57 Trang 8 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD : Bộ xây dựng BTCT : Bê tông cốt thép CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại CBCNV : Cá
Trang 5Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1 Xuất xứ của dự án 7
1.1 Thông tin chung về dự án 7
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 8
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch về quy định khác của pháp luật có liên quan 8
1.4 Trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp) 8
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 8
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 8
2.1.1 Các văn bản pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường 8
2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng 10
2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án 11
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 11
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12
3.1 Tổ chức thực hiện 12
3.2 Quá trình thực hiện ĐTM 12
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 13
CHƯƠNG 1: VỀ VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 15
1.1 Thông tin về dự án 15
1.1.1 Tên dự án 15
1.1.2 Chủ dự án 15
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 15
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án: 17
Trang 61.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
18
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 20
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 21
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 21
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 22
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 22
1.3 Nguyên liệu, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 22
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ thi công của dự án: 22
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 23
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 24
1.5.1 Công tác chuẩn bị 24
1.5.2 Công tác thi công 24
1.5.3 Biện pháp thi công các công trình chính 27
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 27
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 27
1.6.2 Tổng mức đầu tư 27
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 27
CHƯƠNG 2: VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 29
2.1 Đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng dự án 29
2.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng 29
2.1.1.1 Đánh giá tác động của hoạt động phá dỡ các hạng mục công trình cũ 29
2.1.1.2 Đánh giá dự báo các tác động do bụi, khí thải từ quá trình thi công 29
2.1.1.5 Đánh giá, dự báo các tác động do nước thải 36
2.1.1.6 Đánh giá, dự báo các tác động do chất thải rắn 38
2.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng 40
2.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 43
2.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải 43
2.2.1.1 Bụi, Khí thải 43
2.2.1.2 Nước thải 44
Trang 7Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
2.2.1.3 Chất thải rắn 45
2.2.2 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến kinh tế - xã hội 46
3.1.1 Các biện pháp giảm thiểu do hoạt động giải phóng mặt bằng 48
3.1.2 Các biện pháp công trình thu gom xử lý nước thải 48
3.1.3 Các biện pháp công trình giảm thiểu tác động của chất thải rắn, chất thải nguy hại 49
3.1.4 Các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 50
3.1.6 Các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 51
3.1.7 Biện pháp giảm thiểu các tác động khác 51
3.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 52
3.2.1 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải 52
3.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải 54 CHƯƠNG 4: VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG; PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 55
4.1 Chương trình quản lý môi trường 55
4.1.1 Trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng 55
4.1.2 Trong giai đoạn vận hành 55
4.2 Giám sát môi trường 55
4.2.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 55
4.2.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 55
4.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 56
4.3.1 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 56
4.3.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 57
CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN 60
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
QCVN/TCVN : Quy chuẩn Việt Nam/Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
UBMTTQ VN : Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam WHO : Tổ chức Y tế thế giới
Trang 9Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1 Các phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM 13
Bảng 1.1 Tọa độ khu xử lý một phần của thửa đất số 98, tờ bản đồ số 08 16
Bảng 1.2 Toạ độ giới hạn bởi các điểm góc khu vực thăm dò 16
Bảng 1.3 Thông số khai thác các giếng 16
Bảng 1.4 Khối lượng nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công 23
Bảng 2.1 Hệ số phát thải của phương tiện vận chuyển 30
Bảng 2.2 Số liệu khí tượng dùng để tính toán mô hình 31
Bảng 2.3 Số liệu nguồn dùng để tính toán mô hình 31
Bảng 2.4 Kết quả tính toán ô nhiễm khí thải giao thông tại độ cao 0,5m so với nền đường 31
Bảng 2.5 Kết quả tính toán bụi do tương tác giữa phương tiện vận chuyển với mặt đường tại độ cao 0,5m so với nền đường 33
Bảng 2.6 Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ 34
Bảng 2.7 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công 34
Bảng 2.8 Lượng khí thải phát sinh do công đoạn hàn trong quá trình thi công 35
Bảng 2.9 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 35
Bảng 2.10 Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải ra môi trường 36 Bảng 2.11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 37
Bảng 2.12 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công 41
Bảng 2.13 Thành phần khí độc hại trong khói thải của các phương tiện giao thông 43
Bảng 2.14 Thành phần khí độc hại trong khói thải tùy thuộc vào chế độ vận hành của các phương tiện giao thông 44
Bảng 2.15 Nồng độ các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 44
Bảng 2.16 Thành phần và mã chất thải nguy hại dự kiến trong giai đoạn hoạt động 46
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ liên hệ vị trí dự án 15
Hình 1.2 Mặt bằng khu xử lý hiện trạng 17
Hình 1.3 Vị trí khu vực dự án 19
Hình 1.4 Mặt bằng khu xử lý nâng cấp 21
Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước 23
Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn xây dựng 27
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa chảy tràn 53
Hình 3.2 Sơ đồ xử lý nước rửa lọc 53
Trang 11Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT XÃ ĐỨC CHÁNH, HUYỆN MỘ ĐỨC
(Kèm theo văn bản số 252/ SNNPTNT ngày 18/01//2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi về việc tham vấn về nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh,
huyện Mộ Đức.)
MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức đã được nhà nước đầu
tư xây dựng, đưa vào sử dụng tháng 10/2011 và nâng cấp, mở rộng năm 2018 với công suất cấp nước 750 m3/ngày đêm để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước cho 1.400 hộ dân Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trong khu vực là quá lớn, thực tế hiện tại đã cấp cho 2.027 hộ (xã Đức Chánh 1.989 hộ, Đức Nhuận 24 hộ; các cơ quan, đơn vị, trường học: 14 khách hàng), vượt quá công suất thiết kế của công trình nhưng vẫn chưa đáp ứng hết số lượng các hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch
Qua rà soát, trên địa bàn xã Đức Chánh còn có khoảng 1.400 hộ/4.900 khẩu đang
có nhu cầu bức thiết về nước sạch và 300 hộ dân thuộc dự án Khu dân cư và dịch vụ Quán Lát, xã Đức Chánh đã xây dựng hoàn thành hạ tầng cấp nước, đang có nhu cầu đấu nối với Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
Mặt khác, đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc danh mục hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 theo Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân khai chi tiết nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách cấp tỉnh so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2022 (bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023)
Thực hiện theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức thuộc số thứ 9, mục III, Phụ lục IV: Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường của Nghị định 08/2022/NĐ-CP Chủ đầu tư phải tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt trước khi dự án được triển khai thực hiện
Trang 121.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân khai chi tiết nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách cấp tỉnh so với
dự toán HĐND tỉnh giao năm 2022 (bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023)
Theo điểm 6, Điều 18 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nên không phải quyết định chủ trương đầu tư theo quy định
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch về quy định khác của pháp luật có liên quan
- Việc đầu tư xây dựng dự án: Nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức nhằm bảo đảm cung cấp nước sạch cho 2.013 hộ dân, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn xã Đức Chánh hiện đang sử dụng; đồng thời, mở rộng
hệ thống cấp nước đến các khu vực cấp nước yếu hoặc chưa tiếp cận nguồn nước sạch
để cấp thêm cho khoảng 1.500 hộ dân thuộc xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (bao gồm đấu nối để cấp nước cho 300 hộ dân thuộc Khu dân cư và Dịch vụ Quán Lát, xã Đức Chánh), góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người dân hưởng lợi và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
- Sự phù hợp với quy hoạch: Dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức phù hợp:
+ Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 + Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân khai chi tiết nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách cấp tỉnh so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2022 (bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023)
1.4 Trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp)
Dự án không nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
➢ Luật
- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 17/11/2020;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
- Luật đất đai ngày 29/11/2013;
Trang 13Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
- Luật Phòng, chống thiên ngày 19/6/2013;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/200;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
- Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;
- Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ chỉnh sửa một
số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực Tài nguyên môi trường;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 08/4/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải
➢ Thông tư
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 03/2019/TT-BXD ngày 30/7/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
Trang 14- Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ
và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 6/2/2018 của Bộ Xây Dựng quy định về bảo
vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;
- Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất;
- Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 19, 22, 24, 26, 27/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
➢ Các văn bản khác
- Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20/06/2017 của Bộ Xây dựng về việc đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
- Các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành có liên quan
2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng
Trang 15Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
01:2021/BXD Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng
43:2017/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án
- Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phân khai chi tiết nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách cấp tỉnh so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2022 (bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023)
- Công văn số 1736/SKHĐT-KTN ngày 11/9/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
về việc phúc đáp công văn số 3665/SNNPTNT – TTNS ngày 05/9/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 694/QĐ-SNNPTNT ngày 13/9/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách cấp tỉnh so với dự toán HĐND tỉnh giao 2022 bổ sung kế hoạch đầu tư công 2023)
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất số 05/GP-UBND ngày 27/11/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Thuyết minh Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
- Báo cáo kết quả khảo sát thăm dò nước dưới đất dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
- Các bản vẽ dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện
Mộ Đức
Trang 163 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Đại diện: Ông Hồ Trọng Phương Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: 182 Hùng Vương, Phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
- Điện thoại: 0255 3822 704
➢ Đại diện Chủ dự án: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là “Đại diện Chủ Dự án”)
- Đại diện: Ông Lê Văn Minh Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 482, Nguyễn Văn Linh, P Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi;
- Điện thoại: 0255 3822 967 Fax: 0255.3822967
➢ Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Thương mại và công nghệ Môi trường MD
- Đại diện: Bà Lê Thị Mỹ Diệp Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: 49 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Nghĩa Chánh, Thành phố Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
- Điện thoại: 0255.3837264; Fax: 0255.3837264
3.2 Quá trình thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện
Mộ Đức được thực hiện với các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh dự án đầu tư;
- Bước 2: Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên và KTXH tại khu vực dự án và khảo sát thực tế tại khu vực dự án;
- Bước 3: Thực hiện đo đạc, lấy mẫu, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án và vùng xung quanh;
- Bước 4: Thực hiện đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực tới môi trường theo các giai đoạn thực hiện dự án;
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án;
- Bước 6: Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng: Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến
Trang 17Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
- Bước 7: Xây dựng báo cáo ĐTM của dự án và trình thẩm định
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Các phương pháp đã sử dụng trong quá trình lập Báo cáo ĐTM cho dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức được trình bày trong bảng sau:
Bảng 0.1 Các phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM
2 Phương pháp so sánh
tiêu chuẩn, quy chuẩn
Được sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường nền của khu vực dự án (Sử dụng tại chương 2) và đánh giá mức độ tác động của các hoạt động dự án trên cơ sở
so sánh nồng độ ô nhiễm tính toán được với các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (Áp dụng nhiều tại chương 3 của báo cáo)
3 Phương pháp liệt kê Xác định mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các tác động môi trường (Áp dụng tại chương 3
2 Phương pháp thống kê Được sử dụng để xử lý các dữ liệu phân tích môi trường, khí tượng thủy văn và kinh tế - xã hội (Sử
dụng tại chương 2 của báo cáo)
3 Phương pháp kế thừa
Báo cáo này có kế thừa các nghiên cứu và dự báo, đánh giá trong các báo cáo ĐTM và các tài liệu khoa học liên quan (Được sử dụng tại chương 3 của báo cáo)
4 Tham vấn cộng đồng
- Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử;
- Tham vấn đại điện UBND, UBMTTQ VN cấp xã;
- Tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư nằm trong
Trang 18TT PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐTM
vùng Dự án và chịu tác động trực tiếp bởi Dự án
Trang 19Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
- Tên chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi
- Địa chỉ: Số 182 Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
- Đại diện: Ông Hồ Trọng Phương Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0255 3822 704
- Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2023-2025
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
- Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức được xây dựng tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 20Bảng 1.1 Tọa độ khu xử lý một phần của thửa đất số 98, tờ bản đồ số 08
TT Điểm góc
Toạ độ (hệ VN - 2000, Quảng Ngãi, múi 3 0 )
Diện tích thăm dò: 5,169ha
+ Phía Đông giáp: Rừng Phi lao
+ Phía Tây giáp: Đất sản xuất trồng màu
+ Phía Nam giáp: Đất sản xuất trồng màu
+ Phía Bắc giáp: Đất sản xuất trồng màu
Bảng 1.3 Thông số khai thác các giếng
Độ sâu (m)
Chiều dài lọc (m)
Chiều dài lắng (m)
Chế độ khai thác
Trang 21Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
5 G5 1661298.67 598174.86 168 16.0 4.0 2.0 15 130
(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án: Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh
hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức)
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án:
a Hiện trạng quản lý sử dụng đất của dự án
- Khu đất khu xử lý hiện trạng khoảng 470 m2 bao gồm các hạng mục như nhà quản lý + nhà bơm + nhà hoá chất, hệ thống xử lý nước (giản mưa, bể lọc nhanh, bể chứa), bể nước điều hoà, trạm biến áp, tường rào và cổng ngõ bao quanh khu xử lý thuộc một phần của thửa đất số 89, tờ bản đồ số 08, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức Toàn bộ diện tích đất ở khu thăm dò giếng khoan của dự án là đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp, hiện trạng là đất trồng dương liễu
- Dự án không chiếm dụng công trình thủy lợi hoặc xả nước thải vào công trình thủy lợi
b Đánh giá hiện trạng khu xử lý
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức được nhà nước đầu
tư xây dựng, đưa vào sử dụng tháng 10/2011 và nâng cấp, mở rộng năm 2018 với công suất cấp nước 750 m3/ngày đêm để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước cho 1.400 hộ dân Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trong khu vực là quá lớn, thực tế
Nhà quản lý
Bể lọc
Bể chứa nước sạch
Bể chứa nước sạch
Bể lọc
Trang 22hiện tại đã cấp cho 2.027 hộ (xã Đức Chánh 1.989 hộ, Đức Nhuận 24 hộ; các cơ quan, đơn vị, trường học: 14 khách hàng), vượt quá công suất thiết kế của công trình nhưng vẫn chưa đáp ứng hết số lượng các hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch
- Tổng số giếng khai thác hiện trạng: bao gồm 04 giếng giếng khoan Tổng lượng nước khai thác, sử dụng 750 m3/ngày đêm
- Nhà quản lý + nhà bơm + kho hoá chất:
Nhà quản lý + Nhà bơm (trạm bơm cấp 2 gồm 04 máy bơm trục ngang có công suất W=7,5HP) + Kho hóa chất (Javen và Clo khử trùng): Cấp 4 xây dựng giữa Khu xử
lý, diện tích sử dụng khoảng 44,0m2, cấu tạo khung bằng BTCT, tường xây gạch, mái lợp tôn Bao gồm 01 Phòng làm việc, 01 Phòng ngủ, 01 toilet và 01 Phòng đặt máy bơm
và hóa chất
- Hệ thống xử lý nước: Bao gồm giàn mưa, bể lọc nhanh, bể chứa Gồm 02 Bể lọc nhanh; 02 bể chứa (một bể dung tích 120m3 và một bể có dung tích 80m3)
- Bể nước điều hoà
+ Được xây dựng trên đồi cao cách Khu xử lý khoảng 808m, bể có dung tích 80m3
+ Kết cấu bể bằng BTCT, đá 1x2, mác 250
- Trạm biến áp: 01 trạm biến áp có dung lượng 30KVA được xây dựng ở góc phía Tây Bắc khu xử lý
- Tường rào, cổng ngõ bao quanh khu xử lý
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định các yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm:
- Khu dân cư tập trung;
- Nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác;
- Đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng;
- Yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường
Nhận xét: Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường Đối với yếu
tố nhạy cảm về môi trường thì vị trí dự án chỉ ảnh hưởng đến khu dân cư gần khu vực
dự án
Trang 23Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
Khu vực khoan giếng
Nhà xử lý Đường ống cấp nước
sạch
Trang 24a Tương quan với các đối tượng tự nhiên
- Tương quan với các tuyến đường giao thông giao thông:
+ Khu xử lý cách đường 627B khoảng 400m về Phía Đông
+ Khu xử lý cách đường Dung Quất – Sa Huỳnh khoảng 500m về phía Tây + Khu thăm dò cách đường 627B gần nhất khoảng 930m về Phía Đông
+ Khi dự án triển khai, chủ đầu tư sử dụng tuyến đường 627B và các tuyến đường liên xã để vận chuyển nguyên vật liệu đến khu xử lý Còn các đường ống chủ yếu đi dọc theo tuyến đường liên xã và đường nông thôn
- Sông suối: Tại khu vực dự án không có sông, suối nào
- Đồi núi: Dự án nằm tại vùng ven biển nên không có đồi núi nào đáng kể Về phía Tây Nam Khu xử lý khoảng 400m có đồi Văn Bân
b Các đối tượng kinh tế - xã hội
- Khu dân cư: Trên khu vực thăm dò dân cư sinh sống rải rác theo cụm, Dân cư
sống chủ yếu dọc theo trục đường 627B, mật độ dân cư phân bố không đều; Theo kết quả điều tra hiện trạng thì nghề nghiệp của nhân dân trong vùng chủ yếu làm nương rẫy, buôn bán nhỏ, hoạt động tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp Việc khai thác nước dưới đất của nhân dân nhằm phục nhu cầu ăn uống, sinh hoạt trong hộ gia đình và một phần cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế địa phương Nhà dân gần nhất cách khu xử lý khoảng 35-40m về phía Tây Bắc và phía Đông
- Trung tâm hành chính: Vị trí khu xử lý cách UBND xã Đức Chánh khoảng 4,5km về phía Đông
- Các đối tượng sản xuất, kinh doanh: Các đối tượng sản xuất kinh doanh gồm dịch vụ ăn uống chủ yếu tập trung trên trục đường 627B và đường liên xã
- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Lân cận khu xử lý và thăm dò không có công trình văn hoá, di tích nào được xếp hạng hoặc cần bảo tồn, lưu giữ
- Mồ mả: Cách khoảng 250m về Phía Nam và Bắc của Khu xử lý là Nghĩa trang của nhân dân địa phương
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
❖ Mục tiêu dự án
Nâng công suất cấp nước của Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Chánh, huyện
Mộ Đức nhằm bảo đảm cung cấp nước sạch cho 2.027 hộ dân hiện đang sử dụng; đồng thời, mở rộng hệ thống cấp nước đến các khu vực cấp nước yếu hoặc chưa được tiếp cận nguồn nước sạch để cấp thêm cho khoảng 1.500 hộ dân thuộc xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (bao gồm đấu nối đẻ cấp nước cho 300 hộ dân thuộc Khu dân cư và Dịch vụ Quán Lát, xã Đức Chánh), góp phần nâng cao sức khoẻ, chất lượng sống cho người dân hưởng lợi và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Trang 25Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
❖ Loại hình: Nâng cấp, mở rộng
❖ Quy mô dự án:
Xây dựng bổ sung giếng thu nước, mở rộng tuyến ống, nâng cấp khu xử lý, thiết
bị để nâng công suất cấp nước của Hệ thống từ 750 m3/ngày.đêm lên 1.400
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình chính
- Giếng nước: Giếng khoan gồm 5 giếng
Trang 26- Đường ống nước thô: Dẫn nước từ 05 giếng khoan về khu xử lý bằng hai ống nhựa HDPE DN140 (dài L=1.210m) và DN110 (dài L = 1.030m)
- Tuyến ống cấp nước sạch từ Khu xử lý đến tuyến ống phân phối Ống HDPE (DN125, DN110, DN90, DN75, DN63, DN50), tổng chiều dài L=22.600,0m
- Khu xử lý cải tạo trên nền diện tích 470 m2:
+ Bể lọc hoạt hóa không sử dụng hóa chất: 650 m3/ngày.đêm Nước sau khi xử
lý được dẫn vào Bể chứa nước sạch Diện tích đặt hệ thống xử lý S= 25,3m2, được đặt phía đông của Khu xử lý
+ Bể chứa nước sạch làm mới, dung tích bể W=112m3 Kết cấu bể bằng BTCT M250 Diện tích đặt Bể chứa S= 44,25m2, được đặt phía tây của Khu xử lý
+ Nhà quản lý, nhà hóa chất, nhà trạm bơm: Cải tạo, nâng cấp từ nhà quản lý đã có: Phá dở phần nhà cũ từ nhà vệ sinh hiện trạng về phía trước để nâng chiều cao nhà thành hai tầng (tầng 1: để bố trí bơm cấp 2 và hóa chất, tầng 2: để phòng làm việc, phòng nghỉ) Phần từ nhà vệ sinh hiện trạng về phía sau (phòng đặt máy bơm và hóa chất) được giữ nguyên Phần nhà nâng cấp: nhà cấp III, diện tích xây dựng (6,0x5,0=30,0m2); kết cấu: tường xây gạch, mái đổ sàn BTCT M250
+ Bơm cấp 2 (bơm từ Bể chứa nước sạch làm mới vào hệ thống mạng đường ống) Loại trục ngang gồm có 3 máy hoạt động luân phiên (Từ 0-4h và từ 21-23h (8h) chạy 1 bơm; từ 5-20h (16h) chạy 2 bơm) Ba bơm giống nhất, mỗi bơm có (Q=7,5-:-27,0m3/h, H=84,0-:-73,2m, N=15HP(11KW)) Bộ biến tần cho 03 bơm cấp 2 đặt trong Nhà trạm bơm
- Hệ thống điện và thiết bị
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
Sân nền, mương thoát nước, tường rào; cổng ngõ: đã có, giữ nguyên (sử dụng lại)
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
+ Xây dựng hố thu cặn có để thu gom cặn sắt từ nước vệ sinh bể lọc và nước xả cặn bể lắng (diện tích xây dựng S=21,7m2; chiều cao H=1,4m)
- Xây dựng Kho lưu chứa chất thải rắn
1.3 Nguyên liệu, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ thi công của dự án:
❖ Vật tư, vật liệu xây dựng khác:
- Hệ thống lọc tự rửa: Mua từ các công ty trong nước Hệ thống được thiết kế, chế tạo và cung cấp lắp đặt trọn gói
- Cát: mua tại mỏ Mỏ cát thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp
- Đá hộc, đá dăm các loại: mua tại mỏ đá Vạn Lý, xã Phổ Phong
- Xi măng, sắt thép: mua tại thành phố Quảng Ngãi
Trang 27Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
- Các loại vật tư khác mua tại các đại lý cung cấp vật tư tại địa phương
❖ Nguồn cung cấp điện, nước cho quá trình thi công dự án
* Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp trong thời gian thi công sẽ được
thực hiện thông qua việc đấu nối đường dây 22kV nối với trạm 22kV, cấp điện cho khu
vực công trường hoặc sử dụng máy phát điện
* Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nước giếng khoan
Bảng 1.4 Khối lượng nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công
(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án: Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh
hoạt xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức)
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Căn cứ vào tình hình nguồn nước và điều kiện địa hình để chọn sơ đồ công trình
đầu mối lấy nước và xử lý nước như sau:
Sơ đồ công nghệ lấy nước và xử lý nước
Thuyết minh quy trình công nghệ lấy nước và xử lý nước
- Bước 1 : Làm thoáng, trao đổi khí:
+ Tăng DO (hàm lượng oxy hòa tan) trong nguồn nước thô lên mức 6-8 mg/l;
+ Đuổi các khí không có lợi cho quá trình xử lý nước sạch như H2S, CH4, CO2;
+ Tăng PH cho nước thô, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nước tiếp
theo;
- Bước 2 : Lọc hoạt hóa không sử dụng hóa chất:
+ Bể lọc hoạt hóa xử lý cặn sắt, AL3+ … có trong nguồn nước;
+ Quá trình trao đổi khí trong ống Ejecter loại bỏ những hợp chất làm ảnh hưởng
đến quá trình xử lý nước như H2S, CH4, CO2 … và làm tăng nồng độ ôxi hòa tan trong
Trạm bơm
Ejector, trao đổi khí trong nước thô
Bể lọc hoạt hóa không sử dụng hóa chất
Bơm vào mạng phân phối nước sạch
Trang 28nước thô, thúc đẩy quá trình chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+ có dạng keo tụ sẽ được giữ lại trong lớp vật liệu lọc và được thải bỏ định kỳ ra ngoài qua quá trình rửa lọc tự động của thiết bị
+ Quá trình loại bỏ sắt, Al3+ được diễn ra bằng 05 cơ chế:
++ Cơ chế sàng (ôxy hóa)
++ Cơ chế tiếp xúc
+ Cơ chế hấp phụ
++ Cơ chế hoạt hóa
++ Cơ chế sinh học
+ Bể lọc trọng lực được rửa lọc theo chu kỳ tự động;
Bước 4 : Nước sau xử lý: Nước sạch sau khi đã xử lý được đưa vào bể chứa ngầm
và cấp qua hệ thống bơm của trạm bơm cấp 2 ra mạng sử dụng
- Cặn từ bể lọc sẽ định kỳ sẽ được xúc rửa dẫn về hố thu cặn Nước trong sẽ tuần hoàn cho hệ thống xử lý, còn cặn hợp đồng đơn vị thug gom xử lý đúng quy định
1.5 Biện pháp tổ chức thi công
1.5.2 Công tác thi công
Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật và các giải pháp thiết kế các hạng mục công trình của dự án nêu trên, việc triển khai thi công xây lắp của nhiều hạng mục công trình đòi hỏi phải có sự phối hợp, tổ chức nhịp nhàng đồng bộ giữa các hạng mục, tránh việc thi công chồng chéo lẫn nhau Trình tự các bước thi công các hạng mục của công trình như sau:
a Điều kiện thi công
Tổng chiều dài đường ống tương đối lớn, các tuyến đường ống chủ yếu đi dọc theo các tuyến đường giao thông, khu dân cư Do đó đối với thi công lắp đặt đường ống
và các phụ kiện thi công theo phương pháp cuốn chiếu, làm đến đâu gọn đến đó để trả lại mặt bằng đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường
b Chuẩn bị mặt bằng định vị tim tuyến đường ống, vị trí các hố van
Nhân công phát dọn mặt bằng tuyến đường ống, cán bộ trắc đạc và cán bộ kỹ thuật xác định chính xác tim tuyến đường ống, cos đáy ống, chiều sâu chôn ống, các vị trí lắp đặt van khống chế, các vị trí tuyến đường ống qua đường giao thông, vị trí cua, ngoặc, cụm chia nước, … Chuyển các tim, cos chính thành các mốc gửi vào những vị trí không bị thay đổi, che khuất để bảo quản sử dụng cho thi công và nghiệm thu Bố trí
Trang 29Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
các mốc gửi dọc theo các tuyến đường ống, kiểm tra kép kín cao độ đảm bảo thi công đường ống đúng cao độ theo thiết kế
c Công tác đào móng tuyến ống
Đào mương chôn ống thực hiện bằng máy đào kết hợp với đào thủ công, công
nhân đào sửa hoàn thiện móng, mương được đào đúng theo kích thước, tim tuyến, cos đáy mương đúng thiết kế Nếu trong quá trình đào vướng các công trình cũ sẽ thông báo với đại diện Chủ đầu tư để có hướng giải quyết cụ thể
Đất đào không đổ, vung vải gây ảnh hưởng đến khu đất đang canh tác của nhân dân dọc tuyến, ảnh hưởng giao thông, các công trình lân cận
d Công tác lắp đặt đường ống và các phụ kiện
Sau khi được tư vấn giám sát, Chủ dự án nghiệm thu công tác đào đất thì đội lắp đặt đường ống và các phụ kiện thực hiện việc lắp đặt đường ống, xây dựng các hộp van Trước khi lắp đặt đường ống phải kiểm tra tim, cốt đáy mương một lần nữa, cho đổ cát đệm đúng độ dày thiết kế Tất cả các loại ống và phụ kiện đều được tập kết đầy đủ, sau khi được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư kiểm tra chủng loại, chất lượng, đội thi công tiến hành lắp đặt đường ống Độ dốc đặt ống phải tuân thủ theo thiết kế nhằm đảm bảo khả năng vận chuyển nước tối đa, giảm tổn thất áp lực trong đường ống Vị trí lắp đặt các hộp van phải đảm bảo đúng thiết kế và theo sự chỉ dẫn của Chủ đầu tư
Khi vận chuyển lắp đặt ống tránh va đập để không làm nứt, gãy ống và luôn chú
ý biện pháp an toàn trong thi công, đặt biển báo công trường, giao thông Khi lắp đặt xong phải thử áp lực ống bằng phương pháp thủy lực từ đầu đến cuối tuyến (áp lực thử theo thiết kế)
Những tuyến ống lắp đặt qua đường phải khẩn trương thi công, tuyệt đối không gây ách tắc giao thông, sau khi lắp đặt nghiệm thu xong phải hoàn trả mặt đường như
cũ
e Công tác lấp đất tuyến ống
Trước khi lấp đất tuyến ống ta phải phủ lên tuyến ống mới lắp đặt một lớp cát bảo
vệ độ dày theo thiết kế (riêng các tuyến ống chạy dọc theo đường giao thông nông thôn
có kích thước mặt cắt ngang đường hẹp nên không đệm cát), sau đó ta bắt đầu lấp đất Lấp đất từng lớp độ dày từ 20cm đến 30 cm đầm chặt bằng thủ công Riêng các đoạn ống qua đường lấp đất, đầm chặt đạt độ chặt của nền đường cũ, đúng cao trình nền đường
cũ Đất thừa vận chuyển đổ đúng qui định của Chủ đầu tư, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường và giao thông
f Công tác thử áp lực đường ống
Công tác thử áp lực đường ống được tiến hành cho từng phân đoạn theo yêu cầu của Chủ đầu tư, TVGS, thiết kế Công tác này được tiến hành lắp đặt xong và lấp đất đường ống, các hố van trên tuyến đã hoàn thành
Trang 30Sau khi lắp xong ống, các đầu chờ trên tuyến được bịt kín đảm bảo chịu được áp lực thử ống, đầu chờ ở đoạn thấp nhất làm đầu tiếp nước và tăng áp, nối bơm truyền nước, máy bơm tăng áp, lắp đồng hồ áp lực để đọc chỉ số áp lực Đầu chờ ở cos cao nhất làm đầu chờ xả khí, nối các đầu chờ với van xả khí Chuẩn bị nguồn nước sạch và đủ để thử áp lực
Truyền nước: Tiến hành bơm nước vào ống, mở các van xả khí, khi các van xả khí đã xả hết khí và dòng nước chảy đều, trong, không bọt Xem như việc truyền nước hoàn thành
Kiểm tra các mối nối, vị trí lắp đặt các phụ kiện nếu thấy có hiện tượng rò rỉ phải khắc phục và thử áp lực trở lại
Sau khi truyền nước ít nhất 24 giờ tiến hành bơm tăng áp Bơm tăng áp tạo áp lực tăng lên dần dần trong ống, thỉnh thoảng hé mở van xả khí để xả bớt khí trong ống Tiến hành kiểm tra toàn bộ tuyến ống được thử nếu phát hiện có hiện tượng rò rỉ phải xử lý sau đó tiếp tục thực hiện đến khi đạt được áp lực yêu cầu Khi đã đạt được áp lực yêu cầu thì ngừng bơm và theo dõi sự sụt áp, định kỳ bơm tiếp áp và theo dõi lưu lưọng tiếp
áp, chính là lưu lượng rò rỉ Nêu lưu lượng rò rỉ nằm trong giới hạn cho phép, xem như hoàn thành việc thử áp lực của đường ống Nếu không đạt phải kiểm tra đánh dấu các vị trí rò rỉ có biện pháp khắc phục và tiến hành thử lại
Sau khi hoàn thành công tác thử áp, Chủ đầu tư, TVGS đồng ý nghiệm thu, tiến hành xả nước, súc ống và đấu nối
g Công tác bê tông cốt thép: Công tác gia công cốt thép, yêu cầu kỹ thuật phải
tuân thủ theo quy trình quy phạm kỹ thuật Các yêu cầu về uốn hàn, nối cốt thép phải tuân thủ theo TCVN 4453-95 “Quy phạm thi công và nghiệm thu BTCT toàn khối”
k Ván khuôn, đà giáo: Ván khuôn phải đảm bảo hình dạng, kích thước của kết
cấu, độ nhẵn bề mặt, độ ổn định và độ võng cho phép Dung sai cho phép đối với ván khuôn, đà giáo sau khi lắp dựng xong theo qui định Trong quá trình đổ bê tông nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước vị trí của ván khuôn Cần chú ý các trụ chống, kiểm tra xem có bị chuyển vị, cong vênh hoặc có dấu hiệu bất thường khác
để có những biện pháp xử lý kịp thời
h Cấp phối bê tông: Cấp phối bê tông theo định mức XDCB và hồ sơ thiết kế đã
lập, nhà thầu nêu các biện pháp bảo đảm chất lượng cấp phối bê tông theo yêu cầu thiết
kế Đối với bê tông khi thi công phải được giám sát chặt chẽ để bảo đảm mác qui định
và tính bền vững của kết cấu sau này
Trang 31Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
và các giải pháp thi công khi gặp thời tiết bất thường như mưa, bão
3 Giải pháp hoàn thiện và nghiệm thu
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc xây dựng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật trình bày trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Nhà thầu phải hoàn thiện các hạng mục công trình theo thiết kế và được chủ đầu tư, TVGS đồng ý chấp nhận, nhà thầu phải tiến hành tháo dỡ các công trình tạm phục vụ thi công, di chuyển khỏi công trường vật liệu thừa, máy móc thiết bị thi công của nhà thầu, xử lý các chất thải, vệ sinh khu vực công trường, hoàn thiện toàn bộ trước khi bàn giao
Sau khi hoàn thành đầy đủ các công tác nói trên, Chủ đầu tư mới tiến hành tổ chức nghiệm thu công trình
1.5.3 Biện pháp thi công các công trình chính
Tùy thuộc vào các hạng mục thi công chủ đầu tư sử dụng biện pháp thi công bằng bằng cơ giới kết hợp với thủ công để phù hợp với hạng mục công trình
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.3.1 Giai đoạn xây dựng dự án
Trước khi đi vào thi công xây dựng, chủ dự án là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức chọn nhà thầu thi công xây dựng dự án Sơ đồ tổ chức được thể hiện ở hình sau:
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận QLMT
Trang 32Sau khi dự án thi công xây dựng xong, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị tiếp nhận tài sản và quản lý
- Nhu cầu lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án trong giai đoạn hoạt động là 2 người
- Chế độ làm việc:
+ Số ca làm việc trong ngày: 02 ca/ngày, ca làm 8 tiếng
+ Số ngày làm việc: 360 ngày/năm
Trang 33Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
CHƯƠNG 2: VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1 Đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng dự án
2.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng 2.1.1.1 Đánh giá tác động của hoạt động phá dỡ các hạng mục công trình cũ
Khu xử lý được cải tạo nằm trong diện tích đất hiện trạng 470 m2, không mở rộng diện tích Trong quá trình phá dỡ các hạng mục công trình cũ làm phát sinh các tác động đến đời sống người dân cũng như môi trường xung quanh Cụ thể như sau:
a Tác động gây ô nhiễm do chất thải rắn
Trong quá trình phá dỡ các hạng mục công trình cũ sẽ phát sinh khối lượng như đất đá, cát, xi măng, sắt, thép, Các chất thải này nếu không đổ thải đúng nơi quy định
sẽ ảnh hưởng đến cảnh quang cũng như đời sống của người dân xung quanh dự án
b Tác động tới chất lượng môi trường không khí
Ô nhiễm bụi từ quá trình phá dỡ công trình cũ: Lượng bụi khuếch tán do quá trình phá dỡ của dự án đa phần là bụi lắng, lượng bụi phát sinh không lớn, khả năng lan truyền không xa Do đó, tác động đến môi trường không khí của hoạt động phá dỡ là không đáng kể
c Tác động do nước thải
Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu là nước mưa chảy tràn Việc phá dỡ công trình cũ sẽ phát sinh các chất thải rắn trên bề mặt công trình, do đó sẽ gây cản trở dòng chảy nếu không có phương án thoát nước hiệu quả Tuy nhiên, để hạn chế ô nhiễm bụi, Chủ dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể được trình bày tại phần sau của báo cáo này
2.1.1.2 Đánh giá dự báo các tác động do bụi, khí thải từ quá trình thi công
a Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động đào đắp, san gạt
- Các thiết bị máy móc như: máy đào, máy xúc, xe lu, máy san gạt thực hiện các công tác đào, đắp đất… để san nền, sẽ gây phát sinh bụi đất trong khu vực công trường xây dựng và dọc theo tuyến đường thi công Trong quá trình đào đắp, lượng bụi phát sinh phụ thuộc vào khối lượng, thành phần đất đào đắp, độ ẩm và điều kiện thời tiết
Qua kết quả tính toán so sánh với quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh cho thấy, nồng độ bụi lơ lửng phát sinh do các hoạt động đào, đắp đất có nồng độ thấp hơn so với giá trị tối đa được quy định QCVN 05:2023/BTNMT Nhìn chung, quá trình khi đổ đống nguyên vật liệu không thường xuyên, lượng bụi phát sinh cục bộ tại khu vực khi đổ nguyên vật liệu nên nguồn tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc và khu dân cư lân cận Cho nên Đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng bụi phát sinh, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân thi công và môi trường không khí khu vực nói chung
Trang 34b Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị của dự án sẽ phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực dự án và dọc theo các tuyến đường vận chuyển
Đối tượng chịu tác động: Đối tượng chịu tác động nhiều nhất bởi bụi, khí thải trong quá trình vận chuyển là công nhân thi công tại công trường, cộng đồng dân cư ở khu vực dự án và dọc các tuyến đường vận chuyển
Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Theo Bảng khối lượng nguyên vật liệu cần phục vụ cho dự án dự kiến khoảng 4.500 tấn Tiến độ thực hiện dự án khoảng 12 tháng, 01 tháng làm việc 26 ngày tức thời gian thi công khoảng 312 ngày, tuy nhiên thời gian vận chuyển và tập kết nguyên nhiên vật liệu khoảng 120 ngày Chọn xe vận chuyển là xe có tải trọng 10 tấn Số lượt xe vận chuyển dự kiến khoảng 5lượt/ngày (lượt đi và lượt về) Quảng đường vận chuyển trung bình 15km
Căn cứ vào Hệ số phát thải được kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Hồ Minh Dũng (2011) và của Kristensson (2004) và công thức tính toán của Sutton ta tính toán được nồng độ ô nhiễm như sau:
Bảng 2.1 Hệ số phát thải của phương tiện vận chuyển
0,236 ± 0,012
Kristensson
2004
(Nguồn: Hồ Minh Dũng 2011 và Kristensson 2004) Ghi chú:
- MC: xe gắn máy; LDVs: xe tải trọng nhẹ; HDVs: xe tải trọng nặng
- LDV bao gồm các phương tiện ô tô, xe khách dưới 36 chỗ, xe tải < 2 tấn
- HDV bao gồm xe buýt, xe khách 45 chỗ, xe tải > 2 tấn, xe container
Xe dự án sử dụng là xe tải > 2 tấn nên ta tính toán được tải lượng ô nhiễm như sau:
- Tải lượng NOx: ENO2 = 5 lượt/ngày x 0,0197kg/km = 0,0985 kg/km.ngày hay
Trang 35Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
Theo kết quả tính toán tải lượng trên, có thể thấy đối với khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, đáng chú ý nhất là NOx và CO Áp dụng mô hình tính toán Sutton xác định nồng độ trung bình của khí thải NOx và CO trên tuyến đường vào khu vực dự án trong quá trình thi công xây dựng như sau:
)(
]2
)(exp[
]2
h)(Zexp[
8,0
2 2 2
2
u
h Z E
C
z
z z
h: Độ cao mặt đường so với mặt đất xung quanh (m);
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s);
σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x (m)
theo phương gió thổi và độ ổn định của khí quyển tại khu vực
Hướng gió
Vận tốc
TB
Độ ổn định kq
Quảng Ngãi Đông-Đông
Trang 36Bụi, khí thải sinh ra do phương tiện vận chuyển có đặc trưng ô nhiễm là nguồn phát thải di động Phạm vi khuếch tán bụi, khí thải theo tuyến đường vận chuyển, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các hộ dân hai bên đường (bụi bám nhà cửa, vật dụng làm mất vệ sinh ), người tham gia giao thông trên tuyến đường mà xe chạy qua
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình vận chuyển không làm ảnh hưởng đến môi trường và dân cư, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các xe vận chuyển nhằm giảm thiểu tối đa nguồn ô nhiễm này
Bụi phát sinh do tương tác giữa mặt đường với phương tiện vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển của các phương tiện, bên cạnh bụi, khí thải phát sinh
do việc sử dụng nhiên liệu của xe, môi trường còn bị ô nhiễm bởi bụi do phương tiện di chuyển tương tác với mặt đường Nguồn gây ô nhiễm này có thể tác động đến các nhà dân dọc đường vận chuyển
Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 tải lượng bụi phát sinh do xe tải chạy trên đường như sau:
- k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 đối với kích thước bụi < 30µm)
- s: Hệ số kể đến loại mặt đường (Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources, đối với đường đô thị: s = 0,4 – 13, chon s = 1,6)
- S: Tốc độ trung bình của xe tải (35 km/h)
- W: Tải trọng trung bình của xe (10 tấn)
- w: Số lốp xe của ô tô (6 lốp)
- p: Số ngày mưa trung bình trong năm (Theo QCVN 02:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, đối với khu vực Quảng Ngãi thì số ngày mưa trung bình trong năm là p = 145,8 ngày)
Trang 37Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
Thay các số liệu này vào công thức trên ta được:
E = 0,2432 kg/xe.km Với số lượt xe vận chuyển ra vào khu vực dự án tối đa là 1lượt/h Vậy tải lượng bụi phát sinh do tương tác giữa phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng với mặt đường là:
0,2432 kg/xe.km x 5lượt/h = 2,189 kg/km.h = 0,608 mg/m.s Tương tự trên, áp dụng mô hình Sutton để tính toán nồng độ bụi trung bình phát sinh do tương tác giữa phương tiện vận chuyển với mặt đường Kết quả như sau:
Bảng 2.5 Kết quả tính toán bụi do tương tác giữa phương tiện vận chuyển với
mặt đường tại độ cao 0,5m so với nền đường
Thời gian Nồng độ bụi theo khoảng cách (mg/m
độ bụi có thể tăng lên do tác động cộng hưởng giữa bụi phát sinh do tương tác của phương tiện vận chuyển và mặt đường với bụi phát sinh do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Do đó, Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công có phương án thi công hợp lý và thực hiện tốt các giải pháp nhằm giảm thiểu bụi trong quá trình vận chuyển
c Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trường
Ngoài các phương tiện vận chuyển thì trên công trường thi công còn có các loại máy móc thiết bị khác hoạt động như xe cẩu, máy múc, máy trộn bê tông, máy đổ bê tông… để thi công Khói thải phát sinh từ các phương tiện này chứa các chất ô nhiễm như NOx, SOx, CO, chất hữu cơ bay hơi và bụi, phụ thuộc vào loại nguyên liệu sử dụng (xăng, dầu), tình trạng vận hành và tuổi thọ của động cơ
Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các thiết bị này được xác định theo công thức: (Nguồn: GS.TS,Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí thải độc hại, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 2000)
Trang 38Trong đó:
- E: Tải lượng các chất ô nhiễm, g/s
- B: Lượng nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị, kg/h
- K: Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ kg/tấn
Bảng 2.6 Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ Thiết bị
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution - Part 1: Rapid
Inventory Techniques in Environment Pollution, WHO 1993
Bảng 2.7 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công
Thiết bị Số
lượng
Định mức nhiên liệu (lít/ca)
Nhiên liệu (tấn/h)
Tải lượng chất ô nhiễm
(kg/h) TSP CO SO 2 NO 2
Xe tải 1 38 0,00475 0,0095 0,099 0,007 0,086 Máy đào, ủi 1 65 0,008125 0,017 0,010 0,007 0,036 Cần cẩu 25T 1 50 0,00625 0,100 0,056 0,038 0,138
Tổng cộng (kg/h) 0,127 0,165 0,051 0,259 Tổng cộng (g/s) 0,035 0,046 0,014 0,072
Kết quả tính toán cho thấy, lượng bụi, khí thải phát sinh từ các thiết bị thi công xây dựng tương đối ít; đồng thời lượng khí thải này phát sinh không liên tục, phát sinh gián đoạn trong thời gian xây dựng dự án, nên mức độ tác động do bụi, khí thải phát sinh từ các thiết bị thi công xây dựng dự án được đánh giá ở mức độ nhỏ
d Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường
Trong quá trình thi công xây dựng tại công trình sẽ phát sinh bụi do quá trình bốc
dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép Ngoài ra còn phát sinh các loại khí thải SO2, NOx, CO, Chủ đầu tư
Trang 39Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã
Đức Chánh, huyện Mộ Đức
sẽ có những biện pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của bụi đến công nhân làm việc trực tiếp ở công trường
e Bụi, khí thải từ hoạt động hàn cắt sắt thép
Quá trình hàn sẽ phát sinh ra bụi khói hàn với thành phần gồm: Khói hàn, CO, NOx Bụi khói hàn là bụi keo nhỏ mịn, được hình thành khi sắt nguyên chất hoặc hợp kim bị nung nóng Thành phần khói hàn là γ.Fe2O3 đôi khi có Fe3O4, các hạt thường có kích thước 0,01-1 μm Công nhân hàn và gia công cơ khí có thể nhiễm bệnh bụi phổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi kín, chật hẹp, kém thông gió
Ước tính khối lượng que hàn sử dụng trong suốt quá trình thi công, lắp đặt thiết
bị của dự án khoảng 15 kg, loại que hàn sử dụng có đường kính trung bình 4 mm và 25 que/kg, có thể dự báo lượng khí thải phát sinh từ công đoạn hàn như sau:
Bảng 2.8 Lượng khí thải phát sinh do công đoạn hàn trong quá trình thi công Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (mg/1 que hàn) ứng
với đường kính que hàn 4 mm (*)
Lượng khí thải phát sinh
(kg)
(*): Emission Factors, Ministry of Housing and Environment, The Netherland
(Các yếu tố phát thải (khí thải), Bộ Nhà ở và Môi trường, Hà Lan)
Lượng khí thải này phát sinh không liên tục trong suốt thời gian xây dựng Đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp thi công hàn Chủ dự án sẽ yêu cầu nhà thầu thi công trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và có biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho các công nhân này
Bảng 2.9 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí Chất gây ô
Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
SOx, NOx
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu
- Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn
CO - Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào
do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin
Trang 40Chất gây ô
- Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan như thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, đặc biệt là các cơ quan tổ chức tiêu thụ ôxy cao như não, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
- Gây nhức đầu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, ăn không ngon, khó thở, rối loạn cảm giác
và hoàn toàn có khả năng giảm thiểu được
2.1.1.5 Đánh giá, dự báo các tác động do nước thải
Trong giai đoạn thi công, các loại nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng
- Nước thải xây dựng: Phát sinh từ hoạt động làm ẩm vật liệu, trộn bê tông, súc rửa dụng cụ, bảo dưỡng bê tông,
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án
a Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ hoạt động vệ sinh cá nhân và rửa tay của công nhân
Trong giai đoạn xây dựng có khoảng 30 công nhân làm việc tại dự án Tiêu chuẩn
dùng nước q = 20 ÷ 45 l/người.ngày (TCXD 33:2006 - cấp nước, mạng lưới và công
trình - Tiêu chuẩn thiết kế) Lấy tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân là 45 lít
nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước cấp thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 1,35m3/ngày
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.10 Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải ra môi