Trang 7 Trong quá trình thi công xây dựng, để hạn chế tác động của nước thải đến chất lượng nguồn nước mặt của khu vực, Chủ dự án sẽ sử dụng nhà vệ sinh lưu động.. Các nhà máy đầu tư vào
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HIỆP ĐỨC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
- -
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP VIỆT AN Địa điểm: Xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam, tháng 07/2022
Trang 2I THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ DỰ ÁN
Chủ dự án: : Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Hiệp Đức
Đại diện: (Ông) Lê Viết Đinh Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: TT Tân Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: Fax:
II NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
2.1 Vị trí địa lý của Dự án
CCN Việt An được quy hoạch trên diện tích 99.557,5 m2, thuộc địa bàn thôn Việt An, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam có ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông: Giáp đất ruộng và rừng sản xuất;
+ Phía Tây: Giáp khu dân cư và đất rừng sản xuất;
+ Phía Nam: Giáp đất rừng sản xuất;
+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư và đường hiện trạng;
và tỉnh Quảng Nam nói chung
- Phục vụ nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất tại địa phương
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, huyện và tăng trưởng công nghiệp chung của toàn tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Trang 3- Làm cơ sở pháp lý để lập dự án đầu tư xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý quá trình đầu tư xây dựng theo quy hoạch
2.3 Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án
2.3.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án
CCN Việt An được quy hoạch trên diện tích 99.557,5 m2
, cơ cấu sử dụng đất của CCN Việt An như sau:
Bảng 1.2 Cơ cấu sử dụng đất CCN Việt An
2 Đất kè taluy kết hợp cây xanh cảnh quan 7.230,51 7,3
Cụ thể quy hoạch sử dụng đất của Dự án được tóm tắt tại bảng sau:
Bảng 1.3 Quy hoạch sử dụng đất của CCN Việt An
hiệu
Diện tích (m 2 )
Tỷ lệ (%)
MĐ
XD tối
đa (%)
Tầng cao
XD tối đa (tầng)
Hệ
số SDĐ tối
đa (lần)
I Đất nhà máy cụm công nghiệp CN 68.958,00 69,3 70 2 1,4
1 Đất nhà máy cụm công nghiệp 1 CN 01 14.879,50 14,9 70 2 1,4
2 Đất nhà máy cụm công nghiệp 2 CN 02 9.912,00 10,0 70 2 1,4
3 Đất nhà máy cụm công nghiệp 3 CN 03 9.912,00 10,0 70 2 1,4
4 Đất nhà máy cụm công nghiệp 4 CN 04 8.482,00 8,5 70 2 1,4
5 Đất nhà máy cụm công nghiệp 5 CN 05 12.759,50 12,8 70 2 1,2
Trang 4Stt Loại đất Ký
hiệu
Diện tích (m 2 )
Tỷ lệ (%)
MĐ
XD tối
đa (%)
Tầng cao
XD tối đa (tầng)
Hệ
số SDĐ tối
đa (lần)
6 Đất nhà máy cụm công nghiệp 6 CN 06 13.013,00 13,1 70 2 1,4
1 Đất trung tâm điều hành TT 678,00 0,7 40 2 1,2
2 Đất kè taluy kết hợp cây xanh
Chủ dự án có trách nhiệm bố trí và sắp xếp hợp lý các nhà đầu tư thứ cấp theo ngành nghề để việc ô nhiễm môi trường không gây ảnh hưởng l n nhau giữa các lô đất lân cận Các hạng mục công trình chính của dự án xây dựng hạ tầng cho CCN Việt An, bao gồm:
a Giao thông
Diện tích đất giao thông là 14.914 m2, chiếm 15% diện tích đất quy hoạch CCN Các tuyến đường giao thông trong CCN được bố trí đảm bảo cho việc tiếp cận thuận lợi các lô đất xây dựng Hệ thống giao thông trong CCN không những đáp ứng nhu cầu về vận chuyển mà còn có ý nghĩa là trục không gian, đảm bảo cho không gian kiến trúc cảnh quan của CCN trật tự và thống nhất Các tuyến giao thông được xây dựng của dự án bao gồm:
- Tuyến đường (Mặt cắt 1-1): Trục đường kết nối từ hướng đi Quốc lộ 14E chạy
về hướng Đông Nam, và Trục đường kết nối các khu chức năng theo hướng Đông Tây
để thuận tiện cho việc kết nối và phát triển cụm công nghiệp trong tương lai với quy
mô mặt cắt 18,5m
Trang 5+ Bê tông nhựa hạt mịn dày 5 cm;
+ Bê tông nhựa hạt thô dày 7 cm;
+ Lớp nhựa dính bám tiêu chuẩn 1,5kg/cm2
; + Cấp phối đá dăm loại I dày 30 cm,Dmax = 37,5mm;
+ Đất đồi sỏi sạn K98 dày 30cm;
- Kết cấu vỉa hè, bó vỉa, hố trồng cây:
+ Vỉa hè: Lát gạch Block có lớp men chống rêu mốc dày 6cm;
+ Bó vỉa: Bê tông đá 1x2, M200 đổ tại chổ;
- Ống cấp nước sử dụng loại ống nhựa HDPE, độ sâu chôn ống có đường kính D>=100 mm tối thiểu 70cm so với mặt đất nền Các tuyến cung cấp có đường kính ống D = 50mm độ sâu chôn ống tối thiểu 50cm so với mặt đất nền
Trang 6.c Thoát nước
Hệ thống thoát nước của CCN sẽ được đầu tư riêng cho nước mưa và nước thải,
cụ thể:
- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế theo hình thức tách riêng hoàn toàn với
hệ thống thoát nước mưa Nước thải được xử lý thành 2 cấp:
+ Cấp thứ nhất khống chế tại nguồn: Nước thải tại các công trình phải được xử
lý sơ bộ theo tiêu chuẩn trước khi xả ra hệ thống xử lý nước thải chung của khu vực
+ Cấp thứ 2 xử lý tập trung: Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ tại các doanh nghiệp được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung sau đó đổ vào nguồn tiếp nhận
- Hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước trên đường được xây dựng đồng bộ, bao gồm tuyến cống, giếng thu nước mưa, giếng kiểm tra, hố ga và cửa xả
Độ dốc mương dọc không nhỏ hơn 2% Hướng thoát nước về phía ĐÔng của khu vực nghiên cứu, sau đố thoát ra suối trong khu vực
d Cấp điện
- Nguồn điện được lấy từ lấy từ trạm biến áp trung gian Hưng Hoàng Phát 160kVA trên tuyến đường Quốc lộ 14E d n về cấp cho khu vực
- Xây mới tuyến hạ thế 0,4kV đi nổi trên các cột bê tông ly tâm trung thế được
bố trí trên vỉa hè hai bên đường giao thông, lấy từ trạm biến áp chiếu sáng dây d n sử dụng dây cáp vặn xoắn ABC chịu lực chia đều, cung cấp cho các khu dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp và chiếu sáng
- Từ đường điện trung thế 22KV hiện hữu điều chỉnh rẽ nhánh mạng hình tia vào phục vụ các trạm biến áp 22/0,4kV
- Việc cấp điện cho các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp tự làm việc với điện lực Quảng Nam để hạ trạm với công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, trên cơ sở tuyến trung thế do Điện lực đầu tư xây dựng
Điện trong CCN phần lớn được sử dụng cho sản xuất, chiếu sáng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung
f Cây xanh
Tổng diện tích đất cây xanh là 11.942 m2, chiếm 12% diện tích CCN Đất cây xanh được bố trí chủ yếu tại nơi giáp ranh của CCN dọc theo ranh giới phía Tây, Bắc, Đông Ngoài ra cây xanh cách ly được trồng giáp ranh giữa các cơ sở công nghiệp theo quy định hiện hành Việc bố trí cây xanh nhằm tạo cảnh quan cho cụm công nghiệp và giảm ô nhiễm giữa CCN với khu vực xung quanh
2.3.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
a Công trình xử lý nước thải
Trang 7Trong quá trình thi công xây dựng, để hạn chế tác động của nước thải đến chất lượng nguồn nước mặt của khu vực, Chủ dự án sẽ sử dụng nhà vệ sinh lưu động
Trong giai đoạn hoạt động, Chủ dự án dự kiến xây mới hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong CCN đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường Công suất của hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN sẽ được tính toán cụ thể trong phần đề xuất công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của báo cáo này Trạm xử lý nước thải tập trung của CCN được bố trí phía Đông của CCN sau đó đổ ra suối nhỏ trong khu vực
b Thu gom, xử lý chất thải rắn
Trong quá trình thi công, Chủ dự án sẽ bố trí các thùng rác tại lán trại sinh hoạt của công nhân để thu gom chất thải rắn sinh hoạt Đồng thời, chất thải rắn xây dựng được thu gom và phân loại Chất thải nguy hại được lưu giữ trong các thùng phuy Chủ
dự án sẽ xây dựng tạm nhà lưu chứa các loại chất thải rắn Những loại nào có thể tái chế thì bán cho các đơn vị thu mua, còn lại hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý theo quy định
Các nhà máy đầu tư vào CCN, trong quá trình hoạt động làm phát sinh chất thải rắn sẽ tiến hành thu gom, phân loại, lưu giữ trong các nhà chứa riêng tại mỗi nhà máy
và hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý theo đúng quy định của pháp luật
c Công trình xử lý bụi, khí thải
Các nhà máy đầu tư vào CCN, trong quá trình hoạt động làm phát sinh bụi và các khí thải độc hại, CCN yêu cầu mỗi nhà máy phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường
2.4 Nguyên, nhiên liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của Dự án
2.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng
a Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu
Dự kiến khối lượng nguyên, nhiên liệu phục vụ cho việc xây dựng Dự án được thể hiện chi tiết tại bảng 1.4
Bảng 1.4 Khối lượng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ Dự án trong giai đoạn xây dựng
Trang 84 Sắt thép Tấn 120
6 Khác (ống nhựa, thiêt bị vệ sinh, sơn ) Tấn 8
Công trình có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như:
- Đất, cát xây dựng: sử dụng tại địa phương
- Gạch xây: sử dụng sản phẩm của xí nghiệp gạch địa phương
- Xi măng: sử dụng các đại lý hoặc trạm trộn bê tông gần nhất
- Tấm lợp mái và bao che xung quanh: sử dụng tấm lợp kim loại nhẹ
Toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu xây dựng Dự án do nhà thầu cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của công trình do bên thiết kế và Chủ đầu tư quy định
Khối lượng nhiên liệu tiêu tốn cho các máy móc thi công xây dựng được thể hiện cụ thể ở bảng 1.5
Bảng 1.5 Khối lượng nhiên liệu phục vụ Dự án trong giai đoạn xây dựng
(lít/cái/ca)
Số lượng (cái)
Nhu cầu sử dụng (lít/ca)
b Nhu cầu sử dụng nước
Sử dụng nguồn nước ngầm tại khu vực với các nhu cầu dùng nước như sau:
- Nước phục vụ cho sinh hoạt: Trong giai đoạn xây dựng, số lượng công nhân
dự kiến khoảng 30 người Nhu cầu sử dụng nước của công nhân là:
Trang 9m3/ngày.đêm
2.4.2 Giai đoạn hoạt động
a Nhu cầu sử dụng nước
- Nhu cầu dùng nước được tính toán trên cơ sở tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong nhà máy, nhu cầu dùng nước cho các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp Ngoài ra còn kể đến các nhu cầu tưới cây, rửa đường, rò rỉ và thất thoát trạm
Tính theo QCVN 07: 2016/BXD và các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành + Nước cấp cho sản suất: 40m3/ha cho tối thiểu 60% diện tích
+ Nước cấp cho công nhân trong nhà máy: 30 l/ng-ng.đêm
+ Nước công trình công công, dịch vụ: 2 lít/ m2
sàn-ng.đ
+ Nước tưới cây vườn hoa, công viên: 3 lít/ m2 ng.đ
+ Nước rửa đường: 0,5 lít/ m2 ng.đ
Nhu cầu cấp nước trong giai đoạn hoạt động của CCN được ước tính cụ thể dưới bảng 1.6
Bảng 1.6 Tổng hợp nhu cầu cấp nước của CCN Việt An
TT Hạng mục công việc Quy mô Chỉ tiêu Nhu cầu
1 Nước cấp cho công nhân 1.500 người 30 l/ng-ng.đêm 45
3 Nước CTCC, DV 1.500 m2 sàn 2 lít/ m2 sàn-ng.đ 3,0
Nước cấp cho nhu cầu chữa cháy: Lượng nước chữa cháy được căn cứ vào số đám cháy và lưu lượng cần thiết để dập tắt các đám cháy trong thời gian tối đa là 3 giờ (với khu vực này có diện tích < 300ha, ta chọn 01 đám cháy đồng thời với lưu lượng yêu cầu mỗi đám cháy là 10 l/s)
Qcc = 1 x 10 x 3 x 3.600 x 10-3 = 108,0 m3
b Nhu cầu sử dụng điện
- Đối với cụm công nghiệp này chủ yếu ngành công nghiệp nhẹ vì vậy phụ tải điện được tạm tính:
+ Công nghiệp nhẹ : 200 kW/ha
Trang 10+ Chiếu sáng đường phố : 15kW/ha
+ Chiếu sáng CTCC + TMDV : 30 W/m2 sàn
+ Hệ số Kđt = 0,8; Hệ số công suất cos = 0,9
Bảng tính toán phụ tải điện
Phụ tải (kW)
2.5 Tiến độ thực hiện Dự án
- Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đầu tư: Quý III/2022
- Đầu tư xây dựng, san lấp mặt bằng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật: bắt đầu từ quý IV/2022 đến Quý IV/2023
- Đi vào hoạt động kinh doanh: Quý I/2024
III CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động và nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động của Dự án được thể hiện tải bảng 1.7
Bảng 1.7 Các chất thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động của Dự án
- Sức khỏe và an toàn của con người
- Môi trường nước, không khí, đất, sức khỏe con
Trang 11- Khí thải: CO, CO2, SO2…
người
4
Hoạt động sinh hoạt
của cán bộ công nhân
viên
Các hoạt động sinh hoạt
Nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn
Môi trường nước, đất, không khí
Tiếng ồn, độ rung, nước thải, khí thải, chất thải rắn
- Môi trường không khí, môi trường nước
- Sức khỏe của con người
Bùn thải, rác thải, khí thải
- Môi trường đất, nước
- Môi trường không khí
- Sức khỏe con người
3.1 Tác động đến môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động của Dự án sẽ phát sinh các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải như sau:
- Bụi và khí thải phát sinh do phương tiện vận chuyển giao thông
- Ô nhiễm không khí từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp
- Mùi hôi từ các bể xử lý, các khu chứa chất thải rắn
3.1.1 Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Khi dự án hoạt động sẽ có các phương tiện giao thông vận tải chuyên chở các nguyên vật liệu cung cấp cho các Dự án và vận chuyển thành phẩm ra ngoài thị trường, ngoài ra còn có các loại ô tô, xe máy của cán bộ công nhân viên đi làm Các phương tiện này sử dụng nhiên liệu là xăng nên trong quá trình hoạt động sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khí thải chứa các chất gây ô nhiễm như bụi khói, khí
CO, SO2, NOx góp phần làm ô nhiễm môi trường khu vực Nguồn ô nhiễm này phụ thuộc vào chất lượng đường sá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng của xe, loại nhiên liệu sử dụng Để có thể ước tính được thải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện này thải vào môi trường, chúng ta dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO (Tổ chức Y tế thế giới) được thiết lập ở bảng 1.8
Bảng 1.8 Hệ số ô nhiễm của các loại xe 2
Các loại xe Đơn vị (U) Bụi
(kg/U)
SO 2 (kg/U)
NO x (kg/U)
CO (kg/U)
VOC (kg/U)
2
S – Hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (0,05%)
Trang 12kể đến môi trường xung quanh
3.1.2 Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp
Việc xác định các nguồn khí thải phát sinh tại CCN tùy thuộc vào các ngành nghề sản xuất và loại hình công nghệ đầu tư vào CCN Dựa vào loại hình dự kiến sẽ đầu
tư, có thể thống kê thành phần các chất ô nhiễm không khí có thể phát sinh như sau:
Bảng 1.9 Các chất ô nhiễm chính trong khí thải của một số ngành sản xuất
Trang 13STT Các ngành công nghiệp Thành phần các chất ô nhiễm đặc trưng
1 Nhóm ngành có lò hơi, lò sấy hay
máy phát điện đốt nhiên liệu - Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs, muội khói
2 Công nghiệp dệt may và phụ trợ
nghành dệt may
- Khí Clo, NO2, hơi axit (H2SO4, CH3COOH, )
- NOx, SO2, CO, aldehytde, hydrocarbon
3 Công nghiệp da giày (không thuộc
4 Sản xuất linh kiện, thiết bị điện -
điện tử
- Bụi kim loại, bụi sơn
- Hơi dung môi, hóa chất (nhựa thông, hơi axit )
- Khí hàn (chứa oxit kim loại, NOx, CO,
CxHy ) Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm không khí trên thực tế rất khó xác định
vì tùy thuộc nhiều vào công nghệ và công suất hoạt động của từng Nhà máy Việc xác định tải lượng và nồng độ cụ thể của từng nguồn ô nhiễm sẽ được thực hiện trong các báo cáo ĐTM của các Nhà máy thành viên
3.1.3 Ô nhiễm không khí từ các nguồn khác
- Mùi hôi từ khu vực lưu giữ rác
Tại khu vực lưu trữ, phân loại và xử lý chất thải rắn, mùi phát sinh từ quá trình lên men, phân hủy kỵ khí của chất thải Đây là nguồn thu hút các loài côn trùng, vi sinh vật có khả năng lây truyền bệnh tật và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp che đậy và thu gom, xử
lý phù hợp để tránh gây tác động ra môi trường xung quanh
- Mùi hôi từ các hệ thống xử lý nước thải
Mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong nước thải của các bể xử lý như bể điều hòa, bể sinh học, bể chứa bùn; quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các loại khí thải chủ yếu gây mùi như NH3, H2S, Mùi hôi tùy thuộc vào mức độ phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong nước thải, tức là tùy thuộc vào quá trình vận hành bể xử lý (sục khí đủ hay thiếu trong các bể xử lý này)
Ngoài ra, trong quá trình vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải còn phát sinh mùi hôi thoát ra từ các hố ga trên toàn hệ thống, các chất khí chủ yếu sinh ra trong các hố ga là H2S và một số loại khí khác Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành khí thải trong hệ thống phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần, tính chất nước thải Khí thải được hình thành do quá trình phân hủy yếm khí bùn cặn lắng đọng trong hố ga, đặc biệt là trong mùa khô
3.2 Tác động đến môi trường nước
Trong quá trình hoạt động của CCN, các nguồn phát sinh nước thải bao gồm: Nước thải sinh hoạt của toàn bộ cán bộ, công nhân viên làm việc trong các Nhà máy, nước thải trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn
Trang 14Lưu lượng xả thải và tải lượng các chất ô nhiễm lớn, nên thường gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực Dự án, do đó đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
3.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu sinh ra từ hoạt động vệ sinh của CBCNV tại CCN như rửa chân, tay, tắm giặt, vệ sinh Nguồn nước thải này chứa một lượng khá lớn các chất gây ô nhiễm như cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi trùng Đó là nguyên nhân sinh ra các bệnh dịch, truyền nhiễm
Theo tính toán, lượng nước cấp cho sinh hoạt của CCN trong giai đoạn hoạt động khoảng 45 m3/ngày.đêm nên lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 45
m3/ngày (tính bằng 100% lượng nước cấp) Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khá cao nên Chủ dự án và chủ các cơ sở sản xuất sẽ có biện pháp thu gom, xử lý nguồn nước thải này trước khi thải ra môi trường bên ngoài
3.2.2 Nước thải công nghiệp
Theo tính toán, nhu cầu cấp nước cho hoạt động sản xuất ở giai đoạn hoạt động của CCN khoảng 276 m3/ngày.đêm Lượng nước thải ra tính bằng 100% lượng nước cấp, tức 276 m3/ngày.đêm
Nước thải công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể, trong đó bao gồm
cả nước giải nhiệt, nước thải vệ sinh thiết bị và nhà xưởng Tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp rất khác nhau Do đó, chúng tôi sẽ áp dụng các chỉ số ô nhiễm trung bình cho cả CCN, các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp của một số ngành được thể hiện tại bảng 1.10
Bảng 1.10 Các chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất của một số ngành
STT Nhóm ngành công nghiệp Các chất ô nhiễm đặc trưng
1 Nhóm ngành có lò hơi, lò sấy hay
máy phát điện đốt nhiên liệu SS, dầu mỡ,
2 Công nghiệp dệt may và phụ trợ
nghành dệt may SS, BOD5, COD, dầu mỡ, độ màu,
3 Sản xuất linh kiện, thiết bị điện -
điện tử
COD, dầu mỡ, SS, CN
-, Cr-, Ni-, Zn-, Pb-, Cd-, dung môi sơn, các chất phenol, các axit, các hợp chất photpho và lưu huỳnh,
4 Nội thất cao cấp
COD, dầu mỡ, SS, CN
-, Cr-, Ni-, Zn-, Pb-, Cd-, các chất tẩy rửa, các dung môi hữu cơ của sơn, oxit sắt, oxit mangan,
Những tác động chung đến môi trường được thể hiện cụ thể tại bảng 1.11
Trang 15Bảng 1.11 Tác động chung của nước thải công nghiệp đến môi trường
1 Nhiệt độ
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hòa tan trong nước (DO)
- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học
- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ
2 Dầu mỡ
- Gây ô nhiễm môi trường nước
- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thủy sinh, không tạo điều kiện tốt cho ôxy khuếch tán từ không khí vào trong nước
- Ảnh hưởng đến mục đích cung cấp nước và nuôi trồng thủy sản Gây chết các động vật nuôi dưới nước như tôm, cá
3 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
4 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
- E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform,
có nhiều trong phân người
3.2.3 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn chủ yếu cuốn theo đất cát, rác rơi vãi nên nồng độ các chất
ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thấp, mức độ tác động là không đáng kể, chủ yếu góp phần làm tăng sự bồi lắng hệ thống thoát nước mưa của CCN, ảnh hưởng đến dòng chảy trong mương d n đến gây ngập cục bộ Lưu lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án trong giai đoạn hoạt động Q = 4.565 l/s Theo các số liệu thống kê, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa được thể hiện tại bảng 1.12
Bảng 1.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
Trang 16tác động của nước mưa chảy tràn đến môi trường khu vực là không đáng kể
3.3 Tác động do chất thải rắn
3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt gồm có bao bì ni lông, giấy vụn các loại, các mảnh thức
ăn thừa từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của đội ngũ công nhân làm việc trong CCN Theo QCXDVN 01:2008/BXD, định mức phát thải hằng ngày của một người là 0,5 kg/người/ngày Số lượng cán bộ công nhân viên dự kiến trong giai đoạn hoạt động của CCN khoảng 1.500 lao động Vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng: 750kg/ngày
Do thành phần chủ yếu CTR sinh hoạt là chất hữu cơ, dễ bị phân hủy, nên nếu
để lâu ngày sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây hại cho hệ vi sinh vật đất
3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các quy trình sản xuất khác nhau của các nhà máy có tính chất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể Mức phát thải CTR tại các CCN khoảng 0,5 tấn/ha/ngày5 Khối lượng CTR sản xuất khi Dự án được lấp đầy được tính bằng 6,9 x 0,5 = 3,45 tấn/ngày
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động của CCN bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại Thành phần chất thải rắn sinh ra phụ thuộc vào loại hình sản xuất Dựa vào loại hình sản xuất của các Nhà máy dự kiến sẽ đầu tư vào CCN, có thể thống kê thành phần chất thải rắn phát sinh tại bảng 1.13
Bảng 1.13 Thành phần chất thải rắn đặc trưng của một số ngành sản xuất
keo, mực in, bóng đèn huỳnh quang hỏng, các CTR dính dầu mỡ từ việc bảo trì máy móc
Trang 17thiết bị điện - điện
tử
chứa nhựa thông, dung môi, bóng đèn huỳnh quang hỏng, các CTR dính dầu
mỡ từ việc bảo trì máy móc
Bao bì chứa sản phẩm, nguyên liệu… X Thành phần chất thải rắn công nghiệp thông thường dự báo phát sinh từ hoạt động sản xuất trong CCN tương đối đơn giản, chỉ bao gồm các chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ không phân hủy sinh học nên không sinh ra các chất ô nhiễm thứ cấp (như mùi hôi, nước rỉ)
Chất thải rắn nguy hại có khối lượng ít nhưng lại chứa nồng độ cao các chất độc hại nên sẽ gây tác động xấu đến chất lượng môi trường nếu công tác thu gom, tiêu hủy không đúng quy định
3.4 Tác động không liên quan đến chất thải
3.4.1 Tiếng ồn và độ rung
- Do hoạt động của các phương tiện giao thông: Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ
d n đến sự tập trung của các phương tiện giao thông ra vào Dự án, đặc biệt là từ các xe
ra vào chở chất thải, hóa chất, xe của công nhân viên Độ ồn do các phương tiện giao thông được thống kê như bảng 1.14
Bảng 1.14 Độ ồn của các phương tiện giao thông
STT Tên phương tiện vận tải Mức ồn tối đa (dBA) QCVN
26:2010/BTNMT 6
1 Xe máy đến 125 cm3
80
70 (Từ 6h - 21h)
2 Xe máy trên 125 cm3 85
Nhận xét: Độ ồn của hầu hết các phương tiện giao thông đều xấp xỉ bằng hoặc cao hơn giá trị cho phép của quy chuẩn Do đó, tiếng ồn do các phương tiện giao thông sinh ra trên đường đi nên sẽ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông
- Tiếng ồn, độ rung do hoạt động của các Nhà máy
- Tiếng ồn phát sinh từ dây chuyền sản xuất, máy bơm, máy quạt, máy phát điện, Các máy móc tại các Nhà máy hoạt động liên tục, mức ồn nằm trong khoảng 80- 85dBA
Theo QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc thì mức tiếng ồn cho phép đối với thời gian tiếp xúc cho phép không quá 08 giờ là 85 dBA Mức ồn sẽ giảm dần lan truyền theo khoảng cách và khi có vật cản trở như tường, vách ngăn, cây xanh Với khoảng cách 6m thì tiếng ồn giảm 1,5dBA, vậy với mức ồn của các máy móc kể trên thì bán kính
6
QCVN 26:2010/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Trang 18ảnh hưởng khoảng 50 - 60 m
3.4.2 Tác động do nhiệt
Nguồn ô nhiễm nhiệt chủ yếu phát sinh tại các bộ phận sinh nhiệt như khu vực
lò hơi Tác động cục bộ trong xưởng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động Người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, độ
ẩm không khí lớn, tốc độ vận chuyển không khí kém sẽ gây biến đổi chỉ tiêu sinh lý,
d n đến bệnh lý
3.4.3 Tác động đến môi trường văn hóa, xã hội
Dự án Cụm công nghiệp Việt An có tác động tích cực đến các điều kiện kinh tế
- xã hội của khu vực Tuy nhiên, v n không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực xảy
ra Khi Dự án được lấp đầy, ngoài tác động tích cực là giải quyết được công việc cho một lực lượng lao động lớn tại địa phương cũng như các vùng lân cận, còn có các tác động tiêu cực Cụ thể như:
- Việc tập trung một số lượng lớn công nhân có thể d n đến các vấn đề văn hóa-
xã hội nhất định do mâu thu n giữa công nhân đến từ nơi khác và người dân địa phương
- Vấn đề chỗ ở, sinh hoạt của công nhân: Thực tế hoạt động của các CCN cho thấy nhu cầu về nhà ở của chuyên gia và công nhân là rất cao Nếu không kiểm soát được vấn đề lưu trú của công nhân nhập cư, vấn đề thứ cấp sẽ nảy sinh liên quan đến việc hình thành các khu nhà trọ với chất lượng thấp, cũng như xung đột về văn hóa/tập tục với người dân địa phương
- Việc tập trung một số lượng lớn công nhân, nếu địa phương không quản lý chặt chẽ có thể xảy ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc…
3.4.4 Tác động đến giao thông khu vực
Nhu cầu giao thông trong giai đoạn này sẽ gia tăng rất nhiều do các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cũng như đi lại của công nhân Các tác động chính bao gồm: Gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến chất lượng đường sá và đặc biệt là an toàn giao thông
Đối với các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ phụ thuộc vào bản thân của các cơ sở công nghiệp Đối với phương tiện đi lại của công nhân, mức độ ảnh hưởng có thể giảm thiểu được bằng giải pháp xây dựng hệ thống dịch vụ xe đưa đón công nhân nhằm giảm bớt mật độ xe do dùng các phương tiện cá nhân
IV CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Thực hiện theo nguyên tắc: Việc xử lý các loại chất thải trong giai đoạn vận hành được giao cho các doanh nghiệp tự xử lý Riêng về thoát nước mưa và nước thải, chủ dự án quy hoạch các vị trí đấu nối trên hệ thống thu gom của CCN để các doanh
Trang 19nghiệp đấu nối
4.1 Các biện pháp tổng hợp cho toàn CCN
Chủ sự án sẽ ban hành Quy chế quản lý CCN, quy định cụ thể các nội dung như:
- Mỗi Nhà máy phải thực hiện lập đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường riêng theo quy định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Các nhà máy đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh cam kết phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như đã đề ra trong hồ sơ môi trường được phê duyệt;
- Tổ chức đội ngũ quản lý môi trường tại CCN và các doanh nghiệp (có ít nhất
01 cán bộ phụ trách);
- Chủ dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND xã Bình Lâm, Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Hiệp Đức, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại CCN;
- Bảo đảm thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức thường xuyên về bảo vệ môi trường đối với lực lượng lao động của CCN
- Bảo đảm các tuyến đường giao thông không xuống cấp, hư hỏng Nếu có phải nhanh chóng sửa chữa kịp thời, lắp đặt biển báo, cảnh báo tại khu vực sửa chữa
- Các nhà đầu tư phải có diện tích cây xanh tối thiểu, kiến trúc cảnh quan dựa trên các quy định hiện hành của Luật BVMT và các quy định dưới Luật của Trung ương, cũng như địa phương
- Thực hiện thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của CCN…
4.2 Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải
4.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
a1 Biện pháp chung
- Các nhà máy, xí nghiệp trong CCN sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải
- Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp (nguồn cố định), CCN yêu cầu từng nhà máy phải có các thiết bị xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SOx, COx trong khí thải của lò hơi, lò sấy nhằm nhằm bảo đảm chất lượng môi trường không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT) và môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế
- Các nhà máy, xí nghiệp đầu tư vào CCN bảo đảm tỷ lệ trồng cây xanh, hoa, thảm cỏ đạt tối thiểu 10% diện tích Nhà máy nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại
Trang 20từng nhà máy, xí nghiệp
- CCN đảm bảo diện tích cây xanh, công viên, vườn hoa đạt tối thiểu theo thiết
kế chi tiết mặt bằng CCN, trong đó gồm khu đất cây xanh - công viên và dải cây xanh cách ly nhằm hạn chế ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải
- Chủ đầu tư sẽ đầu tư xe phun nước dùng để tưới đường giao thông trong phạm
vi CCN nhằm tránh bụi, nhất là vào ngày nắng và gió
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong CCN thay thế các nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (ví dụ thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh như than đá bằng nhiên liệu ít lưu huỳnh như khí đốt, thay dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc dùng điện năng, )
- Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít phát sinh bụi,
- Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm tại các nhà máy, xí nghiệp trong CCN
a2 Các biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí
Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh do hoạt động giao thông vận tải
- Đề ra những quy định chung cho các phương tiện giao thông ra vào CCN
- Yêu cầu các nhà đầu tư vào CCN phải:
+ Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, chăm sóc xe, động cơ, máy móc và kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo quy định
+ Khi ký kết hợp đồng vận chuyển yêu cầu lái xe phải đảm bảo các điều kiện về
kỹ thuật, trình độ lái xe cũng như các quy định khác của nhà nước về vận chuyển vật liệu, hoá chất
+ Xây dựng hệ thống sân bãi, đường giao thông nội bộ
+ Người lái xe được học tập đầy đủ các luật về giao thông và các quy định lưu thông xe, các quy phạm an toàn trong vận tải
Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh do hoạt động sản xuất của Nhà máy
Tùy theo đặc tính công nghệ, sản phẩm đặc thù khác nhau mà mỗi Nhà máy trong CCN phát sinh ra một lượng chất thải khác nhau Do vậy, các biện pháp sử dụng
sẽ được đưa ra để các nhà máy, xí nghiệp tham khảo và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia Các phương pháp xử lý khí thải để giảm thiểu, kiểm soát và khống chế ô nhiễm không khí được đưa ra trong bảng 1.15
Bảng 1.15 Các biện pháp công nghệ xử lý khí thải
Trang 21STT Phương pháp Nguyên lý Ưu điểm/khuyết điểm
1
Hấp thụ
Hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch
xút hoặc axit trong tháp hấp phụ
- Nhiên liệu dùng cho lò
đốt là dầu, khí hoặc điện
Bụi, các chất hữu cơ tiếp tục cháy hoàn toàn thành CO2 và hơi nước
Ngoài các phương pháp nêu trên, các nhà máy, xí nghiệp trong CCN cũng có thể lựa chọn các giải pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí theo đặc thù của ngành sản xuất
Giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Mùi hôi phát sinh chủ yếu là do vận hành các bể xử lý nước thải làm quá trình yếm khí xảy ra phát sinh mùi hôi Chủ dự án sẽ thực hiện một số biện pháp sau:
- Bố trí công nhân vận hành nhà máy thường xuyên theo dõi hoạt động của các
bể xử lý, đặc biệt là bể sinh học, nếu phát hiện thấy có quá trình yếm khí xảy ra phải
4.2.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Nước thải sinh ra từ hoạt động của Dự án được xử lý đạt các tiêu chuẩn trước khi đưa vào môi trường Việc phân luồng dòng nước thải để xử lý tuỳ thuộc vào tính
Trang 22chất, nồng độ ô nhiễm của từng loại nước thải Chủ dự án sẽ quy hoạch các vị trí đấu nối trên hệ thống thu gom nước thải của CCN để các doanh nghiệp bố trí đấu nối nước thải vào
b1 Nước thải sinh hoạt
- Nước thải vệ sinh: Các nhà máy trong CCN bố trí nhà vệ sinh có bể tự hoại để thu gom nước thải sinh hoạt của nhân viên và xử lý sơ bộ trước khi được xả vào đường ống thu gom nước thải đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của CCN để xử lý
- Đối với nước thải nhà ăn, nước thải từ hoạt động tắm giặt chứa nhiều chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học, chất tẩy rửa, các thành phần gốc vô cơ, vi khuẩn gây bệnh, được tách rác, cặn và thu gom về bể tách dầu mỡ, sau đó được d n chung với nước thải sinh hoạt và đấu nối với hệ thu gom nước thải của CCN
b Nước thải công nghiệp
- Đối với một số nguồn nước thải ít ô nhiễm (nước rửa bụi, nước làm lạnh ) có thể sử dụng phương pháp: thu gom, lắng tách tạp chất và tuần hoàn sử dụng
- Nước thải công nghiệp các nhà máy được thu gom và xử lý sơ bộ đạt yêu cầu đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN, sau đó mới đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của CCN
Bảng 1.16 Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước xử lý
Trang 2328 Tổng hóa chất BVTV Clo hữu cơ mg/l 0,1
29 Tổng hóa chất BVTV phốt pho hữu cơ mg/l 1
Nước thải sau xử lý của CCN sẽ được đổ vào suối nhỏ trong khu vực
Trạm xử lý nước thải tập trung của CCN:
Nước thải của CCN phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: nước thải nhà ăn, nước thải từ nhà vệ sinh, nước thải công nghiệp Để bảm nước thải được xử lý theo quy định hiện hành, Chủ Dự án sẽ tiến hành thu gom và xử lý nước thải đã xử lý sơ bộ tại các nhà máy trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung tại khu vực
* Công suất hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Hệ thống xử lý nước thải tập trung được thiết kế với công suất 321
m3/ngày.đêm Sơ đồ phân luồng nước thải của CCN được thể hiện tại hình 3.1
Trang 24Hình 3.1 Sơ đồ phân luồng xử lý nước thải của CCN
* Công nghệ xử lý nước thải:
Nước thải hỗn hợp d n về HTXLNT tập trung gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vừa chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, vừa chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, cặn lơ lửng, kim loại nặng, Do đó, đề xuất áp dụng công nghệ hóa lý kết hợp với sinh học hiếu khí để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải, đặc biệt là ni tơ và phốt pho
- Bể gom: Toàn bộ nước thải tại các nhà máy, xí nghiệp sẽ theo hệ thống ống d n
chảy tự nhiên về hố gom Hố gom có tác dụng tập trung, thu gom nước thải từ các nguồn trong CCN để tiếp chuyển qua các bể xử lý
Trước khi chảy vào bể gom, nước thải chảy qua song chắn rác để loại bỏ các rác và chất rắn lơ lửng có kích thước lớn
Từ hố gom, nước thải được luân phiên bơm lên bể điều hòa kết hợp cân bằng nước thải
- Bể tách dầu mỡ: Bể tách dầu mỡ có tác dụng tách váng nổi nhằm gạt bỏ dầu
mỡ và các phần tử cặn lơ lững có tỉ trọng nhỏ hơn nước thải Sau đó nước thải chảy vào bể điều hòa
- Bể điều hòa: Bể điều hoà hoạt động với mục đích điều hoà về lưu lượng và
thành phần các chất ô nhiễm như: pH, COD, BOD, SS nhờ vào hệ thống sục bằng khí nén Ngoài ra, việc cung cấp khí nén còn thúc đẩy quá trình lên men hiếu khí ban đầu, giảm hàm lượng BOD, đồng thời khống chế quá trình lên men yếm khí tránh phát sinh mùi hôi Nước thải sau đó được bơm lên bể keo tụ
- Bể keo tụ: Tại bể keo tụ, nước thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ được
châm từ bồn chứa hóa chất thông qua bơm định lượng Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn Đồng thời độ pH của nước thải trong bể keo
tụ cũng được điều chỉnh đến giá trị tối ưu cho quá trình keo tụ
- Bể tạo bông: Nước thải từ bể keo tụ được tiếp tục d n qua bể tạo bông
Tương tự như bể keo tụ, tại bể tạo bông, polymer anion sẽ được châm vào để kích
Nước thải công nghiệp
Bể tách dầu
mỡ
Hố ga đấu nối với hệ thống thu gom nước thải của CCN
Nước thải từ nhà vệ sinh
Nước thải nhà ăn
Bể tự hoại 3 ngăn
Trạm XLNT tập trung của CCN
Nguồn tiếp nhận
Chắn rác
Hệ thống xử lý nước thải sơ bộ
Trang 25thích quá trình tạo thành các bông cặn lớn hơn Polymer này có tác dụng hình thành các “cầu nối” liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau Nước thải từ bể tạo bông sẽ được d n qua bể lắng sơ cấp nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải
- Bể lắng sơ cấp : Tại bể lắng sơ cấp, các chất rắn lắng được có trong nước thải
sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực Bể lắng sơ cấp có thể giúp loại bỏ được khoảng 60% chất rắn lơ lửng và một phần BOD có trong các hạt cặn hữu cơ Bùn lắng dưới đáy bể lắng sơ cấp được chuyển đến hố chứa bùn bằng thanh gạt bùn và sẽ được bơm qua bể chứa bùn sơ cấp Phần váng nổi được thu vào hố chứa váng nổi trước khi được bơm vào bể chứa bùn sơ cấp Phần nước sau lắng được chảy sang bể Anoxic
+ Bể Aerotank: (bể sinh học hiếu khí) hay còn gọi là bể bùn hoạt tính, tại đây
nồng độ các chất ô nhiễm sẽ được xử lý đáng kể nhờ vi sinh vật hiếu khí Nhiệm vụ của Bể Aerotank xử lý hiếu khí nhằm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra luôn đạt chuẩn và ổn định Nước sau xử lý từ bể Aerotank bơm qua bể lăng 2
+ Bể lắng 2 (bế lắng sinh học) : Tại bể lắng 2, bùn sinh học từ bể aerotank
chuyển qua có trong nước thải sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực Bể lắng sơ cấp có thể giúp loại bỏ được các chất rắn lơ lửng và một phần BOD có trong các hạt cặn hữu cơ Bùn lắng được đưa qua bể chứa bùn và một phần được tuần hoàn trở lại bể Aerotank Phần nước sau lắng được chảy sang bể khử trùng
+ Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua bể lắng có chứa lượng vi sinh vật gây
bệnh rất lớn, để đảm bảo nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn cần phải khử trùng các vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Coliform
+ Bể chứa bùn: Bùn dư từ bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ cấp được đưa về bể
chứa bùn để lưu trữ Lượng bùn này sẽ được chuyển đến các đơn vị có chức năng thu gom theo đúng quy định
Toàn bộ hệ thống xử lý có thể vận hành hoàn toàn tự động và có thể điều chỉnh thông qua hệ thống điều khiển điện tử nhờ các van điều khiển, các thiết bị điện tử lắp kèm với các máy móc thiết bị
* Chất lượng nước thải sau xử lý: Đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
* Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau xử lý của CCN sẽ được đổ ra suối
nhỏ phía Đông của dự án