Kế hoạch quan trắc môi trường không khí phục vụ báo cáo đánh giá tác động trên địa bàn quận 1, tp hồ chí minh

29 0 0
Kế hoạch quan trắc môi trường không khí phục vụ báo cáo đánh giá tác động trên địa bàn quận 1, tp hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ơ nhiễm mơi trường từ giao thông ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng không khí tại TP Hồ Chí Minh.. Kết quả cho thấy sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng, PM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KẾ HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ PHỤC VỤ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP HỒ CHÍ MINH Môn học : Quan trắc môi trường Mã môn học : EN3038 Giảng viên : TS Hà Quang Khải NHÓM 5 STT Họ và tên MSSV 1 Mai Lê Khánh Bảo 1811510 2 Lê Thị Mỹ Lệ 1812792 3 Lê Khanh Nguyên Khoa 1812646 4 Hồ Lê Thiên Ân 2012633 Tp Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2021 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ 4 1.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở TPHCM 4 1.2 So sánh các thông số quan trắc với quy chuẩn Việt Nam 5 1.2.1 Chỉ tiêu CO 7 1.2.2 Chỉ tiêu NO2 8 1.2.3 Chỉ tiêu PM10 8 1.2.4 Chỉ tiêu Tổng bụi lơ lửng (TSP) 9 1.2.5 Mức ồn 9 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC 11 2.1 Mục tiêu chương trình quan trắc 11 2.2 Nguồn lực cho chương trình quan trắc 11 2.2.1 Ngân sách dành cho chương trình quan trắc 11 2.2.2 Thành phần nhóm lập kế hoạch quan trắc 11 2.2.3 Thời gian biểu sử dụng cho hoạt động khác 11 2.2.4 Thiết bị đo đạc hiện trường và trong phòng thí nghiệm 11 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU CẦN THIẾT CHO CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC 12 3.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Quận 1, Tp HCM 12 3.1.1 Vị trí địa lý 12 3.1.2 Mật độ dân cư 14 3.2 Tình trạng giao thông đường bộ 15 3.3 Dữ liệu khí tượng thủy văn 17 3.3.1 Nhiệt độ và lượng mưa 17 3.3.2 Độ ẩm, gió và nguồn nước ngầm 17 3.3.3 Đặc trưng hệ sinh thái 18 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH QUAN TRẮC 19 4.1 Mạng lưới quan trắc môi trường không khí 19 4.1.1 Các nguyên tắc trong việc thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường không khí 19 4.1.2 Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại Quận 1, tp HCM 19 4.2 Thông số quan trắc 22 4.3 Thời gian và tần suất quan trắc 22 4.3.1 Tần suất quan trắc 22 4.3.2 Phạm vi thời gian 22 4.4 Những hạn chế từ điều kiện thực tế 23 4.5 Phương pháp lấy mẫu, phân tích ở phòng thí nghiệm 24 4.6 Phương pháp bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu 24 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG QA/QC 26 5.1 QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc 26 5.2 QA/QC trong công tác chuẩn bị 26 5.3 QA/QC tại hiện trường 26 5.3.1 Bảo đảm chất lượng lấy mẫu 26 5.3.2 Kiểm soát chất lượng 27 5.3.3 Vận chuyển mẫu 27 5.3.4 Giao và nhận mẫu 27 5.3.5 An toàn lao động tại hiện trường 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ 1.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.061 kilômét vuông Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2 Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.1 Tình trạng ô nhiễm môi trường ở TPHCM đến từ 3 nguồn chính: Hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng Ô nhiễm môi trường từ giao thông ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng không khí tại TP Hồ Chí Minh Theo con số thống kê được hiện đang có khoảng 10 triệu phương tiện tham gia giao thông thường xuyên, trong đó có 7,6 triệu xe máy, 700.000 ôtô, còn lại là xe của người tỉnh thành khác di chuyển vào 37 điểm thường xuyên kẹt xe… nên lượng khí thải độc hại ra môi trường là rất lớn Số liệu quan trắc tại 19 vị trí giao thông cho thấy hơn 50% là bụi lơ lửng, gần 94% là mức ồn – vượt quy chuẩn cho phép Kết quả cho thấy sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng, PM10, PM2.5… Các vị trí có mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng quy định có thể kể đến như: vị trí Cát Lái (quận 2), ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh (quận 7), Gò Vấp, An Sương, Bình Phước… 1 Trích dẫn từ wikipedia Việt Nam, https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh Ô nhiễm môi trường từ khí thải của các nhà máy lớn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí xung quanh Hiện nay có hơn 1000 nhà máy hoạt động, chính khí thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp này đã thải ra ngoài không khí lượng khói bụi cực kỳ lớn Như khu vực nhà máy thép Thủ Đức, xi măng Hà Tiên Bên cạnh nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động giao thông và hoạt động công nghiệp thì khói bụi từ việc xây dựng các công trường thi công … cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng không khí như khu vực Trường Chinh – Tân Bình, đường Khởi Nghĩa Nam Kỳ – Phú Nhuận, cầu Thủ Thiêm – quận 1 Ô nhiễm không khí làm cho con người luôn có cảm giác khó chịu, khó thở, thậm chí còn bị ngất nếu người đó bị mắc bệnh về hô hấp hoặc sức đề kháng kém Thống kê cho thấy, lượng người tử vong hoặc nhập viện do ô nhiễm không khí ngày càng tăng, nhất là vào mùa đông Thực trạng ô nhiễm không khí ở TPHCM 1.2 So sánh các thông số quan trắc với quy chuẩn Việt Nam Hiện tại, mạng lưới quan trắc môi trường không khí của TP.HCM đang triển khai quan trắc định kỳ bằng phương pháp thủ công gián đoạn tại 30 vị trí quan trắc (19 vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông, 3 vị trí quan trắc môi trường nền, 4 vị trí quan trắc ảnh hưởng do khu dân cư, 4 vị trí quan trắc do ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp) với tần suất 10 ngày/tháng vào 2 thời điểm/ngày (7 giờ 30 - 8 giờ 30 và 15 giờ - 16 giờ) đối với các chỉ tiêu đặc trưng về ô nhiễm môi trường không khí như: Tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, Các trạm quan trắc có thể kể đến như: ❖ Vị trí/trạm quan trắc giao thông: Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, Phú Lâm, Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, DOST, Bình Chánh, Thống Nhất, Hồng Bàng; Cát Lái, Hiệp Bình Phước ❖ Trạm quan trắc nền: Thảo Cầm Viên, Quận 2, Quang Trung; Quận 9 ❖ Trạm quan trắc dân cư: Tân Sơn Hòa; Phú Mỹ Hưng ❖ Trạm quan trắc công nghiệp: Thủ Đức, Tân Bình Để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố ta tiến hành so sánh các thông số quan trắc ở những năm trước với quy chuẩn Việt Nam QCVN Chỉ tiêu quan trắc ta xét đến: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, TSP, PM10, CO, SO2, NO2, Mức ồn Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT 1.2.1 Chỉ tiêu CO Giá trị trung bình năm của chỉ tiêu CO trong giai đoạn năm 2010 đến 2017, dao động trong khoảng 5.140,8 µg/m3 đến 15.660 µg/m3 100% số liệu quan trắc đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ CO trung bình 1 giờ: 30.000 µg/m3).2 Biểu đồ số liệu chỉ tiêu CO tại các trạm quan trắc từ năm 2010-2017 Giải thích tên viết tắt các địa điểm quan trắc: HX: Hàng Xanh DTH-DBP: Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ PL: Phú Lâm AS: An Sương GV: Gò vấp HTP-NVL: Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh HB: Hồng Bàng TN: Thống Nhất BC: Bình Chánh 2 Số liệu được lấy từ nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường tp HCM 1.2.2 Chỉ tiêu NO2 Giá trị trung bình năm của chỉ tiêu Giá trị trung bình năm của chỉ tiêu NO2 trong 3 3 giai đoạn năm 2010 đến 2017, dao động trong khoảng 37,38µg/m đến 230µg/m Trong giai đoạn quan trắc, từ năm 2010 đến năm 2017 chỉ tiêu NO2 có xu hướng giảm.3 Chỉ tiêu NO2 (Năm 2010 - 2017) 250.00 200.00 150.00 100.00 50.00 0.00 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL DOS HB TN BC 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 QCVN 05:2013/BTNMT: 40 µg/m3 Biểu đồ số liệu chỉ tiêu NO2 tại các trạm quan trắc từ năm 2010-2017 1.2.3 Chỉ tiêu PM10 Giá trị trung bình năm của Bụi PM10 trong giai đoạn năm 2014 đến 2017, dao động trong khoảng 47,34 µg/m3 đến 140,1 µg/m3 Trong giai đoạn quan trắc, từ năm 2014 đến năm 2017 chỉ tiêu Bụi PM10 có xu hướng giảm Chỉ tiêu PM10 (năm 2014 - 2017) 160.00 TN BC Q2 TSH 140.00 120.00 100.00 80.00 60.00 40.00 20.00 0.00 DOS 2014 2015 2016 2017 QCVN 05:2013/BTNMT: 50 µg/m3 Biểu đồ số liệu chỉ tiêu bụi mịn PM10 tại các trạm quan trắc từ năm 2010-2017 3 Số liệu được lấy từ nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường tp HCM 1.2.4 Chỉ tiêu Tổng bụi lơ lửng (TSP) Giá trị trung bình năm của chỉ tiêu Tổng bụi lơ lửng (TSP) trong giai đoạn năm 2010 3 3 đến 2017, dao động trong khoảng 243,8 µg/m đến 810 µg/m , vượt quy chuẩn Việt Nam từ 2,44 - 8,1 lần (QCVN 05:2013/BTNMT, TSP trung bình năm: 100 µg/m3).4 Chỉ tiêu Tổng bụi lơ lửng (TSP) (năm 2010 - 2017) 900.00 800.00 700.00 600.00 500.00 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL DOS HB TN BC 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 QCVN 05:2013/BTNMT: 100 µg/m3 Biểu đồ số liệu chỉ tiêu TSP tại các trạm quan trắc từ năm 2010-2017 1.2.5 Mức ồn Giá trị đo mức ồn trong giai đoạn năm 2010 đến 2017, dao động trong khoảng 70,5 dBA đến 81,6 dBA Hầu hết số liệu quan trắc vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA) Chỉ tiêu Mức ồn (năm 2010 - 2017) 84.00 HX DTH-DBP PL AS GV HTP - NVL 82.00 2010 2016 2017 80.00 78.00 76.00 74.00 72.00 70.00 68.00 2011 2012 2013 2014 2015 QCVN 26:2010/BTNMT: 70 dBA Biểu đồ số liệu chỉ tiêu Mức ồn tại các trạm quan trắc từ năm 2010-2017 4 Số liệu được lấy từ nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường tp HCM Thông qua các dữ liệu đã thu thập ta có thể kết luận rằng: ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do Tổng bụi lơ lửng (TSP) và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra Trong năm 2017, số liệu quan trắc tại 12 vị trí quan trắc giao thông cho thấy có 68,16% số liệu quan trắc tổng bụi lơ lửng (TSP) vượt QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 3 1 giờ: 300 µg/m ) và 98,40% số liệu quan trắc mức ồn vượt QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA).5 Mức ồn 2017 (dBA) Tổng số liệu Tổng số Trung % vượt STT Vị trí quan trắc liệu vượt bình Min Max chuẩn chuẩn 1 HX 240 240 74,4 70,9 78,7 100,0% 240 77,0 71,3 82,4 100,0% 2 DTH-DBP 240 240 75,1 72,4 76,7 100,0% 240 81,4 75,9 84,5 100,0% 3 PL 240 240 78,9 75,8 82,3 100,0% 240 74,4 70,1 83,5 100,0% 4 AS 240 235 72,7 67,9 77,2 97,9% 214 71,3 66,2 74,2 89,2% 5 GV 240 238 73,4 70,0 76,4 99,2% 227 71,6 67,8 74,6 94,6% 6 HTP - NVL 240 240 82,3 72,3 92,5 100,0% 240 76,5 70,6 80,6 100,0% 7 DOS 240 8 HB 240 9 TN 240 10 BC 240 11 CL 240 12 HBP 240 * QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA) * QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ: 300 µg/m3) 5 Số liệu được lấy từ nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường tp HCM 3.2 Tình trạng giao thông đường bộ Thống kê giữa năm 2017 cho thấy thành phố có tới gần 7,6 triệu xe máy (chiếm 1/3 lượng xe máy cả nước) và khoảng 700.000 ôtô, trong khi tổng dân số là 13 triệu Ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và là một trong những thách thức của thành phố Quận 1 vốn nổi tiếng là nơi có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố, nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng và các trung tâm vui chơi giải trí lớn, hiển nhiên dòng người, dòng xe đổ về đây rất nhiều gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra rất thường xuyên Những địa điểm kẹt xe xảy ra hằng ngày tại quận 1 vào những giờ cao điểm có thể kể đến như : Ngã sáu Phù Đổng, Ngã sáu Dân Chủ; đoạn đường Điện Biên Phủ dẫn đến vòng xoay và cầu Điện Biên Phủ; các tuyến đường Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Đinh Tiên Hoàng, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Pastuer và đặc biệt những dịp Tết không thể không kể đến những đoạn đường ở gần phố đi bộ Nguyễn Huệ ( Đồng Khỏi; Lê Lợi; Tôn Đức Thắng; Hàm Nghi) Bản đồ giao thông Quận 1 Hiện tại, để giảm ùn tắc giao thông, thành phố đang xây dựng các tuyến Metro, tiêu biểu ở quận 1 có tuyến Metro Bến Thành- Suối Tiên, tuy nhiên vì thời gian xây dựng còn quá chậm, và các công trình này đang chiếm diện tích đường đi nên làm cho tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, không những vậy lượng chất thải từ công trường vào không khí làm cho môi trường thêm ô nhiễm Hình ảnh tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên đang xây dựng Giao thông trong nội đô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường sá nhỏ khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa 3.3 Dữ liệu khí tượng thủy văn Các hiện tượng của khí quyển đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng không khí xung quanh Các thông số khí tượng không ổn định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh, những thông số chính là: tốc độ gió, hướng gió và sự lắng đọng Những ảnh hưởng khác có thể là do nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ mặt trời Tốc độ và hướng gió sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lan truyền và phát tán các chất ô nhiễm từ các nguồn phát thải trong vùng nghiên cứu Mức độ ô nhiễm không khí xung quanh được xác định liên quan đến tốc độ gió Sự lắng đọng có thể do nước mưa, mưa đá, tuyết và các dạng khác tương tự Ảnh hưởng của sự lắng đọng là sẽ kéo theo các hạt rắn và khí từ khí quyển Kết quả nhận được của quá trình sa lắng là các chất bẩn sẽ bị di chuyển trước khi chúng bị phân tán Những nhân tố khí tượng khác cần quan tâm như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời Độ ẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo nhiều cách khác nhau Độ ẩm thấp có thể gây ra kết quả làm tăng mật độ tập trung của các chất rắn lơ lửng cùng với các bụi bẩn lơ lửng trên bề mặt Các phản ứng quang hóa và sự sinh ra các chất ô nhiễm thứ cấp thường chủ yếu là do bức xạ mặt trời Độ che phủ của mây ảnh hưởng đến bức xạ mặt trời trên bề mặt thường được ghi lại dựa trên sự theo dõi của các trạm nghiên cứu thời tiết hàng ngày 3.3.1 Nhiệt độ và lượng mưa Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa trung bình đạt 1.949 mm/năm, trung bình một năm có 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 3.3.2 Độ ẩm, gió và nguồn nước ngầm Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20% Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về Với độ nóng trung bình hàng năm 26oC và lượng mưa trung bình 1.800 mm, đây là một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm Quận có nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao 3.3.3 Đặc trưng hệ sinh thái Ở trung tâm thành phố, để giảm giảm bớt lượng khí thải từ các hoạt động giao thông, hoạt động dân cư, xây dựng, nhà Nước đã tiến hành cho xây dựng nhiều công viên để người dân có thể tập thể dục và vui chơi Các công viên ở Quận 1 như công viên Lê Văn Tám nằm trên đường Hai Bà Trưng; công viên Tao Đàn trên đường Trương Định; công viên Bến Bạch Đằng năm ngoài rìa Quận 1 tiếp giáp với sông Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng; công viên Quách Thị Trang trên đường Lê Lai, hay phải kể đến là Thảo Cầm Viên trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Những địa điểm này có mật độ cây xanh bao phủ tương đối do đó không khí ở những nơi đây tương đối trong lành nên ta có thể chọn để đặt các trạm quan trắc nền Công viên Tao Đàn có những hàng cây cổ thụ xanh mát CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH QUAN TRẮC 4.1 Mạng lưới quan trắc môi trường không khí 4.1.1 Các nguyên tắc trong việc thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường không khí Vị trí của các điểm trong mạng lưới các điểm lấy mẫu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể Phương pháp thống kê dựa trên mô hình khuếch tán và các dữ liệu khí tượng đã đưa ra các dạng cấu trúc khác nhau của mạng lưới các điểm lấy mẫu: - Vị trí các điểm lấy mẫu nằm trên các đường tròn đồng tâm, tâm vòng tròn được đặt tại vùng quan tâm nhất - Vị trí các điểm lấy mẫu phân bố theo đường cong đặc trưng của gió bề mặt - Các điểm lấy mẫu được bố trí ngẫu nhiên với mật độ dày đặc tại trung tâm vùng nghiên cứu và dãn dần ra ngoài với khoảng cách và không gian mở rộng theo mức độ thuận lợi - Vị trí lấy mẫu được đặt tại các khoảng cách đều nhau Việc lựa chọn mạng lưới các điểm lấy mẫu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, chi phí của chương trình lấy mẫu và đặc điểm của vị trí quan trắc Các yếu tố khí tượng và địa hình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế mạng lưới điểm lấy mẫu tối ưu Tất cả các mạng lưới điểm lấy mẫu đều phải có các điểm “nền” để so sánh Những điểm này thường là những điểm không bị tác động bởi bất kỳ một nguồn thải nào Số lượng điểm quan trắc phải đủ để khi có hướng gió thổi từ trung tâm tới một điểm nền thì vẫn còn những điểm nền khác ở các vị trí phía trên hướng gió như vậy vẫn có thể so sánh được giữa đầu và cuối hướng gió 4.1.2 Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại Quận 1, tp HCM Với những nguyên tắc đã nêu ở trên và những mục tiêu đề ra trong việc quan trắc tác động tại những khu vực ô nhiễm, ta sẽ tìm kiếm những khu vực bị ô nhiễm bởi các hoạt động giao thông, dân cư, xây dựng Những nơi được lựa chọn là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường, những nơi có lượng xe lớn hoặc những công trình đang xây dựng dở dang Bởi vì lượng người đổ về những địa điểm này từ nhiều nơi khác nhau tại các khung giờ cao điểm: thời điểm lúc bắt đầu đi làm, đi học (khoảng 7h-9h) và lúc tan làm (17h-19h) sẽ làm cho giao thông bị tắc nghẽn Tại đây ta sẽ đặt các trạm quan trắc tổng hợp để thu thập dữ liệu Những vị trí được lựa chọn sẽ chia là 3 loại: + Nơi bị ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông: ngã 4 Trần Khắc Chân-Trần Quang Khải; Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ; Nguyễn Thị Minh Khai – Đinh Tiên Hoàng ; Nguyễn Du - Hai Bà Trưng; Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Ngã 5 Cổng Quỳnh; Ngã 6 Phù Đổng; Phố đi bộ Nguyễn Huệ + Nơi bị ảnh hưởng bởi công trình đang xây dựng: Tuyến Metro đang xây dựng gần chợ Bến Thành; dự án Alpha Hill 87 đang thi công trên đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh + Ngoài ra, ta còn quan trắc nền thêm 2 địa điểm, đó là Thảo Cầm Viên và công viên Tao Đàn Như vậy mạng lưới quan trắc không khí tại thành phố sẽ gồm 12 địa điểm bao gồm 8 vị trí quan trắc giao thông; 2 địa điểm quan trắc công trình xây dựng; 2 địa điểm quan trắc nền Bản đồ các vị trí quan trắc trên địa bàn quận 1, tp HCM

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan