Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công .... Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công,
Trang 1BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD CÁC CÔNG TRÌNH NN&PTNT
423 Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
05-2023
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN THÀNH PHẦN SỐ 01: HỒ CHỨA NƯỚC IA TUN THUỘC DỰ ÁN CỤM HỒ ĐĂK RÔ GIA – IA TUN
ĐỊA ĐIỂM: HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
TIENCHAU
CO.,LTD
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY TNHH TIÊN CHÂU
KON TUM
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, tổ 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 8
MỞ ĐẦU 9
1 Xuất xứ Dự án 9
1.1 Thông tin chung về dự án 9
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 9
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 9
2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 10
2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 10
2.1.1 Các văn bản pháp luật 10
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn 13
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của dự án 14
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập 15
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 15
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 16
4 Phương pháp đánh giá tác đô ̣ng môi trường 17
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 19
5.1 Thông tin về dự án: 19
5.2 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công 20
5.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 25
5.4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 29
Chương 1 31
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 31
1.1 Thông tin chung về dự án 31
1.1.1 Tên dự án 31
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 31
Trang 4Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 31
1.1.4 Hiện trạng công trình 33
1.1.5 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất 35
1.1.5.1 Diện tích sử dụng đất của từng công trình theo loại đất 35
1.1.5.1 Mục tiêu dự án 37
1.1.5.2 Quy mô đầu tư 37
1.1.5.3 Loại hình dự án 37
1.2 Các hạng mục công trình của dự án 37
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 37
1.2.1.1 Quy mô các hạng mục chính 37
1.2.1.2 Giải pháp thiết kế các hạng mục chính của dự án 40
1.2.2 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 46
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 47
1.3.1 Nhu cầu vật liệu 47
1.3.2 Nhu cầu nhân công 48
1.3.3 Nguồn cung cấp điện, nước 48
1.4 Biện pháp tổ chức thi công xây dựng 48
1.4.1 Giải pháp tổng thể 48
1.4.2 Nhu cầu máy móc thiết bị thi công 53
1.5 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý thực hiện dự án 55
1.5.1 Tiến độ thi công 55
1.5.2 Vốn đầu tư của dự án 55
1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 56
CHƯƠNG 2 – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 57
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 57
2.1.1 Điều kiện về tự nhiên 57
2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 57
2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu khí tượng 59
2.1.1.3 Điều kiện về thủy văn 61
2.1.1.4 Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn 64
2.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội 71
Trang 52.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 72
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 72
2.2.1.1 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất 72
2.2.1.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt 73
2.2.1.3 Hiện trạng chất lượng đất 73
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 74
CHƯƠNG 3 75
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 75
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 75
3.1.1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất 77
3.1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng 78
3.1.1.3 Đánh giá tác động đến môi trường trong quá trình thi công 79
3.1.1.4 Đánh giá các rủi ro, sự cố trong quá trình thi công 93
3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 95
3.1.2.1 Các giải pháp đền bù, hỗ trợ 95
3.1.2.2 Các giải pháp giải phóng mặt bằng 96
3.1.2.3 Giải pháp vận chuyển đất đắp, đất thải và máy móc 96
3.1.2.4 Giải pháp hạn chế nguồn ô nhiễm trong giai đoạn thi công 97
3.1.2.5 Các giải pháp phòng chống rủi ro, sự cố 105
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 108
3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành 108
3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong giai đoạn vận hành112 3.2.2.1 Giải pháp bảo trì, bảo dưỡng công trình 112
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 118
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 118
3.4.1 Mức độ phù hợp của các phương pháp sử dụng trong báo cáo 118
3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá 120
CHƯƠNG 4 122
Trang 6Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 122
4.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 122
4.2 Chương trình giám sát môi trường của Chủ dự án 127
4.2.1 Giám sát trong giai đoạn xây dựng 127
4.2.1.1 Giám sát chất lượng môi trường không khí 127
4.2.1.2 Giám sát chất lượng môi trường nước mặt 127
4.2.1.3 Giám sát chất thải rắn 127
4.2.1.4 Giám sát an toàn lao động cho công nhân 127
4.2.3 Trách nhiệm của Chủ dự án về bảo vệ môi trường trong thi công 128
Chương 5: KẾT QUẢ THAM VẤN 129
5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 129
5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường 129
5.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 129
5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 130
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 133
1 Kết luận 133
2 Kiến nghị 133
3 Cam kết 133
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC I 135
PHỤ LỤC II 136
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1 Danh sách những người tham gia thực hiện 15
Bảng 1.1 Toạ độ các điểm tim tuyến đầu mối công trình hồ chứa Ia Tun 33 Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích chiếm đất của công trình Hồ chứa Ia Tun 35
Bảng 1.3 Khối lượng nguyên vật liệu ước tính phục vụ xây dựng 47
Bảng 1.4: Nhu cầu máy móc, thiết bi ̣ sử dụng trong quá trình thi công 54
Bảng 2 1 Nhiê ̣t đô ̣ không khí trung bình tháng các năm 2019-2021 (0C) 59
Bảng 2 2 Đô ̣ ẩm trung bình tháng các năm 2019-2021 (%) 59
Bảng 2 3 Tốc độ gió trung bình tháng các năm 2019-2021 (m/s) 60
Bảng 2 4 Lượng mưa trung bình tháng các năm 2019-2021 (mm) 60
Bảng 2-5: Bảng thống kê trạm khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu 65
Bảng 2-6: Bảng phân phối lượng bốc hơi trong năm 65
Bảng 2-7: Bảng phân phối lượng tổn thất bốc hơi trong năm 65
Bảng 2-8: Đặc trưng chế độ mưa các trạm liên quan 65
Bảng 2-9: Kết quả tính toán mưa gây lũ thiết kế (mm) 67
Bảng 2-10: Kết quả tính toán mưa khu tưới hồ Ia Tun 67
Bảng 2-11: Mô hình phân phối mưa khu tưới hồ Ia Tun 67
Bảng 2-12: Bảng kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy năm (theo mô hình TANK) 68
Bảng 2-13: Mô hình phân phối dòng chảy năm 85% 68
Bảng 2-14: Bảng kết quả tính toán lũ thiết kế (KQ chọn) 68
Bảng 2-15: Bảng kết quả tính toán tổng lượng lũ thiết kế 68
Bảng 2-16: Bảng tính bùn cát, dung tích bùn cát, mực nước bùn cát hồ Ia Tun 68
Bảng 2-17: Lưu lượng lũ các tháng mùa kiệt tần suất 10%- hồ Ia Tun 70
Bảng 2-18: Dòng chảy mùa cạn 5% và 10% - Hồ Ia Tun 70
Bảng 2-19: Dòng chảy nhỏ nhất các thời đoạn ứng với các tần suất 70
Bảng 3.1 Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đất, đá 80
Bảng 3.2: Nồng độ bụi phát sinh do quá trình đào, đắp 81
Bảng 3.3: Hệ số phát thải của các nguồn thải di động 82
Bảng 3.4: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ khói thải trong quá trình vận chuyển 83
Trang 9Bảng 3.5: Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải vận chuyển 83
Bảng 3.6 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 84
Bảng 3.7: Thành phần và khối lượng chất ô nhiễm do công nhân thải ra 85
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa được xử lý 86
Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 87
Bảng 3.10: Độ ồn từ một số phương tiện thi công gây ra 91
Bảng 3.11: Mức độ gây rung của các xe, máy móc thi công 92
Bảng 3.12 Nhận xét về mức độ chi tiết và tin cậy của đánh giá 120
Bảng 4.1: Chương trình quản lý, giám sát môi trường của Dự án 122
Bảng 5.1: Kết quả tham vấn cộng đồng 130
Trang 10Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình triển khai dự án và dòng thải 55 Hình 1.2: Sơ đồ minh họa các thông tin về tổ chức quản lý trong quá trình thi công 56 Hình 3.1: Mặt bằng bể tự hoại 100 Hình 3.2: Mặt cắt bể tự hoại 100
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ Dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Bộ NN và PTNT đã ban hành Quyết định số 3189/QĐ-BNN-KH ngày 19/07/2021 về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cụm hồ Đăk Rô Gia - Ia Tun, trong đó có Công trình Hồ chứa nước Ia Tun; Quyết định số 1957/QĐ-BNN-KH ngày 18/05/2023 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cụm hồ Đăk Rô Gia - Ia Tun
Dự án thực hiện điều tiết nguồn nước đến, để cấp nước tưới chủ động cho diện tích đất nông nghiệp canh tác đang thiếu nước, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi cho người dân ở khu vực hạ du; góp phần thực hiện thắng lới cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị củng cố vững chắc an ninh quốc phòng cho địa phương, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân
Dự án giúp đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất cho khoảng 1.900ha đất nông nghiệp (lúa 2 vụ: 400ha; cà phê, cây công nghiệp: 1.150ha, hoa màu: 350ha); tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 40.000 người dân một số xã thuộc các huyện Đắk Tô, huyện Tu Mơ Rông và huyện Ngọc Hồi; Giảm lũ cho
hạ lưu vùng dự án; điều hòa khí hậu trong khu vực; tạo điều kiện để nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, góp phần ổn định đời sống sinh hoạt và cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực
Dự án chiếm dụng đất là 91,27 ha Căn cứ Mục 6, Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm
c và điểm d khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường Như vậy Dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020 Thẩm quyền thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là UBND tỉnh theo quy định tại Điều 35, Luật Bảo
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
a Đối với quy hoạch thủy lợi
Trang 12Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
Dự án: Hồ chứa nước Ia Tun được đề xuất trong các văn bản Quy hoạch đã được phê duyệt như sau:
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 01/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020
và định hướng đến năm 2025 – "tại Phụ lục 2.1: Danh mục công trình thủy lợi xây dựng mới giai đoạn 2011-2015"
- Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt rà soát, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung Dự án Quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025 – "tại Phụ lục 2: Tổng hợp danh mục các công trình thủy lợi quy hoạch xây dựng mới đến giai đoạn 2025"
- Quyết định số 2126/UBND-NNTN ngày 24/6/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về việc bổ sung, điều chỉnh công trình thủy lợi vào quy hoạch thủy lợi tỉnh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025 – "tại Phụ lục đính kèm có điều chỉnh diện tích tưới quy hoạch và bổ sung nhiệm vụ cấp nước"
b Đối với quy hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 01/03/2022 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
- Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 01/03/2022 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Tu
Rơ Mông, tỉnh Kon Tum
- Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 07/03/2022 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
- Quyết định số 4325/QĐ-BNN-TCTL ngày 02/11/2018 Phê duyệt quy hoạch tổng thể thuỷ lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn đến năm 2030 định hướng đến năm 2050
Dự án đã được chấp thuận bổ sung vào danh mục các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ vào mục đích khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ngày 12/07/2022 Diện tích đất trồng lúa thuộc dự án cần chuyển đổi là 2,5 ha
2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật
về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp luật
Trang 13* Về lĩnh vực môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản
lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
*) Về lĩnh vực đất đai
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
*) Về lĩnh vực thủy lợi, hồ chứa
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý
an toàn đập, hồ chứa nước;
- Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng;
- Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
*) Về lĩnh vực xây dựng
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Trang 14Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06/04/2020 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia “An toàn cháy cho nhà và công trình”;
- Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công thương quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện;
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng
*) Về lĩnh vực tài nguyên nước
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
- Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
*) Về lĩnh vực đa dạng sinh học
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
*) Về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;
*) Về lĩnh vực giao thông
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định
về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Trang 15- Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19/9/2018 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
*) Về lĩnh vực khí tượng thủy văn
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
- Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/04/2020 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
*) Về một số lĩnh vực khác
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
Trang 16Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuâ ̣t quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về gia tốc rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị của 50 yếu
tố hóa học tại nơi làm việc;
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng có trong đất;
- QCVN 04-05:2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế;
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của dự án
- Văn bản số 3502/UBND-HTKT ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh Kon Tum đề nghị thực hiện nhiệm vụ CBĐT và CĐT dự án Cụm hồ Đắk Rô Gia và
dự án Cụm công trình thủy lợi Đắk Glei, tỉnh Kon Tum
- Ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp ngày 19/3/2021 tại cuộc họp về thẩm định sơ bộ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cụm hồ ĐăkRôGia – Ia Tun, tỉnh Kon Tum
- Văn bản số 1985/BNN ngày 06/4/2021 của Bộ NN&PTNT về việc đề nghị hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án
- Văn bản số 529/XD-TĐ ngày 10/5/2021 của Cục quản lý xây dựng công trình về việc ý kiến thẩm định về kỹ thuật Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự
án Cụm hồ Đăk Rô Gia, tỉnh Kon Tum
- Văn bản số 294/KHCN ngày 20/5/2021 của Vụ khoa học công nghệ và môi trường về góp ý Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hồ Ia Thul – tỉnh Gia Lai
và Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cụm hồ ĐăkRôGia – tỉnh Kon Tum
- Văn bản số 923/TCTL – KHTC ngày 28/5/2021 của Tổng cục Thủy lợi về việc góp ý Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hồ Ia Thul - tỉnh Gia Lai và Báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư cụm hồ Đăk Rô Gia – tỉnh Kon Tum
- Văn bản số 550/KH-TL ngày 30/6/2021 của Vụ kế hoạch - Bộ NN&PTNT về việc Báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Dự án: Cụm
hồ Đăk Rô Gia - Ia Tun, tỉnh Kon Tum
- Quyết định số 3189/QĐ-BNN-KH ngày 19/07/2021 của Bộ NN và PTNT
về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cụm hồ Đăk Rô Gia - Ia Tun
Trang 17- Quyết định số 1957/QĐ-BNN-KH ngày 18/05/2023 của Bộ NN và PTNT
về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cụm hồ Đăk Rô Gia - Ia Tun
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập
- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
- Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công của dự án
- Bản vẽ có liên quan đến dự án
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đánh giá tác đô ̣ng môi trường của Dự án “Hồ chứa nước Ia Tun”
do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum là Chủ đầu tư chủ trì lập với sự tư vấn của Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị – thành phố Kon Tum – tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0905.638.580
Đại diện: Ông Phạm Minh Tuấn Chức vụ: Giám đốc
Danh sách những người tham gia thực hiện Báo cáo ĐTM được nêu ở bảng sau:
Bảng 0.1 Danh sách những người tham gia thực hiện
TT Họ và tên Học vị Chuyên ngành
Năm kinh nghiệm
2 Nguyễn Minh Tuấn Kỹ sư Kỹ Môi trường thuật 10
Phụ trách chính phần đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường
dân dụng & 9 Kỹ sư xây dựng - Tổng hợp khối lượng, đánh
Trang 18Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
TT Họ và tên Học vị Chuyên ngành
Năm kinh nghiệm
Công nghiệp
giá các rủi ro, sự cố trong quá trình thi công xây dựng
5 Đoàn Hải Minh Kỹ sư Xây dựng cầu đường 14
Kỹ sư xây dựng cầu đường - Tổng hợp, tính toán khối lượng thi công dự án
sư
Công nghệ
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Quá trình lập Báo cáo ĐTM được triển khai qua các giai đoạn gồm:
1 Điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích môi trường:
- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn khu vực
- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường khu vực, sinh thái cảnh quan khu vực
- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực
- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về các đối tượng nhạy cảm có khả năng bị tác động trong quá trình thực hiện
- Điều tra, tham vấn cộng đồng
- Lấy mẫu quan trắc môi trường nền
2 Trên cơ sở thực hiện các bước trên tiến hành đánh giá các tác động khi triển khai Dự án đối với các yếu tố môi trường và kinh tế - xã hội
3 Đề xuất các biện pháp, giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và thực tế nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường
4 Lập kế hoạch quản lý, giám sát môi trường cho các giai đoạn của dự án
Trang 195 Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình thẩm định và bảo
vệ trước Hội đồng thẩm định xét duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường
4 Phương pháp đánh giá tác đô ̣ng môi trường
a Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan
truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra (Mô hình nguồn đường, nguồn mặt) (Áp dụng trong chương 3 của báo cáo)
- Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên phương pháp đánh giá tác động
môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rất hữu ích trong công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là trong trường hợp không xác định được các thông số cụ thể để tính toán.Phương pháp này được ứng dụng tính toán tải lượng
ô nhiễm từ các hoạt động của dự án cũng như các tác động của chúng đến môi trường (Áp dụng trong chương 3 của báo cáo)
- Phương pháp ma trận môi trường: Phương pháp này phối hợp liệt kê các
hành động của Dự án và liệt kê các yếu tố môi trường có thể bị tác động và đưa vào một ma trận với hàng ngang là các nhân tố môi trường và hàng dọc là các hoạt động phát triển (hoặc ngược lại) Ô giao giữa hàng và cột dùng để chỉ khả
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống
kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố KT-XH cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong các giai đoạn xây dựng và hoạt động của Dự án (Áp dụng trong chương 3 của báo cáo)
- Phương pháp khảo sát hiện trường: (Áp dụng trong chương 2 của báo
cáo)
+ Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện…
+ Khảo sát hiện trạng rừng, tài nguyên sinh học (hệ động, thực vật trên cạn, dưới nước, ), các đối tượng nhạy cảm, cần được bảo vệ trong và ngoài khu vực dựa án
Trang 20Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
Quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu: (Áp dụng trong chương 2 của
báo cáo)
+ Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án
+ Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…
- Phương pháp kế thừa: (Áp dụng trong chương 3 của báo cáo) Đây là
phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung Kế thừa các nghiên cứu ĐTM của các dự án xây dựng đường giao thông và có chiếm dụng rừng khác để trích lọc những thông tin, biện pháp tương đồng với ĐTM này
- Phương pháp so sánh: (Áp dụng trong chương 3 của báo cáo)
+ Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường liên quan, các tiêu chuẩn của Bộ Y tế cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan trên thế giới
+ Đối với dự án, phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong so sánh các kết quả đo đạc, phân tích, tính toán dự báo nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của dự án với các TCVN về môi trường và Tiêu chuẩn ngành
- Phương pháp điều tra xã hội học (tham vấn cộng đồng): (Áp dụng trong
chương 1, 2 và 5 của báo cáo)
+ Chương 1, 2: Điều tra về hiện trang sử dụng đất, tình hình ngập úng, điều tra thu nhập của người dân và ảnh hưởng khi bị mất đất
+ Chương 5: Tham vấn ý kiến đóng góp hoàn thiện báo cáo ĐTM
Sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương xung quanh khu vực thực hiện dự án
- Phương pháp điều tra đa dạng thành phần loài động, thực vật: Sử dụng
tuyến điều tra điển hình đi qua các khu vực dự án Độ dài của tuyến có thể thay đôi tuỳ thuộc điều kiện địa hình Tất cả các loài gặp trên tuyến được ghi trong phiếu điều tra tuyến Các loài có giá trị bảo tồn phải tiến hành chụp ảnh, lấy mẫu, xác định toạ độ
Trang 215 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án:
(1) Thông tin chung:
- Tên dự án: Hồ chứa nước Ia Tun
- Địa điểm thực hiện: xã Đăk Ang, Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
- Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 423 Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Người đại diện: Trần Ngọc Tuấn Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0260.3864 834 Fax: 0260.3864 834
(2) Phạm vi, quy mô, công suất:
Hồ chứa nước Ia Tun dự kiến xây dựng ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, khu hưởng lợi chính thuộc xã Đăk Ang, các khu hưởng lợi liền
kề là xã Đăk Môn thuộc huyện Ngọc Hồi nằm trên tuyến cấp nước chính của dự
* Các chỉ tiêu thiết kế, kỹ thuật:
Mức đảm bảo phục vụ tưới ứng với tần suất P = 85%
Mức đảm bảo cấp nước sinh hoạt: 90%
Diện tích lưu vực 19km2, hồ chứa điều tiết năm, có MNDBT +712,00m,
- Công trình đầu mối:
Xây dựng cụm công trình đầu mối gồm các hạng mục: Đập ngăn sông tạo
hồ, tràn xả lũ, cống lấy nước, khu nhà quản lý, đường quản lý, hệ thống điện quản lý và vận hành Cụ thể :
Trang 22Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
+ Đập ngăn sông : Toàn bộ nền tuyến đập nằm trên nền đất + đá, tuyến đập dài 187,40m chưa kể tràn xả lũ, hình thức kết cấu đập đất nhiều khối, cụ thể như sau:
Hình dạng kích thước: Chiều dài theo đỉnh đập 187,40m, chiều cao lớn nhất Hmax=31,0m, chiều rộng đỉnh đập B=6m, cao trình đỉnh đập ổn định +714,50m, mái đập thượng lưu m=2,75-3,75; mái hạ lưu m= 2,25-3,25;
Tiêu thoát nước thân đập: Kiểu ống khói và đống đá hạ lưu;
Chống thấm nền đập: Chân khay kết hợp khoan phụt
+ Tràn xả lũ : Hình thức tràn có cửa, ngưỡng ÔphixêRốp không chân không, bố trí ở bên trái đập đất, tràn gồm 02 cửa, kích thước BxH=2x(5x5)m,
Q0,2%=318,35m3/s; kết cấu BT và BTCT, trên đỉnh tràn bố trí cầu giao thông rộng B=6.0m, nối tiếp bằng dốc nước và tiêu năng đáy
+ Cống lấy nước : Cống đặt bên vai trái đập, cách tim Tràn 39,0m về bên phải, cống tròn đường kính D=1,0m, cao trình ngưỡng cống +691,00m, kết cấu cống bằng ống thép bọc bê tông cốt thép, hình thức chảy có áp, lưu lượng thiết
kế Q=0,45m3/s
+ Các công trình phục vụ quản lý, vận hành : Nhà quản lý, đường quản lý,
hệ thống điện, hệ thống quan trắc, giám sát
- Hệ thống kênh :
Hệ thống kênh phục vụ tưới cho 500ha đất canh tác, bao gồm:
+ Kênh chính : Chiều dài khoảng 0,84km, kết cấu bằng đường ống thép, chảy có áp d= 800mm dày 8mm
+ Kênh chính Bắc : Tổng chiều dài khoảng 1,8km, kết cấu bằng đường ống thép , chảy có áp d=(400÷250)mm
+ Kênh chính Nam : Tổng chiều dài khoảng 7,35km, kết cấu bằng đường ống thép, chảy có áp d=(600÷800)mm
+ Các kênh cấp I trở xuống: Chiều dài khoảng 24,40km (kênh cấp 1 dài 17,9km, kênh cấp 2 dài 6,5km), dự kiến kết cấu bằng đường ống HDPE , chảy
có d=(110÷200)mm
5.2 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công
TT Hoạt động Nguồn gây tác động Đối tượng bị tác động
I Giai đoạn chuẩn bị
1 Đào đắp,
san gạt, tạo
- Bụi, khí thải của các phương tiện
- Công nhân thi công
- Môi trường không khí khu vực dự án
Trang 23TT Hoạt động Nguồn gây tác động Đối tượng bị tác động
mặt bằng giao thông, máy
- Hoạt động của các máy móc thiết bị (máy xúc, máy ủi,…)
- Tai nạn giao thông; tai nạn lao động
- Tăng lượng bụi phát sinh, khí thải, tiếng ồn trên các tuyến đường vận chuyển
- Tác động đến môi trường không khí xung quanh khu vực dự án
- Thiệt hại tài sản và các công trình trên đất của người dân địa phương vùng công trình và
hạ lưu, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trượt lở đất đá khi thi công xây dựng, sửa chữa các hạng mục công trình
- Phát sinh đất đá thải, chiếm dụng đất làm bãi
đổ thải, bãi đất đắp; ô nhiễm nước mặt gần khu vực bãi đổ thải nếu không đổ thải đúng quy định
- Tăng lượng phương tiện lưu thông trên các tuyến đường giao thông khu vực, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và chất lượng đường
- Phát sinh nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công và nước thải sinh hoạt của công nhân
- Tác động đến môi trường nước tại khu vực (nước mặt tại hồ chứa) và ảnh hưởng đến đất trồng hoa màu của người dân
- CTR, CTNH - Tác động đến môi trường đất, nước
- Công nhân thi công
- Môi trường không khí khu vực dự án
- Hoạt động của các máy móc thiết bị (máy xúc, máy ủi,…)
- Tai nạn giao thông; tai nạn lao
- Tăng lượng bụi phát sinh, khí thải, tiếng ồn trên các tuyến đường vận chuyển
- Tác động đến môi trường không khí xung quanh khu vực dự án
- Thiệt hại tài sản và các công trình trên đất của người dân địa phương vùng công trình và
hạ lưu, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trượt lở đất đá khi thi công xây dựng, sửa
Trang 24Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
TT Hoạt động Nguồn gây tác động Đối tượng bị tác động
động chữa các hạng mục công trình
- Phát sinh đất đá thải, chiếm dụng đất làm bãi
đổ thải, bãi đất đắp; ô nhiễm nước mặt gần khu vực bãi đổ thải nếu không đổ thải đúng quy định
- Tăng lượng phương tiện lưu thông trên các tuyến đường giao thông khu vực, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và chất lượng đường
- Phát sinh nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công và nước thải sinh hoạt của công nhân
- Tác động đến môi trường nước tại khu vực (nước mặt tại hồ chứa) và ảnh hưởng đến đất trồng hoa màu của người dân vùng hạ du
- CTR, CTNH - Tác động đến môi trường đất, nước
Sinh hoạt của cán
bộ, công nhân thi công
Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt
a Bụi và khí thải
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển ngoài công trường:
+ Nguồn phát sinh: Từ các phương tiện vận chuyển đất đào đắp ra vào dự
án
+ Thành phần: Chủ yếu là bụi với nồng độ đáng kể, phát tán mạnh tại tâm điểm phát thải và giảm dần nồng độ ô nhiễm theo khoảng cách
+ Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt
độ không khí, tần suất hoạt động, loại nguyên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
+ Khu vực chịu tác động: Môi trường không khí, sức khỏe người dân sống dọc tuyến vận chuyển vào công trình
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động đào đắp, lu lèn tại chỗ:
Trang 25+ Nguồn phát sinh: Từ các phương tiện thi công đất đào đắp, lu lèn tại công trường
+ Thành phần: TSP; SO2; NOx; CO; VOC Trong đó nồng độ bụi lan truyền do hoạt động đào, đắp đất chiếm tỷ trọng đáng kể
+ Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt
độ không khí, tần suất hoạt động, loại nguyên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
+ Khu vực chịu tác động: Môi trường không khí, sức khỏe công nhân, người dân tham gia giao thông tại các tuyến đường liên xã
- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu:
+ Nguồn phát sinh: Từ quá trình đốt nhiên liệu của các máy móc tham gia thi công trên công trường
+ Thành phần: TSP; SO2; NOx; CO; VOC
+ Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt
độ không khí, tần suất hoạt động, loại nguyên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
+ Khu vực chịu tác động: Môi trường không khí, thảm thực vật, sức khỏe người dân và công nhân tham gia thi công
b Nước thải:
- Nước thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công dự án
+ Nước tưới hạn chế bụi: Tiêu chuẩn tưới nước là 1 lít/m2, lượng nước tưới hàng ngày khoảng 30 - 50 m3/ngày Tần suất tưới nước là không dưới 04 lần/ngày vào những ngày nắng nóng Lượng nước tưới này được thấm hoàn toàn vào nền đất, hầu như không phát sinh nước thải
+ Nước thải phát sinh từ việc vệ sinh phương tiện giao thông vận chuyển nguyên, vật liệu và sản phẩm (như xe tưới nước, xe tải, máy đào, ): Số lượng phương tiện giao thông dùng nước vệ sinh tại mỗi công trường khoảng 40 lượt/ngày đêm Lượng nước thải chiếm khoảng 5% lượng nước cấp, khoảng 4,0
m3/ngày Đặc trưng của nước thải vệ sinh thiết bị là độ pH cao, độ đục cao, chứa nhiều chất hữu cơ: dầu nhớt, cát và các chất lơ lửng
+ Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng khá lớn, nếu không được thu gom hợp lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm tới các nguồn nước tiếp nhận
- Nước thải sinh hoạt
+ Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường
Trang 26Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
+ Lượng phát sinh: Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 51:2008, với số lượng cán bộ công nhân thi công thi công lớn nhất trên mỗi công trường khoảng
60 người, lượng nước thải phát sinh khoảng (10 người x 60 lít/người/ngày)/1.000 = 6,0 m3/ngày
+ Thành phần: Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên thi công xây dựng chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh
+ Vùng chịu tác động: Nếu được thu gom toàn bộ bằng nhà vệ sinh di động
sẽ không ảnh hưởng đến môi trường
- Nước mưa chảy tràn:
+ Lưu lượng mưa trận mưa lớn nhất lên mặt bằng dự án trong giai đoạn thi công là 2.400 m3/ngày (trận mưa lớn nhất)
+ Là công trình hạ tầng san nền, do vậy vật liệu thi công chỉ bảo gồm đất đắp Công tác vệ sinh mặt bằng tốt cùng với việc bảo quản nguyên vật liệu sẽ giảm thiểu tối đa tác động từ chất thải cuốn theo nước mưa
+ Khu vực xung quanh dự án, nguồn nước mặt tại các sông suối lân cận
c Chất thải rắn
* Chất thải rắn khi GPMB
vực bãi thải được thiết kế gần khu vực công trình
* Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Nguồn gốc: Sinh hoạt của công nhân trên công trường
+ Thành phần: Thực phẩm thừa, vỏ hộp xốp đựng đồ ăn, vỏ hộp sữa, vỏ chai đồ uống, vỏ hoa quả, giấy vụn,…
+ Khối lượng: Với lượng công nhân tham gia thi công tại công trường, lượng rác thải phát sinh tương tứng tối đa là 60 người ×0,35 kg/ngày = 20,1kg/ngày
Vùng chịu tác động: Lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom và
xử lý hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, cảnh quan và môi trường nước mặt của khu vực dự án
* Chất thải nguy hại
- Dầu mỡ thải: ước tính là 120 lít/lần thay nhớt/công trường
- Khối lượng dẻ lau mỗi chu kỳ thay nhớt khoảng 15kg/công trường
d Tiếng ồn, độ rung
- Tiếng ồn:
Trang 27+ Nguồn phát sinh chủ yếu là động cơ, hoạt động của các phương tiện vận tải và phương tiện thi công cơ giới gây ra, đặc biệt là máy xúc, ủi, xe lu,… trong quá trình thi công Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động trong thi công phụ thuộc vào tần suất hoạt động, mức độ tập trung máy móc, đặc tính kỹ thuật tuổi thọ của máy móc
+ Tiếng ồn có khả năng tác động trong cự ly lên đến hàng trăm mét, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia tại công trường và một số khu vực dân
cư trên tuyến
- Rung động:
+ Rung động được gây ra bởi nhiều loại máy móc khác nhau, đặc biệt là máy lu lèn, máy đầm, máy đào đất Rung chấn tác động trực tiếp đến kết cấu công trình nhà cửa và sức khoẻ con người
+ Khi so sánh với quy chuẩn, tiếng ồn và độ rung của máy móc thi công trong công trường hầu hết đều đạt ngưỡng cho phép đối với khoảng cách trên 100m Đối tượng bị tác động chủ yếu là các công trình nhà cửa tại khu vực dân
cư có tuyến đường dự án đi qua
5.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
- Không sử dụng xe, máy thi công quá cũ không được các trạm Đăng kiểm cấp phép do lượng khí thải sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Không chuyên chở vượt trọng tải quy định Sử dụng xe vận chuyển đúng trọng tại quy định đối với các tuyến đường vận chuyển
- Bố trí trạm xịt lốp xe tại cổng ra vào của mỗi công trường để tưới xịt lốp
xe trước khi ra khỏi công trường Trạm rửa lốp xe sử dụng máy xịt rửa xe cầm tay chuyên dụng và bố trí 02 công nhân túc trực để thực hiện công tác rửa lốp
Bố trí hố thu gom lắng cặn thu nước trong quá trình rửa lốp xe
- Lập kế hoạch thi công xây dựng và nhân lực chính xác, cụ thể để tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện
đại, các hoạt động cơ giới hóa và tối ưu hóa quy trình xây dựng
Trang 28Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
- Nguyên tắc thi công và vận chuyển theo hình thức cuốn chiếu, thực hiện trọn gói, từng đoạn, từng phần Xây dựng xong đến đâu tiến hành vệ sinh và thu dọn hiện trường ngay đến đó
- Tưới nước giảm bụi khu vực thi công với tần suất tưới nước vào mùa khô không dưới 4 lần/ngày Nội dung này được các nhà thầu thi công thực hiện, được giám sát bởi đơn vị tư vấn giám sát xây dựng tại mỗi đoạn tuyến thi công
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu vực dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố
- Không sử dụng các phương tiện chuyên chở, thi công quá cũ và không chở nguyên vật liệu quá đầy, quá tải Quy định tải trọng xe tối đa sử dụng trong quá trình vận chuyển của dự án là 12 tấn, dung tích thùng 10 m3
- Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường
- Các phương tiện vận chuyển được phủ bạt, che kín để tránh phát tán bụi
ra môi trường xung quanh Biện pháp này có thể giảm được khoảng 90- 95% lượng bụi phát tán vào môi trường
- Ưu tiên thực hiện tốt công tác tưới nước giảm bụi, tận dụng nguồn nước
từ sông suối lân cận để tưới cho từng lớp đất đào đắp, tưới nước tại các vị trí tập kết đất trước khi vận chuyển
- Cần lu lèn, đầm chặt theo đúng thiết kế khi đất đắp nền được vận chuyển đến đoạn cần sang nền để tránh tình trạng bụi đất phát tán khi gặp gió
- Đối với đất đắp: vận chuyển đất từ mỏ, tưới nước hoặc phơi nếu độ ẩm của đất chưa phù hợp, tiến hành đắp đất từng lớp và đầm lèn đạt độ chặt thiết kế
- Mỗi lớp đất đắp cần được tưới ẩm trước khi tiến hành lu lèn và đắp lớp tiếp theo để hạn chế bụi phát sinh
- Thi công đúng tiến độ và lu lèn, đầm chặt dứt điểm từng đoạn cần sang nền đường
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, cách
ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu
- Chủ dự án yêu cầu nhà thầu định kỳ 3 tháng/lần bảo dưỡng các loại xe và thiết bị để giảm tối đa lượng khí thải ra
* Khí thải
- Các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công phục vụ Dự án được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ
Trang 29- Định kỳ bảo dưỡng xe ô tô, máy móc thiết bị nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và đảm bảo các quy chuẩn môi trường
- Lái xe sẽ tuân thủ các quy định Luật Giao thông nhằm tránh ùn tắc giao thông, dẫn đến ô nhiễm không khí
- Lựa chọn các phương tiện cơ giới đồng bộ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị máy móc
b Nước thải
* Nước thải xây dựng
- Đối với nước xịt rửa lốp xe: Bố trí hố lắng có kích thước cát tiêu chuẩn B×L×H = 3,0×4,0×1,0 m, thu gom và lắng lọc đối với nước xịt rửa lốp xe tại cổng dự án
- Đối với nước thải vệ sinh máy móc, thiết bị: chỉ vệ sinh một số thiết bị đặc thù như máy trộn vữa, máy đào, xe lu Các máy móc được tập trung về một địa điểm cố định, vệ sinh vào cuối mỗi ca làm việc Đặc tính nước thải ít có tính nguy hại nên có thể cho ngấm vào đất, bố trí mương thu nước tại vị trí vệ sinh máy móc, dẫn đến hố lắng nước xịt rửa lốp xe
- Sau khi thi công hoàn thành, đơn vị thi công có trách nhiệm nạo vét các mương thu nước, xử lý hố cát lắng trước khi hoàn trả mặt bằng cho địa phương
- Bảo quản, che chắn cẩn thận các nguyên vật liệu (cát, đá, xi măng,…) không để rơi vãi nhiều và bị cuốn trôi theo nước mưa
- Vớt rác và bùn ở các mương thoát nước định kỳ, trước khi có mưa lớn xảy ra nhằm tránh sự rửa trôi, kéo đất cát, CTR xuống các lưu vực nước mặt gần khu vực dự án
- Đối với nước tưới hạn chế bụi: thực hiện tưới nước hạn chế bụi tại các tuyến đường vận chuyển và ngay tại bề mặt tuyến đường đào, đắp Nước tưới hạn chế bụi bản chất không ô nhiễm, tuy nhiên mang theo nhiều đất cát trên mặt đường, do vậy đơn vị thi công phải bố trí công nhân làm việc trên các tuyến vận chuyển để theo dõi các vị trí rơi vãi đất đá để kịp thời thu dọn không để mưa cuốn trôi xuống hệ thống thoát nước
* Nước thải sinh hoạt
- Tại mỗi khu vực lán trại, Chủ dự án yêu cầu nhà thầu thiết kế khu nhà vệ sinh có kết cấu đơn giản, tường tôn bao xung quanh, mái tôn, gần khu vực lán trại Xây dựng bể tự hoại 03 ngăn đơn giản, thu nước từ nhà vệ sinh bằng đường ống D110 Bể tự hoại sau khi phục vụ trong giai đoạn thi công sẽ được phá dỡ, thuê đơn vị có chức năng hút bể tự hoại và rải vôi xử lý, hoàn trả mặt bằng Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt → bể tự hoại → hút chất thải trong bồn cầu mang đi xử lý → rải vôi, phá dỡ công trình, hoàn trả mặt bằng
Trang 30Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
- Khi công trình hoàn thành sẽ tháo dỡ và san lấp trả lại mặt bằng hiện trạng dự án
-Thuê đơn vị hút hầm tự hoại định kỳ
* Nước mưa chảy tràn
- Đào rãnh chảy theo địa hình tự nhiên của khu vực thoát nước mưa sau đó qua hố ga lắng cặn bẩn trước khi thải ra môi trường
- Che chắn và tập kết đất bóc hữu cơ, tránh bị nước mưa cuốn trôi
- Tổ chức và quản lý thi công hợp lý đối với Dự án, mức độ ô nhiễm nước mưa cuốn trôi bề mặt sẽ được kiểm soát nên đây có thể coi là nguồn ô nhiễm không lớn và chỉ mang tính thời điểm
- Không thi công vào những ngày mưa để tránh hiện tượng rửa trôi các chất trên bề mặt
c Chất thải rắn
* Chất thải rắn xây dựng thông thường:
- Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lý vật liệu, nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý, giám sát công trình
- Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư thừa đươ ̣c tận dụng cho việc san lấp công trı̀nh
- Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng được như bao bì xi măng, sắt thép dư thừa được các nhà thầu thu gom, tái sử dụng
- Xử lý tốt lượng chất thải từ quá trình phá dỡ công trình cũ trên tuyến
- Vận chuyển vật liệu theo tiến độ thực hiện của dự án
- Tập kết vật liệu gọn gàng, che chắn xung quanh
- Sau mỗi ca làm việc cần phải thu dọn mặt bằng công trường, thu gom và tận dụng các loại vật liệu rơi vãi
* Đất đào dư thừa:
- Vận chuyển đổ tại 02 vị trí với tổng diện tích là 5ha Tổng khối lượng dự kiến đổ thải là khoảng 250.000 m3
- Thực hiện các giải pháp đổ đất, san gạt, đầm nén đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật
- Bố trí thoát nước, bạt mái taluy chống sạt lở trong mùa mưa
* Chất thải rắn sinh hoạt
Bố trí 02 thùng chứa rác dung tích 120 lít tại 02 công trường thu gom rác, hàng ngày vận chuyển đổ tại các điểm tập kết rác thải tại khu vực
Trang 31* Chất thải nguy hại:
- Hạn chế tối đa việc sửa chữa thiết bị, máy móc trong khu vực;
- Ban hành nội quy quản lý CTNH tại công trình xây dựng;
- Bố trí tại mỗi công trường 01 thùng chứa CTNH dung tích 120 lít chuyên dụng, có nắp đậy kín, dán nhãn riêng biệt và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý theo đúng hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
d Biện pháp giảm thiểu tác động khác
- Trước khi thi công sẽ tiến hành dựng rào chắn ngăn cách khu vực công trường với khu vực xung quanh
- Xây dựng kế hoạch thi công, sử dụng máy móc thiết bị, vận chuyển hợp
lý về cả số lượng các loại máy móc, phương tiện và lộ trình di chuyển; không tập trung nhiều máy móc, phương tiện vận chuyển vào cùng một thời điểm, trên cùng một khu vực thi công, tránh cộng hưởng tiếng ồn, độ rung
- Thường xuyên kiểm tra mức ồn, độ rung để có biện pháp giảm thiểu kịp thời
- Quá trình thi công sẽ tránh sử dụng máy móc thiết bị có tiếng ồn, độ rung lớn vào các giờ giờ nghỉ ngơi của người dân
- Các phương tiện và máy thi công sẽ được định kỳ bảo dưỡng, thường xuyên bôi trơn dầu mỡ, được kiểm định và có giấy phép lưu hành
- Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ xe khi đi qua các khu vực dân cư trên tuyến đường và trong phạm vi công trường
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại những khu vực có mức ồn và độ rung lớn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo
5.4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
a Giám sát chất lượng môi trường không khí
- Vị trí lấy mẫu:
+ Khu vực đầu mối công trình hồ chứa Ia Tun
+ Khu vực bãi thải công trình hồ chứa Ia Tun
- Số lượng mẫu: 02 mẫu
- Thông số đo: Vi khí hậu, bụi lơ lửng, SO2, NOx, CO, độ ồn, độ rung
- Tần suất: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26: 2010/BTNMT; QCVN 27: 2010/BTNMT
Trang 32Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
b Giám sát chất lượng môi trường nước mặt
- Vị trí lấy mẫu:
+ Khu vực suối Đăk Trai phần thượng lưu tuyến đâp Ia Tun
+ Khu vực suối Đăk Trai phần hạ lưu tuyến đâp Ia Tun
- Số lượng mẫu: 02 mẫu
Clorua, Tổng Coliform, E.Coli
d Giám sát an toàn lao động cho công nhân
- Đưa ra các nội quy an toàn lao động cho công nhân trong quá trình thi công xây dựng;
- Kiểm tra, giám sát an toàn lao động trong thi công; môi trường lán trại tạm
- Định kỳ kiểm tra, giám sát: 3 tháng/lần
e Giám sát sạt lở, xói mòn, ngập úng
- Theo dõi các vị trí có nguy cơ xảy rả sạt lở đất, ngập úng trong mùa mưa
- Kịp thời phát hiện sự cố và nhanh chóng khắc phục
- Giám sát chất lượng thi công công trình, công trình taluy, tiêu thoát nước, công trình gia cố bãi thải
- Định kỳ kiểm tra, giám sát hàng ngày theo tiến độ thi công
Trang 33Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung về dự án
1.1.1 Tên dự án
HỒ CHỨA NƯỚC IA TUN
Địa điểm: Xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
- Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 423 Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Người đại diện: Trần Ngọc Tuấn Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0260.3864 834 Fax: 0260.3864 834
- Nguồn vốn của dự án: Sử dụng vốn Ngân sách nhà nước do Bộ
NN&PTNT quản lý giai đoạn trung hạn 2021-2025
Công trình Hồ chứa Ia Tun: 308.000.000.000 đồng
- Tiến độ thực hiện: Tổng thời gian thi công toàn bộ công trình là 03 năm
Trang 34Chủ dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Kon Tum
Trang 35Bảng 1.1 Toạ độ các điểm tim tuyến đầu mối công trình hồ chứa Ia Tun
- Lưu vực hồ chứa Ia Tun nằm phía Tây Bắc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum, bắt nguồn từ các vùng núi cao giáp ranh giữa các huyện: Tu Mơ Rông –
Đắk Glêi, sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, rồi đổ vào Sông Pô Kô
Địa hình tương đối dốc, bị chia cắt nhiều bởi sông suối và đồi núi
- Đi ̣a hı̀nh đồi núi cao có độ cao từ 800 - 1780 m, tập trung ở xã Đắk Ang
có các đı̉nh núi cao như: Ngọk Chiến (1.777m), Ngọk Xi Nê (1.544m) với các
dãy núi chạy theo hướng Bắc Nam cao ở đỉnh rồi thoải về phía Tây nam Đô ̣ cao
trung bı̀nh so với mă ̣t nước biển > 900m Đi ̣a hı̀nh chia cắt hiểm trở và có xu
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam Trên dạng địa hình này chủ yếu là diện tích
rừng tự nhiên
- Dạng địa hình đồi núi, độ dốc và hướng dốc thay đổi liên tục và bị chia
cắt bởi các nhánh suối nhỏ tạo nên dạng địa hình đồi núi phức tạp
- Cụm công trình đầu mối nằm ở độ cao từ 650 ÷ 800m
- Địa hình vùng dự án chia thành các kiểu địa hình khác nhau:
- Vùng thượng lưu hồ Ia Tun thuộc địa hình đồi núi cao, thuộc ranh giới 3
huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông – Đắk Glêi của tỉnh Kom Tum, dòng sông dốc,
nhiều thác gềnh
Trang 36- Vùng hạ du hồ Ia Tun là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi trung du và Dạng
địa hình thung lũng bằng thấp, phân bố thành dải hẹp dọc theo dải đất phù sa
ven suối nhánh và suối chính, chạy dọc theo bờ Tả sông Pô Kô
* Diện tích, cơ cấu, thời vụ cây trồng
Công trình có nhiệm vụ thiết kế tưới cho 500ha đất canh tác Trong đó:
100,0ha lúa 2 vụ và 250ha cây cà phê, 150 ha rau màu (Ngô), cụ thể cơ cấu mùa
Thời gian gieo trồng Thời gian thu hoạch Số ngày sinh trưởng
1 Lúa Đông Xuân 10/XII 31/III 110 100
2 Lúa Hè Thu 10/V 29/VIII 110 100
3 Màu đông xuân 01/I 10/IV 100 150
4 Màu hè thu 01/V 10/VIII 100 150
5 Cà Phê
Chia thành 6-8 tuần tưới trong năm, bắt đầu từ tháng XI đến khi bắt đầu có
* Tổng hợp nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp
Từ kết quả tính toán mức tưới các loại cây trồng, cơ cấu cây trồng trên khu
tưới, tính toán được nhu cầu nước cho nông nghiệp như sau:
Tổng hợp lượng nước yêu cầu cấp cho nông nghiệp
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Tưới 0,556 0,599 0,641 0,649 0,166 0,044 0,009 0,010 0,230 0,534 3,438
* Nhu cầu dùng nước sinh hoạt
Dự án hồ Ia Tun sẽ tạo nguồn cho cấp nước sinh hoạt, theo hệ thống đường
ống cấp nước, lượng nước cấp trong năm là: 5000 người x 129,2 lít x 365
ngày/0,9 = 0,262 tr.m3/năm, được tính cụ thể cho từng tháng, kết quả cấp nước
sinh hoạt như sau:
Bảng tổng hợp lượng nước cấp cho sinh hoạt
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
* Nhu cầu cấp nước dòng chảy tối thiểu
Lượng nước cấp trả dòng chảy tối thiểu được tính toán chi tiết ở Báo cáo
Khí tượng – Thủy văn, cụ thể Qtt=0,049 m3/s, tổng lượng nước cấp trả dòng
chảy tối thiểu là 1,545 Tr.m3/năm, và được chia đều trong 12 tháng, cụ thể:
Trang 37Bảng tổng hợp tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
W t,thiểu 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 1,545
* Tổng hợp nhu cầu dùng nước tại đầu mối hồ Ia Tun
Tổng hợp các nhu cầu dùng nước được lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ
Ia Tun:
Bảng tổng hợp lượng nước yêu cầu hồ Ia Tun
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng Tưới 0,556 0,599 0,641 0,649 0,166 0,044 0,009 0,010 0,230 0,534 3,44
W t,thiểu 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 0,129 1,55
W s,hoạt 0,022 0,020 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,26
W tổng 0,707 0,748 0,792 0,799 0,317 0,194 0,160 0,161 0,150 0,151 0,380 0,685 5,24
1.1.5 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất
1.1.5.1 Diện tích sử dụng đất của từng công trình theo loại đất
Diện tích chiếm dụng của từng côgn trình hồ chứa được thống kê qua qua
từng bảng như sau:
Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích chiếm đất của công trình Hồ chứa Ia Tun
Tổng diện tích GPMB
Lòng
Đường QLVH+
tránh ngập
Kênh mương
Các bãi VL+ Bãi trữ+ Lán trại
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 51.56 7.99 4.85 4.37 20.66 13.70
Đất trồng lúa nước còn lại 6.64 1.22 3.37 0.01 0.42 1.62 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 44.69 6.77 1.24 4.35 20.24 12.08 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 18.44 4.14 3.35 0.45 6.14 4.35
1.2.1 Đất đang sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất 6.42 4.11 1.43 0.85 0.03
Trang 38TT LOẠI ĐẤT
Tổng diện tích GPMB
Lòng
Đường QLVH+
tránh ngập
Kênh mương
Các bãi VL+ Bãi trữ+ Lán trại
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.08 0.83 0.03 0.15 0.06
Trang 391.1.5.1 Mục tiêu dự án
- Xây dựng thực hiện trữ lại phần lớn lượng nước vào mùa mưa để điều tiết
nguồn nước đến, cấp nước tưới chủ động cho diện tích đất nông nghiệp canh tác
đang thiếu nước vào mùa khô, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi cho
người dân ở khu vực hạ du; góp phần thực hiện thắng lợi cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị củng cố vững
chắc an ninh quốc phòng cho địa phương, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống cho nhân dân
Công trình Hồ chứa nước Ia Tun cấp nước tưới cho khoảng 500ha đất canh
tác nông nghiệp, gồm: 100ha lúa, 250ha cây cà phê, 150ha hoa màu, tạo nguồn
cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5.000 người
- Giảm lũ cho hạ lưu vùng dự án; điều hòa khí hậu trong khu vực; tạo điều
kiện để nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, góp phần ổn định đời sống sinh
hoạt và cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực
1.1.5.2 Quy mô đầu tư
- Hồ có dung tích toàn bộ khoảng 2,04 triệu m3 (bao gồm các hạng mục:
Đập chính hình thức kết cấu là đập đất nhiều khối; tràn xả lũ, cống lấy nước và
các công trình phụ trợ)
- Hệ thống dẫn nước tưới bằng đường ống chảy có áp: kênh chính dài
khoảng 0,75km; kênh chính Bắc dài khoảng 1,8km; kênh chính Nam dài khoảng
7,4km; kênh cấp I trở xuống có chiều dài khoảng 24,4km
1.1.5.3 Loại hình dự án
- Công trình Nông nghiệp và PTNT
- Hình thức xây dựng: Xây dựng mới
- Cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5.000 dân xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi;
- Cắt lũ, giảm nhẹ ngập lụt cho hạ du;
- Góp phần cải thiện môi sinh, môi trường trong vùng; tham gia chương
trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Quy mô:
Trang 40* Công trình hồ chứa :
Diện tích lưu vực 19km2, hồ chứa điều tiết năm, có MNDBT +712,00m,
MNC +694,0m; dung tích toàn bộ Wh=2,04x106m3, dung tích hữu ích
Whi=1,76x106m3, dung tích chết Wc=0,28x106m3
Công trình đầu mối:
Xây dựng cụm công trình đầu mối gồm các hạng mục : Đập ngăn sông tạo
hồ, tràn xả lũ, cống lấy nước, khu nhà quản lý, đường quản lý, hệ thống điện
quản lý và vận hành Cụ thể :
- Đập ngăn sông : Toàn bộ nền tuyến đập nằm trên nền đất + đá, tuyến đập
dài 187,40m chưa kể tràn xả lũ, hình thức kết cấu đập đất nhiều khối, cụ thể như
sau:
Hình dạng kích thước: Chiều dài theo đỉnh đập 187.40m, chiều cao lớn
nhất Hmax=31,0m, chiều rộng đỉnh đập B=6m, cao trình đỉnh đập ổn định
+714,50m, mái đập thượng lưu m=2,75-3,75; mái hạ lưu m= 2,25-3,25;
Tiêu thoát nước thân đập: Kiểu ống khói và đống đá hạ lưu;
Chống thấm nền đập: Chân khay kết hợp khoan phụt
- Tràn xả lũ : Hình thức tràn có cửa, ngưỡng ÔphixêRốp không chân
không, bố trí ở bên trái đập đất, tràn gồm 02 cửa, kích thước BxH=2x(5x5)m,
lưu lượng xả lũ thiết kế Q1%=235,43m3/s, lượng xả lũ kiểm tra
rộng B=6.0m, nối tiếp bằng dốc nước và tiêu năng đáy
- Cống lấy nước : Cống đặt bên vai trái đập, cách tim Tràn 39,0m về bên
phải, cống tròn đường kính D=1,0m, cao trình ngưỡng cống +691,00m, kết cấu
cống bằng ống thép bọc bê tông cốt thép, hình thức chảy có áp, lưu lượng thiết
kế Q=0,45m3/s
- Các công trình phục vụ quản lý, vận hành : Nhà quản lý, đường quản lý,
hệ thống điện, hệ thống quan trắc, giám sát
- Hệ thống kênh :
Hệ thống kênh phục vụ tưới cho 500ha đất canh tác, bao gồm:
Kênh chính : Chiều dài khoảng 0,84km, kết cấu bằng đường ống thép, chảy