quản lý hành chính;

+ Trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng

 Đất giao thông

▪ Tổng diện tích: 10,84 ha;

▪ Bao gồm các đường đối nội và đối ngoại

 Đất cây xanh, mặt nước:

▪ Tổng diện tích: khoảng 5 ha (49.148 m2)

▪ Vị trí khu vực trồng cây xanh:

Trang 32

+ Bố trí dọc theo ranh giới giữa CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông (ranh giới phía Bắc và phía Tây) để cách ly CCN và KTĐC nhằm bảo đảm hạn chế phát tán ô nhiễm và các vấn đề môi trường có liên quan

+ Bố trí dọc theo ranh giới phía Đông (giáp với sông Vàm Cỏ) và phía Nam (giáp với rạch Ông Chín Bộ)

+ Dọc theo các tuyến đường nội bộ trong KTĐC Bình Đông

 Đất xây dựng đầu mối kỹ thuật:

▪ Tổng diện tích: 0,23 ha

▪ Bao gồm:

+ Trạm điện

+ Khu xử lý nước thải

c) Đường kết nối vào CCN Bình Đông

Tổng diện tích dành cho việc xây dựng đường kết nối vào dự án (CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông) là 4,5 ha Trên tuyến đường này, hệ thống ống dẫn nước, hệ thống điện và hệ thống thông tin liên lạc cũng được xây dựng kết hợp trên tuyến đường này để dẫn vào KCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông

1.4.4 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

1.4.4.1 Công tác dò phá bom mìn, loại bỏ thực vật phát quang, bóc tách bề mặt

và công tác san nền

a) Công tác dò phá bom mìn

Công tác dò phá bom mìn sẽ được thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động san nền và các hoạt động xây dựng khác Chủ đầu tư sẽ mời Đoàn Công binh của Quân Khu 4 tiến hành dò phá bom mìn còn tồn lưu trong lòng đất

b) Công tác loại bỏ thực vật phát quang và bóc tách bề mặt

Tổng khối lượng thực phát quang là 7.481 tấn và khối lượng bùn bề mặt cần bóc tách là 56 tấn sẽ được dọn sạch, thu gom và xử lý (xem chi tiết tại Chương 4)

c) Công tác san nền

Khu vực quy hoạch xây dựng dự án có nền hiện trạng tương đối thấp với nhiều

ao hồ và hệ thống kênh rạch chằng chịt bao quanh Vì thế, công tác san nền được thực hiện khá nhiều trong khu vực dự án

▪ Căn cứ theo cốt hiện trạng, khả năng ngập lụt và khả năng xảy ra lũ hằng năm,

là cơ sở đưa ra giải pháp thiết kế san nền cho khu quy hoạch bằng phương pháp đường đồng mức đỏ với độ chênh cao giữa hai đường đồng mức là 0,1m; Cốt nền cao nhất là 2,50m; cốt nền thấp là 2,00m dọc theo sông Vàm Cỏ Như vậy,

so sánh với chiều cao trung bình của đê hiện hữu, dự án sau khi san nền sẽ có

độ cao tương đương hoặc cao hơn đê hiện hữu

▪ Tiến hành chia mặt phẳng đô thị ra thành ba mặt phẳng dốc chính Nhìn chung, các mặt phẳng dốc hướng từ trung tâm khu vực ra sông Vàm Cỏ bao quanh khu đất ở phía Đông Tây và Bắc khu vực thiết kế

Trang 33

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

▪ Khu vực dự án được chia ra thành 28 mái dốc chính, với độ dốc trung bình hướng là 0,2%, đảm bảo gom toàn bộ nước mưa trong khu vực ra các nguồn tiếp nhận một cách nhanh chóng thông qua các cửa xả và giảm khối lượng đất đắp đáng kể

▪ Cao độ nền xây dựng: 2,00m

▪ Khối lượng san nền: xem Bảng 1.6, Bảng 1.7 và Bảng 1.8

▪ Vật liệu san nền cho dự án sẽ được các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh hoặc khu vực lân cận, và được vận chuyển tới dự án bằng sà lan Bảng 1.6 Tổng hợp khối lượng đất san nền CCN Bình Đông

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

Bảng 1.7 Tổng hợp khối lượng đất san nền KTĐC Bình Đông

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

Bảng 1.8 Tổng hợp khối lượng đất san nền cho đường kết nối vào dự án

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

1.4.4.2 Hệ thống giao thông

a) Hệ thống giao thông CCN Bình Đông

▪ Sơ đồ hệ thống giao thông CCN Bình Đông: xem Hình 1.4

Trang 34

▪ Định hướng quy hoạch là nghiên cứu thiết kế và phát triển mạng lưới giao thông trong CCN Bình Đông bao gồm các tuyến đường chính, đường khu vực

và đường nội bộ cụ thể như sau:

+ Đường đối ngoại: Có nhiệm vụ đảm bảo liên hệ giữa các khu vực nhà máy với mạng lưới giao thông bên ngoài, bao gồm:

o Đường bộ: tuyến đường nối toàn bộ CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông với Quốc lộ 50 Có lộ giới từ 28 đến 40m, có dải cây xanh phân cách 4m ở giữa

o Đường thủy: CCN Bình Đông có một tuyến đường thủy rất quan trọng là sông Vàm Cỏ bao quanh phía Đông, Tây và Bắc khu đất thiết kế Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa, nông sản và vật liệu xây dựng Chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng mới bến vận tải hàng hóa đường thủy và kho bãi chứa hàng dọc theo bờ Tây sông Vàm

Cỏ với diện tích khoảng 14,88 ha để phục vụ vận chuyển hàng hóa và

hàng khách từ CCN đến các vùng lân cận Công trình này sẽ được

Công ty lập dự án đầu tư riêng và lập báo cáo ĐTM riêng trình cơ quan chức năng về môi trường để phê duyệt

+ Đường đối nội:

o Chủ yếu phục vụ giao thông trong phạm vi CCN và nối với đường chính

có lộ giới 18m (trong đó vỉa hè mỗi bên là 4,5m; lòng đường 9,0m)

o Đường nội bộ dùng cho công nhân để tránh chồng chéo với đường vận chuyển hàng hóa đồng thời dùng như hành lang kỹ thuật cho cả 2 khu nhà máy, xí nghiệp đối với bên ngoài

▪ Tổng chiều dài đường giao thông các loại là 12.263 m với tổng diện tích dành cho giao thông là 26,12 ha (chiếm 12,3% diện tích đất dành cho CCN)

b) Hệ thống giao thông KTĐC Bình Đông

▪ Sơ đồ hệ thống giao thông KTĐC Bình Đông: xem Hình 1.4

▪ Tổng chiều dài đường giao thông các loại là 11.041 m với tổng diện tích đất giao thông là 108.445 m2 (chiếm 24,53% diện tích đất dành cho KTĐC)

▪ Đường đối ngoại: Đường chính đảm bảo liên hệ giữa KTĐC Bình Đông với CCN Bình Đông và Quốc lộ 50

▪ Đường đối nội: Đường khu vực chủ yếu phục vụ cho giao thông nội bộ trong phạm vi khu dân cư và công trình công cộng đến đường chính

c) Đường kết nối vào dự án

Các thông số kỹ thuật của đường kết nối vào dự án như sau:

▪ Loại đường: Bê tông nhựa

Trang 35

2% 2%

Hình 1.5 Sơ đồ mặt cắt ngang của đường kết nối vào dự án

MẶT CẮT TRỤC ĐƯỜNG 40m

d) Đường kết nối giữa CCN Bình Đơng và KTĐC Bình Đơng

Vì CCN Bình Đơng và KTĐC Bình Đơng nằm sát nhau nên khơng xây dựng đường kết nối mà sử dụng chung Đường số 1

Đường số 1 tiếp nối với đường kết nối vào dự án và nằm giữa CCN Bình Đơng

về phía Đơng Nam và KTĐC Bình Đơng về phía Tây Các thơng số thiết kế chính của Đường số 1 như sau:

▪ Loại đường: Bê tơng nhựa

▪ Chiều dài: 460,4 m

▪ Lộ giới: 40,0 m

▪ Chiều rộng vỉa hè trái/phải: 6,0 m

▪ Chiều rộng mặt đường: 24,0 m

▪ Chiều rộng dãi phân cách: 4,0 m

(xem chi tiết tại Hình 1.4 và Hình 1.5)

1.4.4.3 Hệ thống thơng tin liên lạc

a) Hệ thống thơng tin liên lạc của CCN Bình Đơng

▪ Hệ thống thơng tin liên lạc sẽ là một hệ thống viễn thơng được ghép nối vào mạng viễn thơng của Bưu điện tỉnh Tiền Giang Hệ thống này bao gồm mạng điện thoại, cáp truyền hình…

Bảng 1.9 Tổng hợp phương tiện thơng tin liên lạc

Trang 36

TT Hạng mục Chỉ tiêu Diện tích Số lượng

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

▪ Với tổng số máy dự kiến cho CCN Bình Đông là 1.706 máy

▪ Từ cáp quang trên đường dẫn vào CCN Bình Đông đến trung tâm thị xã Gò Công trong khu vực sẽ có 2 tuyến cáp quang có dung lượng trên 1500 thuê bao đưa tới khu vực thiết kế

▪ Từ đây cáp của mạng thông tin trong khu quy hoạch sẽ được đấu nối với các hộp cáp của các khu vực

▪ Xây dựng các tuyến cáp quang chờ từ bưu điện trung tâm thị xã Gò Công tới bưu điện trung tâm (dự kiến) của CCN

b) Hệ thống thông tin liên lạc của KTĐC Bình Đông

▪ Hệ thống thông tin liên lạc cho KTĐC Bình Đông được nối vào mạng viễn thông của bưu điện trung tâm khu vực

Bảng 1.10 Tổng hợp hệ thống thông tin liên lạc của KTĐC Bình Đông

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

▪ Từ Bưu điện trung tâm trong khu vực sẽ có 3 tuyến cống bể cáp quang có dung lượng trên 5000 thuê bao đưa tới khu vực thiết kế

▪ Từ đây cáp của mạng thông tin trong khu quy hoạch sẽ được đấu nối với các hộp cáp của các khu vực

Trang 37

1.4.4.4 Hệ thống cấp nước

a) Hệ thống cấp nước CCN Bình Đông

▪ Sơ đồ hệ thống cấp nước: xem Hình 1.6

▪ Tổng nhu cầu dùng nước tối đa: 6.090 m3/ngày đêm, dựa trên định mức dùng nước cho các khu chức năng:

+ Cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp: 25 m3/ha/ngày;

+ Cho khu vực văn phòng, dịch vụ: 25 m3/ha/ngày;

+ Cho khu vực cây xanh, kho bãi, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối: 25

m3/ha/ngày

+ Nước dự trữ phòng cháy chữa cháy: 20l/s cho 1 đám cháy, 2 đám cháy xảy

ra đồng thời

Bảng 1.11 Tổng hợp nhu cầu dùng nước CCN Bình Đông

(ha)

Định mức dùng nước (m3/ha.ngày)

Lưu lượng (m3/ngày)

3 Khác (cây xanh, kho bãi, công trình

4 Nước phòng cháy chữa cháy, nước

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông, 2008

▪ Nguồn cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông được lấy từ nguồn nước cấp thuỷ cục theo quy hoạch chung, qua trạm bơm tăng áp có công suất 8.000 m3/ngày đêm (cấp cho cả CCN và KTĐC) Theo khẳng định của UBND tỉnh Tiền Giang, nguồn nước này hoàn toàn có khả năng đáp ứng cho cả vùng nên dự án sẽ không sử dụng bất cứ nguồn nước nào khác Hiện tại, mạng lưới cống cấp nước thủy cục của khu vực đang được triển khai thi công và sắp được hoàn thành

▪ Các công trình đầu mối:

+ Đấu nối vào đường ống cấp nước thủy cục theo quy hoạch chung của CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông

+ Sử dụng các tuyến ống phân phối cấp 3 (lấy nước từ các tuyến ống chạy dọc đường tiếp giáp CCN ở phía Tây) để cung cấp cho các hộ trong khu tái định

+ Ống cấp nước bố trí hai bên đường để thuận tiện trong việc cung cấp nước cho các công trình

Trang 38

▪ Mạng lưới phân phối:

+ Từ trạm bơm tăng áp xây dựng các tuyến ống cấp nước chính cấp cho CCN Bình Đông và KTĐC Bình Đông

+ Các tuyến ống được đấu nối với nhau tạo thành các vòng cấp nước chính, các tuyến ống cấp nước tới từng lô đất xây dựng

+ Trên mạng lước cấp nước, bố trí các trụ cứu hỏa dọc theo các tuyến ống, có khoảng cách giữa các trụ cứu hoả từ 120 - 150 m theo quy phạm

+ Sử dụng mạng lưới vòng để cấp nước cho toàn khu Mạng lưới cấp nước được thiết kế mới

b) Hệ thống cấp nước của khu tái định cư

▪ Sơ đồ hệ thống cấp nước: xem Hình 1.6

▪ Tổng nhu cầu dùng nước tối đa: 1.903 m3/ngày đêm, dựa trên định mức dùng nước như sau:

+ Tiêu chuẩn cấp nước cho khu dân cư: QSH = 120 lít /người/ngày đêm

+ Hệ số không điều hoà ngày: K = 1,3

+ Nước chữa cháy: q=15 l/s cho một đám cháy trong 3 giờ

+ Số người trong khu dân cư dự kiến: 8.840 người

+ Lưu lượng cần cung cấp cho sinh hoạt khu dân cư: 1.379 m³/ngày đêm + Lưu lượng nước cấp cho công trình công cộng được tính bằng 10% lượng nước sinh hoạt, tương đương 138 m³/ngày đêm

+ Lưu lượng nước cấp cho tưới cây, rửa đường được tính bằng 10% lượng nước sinh hoạt, tương đương 138 m³/ngày đêm

+ Lưu lượng rò rỉ, dự phòng được ước tính bằng 10% lượng nước cấp, tương đương 248 m³/ngày đêm

▪ Nguồn cấp nước: Nguồn cấp nước cho KTĐC Bình Đông được quy hoạch tương tự với CCN Bình Đông

▪ Các công trình đầu mối: Các công trình đấu nối được quy hoạch tương tự như CCN Bình Đông

▪ Mạng lưới phân phối:

+ Mạng lưới phân phối được quy hoạch chung với mạng lưới cấp nước phục

vụ cho CCN Bình Đông

+ Mạng lưới cấp nước riêng cho mục đích phòng cháy chữa cháy:

o Trên mạng ống cấp nước, dọc theo các trục đường trong khu phải bố trí các họng lấy nước chữa cháy (trụ nổi hoặc họng ngầm dưới mặt đất)

Trang 39

o Họng chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy, khoảng cách giữa các trụ từ 120m ÷150m

o Đường kính ống dẫn nước chữa cháy không nhỏ hơn 100mm

o Tận dụng các sông hồ, ao để dự trữ nước chữa cháy; phải đảm bảo có đủ lượng nước dự trữ tại mọi thời điểm và có đường cho xe chữa cháy tới lấy nước

▪ Số lượng các hạng mục công trình:

+ Tổng chiều dài ống cấp nước đường kết nối (ống uPVC Þ500) dài 520 m; + Tổng chiều dài ống cấp nước các loại trong KTĐC (ống uPVC Þ100, Þ150, Þ200…) là 13.673 m

+ Trụ cứu hỏa: 71 cái

để đảm bảo cho việc cấp điện liên tục

+ Chủ đầu tư sẽ xây dựng lưới điện 0,4 KV cho từng khu và đấu nối trực tiếp vào mạng lưới 22KV thông qua máy biến áp 22/0,4KV

+ Xây dựng các trạm biến áp 560 KVA cấp điện cho chiếu sáng giao thông và các công trình công cộng phục vụ cho CCN Bình Đông

▪ Hệ thống chiếu sáng đường giao thông dùng loại đèn cao áp sodium 250W lắp trên trụ thép tráng kẽm cao 8 mét, khoảng cách giữa các trụ đèn từ 25 - 30m, các tuyến cáp chiếu sáng sử dụng cáp XLPE/PVC - 3Mx16mm² +1x10mm² đi ngầm

b) Hệ thống cấp điện cho khu tái định cư:

▪ Tổng công suất điện yêu cầu cho toàn khu là 13.055 KW

+ Các trạm biến áp được thiết kế là loại trạm hợp bộ đặt trong nhà được đấu nối với tuyến trung thế 22 KV thông qua trụ bê tông chuyển lưới trên cao xuống ngầm, các tuyến hạ thế 0,4 KV trong khu quy hoạch được dẫn đi đường ngầm

Trang 40

+ Các tuyến trung thế 22 KV trong khu quy hoạch sử dụng cáp 3AC185 mm² + 95mm², các tuyến hạ thế 0,4 KV dùng cáp XLPE/PVC

▪ Cấp điện chiếu sáng :

+ Xây dựng 2 trạm biến áp TCS1 - 400KVA và TCS2 - 250KVA cấp điện cho chiếu sáng, hệ thống chiếu sáng đường giao thông dùng loại đèn cao áp sodium 250w (bề rộng mặt đường 9m) - 150 w (bề rộng mặt đường 6m) lắp trên trụ thép tráng kẽm cao 8m, khoảng cách giữa các trụ đèn 25 - 30m + Các tuyến chiếu sáng sử dụng cáp XLPE/PVC - 3m x16mm² + 1x10mm² đi nổi

1.4.4.6 Hệ thống thoát nước mưa

a) Hệ thống thoát nước mưa CCN Bình Đông:

▪ Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa CCN Bình Đông: xem Hình 1.7

▪ Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng mới hoàn toàn bằng cống tròn bê tông cốt thép (BTCT), tách riêng với hệ thống thoát nước thải, hướng thoát nước cho toàn CCN phù hợp với địa hình tự nhiên và qui hoạch san nền chia làm 2 lưu vực chính thoát ra 11 miệng xả

+ Lưu vực 1: Theo hướng từ trục đường chính D2 sang hướng Đông, thu gom toàn bộ nước mưa trên lưu vực tập trung về các trục giao thông chính trước khi xả thẳng ra nguồn tiếp nhận Sông Vàm Cỏ

+ Lưu vực 2: Theo hướng từ trục đường chính D2 sang hướng Tây, thu gom toàn bộ nước mưa trên lưu vực tập trung về các trục giao thông chính trước khi xả thẳng ra nguồn tiếp nhận sông Vàm Cỏ thông qua các cửa xả

▪ Khối lượng hệ thống thoát nước mưa:

+ Tổng chiều dài cống các loại (D400, D800, D1000, D1200, D1500, D2000)

là 18.775 m

+ Hố ga các loại: 600 cái

+ Miệng xả: 11 cái

b) Hệ thống thoát nước mưa của KTĐC Bình Đông

▪ Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa KTĐC Bình Đông: xem Hình 1.7

▪ Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng mới hoàn toàn bằng cống tròn bê tông cốt thép (BTCT), tách riêng với hệ thống thoát nước thải, hướng thoát nước cho toàn CCN phù hợp với địa hình tự nhiên và qui hoạch san nền chia làm 2 lưu vực chính thoát ra 8 miệng xả

+ Lưu vực 1: theo hướng từ Tây sang Đông, thu gom toàn bộ nước mưa trên lưu vực tập trung về các trục giao thông chính trước khi xả thẳng ra nguồn tiếp nhận Sông Vàm Cỏ thông qua 3 cửa xả 6 - 8

+ Lưu vực 2: theo hướng từ Bắc xuống Nam nước mưa trên bề mặt được xả thẳng ra rạch Ông Chín Bộ thông qua các cửa xả từ 1-5 trước khi đổ về nguồn tiếp nhận sông Vàm Cỏ

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w