1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG “DỰ ÁN NÂNG CẤP MỞ RỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG”

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường “Dự Án Nâng Cấp Mở Rộng Khai Thác Và Chế Biến Đá Xây Dựng”
Trường học Trường Đại Học Khoa Học
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Việc mở rộng các đường quốc lộ, tỉnh lộ và xây dựng các công trình cơsở hạ tầng đang được đầu tư mới và nâng cấp thì nguồn nguyên vật liệu xây dựng gồmđá, cát, sỏi phục vụ cho công tác x

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 10

1 XUẤT XỨ DỰ ÁN 10

1.1 Thông tin chung về dự án: 10

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương 10

1.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 11

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 11

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác 11

1.3.3 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan. .12

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 12

2.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước 12

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định, văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 14

2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong báo cáo 14

2.4 Các tài liệu cơ sở liên quan 14

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường: 15

3.1 Chủ dự án 15

3.2 Đơn vị tư vấn 15

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường: 17

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 20

5.1 Thông tin về dự án: 20

5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu tới môi trường 21

5.3 Dự báo các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn khai thác của dự án 22

5.4 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường 27

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 29

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 30

1.1 Thông tin chung về dự án 30

1.1.1 Tên dự án 30

1.1.2 Chủ dự án 30

1.1.3 Vị trí địa lý dự án 30

Trang 2

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 32

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 34

1.1.5.1 Khu dân cư 34

1.1.5.2 Giao thông 34

1.1.5.3 Sông, suối nguồn tiếp nhận nước thải 34

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 35

1.1.6.1 Mục tiêu 35

1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án 35

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 36

1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án 36

1.2.1.1 Các hạng mục công trình chính 36

1.2.1.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 38

1.2.2 Các hoạt động của dự án 39

1.2.3 Các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 39

1.2.4 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 39

1.3 Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án, nguồn cung cấp điện nước và các sản phẩm của dự án 40

1.3.1 Nhu cầu về điện 40

1.3.2 Nhu cầu về nước 41

1.3.3 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu 42

1.3.4 Nhu cầu về vật liệu nổ 42

1.3.5 Nhu cầu về máy móc thiết bị 44

1.3.6 Sản phẩm đầu ra của dự án 44

1.4 Công nghệ khai thác và chế biến đá tại dự án 45

1.4.1 Công nghệ khai thác 45

1.4.2 Công nghệ chế biến 45

1.4.3 Công nghệ đổ thải 47

1.4.4 Công tác vận tải 47

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 47

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện 48

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 48

1.6.2 Tổng vốn đầu tư 48

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 48

1.6.3.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất mỏ 48

Trang 3

1.6.3.3 Chế độ làm việc của mỏ 50

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 51

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực 51

2.1.1 Điều kiện về tự nhiên 51

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 51

2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 53

2.1.2 Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận nước thải 56

2.1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải 56

2.1.2.2 Chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận nước thải 57

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 57

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 57

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 57

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 62

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án .62

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 62

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 64

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC 64

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động 64

3.1.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 64

3.1.1.2 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 73

3.1.1.3 Dự báo rủi ro, sự cố môi trường 76

3.1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 77

3.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường liên quan đến chất thải 77

3.1.2.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không liên quan đến chất thải

81

3.1.2.3 Các biện pháp giảm thiểu các sự cố, rủi ro 83

3.2 Tổ chức thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 85

3.2.1 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 85

3.2.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 85

3.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 85

Trang 4

3.3 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo .

86

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 88

4.1 Lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường 88

4.2 Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 88

4.2.1 Cải tạo, phục hồi môi trường khai thác 88

4.2.2 Đối với khu vực sân công nghiệp 89

4.2.3 Đối với khu vực bãi thải 90

4.2.4 Đối với khu vực đường giao thông nối từ sân công nghiệp ra đường giao thông khu vực 90

4.2.5 Tổng hợp các công trình cải tạo, phục hồi môi trường 91

4.2.6 Tổng hợp các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cây xanh 91

4.3 Kế hoạch thực hiện 92

4.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý CTPHMT 92

4.3.2 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình 92

4.3.3 Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường 93

4.3.4 Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra và xác nhận 93

4.4 Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 94

4.4.1 Các căn cứ pháp lý để tính chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 94

4.4.2 Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 95

4.4.3 Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm thực hiện ký quỹ 102

4.4.4 Xác định mức tiền ký quỹ hàng năm 102

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 103

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 103

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 104

5.2.1 Giám sát trong giai đoạn khai thác 105

5.2.1.1 Giám sát môi trường không khí 105

5.2.1.2 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 105

5.2.1.3 Giám sát sạt lở, trượt lở 105

5.2.2 Giám sát trong giai cải tạo phục hồi môi trường 105

5.2.1.1 Giám sát môi trường không khí 105

Trang 5

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 106

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 106

6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 106

6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 106

6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 106

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 106

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 107

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 111

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ATLĐBTNMT

Trang 7

DANH MỤC BẢ Bảng 0 1 Danh mục phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 18Y

Bảng 1 1: Tọa độ các điểm góc 30

Bảng 1 2: Tọa độ các điểm khép góc khu mỏ 31

Bảng 1 3: Bảng tọa độ các điểm khép góc sân công nghiệp 31

Bảng 1 4: Tọa độ các điểm khép góc khu vực bãi thải 32

Bảng 1 5: Các hạng mục chính của công trình trước và sau khi nâng công suất 36

Bảng 1 6: Thống kê thông số hệ thống khai thác 37

Bảng 1 7: Bảng tổng hợp các công trình xây dựng 38

Bảng 1 8: Các hoạt động tại dự án 39

Bảng 1 9: Các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường 39

Bảng 1 10: Nhu cầu tiêu thụ điện 40

Bảng 1 11: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của các thiết bị/năm 42

Bảng 1 12: Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ sử dụng 43

Bảng 1 13: Khối lượng VLNCN sử dụng hàng năm (năm đạt công suất thiết kế) 43

Bảng 1 14: Tổng hợp thiết bị chính sử dụng tại mỏ 44

Bảng 1 15: Bảng cơ cấu sản phẩm hàng năm 44

Bảng 1 16: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư 4 Bảng 2 1: Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Liên Khương (0C) 53

Bảng 2 2: Nhiệt độ không khí trung bình (°C) qua các năm tại trạm Liên Khương 53

Bảng 2 3: Độ ẩm không khí trung bình (%) qua các năm tại trạm quan trắc Liên Khương 54

Bảng 2 4: Lượng bốc hơi ống Piche trạm Liên Khương 55

Bảng 2 5: Vận tốc gió trung bình tháng, năm 55

Bảng 2 6: Lượng mưa trung bình (mm) qua các năm tại trạm Liên Khương 55

Bảng 2 7: Kết quả phân tích không khí tại khu vực dự án 58

Bảng 2 8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực dự án 60

Bảng 3 1: Tổng hợp khối lượng sản phẩm chế biến năm đạt công suất thiết kế 66

Bảng 3 2: Tải lượng bụi do quá trình chế biến đá qua các năm 66

Bảng 3 3: Cường độ phát sinh bụi do quá trình chế biến đá 67

Bảng 3 4: Số lượng xe vận chuyển ra vào khu vực khai thác 69

Bảng 3 5: Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển 70

Bảng 3 6: Thành phần, nồng độ ô nhiễm từ nước thải nhà vệ sinh 70

Bảng 3 7: Mức ồn tối đa do hoạt động của phương tiện vận chuyển theo WHO 73

Bảng 3 8: Mức âm gia tăng phụ thuộc hiệu số (L1 – L2) 74

Bảng 3 9: Danh mục và kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 85

Bảng 3 10: Mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM

Bảng 4 1: Thống kê các hạng mục công trình cần tháo dỡ 89

Trang 8

Bảng 4 2: Khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường 91

Bảng 4 3: Nhu cầu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cây xanh 91

Bảng 4 4: Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường dự án 93

Bảng 4 5: Bảng phân tích hao phí các mã hiệu áp dụng để tính toán chi phí 97

Bảng 4 6: Tổng hợp dự toán phương án cải tạo, phục hồi môi trường 98Y Bảng 5 1: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 103

Trang 9

DANH MỤC HÌ

Hình 1 1: Mỏ đá Ngọc Bình 11

Hình 1 2: Khu vực khai thác 33

Hình 1 3: Khu vực chế biến 34

Hình 1 4: Sơ đồ công nghệ chế biến đá 46

Hình 1 5: Sơ đồ công nghệ đổ thải kết hợp giữa ô tô và máy gạt 47

Hình 1 6: Sơ đồ tổ chức tại mỏ Ngọc Bình 49Y Hình 3 1: Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc 7 Hình 4 1: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án 92

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án:

Nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao Việc mở rộng các đường quốc lộ, tỉnh lộ và xây dựng các công trình cơ

sở hạ tầng đang được đầu tư mới và nâng cấp thì nguồn nguyên vật liệu xây dựng gồm

đá, cát, sỏi phục vụ cho công tác xây dựng ngày càng tăng

Công ty TNHH Ngọc Bình đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép khaithác khoáng sản số 12/GP-UBND ngày 31/7/2013 để khai thác đá cát kết, cát bột kết làmvật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên, có sử dụng vật liệu nổ côngnghiệp tại mỏ đá Ngọc Bình, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và đi

vào khai thác từ sau khi được cấp phép, với diện tích khai thác 3,0 ha, (sau đây gọi là mỏ

đá Ngọc Bình) công suất khai thác 45.000m3 đá nguyên khối/năm

Dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng” tại xã Liêng Srônh,huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với quy mô công suất nêu trên đã được UBND tỉnhLâm Đồng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo phụchồi môi trường tại Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 Năm 2016, Công tyTNHH Ngọc Bình đã xin điều chỉnh phần diện tích khai thác từ 3,0 ha giảm còn 2,05 ha;công suất nhà máy từ 45.000 m3 giảm còn 15.000 m3 đá nguyên khối/năm và đã đượcUBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý điều chỉnh nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môitrường dự án Nâng cấp, mở rộng khai thác đá xây dựng mỏ đá Ngọc Bình tại Văn bản số3542/UBND-MT ngày 23/6/2016

Đến nay, sau 10 năm được cấp Giấy phép khai thác (2013-2023) chủ yếu là triểnkhai công tác xây dựng cơ bản và bóc tầng phủ, kèm theo đó là một số khó khăn trongquá trình mở moong, tạo mặt bằng khai thác, Công ty TNHH Ngọc Bình đã tổ chức khaithác và bóc tầng phủ trên diện tích khoảng 2,05ha

Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn đá xây dựng trong khu vực huyện và cácvùng lân cận, Công ty TNHH Ngọc Bình lập các thủ tục theo quy định để có cơ sở trình

UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh Giấy phép khai thác với mục tiêu nâng công suất khai thác lên 30.000m 3 đá nguyên khối/năm trên diện tích 2,05 ha.

Chấp hành đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định

số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Quy định chi tiếtmột số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Công ty TNHH Ngọc Bình đã phốihợp với Công ty TNHH Tư vấn Việt Anh Trung lập Báo cáo Đánh giá tác động môitrường (ĐTM) của dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng” tại xãLiêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Trang 11

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư là UBND tỉnh Lâm Đồng.Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xâydựng” tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa chủ đầu tư, sau khi thiết kế cơ sở được Sở Xây dựng thẩm định

1.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan

hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Hiện nay, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đang trong quá trình xâydựng, tuy nhiên theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thì Dự án không thuộcnhóm đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II Nghịđịnh số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022; không có các yếu tố nhạy cảm vềmôi trường theo quy định tại điều 28, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Vị trí dự ánkhông ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước, diện tích đất trồng lúa, đất rừng,công trình di tích lịch sử… cũng như các quy định khác có liên quan

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

Hình 1 1: Mỏ đá Ngọc Bình

Mỏ đá Ngọc Bình

Trang 12

Xung quanh khu vực mỏ Ngọc Bình là đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp củacác hộ dân trên địa bàn và không có các dự án trọng điểm của huyện.

1.3.3 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Khu vực mỏ thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đếnnăm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 củaUBND tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 của UBNDtỉnh về việc kéo dài kỳ quy hoạch và bổ sung một số điểm mỏ vào quy hoạch thăm dò,khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày17/01/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng;

Dự án không thuộc khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khôngthuộc khu vực hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 và Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBNDtỉnh Lâm Đồng;

Dự án không thuộc khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản được phê duyệttại Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 22/3/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng” phù hợp Chiếnlược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm

2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày18/8/2020

Vì vậy, dự án có mối quan hệ phù hợp với các quy hoạch phát triển do cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước.

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14;

- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ V/v tăng cườnghiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Quyđịnh chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;

- Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn về việc quy định bảo đảm yêu cầu phòng chông thiên tai trong quản lý,vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác,

đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn;

Trang 13

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc banhành định mức xây dựng;

- Thông tư số 13/2021/BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫnphương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;

- Thông tư 02/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềviệc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng vềviệc phê duyệt khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh LâmĐồng;

- Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 27/07/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng vềviệc công bố khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 22/3/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng vềviệc khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và hạn chế hoạtđộng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng vềviệc quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

- Quyết định số 2109/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 của UBND tỉnh bổ sung một sốkhu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thườngtrên địa bàn tỉnh;

- Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 04/08/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việctăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàntỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về việc điềuchỉnh kéo dài kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng cho đến khiQuy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt;

- Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh về việc kéo dài

kỳ quy hoạch và bổ sung một số điểm mỏ vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sảntỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh;

- Quyết định số 02/QĐ-SXD ngày 12/01/2022 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vềviệc công bố đơn giá nhân công xây dựng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 03/QĐ-SXD ngày 12/01/2022 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vềviệc công bố giá ca máy và thiết bị thi công năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Văn bản số 1872/CBG-SXD ngày 09/8/2023 của Sở Xây dựng về việc Công bốgiá vật liệu xây dựng tháng 8 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Trang 14

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định, văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh LâmĐồng V/v Phê duyệt trữ lượng mỏ đá xây dựng Ngọc Bình của Công ty TNHH NgọcBình tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnhLâm Đồng V/v phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phụchồi môi trường của dự án: Đầu tư, nâng cấp, mở rộng khai thác đá xây dựng mỏ đá NgọcBình tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định 2246/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh LâmĐồng, V/v cho phép trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

- Văn bản số 3542/UBND-MT ngày 23 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh LâmĐồng, V/v điều chỉnh nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nângcấp, mở rộng khai thác đá xây dựng mỏ đá Ngọc Bình;

- Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000889 ngày 12 tháng 3 năm 2013 của UBNDtỉnh Lâm Đông, để thực hiện dự án nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựngtại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng;

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 12/GP-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 củaUBND tỉnh Lâm Đồng cho phép Công ty TNHH Ngọc Bình khai thác đá cát kết, cát bộtkết làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên, có sử dụng vật liệu

nổ công nghiệp tại mỏ đá Ngọc Bình, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh LâmĐồng;

- Quyết định 09/QĐ-SXD ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Sở Xây dựng tỉnh LâmĐồng V/v Công bố đơn giá công nhân xây dựng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định 10/QĐ-SXD ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Sở Xây dựng tỉnh LâmĐồng V/v Công bố đơn giá ca máy và thiết bị thi công năm 2024 trên địa bàn tỉnh LâmĐồng;

2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong báo cáo

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn được sử dụng trong báo cáo bao gồm:

- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí;

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng

- QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải côngnghiệp;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công

Trang 15

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

2.4 Các tài liệu cơ sở liên quan

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác và chế biến khoáng sản

mỏ đá Ngọc Bình, tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với công suất45.000m3 đá nguyên khối/năm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định

số 2581/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012;

- Kết quả phân tích các mẫu nước mặt và không khí tại Mỏ Ngọc Bình của Công

ty TNHH Ngọc Bình các năm 2021; 2022 và 2023;

- Thiết kế cơ sở của dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng”với công suất 30.000m3 đá nguyên khối/năm tại tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông,tỉnh Lâm Đồng đã được thẩm tra

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác vàchế biến đá xây dựng” tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng do công tyTNHH Ngọc Bình làm chủ đầu tư và thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Tư vấnViệt Anh Trung

3.1 Chủ dự án

- Công ty chủ quản: CÔNG TY TNHH NGỌC BÌNH

- Địa chỉ trụ sở: thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng;

- Tên công ty: Công ty TNHH Tư vấn Việt Anh Trung

- Địa chỉ: 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

- Điện thoại: 02633.515.145 Email: vietanhtrung.dalat@gmail.com

- Wedside: https://www.vietanhtrung.com/

- Đại diện: Bà Nguyễn Thị Kim Anh Chức danh: Giám Đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 5801230251 do Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 24 tháng 01 năm 2014 và thay đổi lầnthứ 3 ngày 31/07/2018

Danh sách những người tham gia trực tiếp ĐTM và lập báo cáo ĐTM như sau:

Trang 16

TT Họ và Tên Chức danh Học hàm/

Học vị

Chuyên ngành đào tạo

II CÔNG TY TƯ VÂN VIỆT ANH TRUNG

Điều phối tiến độ và phân côngGiám sát, phối hợp, hỗ trợ lập báocáo

2 Nguyễn Thị Phi Bảo Châu Nhân viên Cử nhân Khoa học môi

trường Chủ biên - tổng hợp báo cáo

trường

Khảo sát thu thập thông tin – Lấymẫu – Tính toán – Lập kế hoạchmôi trường – Tham vấn cộng đồng

4 Châu Thị Thùy Dung Nhân viên Cử nhân Quảng trị kinh

doanh Chương I, tóm tắt dự án

Ngoài ra, báo cáo ĐTM của dự án còn nhận được ý kiến đóng góp của Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã và các đoàn thể tại xã Liêng Srônh,huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Trang 17

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường:

Quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM gồm các nội dung chính như sau:

- Thu thập thông tin, tài liệu đã được tạo lập và các dữ liệu pháp lý liên quan đến dự án

- Từ các thông tin, dữ liệu được thu thập tiến hành phân công viết các báo cáo chuyên

đề liên quan đến nội dung báo cáo ĐTM và tổng hợp thành báo cáo ĐTM;

- Gửi hồ sơ tham vấn ý kiến trực tuyến thông qua hình thức đăng tải thông tin trên cổngthông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng;

- Gửi công văn lấy ý kiến tham vấn về nội dung báo cáo ĐTM đến UBND xã,UBMTTQ xã Phối hợp với UBND xã tổ chức họp tham vấn ý kiến các đối tượng chịu tác độngtrực tiếp của dự án;

- Tổng hợp thành báo cáo đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh, đúng quy định theoNghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/ 2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một sốđiều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các phương pháp sử dụng trong ĐTM

- Phương pháp nhận dạng, liệt kê: xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môitrường; nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tácđánh giá chi tiết

- Phương pháp thống kê: dùng để thu thập các số liệu nền về các điều kiện tự nhiên, đấtđai, thủy văn, chất lượng không khí, môi trường nước,… tại khu vực thực hiện dự án

- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của

Tổ chức Y tế Thế giới để tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của các nguồn ônhiễm

- Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên nền tảng là cáctiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan

- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng

- Phương pháp khảo sát hiện trường, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Tóm lại, trong quá trình triển khai phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án tớicác yếu tố môi trường, đã sử dụng các phương pháp sau đây:

Trang 18

Bảng 0 1 Danh mục phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

1 Phương pháp nhận dạng liệt kê: Liệt

kê các tác động và thống kê đầy đủ các

tác động đến môi trường cũng như các

yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm

giảm thiểu trong quá trình hoạt

động chuẩn bị, xây dựng và hoạt động của

dự án

Chương 1 và chương 2: Sửdụng các tài liệu thống kê củatỉnh cũng như các tài liệunghiên cứu đã được thực hiện

từ trước tới nay có liên quantrong lĩnh vực tự nhiên và môitrường kinh tế - xã hội Các tàiliệu này được hệ thống lại theothời gian, được hiệu chỉnh vàgiúp cho việc xác định hiệntrạng môi trường cũng như xuthế biến đổi môi trường

Chương 3: Liệt kê các nguồnphát thải, đối tượng bị tácđộng

2 Phương pháp so sánh: Dựa vào kết quả

khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả

phân tích trong phòng thí nghiệm và kết

quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với

quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam để xác

định chất lượng môi trường hiện hữu tại

khu vực thực hiện dự án

Chương 2: So sánh kết quảphân tích chất lượng môitrường với QCVN hiện hành

để đánh giá hiện trạng cácthành phần môi trường vật lýtại khu vực dự án

Chương 3: So sánh các giá trịnồng độ chất ô nhiễm trướckhi áp dụng các biện pháp xử

lý, biện pháp giảm thiểu so vớiTCVN, QCVN để đánh giámức độ ô nhiễm

Chương 4: So sánh các giá trịnồng độ chất ô nhiễm sau khi

xử lý với TCVN, QCVN đểđánh giá hiệu quả xử lý

3 Phương pháp đánh giá nhanh: Phương Chương 3: Áp dụng trong các

Trang 19

TT Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo

lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá

trình hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô

nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

thiết lập Phương pháp này được xây

dựng dựa trên việc thống kê tải lượng của

khí thải, nước thải của nhiều Dự án trên

khắp thế giới, từ đó xác định được tải

lượng từng tác nhân ô nhiễm Nhờ có

phương pháp này, có thể xác định được

tải lượng trung bình cho từng hoạt động

của Dự án mà không cần đến thiết bị đo

đạc hay phân tích

Bên cạnh đó báo cáo cũng dựa trên các hệ

số ô nhiễm được thiết lập bởi các tổ chức,

các nhà khoa học có uy tín, các Dự án

khác tương tự làm cơ sở tính toán tải

lượng và nồng độ ô nhiễm do hoạt động

của Dự án Phương pháp này được sử

dụng chính trong chương 3 của báo cáo

hoặc chưa có số liệu thamkhảo

4 Phương pháp thống kê: Thu thập và xử

lý số liệu về khí tượng thủy văn khu vực

thực hiện dự án, điều kiện kinh tế - xã hội

trên địa bàn xã Liêng Srônh, huyện Đam

Rông, tỉnh Lâm Đồng

Chương 2: Điều kiện kinh tế,

xã hội của khu vực thực hiện

dự án; điều kiện khí hậu, khítượng, thủy văn khu vực thựchiện dự án

5 Phương pháp dự báo (phương pháp mô

hình hóa): Nhằm dự báo trước những ảnh

hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các

hoạt động dự án tác động lên môi trường

trong khu vực Sử dụng các mô hình toán

để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm

trong môi trường không khí, từ đó xác

Trang 20

TT Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo

hiện trạng hoạt động, hiện trạng hạ tầng tại

khu vực dự án, thực trạng môi trường và

công tác BVMT tại khu vực dự án; thu thập

các ý kiến và các đề xuất đóng góp của

chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư

tại khu vực dự kiến xây dựng dự án

Chương 2: Hiện trạng điều kiệndân sinh, kinh tế - xã hội khu vực

dự án

Chương 6: Tham vấn ý kiến cộngđồng

2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường

và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích

chất lượng môi trường khu vực dự kiến

thực hiện dự án và khu vực xung quanh

bao gồm:hiện trạng môi trường đất, nước,

không khí để làm cơ sở đánh giá các tác

động của việc triển khai dự án tới môi

trường

Chương 2: Hiện trạng môi trườngnền khu vực dự án

3 Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng

hợp các số liệu thu thập được, so sánh với

tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các

tiêu chuẩn khác Liên kết các tương tác

giữa hoạt động xây dựng, quá trình vận

hành và tác động tới các yếu tố môi trường

để xem xét đồng thời nhiều tác động, rút ra

những kết luận và dự báo ảnh hưởng đối

với môi trường; đề xuất giải pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực

Chương 3: Đánh giá các tác độngmôi trường

5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án:

5.1.1 Thông tin chung:

- Tên dự án: Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng.

- Địa điểm dự án: thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

- Chủ dự án: Công ty TNHH Ngọc Bình

+ Địa chỉ trụ sở chính: thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng+ Điện thoại: 0585809999;

Trang 21

- Tổng diện tích thực hiện dự án là 3,5ha, diện tích khu vực khai thác: 2,05ha, công suất

khai thác 30.000 m3 đá nguyên khai/năm

- Trữ lượng khoáng sản đá xây dựng (đến tháng 8/2019):

+ Trữ lượng địa chất ở cấp 121: 484.7408m3;

+ Trữ lượng khoáng sản đá xây dựng được phép đưa vào thiết kế khai thác là 350.560m3

Công suất mỏ thiết kế (điều chỉnh): Công ty sẽ khai thác với công suất 30.000m 3 /năm (nguyên khối), tương đương 44.250m 3 /năm (nguyên khai), với hệ số nở rời của đá là 1,475.

- Tuổi thọ mỏ: 18 năm

5.1.3 Công nghệ sản xuất của dự án:

- Đối với tầng đất phủ làm vật liệu san lấp: áp dụng công nghệ khai thác bằng cơ giới,

Các công trình phục vụ dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng” tại

xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thể hiện trong bản đồ Tổng mặt bằng mỏ,bao gồm các hạng mục sau:

- Khu vực khai thác: 2,05 ha

- Khu vực chế biến đá: 0,96 ha (bãi chứa đá thành phẩm: 7.440m2 và trạm nghiền:2.000m2, xưởng cơ khí: 160m2)

- Khu vực bãi thải: 0,25 ha

- Các công trình như nhà văn phòng, kho chất thải nguy hại, nhà ở công nhân… đều được

sử dụng hiện hữu

5.1.4.2 Các hoạt động của dự án

Hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khu vực dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Điều 28,Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Dân cư tập trung chủ yếu dọc theo hai bên đường quốc lộ 27 và hai bên đường liên thôn đãtrải nhựa vào khu mỏ, chủ yếu là người dân tộc

5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu tới môi trường

Trang 22

Giai đoạn Các tác động môi trường

Giai đoạn khai thác

- Hoạt động khai thác đất san

lấp và đá xây dựng, vận

chuyển đi tiêu thụ

- Hoạt động của nhân viên

- Bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt động khai thác vận chuyển và làm việc của máy móc thiết bị

- Bụi từ quá trình vận chuyển đi nơi tiêu thụ

- Nước mưa chảy tràn

- Nước thải sinh hoạt của công nhân

- Chất thải nguy hại và chất thải rắn từ hoạt động, sinh hoạt,khai thác, bảo dưỡng máy móc thiết bị

Giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường

Thu dọn máy móc thiết bị và

cải tạo phục hồi môi trường

- Chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Gây ra các rủi ro, sự cố môi trường

5.3 Dự báo các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai

Trang 23

5.3.1 Dự báo các tác động môi trường

5.3.1.1 Các tác động liên quan đến chất thải

a Môi trường không khí

Bụi

- Bụi phát sinh từ quá trình khai thác đá (khoan lỗ mìn, nổ mìn và phá đá quá cỡ);

- Bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển đá;

- Bụi phát sinh từ hoạt động chế biến đá

Khí thải

- Khí thải phát sinh do quá trình nổ mìn;

- Khí thải do vận chuyển đá từ dự án ra sân công nghiệp;

b Môi trường nước

Nước thải sinh hoạt

Số lượng công nhân tại mỏ không tăng (do lượng máy móc thiết bị không tăng) là 12người và công nhân)

Số người ở lại dự án không có nên lượng nước thải phát sinh không nhiều chủ yếu là cáchoạt dộng như rửa tay chân và đi vệ sinh Lượng nước phát sinh khoảng 85 lít/ngày người, vậylượng nước thải phát sinh là 1.020 lít/ngày

Nước thải sản xuất

Nguồn nước chảy vào moong khai thác chủ yếu là nước mưa Nước thải trong moong khaithác chủ yếu chứa các thành phần như: bụi đá, bụi sét lơ lửng Nước tháo khô tương đối sạch, chỉcần có biện pháp xử lý lắng đất đá sơ bộ rồi thoát ra suối

Ngoài ra còn có nước cung cấp cho hệ thống phun sương và nước tưới đường Lượngnước này khoảng 17.000 lít/ngày Nước này sẽ thấm vào đất, đá

c Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh tại mỏ của 12 công nhân viên với tổng lượng phát sinh

là: 0,6 kg/ngày

Chất thải sản xuất: phát sinh chủ yếu từ hoạt động bóc lớp tầng phủ, theo tài liệu báo cáo

kết quả thăm dò, và lịch kế hoạch khai thác thì tổng khối lượng đất đá phủ cần phải bóc trongtoàn mỏ là 35.797 m3 tương đương là 1.512m3/năm

Chất thải nguy hại:

Nguồn phát sinh: quá trình hoạt động và sửa chữa các phương tiện cơ giới, kiểm tra, bôitrơn, thay thế, sửa chữa

Thành phần: giẻ lau có dính dầu mỡ, thùng chứa dầu nhớt, bình ác quy,

Khu vực phát sinh chủ yếu là khu vực xưởng cơ khí của công ty, đặt tại khu vực chế biếnđá

5.3.1.2 Các tác động không liên quan đến chất thải

Trang 24

a Tiếng ồn

- Tiếng ồn do bắn nổ mìn;

- Tiếng ồn do các thiết bị xay nghiền đá và các phương tiện cơ giới như máy múc, xe ben

b Tác động bắn nổ mìn đến môi trường xung quanh

Nguồn phát sinh chấn động chủ yếu từ các hoạt động của búa đập và nổ mìn

c Nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn khai thác, nước mưa chảy tràn gồm nước mưa chảy tràn trong moong khaithác, nước mưa chảy tràn trong sân công nghiệp và qua khu vực bãi thải ngoài

♦ Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác được tính theo công thức:

Q = F x WTrong đó: F là diện tích hứng nước, chính là diện tích mỏ (20.500 m2),

W là lượng mưa ngày lớn nhất từ năm 2014-2021 là 107,5mm/ngày (số liệu tại trạm quantrắc Liên Khương)

Thay số vào ta có lượng mưa lớn nhất rơi trực tiếp xuống moong khai thác là:

Qscn = F x W = Q = S.Z = 12.000 x 0,1075 = 1.290 m3/ngày

Tổng lượng nước mưa chảy tràn của dự án là Q = Qmoong + Qbt + Qscn = 3.763 m3/ngày.Tuy nhiên, nước mưa được quy ước là nước sạch, nhưng sẽ bị nhiễm bẩn (như cặn, chấtrắn lơ lửng, ), vì vậy phải có biện pháp thu gom, xử lý sơ bộ và thoát nước hợp lý

5.3.2 Đề xuất biện pháp giảm thiểu

5.3.2.1 Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải

a Môi trường không khí

Trang 25

Biện pháp giảm thiểu tác động bụi và khí độc của dự án đối với khoan lỗ mìn, nổ mìn vàphá đá quá cỡ

Biện pháp giảm thiểu tác động bụi của quá trình xay, nghiền đá

Biện pháp giảm thiểu nguồn phát sinh bụi và khí thải trên đường giao thông

b Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: phân loại tại nguồn; đối với chất thải có thể tái chế bán cho các cơ

sở thu mua phế liệu; đối với rác dễ phân hủy đem chôn lấp hợp vệ sinh

Chất thải nguy hại: thu gom, lưu giữ theo đúng quy định của Thông tư BTNMT

02/2022/TT-Chất thải sản xuất: Toàn bộ khối lượng đất phủ này, theo trình tự khai thác được xử lý nhưsau:

+ Đất thải trong giai đoạn trước đã sử dụng làm đường kết nối với hệ thống đường liênthôn và san lấp mặt bằng các công trình xây dựng phục vụ khai thác mỏ

+ Khối lượng đất thải còn lại là 10.010 m3 nguyên khối, tương ứng 12.828m3 nguyên khaiđược đưa vào bãi thải diện tích là 0,25 ha, chiều cao tối đa dự kiến là 8,0m

c Môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt: Xử lý bằng hầm tự hoại 03 ngăn;

- Biện pháp thoát nước tại mỏ: Như đã trình bày ở trên mỏ đá xây dựng Ngọc Bình khôngchịu ảnh hưởng của nguồn nước mặt cũng như nước ngầm nên khu mỏ chịu ảnh hưởng duy nhất

là nguồn nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác

5.3.2.2 Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Đảm bảo khoảng cách máy móc thiết bị, không tập trung máy móc trong một khu vực đểhạn chế tiếng ồn trong cùng một vị trí

Thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ, kiểm tra sự cân bằng của máy móc, thiết bị trướckhi vận hành, vận hành đúng công suất thiết kế, đúng tải trọng quy định

Hạn chế tốc độ và không bấm còi xe khi vận chuyển qua các khu vực tập trung dân cư.Điều chỉnh số lượng máy móc sử dụng một cách luân phiên cho hợp lý để hạn chế sựcộng hưởng tiếng ồn

Tuân thủ thời gian biểu của hoạt động khai thác, hoạt động và biện pháp tổ chức khai tháchợp lý

Trang thiết bị chống ồn cho công nhân làm việc tại các vị trí có mức ồn vượt quá tiêuchuẩn cho phép

Biện pháp giảm thiểu đá văng

Trang 26

Xác định khoảng cách an toàn trong quá trình khai thác đá tại mỏ, để giảm thiểu các sự cố

- Trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, bảo hộ lao động cho công tác phòng chống cháy;

- Tuân thủ các quy định của nhà nước trong công tác và phòng chống cháy;

- Thiết bị mỏ phải được thường xuyên duy tu bảo dưỡng định kỳ đúng kỹ thuật Tất cả cácthiết bị mỏ đều phải có bình chữa cháy kèm theo

- Đào tạo, huấn luyện cho công nhân mỏ trong công tác phòng chống cháy nổ

b Sự cố tai nạn lao động

Khai thác đá lộ thiên ở mỏ đá Ngọc Bình điều kiện làm việc trên cao, nặng nhọc và nguyhiểm Công nhân khoan nổ mìn thường phải tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp, công nhân làmviệc dưới chân tầng dễ bị sạt lở, nguy cơ đá rơi dẫn đến tai nạn lao động Khi vận hành máy móccũng có thể dẫn đến tai nạn lao động Chính vì vậy công tác an toàn lao động luôn được chú trọngquan tâm trong suốt quá trình sản xuất

Trong quá trình khai thác và chế biến tại mỏ phải tuyệt đối tuân thủ các quy định sau:

- Luật khoáng sản

- Kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178 - 2004

- Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCNV 5326 - 2008

- Quy chuẩn QCVN 01: 2019/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong sản xuất,thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảoquản tiền chất thuốc nổ;

- Quy chuẩn QC05:2012/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn lao động trong

- Trong khâu vận tải khi ô tô của khách hàng vào phạm vi công trường thì Ban an toàn củaCông ty phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng an toàn của xe, hướng dẫn nội quy an toàn chocông nhân lái xe

- Lực lượng lao động thủ công hợp đồng theo thời vụ cũng phải được học tập an toàn

Trang 27

Khi khai thác phải tuân thủ tuyệt đối đúng như trong thiết kế để tránh hiện tượng sạt lở bờtầng gây mất an toàn cho con người và thiết bị làm việc Cụ thể:

- Để giữ ổn định bờ moong công tác, bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác, dòng vậnchuyển có tải chủ yếu xuống dốc, thoát nước, thực hiện đúng các thông số hệ thống khai thác

đã được phê duyệt

- Sau mỗi trận mưa, người phụ trách tầng khai thác phải đi kiểm tra an toàn khu vực làmviệc: mặt tầng, sườn tầng và những nơi xung yếu liên quan khác và khắc phục hậu quả (nếu có)rồi mới cho người vào làm việc

- Khi hết ca làm việc, phải di chuyển hết máy móc từ trên tầng khai thác xuống bãi tập kết

xe để tránh hiện tượng sạt lở vào ban đêm gây thiệt hại về tài sản

5.4 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

5.4.1 Phương án cải tạo, phục hồi được lựa chọn

Căn cứ vào địa hình đáy moong sau khi kết thúc khai thác thì đáy moong tại vị trí thấpnhất là cote +620m và bờ moong tại vị trí thấp nhất là +619m Do đó, khu vực moong sau khi kếtthúc khai thác không thuộc dạng hố mỏ, nên sẽ cải tạo và san lấp đáy moong để trồng cây

5.4.2 Khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường

- San lấp 12.639 m2 đáy moong, trồng tre giữ bờ xung quanh moong 2.000m2 và trồng cây keo lá tràm 10.639 m2 giữa moong.

- Tháo dỡ các công trình tại khu vực chế biến, nhà xưởng, các công trình phụ trợ, san lấp hồ nước và trồng cây keo lá tràm trên 12.000 m2 sân công nghiệp 2.500 m2 bãi thải và 5.000 m2 đường nội bộ.

5.4.3 Kế hoạch thực hiện

lượng Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

San gạt moong khai thác 12.639m3 Sau khi kết thúc khai thác 10 ngày

Trồng tre 0,2ha Sau khi kết thúc khai thác 10 ngày

Trồng keo lá tràm 1,0639ha Sau khi kết thúc khai thác 10 ngày

Trang 28

TT Tên công trình Khối

lượng Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

San gạt 1.000 m3 Thực hiện trong quá trình

khai thác và sau khi kết thúc

khai thác

10 ngày

3 Cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp

San gạt sân công nghiệp 4.800 m3

Tháo dỡ máy móc thiết

Thực hiện sau khi cải tạo,phục hồi môi trường khuvực xung quanh khai trường

5.4.4 Kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường

-Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường là: 998.390.499 đồng

-Số lần ký quỹ: 18 lần

Trang 29

+ Số tiền ký quỹ lần đầu: 199.678.099 đồng, trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơbản mỏ.

+ Số tiền ký quỹ những năm tiếp theo (từ năm thứ 2 trở đi): 46.983.082 đồng Việc kýquỹ từ lần thứ hai trở đi sẽ thực hiện trong khoảng thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày cơquan có thẩm quyền công bố chỉ số giá tiêu dùng của năm trước năm ký quỹ

-Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lâm Đồng

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Giám sát trong giai đoạn hoạt động

a Giám sát môi trường không khí

- Vị trí giám sát: 01 mẫu tại khu vực khai thác và 01 mẫu tại khu vực nghiền sàng

- Thông số giám sát: Bụi, CO2, SO2, NO, tiếng ồn

- Tần suất giám sát: 02 lần/năm

- Đơn vị thực hiện: thuê đơn vị có chức năng theo quy định

b Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ

- Thông số giám sát: thành phần và khối lượng

- Tần suất báo cáo: 01 lần/năm

c Giám sát sạt lở, trượt lở

- Vị trí giám sát: khu vực mặt tầng công tác

- Thông số giám sát: chiều cao tầng khai thác; góc nghiềng tầng khai thác, góc nghiềngtầng kết thúc khai thác, chiều rộng mặt tầng công tác, chiều rộng đai bảo vệ

- Tần suất giám sát: thường xuyên

5.5.2 Giám sát trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường

a Giám sát môi trường không khí

- Vị trí giám sát: 01 mẫu tại khu vực khai thác và 01 mẫu tại khu vực nghiền sàng

- Thông số giám sát: Bụi, CO2, SO2, NO, tiếng ồn

- Tần suất giám sát: 01 lần trong thời gian cải tạo phục hồi môi trường

b Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ

- Thông số giám sát: thành phần và khối lượng

- Tần suất báo cáo: 1 lần trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường

Trang 31

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung về dự án

- Đại diện theo pháp luật: Bà Phạm Thị Thanh Phương Chức danh: Giám Đốc

- Nguồn vốn: Công ty dùng vốn chủ sở hữu khoảng 30% và huy động từ các nguồn khác70% để đầu tư xây dựng dự án

- Tiến độ thực hiện: 18,0 năm

1.1.3 Vị trí địa lý dự án

Khu vực mỏ đá xây dựng thuộc địa phận hành chính xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông,tỉnh Lâm Đồng Khu vực nằm cách Quốc lộ 27 khoảng 1,3km về phía Đông, cách khu dân cưkhoảng 2,5km về hướng Nam, cách thành phố Đà Lạt khoảng 33km về phía Tây Tây Bắc Diệntích khu vực đã thăm dò và cấp phép khai thác 3,0 ha, tiếp tục khai thác 2,05ha được xác định bởicác điểm góc có tọa độ theo hệ VN 2000 múi 30, tỉnh Lâm Đồng ở bảng sau

Trang 32

a Khu vực khai trường khai thác

Khu vực khai trường có diện tích 2,05ha được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độnhư sau:

Bảng 1 2: Tọa độ các điểm khép góc khu mỏ

Điểm góc

Tọa độ VN 2000, Kinh tuyến trục

b Khu vực mặt bằng sân công nghiệp

Hiện trạng khu vực sân công nghiệp đã được xây dựng từ năm 2013, đang sử dụng cho sảnxuất tại mỏ Diện tích 1,2ha, gồm các công trình sau:

- Khu văn phòng điều hành: Nằm phía Bắc sân công nghiệp, diện tích khoảng 400m2 gồm:Nhà văn phòng, nhà ở CNV và công trình phụ, bể nước sinh hoạt, giếng khoan, nhà bảo vệ vàvận hành trạm cân, bãi để xe

- Khu Xưởng cơ khí: nằm phía Nam sân công nghiệp, diện tích khoảng 160m2 gồm: Xưởng cơkhí, kho vật tư, kho nhiên liệu, kho chứa chất thải nguy hại

- Đường vận chuyển: Kết nối khu khai thác với khu chế biến và đường kết nối từ mỏ ra QL 2, diện

tích khoảng 2.000m2 Trên tuyến đường lắp đặt 02 trạm cân, nhà vận hành để kiểm tra đầu ra và đầu vàocủa sản phẩm khai thác và chế biến

- Khu chế biến: Nằm sát cạnh mỏ có diện tích khoảng 0,94ha, bao gồm: Trạm nghiền, nhà

vận hành trạm nghiền, trạm điện, máng cấp liệu, bãi chứa đá thành phẩm

Bảng 1 3: Bảng tọa độ các điểm khép góc sân công nghiệp

Điểm góc

Trang 33

Điểm góc

c Khu vực bãi thải

Khu vực bãi thải có diện tích 0,25ha được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ nhưsau:

Bảng 1 4: Tọa độ các điểm khép góc khu vực bãi thải

Điểm góc

Tọa độ VN 2000, Kinh tuyến trục

Khu vực khai thác đá có diện tích là 2,05 ha đã được thăm dò, xác định bởi các điểm góc

có tọa độ tại Quyết định số 2246/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh LâmĐồng về việc cho phép Công ty TNHH Ngọc Bình trả lại một phần diện tích khai thác khoángsản

Diện tích đất 2,05 ha mỏ đá Ngọc Bình nằm trong diện tích 3,0 ha đã được UBND tỉnhLâm Đồng thu hồi giao cho Công ty TNHH Ngọc Bình để khai thác đá xây dựng tại Quyết định

số 12/GP-UBND, ngày 31 tháng 7 năm 2013

Trang 34

Hình 1 2: Khu vực khai thác

b Mặt bằng sân công nghiệp

Hiện trạng khu vực sân công nghiệp đã được xây dựng từ năm 2013, đang sử dụng cho sảnxuất tại mỏ Diện tích 1,2 ha, gồm các công trình sau:

- Khu văn phòng điều hành: Nằm phía Bắc sân công nghiệp, diện tích khoảng 400m2 gồm:Nhà văn phòng, nhà ở CNV và công trình phụ, bể nước sinh hoạt, nhà bảo vệ và vận hành trạmcân, bãi để xe

- Khu Xưởng cơ khí: nằm phía Nam sân công nghiệp, diện tích khoảng 160m2 gồm: Xưởng cơkhí, kho vật tư, kho nhiên liệu, kho chứa chất thải nguy hại

- Đường vận chuyển: Kết nối khu khai thác với khu chế biến và đường kết nối từ mỏ ra QL 2, diện

tích khoảng 0,2 ha Trên tuyến đường lắp đặt 02 trạm cân, nhà vận hành để kiểm tra đầu ra và đầu vào củasản phẩm khai thác và chế biến

- Khu chế biến: Nằm sát cạnh mỏ có diện tích khoảng 0,94ha, bao gồm: Trạm nghiền, nhà

vận hành trạm nghiền, trạm điện, máng cấp liệu, bãi chứa đá thành phẩm

Trang 35

Hình 1 3: Khu vực chế biến

c Bãi thải:

Nằm phía Nam, giữa khu vực khai thác và sân công nghiệp, có diện tích khoảng 0,25 ha

Như vậy, tổng diện tích đất cần cho Dự án là: 3,5 ha.

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

1.1.5.1 Khu dân cư

Khu vực khai thác thuộc xã vùng sâu nên dân cư khá thưa thớt, tập trung chủ yếu tại cáccon đường chính Dân cư ở đây sinh sống bằng nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp là chính.Xung quanh mỏ (trong bán kính 500m) chỉ có 2 hộ dân người dân tộc sinh sống

Trong khu vực mỏ không có dân cư sinh sống

1.1.5.2 Giao thông

Điều kiện giao thông trong khu vực khá thuận lợi vì mỏ đá Ngọc Bình đã đi vào hoạt động

ổn định Vị trí khu mỏ cách quốc lộ 27 khoảng 2km Hiện tại có tuyến đường nối từ mỏ ra đườngliên xã cự ly khoảng 2.000 m, chiều rộng từ 7 - 9m, đường bê tông ximăng, dày 30 cm, chấtlượng đường tương đối tốt

1.1.5.3 Sông, suối nguồn tiếp nhận nước thải

Khu mỏ có điều kiện địa chất thủy văn đơn giản Nước mặt chỉ xuất hiện trong các suốinhỏ vào mùa mưa, lưu lượng ít vào mùa nắng Diện tích khu mỏ phân bố chủ yếu trên địa hìnhdương, đá ít bị nứt nẻ, do vậy từ moong khai thác hiện tại cũng như các công trình lỗ khoan thăm

dò không gặp nước ngầm hoặc khe nứt Lượng nước mưa lớn vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng11), có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.791 mm/năm Mỏ được khai thác bằng phương pháp

lộ thiên, đáy moong ngang bằng với mức địa hình thấp nhất của khu vực nên, phần diện tích bêntrong mỏ phải thường xuyên hứng chịu một lượng nước mưa khá lớn vào mùa mưa Nhưng vớicao độ địa hình đáy moong, nước mưa có thể chảy tràn ra hướng Đông Nam để đi ra khỏi mỏ

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án: đối với các dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác vàchế biến đá xây dựng”, không phát sinh nước thải sản xuất Tuy nhiên, với cao độ địa hình đáymoong, nước mưa có thể chảy tràn ra hướng Đông Nam để đi ra khỏi mỏ

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1 Mục tiêu

Mục tiêu theo giấy chứng nhận đầu tư: Khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng

thông thường

Mục tiêu khác: Khai thác lợi thế nguồn tài nguyên, tăng giá trị sử dụng diện tích đất đai

dành cho quy hoạch khoáng sản, góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương đồng thời

Trang 36

Tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương và góp phần tăng thu nhập.

1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án

a Loại hình dự án:

Loại hình của dự án: khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng

Công trình cấp II do có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

b Quy mô, công suất

Tổng diện tích thực hiện dự án là 3,5ha, diện tích khu vực khai thác: 2,05ha, công suất

khai thác 30.000 m3 đá nguyên khai/năm

- Trữ lượng khoáng sản đá xây dựng (đến tháng 8/2019):

+ Trữ lượng địa chất ở cấp 121: 484.7408m3;

+ Trữ lượng khoáng sản đá xây dựng được phép đưa vào thiết kế khai thác là 350.560m3

Công suất mỏ thiết kế (điều chỉnh): Công ty sẽ khai thác với công suất 30.000m 3 /năm (nguyên khối), tương đương 44.250m 3 /năm (nguyên khai), với hệ số nở rời của đá là 1,475.

c Tuổi thọ mỏ

Vì mỏ đã được mở moong khai thác, hoàn thành công tác xây dựng cơ bản nên Tuổi thọ

mỏ được tính theo công thức:

T = T1 + T2 + T3 + T4Trong đó:

+ T1 ; Thời gian khai thác tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư (ngày 12/3/2013) đến hết tháng 8/2019 (điều chỉnh trữ lượng) : 5 năm 5 tháng 19 ngày, tương ứng 5,47 năm.

+ T2: Thời gian khai thác từ khi có Quyết định điều chỉnh trữ lượng đến khi lập dự án điềuchỉnh : từ tháng 8/2019 đến hết tháng 8/2023 : 4,0 năm

+ T3 : Thời gian hoạt động đạt công suất thiết kế Trong đó : Năm thứ 1 vừa khai thác100% công suất thiết kế, vừa hoàn thành các hồ sơ đầu tư, môi trường và giấy phép khai tháckhoáng sản điều chỉnh

- A = 30.000 m3/năm - công suất khai thác thiết kế

Qkt: là trữ lượng đá huy động vào khai thác; Qkt = 350.560 m 3

Q1: Trữ lượng khai thác từ khi có Quyết định điều chỉnh trữ lượng đến khi lập dự án điềuchỉnh: từ tháng 8/2019 đến hết tháng 8/2023: 80.764m3

Trang 37

Như vậy: 3

350.560 93.880

8, 5630.000

năm

T = T1 + T2 + T3 = 5,47 + 4,0, + 8,56 = 18,03 năm, làm tròn 18 năm

Như vậy: Tuổi thọ mỏ là: T= 18 năm (18 năm) (Kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu

tư, ngày 12/3/2013) Thời gian thực hiện dự án giảm 8 năm so với Giấy chứng nhận đầu tư số

42121000889 đã được cấp

d Công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng

Công nghệ của dự án: Khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên, sử dụng vật liệu nổ côngnghiệp khoan nổ mìn để phá đá, xúc bốc vận tải bằng cơ giới Đồng bộ thiết bị chủ yếu gồm: máykhoan, máy xúc, máy ủi, ô tô vận tải Chế biến đá bằng hệ thống nghiền sàng

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án

Một số hạng mục công trình đã được đầu tư xây dựng theo Quyết định phê duyệt báo cáođánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo phục hồi môi trường số 2581/QĐ-UBND ngày19/12/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

Công ty TNHH Ngọc Bình đã đầu tư sân bãi, trạm điện, hệ thống máy nghiền sàng,…Một

số hạng mục khác như đường vận chuyển, nhà văn phòng,….đã được công ty xây dựng hoànthành và đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay

Diện tích (m 2 )

Sau khi nâng công suất

Trang 38

Các công trình phục vụ dự án “Nâng cấp mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng” tại

xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thể hiện trong bản đồ Tổng mặt bằng mỏ,bao gồm các hạng mục sau:

-Khu vực khai thác: 2,05 ha (giảm 0,95 ha).

-Khu vực chế biến đá: 0,96 ha (bãi chứa đá thành phẩm: 7.440m2 và trạm nghiền: 2.000m2,xưởng cơ khí: 160m2)

-Khu vực bãi thải: 0,25 ha

Bảng 1 6: Thống kê thông số hệ thống khai thác

1 Chiều cao tầng khai

1836

12 Khoảng cách an toàn đá văng lớn nhất giữa

1.2.1.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

Các hạng mục công trình phụ trợ đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 2013đến nay Các hạng mục công trình phục vụ cho mỏ được thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảochất lượng và hiệu quả khi sử dụng, bao gồm:

- Nhà văn phòng mỏ, nhà ăn công nhân viên: Móng cột bê tông cốt thép, tường gạch, máilợp tôn có trần chống nóng và bụi

- Đường nội bộ, kho vật tư, kho chất thải nguy hại và các hạng mục phụ trợ

Trang 39

Các công trình phụ trợ này đảm bảo để phục vụ sản xuất sau khi nâng công suất nên Dự

án sẽ không xây dựng thêm công trình phụ trợ

1.2.2 Các hoạt động của dự án

Bảng 1 8: Các hoạt động tại dự án

1 Giai đoạn hoạt động

-Sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy;

-Hoạt động khai thác và chế biến đá

-Hoạt động vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêuthụ

1.2.3 Các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

Bảng 1 9: Các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường

1 Hầm tự hoại 03 ngăn Hầm 01 6m x 4m x4m, 96m3

Sử dụnghiện hữu

Trang 40

TT Tên công trình Đơn vị Số lượng Diện tích Ghi chú

hiện hữu

3 Thùng rác thu gom

-Sử dụnghiện hữu

5 Hệ thống xử lý bụi và giảm khí thải Hệ - - hiện hữuSử dụng

Đánh giá sự phù của các công trình bảo vệ môi trường khi tăng công suất:

Công trình bảo vệ môi trường của mỏ đã được xây dựng, thiết kế cho công suất khai thác45.000 m3 đá nguyên khai/năm và diện tích khai thác mà 3,0 ha Do đó, với công suất 30.000 m3

đá nguyên khai/năm và diện tích khai thác mà 2,05 ha, các công trình này hoàn toàn có thể đảmbảo

1.2.4 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

Căn cứ vào điều kiện thực tế tại mỏ: mỏ có cấu trúc địa chất đơn giản đồng nhất không

có thấu kính đá kẹp, tuy nhiên trữ lượng phân bố trên địa hình dạng núi cao Do vậy, mỏ đáNgọc Bình lựa chọn áp dụng khai thác áp dụng cho mỏ theo phương án (Hệ thống khai tháclớp xiên, xúc chuyển ) như sau: Từ mức cote +620 trở lên tới cote +700 địa hình dốc vì vậy áp

hệ thống khai thác lớp xiên, xúc chuyển Đá sau khi nổ mìn được xúc chuyển xuống mặt bằngtiếp nhận trung gian mức +620m, sau đó xúc bốc lên xe vận chuyển về khu chế biến Ưu điểmcủa phương án:

- Có khả năng cơ giới hoá cao, đáp ứng được nhu cầu sản lượng lớn, điều kiện khai thác

an toàn và thuận lợi, tổ chức công tác điều hành sản xuất trên mỏ đơn giản và tập trung

- Tiết kiệm được khối lượng công tác xúc gạt, đá xây dựng và đất san lấp được máy đàoxúc trực tiếp đổ lên ô tô

Các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường là: hoạt động khaithác – chế biến khoáng sản và hoạt động vận chuyển sản phẩm nội bộ trong mỏ và vận chuyển

đi nơi tiêu thụ

1.3 Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án, nguồn cung cấp điện nước

và các sản phẩm của dự án.

1.3.1 Nhu cầu về điện

♦ Sử dụng điện để phục vụ các công việc sau:

- Thiết bị văn phòng và sinh hoạt (thời gian hoạt động trong ngày là 8 giờ, 250 ngày/năm)

- Chiếu sáng khai trường và bảo vệ (thời gian hoạt động trong 1 ngày là 11 giờ, 365

Ngày đăng: 09/03/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w