1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “nâng công suất công ty tnhh nước giải khát kirin việt nam từ 67 triệu lítnăm lên 81 triệu lítnăm

96 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 4,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN (5)
    • 1. Thông tin chung về dự án (5)
      • 1.1. Tên dự án (5)
        • 1.1.2. Thông tin chủ dự án (5)
        • 1.1.3. Vị trí địa lý và các đối tợng kinh tế - xã hội xung quanh dự án (5)
        • 1.1.4. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án (6)
        • 1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới KDC và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (6)
    • 2. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất (7)
    • 3. Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án (8)
      • 3.1. Quy trình công nghệ sản xuất nớc uống từ trà và trà sữa (8)
      • 3.2. Quy trình sản xuất nước uống vị trái cây (11)
    • 4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án (13)
      • 4.1. Thông tin về hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty (13)
        • 4.1.1. Công suất sản phẩm hiện hữu (13)
        • 4.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất hiện hữu (14)
        • 4.1.3. Máy móc thiết bị hiện hữu (14)
      • 4.2. Hạng mục công trình chính hiện hữu (15)
        • 4.2.1. Các hạng mục công trình chính (15)
        • 4.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ (17)
  • CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN (19)
    • 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (19)
      • 1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất (19)
      • 1.2. Điều kiện về khí tượng (19)
        • 1.2.1. Nhiệt độ (19)
        • 1.2.2. Độ ẩm (20)
        • 1.2.3. Lượng mưa (20)
        • 1.2.4. Bức xạ mặt trời (20)
        • 1.2.5. Nắng (20)
        • 1.2.6. Gió (21)
      • 1.3. Chế độ thủy văn (21)
    • 2. Hiện trạng chất lợng môi trờng và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án (22)
      • 2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường (22)
        • 2.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trờng (22)
        • 2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trờng trong khu vực dự án (27)
        • 2.1.3 Hiện trạng, tình hình công tác bảo vệ môi trờng của (34)
      • 2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học (42)
    • 3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trờng khu vực thực hiện dự án (42)
    • 4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án (43)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (44)
    • 1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng (44)
      • 1.1. Đánh giá, dự báo tác động (44)
      • 1.2. Đánh giá, dự báo tác động môi trường liên quan đến chất thải (44)
    • 2. Đánh giá tác động và để xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành (54)
      • 2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành (54)
        • 2.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành (54)
        • 2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải khi dự án đi vào hoạt động (73)
      • 2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường (75)
        • 2.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải (75)
        • 2.2.3. Các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (84)
  • CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (91)
    • 2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (94)
      • 2.1 Quan trắc, giám sát trong giai đoạn thi công, xây dựng (94)
      • 2.2. Quan trắc, giám sát trong giai đoạn vận hành (94)
        • 2.2.1. Giám sát bụi, khí thải tại nguồn (94)
        • 2.2.2. Giám sát chất lượng nước thải (94)
        • 2.2.3. Giám sát chất lượng nước ngầm (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)

Nội dung

Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất a Mục tiêu, công suất dự án Theo Báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1169/QĐ-BTNMT ngày 25/05/2020 của Bộ T

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

Thông tin chung về dự án

1.1 Tên dự án Đầu tư “Nâng công suất Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam từ 67 triệu lít/năm lên 81 triệu lít/năm”

1.1.2 Thông tin chủ dự án

- Tên nhà đầu tư: Kirin Holdings Singapore Pte, Ltd

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 20 Collyer Quay, # 18-05/06, 20 Collyer Quay Singapore

Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư:

- Tên tổ chức: Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam

- Địa điểm liên hệ: Lô D-3A-CN, KCN Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, Tx Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

1.1.3 Vị trí địa lý và các đối tợng kinh tế - xã hội xung quanh dự án a Vị trí địa lý: Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam tọa lạc tại Lô D-3ACN, KCN

Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Tọa độ khu đất dự án được thể hiện như sau:

Bảng 1 1 Tọa độ vị trí khu dự án (tọa độ VN2000)

Khu đất dự án giáp với các tứ cận sau:

- Phía Bắc: Giáp đường NA3 (Bên kia đường là Công ty TNHH Tung Feng ngành nghề chính sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính)

- Phía Nam: Giáp Công ty TNHH Hantex Vina (sản xuất hàng may mặc) và Công ty TNHH All Green Vina (ngành nghề dệt may)

- Phía Đông: Giáp Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Gas Sài Gòn Nhà Máy Sản Xuất Bình áp Lực Mỹ Phước (ngành nghề chính sản xuất thùng, bể chứa, dụng cụ chứa đựng bằng kim loại và buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí )

- Phía Tây: Giáp với Công ty TNHH Sung shin A II Việt Nam (ngành nghề chính sản xuất các sản phẩm từ plastic)

1.1.4 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án

Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam đã ký kết hợp đồng và phụ lục hợp đồng với Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) - chủ đầu tư KCN Mỹ Phước thuê 27.277,64 m2 diện tích tại Lô D-3A-CN, KCN Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam Công ty đã tiến hành xây dựng nhà máy vào năm 2008

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới KDC và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường a) Các đối tợng tự nhiên xung quanh khu vực dự án:

- Công ty nằm trong KCN Mỹ Phước 2 đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đường giao thông nội bộ, giao thông đối ngoại; đã có hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt Hiện nay KCN đã xây dựng và đưa vào hoạt động HTXL nước thải tập trung với công suất thiết kế 8.000 m3 /ngày.đêm (gồm 2 module); tuy nhiên hiện nay lượng nước thải dẫn về trạm xử lý khoảng 4.000 - 5.000 m3 /ngày.đêm Trạm xử lý nước thải của KCN cách dự án khoảng 1,4 km về phía Tây

Cách dự án khoảng 1,3 km về phía Tây là kênh thoát nước của KCN Kênh này dẫn nước mưa, nước thải của khu vực ra suối Tre → sông Thị Tính Vị trí xả thải của Công ty cách suối Tre 1,5km về phía Đông, cách sông Thị Tính khoảng 3,0km về phía Đông Như vậy, sông Thị Tính là nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải cuối cùng của dự án cũng như của KCN Mỹ Phước 2 và các khu vực xả thải lân cận

Dự án nằm tại vị trí cách Quốc lộ 13 khoảng 1,6 km về phía Đông – đây là đường giao thông chính và huyết mạch đi đến Nhà máy.

Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất

a) Mục tiêu, công suất dự án

Theo Báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1169/QĐ-BTNMT ngày 25/05/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tổng công suất sản phẩm là 67 triệu lít/năm Hiện nay, Công ty đang hoạt động với công suất 55,67 triệu lít (gần đạt công suất tối đa so với Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt) Do vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời giữ vững thương hiệu của tập đoàn nói chung, của Công ty TNHH Nước giải khát Kirin Việt Nam nói riêng Công ty dự kiến nâng công suất từ 67 triệu lít sản phẩm/năm lên 81 triệu lít sản phẩm/năm b) Quy mô dự án

Trong giai đoạn nâng công suất sản xuất này, Công ty không lắp thêm dây chuyền sản xuất mà chỉ tăng thời gian sản xuất từ 276 ngày/năm lên 335 ngày/năm bằng cách hoạt động thêm thứ 7 và chủ nhật Đồng thời, cải tạo, nâng công suất hệ thống xử lý nước thải từ 420 m3 /ngày.đêm lên 500 m3 /ngày.đêm

Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án

Công nghệ sản xuất là công nghệ mới nhất của thế giới, máy móc thiết bị đầu tư hiện đại, tự động hóa cao, phù hợp qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm Công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường

Loại hình dự án: Sản xuất nước giải khát

Dự án “Nâng công suất công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam từ 31 triệu lít SP/năm lên 67 triệu lít SP/năm” bao gồm các loại sản phẩm giống hệt giai đoạn hiện nay, hoàn toàn không thêm sản phẩm mới nào (chỉ có tăng công suất sản phẩm) Các loại sản phẩm được chia làm 02 nhóm sản phẩm chính như giai đoạn 1 gồm: nhóm 1: nước uống vị trái cây; nhóm 2: nước uống từ trà và trà sữa Quy trình công nghệ sản xuất chi tiết như sau:

3.1 Quy trình công nghệ sản xuất nớc uống từ trà và trà sữa:

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Công đoạn trích ly, lọc: Lá trà sẽ được cân và chứa trong lồng inox, đưa vào tank trích ly bằng ròng rọc và được trích ly bằng nước nóng đã được xử lý Dịch sau khi trích ly được đưa qua hệ thống lọc để tách cặn và bã còn sót lại Tại đây bã trà, cặn được tách ra và đưa qua hệ thống thu gom Trung bình cứ 1kg trà nguyên liệu sẽ tạo ra 2kg bã trà với hàm lượng ẩm khoảng 70% Dịch trà sau khi được tách bã sẽ được bơm qua hệ thống tank chứa trước khi đưa vào ly tâm tách cặn một lần nữa để loại bỏ các cặn còn sót lại

Công đoạn ly tâm, tách cặn: Dịch trà sau khi được trích ly sẽ đưa tới hệ thống ly tâm ở tốc độ cao nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng Tại đây, nhờ lực ly tâm, các thành phần không tan trong nước sẽ được lắng cặn và tách bỏ liên tục Các cặn lơ lửng này được thu gom về HTXL nước thải tập trung của Nhà máy thông qua hệ thống đường ống Phần dịch trong được đưa tới tank phối trộn

Công đoạn phối trộn hương liệu, phụ gia: Tại đây, dịch trà sau khi lọc và ly tâm tách cặn sẽ được phối trộn cùng với các phụ liệu khác Các nguyên phụ liệu sẽ được phối trộn theo định mức của từng loại sản phẩm Tại bồn phối trộn các chất sẽ được trộn đều với nhau thông qua hệ thống cánh khuấy

Công đoạn tiệt trùng: Dịch bán thành phẩm sau khi được phối trộn xong được đưa qua hệ thống máy tiệt trùng Tiệt trùng giúp tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo vệ sinh, giúp các loại nước trái cây, nước uống từ trà có thời hạn bảo quản lâu hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Tại đây dịch trà được làm nóng bằng hơi nước nóng ở nhiệt độ 120 – 1250C trong thời gian ngắn 20 -30 giây, sau đó được đưa qua bộ phận làm lạnh, làm lạnh ngay xuống nhiệt độ 20-250C Trong suốt quá trình tiệt trùng nhiệt độ của hệ thống luôn được kiểm soát chặt chẽ thông qua bảng điều khiển Quá trình tiệt trùng này được thực hiện trên dây chuyền tự động hóa cao, an toàn, tự động Sản phẩm sau khi được tiệt trùng được chứa trong tank đệm vô trùng

Công đoạn chiết rót, đóng nắp: Chai và nắp sau khi tiệt trùng được đưa qua công đoạn chiết rót, quá trình chiết rót sản phẩm được thực hiện bằng máy chiết rót vô trùng Máy chiết rót sẽ tự động chiết rót sản phẩm đến thể tích quy định của từng loại chai PET Sản phẩm sau khi rót vào chai theo băng chuyền di chuyển đến công đoạn tròng nhãn, in HSD Tuy nhiên trước khi đi đến bước này thì toàn bộ sản phẩm đều được đi qua cân để kiểm tra, trường hợp chai nào không đạt chuẩn thì sẽ bị loại (các chai không đạt chuẩn là các chai có thể tích sản phẩm quá đầy hoặc thể tích sản phẩm không đủ chai) Các sản phẩm đạt chuẩn được đưa qua công đoạn tiếp theo

Công đoạn in HSD, tròng nhãn: Chai PET chứa sản phẩm sẽ được chạy tự động bằng băng chuyền qua máy in hạn sử dụng, ngày sản xuất sau đó qua máy tròng nhãn, tại

6 đây nhãn chai được tròng lên thân chai Cuối cùng qua công đoạn đóng block Các công đoạn tròng nhãn, in đều được thực hiện tự động

Công đoạn đóng Block màng co: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường chai sản phẩm sau khi tròng nhãn và in HSD được đóng Block màng co 06 chai (6 chai một Block) trước khi đưa tới máy đóng thùng thùng carton

Công đoạn đóng Block màng co: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường chai sản phẩm sau khi tròng nhãn và in HSD được đóng Block màng co 06 chai (6 chai một Block) trước khi đưa tới máy đóng thùng thùng carton

Công đoạn đóng thùng: Tại đây các chai đã co Block được đóng trong 01 thùng carton, tổng số lượng chai cho một thùng là 24 chai Sau khi được đóng thùng carton và in hạn sử dụng lên bao bì phía ngoài thùng sản phẩm được đưa tới công đoạn chất pallet

Sản phẩm sau khi được chất pallet được di chuyển đến vị trí quy định để theo dõi, kiểm tra chất lượng trong vong từ 03 đến 07 ngày trước khi nhập kho thành phẩm và bán ra thị trường

Công nghệ sản xuất Công ty sử dụng là công nghệ vô trùng, khép kín trên dây chuyền hiện tại từ khâu trộn nguyên liệu đến khâu rót chai Từng công đoạn trên dây chuyền đều được kiểm soát chặt chẽ bởi Phòng Đảm bảo chất lượng (QA) của Công ty Do vậy trong hơn 12 năm sản xuất qua, ở Công ty chưa khi nào xảy ra tình trạng sản phẩm không đạt chất lượng phải hủy bỏ Trong trường hợp các chai sản phẩm bị lỗi bao bì nhãn mác hoặc không đủ thể tích thì công ty xử lý lại bằng cách mở nắp chai thu hồi sản phẩm hoặc sử dụng làm nước uống cho công nhân

Nhận xét: Quy trình sản xuất của Công ty hoàn toàn tự động hóa, các công đoạn sản xuất như phối trộn nguyên liệu, thổi chai, chiết rót, bao nhãn, đóng gói, đóng thùng, được điều chỉnh, cài đặt sẵn các thông số làm việc trên màng hình hiển thị Máy móc vận hành theo các thông số đã lựa chọn cài đặt Ngay cả việc vệ sinh công nghiệp các đường ống, bồn thiết bị cũng được thực hiện bằng hệ thống CIP tự động phun rửa theo tình trình các dung dịch nước, axit, bazo đã chuẩn bị cài đặt sẵn chương trình làm việc trên màng hình hiển thị

3.2 Quy trình sản xuất nước uống vị trái cây

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu sản xuất sản phẩm nước uống vị trái cây gồm có: Nước sau khi đã xử lý qua công đoạn lọc RO đạt yêu cầu về chất lượng sẽ phối trộn định lượng với các nguyên vật liệu khác như, đường, nước ép trái cây/ nước cốt/ hương trái cây tương ứng với từng loại sản phẩm, vitamin và một số phụ liệu khác, (chi tiết tại bảng nguyên liệu sử dụng cho từng loại sản phẩm)

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

4.1 Thông tin về hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty

4.1.1.Công suất sản phẩm hiện hữu

Công suất sản phẩm hiện nay của Công ty là 55,67 triệu lít/năm bao gồm các sản phẩm sau:

(Nguồn: Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam)

Giai đoạn nâng công suất Công ty sẽ tiếp tục sản xuất những loại sản phẩm giống hệt giai đoạn hiện nay, không có thêm loại sản phẩm mới

4.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất hiện hữu

Sản phẩm của Công ty được chia làm 02 nhóm chính: nhóm 1: Nước uống từ trà và trà sữa và nhóm 2: Nước uống vị trái cây

Dây chuyền sản xuất của Công ty chủ yếu là các dây chuyền khép kín và tự động/bán tự động nên ít phát sinh chất thải, cũng như giúp hạn chế được các tác động của con người và môi trường đến chất lượng sản phẩm Chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất là nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi mẻ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm giai đoạn hiện hữu và giai đoạn nâng công suất hoàn toàn giống nhau

4.1.3.Máy móc thiết bị hiện hữu Đặc thù ngành chế biến nước giải khát thì các sản phẩm khác nhau nhưng đều sản xuất cùng chung 01 dây chuyền máy móc thiết bị Cụ thể dây chuyền máy móc thiết bị hiện hữu đang hoạt động sản xuất nước giải khát (nước uống vị trái cây; nước uống từ trà và sữa) tại Công ty như sau:

(Nguồn: Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam)

4.2 Hạng mục công trình chính hiện hữu

Tổng diện tích khu đất của Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam là 27.277,64 m2 tại Lô D-3A-CN, KCN Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương Nhà xưởng sản xuất hiện hữu và các công trình phụ trợ của Công ty đã được từ năm 2008

Các hạng mục công trình hiện hữu của Công ty sẽ được tiếp tục sử dụng cho dự án mở rộng nâng công suất Cụ thể các hạng mục chính hiện nay như sau:

(Nguồn: Công ty TNHH nước giải khát Kirin Việt Nam)

4.2.1.Các hạng mục công trình chính a) Khu vực chế biến sản phẩm:

Khu vực chế biến sản phẩm đã xây dựng hoàn chỉnh có diện tích 1.002m2 Trong giai đoạn mở rộng nâng công suất này Công ty không lắp đặt thêm máy móc thiết bị, chỉ tăng thêm số giờ làm việc nên khu vực chế biến sản phẩm không thay đổi b) Khu vực chiết rót, dán nhãn, in ấn:

Khu vực chiết rót, dán nhãn, in ấn hạn HSD đã được xây dựng kiên cố, có diện tích 727 m2 Trong giai đoạn mở rộng nâng công suất này Công ty không lắp đặt thêm máy móc thiết bị, chỉ tăng thêm số giờ làm việc nên khu vực chế biến sản phẩm không thay đổi

Khi mới thành lập Công ty, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện khu vực đóng gói sản phẩm có diện tích 1.622 m2 Trong giai đoạn mở rộng nâng công suất này Công ty không lắp đặt thêm máy móc thiết bị, chỉ tăng thêm số giờ làm việc nên khu vực chế biến sản phẩm không thay đổi d) Khu vực thổi chai:

Công ty bố trí khu vực thổi chai cho dây chuyền 1 hiện hữu 546m2 và khu vực thổi chai cho dây chuyền 2 mở rộng 236m2 Trong giai đoạn mở rộng nâng công suất này Công ty không lắp đặt thêm máy móc thiết bị, chỉ tăng thêm số giờ làm việc nên khu vực chế biến sản phẩm không thay đổi e) Khu chứa phôi chai và kho vật tư các loại:

Hiện nay, diện tích kho phôi chai là 389 m2 , diện tích kho vật tư các loại là 227m2 Với công suất hiện tại thì các kho chứa này mới sử dụng khoảng 75% diện tích Khi mở rộng nâng công suất chúng tôi không xây dựng thêm, sử dụng phần diện tích trống hiện hữu để chứa phôi chai và vật tư khác, trường hợp cần thiết thì Công ty tăng tầng suất nhập phôi và vật tư f) Khu chứa nguyên liệu: Đặc thù sản xuất ngành nước giải khát thì nguyên liệu sẽ lưu trữ ở nhiều môi trường khác nhau, một số lưu giữ ở môi trường nhiệt độ thông thường, một số cần lưu giữ ở môi trường mát nhiệt độ 5˚C và một số lưu giữ ở môi trường đông lạnh -20˚C Đáp ứng với điều kiện như vậy, Công ty đã xây dựng các kho chứa nguyên liệu với tổng diện tích 738m2 Hiện nay các kho chứa này mới sử dụng khoảng 70% diện tích, phần diện tích trống còn lại vẫn đủ khả năng đáp ứng cho giai đoạn nâng công suất Do vậy, giai đoạn mở rộng Công ty không xây dựng thêm hạng mục kho chứa nguyên liệu g) Khu chứa sản phẩm:

Kế hoạch sản xuất của Công ty được lập cho thời gian dài nên hàng sau khi sản xuất ra được chuyển cho khách hàng, hầu như không lưu chứa tại Công ty trong thời gian lâu Hiện nay 02 kho chứa sản phẩm có diện tích 6.382,67 m2 nhưng Công ty mới sử dụng khoảng 75% diện tích, phần diện tích còn lại sẽ đáp ứng được khả năng lưu giữ cho giai đoạn nâng công suất Như vậy, Công ty không xây dựng thêm kho chứa sản phẩm trong giai đoạn nâng công suất h) Kho hóa chất:

Kho chứa hóa chất của Công ty có diện tích 165m 2 , Vì Công ty sử dụng hóa chất ít, chủ yếu cho công đoạn vệ sinh công nghiệp, xử lý nước thải, khí thải nên kho chứa này hoàn toàn đáp ứng khả năng lưu giữ cho giai đoạn hiện hữu và nâng công suất Khi mở rộng Công ty không xây dựng thêm kho chứa hóa chất

4.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

Hiện nay các hạng mục công trình phụ trợ của dự án đã xây dựng hoàn chỉnh trong giai đoạn 1, chúng hoàn toàn đáp ứng được khả năng mở rộng, nâng công suất cho giai đoạn này Sau đây chúng tôi mô tả chi tiết một số hạng mục công trình phụ trợ như: a) Hệ thống cấp nước và xử lý nước giếng khoan dưới đất:

Hiện nay nước sử dụng cho hoạt động của Công ty được cấp từ 02 nguồn khác nhau:

- Nước thủy cục sử dụng cho mục đích sinh hoạt, nước tưới cây, vệ sinh đường

- Nước giếng khoan sử dụng cho mục đích chế biến sản phẩm, vệ sinh công nghiệp,…

Hiện tại, Nhà máy có 02 giếng khoan (độ sâu ống lọc từ 68-80m) phục vụ cho việc khai thác nước ngầm Đối với việc khai thác nước ngầm của Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 168/GP-UBND ngày 30/9/2020 với tổng lưu lượng khai thác là 990m3 /ngày.đêm Hiện nay khu vực dự án có nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng nước tốt, đủ khả năng cấp cho Công ty khi nâng công suất

Nước thủy cục cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bếp ăn tập thể, tưới cây xanh, vệ sinh đường nội bộ, Nước thủy cục được Công ty đấu nối từ tuyến đường ống cấp nước của KCN Mỹ Phước 2 trên đường NA3

Do yêu cầu về chất lượng nước sử dụng cho sản xuất nên nước ngầm phải được xử lý trước khi đưa vào sản xuất Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý thô nước ngầm công suất 40m3 /giờ Quy trình công nghệ xử lý qua các công đoạn sau: Nước ngầm → điều chỉnh pH → tháp oxy hóa khử sắt → lọc áp lực → lọc than khử mùi hôi → bể chứa Với công suất 40 m3 /giờ hiện nay thì hệ thống xử lý thô nước giếng hoàn toàn đáp ứng đủ cho giai đoạn nâng công suất Nước từ bể chứa (sau khi qua công đoạn xử lý thô) được đưa vào hệ thống lọc tinh (lọc RO) để phối trộn sản phẩm Hiện nay, Công ty đã đầu tư 02 hệ thống lọc RO với tổng công suất 40 m3 /giờ cung cấp nước cho quá trình sản xuất (01 hệ thống đã được lắp đặt năm 2008 và 01 hệ thống lắp đặt năm 2020) để xử lý nước đạt chất lượng trước khi đưa vào sử dụng

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất Đặc điểm địa lý: Dự án nằm trong Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nên có địa hình tương đối bằng phẳng do phần lớn diện tích đất trong Công ty đã được san nền đến cùng cao độ thiết kế của KCN Địa chất công trình: Địa bàn KCN Mỹ Phước 2 có địa hình bằng phẳng, nền địa chất vững chắc và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đường giao thông và các cơ sở hạ tầng khác đồng thời đảm bảo đủ điều kiện để xây dựng nhà xưởng cao tầng

1.2 Điều kiện về khí tượng

Công ty nằm trong vùng có lượng bức xạ mặt trời quanh năm Do đó, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm tương đối cao và ổn định Biến thiên nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 6,1 o C

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 27,0 o C

Nhiệt độ không khí tháng cao nhất: 30,5 o C

Nhiệt độ không khí tháng thấp nhất: 24,4 o C

Tháng có nhiệt độ không khí nóng nhất vào tháng 5 và tháng 6 Biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn, nhiệt độ không khí thường thấp nhất vào tháng 1, cao dần và đạt giá trị cực đại vào khoảng tháng 4, sau đó giảm dần trong mùa mưa cho đến tháng 12

Diễn biến nhiệt độ trong những năm gần đây của tỉnh Bình Dương được thống kê như bảng sau:

1.2.2 Độ ẩm Độ ẩm trung bình hằng năm: 83% Độ ẩm không khí tháng cao nhất: 90 % Độ ẩm không khí tháng thấp nhất: 72 %

Tháng có độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 8 và tháng 9 Độ ẩm chủ yếu là do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt độ không khí, quá trình biến đổi độ ẩm tương đối đồng nhất và không có sự đột biến

Lượng mưa trung bình hằng năm: 1.906 mm

Lượng mưa lớn nhất : 450mm

Lượng mưa nhỏ nhất : Số lượng xe tải trọng >3,5 tấn dự kiến sẽ là 12 xe/ngày giai đoạn hiện nay, giai đoạn hoạt động ổn định là

Tổng số công nhân viên hiện nay 118 người, vì dây chuyền sản xuất không thay đổi nên khi ổn định sản xuất sau khi nâng công suất của dự án vẫn là 118 người Do đó, ước tính có khoảng 5 xe ôtô/ngày; 100 xe máy/ngày (tương đương khoảng 1 xe ô tô có tải trọng 10 tấn)

→Như vậy tổng số lượt xe có tải trọng 3,5-16 tấn ra vào Công ty như sau: + Giai đoạn hiện nay là 12 + 5 + 1 = 18 xe + Giai đoạn mở rộng: 14+2+1 = 17 xe + Giai đoạn hoạt động ổn định là: 17 + 18 = 35 xe

Dựa vào số lượt xe vận chuyển giai đoạn hiện nay là 18 xe/ngày; giai đoạn mở rộng 17 xe/ngày và giai đoạn ổn định 35 lượt xe/ngày; kết hợp giả sử bán kính di chuyển của xe xa nhất là 30km, thời gian di chuyển cao nhất khoảng 1 giờ chúng tôi tính được tải lượng ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển sinh ra như sau:

(Nguồn: Công ty TNHH Kỹ Thuật Tổng Hợp Lâm Anh tính toán tổng hợp)

Nhận xét: Qua bảng tính toán trên, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm khí thải từ quá trình đốt cháy động cơ của các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn hoạt động của dự án tính theo khoảng cách phát tán hầu hết đều thấp hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh) Tuy nhiên, sau khi nâng công suất thì nồng độ NO2 ở khoảng cách nhỏ hơn 5m bị vượt quy chuẩn nhưng từ khoảng cách lớn hơn 5m trở đi thì đạt quy chuẩn

Do đó, về phía Công ty chúng tôi sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa nguồn ô nhiễm này, biện pháp cụ thể được trình bày tại mục 3.2.2 chương 3 báo cáo b) Hơi VOC phát sinh trong quá trình in HSD lên sản phẩm

Quá trình in HSD và ngày sản xuất lên chai sản phẩm của Công ty được thực hiện bằng máy in phun, mực in Công ty sử dụng đã được pha chế sẵn từ nhà cung cấp, do vậy trong quá trình in không cần thực hiện các thao tác pha chế mực in Do Công ty chỉ in HSD và ngày sản xuất nên khối lượng mực in sử dụng tương đối ít; mặt khác máy in phun sử

54 dụng hiện đại, toàn bộ quá trình in khép kín nên hầu như hơi dung môi phát sinh không đáng kể

Theo tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, Geneva, 1993) đối với quá trình in ấn không kiểm soát, hệ số các dung môi bay hơi VOC là 165 kg/tấn Dựa vào hệ số tải lượng dung môi bay hơi và lượng mực in sử dụng chúng tôi tính toán được tải lượng VOC phát sinh như sau:

Kết luận: Qua bảng tính toán tải lượng VOC phát sinh ở trên, cho thấy hơi dung môi phát sinh trong công đoạn in là quá ít Tuy nhiên, với công nghệ in phun của Công ty sử dụng mực in đã pha chế sẵn từ nhà cung cấp nên hơi dung môi phát sinh thực tế sẽ thấp hơn giá trị tham khảo tính toán trên c.Hơi dung môi phát sinh trong quá trình thổi chai PET

Khi thực hiện gia nhiệt thổi chai PET sẽ làm phát sinh hơi ethylen (VOC) Tuy nhiên, Nguyên liệu chính để thổi chai PET là các phôi nhựa PET bán thành phẩm mua từ bên ngoài, dây chuyền thổi chai được đầu tư được đồng bộ khép kín từ khâu nhập liệu cho đến khâu thành hình chai PET đưa vào phòng chiết rót; mặt khác quá trình thổi chai chỉ thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn 1000C và nhiệt độ trong phòng thổi chai luôn duy trì ở nhiệt độ 25 – 270C bằng quạt điều hòa, nên hầu như ethylen không thể phát sinh ra ngoài môi trường lao động Để đánh giá lượng hơi VOC phát sinh tại công đoạn này, chúng tôi đã kết hợp với Trung tâm tư vấn công nghệ và an toàn vệ sinh lao động tiến hành đo đạc môi trường không khí khu vực thổi chai hiện nay, kết quả như sau:

Nhận xét: Qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm và hơi dung môi VOC phát sinh tại khu vực thổi chai hiện nay tương đối thấp, tất cả đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép

Trong thực tế, quá trình thổi chai của Công ty lượng VOC thấp hơn rất nhiều so với kết quả ước tính theo hệ số phát thải của WHO nêu trên c) Ô nhiễm bụi, khí thải từ đốt than vận hành lò hơi

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Kế hoạch quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án với thông số, tần suất tuân thủ theo hướng dẫn Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Công tác giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động được thực hiện tại các vị trí cụ thể như sau:

2.1 Quan trắc, giám sát trong giai đoạn thi công, xây dựng:

Do quá trình xây dựng, lắp máy diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 44 ngày và khối lượng xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ít nên các tác động đánh giá ở trên là không lớn Vì vậy, trong giai đoạn này sẽ thực hiện theo chương trình giám sát môi trường của Nhà máy hiện hữu đã được phê duyệt tại Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

2.2 Quan trắc, giám sát trong giai đoạn vận hành

2.2.1 Giám sát bụi, khí thải tại nguồn

− Vị trí giám sát: Sau hệ thống xử lý ống khói lò hơi của Nhà máy

−Thông số giám sát: Nhiệt độ, bụi tổng, SOx, NOx, CO, lưu lượng −Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

−Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B (kv=1,0; kp = 1,0)

2.2.2 Giám sát chất lượng nước thải a) Giám sát định kỳ:

- Vị trí giám sát: sau xử lý nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp Mỹ Phước 2

- Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, TSS, tổng N, tổng P, Tổng dầu mỡ khoáng, amoni, clo dư, Coliform

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần - Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A (kf=1,0; kq=0,9)

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu giám sát: Đính kèm phần phụ lục báo cáo b) Giám sát và quan trắc nước thải tự động:

- Công ty đã lắp đặt trạm quan trắc và giám sát nước thải tự động và truyền dữ liệu về Trung tâm quan trắc

– Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương nhằm kiểm soát liên tục hiện trạng nước thải trước khi thải ra môi trường

- Vị trí giám sát: 01 vị trí (hố ga đấu nối nước thải sau xử lý về hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 dẫn ra sông Thị Tính)

- Các thông số giám sát tự động nước thải bao gồm: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), pH, COD, TSS , nhiệt độ và amoni

2.2.3 Giám sát chất lượng nước ngầm

- Vị trí giám sát: 01 điểm (tại giếng khoan G1 (tọa độ X = 12.31.718m; Y= 06.76.258m))

- Thông số quan trắc: pH, độ cứng tổng số, TDS, Cl- , SO4 2- , NO3 - , NO2 - , Fe, NH4 + ,

F - , CN - , As, Hg, Pb, Cd, Cr 6+ , Cu, Zn, Mn, Se, Ni, phenol, coliform

- Tần suất giám sát: 02 lần/năm (Một lần vào giữa mùa mưa (tháng 7) và 01 lần vào giữa mùa khô (tháng 1))

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09-MT:2015/BTNMT

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

- Vị trí giám sát: Nhà chứa chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Thông số và tần suất giám sát: Theo quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ

−Nhật ký quản lý chất thải rắn, CTNH của chủ đầu tư sẽ được lưu giữ, định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý môi trường theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w