1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Đầu tư khai thác – chế biến đá xây dựng Thường Tân VI – Khu I, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Công suất khai thác: đá xây dựng 700.000 m3 nguyên khốinăm; đất phủ đá phong hóa 145.000 m3 nguyên

76 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,85 MB

Cấu trúc

  • Chương I (9)
    • 1. Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Miền Đông (9)
    • 2. Tên cơ sở (9)
      • 2.1. Địa điểm cơ sở (9)
      • 2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án (9)
      • 2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM (10)
      • 2.4. Quy mô của dự án đầu tư (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (10)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (10)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (11)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (17)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (18)
      • 4.1. Nhu cầu vật liệu khai thác (18)
      • 4.2. Nhu cầu nhiên liệu (18)
      • 4.3. Nhu cầu sử dụng điện năng (18)
      • 4.4. Nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (19)
      • 4.5. Nhu cầu sử dụng nước (19)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở: Không có (21)
  • Chương II (22)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có) (22)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) (22)
  • Chương III (23)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (23)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (23)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (24)
      • 1.3. Xử lý nước thải (25)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (32)
      • 2.1. Tại khai trường (33)
      • 2.2. Tại khu vực chế biến (33)
      • 2.3. Trên đường vận chuyển trong và ngoài mỏ (36)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (37)
      • 3.1. Phế liệu (37)
      • 3.2. Chất thải sinh hoạt (38)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (39)
      • 4.1. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (39)
      • 4.2. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại (39)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (41)
      • 5.1. Biện pháp giảm thiểu chấn động rung, đá văng khi nổ mìn (41)
      • 5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn (42)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (43)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (43)
      • 7.1. Công tác phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy (43)
      • 7.2. Giảm thiểu ô nhiễm tiêu cực đến đời sống dân cư quanh mỏ và người lao động trong mỏ (44)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (45)
    • 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (48)
      • 9.3. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện công tác ký quỹ CTPHMT (54)
  • Chương IV (56)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (56)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải công nghiệp (56)
      • 1.2. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt (56)
      • 1.3. Dòng nước thải (56)
      • 1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (56)
      • 1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải (57)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (Nếu có) (58)
      • 2.1. Nguồn phát sinh khí thải (58)
      • 2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa (59)
      • 2.3. Dòng khí thải (59)
      • 2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm (59)
      • 3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (59)
      • 3.3. Giới hạn của tiếng ồn, độ rung (60)
  • Chương V (61)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (61)
      • 1.1. Chương trình quan trắc nước thải định kỳ năm 2021 (61)
      • 1.2. Chương trình quan trắc nước thải định kỳ năm 2022 (63)
    • 2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (65)
      • 2.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải năm 2021 (65)
      • 2.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải năm 2022 (67)
  • Chương VI (69)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (69)
    • 2. Chương trình quan trắc theo quy định của pháp luật (69)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (69)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động: Không áp dụng (70)
      • 2.3. Quan trắc môi trường khác theo quy định của pháp luật (70)
        • 2.3.3. Giám sát ảnh hưởng nổ mìn (71)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (72)
  • Chương VII (73)
  • Chương VIII (75)
    • 1. Tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (75)
    • 2. Việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường (75)

Nội dung

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án - Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở: Chủ đầu tư tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Miền Đông

- Địa chỉ văn phòng: 9-19 Hồ Tùng Mậu, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:

Họ và tên: Ông Trương Thế Ngọc Chức danh: Chủ tịch HĐQT

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303809174 đăng ký lần đầu ngày 11 tháng 5 năm 2005; Đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 06/03/2019

Người được ủy quyền: Ông Nguyễn Đình Diện Chức vụ: Tổng giám đốc

(theo giấy ủy quyền số 07/GUQ-CTMĐ ngày 29/12/2022)

Tên cơ sở

Đầu tư khai thác – chế biến đá xây dựng Thường Tân VI – Khu I, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Công suất khai thác: đá xây dựng 700.000 m 3 nguyên khối/năm; đất phủ - đá phong hóa 145.000 m 3 nguyên khối/năm

Mỏ đá xây dựng Thường Tân VI Khu I, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở: Chủ đầu tư tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên mỏ đá xây dựng Thường Tân VI – Khu

I, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và được Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương thẩm định tại văn bản số: 2569/SXD-KTVLXD ngày 03/08/2018;

- Quyết định số 46/QĐ-STNMT ngày 10/01/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về viêc phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ đá xây dựng Thường Tân VI – khu 1, công suất đá xây dựng 700.000 m 3 nguyên khối/năm, đất phủ - đá phong hóa 145.000 m 3 nguyên khối/năm tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của Công ty Cổ phần Miền Đồng

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại mã số QLCTNH: 74.004165.T ngày 10/12/2020;

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 07/GP-STNMT ngày 20/01/2021 của

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai;

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 21/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 20/02/2019

2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: số 3587/QĐ-BTNMT ngày 27/11/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.4 Quy mô của dự án đầu tư

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án: Tổng mức đầu tư của dự án là 73.858.151.000 đồng (Bảy mươi ba triệu, tám trăm lăm tám triệu, một trăm lăm mốt ngàn)

Căn cứ Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng Thường Tân VI-Khu I với công suất 750.000 m 3 /năm đá nguyên và 145.000 m 3 đất phủ - đá phong hóa/năm tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10: Dự án khai thác, chế biến khoáng sản có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc loại dự án nhóm C.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất của dự án đầu tư

Công suất khai thác theo thiết kế: đá xây dựng 700.000m 3 nguyên khối/năm; đất phủ - đá phong hóa 145.000 m 3 nguyên khối/năm

Công suất khai thác thực tế được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp sản lượng khai thác thực tế tại mỏ

CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN KHAI

Ghi chú Đất tầng phủ (m 3 ) Đá phong hóa (m 3 ) Đá nguyên liệu (m 3 )

[Nguồn: Công ty Cổ phần Miền Đông] 3.1.2 Công suất chế biến

Sản lượng hàng năm của mỏ cho đá nguyên khai là 1.015.000 m 3 đá thành phẩm các loại, cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Công suất chế biến đá mỏ Thường Tân VI

Stt Loại đá Sản lượng thành phẩm (m 3 ) Ghi chú

Stt Loại đá Sản lượng thành phẩm (m 3 ) Ghi chú

[Nguồn: Công ty Cổ phần Miền Đông]

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Hình 1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến đá xây dựng và các yếu tố tác động môi trường

Khoan khai thác bằng khoan lớn 105

Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai phi điện

Xử lý đá lớn bằng búa đập thủy lực

Nghiền sàng đá bằng bộ nghiền sàng liên hợp

Các sản phẩm đá xây dựng (sau chế biến)

Mi bụi Đá 1x2; Đá 0,5 Đá 4x6;

Thay đổi cảnh quan, địa hình

Thuyết minh dây chuyền công nghệ khai thác và các yếu tố tác động đến môi trường: Các quá trình khai thác - chế biến đá xây dựng đều tác động đến môi trường:

- Bóc tầng phủ: Thực hiện dọn mặt bằng, bóc lớp phủ thực vật, san lấp và đắp kè máy xay Vận chuyển đất phủ ra bãi thải Trong các hoạt động này phát sinh chủ yếu là bụi, tiếng ồn và nước thải

- Khoan nổ mìn: Đá khai thác được tách ra khỏi nguyên khối và làm tơi sơ bộ trước khi xúc bốc bằng phương pháp khoan nổ mìn Các chỉ tiêu mạng nổ được tính toán riêng cho từng đợt nổ Sử dụng búa đập thủy lực trọng lượng 2,8 tấn gắn trên máy xúc để phá đá quá cỡ Tác động chủ yếu là chấn động rung, bụi, tiếng ồn do hoạt động nổ mìn và phá đá quá cỡ gây tác động mạnh

- Xúc chuyển, xúc ở chân tuyến và vận tải: Thực hiện xúc bốc đá nguyên khai tại gương khai thác và vận chuyển về khu chế biến; xúc đá thành phẩm, vận chuyển đá thành phẩm sau nghiền sàng đến nơi tiêu thụ Trong quá trình phát sinh chủ yếu là tiếng ồn, bụi và khí thải do các phương tiện hoạt động phát sinh Tại mỏ chỉ có một khai trường gồm nhiều bãi xúc

- Nghiền sàng: Thực hiện tại khu chế biến, chủ yếu tạo đá thành phẩm và phân loại đá sau nghiền sàng Hoạt động này làm phát sinh một lượng lớn bụi, tiếng ồn và rung do quá trình nghiền sàng

- Vận chuyển đến nơi tiêu thụ: Chủ yếu là quá trình vận chuyển đá thành phẩm tại khu chế biến đến nơi tiêu thụ, làm phát sinh một lượng lớn bụi, ồn dọc theo tuyến đường vận chuyển gây ô nhiễm môi trường Phù hợp với điều kiện thực tế mỏ và công suất khai thác lựa chọn, thiết bị vận tải sử dụng cho mỏ là ô tô 15 tấn/xe, xe chở đá thành phẩm đi tiêu thụ sẽ được phương tiện của khách hàng đảm nhận

3.2.1 Công nghệ khoan nổ mìn Đá khai thác được làm tơi sơ bộ trước khi xúc bốc bằng công tác khoan nổ mìn Các chỉ tiêu mạng nổ được tính toán riêng cho từng đợt nổ

Công tác khoan nổ mìn ở mỏ bao gồm:

- Khoan lỗ mìn trong quá trình khai thác sử dụng máy khoan thủy lực lắp cần 105mm

- Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện a) Công tác khoan:

Công tác khoan ở mỏ là khoan đường kính 105 mm tính toán thiết bị khoan cho cac năm hoạt động bình thường của mỏ

- Thiết bị sử dụng để khoan lỗ khoan lớn là dàn khoan khí nén hiệu BMK5 chạy bằng động cơ Diezel DK 9 đường kính mũi khoan 105 mm tương đương đường kính lỗ khoan 115 mm

- Số lượng máy khoan sử dụng trong mỏ năm đạt công suất thiết kế là 8 máy

- Máy nén khí sử dụng để cung cấp khí nén cho máy khoan BMK5 và búa khoan hoạt động Với tiêu hao khí nén là 6 m 3 /phút, cho một máy khoan BMK5, tiêu hao khí nén cho toàn mỏ là 60 m 3 /phút b) Công tác nổ mìn

- Phương pháp nổ mìn: Tại mỏ sử dụng phương pháp nổ mìn là phương pháp nổ mìn vi sai phi điện Đây là các phương pháp tối ưu hiện đang áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai, đảm bảo an toàn trong thi công và giảm các tác động xấu đến môi trường: như giảm chấn động, đá văng đồng thời mang lại hiệu quả cao, giảm tỉ lệ đá quá cỡ Nội dung phương pháp nổ mìn phi điện:

- Vật liệu nổ công nghiệp sử dụng gồm: Thuốc nổ; Kíp vi sai phi điện: loại TM17 ms, 25 ms và 42 ms , kíp xuống lỗ loại 400 ms Dây dẫn tín hiệu

+ Mồi nổ VE05, MN04 hoặc MN31;

+ 02 kíp vi sai điện để khởi nổ một bãi nổ

Sau khi tất cả các lỗ mìn đã được nạp thuốc, lấp bua quá trình đấu nối mạng nổ có thể bắt đầu từ lỗ kích nổ đầu tiên, gắn móc chữ I với dây nổ xuống lỗ ở vị trí càng gần với miệng lỗ mìn càng tốt Cầm hộp nối chùm ở cuối của dây trên mặt và đi dọc hàng lỗ mìn thứ nhất tới lỗ mìn kế tiếp Đặt hộp nối chùm lên dây nổ xuống lỗ của lỗ mìn này và cách miệng lỗ khoảng 400 mm Sau khi đấu chùm xong, việc khởi nổ bãi mìn thông qua tín hiệu nổ kíp vi sai điện tại hộp chùm

Hình 1.2 Kết cấu lượng thuốc nổ trong lỗ khoan

Hình 1.3 Sơ đồ đấu nối mạng nổ vi sai phi điện

Các thông số khoan nổ mìn được tổng hợp như sau:

Bảng 1.3 Bảng thống kê các thông số khoan nổ mìn

TT Thông số khoan, nổ mìn Đơn vị tính

Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị kg/m 3 q Đá phong hóa 0,3 Đá gốc 0,35

4 Khoảng cách giữa các lỗ khoan m a 3,9

5 Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan m b 3,4

6 Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan kg Q 48

7 Lượng thuốc nổ cho 1 m dài lỗ khoan kg/m G 6,3

8 Chiều dài lượng thuốc m Lt 7,6

11 Chiều sâu khoan thêm m Lkt 1,5

12 Suất phá đá (nguyên khối) m 3 /m Pnk 11,5

13 Suất phá đá (nở rời) m 3 /m Pnr 16,7

TT Thông số khoan, nổ mìn Đơn vị tính

14 Số lỗ khoan 1 đợt nổ lỗ n 60

15 Lượng thuốc nổ cho 1 đợt kg Qđ 2.880

[Nguồn: Phương án nổ mìn của Công ty Cổ phần Miền Đông]

❖ Đơn vị cung ứng và thi công nổ mìn phá đá của cơ sở:

Cung ứng vật liệu nổ công nghiệp và nổ mìn dịch vụ: Tổng Công ty kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc Phòng thực hiện cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, vận chuyển, nổ mìn Các loại vật liệu nổ công nghiệp được nằm trong danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sử dụng tại Việt Nam theo Thông tư số 31/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương, vận chuyển vật tư vật liệu đến khai trường tại khu I, mỏ Thường Tân VI, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo hợp đồng dịch vụ nổ mìn số 605/DVNM-VLNMN/2022 ngày 01/12/2021 (Hợp đồng được đính kèm tại phụ lục của báo cáo)

3.2.2 Công nghệ làm tơi đá bằng búa đập thủy lực

Trong quá trình nổ mìn, vì nhiều lý do khi nổ mìn sẽ có một khối lượng đá quá cỡ không phù hợp với dung tích gầu xúc, khe hở hàm nghiền thô, thiết bị vận tải,… do đó phải tiến hành phá đá quá cỡ

Mỏ sử dụng búa đập gắn vào máy xúc để xử lý đá quá cỡ với năng suất Qc = 200 m 3 /ca

3.2.3 Công tác xúc bốc vật liệu

Khâu xúc bốc trong mỏ bao gồm: Xúc bốc đất đá trong tầng phủ, xúc bốc đất làm mặt bằng sân công nghiệp, xúc bốc đất phủ di chuyển từ bãi thải tạm về hoàn thổ đáy moong kết thúc khai thác, xúc bốc đá nguyên khai tại gương khai thác và xúc bốc đá thành phẩm sau nghiền sàng

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu vật liệu khai thác

- Tổng khối lượng đá hàng năm tại mỏ lớn nhất 700.000 m 3 /năm nguyên khối đá xây dựng;

- Khối lượng đá nguyên khai đưa vào chế biến: 1.015.000 m 3 /năm

Nhiên liệu sử dụng tại mỏ để máy móc hoạt động là xăng và dầu diezel Nhu cầu xăng, dầu diezel phục vụ cho các thiết bị, máy móc của mỏ xăng, dầu do các đơn vị kinh doanh tại địa phương cung cấp tại mỏ được tổng hợp như bảng sau:

Bảng 1.6 Nhu cầu nhiên liệu

TT Tên thiết bị Số lượng

3 Máy xúc đá nguyên khai 9 105 945

[Nguồn: Công ty Cổ phần Miền Đông]

4.3 Nhu cầu sử dụng điện năng

Các hộ sử dụng điện trong mỏ chủ yếu là các trạm nghiền sàng, máy nén khí và máy bơm tháo khô mỏ sử dụng điện 3 pha Các thiết bị sinh hoạt, văn phòng và chiếu sáng sử dụng điện sinh hoạt một pha thông thường Tại mỏ không sử dụng máy phát điện dự phòng Thông tin nhà cung cấp điện cho dự án như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC NGỌC LINH

Mã số thuế: 0302568783 Địa chỉ: 118/83-C9 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: 0948 308 679

Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện tại cơ sở

STT Thời gian Số tiền (VNĐ) Số hóa đơn Ghi chú

[Nguồn: Công ty Cổ phần Miền Đông]

4.4 Nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Khối lượng vật liệu nổ sử dụng cho lỗ khoan lớn cho một năm như sau:

Bảng 1.8 Định mức tiêu hao vật liệu nổ cho một năm

STT Loại vật liệu Đv tính

2 Kíp điện vi sai trên mặt Cái 5.640 4.320

3 Kíp vi sai phi điện xuống lỗ

5 Kíp điện (khởi nổ) cái 188 144

[Nguồn: Công ty Cổ phần Miền Đông]

4.5 Nhu cầu sử dụng nước

Trong quá trình hoạt động của dự án, nước được sử dụng vào các mục đích sau:

+ Phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên;

+ Phục vụ công tác phun nước giảm bụi trạm nghiền;

+ Phục vụ công tác tưới đường;

+ Phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy;

+ Phục vụ tưới cây xanh xung quanh mỏ và sân công nghiệp;

+ Phục vụ tưới ẩm đá thành phẩm trước khi vận chuyển ra ngoài mỏ

- Nước uống: Công ty mua bình nước sạch để phục vụ công tác ăn uống cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty

- Nước sinh hoạt: Sử dụng nước giếng khoan hiện có tại khu vực văn phòng mỏ để cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt Chất lượng nguồn nước tại giếng khoan đạt quy chuẩn quy định về chất lượng nước ngầm

- Đối với nước cấp cho các hoạt động sản xuất như phun nước giảm bụi tại trạm nghiền, tưới đường, phòng cháy chữa cháy, tưới cây xanh, rửa bánh xe được lấy từ hố thu nước tại đáy khai trường

Hiện tại mỏ có hệ thống hố thu nước dưới moong dùng để thu nước mưa và nước ngầm chảy vào mỏ Hệ thống hố thu, lắng nước này có chức năng thu và xử lý nước mưa và nước ngầm bằng hình thức lắng cơ học Nhu cầu sử dụng nước cho dự án là thường xuyên và lưu lượng tương đối lớn nên các hố lắng này thu nước xong được tích trữ lại để sử dụng dần Thực tế cho thấy tại mỏ vào mùa khô toàn bộ lượng nước mưa được tích trữ tại các hố lắng để sử dụng

4.5.2 Nhu cầu nước sinh hoạt:

- Nhu cầu sử dụng nước cho cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ khoảng 4,0 m 3 /ngày đêm

- Nguồn cung cấp: Sử dụng nước giếng khoan hiện có tại khu vực văn phòng mỏ để cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt Chất lượng nguồn nước tại giếng khoan đạt quy chuẩn quy định về chất lượng nước ngầm

4.5.3 Nước phục vụ cho công tác sản xuất

Nước phục vụ cho công tác sản xuất, tiêu thụ nước công nghiệp tại mỏ bao gồm:

- Trạm nghiền đá: Nước được cung cấp dưới dạng vòi phun nước tự động để chống bụi Dự kiến nước sử dụng cho hệ thống nghiền sàng là 3,0 lít/m 3 đá Khối lượng đá chế biến 1 ngày là 3.383 m 3 Lượng nước được dự kiến sử dụng phun nước giảm bụi tại các trạm nghiền sàng được tính theo công thức:

Trong đó: m = 3,0 lít/m 3 đá – Định mức tưới cho 1 m 3 đá x = 3.383 m 3 – Khối lượng đá chế biến 1 ngày

Lượng nước được vận chuyển để tưới đường vào mùa kho là: Bố trí 01 xe bồn phun nước 9 m 3 thường xuyên tưới đường vận chuyển từ moong ra khu chế biến với chiều dài 2.000 m và từ khu chế biến ra bến cảng Phước Ngọc Linh chiều dài khoảng

700 m Mỗi lượt tưới 02 xe,Mùa khô tưới 4 lần/ngày, mùa mưa tưới 2 lần/ngày Nhu cầu tưới nước trong 1 ngày mùa mưa là 36 m 3 , mùa khô là 72 m 3 /ngày

- Nước cấp PCCC: Lượng nước cấp cho công tác PCCC là 20,3 m 3 được tính là lượng nước dự phòng, không sử dụng thường xuyên

- Nước tưới mặt bằng KCB: Công ty trang bị 1 xe bồn dung tích 9 m 3 để phun nước thường xuyên dọc hệ thống đường trong khu vực chế biến Định mức phun nước tại khu chế biến là 1,2 đến 2,5 l/m 2 cho mỗi lần tưới Diện tích sân cần tưới khoảng 10% tổng diện tích 33.000 m 2 Lượng nước tưới mặt bằng khu chế biến mùa mưa là 7,92 m 3 /ngày, mùa khô là 15,84 m 3 /ngày Mùa khô tưới 4 lần/ngày, mùa mưa tưới 2 lần/ngày

Bảng 1.9 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại dự án

STT Nguồn sử dụng Nhu cầu trong ngày (m 3 )

2 Nước giảm bụi máy nghiền 10,15 10,15

5 Nước tưới mặt bằng KCB 15,84 7,92

[Nguồn: Công ty Cổ phần Miền Đông]

4.5.4 Nhu cầu xả nước thải

Nhu cầu xả nước thải sản xuất chủ yếu là nước thải trong moong khai thác gồm nước mưa chảy tràn trong khu vực moong khai thác và nước ngầm

Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 07/GP-STNMT ngày 20/01/2021

Căn cứ vào nhu cầu xả nước thải thực tế tại mỏ đá Thường Tân VI và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 07/GP-STNMT đã được cấp, Công ty xác định đăng ký nhu cầu xả nước thải vào nguồn nước như sau:

- Chế độ xả nước thải đăng ký: 24 giờ/ngày đêm;

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất đăng ký: 190 m 3 /ngày đêm.

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)

Vị trí Cơ sở không nằm trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường theo vùng, theo tỉnh nào.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)

➢ Đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải:

Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp là rạch Bà Xếp nằm phía Đông Bắc mỏ

Theo Điều 68 Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về quy định về xả thải nước thải công nghiệp vào các thủy vực trên địa bàn tỉnh do nguồn tiếp nhận là các suối chảy về sông Đồng Nai

Theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 07/GP-STNMT ngày 20/01/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, nguồn tiếp nhận nước thải là suối Rạch Xếp – sông Đồng Nai, chất lượng nước thải đạt cột A, kq = 0,9, kf = 1,2

Do đó, đánh giá chất lượng nước thải dựa theo QCVN 40:2011/BTNMT chọn cột

➢ Khả năng tiếp nhận nước thải:

Nước thải được bơm xả ra hệ thống mương phía Đông mỏ, dẫn về ao lắng thoát ra Rạch Bà Xếp Lưu lượng nước thải theo Giấy phép xả thải tối đa 190 m 3 /ngày đêm nhỏ hơn rất nhiều so với lưu lượng trung bình của Rạch Bà Xếp

Rạch Bà Xếp nằm dọc theo ranh giới phía Đông Bắc mỏ có bề rộng từ 2-3 m Lưu lượng dòng chảy khoảng 1,15-1,58 m 3 /s Phía hai bên bờ không có dân cư sinh sống, xung quanh là cây cỏ mọc dại

Lòng suối tuy nông nhưng rộng nên khả năng tiêu thoát nước tốt, không xảy ra ngập úng cục bộ Do vậy, việc xả thải của mỏ sẽ tác động không đáng kể đến chế độ thủy văn và dòng chảy của Rạch Bà Xếp.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

❖ Thoát nước khu vực sân công nghiệp

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước mưa chảy tràn sân công nghiệp

Mặt bằng SCN được xây dựng có độ dốc hướng về phía Đông Nam, mương rãnh được bố trí xung quanh sân công nghiệp để thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn trên sân công nghiệp về hố thu đặt tại phía Nam sân công nghiệp Nước sau khi lắng sẽ được chảy tràn theo mương rãnh ra suối Thượng Lang và cuối cùng đổ về sông Đồng Nai Thông số kỹ thuật cơ bản của các công trình thu gom, thoát nước mưa như sau:

❖ Hệ thống hố thu nước tại sân công nghiệp

- Hố lắng nằm phía Nam SCN, dung tích 450 m 3 (diện tích 15x15x2 m):

+ Kết cấu: Hố lắng được đào trên nền đất, sử dụng máy đào dung tích 1,5 m 3 để tạo hình

+ Vai trò: Hố lắng 1 có vai trò thu và lắng lượng nước mưa chảy tràn sân công nghiệp Toàn bộ lượng nước sau khi lắng cơ học sẽ được tích trữ lại để phục vụ sản xuất, phần nước trong sẽ chảy tự nhiên ra mương rãnh để về suối Thượng Lang

❖ Hệ thống mương thoát nước khu vực sân công nghiệp:

+ Nước mưa chảy tràn phía Đông sân công nghiệp được thu gom theo hệ thống mương rãnh bao quanh ranh giới phía Đông Bắc – Phía Nam sân công nghiệp, kích thước dài 287 m, rộng 1,2÷1,5 m; sâu 1,0 m và chảy về hố thu gần đường vận chuyển Phía Tây sân công nghiệp, dọc đường vận chuyển cũng được bố trí hệ thống mương, rãnh với độ dài 180 m, rộng 1,0 m và sâu 1,0 m để dẫn nước về hố thu gần đường vận chuyển Đánh giá: Hệ thống thu gom, thoát nước cho khu vực chế biến đá đã tận dụng được độ dốc của địa hình và các tuyến mương thoát nước hiện hữu để thu gom và thoát nước vào mùa mưa, đảm bảo không ngập úng cục bộ

Nước mưa, chảy tràn trên SCN

Suối Thượng Lang Sông Đồng Nai

❖ Điểm xả nước thải sau xử lý:

- Nước mưa chảy tràn sân công nghiệp:

Nước mưa chảy tràn sân công nghiệp sau khi xử lý đạt chuẩn sẽ được thoát ra Suối Thượng Lang sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai Địa chỉ nơi xả nước thải: Tại mỏ đá Thường Tân VI, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của Công ty Cổ phần Miền Đông Tọa độ cửa xả vào nguồn tiếp nhận là:

X (m) = 1.220.903; Y (m) = 624.938 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 0 45’, múi chiếu 3 0 )

1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nước mưa rơi trực tiếp vào khai trường được thu gom về hố thu nước trong khu vực khai trường

- Hướng thoát nước: Mỏ sử dụng hố thu nước bố trí ở đáy moong có diện tích 50x15x10 m tương đương 7.500 m 3 , để thu gom toàn bộ khối lượng nước chảy vào moong khai thác, lắng lọc rồi bơm ra hệ thống mương thoát nước dọc đường vận chuyển phía Đông dự án chảy vào ao lắng (ao lắng sử dụng chung với mỏ đá xây dựng Thường Tân) Lắng lọc 2 lần trước khi chảy vào Rạch Bà Xếp Trong quá trình khai thác luôn tồn tại đáy mỏ hai cấp, cấp dưới tầng dưới có nhiệm vụ chứa nước, lắng đọng rồi bơm trên hệ thống xả thải bề mặt cấp trên không bị ngập nước vẫn tiến hành khai thác bình thường Sau khi lượng nước được bơm hết hoặc vào mùa khô lượng nước chỉ còn lưu trữ trong hố thu sẽ tiến hành khai thác tầng dưới Do vậy nước khai thác tại mỏ thường được lưu trữ trong hố thu, hạn chế xả ra bên ngoài

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom và thoát nước tháo khô mỏ

❖ Điểm xả nước thải sau xử lý:

Nước tháo khô mỏ sau khi xử lý đạt chuẩn sẽ được thoát ra Rạch Bà Xếp sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai Địa chỉ nơi xả nước thải: Tại mỏ đá Thường Tân VI, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của Công ty Cổ phần Miền Đông Tọa độ cửa xả vào nguồn tiếp nhận là: X (m) = 1.221.576; Y (m) = 623.700 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 0 45’, múi chiếu 3 0 )

Nước mưa, nước ngầm Moong Hố thu đáy moong

Mương dọc đường vận chuyển

Ao lắng của cụm mỏ Cống thoát nước

Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến chế độ thủy văn, môi trường nguồn tiếp nhận:

- Toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn, nước ngầm chảy vào mỏ được thu gom và xử lý bằng hệ thống hố thu và lắng nước tại moong khai thác; sử dụng ngăn lắng thứ cấp để xử lý lắng cơ học và điều tiết lưu lượng xả nước thải ra môi trường bên ngoài;

- Thiết lập lịch xả thải, bố trí hệ thống bơm phù hợp với phương án xả thải của Công ty, có sổ nhật ký bơm để theo dõi;

- Tiến hành quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của mỏ và báo cáo tình hình xả nước thải vào nguồn nước định kỳ theo quy định;

- Có kế hoạch và thực hiện nạo vét các hố thu, lắng nước định kỳ làm tăng khả năng lắng của hố; bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bơm định kỳ tránh trường hợp hỏng hóc đột xuất trong thời kỳ cao điểm đặc biệt vào mùa mưa, bố trí hệ thống bơm dự phòng

- Ngoài ra, do đặc điểm mỏ khai thác xuống sâu tạo thành moong khai thác nên toàn bộ diện tích moong khai thác sẽ tạo thành một hố thu nước lớn trong trường hợp thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài liên tục Do đó, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Công ty có thể điều tiết được lưu lượng xả nước thải tùy vào diễn biến của thời tiết

Nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà vệ sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực mỏ Nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật Tại đây nước thải được thu gom, đi qua song chắn rác rồi được chảy xuống bể tự hoại 3 ngăn để xử lý, đây là nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của dự án Công ty dự kiến lắp đặt hệ thống xử lý bể vi sinh xử lý đạt tiêu chuẩn cột A QCVN 14:2008 sau đó cho tưới cây

Hình 3.3 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

1.3.1 Xử lý nước tháo khô mỏ a) Quy trình công nghệ

Công nghệ xử lý nước thu gom được trong moong khai thác là áp dụng biện pháp lắng cơ học để xử lý nước thu gom được trong moong khai thác Nước thải sau khi tập trung vào hố thu để lắng lần 1, sau đó được bơm lên hố lắng bên trên để thoát ra mương thoát nước

Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại

Dự kiến xử lý bằng bể vi sinh Tưới cây b) Mô tả các công trình

Nước thải tại mỏ chủ yếu bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng có nguồn gốc từ bụi, đá trên mặt bằng khai trường bị cuốn theo nước chảy tràn Tính chất của nước thải là dễ lắng cặn Do vậy, lựa chọn phương pháp lắng cơ học để xử lý nước thải nhằm loại bỏ chất rắn lơ lửng

❖ Hệ thống xử lý nước tháo khô mỏ bao gồm các hạng mục đã được công ty xây dựng như sau:

Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thu gom, thoát nước tháo khô mỏ như sau:

Hố thu nước hiện hữu trong moong có kích thước 50x15x10m, nằm tại phía Đông mỏ Hố được tạo ra trong quá trình nổ mìn, là nơi trũng nhất moong khai thác để thu gom toàn bộ nước trong khai trường Nước được lưu trữ để phục vụ quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường trong mùa khô Mùa mưa, tránh hiện tượng ngập úng lòng moong ảnh hưởng đến khai thác, công ty sẽ cho tháo khô mỏ bằng cách bơm lên hố lắng

+ Công suất động cơ: 55 kW

+ Chiều cao đẩy nước tối đa theo thiết kế: 60 m

+ Nước được bơm lên từ moong khai thác chảy theo hệ thống mương thoát nước dọc theo đường vận chuyển phía Đông mỏ đến hố lắng

Dự án sử dụng ao lắng để lắng lọc nước lần 2 trước khi dẫn về rạch Bà Xếp, ao lắng sử dụng chung với mỏ Thường Tân

Khi lượng nước vượt quá dung tích chứa ao lắng, phần nước trong bên trên sẽ được chảy tràn qua cống D500 đặt ngầm dưới đường vận chuyển để dẫn nước từ ao ra rạch

➢ Hệ thống mương rãnh, đê bao

Mương đào trên nền đất, kích thước dài x rộng x sâu khoảng 315x2x1,5 m, bám theo dọc đường vận chuyển giữa công ty CP Phước Ngọc Linh và Công ty CP Miền Đông Để ngăn nước mưa chảy tràn vào moong khai thác, mỏ đá Thường Tân VI khu I có hệ thống đê bao như sau:

- Phía Bắc moong khai thác, đoạn từ mốc số 1÷2 có đoạn đường dài 430 m, rộng

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Đơn vị đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải tại cơ sở như sau:

- Trong hoạt động bóc phủ, công ty thực hiện bóc phủ tới đâu mới phá bỏ thực vật tới đó

- Trong công tác khoan, công ty sử dụng sử dụng phương pháp tưới nước lên bề mặt bãi trước khi tiến hành khoan

- Trong công tác nổ mìn, công ty sử dụng thuốc nổ Anfo, nhũ tương nên hạn chế được lượng khí độc hại thải vào môi trường không khí

- Đơn vị sử dụng búa đập thủy lực phá đá quá cỡ để giảm khối lượng thuốc nổ sử dụng

- Trong hoạt động vận chuyển, công ty thực hiện tưới nước dọc đường vận chuyển nội mỏ trong moong khai thác (xe bồn 9 m 3 ), nước lấy hố thu trong moong

- Phía Nam mỏ đã trồng hai hàng cây keo lá tràm, cây cao 1-1,3 m; dải cây xanh dài 120 m

2.2 Tại khu vực chế biến:

Trong hoạt động chế biến, tải lượng bụi phát sinh rất lớn Để giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh, công ty đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau:

- Tại 03 cụm máy nghiền sàng, công ty đã lắp đặt đầy đủ hệ thống phun nước tại phễu nhập liệu và đầu cần trên băng tải của dây chuyền nghiền sàng Quy mô, công suất, thiết bị của 02 hệ thống phun nước giảm bụi như sau:

+ Đối với hệ thống tưới nước tại vị trí hàm côn sử dụng nhóm ống tự chảy Ф32 có gắn van điều tiết lưu lượng Nước sau khi mở van điều tiết lưu lượng sẽ chảy tự nhiên tới các hàm côn Đầu ống nước tại hàm côn được được gắn bít lại, sử dụng đoạn ống Ф27mm dài khoảng 40 cm được tạo các lỗ nhỏ để tạo độ tòe của đầu phun

+ Nguyên lý hoạt động: Nước chứa trong bồn chứa được máy bơm phun ra dưới dạng tia, khi gặp bụi phát ra nước làm dính kết các hạt bụi nhỏ với nhau thành những hạt bụi to hơn rơi xuống

+ Tại khu vực phễu tiếp liệu: Đã lắp đặt hệ thống phun nước làm ướt đá nguyên liệu ngay sau khi đổ đá vào hàm, để làm tăng cường biện pháp chống bụi, cụ thể là giảm thiểu bụi phát sinh tại nguồn, công ty tăng cường công tác phun nước đá nguyên liệu tại phễu cấp liệu, tăng lưu lượng nước phun, nước được chứa trong các bồn nước đặt trên bờ kè máy xay

Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống phun nước giảm bụi trạm nghiền

Hình 3.8 Phun nước tại vị trí đầu băng tải

+ Bố trí phun nước tại dọc băng tải: Hệ thống sử dụng máy bơm tăng áp 0,5Hp có gắn van điều tiết lưu lượng ngay sau cút đầu bơm Máy bơm đặt phía chân của bồn nước 8m 3 bơm qua nhóm ống bơm tăng áp Ф27mm đến các đầu phun dọc bằng tải và đầu băng tải Đầu phun sử dụng các béc phun mưa 360 độ, chất liệu bằng nhựa POM và inox Thông số của béc phun như sau: Bán kính phun: 3,5 ÷ 4 m; lưu lượng: 100-250 lít/giờ; áp suất: 0,8 -1,6 Bar

+ Đơn vị đã trang bị 01 bồn chứa nước 20m 3 , được bơm trực tiếp từ xe bồn

Nguồn nước cung cấp cho hệ thống tưới nước giảm bụi tại trạm nghiền sàng được lấy từ giếng khoan bơm lên bồn chứa nước tại trạm nghiền hoặc bơm từ hố lắng mi sàng

Lượng nước sử dụng cho hệ thống nghiền sàng khoảng 67 m 3 /ngày (vào mùa mưa) và 100 m 3 /ngày (vào mùa khô)

+ Công ty đã tiến hành trồng khoảng 1.680 cây keo lá tràm xung quanh khu vực sân bãi chế biến nhằm ngăn bụi phát tán và tạo bóng mát cho khu vực Mật độ trồng: trồng 3-4 hàng so le, cây cách cây 1 m, hàng cách hàng 1 m Loại cây trồng: Keo lá tràm, chiều cao 5-7m, cây phát triển tốt, tán rộng, được trồng ken dầy nên đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bụi phát tán ra xung quanh Hướng Tây Nam sân công nghiệp là khu vực văn phòng cũng được trồng khoảng 1.020 cây keo lá tràm

Hình 3.9 Cây xanh trồng trên đường lên xuống mặt bằng cấp liệu

Hình 3.10 Dải cây xanh quanh khu chế biến và khu văn phòng Để tăng cường hiệu quả giảm thiểu bụi, công ty đã cho lắp đặt các béc tưới nước tự động dọc đường lên xuống khu cấp liệu Sử dụng đoạn ống mềm đường kính Φ32mm, chiều dài khoảng 205 m, cứ 8 m lại bố trí 01 béc phun mưa 360 độ, béc cao từ 0,8÷1 m so với mặt đường

Hình 3.11 Hệ thống tưới nước tự động tại đường lên xuống mặt bằng cấp liệu

+ Đơn vị đã và đang áp dụng biện pháp tưới nước thường xuyên dọc tuyến đường trong khu vực chế biến bằng xe bồn dung tích 9,0 m 3 với tiêu chuẩn sử dụng nước 2,5 lít/lần tưới/m 2 Tần suất tưới mùa khô trung bình 08 lần/ngày chia làm 04 ca

+ Công ty yêu cầu tất cả các xe đến mua hàng phải có bạt che, cân đúng tải trọng tránh để sản phẩm rơi xuống đường

2.3 Trên đường vận chuyển trong và ngoài mỏ

2.3.1 Giảm thiểu bụi trong hoạt động vận chuyển

+ Điều phối xe tải ra vào hợp lý, tránh gây ách tắc trên đường vận tải trong và ngoài mỏ;

+ Sử dụng xe vẫn còn niên hạn sử dụng;

+ Bảo trì phương tiện, máy móc định kỳ;

+ Đường vận chuyển nội mỏ, đơn vị sử dụng vật liệu san lấp hoặc đá 1x2 để san lấp và cải tạo những vị trí bị sụt lún và xuống cấp để đảm bảo xe vận chuyển tránh phải giảm tốc hay tăng đốc đột ngột làm tăng lượng khí thải phát sinh ra môi trường và hư hại phương tiện

- Xe chạy từ mỏ ra đến đường vận chuyển phải giảm tốc độ

Ngày đăng: 24/02/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w