Trang 1 BÁO CÁOĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGCỦA DỰ ÁN“ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI2.400 CON HEO NÁI, QUY MÔ 12.200 M2 CHUỒNG TRẠI”[Đã chỉnh sửa và bổ sung theo Biên bản họp chính
Xuất xứ của dự án
Trình bày tóm tắt về xuất xứ, sự cần thiết phải đầu tư dự án
Để chuẩn bị cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm hội nhập, tỉnh Đồng Nai đã từng bước tổ chức lại ngành chăn nuôi đi vào chiều sâu theo hướng nâng chất ngành chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững để hội nhập Tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án về hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh cũng đã và đang được thực hiện Theo đó, mục tiêu của tỉnh Đồng Nai là sẽ đầu tư gần 3.000 tỷ đồng cho chăn nuôi heo, gà và thủy sản, nhằm tạo vùng chăn nuôi lớn an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong giai đoạn hội nhập việc hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh, đặc biệt đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là điều rất cần thiết.Theo đó, tỉnh đã quy hoạch và triển khai xây dựng 139 vùng chăn nuôi tập trung thuộc 8 huyện, thị xã Long Khánh với tổng diện tích trên 15.674 ha Nhiều năm qua, tỉnh quan tâm, đốc thúc các địa phương triển khai thực hiện.
Theo Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh phấn đấu năm 2020 sẽ nâng tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh lên 2,2 triệu con, sản lượng thịt đạt 250.000 tấn/năm, chăn nuôi trang trại chiếm 80%, nâng tổng đàn gà lên 13 triệu con và 95% được nuôi theo hình thức trang trại. Đồng thời, tỉnh cũng hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản phẩm thịt heo, gà và trứng gà an toàn.
Theo quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn
2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, huyện phấn đấu đạt mục tiêu:
- Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ 8,5 - 9,0% giai đoạn
2011 - 2020 Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ 45 - 48% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020.
- Chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung, đưa tỷ lệ đàn heo chăn nuôi tập trung từ
60 - 70% vào năm 2015, tiến tới hầu hết được CNTT vào cuối giai đoạn 2016 - 2020 Tỷ lệ đàn gia cầm nuôi tập trung tăng tương ứng từ 85 - 90% vào năm 2015 và hầu hết được chăn nuôi tập trung vào giai đoạn 2016 - 2020.
Hiện nay, giá heo hơi, heo thịt đang ổn định ở mức có lãi khá cho người chăn nuôi, nhu cầu heo giống tăng cao nhưng nguồn cung không đủ Nguồn cung heo giống hiện nay chủ yếu là từ các trang trại quy mô công nghiệp có nguồn gốc rõ ràng của các Công ty chăn nuôi lớn Do sản xuất với quy trình chặt chẽ, số lượng heo cho từng trại được cố định phù hợp với quy mô trại nên để tăng nguồn cung heo giống, cần phải phát triển thêm trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản
Nắm bắt các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhu cầu thị trường, các dự án chăn nuôi heo tập trung ngày càng phát triển và mở rộng Nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho các dự án nêu trên, Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc quyết định đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.200 m 2 chuồng trại tại ấp 1A, xãXuân Hưng, huyện Xuân Lộc Đây là khu vực thuộc vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung của huyện.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.000 m 2 chuồng trại” tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai sẽ khai thác một cách có hiệu quả quỹ đất sinh lợi cho xã hội và tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định và nâng cao mức sống và cho người dân xung quanh khu vực đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.200 m 2 chuồng trại;
- Loại hình dự án: Dự án được xây dựng với hình thức xây dựng mới toàn bộ trên nền đất trống đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật.
- Tổng vốn đầu tư: khoảng 40 tỷ đồng.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.200 m 2 chuồng trại” do Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc tạo lập và phê duyệt.
Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.200 m 2 chuồng trại” của Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc tại ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
- Quyết định số 01/2008/ QĐ-UBND ngày 03/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành quy định về quy hoạch, xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Naiquyết địnhphê duyệt quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 48/2011/ QĐ-UBND ngày 27/07/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành quy định về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 36/2013/ QĐ-UBND ngày 14/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành quy định về các chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai di dời vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.
- Quyết định số 4262/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban phê duyệt điều chỉnh một số nôi dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Xuân Lộc.
Những điểm phù hợp của dự án với các quy hoạch cụ thể như sau:
- Dự án nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn II, thuộc ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyên Xuân Lộc (quyết định số 4262/QĐ-UBND ngày 31/12/2014)
- Dự án có vị trí nằm phía dưới dòng chảy của nguồn nước phục vụ sinh hoạt của dân cư; Cách xa khu dân cư hơn 1000m (khoảng 2500m); cách xa quốc lộ hơn 1000m (khoảng
2500m); không có đường liên huyện, tỉnh lộ đi qua khu vực; khu vực có đủ nguồn nước phục vụ chăn nuôi; thành phần đất không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến gia súc; có đủ diện tích để phát triển theo định hướng lâu dài của địa phương (theo quyết định số01/2008/ QĐ-UBND ngày 03/01/2008).
Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án a Các văn bản pháp luật Đánh giá tác động môi trường được thực hiện tuân theo các Luật, Quy định của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Quyết định sau đây:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/07/2015;
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực ngày 01/07/2015;
- Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực ngày 01/01/2007;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2011;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2009;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/07/2009;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013;
- Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;
- Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013 và hiệu lực từ 01/7/2014;
- Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 về giống vật nuôi của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội;
- Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 về giống cây trồng của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội;
- Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/04/2004;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y;
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về về cấp giấy phép xây dựng;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.
- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính Phủ về “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về “Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
- Chỉ thị số 365/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Ban hành kèm theo thông tư này 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học;
- Thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/06/2010 của Bộ Công Thương về Quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm
2008 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài Nguyên và MôiTrường về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi Trường;
- Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và
Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Giấy chứng nhận kinh doanh;
- Văn bản thỏa thuận địa điểm.
Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Dự án đầu tư: Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.200 m 2 chuồng trại”.
- Hồ sơ thiết kế: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo 2.400 con.
Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc chủ trì việc Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường với sự tư vấn của Công ty TNHH Bách Việt Đồng Nai.
Một số thông tin về đơn vị tư vấn:
Tên vị tư vấn: Công ty TNHH Bách Việt Đồng Nai Đại diện: Lê Tuấn Anh Chức danh: Giám đốc Địa chỉ: số 27, tổ 6, KP 6, P Tam Hiệp, TP Biên Hòa, T Đồng Nai
Bảng 1: Danh sách những thành viên tham gia lập Báo cáo
STT Họ và tên Trình độ chuyên môn Số năm kinh nghiệm Nhiệm vụ Chữ ký
I Chủ dự án: Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc
1 Đặng Văn Phúc Giám đốc 20 năm -
II Tư vấn lập Báo cáo: Công ty TNHH Bách Việt Đồng Nai
1 Lê Tuấn Anh Kỹ sư Hóa môi trường 10 năm Chủ trì báo cáo
2 Võ Lê Duy Khánh Kỹ sư Hóa môi trường 12 năm
Tham gia thực hiện Báo cáo
3 Nguyễn Thị Nguyệt Minh Kỹ sư Môi trường 4 năm
4 Lê Thị Nhung Kỹ sư Môi trường 4 năm
5 Cao Vũ Ngọc Trai Kỹ sư Môi trường 4 năm
6 Trần Lĩnh Nghĩa Cử nhân môi trường 5 năm
7 Đỗ Đình Phước Kỹ sư Môi trường 3 năm
8 Trương Xuân Thìn Kỹ sư Môi trường 3 năm
Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Phương pháp nhận dạng, liệt kê: xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường, nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.
Phương pháp thống kê: Xử lý số liệu bằng các thuật toán xác xuất thống kê trong phần mềm Excel nhằm thống kê các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp trong khu vực dự án… Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới thiết lập: ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án theo các hệ số ô nhiễm WHO.
Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam.
Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix): Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường
Phương pháp chuyên gia: dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi trường của các chuyên gia. b Phương pháp khác
Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Là bước đầu tiên trong thu thập số liệu. Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu, so sánh với mục tiêu đặt ra cho phép định hướng và xác định chi tiết các công cụ, các bước tiếp theo để thu thập số liệu, tài liệu cần thiết Trong phương pháp này có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau cho phép đạt được những hiệu quả khác nhau và hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu.
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: xác định các thông số và hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh.
Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng để tham vấn ý kiến cộng đồng của UBND xã Xuân Hưng đối với báo cáo ĐTM của dự án.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 12 1.1 Tên dự án
Chủ dự án
Tên chủ dự án: Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc Địa chỉ: ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0913.629.328 Fax: 0643.733.988
Người đại diện: ông Đặng Văn Phúc – chức vụ: Giám đốc
Vị trí địa lý của dự án
Dự án “Đầu tư xây xựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái quy mô 12.200 m 2 chuồng trại” của Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc nằm tại ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Toàn bộ khu đất được giới hạn bởi 33 mốc tọa độ và nằm trong quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi giai đoạn II của xã Xuân Hưng đã được phê duyệt tại Quyết định số 4262/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai, xung quanh dự án là vườn tràm Sơ đồ khu đất và tọa độ các điểm như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ khu đất thực hiện dự án
Bảng 1.1: Tọa độ các điểm mốc của khu đất thực hiện dự án
Số hiệu mốc Tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, Múi chiếu 3 o
Dự án đầu đư xây dựng trang trai chăn nuôi 2.400 con heo nái quy mô 12.200 m 2 chuồng trại của Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc nằm trong diện tích khu đất 90.633 m 2 tại ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc với vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp vườn cây.
- Phía Đông: giáp suối nhỏ.
- Phía Nam: giáp vườn cây.
- Phía Tây: giáp đường đất
Vị trí dự án cách quốc lộ 1A khoảng 2,5km về phía Nam, ngoài ra không còn tỉnh lộ hay đường liên huyện nào đi qua, đường giao thông hiện hữu nối từ quốc lộ 1 A đến dự án là đường đất với chiều dài khoảng 2,5km Xung quanh khu vực dự án là đất trồng cây lâu năm, chủ yếu là Keo lá tràm, Xoài, Xà cừ, trong vòng bán kính khoảng 1 km không có dân cư sinh sống Theo quy hoạch đây là khu vực khuyến khích chăn nuôi của xã Xuân Hưng, trong tương lai sẽ hình thành nhiều trang trại chăn nuôi khác.
Liền kề khu vực triển khai dự án có 1 con suối nhỏ, về mùa khô không có nước Suối này dẫn nước ra suối Gia Ui cách vị trí dự án khoảng 600m về phía Bắc Suối Gia Ui đóng vai trò thoát nước cho toàn lưu vực, khi dự án triển khai đây là nguồn tiếp nhận nước mưa của dự án.
Tất cả các đối tượng kinh tế xã hội đều cách xa vị trí triển khai dự án, cụ thể: Nhà máy cồn Tùng Lâm cách dự án khoảng 5km về phía Đông Nam; Trường tiểu học Hòa Hiệp, Trung tâm cai nghiện Xuân Lộc cách dự án khoảng 3km, cách tịnh xá Ngọc Long 5,5km về phía Đông Nam; chùa Khánh Long, tịnh xá Ngọc Hưng cách dự án khoảng 2,5km về phía Nam; UBND xã Xuân Hưng, trường tiểu học Xuân Hưng, trường Nguyễn Công Trứ, trường mẫu giáo Xuân Hưng, Trạm y tế xã Xuân Hưng cách dự án khoảng 4km về phía Tây;
Về các trại heo lân cận: cách dự án Trại chăn nuôi heo nái (trại 1), quy mô 1.200 con của Công ty TNHH An Phú Khánh Sáu (thuộc xã Xuân Hưng) khoảng 3 km về phía TâyBắc; cách dự án Trại chăn nuôi heo nái (trại 2), quy mô 1.200 con của Công ty TNHH AnPhú Khánh Sáu (thuộc xã Xuân Hưng) khoảng 2km về phía Tây.
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí khu đất trên nền bản đồ tỉnh Đồng Nai
Quốc lộ 1 NM Cồn Tùng Lâm
TT cai nghiện Xuân Lộc Trường TH
Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Mô tả mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái sinh sản cung cấp heo con cho các cơ sở chăn nuôi heo thịt, heo hậu bị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Toàn bộ dự án được chia thành nhiều hạng mục công trình lớn và nhỏ, sơ đồ vị trí và thống kê các hạng mục như sau:
Hình 1.3: Sơ đồ vị trí các hạng mục công trình
Bảng 1.2: Thống kê các hạng mục công trình
Kí hiệu Hạng mục Số lượng
I CÔNG TRÌNH CHÍNH (chuồng trại) 12.176,24
II CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ
09 Nhà điều hành – ăn trưa 1 34,1 12,1 412,6 0,45
10 Kho cám – vôi – vật dụng 1 28,2 10,2 287,64 0,32
21 Nhà lấy tinh – vệ sinh 1 11,2 3,0 33,6 0,04
24 Nhà đặt hệ thống cho ăn tự động 4 12,2 3,2 156,16 0,17
III CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
33 Bể chứa nước thải sau xử lý 1 20,0 20,0 400,0 0,44
34 Nhà chứa chất thải rắn sinh hoạt 1 5,0 4,0 20,0 0,02
35 Nhà chứa chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 1 5,0 4,0 20,0 0,02
36 Nhà chứa chất thải nguy hại 1 5,0 4,0 20,0 0,02
39 Hệ thống mương, cống thoát nước thải, nước mưa - 1.110 0,6 666,0 0,73
B HẠNG MỤC CÂY XANH VÀ CÂY ĂN QUẢ 36.253
40 Diện tích cây ăn quả - 18.127 20
(1).Nhà ở công nhân, nhà bảo vệ, nhà giám đốc, nhà ăn, nhà nuôi heo, nhà lấy tinh, nhà sát trùng xe, nhà tắm sát trùng, nhà ủ phân, chứa rác, chứa chất thải rắn, chứa chất thải nguy hại có kết cấu dạng nền móng bê tông cốt thép, tường xây gạch, cửa sắt, vì kèo, xà gồ thép, mái tôn;
(2) Bể nước ngầm, tháp nước, bệ nhập heo, đường lùa heo, đường đẩy phân, đường nội bộ, có kết cấu bê tông cốt thép; Tường rào xây gạch bao quanh toàn bộ dự án để cách ly dự án với bên ngoài nhằm đảo bảo an ninh và chống lây nhiễm dịch bênh cho heo trong quá trình hoạt động của dự án;
(3) Hệ thống xử lý nước thải: hệ thống xử lý nước thải được bố trí cuối khu đất dự án, tại tọa độ X00040, YG6010, bao gồm:
- Bể biogas, bể chứa nước thải sau xử lý dạng bể đất có lót bạt HDPE dày 1 - 1,5 mm chống thấm.
- Bể thu gom, bể điều hòa, bể yếm khí, bể thiếu khí, bể hiếu khí, bể lắng, bể trung gian, bể chứa bùn có kết cấu công trình dạng bê tông cốt thép có mái che và có nhà điều hành.
(4) Hệ thống cấp điện hạ thế 1 trạm biến áp 250 KVA, 3 pha phục vụ cho hoạt động của dự án; đồng thời đầu tư thêm 1 máy phát điện chạy bằng DO 300KVA;
(5) Hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan, dùng bơm hỏa tiễn công suất 2HP bơm vào bể nước ngầm và tháp nước để phục vụ cho toàn dự án;
(6) Hệ thống thông tin liên lạc sử dụng mạng di động của các nhà mạng Vietel, Vina, Mobi;
(7) Hệ thống sét, phòng cháy chữa cháy được thiết kế tuân thủ quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn hiện hành
(8) Cây xanh được bố trí đầu khu đất dự án tại khu vực nhà điều hành, nhà ở công nhân, nhà kỹ thuật, nhà giám đốc (chiếm khoảng 20%) và cây ăn quả được bao phủ khoảng 20% bố trí tại khu vực chuồng trại và khu vực hệ thống xử lý nước thải, ưu tiên trồng cây Xoài nhằm tạo bóng mát, giảm phát tán khí thải, khói bụi ra môi trường, đồng thời cũng tạo thêm nguồn thu nhập chính đáng cho cơ sở.
(Bản vẽ chi tiết các hạng mục đính kèm phụ lục)
1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án
1.4.3.1 Quy hoạch tổng mặt bằng
Việc quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế chuồng trại đảm bảo các khoảng cách ly an toàn, hợp vệ sinh đáp ứng theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAHP) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học với các nội dung chính như sau:
- Địa điểm xây dựng chuồng trại phù hợp với quy hoạch khuyến khích chăn nuôi của xã Xuân Hưng Vị trí xây dựng dự án nằm trong quy hoạch khuyến khích chăn nuôi giai đoạn II, thuộc ấp 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc.
- Phương án bố trí tổng mặt bằng áp dụng cho dự án tuân thủ tốt nội dung Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam – VietGAHP Toàn bộ trang trại được xây dựng hàng rào kín ngăn cách trang trại với bên ngoài Khu vực nhà văn phòng, nhà ở, nhà ăn của cán bộ kỹ thuật, công nhân được bố trí ở gần cổng, cách xa khu chăn nuôi Khu xử lý nước thải, nhà ủ phân được bố trí ở phía cuối trại, cách xa khu chăn nuôi Các nhà heo mang thai, heo nái đẻ, heo đực, heo cách ly được bố trí hai bên đường nội bộ, có hệ thống đường dẫn heo kết nối các hạng mục, thuận lợi cho việc di chuyển heo và xuất heo bán.
- Tổ chức tốt hệ thống đường nội bộ và thoát nước mặt bằng.
- Tổ chức hệ thống mương cống thoát nước thải, hầm biogas và hệ thống xử lý nước thải hợp lý, tiết kiệm chi phí xây dựng, đồng thời đảm bảo quy trình xử lý nước thải.
- Trồng cây ăn quả và cây xanh xung quanh dự án nhằm tạo hàng rào cách ly và cải thiện điều kiện vi khí hậu của trại.
1.4.3.2 Đào đất, san gạt mặt bằng Để phục vụ cho giai đoạn xây dựng dự án, cũng như giai đoạn hoạt động sau này Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tu sửa đường giao thông hiện hữu nối từ quốc lộ 1 A đến dự án bằng đất cấp phối, chiều rộng 4m; chiều dài khoảng 2,5km với tổng chi phí ước tính khoảng 8 trăm triệu đồng; Đồng thời đầu tư đường điện 3 pha và trạm hạ thế 250 KVA với chi phí ước tính khoảng 1,2 tỷ đồng.
Mặt bằng khu đất hiện tại là đất trống, đất trồng mì, không có công trình xây dựng hiện hữu Chủ dự án cùng đơn vị tư vấn thiết kế tận dụng độ dốc hiện trạng bố trí mặt bằng nhằm giảm thiểu việc san lấp để tiết kiệm chi phí Một số vị trí có cao độ bất thường sẽ được san lấp trước khi xây dựng công trình Đất san nền sử dụng đất đào hầm biogas và đất đào bể nước ngầm, các bể của hệ thống xử lý nước thải, bể nước sau xử lý nằm trong khu đất thực hiện dự án Nền sau khi được san lấp và đầm nén đến K ≥ 0,9.
Tổng khối lượng san lấp ước tính theo thể tích hầm biogas, các bể của hệ thống xử lý nước thải, bể chứa nước thải sau xử lý, bể nước ngầm khoảng 23.554 m 3 Dự án không vận chuyển đất bên ngoài vào, và cũng không vận chuyển từ dự án ra ngoài, quá trình san lấp chỉ thực hiện trong nội bộ dự án.
Bảng 1.3: Bảng tính toán thể tích đào của trang trại
STT Hạng mục Độ sâu
(m) Chiều rộng (m) Chiều dài (m) Thể tích đào đất (m 3 )
9 Bể chứa nước sau xử lý 3 20 20 1.200
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 59 2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên
Điều kiện về địa lý, địa chất
(Nguồn: ATLAS tỉnh Đồng Nai- Khai thác từ Trung Tâm Công Nghê Thông Tin – Sở Tài Nguyên Và Môi Trường tỉnh Đồng Nai)
Huyện Xuân Lộc nằm phía Đông của tỉnh Đồng Nai, đã được điều chỉnh địa giới hành chính do chia tách một số xã qua huyện mới, ranh giới của huyện được xác định như sau: phía Bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai và huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông giáp huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thị xã Long Khánh.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 72.679 ha, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh; dân số năm 2007 là 218.753 người, chiếm 9,6% dân số toàn tỉnh, mật độ 0,301 người/ km 2 Huyện có 1 thị trấn Gia Ray và 14 xã gồm: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hoà, Lang Minh
Từ địa lý vị trí nêu trên, đồng thời trong bối cảnh chung về phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Đồng Nai, huyện Xuân Lộc có lợi thế trở thành vành đai thực phẩm phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp Là địa bàn có Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua, trung tâm huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn, là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có ưu thế về phát triển kinh tế hướng ngoại, mở rộng mối giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và hướng ra biển qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 2.400 con heo nái, quy mô 12.200 m 2 chuồng trại” của Công ty TNHH Mai Phúc Xuân Lộc nằm trong khu vực khuyến khích chăn nuôi của xã Xuân Hưng, huyên Xuân Lộc Vị trí địa lý của xã Xuân Hưng như sau:
- Phía tây giáp xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc;
- Phía đông giáp xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc;
- Phía bắc giáp xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc;
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Xuân Lộc là vùng đồi gò lượn sóng, địa hình nối tiếp giữa đồng bằng và cao nguyên Đông Nam bộ, độ cao trung bình dưới 200 m, độ dốc 15% Địa hình được chia thành 2 dạng chính với những đặc trưng chủ yếu sau:
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng 6-7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó nổi tiếng nhất là núi Chứa Chan, với độ cao 844m và các núi nhỏ như: núi Mây Tào, núi Sa Bi, núi Bà Sót, núi HóT, núi Hoà Hưng,
… có tiềm năng phát triển du lịch.
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, chiếm 85% tổng diện tích toàn huyện, độ dốc phổ biến từ 3 – 8 độ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng lâu năm.
2.1.1.3 Điều kiện địa chất Đất đai của huyện khá bằng phẳng, có đến 83,68% diện tích có độ dốc cấp I và II (cấp I: 0-3 độ; cấp II: 3-8 độ), khá thuận lợi để sử dụng vào mục đích sản xuất nông – công nghiệp cũng như xây dựng các điểm dân cư và cơ sở hạ tầng Tổng diện tích của huyện Xuân Lộc là 72.679 ha, bao gồm 6 nhóm đất chính: Đất xám vàng: diện tích 30.528 ha (chiếm 42% diện tích tự nhiên – DTTN); Đất đá bọt núi lửa: diện tích 194 ha (0,27% DTTN); Đất đỏ vàng: diện tích 8.807 ha (12,12% DTTN); Đất tầng mỏng: diện tích 2.800 ha (3,85% DTTN); Đất nâu thẩm: diện tích 19.051 ha (26,21% DTTN); Đất nâu xám: diện tích 10.098 ha (13,89% DTTN).
- Đất xám vàng (AC): Đất xám vàng là nhóm đất có diện tích lớn (41,98% DTTN), phân bố tập trung ở phía Đông của Huyện và ven sông La Ngà, thuộc các xã Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Thành, Xuân Tâm, Xuân Hưng Phần lớn (85,3%) diện tích có độ dốc 15 0 , tầng dày dưới 30 cm Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ xanh thảm rừng.
- Đất nâu thẫm (LV): Đất nâu thẫm có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp của Xuân Lộc Nhóm đất này có diện tích 18.550ha, chiếm 25,51% tổng diện tích toàn Huyện Phân bố tập trung ở khu vực tây, tây nam của Huyện và phía Bắc núi ChứaChan, Tập trung nhiều ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Trường, …Đất phát triển trên đá bazan có độ dốc phổ biến