1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: CỤM CÔNG NGHIỆP TÀI ĐA

98 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án: Cụm Công Nghiệp Tài Đa
Trường học Phòng Kinh Tế Và Hạ Tầng Huyện Tiên Phước
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tiên Phước
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 26,78 MB

Cấu trúc

  • 1. Thông tin chung (5)
    • 1.1. Tên dự án, chủ dự án, vị trí thực hiện dự án (5)
    • 1.2. Mục tiêu dự án, ngành nghề thu hút đầu tư (5)
    • 1.3. Quy mô dự án (6)
    • 1.4. Hiện trạng dự án (7)
  • 2. Các tác động môi trường (9)
    • 2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng (9)
      • 2.1.1. Tác động đến môi trường không khí (9)
      • 2.1.2. Tác động đến môi trường nước (10)
      • 2.1.3. Tác động đến môi trường chất thải rắn (10)
      • 2.1.4. Tác động không liên quan đến chất thải (10)
    • 2.2. Trong giai đoạn đi vào hoạt động (11)
      • 2.2.1. Tác động đến môi trường không khí (11)
      • 2.2.2. Tác động đến môi trường nước (12)
      • 2.2.3. Tác động đến môi trường chất thải rắn (13)
      • 2.2.4. Tác động đến môi trường chất thải nguy hại (14)
      • 2.2.5. Tác động không liên quan đến chất thải (14)
  • 3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực (15)
    • 3.1. Trong giai đoạn xây dựng (15)
      • 3.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí (15)
      • 3.1.2. Biện pháp hạn chế đối với môi trường nước (15)
      • 3.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải rắn (16)
      • 3.1.4. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải (17)
    • 3.2. Trong giai đoạn hoạt động (18)
      • 3.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí (18)
      • 3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (19)
      • 3.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn (23)
      • 3.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải nguy hại (23)
      • 3.2.5. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải (24)
  • 4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; (24)
    • 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng (24)
    • 4.2. Giai đoạn hoạt động (25)

Nội dung

Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xây dựng Nguồn phát sinh chất thải Các chất thải Các yếu tố bị tác động Phát quang mặt bằng - Chất thải rắn: cây cối, đất đá - Bụi đất - Môi trư

Thông tin chung

Tên dự án, chủ dự án, vị trí thực hiện dự án

a Tên dự án: Cụm công nghiệp Tài Đa b Chủ dự án:

- Tên chủ dự án: UBND huyện Tiên Phước

- Đại diện chủ dự án: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tiên Phước

- Địa chỉ: 81 Huỳnh Thúc Kháng, TT.Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam c Vị trí thực hiện dự án:

Dự án có diện tích 19,49 ha tại xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, ranh giới cụ thể như sau:

- Phía Bắc: Giáp đường ĐH1;

- Phía Nam: Giáp khu ruộng lúa;

- Phía Đông: Giáp khu dân cư

- Phía Tây: Giáp đồi trồng keo

Bảng 1 Cơ cấu sử dụng đất

STT Loại đất Ký hiệu

I Đất dịch vụ công cộng CC 5.509 2,83

II Đất công nghiệp (II.1 + II.2) A,B 153.662 78,82

II.1 Đất công nghiệp hiện trạng A 68.656 35,22

II.2 Đất công nghiệp mới B 85.006 43,60

III Đất cây xanh cách ly CX 19.494 10,00

IV Đất giao thông và HTKT GT 16.291 8,36

Nguồn: Quyết định Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch và ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 Cụm công nghiệp Tài Đa tại xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước số 3629/QĐ-UBND ngày 21/12/2020.

Mục tiêu dự án, ngành nghề thu hút đầu tư

Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng CCN Tài Đa, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các dự án đầu tư trong thời gian đến, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường cảnh quan khu vực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong vùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương b Ngành nghề thu hút đầu tư:

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản;

- Công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;

- Công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí;

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp ít tác động đến môi trường.

Quy mô dự án

Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giao thông, san nền, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải a Giao thông

- Tuyến đường ĐH1.TP (phía Bắc Cụm CN) là tuyến đối ngoại thứ nhất của khu vực quy hoạch, kết nối CCN với trung tâm huyện Tiên Phước 8.5km về hướng Đông quy mô mặt cắt ngang 16,5m (MC 1-1 = 10,5m mặt đường +2x3m vỉa hè)

- Tuyến đường QL 40B (phía Nam CCN) là tuyến đối ngoại thứ 2 của khu vực quy hoạch cách khu quy hoạch khoảng 1.3km

- Đường chính khu vực: Toàn khu vực quy hoạch được thiết kế gồm hai tuyến đường khu vực kết nối với tuyến đường đối ngoại của CCN Ngoài ra đây còn là các tuyến kết nối nội bộ nhằm tạo dự thuận tiện đi lại xe lớn trong quy hoạch

+ Tuyến thứ nhất: là tuyến đường BT đang thi công có chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch 418,52m quy mô mặt cắt ngang 16,5m (MC 1-1 = 10,5m mặt đường +2 x3m vỉa hè)

+ Tuyến thứ hai: Có tổng chiều dài 1.063,18m, trong đó tuyến đường BT đã thi công hoàn chỉnh với chiều dài trong phạm vi lập quy hoạch là (131,11 + 317,58) 448,69 m còn lại làm mới, quy mô mặt cắt ngang 13,5m (MC 2-2 = 7,5m mặt đường +2x3m vỉa hè) b San nền

Cốt san nền trong từng khu bằng cốt vỉa hè và độ dốc san nền từ i = 0,1% đến I 0,4% Điều chỉnh cao độ san nền tối đa 75,88m, tối thiểu 67,66m và tuân thủ các quy định trong quản lý xây dựng

Giải pháp san nền: Tôn trọng và tận dụng tối đa lợi thế điều kiện địa hình tự nhiên, hạn chế tối thiểu khối lượng san đào đắp, đảm bảo thoát nước thuận lợi c Thoát nước mưa

- Vị trí, nguồn xả: Vị trí xả ra khe suối hiện trạng

+ Lưu vực 1: Diện tích 5,88ha hướng thoát về cửa xả 1 và thoát theo suối hiện trạng

+ Lưu vực 2: Diện tích 13,39ha hướng thoát về cửa xả 1 rồi thoát theo suối hiện trạng

+ Lưu vực 3: Diện tích 0,52ha hướng thoát về cửa xả 2 rồi thoát theo suối hiện trạng

Ba lưu vực này thoát riêng theo 2 tuyến và hợp lưu về theo suối hiện trạng

+ Hệ thống thoát nước mưa theo chế độ tự chảy

+ Chọn đường phân lưu và hướng thoát nước chính cho khu quy hoạch theo đồ án Quy hoạch chung được duyệt và khớp nối đồ án lân cận d Cấp nước

Nguồn cấp là nước ngầm lấy tại chỗ trong các lô trong khu quy hoạch bằng các hệ thống giếng khoan và nhà máy nước của xã Tiên Phong

Hệ thống cấp nước trong tương lai: Đi ngầm trên phần đất vỉa hè của đường giao thông

Các nhà máy, xí nghiệm nằm trong Cụm tự xây dựng hệ thống cấp nước trong công tác PCCC e Cấp điện

- Cấp điện sản xuất công nghiệp: Tổng công suất cấp điện cho CCN dự kiến là 1.498 KW và được phân phối ở các trạm biến áp nằm trong từng nhà máy sản xuất

- Điện chiếu sáng công cộng dự kiến 11.75KW

- Nguồn cấp điện: Lấy từ đường dây trung thế 35KV xuất tuyến 471 ETK của lưới điện Quốc gia từ trạm Tam Kỳ đi dọc theo tuyến đường DDH1.TP kết hợp với đường dây 22KV hiện có trong CCN f Thoát nước thải

- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế theo hình thức tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa Nước thải được xử lý thành 2 cấp:

+ Cấp thứ nhất khống chế tại nguồn: Nước thải tại các công trình phải được xử lý sơ bộ theo tiêu chuẩn trước khi xả ra hệ thống xử lý nước thải chung của khu vực

+ Cấp thứ 2 xử lý tập trung: Nước thải sau khi qua hệ thống cống tới trạm xử lý Nước thải sau khi qua trạm xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột A

Vị trí trạm xử lý nước thải tại khu vực phía Nam khu vực quy hoạch (sát suối) với diện tích 4.965m 2 , nằm trên diện tích mở rộng (giai đoạn 2).

Hiện trạng dự án

Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất của dự án

STT Tên đất Ký hiệu

2 Đất công nghiệp hiện trạng CN 58.308 29,91

4 Đất trồng cây công nghiệp CCN 65.506 33,60

5 Đất chưa sử dụng (đất trống) ĐT 29.669 15,22

Tổng cộng 194.956 100.00 a Hiện trạng giao thông

+ Tuyến đường ĐH 1 nằm phía Bắc khu quy hoạch nối xã Tiên Phong với khu vực lân cận

+ Tuyến đường bê tông trong khu quy hoạch kết nối đi Tiên Phước và Phú Ninh, trong đó đã kết nối tuyến đường đến QL 40B đi Tam Kỳ

- Đối nội: Trong khu vực dự án đã xây dựng hòan thiện 03 tuyến đường chính vào CCN và giao với đường ĐH 1 Các khu khác hiện trạng là đường bê tông nông thôn và đường đất b Hiện trạng san nền

Trong khu vực dự án đã có 04 nhà máy đã xây dựng, 02 khu đất đã san lấp mặt bằng

Cao độ nền hiện trạng cao nhất 83,99m, thấp nhất 64,55m c Hiện trạng cấp nước

Tại khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước Người dân sử dụng nước giếng để sinh hoạt d Hiện trạng thoát nước

- Thoát nước mưa: Trong khu vực dự án có 02 tuyến cống dọc đường chính vào CCN thu gom nước mưa chảy tràn sau đó thoát ra ruộng Hệ thống thoát nước chủ yếu thoát nước tự chảy theo cao độ dốc địa hình

- Thoát nước thải: Khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước thải, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung e Hiện trạng cấp điện

- Tại khu vực dự án đã có hệ thống cấp điện sinh hoạt cho các nhà máy công nghiệp hiện hữu, đã có hệ thống điện chiếu sáng dọc đường chính vào cụm công nghiệp

Các tác động môi trường

Trong giai đoạn thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng sẽ diễn ra các hoạt động chính sau:

- Vận chuyển đất san nền

- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công;

- Xây dựng hệ thống đường giao thông;

- Xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước;

- Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và hệ thống đường ống thoát nước mưa, đấu nối với hệ thống chung của khu vực;

- Xây dựng hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường giao thông

Bảng 3 1 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xây dựng

Nguồn phát sinh chất thải Các chất thải Các yếu tố bị tác động

- Chất thải rắn: cây cối, đất đá

- Môi trường không khí, đất

- Sức khỏe của công nhân thi công tại công trường

- Người dân sống tại khu vực

Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

- Bụi cuốn đường, đất cát rơi vãi

- Khí thải của xe ô tô vận chuyển: Bụi, CO, SO2, NO2

- Sức khỏe và an toàn của công nhân

- Người dân tại khu vực

Quá trình thi công xây lắp

- Nhà cửa, người dân tại khu vực

Một số hoạt động khác như xe chạy, máy móc xây dựng

- Tiếng ồn, bụi, CO, SO2,

- Nhà cửa, người dân tại khu vực

Hoạt động sinh hoạt của công nhân

2.1.1 Tác động đến môi trường không khí

- Bụi trong quá trình phát quang thảm thực vật

- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

- Bụi và khí thải do quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu

- Bụi phát sinh từ phương tiện thi công cơ giới

Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng Thông số ô nhiễm đặc trưng: Bụi, khí thải (CO, NOx) từ hoạt động giao thông, phương tiện vận chuyển

2.1.2 Tác động đến môi trường nước

Nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Dự án và nước thải từ các nhà máy đang hoạt động trong CCN Thành phần các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải như BOD5, COD, TSS, tổng Nito, tổng Phospho, Coliforms

Trong quá trình xây dựng, Dự án sử dụng nước trong khâu rửa thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động và nước tham gia vào quá trình trộn vật liệu, làm mát vật liệu, nước tưới giảm bụi,… Thành phần nước thải này thường chứa nhiều cát vụn, xi măng, dầu mỡ,

Trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục của Dự án, do hoạt động thi công diễn ra ngoài trời nên hàm lượng cặn lơ lửng có thể cuốn theo nước mưa khi có mưa lớn là rất đáng kể

2.1.3 Tác động đến môi trường chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải rắn xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thành phần bao gồm: Bao bì, vỏ đồ hộp, chai lọ, Theo QCVN 01:2008/BXD, định mức rác thải sinh hoạt do mỗi người thải ra hằng ngày là 0,5 kg thì khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng khoảng 22,5 kg/ngày.đêm, là nguồn phát sinh mùi hôi thối do phân hủy chất hữu cỡ nếu không được thu gom xử lý đúng quy định

- Chất thải rắn xây dựng: Bao gồm xà bần, cát sỏi, vỏ bao xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, vụn nguyên liệu, nhựa đường bị hư hỏng do thi công đường phát sinh từ việc xây dựng các hạng mục tại Dự án Tải lượng của loại chất thải rắn này thay đổi theo khối lượng thi công xây dựng

- Chất thải nguy hại: phát sinh do hoạt động bảo dưỡng các máy móc thiết bị thi công như: giẻ lau dính dầu; dầu nhiên liệu và diesel thải Lượng dầu thải này nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đến môi trường đất, hệ thống nước ngầm tầng nông của Dự án

2.1.4 Tác động không liên quan đến chất thải a Tiếng ồn

Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng

- Hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công trên công trường như máy đào, máy ủi, máy trộn bêtông b Rung động

Các phương tiện, thiết bị hoạt động trong thi công xây dựng như máy trộn, máy đầm nén, xe tải, xe ủi … thường tạo ra độ rung tương đối lớn c Tác động đến kinh tế - xã hội

Các tác động tích cực trong giai đoạn xây dựng Dự án là:

- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập tạm thời cho lao động ở địa phương;

- Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như kinh doanh ăn uống, các dịch vụ giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực

- Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế khu vực, nâng cao đời sống của người dân và xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực

- Chất lượng giao thông và an toàn giao thông: Quá trình thi công Dự án sẽ làm tăng lượng phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án, do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông tại khu vực nhất là vào những giờ cao điểm Sự gia tăng, tập trung lượng xe tải trọng nặng để vận chuyển nguyên nhiên vật liệu cho Dự án sẽ tác động lớn đến chất lượng đường sá tại khu vực Từ đó cũng ảnh hưởng đến vấn đề an toàn khi tham gia giao thông của người dân.

Trong giai đoạn đi vào hoạt động

2.2.1.Tác động đến môi trường không khí

Khi CCN đi vào hoạt động chính thức sẽ làm phát sinh khí thải có nguồn gốc từ:

- Các dây chuyền công nghệ sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp trong CCN;

- Các thiết bị máy móc đốt cháy nhiên liệu để hoạt động;

- Các hoạt động giao thông vận tải;

- Mùi hôi, khí thải từ các công trình xử lý môi trường

Bảng 3 Dự báo các nguồn phát sinh khí thải từ hoạt động của CCN

TT Loại hình sản xuất Nguồn phát sinh bụi, khí thải, mùi hôi

1 Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

- Dây chuyền sản xuất; máy móc thiết bị sản sản xuất

- Các phương tiện vận tải

- Khu vực chứa nguyên liệu

- Hơi dung môi hữu cơ;

- Khí SO2, NO2, CO, bụi, VOC

3 Công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Các phương tiện vận tải

4 Công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí

- Các phương tiện vận tải

- Bụi bông, bụi kim loại, hơi dung môi hữu cơ

- Khí SO2, NO2, CO, bụi,

5 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Phát sinh bụi từ bãi tập kết, kho chứa nguyên liệu và dây chuyền sản xuất (khâu nghiền)

- Phát sinh khí thải (chứa bụi khói, SOx, NO2, CO) từ lò hơi nếu sử dụng lò hơi đốt bằng than hoặc củi

- Khí thải SOX, NO2, CO, bụi

2.2.2 Tác động đến môi trường nước a Nước thải từ các cơ sở xây dựng

- Nước thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng còn lại trong CCN và xây dựng các nhà máy thường gồm: nước rỉ từ hỗn hợp bê tông, vữa xi măng, nước thất thoát khi phun giữ ẩm vật liệu xây dựng, nước rửa dụng cụ thi công, thùng trộn bê tông sau mỗi ngày làm việc,… với lưu lượng phát sinh không nhiều

- Thành phần nước thải xây dựng thường có tính kiềm, độ đục cao, chứa nhiều đất, cát, ximăng, vụn bêtông và các tạp chất lơ lửng khác b Nước thải từ các cơ sở sản xuất b 1 Nước thải sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt phát sinh tại các nhà máy thành viên trong CCN chủ yếu bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên như vệ sinh, tắm rửa,… và nước thải từ nhà ăn

Diện tích CCN 19,49ha, bình quân lao động 50 - 70 người/ha, nhu cầu lao động của CCN khoảng 1.300 - 1.500 người Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, nhà ăn của CCN khoảng 116,15 m 3 /ng.đêm, nước dùng cho công trình công cộng dịch vụ khoảng 11,02m 3 /ng.đêm Tổng nhu cầu sử dụng nước 127,17 m 3 /ngày đêm Lượng nước thải

9 sinh hoạt tính bằng 100% nước cấp tương ứng Qnt = 127,17 m 3 /ngày đêm

Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, cặn bã, chất lơ lửng, chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh b 2 Nước thải sản xuất

- Nước thải cho các khu công nghiệp khoảng 338,0564 m 3 /ng.đêm (Theo TCXDVN 33:2006 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế: Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp 22m 3 /ha/ngày, áp dụng cho diện tích đất công nghiệp hiện trạng 6,87ha, đất công nghiệp mới 8,5ha)

- Nước thải sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp có tính chất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể, trong đó bao gồm cả nước giải nhiệt, nước thải vệ sinh thiết bị và nhà xưởng Tuỳ theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà nước thải có tải lượng, tính chất, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau c Nước mưa chảy tràn

Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, xuống hệ thống thoát nước của khu vực Lưu lượng nước mưa không nhiều tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý tốt có thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước mưa và gây ngập úng cục bộ trong Dự án

2.2.3 Tác động đến môi trường chất thải rắn a Chất thải rắn xây dựng

- Chất thải rắn xây dựng có thành phần bao gồm các loại phế thải như đất đá, gạch vỡ, bao bì xi măng, sắt thép vụn…

Các loại CTR này tuy có thành phần đơn giản, là các chất trơ với môi trường, tuy nhiên nếu không có biện pháp thu gom, xử lý kịp thời sẽ chiếm dụng mặt bằng, gây cản trở cho việc xây dựng b Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của các cơ sở trong CCN

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở trong CCN bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất

- Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm: chất thải rắn phát sinh từ văn phòng làm việc (chứa chủ yếu là giấy vụn, bao bì carton, ngoài ra còn có túi nilon, các vật dụng bằng nhựa, thủy tinh, kim loại…) và chất thải rắn từ ăn uống của công nhân như: thực phẩm thừa, bao bì (thức ăn công nhân mua về, các cơ sở trong CCN không có nhà ăn)

- Chất thải rắn sản xuất

+ Chất thải rắn sản xuất có thành phần phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất

+ Việc dự báo thành phần và khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh cho toàn CCN chưa có cơ sở tính toán vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, công suất hoạt động của từng Nhà máy và số lượng nhà

10 máy đầu tư đối với từng loại hình sản xuất Do vậy, thành phần và khối lượng chất thải rắn sản xuất của các nhà máy thành viên sẽ được yêu cầu trình bày chi tiết trong hồ sơ môi trường của các nhà máy thành viên

2.2.4 Tác động đến môi trường chất thải nguy hại

- Chất thải rắn nguy hại như: thùng, bao bì, giẻ lau chứa dầu mỡ, sơn, hóa chất, axit, vụn kim loại…

- Tính chất và thành phần chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất phụ thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất của từng nhà máy

2.2.5 Tác động không liên quan đến chất thải a Tiếng ồn

- Tiềng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của CCN chủ yếu xuất phát từ các CSSX trong CCN

- Trong quá trình hoạt động của các CSSX, tiếng ồn có thể phát sinh từ 2 nguồn: từ hoạt động của các máy móc sản xuất và từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào các CSSX trong CCN Trong đó, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất được đánh giá là nguồn tác động chính, tiếng ồn từ hoạt động vận tải ra vào CCN không lớn do mật độ phương tiện không cao b Tác động về kinh tế - xã hội

- Thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá

- Tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động tại khu vực dự án cũng như các địa phương khác;

- Cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho thị trường tiêu dùng trong nước, thay thế một phần các hàng hóa và sản phẩm nhập khẩu, đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường Quốc tế;

- CCN sẽ là một trong những đầu mối thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cao trong các ngành công nghiệp;

- Sự phát triển của CCN sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, tạo dựng cảnh quan mới cho khu vực, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế Góp phần cải thiện các điều kiện về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân trong khu vực theo hướng văn minh công nghiệp và văn minh xã hội

Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực

Trong giai đoạn xây dựng

3.1.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Phân bố luồng xe tải ra vào công trường chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc, gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực;

- Không vận chuyển nguyên vật liệu ra vào dự án vào giờ cao điểm, giờ tan tầm

- Che chắn các khu vực phát sinh nhiều bụi, tưới nước xung quanh khu vực chứa vật liệu xây dựng để giảm thiểu tối đa sự phát tán bụi vào không khí;

- Tưới nước bề mặt đất ở những khu vực thi công, rửa xe chở nguyên vật liệu ra vào khu vực Dự án;

- Thực hiện biện pháp tưới tuyến đường vận chuyển khu vực đi qua khu vực đông dân cư và xây dựng đường giao thông nội bộ kiên cố nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy

- Thường xuyên vệ sinh đường nội bộ, tránh rơi vãi nguyên liệu trên đường vận chuyển nguyên vật liệu;

- Các phương tiện vận chuyển đất cát san nền phải vệ sinh sẽ trước khi rời khỏi công trường

- Các xe tải vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như gạch đá, xi măng, cát sỏi… phải được đóng kín thùng xe, có phủ bạt để hạn chế gây ô nhiễm môi trường;

- Với các bãi chứa vật liệu xây dựng như cát, đá phải thiết kế nơi khuất gió, nếu không thể đặt nơi khuất gió thì khi không thi công phải tiến hành phủ bạt kín vì đặc điểm khu vực thi công là nơi thường có gió lớn;

- Các thiết bị máy móc phải hoạt động tốt và cần phải được bảo dưỡng thường xuyên để giảm sự phát thải các khí độc hại như CO, SO2, NO2, vào không khí;

- Các phương tiện vận tải, thi công phải được các cơ quan chức năng kiểm định và cho phép lưu hành Không sử dụng các phương tiện quá cũ để giảm ồn và khí thải;

Xe chở đúng tải trọng, không chở quá tải

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên công trường, cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch gắn liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng;

- Rửa bánh xe trước khi rời khỏi công trường

3.1.2 Biện pháp hạn chế đối với môi trường nước

* Đối với nước mưa chảy tràn:

- Ưu tiên thi công xây dựng các hạng mục công trình thoát nước, khớp nối với hệ thống thoát nước khu vực để hạn chế nước mưa chảy tràn bề mặt khu vực dự án, tránh gây ngập úng khu vực xung quanh

- Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục cơ bản của Dự án

- Thi công theo phương châm làm đến đâu gọn đến đó, tránh để nguyên vật liệu rơi vãi trên mặt đất

- Đầm nén chặt lớp đất đá san nền để tránh việc rửa trôi do nước mưa trên bề mặt Khi chưa có hệ thống thoát nước mưa tiến hành tạo các mương rảnh thoát nước theo định hướng thoát nước mặt của khu vực

- Bố trí hố lắng cặn nước thải thi công xây dựng trước khi xả vào cống thoát mưa tại khu vực dự án

* Đối với nước thải phát sinh do quá trình thi công, xây dựng:

- Lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính phù hợp để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra bị nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công cuốn theo và đi xuống các mương thoát nước trong khu vực

- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa chất thải rò rỉ qua đường thoát nước

- Bố trí hố lắng nước thải thải xây dựng, lắng cặn tách rác trước khi đổ ra cống thoát nước của khu vực

* Đối với nước thải sinh hoạt:

- Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân tại khu vực, có điều kiện tự túc ăn ở, nhằm giảm bớt lượng lao động lưu trú qua đêm, qua đó giảm lượng nước thải sinh hoạt và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công

- Ban hành nội quy nghiêm cấm phóng uế bừa bãi tại khu vực xây dựng

- Cung cấp đầy đủ nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt và thi công

- Dự án sẽ đầu tư 01 nhà vệ sinh di động, bố trí hợp lý, đảm bảo phục vụ cho công nhân thi công trong khu vực Dự án

Sau một thời gian nhất định chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị có chức năng đến hút hầm cầu và chở đến nơi xử lý đúng nơi quy định

3.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải rắn a Thu gom và xử lý chất thải rắn xây dựng:

- Bố trí công nhân thu gom rác thải và dọn vệ sinh trên toàn công trường sau mỗi ngày làm việc theo phương châm làm đến đầu gọn đến đấy Toàn bộ rác thải sau khi thu gom được tập trung tại khu vực quy định trên công trường để tổ chức phân loại, xử lý

- Tiến hành phân loại chất thải, tách riêng các chất có thể tái sử dụng, tái chế để có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể như sau:

+ Gỗ cốp pha, sắt thép vụn, bao bì xi măng: được thu gom, tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở phế liệu tại địa phương

+ Các chất thải rắn không tái sử dụng được, được thu gom tập trung xử lý như chất thải rắn sinh hoạt

Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý đúng quy định, không vức sang khu vực khác ảnh hưởng đến môi trường xung quanh b Thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường

- Bố trí sọt rác để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu lán trại và nhà điều hành Dự án

- Tổ chức thu gom, phân loại chất thải tại nguồn để có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại chất thải, cụ thể:

+ Các chất thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng (như: giấy vụn, thùng carton, vật dụng bằng nhựa, kim loại, ): được thu gom để bán phế liệu

+ Các chất thải hữu cơ và các chất thải khác: được đưa đi xử lý theo quy định

- Toàn bộ chất thải rắn sau khi thu gom được chứa trong thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín và tập kết về khu vực quy định

Trong giai đoạn hoạt động

3.2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải, bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn các loại hình sản xuất công nghiệp ít ô nhiễm mà CCN đã đề ra.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất thay thế các nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (như sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao thay bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp ) Đồng thời, yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh tại các nhà máy, xí nghiệp trong CCN

- Thực hiện công tác quán triệt chặt chẽ để các CSSX thực hiện quy chế quản lý CCN với các điều khoản bắt buộc liên quan đến công tác xử lý các chất thải cụ thể: Các CSSX có phát sinh bụi, khí thải, mùi hôi làm phát tán ra môi trường không khí xung quanh phải đầu tư công trình thu gom, xử lý bụi, khí thải và giảm thiểu mùi hôi trước khi cho phát tán ra môi trường xung quanh theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường

- Bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi các hoạt động sản xuất, tình trạng phát sinh chất thải tại CCN và thu thập các ý kiến phản hồi từ phía chính quyền địa phương và người dân lân cận CCN để sớm phát hiện dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết

- Các nhà máy, xí nghiệp đầu tư vào CCN bảo đảm diện tích đất trồng cây xanh, thảm cỏ đạt tỷ lệ tối thiểu 10% diện tích nhà máy nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại từng nhà máy, xí nghiệp;

- CCN đảm bảo diện tích cây xanh theo quy hoạch tổng thể mặt bằng CCN, bao gồm dải cây xanh cách ly xung quanh CCN và cây xanh dọc theo các tuyến đường trong CCN nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ để hạn chế cuốn bụi lên từ mặt đường trong quá trình di chuyển

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng tổ chức giám sát môi trường không khí định kỳ trong toàn CCN hoặc đột xuất khi có sự cố hoặc khiếu kiện từ phía địa phương để theo dõi diễn biến môi trường không khí tại CCN

- Thường xuyên kiểm ga các hố ga thu gom nước thải, để tránh gây ứ đọng gây mùi hôi

- Định kỳ xả bùn tại hệ thống xử lý nước thải đi xử lý, tránh để lưu lại lâu ngày làm phát sinh mùi hôi, khí thải

3.2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước a Nước thải phát sinh tại các cơ sở xây dựng

Yêu cầu các cơ sở nhà máy xây dựng đào hố lắng để thu gom và lắng cặn trong nước thải xây dựng trước khi đổ ra môi trường b Nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất b 1 Nước thải sinh hoạt

- Nước thải phát sinh tại mỗi cơ sở được thu gom dẫn về bể tự hoại Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích, chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, ) Nước thải sau khi ra bể tự hoại sẽ được dẫn về công trình XLNT cục bộ của nhà máy để tiếp tục xử lý

Phần cặn lắng sẽ được các nhà máy hợp đồng với đơn vị chức năng đến hút và đưa đi xử lý theo quy định

- Nước thải tắm rửa và từ nhà ăn sẽ được tách rác tại song chắn rác, tách dầu mỡ và lắng cặn sơ bộ tại các hố ga Các song chắn rác và hố ga được đặt ngay tại các nguồn phát sinh Sau khi tách rác và lắng cặn, toàn bộ nước thải này sẽ được dẫn về công trình XLNT cục bộ của nhà máy để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả vào cống thoát nước của CCN

Hiện tại hệ thống thoát nước thải của CCN chưa xây dựng các cơ sở sản xuất trong CCN tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả vào cống thoát nước chung của CNN

Trong thời gian tới CCN đầu tư hệ thống xử lý công suất 700m 3 /ngày.đêm để xử lý nước thải phát sinh trong CCN Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột A trước khi đổ ra suối Vị trí bố trí hệ thống xử lý nước thải tại khu vực phía Nam diện tích 4.965m 2 nằm trong diện tích mở rộng (giai đoạn 2) b 2 Nước thải sản xuất

- Nước thải sản xuất được quy ước sạch như nước làm mát động cơ, máy nén; nước phát sinh trong quá trình ngưng tụ, trao đổi nhiệt sẽ được thu gom và sử dụng tuần hoàn lại

- Nước thải sản xuất ít ô nhiễm như nước vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh thiết bị máy móc sẽ được thu gom, lắng sơ bộ các chất bẩn và đưa vào mạng lưới thu gom nước thải của CCN dẫn về trạm XLNT tập trung

Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

Giai đoạn thi công xây dựng

* Giám sát CTR, CTNH phát sinh

- Các thông số giám sát: Khối lượng, công tác thu gom, tập kết và xử lý CTR thông thường và CTNH

- Vị trí: Tại các khu vực phát sinh chất thải

- Quy định áp dụng: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Giai đoạn hoạt động

4.2.1 Giám sát nước thải a Giám sát nước thải định kỳ

- Vị trí giám sát: 01 mẫu nước thải tại vị trí đầu vào và 01 mẫu nước thải tại vị trí đầu ra của trạm XLNT tập trung

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: màu, BOD5, Asen, Thủy ngân, Chì, Cadimi, Crom (VI), Crom (III), Đồng, Kẽm, Niken, Mangan, Sắt, Tổng xianua, Tổng Phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Florua, Tổng nitơ, Tổng Phôt pho, Clorua, Clo dư, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phôt pho hữu cơ, Tổng PCB, Coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột A kq = 0,9, kf = 1) b Giám sát nước thải tự động, liên tục

- Vị trí giám sát: Nước thải tại vị trí đầu vào và nước thải tại vị trí đầu ra của trạm XLNT tập trung

- Tần suất giám sát: tự động liên tục

+ Nước thải đầu vào: Lưu lượng

+ Nước thải đầu ra: Lưu lượng, pH, nhiệt độ, TSS, COD, Amoni

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A

4.2.2 Giám sát môi trường không khí

- Vị trí giám sát: 03 vị trí

+ 01 mẫu không khí khu vực đầu đường vào CCN gần khu dân cư phía Bắc

+ 01 mẫu không bên trong CCN đang hoạt động

+ 01 mẫu không khí khu vực phía Nam CCN gần Trạm xử lý nước thải tập trung

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

- Các thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, tiếng ồn, độ rung, bụi lơ lửng, CO, NOx, SO2

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN

4.2.3 Giám sát môi trường nước mặt

- Vị trí giám sát: 03 vị trí

+ 01 mẫu nước mặt cách vị trí xả nước thải 500 về phía thượng lưu

+ 01 mẫu nước mặt tại vị trí xả nước thải của CCN vào suối thoát nước chung + 01 mẫu nước mặt cách vị trí xả nước thải 500 về phía thượng lưu

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

- Các thông số giám sát: pH, BOD5, COD, DO, TSS, NH4 +, Cl - ,NO2 -, NO3 -, PO4 3-,

As, Pb, Fe, Zn, Cu, Hg, Cr, chất hoạt động bề mặt, dẫu mỡ tổng, coliform,

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1

4.2.4 Giám sát chất lượng nước ngầm

- Vị trí giám sát: 01 vị trí

+ 01 mẫu nước ngầm tại nhà dân trong khu dân cư phía Bắc CCN

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

- Các thông số giám sát: pH, TDS, Độ cứng, NH4 +, NO2 -, NO3 -, SO4 2-, Cl - , As, Cd,

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

4.2.5 Giám sát chất lượng môi trường đất

- Vị trí giám sát: 01 vị trí

+ 01 mẫu đất tại khu vực hệ thống xử lý nước thải của CCN

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

- Các thông số giám sát: pH, As, Cd, Cu, Pb, Zn

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

4.2.6 Giám sát chất thải rắn, CTNH

- Các thông số giám sát: công tác thu gom, tập kết và xử lý CTR thông thường và CTNH

- Vị trí giám sát: Toàn khu vực Dự án

- Tần suất giám sát: thường xuyên

- Quy định áp dụng: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường ; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* Chế độ thực hiện giám sát :

- Việc giám sát môi trường sẽ được thực hiện định kỳ theo chương trình đã đề ra và đột xuất khi có xảy ra sự cố hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường

- Trách nhiệm thực hiện: Đơn vị quản lý CCN

Thực hiện lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường 1 lần/năm nộp về Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam và phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Phước để theo dõi quản lý

4.2.7 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

- Phương án phòng ngừa và ứng phó đối với khu chất thải nguy hại, hệ thống XLNT theo quy định hiện hành

- Công tác phòng cháy và chữa cháy: xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định; lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm của Dự án, đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy trước khi đi vào vận hành Đối với công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố trạm XLNT tập trung

* Trường hợp xảy ra sự cố đối với các Trạm XLNT:

- Nước thải đầu vào vượt chỉ tiêu đột ngột so với nguồn nước bình thường đi vào hệ thống

- Hệ thống bị hỏng thiết bị như máy thổi khí, bơm thu gom,… làm giảm công suất xử lý

- Nước thải đầu ra vượt chỉ tiêu theo quy chuẩn

* Phòng ngừa ứng phó sự cố đối với trạm XLNT tập trung

- CCN đầu tư bể sự cố có khả năng lưu chứa được 12 giờ Sau khi khắc phục sự cố, nước thải sẽ tiếp tục xử lý theo quy trình đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường

- Bố trí nhân viên thường xuyên theo dõi, vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra bên ngoài

- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc đảm bảo hoạt động thường xuyên, ổn định

- Bùn thải định kỳ thuê đơn vị chức năng thu gom xử lý theo đúng quy định

- Vận hành HTXL thường xuyên, liên tục, không để gián đoạn

- Hằng ngày, kiểm tra các thông số làm việc, tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị

Qua báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Cụm công nghiệp Tài Đa, chủ dự án cam kết sẽ thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, các quy định về bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam, áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm thiểu ô nhiễm theo đúng hồ sơ môi trường đã được phê duyệt

Các tác động đến môi trường sẽ được Chủ đầu tư cam kết đề xuất thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng hồ sơ môi trường được phê duyệt, đảm bảo các chất thải phát sinh phải xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn như sau: a Khống chế ô nhiễm không khí

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

24 b Khống chế ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn về độ rung c Khống chế nguồn gây ô nhiễm nước thải

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp d Thu gom và quản lý chất thải rắn

- Quản lý chất thải rắn theo đúng quy chế quản lý chất thải rắn ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ e Thu gom và xử lý chất thải nguy hại

Tuân thủ các yêu cầu về thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường f Chương trình quan trắc

Lập hồ sơ giám sát môi trường theo đúng chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt và có những biện pháp kịp thời đối với các kết quả giám sát g Quản lý môi trường

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra

Cơ quan: Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam

Email: tienphuoc@quangnam.gov.vnThời gian ký: 21.12.2020 16:43:28+07:00

Ngày đăng: 09/03/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w