Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tácđộng môi trường căn cứ theo:- Dự án thuộc thứ tự số 6, mục II, phụ lục IV kèm theo Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Ph
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
1.1 Thông tin chung về dự án 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 2
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của dự án với dự án khác, các quy hoạch, quy định khác của pháp luật có liên quan2 2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 4
2.1 Văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 4
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 9
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 9
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9
3.1 Tóm tắt việc tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 9
3.2 Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 10
3.3 Danh sách thành viên trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM: 11
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 14
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 16
5.1 Thông tin về dự án 16
5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 17
5.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: 18
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 19
Chủ dự án: Ban Quản lý và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông i
Trang 25.5 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 25
5.6 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 28
CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 30
1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 30
1.1.1 Tên dự án 30
1.1.2 Tên chủ dự án 30
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 30
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 33
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 35
1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 36
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 37
1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án 37
1.2.2 Miêu tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án 37
1.2.3 Các hoạt động của dự án 44
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 44
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án giai đoạn thi công, xây dựng 44
1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho giai đoạn hoạt động 45
1.3.3 Nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng điện 45
1.3.4 Nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước 45
1.3.5 Các sản phẩm của dự án 46
1.3.6 Danh mục máy móc thiết bị và nhu cầu nhân lực của dự án 46
1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 46
1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 46
1.5.1 Mô tả biện pháp thi công các hạng mục công trình 46
1.5.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng 46
1.6 TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 47
Trang 31.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 47
1.6.2 Vốn đầu tư của dự án 47
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 47
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 49
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 49
2.1.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 49
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 58
2.1.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 58
2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 59
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 59
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 67
2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 71
2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 72
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 73
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 73
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 73
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu các tác tác động tiêu cực khác môi trường 91
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 104
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 104
3.2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 105
3.2.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 105
Chủ dự án: Ban Quản lý và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông iii
Trang 43.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 116
3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 119
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 119
3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 121
3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO 121
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 123
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.124 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 124
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 127 5.2.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công, xây dựng 127
5.2.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 128
5.2.3 Giám sát trong giai đoạn hoạt động 128
CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 129
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 129
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 129
6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 129
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC 130
III THAM VẤN TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN VỀ TÍNH CHUẨN XÁC CỦA MÔ HÌNH 130
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, CAM KẾT 131
1 KẾT LUẬN 131
2 KIẾN NGHỊ 131
3 CAM KẾT 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa
CTNH : Chất thải nguy hại
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QHCT : Quy hoạch chi tiết
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 12
Bảng 0.2 Các phương pháp áp dụng trong các chương báo cáo 14
Bảng 0.3 Mục đích của các phương pháp áp dụng 14
Bảng 0.4: Tóm tắt các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 22
Bảng 0.5: Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án 28
Bảng 1.1: Tọa độ vị trí dự án 31
Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng sử dụng đất 34
Bảng 1.3 Cơ cấu sử dụng đất tại dự án 37
Bảng 1.4: Chi tiết khối lượng công việc thực hiện kè mái hồ điều hòa 41
Bảng 1.5: Quy mô hệ thống đường giao thông tại dự án 42
Bảng 1.6: Khối lượng đầu tư hệ thống thoát nước 43
Bảng 1.7: Nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ quá trình thi công dự án 44
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho hoạt động sản xuất của dự án 45
Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng nước phục vụ tại dự án khi hoạt động ổn định 45
Bảng 1.10 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng 46
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (đơn vị oC) 50
Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình tháng trong năm 51
Bảng 2.3 Bảng thống kê lượng mưa qua các năm (mm) 52
Bảng 2.4 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: %) 53
Bảng 2.5 Mực nước sông Tiền tại các Trạm quan trắc các năm 2015-2021 57
Bảng 2.6 Kết quả chất lượng nước mặt huyện Tam Nông tại các điểm quan trắc năm 2019 60
Bảng 2.7 Diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh năm 2018 - 2020.61 Bảng 2.8 Vị trí đo đạc chất lượng không khí xung quanh 63
Bảng 2.9 Phương pháp đo đạc, phân tích mẫu 64
Bảng 2.10 Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại dự án 64
Bảng 2.11 Vị trí lấy mẫu môi trường nước mặt tại khu vực dự án 65
Bảng 2.12 Phương pháp đo đạc, phân tích mẫu nước mặt 65
Bảng 2.13 Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực dự án 65
Bảng 2.14 Vị trí lấy mẫu đất tại Dự án 66
Bảng 2.15 Phương pháp phân tích mẫu 66
Trang 7Bảng 2.16 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất khu vực thực hiện Dự án 67
Bảng 2.17 Điều chỉnh mức nước ngập theo từng tháng tại VQG Tràm Chim 69
Bảng 3.1 Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 73
Bảng 3.2 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình san lấp 75
Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 76
Bảng 3.4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu ra vào công trình 77
Bảng 3.5 Hệ số ô nhiễm do hàn, cắt kim loại bằng hơi (gFe2O3/lít ôxy) 79
Bảng 3.6 Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn điện kim loại 79
Bảng 3.7 Nồng độ và tải lượng các chất có trong nước thải sinh hoạt 82
Bảng 3.8 Mức ồn tối đa từ các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công tại nguồn 84
Bảng 3.9 Kết quả dự báo tiếng ồn cách nguồn phát sinh 200 m và 500 m 85
Bảng 3.10 Mức ồn cộng hưởng theo khoảng cách của các thiết bị hoạt động đồng thời .86
Bảng 3.11 Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau 87
Bảng 3.12 Tóm tắt các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án trong 104
Bảng 3.13 Hệ số tải lượng phát sinh của phương tiện giao thông 110
Bảng 3.14 Tải lượng ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông 110
Bảng 3.15 Nồng độ khí thải của các phương tiện giao thông giai đoạn vận hành 111
Bảng 3.16 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 120
Bảng 3.17 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải .121
Bảng 3.18 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 121
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh vệ tinh nơi thực hiện dự án 31Hình 1.2: Mộ số hình ảnh thực tế tại dự án 33Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý 47
Trang 9MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
Tỉnh Đồng Tháp nói chung và Thị trấn Tràm Chim huyện Tam Nông cói riêngnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô thời tiết diễnbiến phức tạp Về mùa khô dòng chảy nhỏ, còn mùa mưa, lượng mưa nhiều thườnggây ngập lụt
Thị trấn Tràm Chim là huyện lỵ và đồng thời cũng là Trung tâm chính trị - kinh
tế - xã hội, thương mại và dịch vụ quan trọng của huyện Tam Nông Thị trấn TràmChim là đầu mối giao thông phát triển du lịch và kinh tế trên địa bản tỉnh, là trung tâmtiểu vùng kinh tế nông nghiệp – du lịch – công nghiệp của Tỉnh Khu đất lập quyhoạch được định hướng các chức năng là đất hồ điều hòa góp phần chống biến đổi khíhậu, phát triển dịch vụ và dân cư, kết hợp với khu quảng trường văn hóa thể thao -dịch vụ tạo thành điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan cho khu vực trung tâm thị trấn TrảmChim
Ngoài ra, thị trấn Trảm Chim còn chủ yếu sản xuất nông nghiệp trên các vùngđầm lầy ngập nước quanh năm, dọc theo khu trũng thấp của dòng sông, chiếm diệntích khoảng 158 ha Vào mùa mưa nước dâng cao ảnh hưởng đến đời sống và sản xuấtcủa người dân nơi đây
Hiểu rõ khó khăn của người dân tại địa phương và các vùng lân cận và nắm bắtđược định hướng chủ trương phát triển của Quốc gia nói chung và tỉnh Đồng Tháp nóiriêng trong thời gian qua với việc xây dựng phát triển phát triển bền vững theo hướnghiệu quả kinh tế - xã hội cao Ủy ban nhân dân huyện tam Nông đã ban hành quyếtđịnh phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết hồ điều hòa(Khóm 3, thị trấn Tràm Chim, chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đôthị) hướng đến mục tiêu điều tiết nước mưa và chống biến đổi khí hậu, xây dựngquảng trường kết hợp văn hóa thể thao – dịch vụ tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quancho khu vực trung tâm thị trấn Tràm Chim, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình đôthị hóa cho khu vực theo quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tràm Chim và vùng phụcận
Khu đất thực hiện dự án hiện là đất ruộng vườn, ít hiệu quả về kinh tế, nằm trongkhu vực có tốc độ phát triển đô thị nhanh do đối diện khu hành chính huyện hiện hữu
bờ Nam đường Trần Hưng Đạo và kết nối trực tiếp với Khu quảng trường văn hóa thểthao - dịch vụ dự kiến Với tiềm năng phát triển như vậy, xây dựng dự án Hồ điều hòa(khóm 3, thị trấn tràm chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đôthị với hạ tầng và cảnh quan đồng bộ hiện đại góp phần nâng cấp thị trấn Tràm Chimthành đô thị loại IV trong tương lai, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóacho khu vực theo quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tràm Chim và vùng phụ cận,
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông 1
Trang 10từng bước đưa thị trấn thị trấn Tràm Chim trở thành khu đô thị trọng điểm và điểmnhấn của Huyện và của Tỉnh.
Đây là dự án đầu tư xây dựng mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứngchống biến đổi khí hậu, giảm ngập úng cho khu đô thị trong mùa mưa, mang lại khôngkhí trong lành và thiên nhiên cho dân cư thị trấn Tràm Chim, đồng thời tạo kiến trúccảnh quan thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cho khu vực theo quy hoạch chung xâydựng thị trấn Tràm Chim và vùng phụ cận, tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trấnTràm Chim đạt đô thị loại IV đến năm 2025
Từ những lý do trên việc xây dựng dự án “Hồ điều hòa (Khóm 3, thị trấn TràmChim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị là rất cần thiết
Dự án được thực hiện tại Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
thuộc loại hình dự án đầu tư mới Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường căn cứ theo:
- Dự án thuộc thứ tự số 6, mục II, phụ lục IV kèm theo Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ: dự án có sử dụng đất, đất có mặtnước dưới 05 ha Vậy nên dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm đ khoản
4 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14
- Căn cứ điểm b khoản 1 điều 30 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự
án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2020 cùng mục đích đảm bảochất lượng môi trường trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, hướngtới mục tiêu phát triển bền vững, Ban QLDA Và PTQĐ Huyện Tam Nông đã phối hợpvới đơn vị tư vấn có chức năng là Công ty TNHH Xử lý Chất thải Công nghiệp và Tưvấn Môi trường Văn Lang lập báo cáo ĐTM cho dự án nêu trên và gửi về Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp để thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt theo quy định
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
- Quyết định số 757/QĐ-UBND-HC ngày 29/062023 của UBND huyện tamNông về việc quyết định phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạchchi tiết Hồ điều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn vớixây dựng cảnh quan đô thị
- Quyết định số 1137/QĐ-UBND-HC ngày 02/10/2023 của UBND huyện TamNông về việc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án án Hồ điều hòa(Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đôthị
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của dự án với dự án khác, các quy hoạch, quy định khác của pháp luật
có liên quan
Trang 11Sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạchvùng: Hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương đang xây dựng quy hoạch bảo vệ môitrường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, định hướngđến năm 2050 để trình các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Vìvậy, chưa có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch này.
Sự phù hợp của Dự án với các quy hoạch phát triển của Quốc gia thể hiện tạivăn bản pháp lý như sau:
- Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 với cácquan điểm chính như sau: (1) Thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêuphát thải bằng “0” là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên cao nhất trong các quyếtsách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của các cấp, các ngành, doanh nghiệp vàngười dân; (2) Ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công lý,công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chínhsách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, pháthuy nội lực và hợp tác quốc tế; góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tựchủ, tích cực hội nhậ; (3) Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệthống chính trị, của mỗi người dân và toàn xã hội Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫndắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùngvới sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội; (4) Triển khai các giải phápcấp bách giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động củabiến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở nhữngvùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biếnđổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền; (5)Tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính,thị trường các-bon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; pháthuy nguồn lực của Nhà nước thúc đẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế, đẩy mạnh hợp tác công tư trên cơ sở bình đẳng,hợp tác, cùng có lợi
- Dự án Hồ điều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắnvới xây dựng cảnh quan đô thị với mục tiêu dự trữ nước trong mùa khô, điều hòachống biến đổi khí hậu giảm úng cho khu đô thị trong mùa mưa, mang lại không khítrong lành và thiên nhiên cho cư dân thị trấn Tràm Chim, đồng thời tạo kiến trúc cảnhquan đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cho khu vực theo quy hoạch chung thị trấn TràmChim đạt đô thị loại IV đến năm 2025 Dự án không có hoạt động sản xuất, không sửdụng hóa chất, không phát sinh quá nhiều chất thải ngoài ra Công ty cũng sẽ cóphương án lưu giữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo quy định.Mặc khác, khi triển khai xây dựng dự án sẽ mang lại rất nhiều tiềm năng khác đảm bảomục tiêu phát triển bền vững lâu dài
Như vậy, mục tiêu đầu tư và hoạt động của dự án phù hợp với chiến lược
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông 3
Trang 12quốc gia về biến đổi khí hậu của Chính phủ.
Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh ĐồngTháp trong giai đoạn hiện nay:
- Dự án phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông:Nguồn vốn thực hiện dự án: Vốn ngân sách huyện và vốn huy động khác (vốn tỉnh hỗtrợ phát triển đô thị)
- Về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị: Khu đất thực hiện dự án đã được Ủyban nhân dân huyện Tam Nông phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án án Hồđiều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựngcảnh quan đô thị
- Khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích 71.257,39 m2chiếm khoảng 71,07%, đất vườn tạp với diện tích 10.043,31 m2 chiếm khoảng10,02%, đất ao hồ với diện tích 17.292,26 m2 chiếm khoảng 17,25% và đất giao thôngvới diện tích 1.676,04 m2 chiếm khoảng 1,67%
- Về quy hoạch sử dụng đất: Dự án được thống nhất thực hiện tại Khóm 3, thịtrấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Trên quy hoạch tổng thể khu đất
có các hộ dân sinh sống Chủ dự án căn cứ theo Quyết định số 1074/QĐ-UBND – TLngày 12/09/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông về việc thành lập Hội đồngbồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Hồ Điều hòa (Khóm 3, thị trấn Tràm Chim)chống biến đổi khí hậu gắn với cảnh quan đô thị bồi thường cho 25 hộ dân với tổngdiện tích 96.833,8 m2 và Tờ trình số 50/TTr-UBND ngày 25/09/2023 Ủy ban nhândân huyện Tam Nông vè việc xin chủ trương ủy quyền thông báo và thu hồi đất đểthực hiện dự án Hồ điều hòa (Khóm 3, thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắnvới cảnh quan đô thị để huyện Tam Nông được phép thông báo thu hồi đất
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1 Văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp luật
- Nhóm luật đầu tư – xây dựng – đất đai
+ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 đượcQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2022;+ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 17/06/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
+ Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quanđến quy hoạch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 20/11/2018;
Trang 13+ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2017,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;
+ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 29/11/2013
+ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, thông qua ngày 19/06/2017 của Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3;
- Nhóm luật môi trường – đa dạng sinh học
+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội Nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, cóhiệu lực từ ngày 01/01/2013;
+ Luật Tài nguyên nước số 34/VBHN-VPHN của văn phòng Quốc Hội ngày07/12/2020
+ Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
+ Luật Thuỷ lợi 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
+ Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điềuLuật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;
+ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009
- Nhóm nghị định quy định về đầu tư xây dựng – đất đai
+ Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chínhphủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
+ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
+ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chitiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
+ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chitiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xâydựng;
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông 5
Trang 14+ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
+ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ Quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
+ Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sungmột số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
+ Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quyđịnh bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
+ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng
- Nhóm nghị định môi trường – đa dạng sinh học
+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 về Quy định chi tiết một số
điều của Luật bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ về quy định chitiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
+ Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sửdụng bền vững đất ngập nước;
+ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học
+ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quyđịnh lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
+ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số Điều của Luật khí tượng thủy văn
+ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 của Chính phủ Quy định chitiết một số điều của Luật Thủy lợi
+ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ về quản lý antoàn đập, hồ chứa nước
+ Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/04/2020 của Chính phủ: Sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn
+ Nghị định số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ xây dựng về thoátnước và xử lý nước thải và có hiệu lực ngày 01/01/2015;
+ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định vềđiều kiện của tổ chức dịch vụ quan trắc môi trường;
Trang 15+ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quy định chitiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật antoàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.+ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
+ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quy định chitiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật antoàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
- Nhóm thông tư môi trường - xây dựng
+ Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hànhQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh;
+ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 quy định kỹ thuật quan trắcmôi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;
+ Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hànhđịnh mức xây dựng;
+ Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/4/2020 của Bộ Xây dựng Vềthoát nước và xử lý nước thải
+ Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồnnước sông, hồ;
+ Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quantrắc môi trường;
+ Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng về Quản lýchất thải rắn xây dựng
- Nhóm thông tư PCCC
+ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hảnh Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều vàbiện pháp thi hành của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
+ Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Laođộng Thương Binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất cóyêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông 7
Trang 16+ Thông tư số 09/2017/TT-BTNMT ngày 13/07/2017 của Bộ công thương vềquy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
+ Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 về hướng dẫn quản lý vệ sinhlao động và sức khỏe người lao động;
- Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh Đồng ThápSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 58/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8năm 2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý,
sử dụng phí thẩm định đề án thăm dò, khai thác nước mặt, nước dưới đất; đánh giá tácđộng môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Nghị quyết số 222/18/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnhĐồng Tháp về việc thông qua quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020 và định hướng phát triển đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khíhậu – nước biển dâng)
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
a) Môi trường
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcthải sinh hoạt;
- QCVN 03:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;
- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí;
- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí;
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 26:2016/BYT – Quy định về vi khí hậu và giá trị cho phép vi khí hậu tại
nơi làm việc;
b) Xây dựng và PCCC
Trang 17cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí;
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- QCVN 06:2020/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và
công trình
- TCVN 5576:1991: Hệ thống cấp thoát nước - Quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD VN 33:2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế;
- TCVN 9362:2012: Thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 3254-89: An toàn cháy – Yêu cầu chung;
- TCVN 5040-1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ dùng
trên sơ đồ phòng cháy – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và
sử dụng;
- TCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu
thiết kế;
- TCVN 4756-1999: Quy phạm nối đất và nối không;
- TCVN 5738-2000: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 46-2007: Tiêu chuẩn chống sét;
- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình
trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 1137/QĐ-UBND-HC ngày 02/10/2023 của UBND huyện TamNông về việc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án án Hồ điều hòa(Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đôthị
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Hồ điều hòa (Khóm 3, Thịtrấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị
- Các bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án.
- Các số liệu đo đạc, khảo sát, phân tích do đơn vị tư vấn phối hợp với chủ đầu
tư thực hiện xung quanh khu vực dự án
- Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế
xã hội khu vực Thị trấn Tràm Chim do Chủ dự án và Đơn vị tư vấn thực hiện
- Các văn bản pháp lý liên quan do chủ đầu tư cung cấp
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông 9
Trang 183.1 Tóm tắt việc tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quá trình lập báo cáo ĐTM gồm các bước sau:
- Thực hiện thu thập các tài liệu: điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội,
Dự án đầu tư và nhiều văn bản tài liệu khác có liên quan đến Dự án cũng như địa điểmxây dựng Dự án, các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện ĐTM;
- Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường, lấy mẫu và phân tích
chất lượng không khí tại khu vực thực hiện Dự án;
- Tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường: Tham vấn thông qua
đăng tải trên trang thông tin điện tử, Tham vấn bằng văn bản và Họp dân
- Trên cơ sở Dự án đầu tư, số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm, đánh giá các tác động đến môi trường và cộng đồng dân cư, đồngthời đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong việc xây dựng và vận hành dự án;
- Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM theo
quy định hiện hành của Luật Bảo vệ môi trường;
- Biên soạn, điều chỉnh, bổ sung nội dung của Báo cáo ĐTM phù hợp với nội
dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩmđịnh báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Công khai báo cáo đánh giác tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả
thẩm định theo quy định hiện hành, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật củadoanh nghiệp theo quy định của pháp luật
- Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành dự báo, đánh giá các tác động của
dự án đối với các yếu tố môi trường tự nhiên và KT - XH;
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, chương trình giám sát môi trường có
cơ sở khoa học và khả thi để hạn chế các mặt tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trườngtrong thời gian triển khai dự án;
- Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM theo
quy định hiện hành của Luật bảo vệ môi trường
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, dự án nhận được sựgiúp đỡ rất nhiều từ các cơ quan sau đây:
- Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức đoàn
thể Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường thành tỉnh Đồng
Tháp Ngoài ra, báo cáo ĐTM này còn nhận được sự đóng góp và tham gia của nhiềunhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM với các lĩnh vực: sinh thái môi trường, kinh tế môitrường, quản lý môi trường
3.2 Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM của Dự án Hồ điều hòa (Khóm 3, thị trấn Tràm Chim) chống biến
Trang 19đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị do Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹđất Huyện Tam Nông chủ trì đã phối hợp với Công ty TNHH Xử lý Chất thải Côngnghiệp và Tư vấn Môi trường Văn Lang tiến hành lập báo cáo.
Thông tin về chủ đầu tư:
Căn cứ theo quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 24/09/2021 của Ủy bannhân dân tỉnh Đồng Tháp về ban hành quy định phân công, phân cấp và ủy quyềntrong thực hiện một số nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Đại diện chủ dự án: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN TAM NÔNG
- Địa chỉ : Khóm 5, Thị trấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp
- Đại diện : Ông HUỲNH THANH DŨNG Chức danh: Giám đốc
- Điện thoại : 0277.3827833
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VĂN LANG
- Địa chỉ : số 1/1 Đường số 5, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
- Đại diện : Ông TRANH NGUYỄN MINH HIẾU Chức danh: Tổng Giám
đốc
- Điện thoại : (+84) 919 728 099
Với sự hỗ trợ thực hiện lấy mẫu, đo đạc môi trường nền
Đơn vị phân tích: CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG DƯƠNG HUỲNH
- Địa chỉ : 528/5A Vườn Lài, Kp.2, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp.HCM
- Điện thoại : 0949 82 52 62
- Đại diện : Ông Dương Hoàng Thành Chức vụ: Giám đốc
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệuVIMCERTS 241 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp tại Quyết định số 608/QĐ-BTNMT ngày 30/3/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.3 Danh sách thành viên trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM:
Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
11
Trang 20Bảng 0.1 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
2 Ông Nguyễn Phú Đông Phó Giám Đốc - - - Ký duyệt báo cáo và chịu tráchnhiệm về những cam kết bảo vệ môi
trường của Dự án
3 Ông Trần Xuân Trí Cán bộ kỹ thuật - - - Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệucó liên quan đến dự án
II Đơn vị tư vấn - Công ty TNHH Xử lý chất thải công nghiệp và Tư vấn Môi trường Văn Lang
1 Ông Lâm Tuấn Qui Chủ tịch Hội đồngthành viên Công nghệ, Quản lýThạc sĩ
môi trường 22 Chỉ đạo thực hiện.
2 Ông Tranh NguyễnMinh Hiếu Tổng giám đốc Quản trị kinh doanh 14 Phụ trách chung, ký duyệt báo cáo
3 Ông Trần Minh Hiền P.Tổng giám đốc Kỹ sư Quản lý môi trường 10 Quản lý tiến độ và xét duyệt nộidung báo cáo ĐTM.
Trang 21STT Họ và Tên Chức danh chuyên môn Lĩnh vực nghiệm Kinh Nội dung phụ trách Chữ ký
4 Bà Đậu Thị Phương TP Tư Vấn Cử nhân Khoa học môi trường 9 Thực hiện Chương 1 của Báo cáo
5 Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc PP Tư vấn Kỹ sư Kỹ thuật môi trường 9 Thực hiện Chương 3 của Báo cáo
6 Bà Hồ Thị Hoàng Kiều phòng Tư vấnNhân viên Cử nhân Khoa học môi trường 3 Thực hiện Phần Mở đầu và Chương6 của Báo cáo.
7 Bà Dương Thị Thúy Hằng phòng Tư vấnNhân viên Cử nhân Khoa học môi trường 2 Thực hiện Chương 2, Chương 5 vàtổng hợp nội dung báo cáo.
Cùng sự phối hợp của các thành viên khác trong công ty
Trang 224 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Báo cáo ĐTM dự án “Hồ điều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến
đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị” xây dựng theo các phương pháp được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 0.2 Các phương pháp áp dụng trong các chương báo cáo
1 Chương 1 Phương pháp lập bảng liệt kê, Phương pháp thống kê,Phương pháp khảo sát hiện trường, Phương pháp cân bằng
vật chất
2 Chương 2
Phương pháp lập bảng liệt kê, Phương pháp thống kê,Phương pháp khảo sát hiện trường, Phương pháp kế thừa,Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường, Phươngpháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng môitrường
3 Chương 3
Phương pháp lập bảng liệt kê, Phương pháp đánh giá nhanh;Phương pháp so sánh, Phương pháp cân bằng vật chất,Phương pháp mạng lưới, Phương pháp kế thừa, Phương pháp
sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường
4 Chương 5 Phương pháp lập bảng liệt kê, Phương pháp sử dụng chỉ thịvà chỉ số môi trường.
5 Chương 6 Phương pháp tham vấn cộng đồng
(Nguồn: Công ty TNHH Xử lý chất thải công nghiệp và Tư vấn Môi trường Văn Lang
tổng hợp) Bảng 0.3 Mục đích của các phương pháp áp dụng
3 Phương pháp sử Phương pháp chỉ thị môi trường là một hoặc tập hợp các
Trang 23- Chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng nước: DO, BOD,COD, NH4+, NO3-, Tổng N, Tổng P,…
- Chỉ thị môi trường đánh giá chất lượng không khí: Bụi,SO2, CO, VOC, CH4, H2S, mùi, HCl, H2SO4
4 đánh giá nhanhPhương pháp
Dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2013) và UNEP (2013) đểtính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của cácnguồn ô nhiễm
5 Phương pháp so sánh
Sử dụng để đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên nền tảng
là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liênquan; Tham khảo số liệu đo đạc thực tế của các dự ántương tự
6 Phương pháptham vấn |
cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnhđạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thuthập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM
1 Phương phápthống kê
Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan tới Dự án
Thu thập các số liệu nền về các điều kiện tự nhiên, đất đai,thủy văn, chất lượng không khí, kinh tế - xã hội… tại khuvực thực hiện dự án
2 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự
án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến củaHội đồng Thẩm định; tham khảo kết quả phân tích chấtlượng môi trường không khí, thành phần cũng như tảilượng các loại chất thải từ các dự án chế biến nông sản vàsản xuất thức ăn gia cầm đang hoạt động cùng quy mô, do
đó mức độ tin cậy tương đối cao
3 Phương phápkhảo sát
hiện trường
Khảo sát vị trí, hiện trạng và điều kiện cụ thể của dự áncũng như tiến hành công tác đo đạc và lấy mẫu cần thiết đểphân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án
- Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môitrường nền tại khu vực dự án
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
15
Trang 24TT phương pháp Tên Mục đích
5 Phương pháp cânbằng vật chất Cân bằng vật chất giữa nguyên liệu đầu vào và chất thảithải phát sinh.
(Nguồn: Hướng dẫn chung về thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án
đầu tư của Tổng cục Môi trường)
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
5.1.1 Thông tin chung về dự án
- Tên dự án: Hồ điều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậugắn với xây dựng cảnh quan đô thị
- Địa điểm thực hiện: Khóm 3, TT Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh ĐồngTháp
- Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
- Điện thoại: 0277.3827833
- Đại diện: Ông HUỲNH THANH DŨNG
- Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023 – 2027, chia làm 2 giai đoạn cụ thể nhưsau:
+ Giai đoạn 1 (2023-2025) : Với mức vốn đầu tư là 85,454 tỷ đồng thực hiệnchuẩn bị đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng, thi công san lấp mặt bằng và cống hộp
để điều tiết nước
+ Giai đoạn 2 (2025 – 2027) : Với mức vốn đầu tư là 38,893 tỷ đồng tiếp tụctriển khai các gói thầu thi công sân + khuôn viên, hạ tầng kỹ thuật, kè mái, hệ thốngđiện nước sinh hoạt Thực hiện đầu tư hoàn thành và quyết toán vốn dự án
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
Diện tích sử dụng đất của dự án 100.269 m2
a) Phạm vi dự án:
Dự án “Hồ điều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn
với xây dựng cảnh quan đô thị” thuộc dịa phận Khóm 3, thị trấn Tràm Chin, huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Dự Án cách trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 27 km vềhướng Đông Nam, cách TP HCM khoảng 125 km về phái Đông Bắc
b) Quy mô dự án:
Dự án “Hồ điều hòa (Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn
với xây dựng cảnh quan đô thị” thuộc dịa phận Khóm 3, thị trấn Tràm Chin, huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Loại công trình: Công trình hạ tầng – kỹ thuật
Trang 25- Cấp công trình: Cấp III
c) Công suất dự án:
- Loại hình sản xuất: Dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh
- Dự án đầu tư mới với tổng mức đầu tư là 124.796.323.000 VNĐ (Một trăm hai
mươi bốn tỷ bảy trăm chín mươi sáu triệu ba trăm hai mươi ba ngàn đồng) Dự án
nhóm B theo tiêu quy định của pháp luật về đầu tư công
- Công suất của dự án: Dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh nênkhông có công suất hoạt động
5.1.3 Công nghệ sản xuất của dự án
Công nghệ vận hành dự án chính là hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật để đáp ứngnhu cầu về chống biến đối khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị nên không cócông nghệ sản xuất
5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
Vị trí dự án thuộc khóm 3, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh ĐồngTháp có diện tích 100.269 m2, trong đó yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồnglúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích khoảng 71.257,39 m2
Hiện trạng khu đất thực hiện dự án bao gồm đất lúc, đất vười, đất ao, hồ, đấtgiao thông Trong đó, đất lúa có diện tích 71.257,39 m2 (chiếm 71,07%), do đó dự ánthuộc đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định của Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, cụ thể dự án có yêu cầuchuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích khoảng71.257,39 m2 (71,07% tổng diện tích dự án), tương đương 7,125739 ha (thuộc thẩmquyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đấtđai)
5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
5.2.1 Các hạng mục công trình chính
Các hạng mục chính của Dự án bao gồm: Hồ điều hòa và quảng trường
Hồ điều hòa: Hồ có diện tích 37.788 m2, với độ sâu 9m, hồ lấy nước từ kênhĐường Gạo Nhiệm vụ chính của hồ là điều tiết giữ nước vào mùa khô bằng các vanđóng mở bằng thiết bị nâng hạ (sử dụng điện và quay tay kết hợp hoặc tời) và ngănnước vào mùa lũ
Quảng trường: Diện tích sân lễ + cột cờ khoảng 5.040,7 m2 Sàn sân lễ trồng cỏ,xung quanh là cây xanh được bố trí phù hợp theo mặt bằng sân lễ, tạo cảnh quan trangtrí và lấy bóng mát Thiết kế cột cờ cao 15m, móng cột cơ bằng BTCT
Trang 26- Hệ thống đường giao thông
+ Đường N5: chiều rộng mặt đường 12m, chiều dài đường thẳng 485,19m,tổng diện tích mặt đường 5.830,99 m2
+ Đường Đ - 01: chiều rộng mặt đường 5m, chiều dài đường thẳng 185,64m;tổng diện tích mặt đường 956,2 m2
+ Đường Đ - 12: chiều rộng mặt đường 5m, chiều dài đường thẳng 255,22mtổng diện tích mặt đường 1.371,1 m2
+ Đường Đ - 13: chiều rộng mặt đường 5,5m, chiều dài đường thẳng 80,22mtổng diện tích mặt đường 493,21 m2
+ Đường đi dạo: chiều rộng mặt đường 5,5m, chiều dài đường thẳng 407,4mtổng diện tích mặt đường 2.240,7 m2
- Hệ thống cấp thoát nước
+ Hệ thống thoát nước mặt: Cống BTCT D1000 mm chiều dài L = 22m
Cống BTCT D600 mm chiều dài L = 1.500mCống HĐPE D315 mm chiều dài L = 200m+ Hệ thống cấp nước: Ống nhựa PVC ∅ 42mm chiều dài L =190m
Ống nhựa PVC ∅ 34mm chiều dài L =70mỐng nhựa PVC ∅ 27mm chiều dài L =200m
5.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Dự án “Hồ điều hòa (Khóm 3, thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn
với xây dựng cảnh quan đô thị” là một trong những dự án thực hiện theo Chương trình
mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 củaThủ Tướng Chính Phủ tại văn bản số 730/TTg-NN ngày 26 tháng 5 năm 2017
Do đó trong dự án “Hồ điều hòa (Khóm 3, thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi
khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị” không có hạng mục công trình xử lý chất
thải và bảo vệ môi trường Để khai thác những lợi ích khác của hồ nêu trên, cần có cácbiện pháp quản lý hợp lý:
- Tích, xả nước hồ theo đúng quy trình vận hành
- Giữ gìn vệ sinh lòng hồ
- Trồng và bảo vệ cây xanh khu vực thực hiện dự án
- Có quy hoạch kiến trúc, tạo ra công viên đẹp ở khu vực công trình đầu mối
5.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
5.3.1 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng
bị tác động bởi dự án
a Các đối tượng tự nhiên
- Hệ thống kênh, đập hồ
Trang 27Dự án cách kênh Tam Nông – Thanh Bình khoảng 0,5km về hướng Bắc, đây lànguồn cung cấp nước tưới tiêu cho các hộ dân trong khu vực, không dùng cho mụcđích cấp nước sinh hoạt Ngoài ra xung quanh khu vực thực hiên dự án còn một sốkênh khác như kênh Đồng Tiến.
- Các đối tượng tự nhiên khác: (rừng, khoáng sản, )
Trong khu vực thực hiện dự án không có hoạt động khai thác rừng, khai thác khoángsản nào cũng như chứa các tài nguyên khoán sản
- Hệ thống giao thông: Khu vực dự án không có các tuyến đường quốc lộ lớn điqua Dự án có giáp ranh liên tỉnh ĐT 844 theo hướng Bắc, cách đường liên tỉnh ĐT
843 khoảng 100m theo hướng Tây
b Các đối tượng kinh tế - xã hội
- Dân cư quanh khu vực dự án tập trung dọc tuyến đường, người dân chủ yêucanh tác nông nghiệp và một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ
- Bán kính 1km cách khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo,các di tích lịch sử nào
- Trong phạm vi bán kính 1km của dự án không có các doanh nghiệp, cụm côngnghiệp, khu công nghiệp nào
c Các đối tượng xung quanh khác
Vị trí dự án nằm tại khóm 3, thị trấn Tràm Chim cách các đối tượng gồm
- Phía Bắc: Giáp đường tỉnh ĐT844
- Phía Nam: Giáp dự án khu dân cư thương mại dịch vụ hồ điều hòa
- Phía Tây: Giáp ao sinh Thái
- Phía Đông: Giáp dự án khu dân cư thương mại dịch vụ hồ điều hòa
d Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án
Tổng diện đất cần sử dụng trong quá trình thực hiện dự án “Hồ điều hòa (Khóm
3, thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị” là:
100.269 m2, trong đó diện tích đất lúa là 71.257,39 m2; đất vườn tạp 10.043,31 m2; đất
ao hồ 17.292,04 m2, còn lại là đất giao thông với 1.676,04 m2
Trên diện tích đất quy hoạch của dự án không có công trình kiến trúc hạ tầng
kỹ thuật nào
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Giai đoạn thi công, xây dựng
Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môitrường diễn ra trong giai đoạn thi công, xây dựng bao gồm các hoạt động:
- Bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng như hoạt động giải phóng mặtbằng, đào đất, san lấp mặt bằng, các phương tiện thi công vận chuyển nguyên vật liệuthi công, hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu;
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
19
Trang 28- Tiếng ồn, độ rung do máy móc thi công, vận chuyển.
- Nước thải: Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt độngbơm cát san lấp, rửa xe;
- Chất thải rắn: Chất thải rắn từ hoạt động phát quang, chất thải rắn sinh hoạt,chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại, chất thải rắn xây dựng,
- Các tác động khác: Tai nạn lao động có thể xảy ra trong thi công và lắp đặt máymóc thiết bị (nếu công nhân bất cẩn trong thao tác), vỡ bờ ao trong quá trình san lắp,…
a) Nước thải
Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn chỉ phát sinh trong những ngày mưa,
lượng mưa phụ thuộc vào mùa, ngày, bề mặt đất, độ dốc địa hình,…Về nguyên tắc,nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (quy ước là nước sạch)
- Nước thải xây dựng: Nước thải xây dựng chủ yếu là nước rơi vãi của quá trình
trộn bê tông, nước rửa dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho thi công Thành phầnnước thải chủ yếu chứa các tạp chất như đất, cát,…với hàm lượng chất rắn lơ lửng cao
Lưu lượng phát sinh ước tính khoảng 1m 3 /ngày
- Nước thải sinh hoạt: Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm chất
rắn lơ lửng (SS), COD, BOD5, N-NH4+, Tổng phosphor, Coliform và các tạp chấtkhác Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là tương đối cao, đa số đều
vượt QCVN 14:2008/BTNMT Lưu lượng khoảng 1m 3 /ngày
b) Bụi và khí thải
- Trong quá trình thi công xây dựng với các hoạt động phát quang dọn dẹp mặtbằng, đào đắp, thi công các hạng mục công trình Dự án sẽ sử dụng tổ hợp các loạimáy móc thi công đào, ủi, đầm, trộn bê tông, khoan, ô tô tự đổ,… làm phát sinh bụiđất, tiếng ồn, độ rung trong khu vực Dự án Quá trình vận hành máy móc sử dụng dầu
DO cũng sẽ phát thải ra các nguồn ô nhiễm như bụi, NOx, SO2, CO, VOC Các tácnhân này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trên công trường
c) Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
- Chất thải rắn sinh hoạt: khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn
vận hành thương mại khoảng 0,5 kg/ngày, bao gồm trái cây, thức ăn dư thừa, giấy
vụn, chai nhựa, nylon,
- Chất thải rắn xây dựng: Thành phần chất thải rắn phát sinh trong quá trình xâydựng chủ yếu là:
- Sinh khối thực vật: 20,33 tấn
- Tổng khối lượng đất đào phát sinh từ hoạt động thi công khoảng 230.095,92 m3
- Chất thải khác: Phế thải xây dựng rơi vãi như xi măng, cát, sắt thép vụn, bao bì
đựng vật liệu thải, que hàn, gỗ thải…12kg/tháng sẽ được thu gom tận thu, tái sử dụng
hoặc bán cho những đơn vị có nhu cầu, phần dư thừa không tận dụng sẽ hợp đồngvới đơn vị có chức năng thu gom xử lý
Trang 29- Chất thải nguy hại: khối lượng phát sinh ước tính khoảng 3 kg/tháng Thành
phần chủ yếu là các thùng đựng sơn, giẻ lau dính dầu nhớt, dầu nhớt thải, que hàn thải,
cọ quét sơn và bóng đèn huỳnh quang
- Nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngập úng
- Hoạt động tập trung đông công nhân có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hộikhu vực Dự án
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
21
Trang 30Bảng 0.4: Tóm tắt các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng STT Hoạt động Nguồn gây tác động Đối tượng bị tác động hoạt động Phạm vi Thời gian tác động tác động Mức độ
- Trong suốtthời gian xâydựng
Trang 31- Sức khỏe công nhân trên côngtrường.
- Người dân trong khu vực dự án
- Khu vựcDựán
- Trong suốtthời gian xâydựng
- Đời sống xã hội khu vực Dựán
- Khu vựcthicông
- Trong suốtthời gian xâydựng
- Tạm thời;
- Mức độ: trungbình
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông 23
Trang 325.3.2 Giai đoạn hoạt động
- Tác động liên quan đến chất thải: Trong giai đoạn vận hành dự án hầu nhưkhông phát sinh chất thải vì trong khu vực dự án không có hoạt động sản xuất, kinhdoanh trực tiếp
- Các rủi ro, sự cố về môi trường: sự cố tai nạn lao động, đuối nước
- Các tác động môi trường khác
Tác động đến điều kiện vi khí hậu trong vùng: Khi hồ được hình thành, điều kiệnkhí hậu sau khi hồ tích nước có sự thay đổi lớn Một số vùng nước ao hồ, đất trốngtrước đây vẫn còn thảm phủ thực vật như lúa, vườn tạp, bị ngập Sự thay đổi điều kiệnmặt đệm, nhất là đối với khu vực lòng hồ diện tích mặt thoáng tăng làm thay đổi tínhchất hấp thụ, phản xạ của ánh sáng cũng như thay đổi khả năng tích lũy nhiệt của mặtđệm kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố khác Các đặc trưng nhiệt ẩm chủ yếu tạikhu vực lòng và ven hồ ngoài những biến đổi theo sự biến đổi khí hậu toàn cầu, còn cónhững biến đổi mang tính địa phương, làm cho nhiệt độ xung quanh lòng hồ giảm từ3-5oC
Tác động do thay đổi mục đích sử dụng đất: Diện tích đất sẽ bị thay đổi để phục
vụ công tác xây dựng dự án là 100.269 m2 (Diện tích đất lúa chiếm 71.257,39 m2)Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng đất lúa sẽ làm giảm diện tích đất sảnxuất nông nghiệp, cũng như làm thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo,phục hồi môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực
Tác động do tích nước hồ:
Tác động đến chế độ thủy văn khu vực dự án: Khi hồ chứa đi vào vận hành
và điều tiết giữ nước sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy của khu vực sẽ làmthay quy luật tự nhiên như trước đây (chủ yếu phụ thuộc vào mưa) mà thay vào đó làchế độ thủy văn hồ nên sẽ điều tiết dòng chảy ổn định và điều hòa hơn Đồng thời vàomùa lũ hồ chứa có tác ngăn nước và điều tiết nước vào mùa khô Do thay đổi thủy văngây xáo trộn dòng chảy sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái thủy sinh khu vực dự án;Làm thay đổi môi trường sống và nguồn thức ăn của một số loài thủy sinh; Hình thànhmột hệ sinh thái hồ mới Tuy nhiên, tác động tích cực từ sự phát triển của dự án làhoàn toàn vượt trội hơn các tác động tiêu cực Vì vậy, tác động này là không đáng kể
Tác động đến tài nguyên đất: Khi hình thành hồ điều hòa, sẽ làm mất mộtphần diện tích đất (chủ yếu là đất lúa với diện tích 71.257,39 m2) thuộc thị trấn TràmChim Bên cạnh đó, do lượng nước dự trữ trong toàn khu vực tăng và được bảo tồnthường xuyên trong hồ sẽ tác động đến chất lượng đất: Độ ẩm đất vùng ven hồ trongmùa khô tăng đáng kể, dự kiến từ 10 – 15%; Lượng mưa rơi trên lưu vực có thểtăng…
Trang 33 Tác động đến môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Mất lớp phủ thựcvật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp, gây mất nơi cư trú của động thực vậtsinh sống trên khu đất dự án.
+ Tác động do tiếng ồn khi vận hành hồ chứa: Trong suốt thời gian vận hành
hồ chứa tiếng ồn có thể phát sinh do hoạt động của hệ thống máy bơm nước
Sự cố tràn hồ: Một trong những sự cố của công trình có tác động lớn đến môitrường kinh tế xã hội, môi trường sinh thái và gây hậu quả lớn là sự cố vỡ hồ, nướctràn ra các khu vực lân cận ảnh hưởng đến cảnh quan, canh tác và đặt biệt đời sống củangười dân xung quanh khu vực
5.5 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.5.1 Giai đoạn thi công, xây dựng
a) Đối với thu gom và xử lý nước thải
- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công: Nhà thầu xây dựng sẽ bố trícác nhà vệ sinh di động tại công trường Định kỳ hàng tuần hoặc khi bể bốt của nhà vệsinh đầy thì sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định
- Đối với nước thải xây dựng: Tách riêng với nước thải sinh hoạt, tạo rãnh thugom dẫn qua hố lắng để lắng cặn và tái sử dụng cho hoạt động vệ sinh các thiết bị,dụng cụ thi công
- Đối với nước mưa chảy tràn: Bố trí các hệ thống mương/rãnh thoát nước tạmthời ngay trong khu vực dự án nhằm tránh hiện trạng ngập úng cục bộ khi mưa to vàthường xuyên khơi thông dòng chảy theo địa hình tự nhiên nhằm khống chế tình trạng
ứ đọng, ngập úng, sình lầy…
b) Đối với thu gom và xử lý bụi, khí thải
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong giai đoạn thi công xây dựng chủ dự án
sẽ sử dụng biện pháp thi công hợp lí, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ởmức tối đa nhằm bảo đảm tiến độ thi công, giảm thiểu ô nhiễm và an toàn lao động,tiến hành rửa xe trước khi ra khỏi công trường, bảo trì, bảo dưỡng máy móc địnhkỳ giảm thiểu việc phát tán bụi, chất bẩn cho các khu vực xung quanh
Đối với việc lưu trữ vật liệu xây dựng: Xi măng được tập kết và bảo quản tại khochứa, các loại vật liệu xây dựng khác như gạch, các loại đá…ít phát sinh bụi được đểngoài trời, bố trí cuối hướng gió và không cần chế độ bảo quản; Kho chứa vật liệu sẽđược che chắn để tránh bụi phát tán, và các vị trí kho chứa được xem xét tránh hướnggió và các vị trí nhạy cảm;
- Đối với quản lý giao thông: Lắp các biển báo thông báo về công trường trêntuyến đường giao thông nội bộ để thông báo các phương tiện giao thông giảm tốc độ,cũng như hướng di chuyển; Duy trì đèn tín hiệu tại các công trường và đèn đỏ vào banđêm trên công trường; Điều tiết xe phù hợp trong khu vực thi công không ảnh hưởngđến công nhân; Phủ bạt che chắn kín các xe chuyên chở đất, cát, xi măng, để hạn chế
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
25
Trang 34sự phát tán của bụi; Không cho phép các phương tiện vận chuyển chở quá tải quy địnhtrong hợp đồng mới thầu; Phân luồng giao thông có sự tham vấn trước của chínhquyền địa phương và cộng đồng dân cư vùng dự án…
c) Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom vào các thùng chứa 120 lít, có nắpđậy, bố trí tại khu vực thi công nhằm thu gom tập trung rác đúng nơi quy định sau mộtngày làm việc Sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và
xử lý tuân thủ theo các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Đối với chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn xây dựng sẽ được thu gom tận thu,tái sử dụng hoặc bán cho những đơn vị có nhu cầu, phần dư thừa không tận dụng sẽhợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý
- Đối với chất thải nguy hại: Thu gom, phân loại và lưu giữ trong các thùng chứachuyên dụng, dán nhãn chất thải, sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng thugom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 vàNghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
5.5.2 Giai đoạn vận hành
a) Đối với thu gom và thoát nước mưa
- Kè mái hồ điều hòa: Khung mái kè BTCT, B15, mái kè sử dụng gạch 8 lỗ trồng
cỏ, độ dốc mái m = 1,5
- Hệ thống đường giao thông
+ Đường N5: chiều rộng mặt đường 12m, chiều dài đường thẳng 485,19m,tổng diện tích mặt đường 5.830,99 m2
+ Đường Đ - 01: chiều rộng mặt đường 5m, chiều dài đường thẳng 185,64m;tổng diện tích mặt đường 956,2 m2
+ Đường Đ - 12: chiều rộng mặt đường 5m, chiều dài đường thẳng 255,22mtổng diện tích mặt đường 1.371,1 m2
+ Đường Đ - 13: chiều rộng mặt đường 5,5m, chiều dài đường thẳng 80,22mtổng diện tích mặt đường 493,21 m2
+ Đường đi dạo: chiều rộng mặt đường 5,5m, chiều dài đường thẳng 407,4mtổng diện tích mặt đường 2.240,7 m2
b) Đối với thu gom và thoát nước thải
Dự án khi đi vào hoạt động không phát sinh nước thải
c) Đối với xử lý bụi, khí thải
Trang 35Trong giai đoạn vận hành dự án không có hoạt động phát sinh khí thải Tuynhiên, một số tác động có mức độ ảnh hưởng rất nhỏ có thể kiểm soát và không cầnbiện pháp giảm thiểu, cụ thể các tác động như sau:
- Phun chế phẩm sinh học khử mùi định kỳ tại các khu vực phát sinh mùi như:khu vực tập kết rác sinh hoạt, trạm xử lý nước thải
- Đổ bê tông, láng nhựa sân, đường nội bộ khu vực dự án;
- Đảm bảo diện tích cây xanh theo quy định để điều hòa khí hậu và hạn chế bụiphát tán ra môi trường xung quanh
d) Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Chất thải sinh hoạt: Phân loại và thu gom tồn trữ trong các sọt rác vào các thùngchứa 120 lít, sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử
lý tuân thủ theo các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường Đối với CTR có khả năng tái chế sẽ được bán chođơn vị thu mua, đối với rác không có khả năng tái chế sẽ đốt bỏ
- Chất thải nguy hại: được thu gom, phân loại và lưu chứa tạm thời tại kho chứachất thải nguy hại có diện tích 8 m2 , khu vực lưu chứa có mái che tôn, tường cao tớimái, kín gió, mặt sàn bê tông cốt thép, chống thấm tránh có vách ngăn nước mưa từbên ngoài vào, và bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài và có dán biển cảnhbáo Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý lượng chấtthải này theo quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường với tần suất 6 tháng/lần.Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hạiphát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinhmôi trường, đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TTBTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
e) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
- Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung: Lắp đệm chống ồn cho các
thiết bị, máy móc, bố trí máy móc hợp lý, công nhân được trang bị bảo hộ lao động.Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về độ rung và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường hiện hành khác có liênquan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh trong quá trình vận hành Dự án
f) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:
Giảm thiểu tác động từ Dự án đến các đối tượng xung quanh: Luôn vận hành vàkiểm soát hiệu quả xử lý của thiết bị xử lý nước thải; Đảm bảo diện tích cây xanh theođúng quy định; Không lưu chứa nguyên vật liệu và thành phẩm ngoài trời;
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
27
Trang 36- Bảo đảm chất lượng nước hồ, ngăn ngừa phú dưỡng hóa: Chủ đầu tư cam kếtthiết kế chi tiết phương án điều tiết dòng nước và mùa mưa và mùa khô.
Để đảm bảo dung tích hồ điều hòa và sự hoạt động ổn định cho mục tiêu cungđiều tiết nước cần có các biện pháp tổ chức quản lý kiểm tra chặt chẽ
- Nạo vét hồ, xả bùn đáy khi cần thiết
- Để đảm bảo an toàn cho dân cư địa phương đơn vị vận hành dự án tuân thủnghiêm ngặt các quy định hiện hành về việc điều tiết dòng nước, phải thông báo kịpthời để có thể hạn chế tối đa các thiệt hại về người và của có thể xảy ra đối với sự cố
về hồ Trong trường hợp sự cố vỡ đập xảy ra, chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền
và các ban ngành địa phương thực hiện các xác định phạm vi và mức độ ảnh hưởng;tập trung mọi khả năng, lực lượng, nhân tài, vật lực tại chỗ để ứng cứu tính mạngngười dân
- Sự cố xói lở hồ: Thực hiện kiểm tra, giám sát hiện tượng sạt lở bờ hồ định kỳ 2lần/năm; Trồng cây tại các khu vực công trường sau quá trình thi công, phục hồi, táitạo bề mặt để hạn chế xói mòn, lắng đọng hồ chứa
- Sự cố an toàn lao động: Xây dựng nội quy an toàn lao động, biển báo nhắc nhởnơi nguy hiểm; trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành; Tổ chứckiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân…
- Sự cố van nước không đóng mở: Phải vận hành điều tiết nước theo đúng quytrình vận hành; Tiến hành vớt rác thường xuyên tại vị trí trước lưới chắn rác của cống;Phải quy định chế độ cho cửa van vận hành; phải kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên(bôi dầu, kiểm tra các thiết bị bánh răng,…) để đảm bảo hoạt động thường xuyên, vàsửa chữa khắc phục sự cố khi gặp phải…
Bảng 0.5: Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án
ST
A Giai đoạn xây dựng
1 Nhà vệ sinh di động Cái - Thể tích: 5 m3/hố xí tự hoại 2
2 Hố ga thu nước thải xâydựng Hố - Thể tích: 32 m- Kích thước: 3 1
3 Thùng chứa rác Cái - Vật liệu: Nhựa HDPE - Loại 120 lít 3
B
Giai đoạn hoạt động
Trong giai đoạn hoạt động dự án không phát sinh chất thải nên không có côngtrình bảo vệ môi trường
Trang 375.6 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
Chủ dự án sẽ thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường như sau
5.5.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công, xây dựng
a) Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại khu vực thi công, tọa độ (Theo hệ tọa độ VN 2000,
kinh tuyến 105˚45’, múi chiếu 3˚): X = 1184195; Y = 482597;
- Thông số giám sát: Tiếng ồn, Bụi tổng, SO2, NO2, CO
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong thời gian thi công
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềchất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về tiếng ồn
b Giám sát nước mặt
- Vị trí giám sát: 01 mẫu tại khu vực ao sinh thái phía Tây dự án
- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, Dầu mỡ, Tổng Coliform
- Tần số giám sát: 3 tháng/lần trong thời gian thi công
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2023/BTNMT (Loại B)
c) Quản lý chất thải rắn và CTNH
- Vị trí giám sát: Khu vực công trường
- Thông số giám sát: Giám sát khối lượng phát sinh hàng tháng, công tác phânloại, thu gom, lưu giữ và hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thảixây dựng, chất thải nguy hại, chứng từ giao nhận chất thải
- Tần suất giám sát: trong suốt quá trình xây dựng khi có phát sinh
- Tiêu chuẩn tham chiếu: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chínhphủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
5.5.2 Giám sát trong giai đoạn hoạt động
- Cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ chất thải theo quy định củapháp luật
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
29
Trang 38CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
- Đại diện theo pháp luật của dự án:
+ Ông HUỲNH THANH DŨNG Chức danh: Giám đốc
- Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2023 – 2027, chia làm 2 giai đoạn cụ thể nhưsau:
+ Giai đoạn 1 (2023-2025) : Với mức vốn đầu tư là 85,454 tỷ đồng thực hiệnchuẩn bị đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng, thi công san lấp mặt bằng và cống hộp
để điều tiết nước
+ Giai đoạn 2 (2025 – 2027) : Với mức vốn đầu tư là 38,893 tỷ đồng tiếp tụctriển khai các gói thầu thi công sân + khuôn viên, hạ tầng kỹ thuật, kè mái, hệ thốngđiện nước sinh hoạt Thực hiện đầu tư hoàn thành và quyết toán vốn dự án
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án
- Khu đất thực hiện dự án có diện tích khoảng 100.269 m 2, thuộc Khóm 5, Thịtrấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp
- Tứ cận tiếp giáp trực tiếp của dự án như sau:
+ Phía Bắc: Giáp đường tỉnh ĐT844
+ Phía Nam: Giáp dự án khu dân cư thương mại dịch vụ hồ điều hòa
+ Phía Tây: Giáp ao sinh Thái
+ Phía Đông: Giáp dự án khu dân cư thương mại dịch vụ hồ điều hòa
Trang 39- Tọa độ dự án
Bảng 1.1: Tọa độ vị trí dự án STT Ký hiệu điểm Tọa độ VN 200 STT Ký hiệu điểm Tọa độ VN 200
(Nguồn: Ban QLDA và PTQĐ huyện Tam Nông, 2023)
Hình 1.1: Hình ảnh vệ tinh nơi thực hiện dự án
Vị trí tương quan của dự án so với các đối tượng xung quanh
a Các đối tượng tự nhiên
- Hệ thống kênh, đập hồ
Dự án cách kênh Tam Nông – Thanh Bình khoảng 0,5km về hướng Bắc, đây lànguồn cung cấp nước tưới tiêu cho các hộ dân trong khu vực, không dùng cho mụcđích cấp nước sinh hoạt
Chủ dự án: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
31
Trang 40Ngoài ra xung quanh khu vực thực hiên dự án còn một số kênh khác như kênhven Ranh, kênh Đồng Tiến.
- Các đối tượng tự nhiên khác: (rừng, khoáng sản, )
Trong khu vực thực hiện dự án không có hoạt động khai thác rừng, khai tháckhoáng sản nào cũng như chứa các tài nguyên khoán sản
- Hệ thống giao thông: Khu vực dự án không có các tuyến đường quốc lộ lớn điqua Dự án có giáp ranh liên tỉnh ĐT 844 theo hướng Bắc, cách đường liên tỉnh ĐT
843 khoảng 100m theo hướng Tây
b Các đối tượng kinh tế - xã hội
- Dân cư quanh khu vực dự án tập trung dọc tuyến đường, người dân chủ yêucanh tác nông nghiệp và một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ
- Bán kính 1km cách khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo,các di tích lịch sử nào
- Trong phạm vi bán kính 1km của dự án không có các doanh nghiệp, cụm côngnghiệp, khu công nghiệp nào
c Các đối tượng xung quanh khác
Vị trí dự án nằm tại khóm 3, thị trấn Tràm Chim cách các đối tượng gồm
- Phía Bắc: Giáp đường tỉnh ĐT844
- Phía Nam: Giáp dự án khu dân cư thương mại dịch vụ hồ điều hòa
- Phía Tây: Giáp ao sinh Thái
- Phía Đông: Giáp dự án khu dân cư thương mại dịch vụ hồ điều hòa
d Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án
Tổng diện đất cần sử dụng trong quá trình thực hiện dự án “Hồ điều hòa (Khóm
3, thị trấn Tràm Chim) chống biến đổi khí hậu gắn với xây dựng cảnh quan đô thị” là:
100.269 m2, trong đó diện tích đất lúa là 71.257,39 m2; đất vườn tạp 10.043,31 m2; đất
ao hồ 17.292,04 m2, còn lại là đất giao thông với 1.676,04 m2 Ngoài ra hiện tại khuvực thực hiện dự án không có công trình kiến trúc hạ tầng nào
Một số hình ảnh khu vực thực hiện dự án