1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tham quan môn kỹ thuật môi trường tại trạm xử lý nước thải kcn long thành

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 5,93 MB

Cấu trúc

  • 1. Trạm xử lý nước thải KCN Long Thành (11)
    • 1.1. Giới thiệu tổng quan (11)
    • 1.2. Nguồn gốc và lưu lượng nước thải (12)
    • 1.3. Quy trình công nghệ (13)
    • 1.4. Đề xuất và kiến nghị (21)
  • 2. Nhà máy nước cấp Dankia (22)
    • 2.1. Giới thiệu chung (22)
    • 2.2. Quy trình công nghệ (22)
  • 3. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt (29)
    • 3.1. Giới thiệu tổng quan (29)
    • 3.2. Nguồn gốc phát sinh và lưu lượng nước thải (30)
    • 3.3. Quy trình công nghệ (31)
  • 4. Chi cục môi trường Đà Lạt (42)
    • 4.1. Giới thiệu chung (42)
    • 4.2. Đề xuất và kiến nghị (43)
  • 5. Vườn quốc gia Bidoup (44)
    • 5.1. Giới thiệu chung (44)
    • 5.2. Đa dạng sinh học (44)
  • 6. Nhà máy Alumin Tân Rai (45)
    • 6.1. Giới thiệu chung (46)
    • 6.2. Quy mô dự án và quy trình sản xuất (47)
    • 6.3. Sơ lược về khoang chứa bùn thải (bùn đỏ) (51)
    • 6.4. Ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế xã hội (53)
    • 6.5. Đề xuất và kiến nghị (55)
  • 7. Vườn rau sạch (56)
    • 7.1. Giới thiệu tổng quan (56)
    • 7.2. Mô hình hoạt động (56)
    • 7.3. Những kiến nghị cho vườn rau (58)

Nội dung

Trạm xử lý nước thải KCN Long Thành

Giới thiệu tổng quan

Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy:

Nhà máy xử lý nước thải nằm trong KCN Long Thành, chủ đầu tư KCN Công ty

Cổ phần Sonadezi Long Thành

Lĩnh vực ưu tiên trong khu công nghiệp: Công nghiệp xi mạ; Chế biến thuỷ sản; Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật (có phát sinh nước thải công nghiệp); Sản xuất phân bón (có phát sinh nước thải công nghiệp); Sản xuất bột giấy

Doanh nghiệp tiêu biểu: Trạm biến áp 110KV KCN Long Thành và nhánh rẽ; Công ty CP cáp và vật liệu viễn thông Sacom; Công ty TNHH DaeMyungChemical; Công ty TNHH quốc tế Kim Bảo Sơn (Việt Nam)

Xã An Phước & Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Khoảng cách đến thành phố lớn: TP Biên Hòa: 15 km, TP Hồ Chí Minh: 45 km

Quy mô, công suất nhà máy:

Hình 9 Nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành (Google Map)

Công suất của nhà máy 25000m3/ngày đêm, chia thành 3 module độc lập với nhau, tương ứng với 3 giai đoạn, mỗi module xử lý 5000m3/ngày đêm:

- Giai đoạn 1: 5000 m3/ngày đêm, vận hành từ năm 2005, được kiểm tra và vận hành chính thức vào tháng 2/2006, bổ sung cụm xử lý hóa lý bậc 2, đưa vào sử dụng vận hành năm 2011

- Giai đoạn 2: 5000m3/ngày đêm, vận hành từ tháng 9/2009

- Giai đoạn 3 là 5000m3/ngày đêm, vận hành từ tháng 11/2014

- Giai đoạn 4: 10000 m3/ngày đêm, vừa mới được cải tạo nâng công suất và đưa vào hoạt động gần đây

Thông tin thêm: Tại đây, có kho lưu chứa bùn nguy hại với diện tích 500m2, và kho lưu trữ chất thải nguy hại khác với diện tích là 15 m2.

Nguồn gốc và lưu lượng nước thải

Tiếp nhận xử lý tập trung nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt tại hơn 42 nhà máy, sản xuất trong khu công nghiệp Nguồn nước thải dệt nhuộm chiếm ⅔

Xử lý nước thải tập trung của các KCN loại B sang loại A rồi thải ra sông

Nguồn nước sau xử lý được xả vào rạch Bà Chèo-sông Đồng Nai

QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq = 0.9; Kf = 0.9

Chi phí xử lý nước thải:6.816 đ/m3 (chưa bao gồm thuế VAT) Mức phí này có thể điều chỉnh tùy theo nồng độ các chất có trong nước thải.

Quy trình công nghệ

Hình 10 Tài liệu quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành

Dựa trên tài liệu về quy trình công nghệ mà nhà máy cung cấp, kết hợp với việc tham quan trực tiếp tại nhà máy, nhận thấy giữa tài liệu và thực tế chưa trùng khớp, do đó, em xin ghi lại quy trình như sau Vì 4 module khá tương đồng nhau, nên em ghi 1 module đại diện:

Hố thu gom → Máy tách rác → Tháp phân phối → Module 1→ Bể điều hòa → Bể phản ứng hóa lý 1 (cho phèn nhôm sunfat) → Bể lắng hóa lý 1 → Bể xử lý sinh học → Bể mẻ SBR (4 bể SBR hoạt động luân phiên chu kỳ 8 tiếng) → Bể trung gian → Bể xử lý hóa lý 2 (cho phèn nhôm sunfat) → Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Hồ hoàn thiện → Hồ sinh học → Xả thải

Bể nén bùn sinh học, nén bùn hóa lý → Nước sau khi nén tuần hoàn về bể điều hòa

4 giai đoạn xử lý song song

Chức năng mỗi công trình:

Hố thu gom: Chức năng thu gom nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của các nhà máy trong khu công nghiệp Long Thành Hố thu gom thiết kế đặt chìm dưới đất, thể tích khoảng 5,400 m3

Tháp phân phối: Đặt nổi, cách mặt đất khoảng 3-4m, với chức năng phân phối đều nguồn nước từ hố thu gom, đồng thời, châm Acid/Bazo để điều chỉnh pH từ 6.5-8.5, phù hợp cho các công đoạn xử lý sau Nguồn nước tại tháp được chia đều vào 3 module để tiến hành xử lý

Bể điều hòa: Bể đặt nổi, có chức năng ổn định nguồn nước, hòa trộn các chất với nhau, tạo thành sự đồng nhất Có sục khí nhẹ, thời gian lưu nước phù hợp, để phân hủy một phần các chất hữu cơ Hơn nữa tại đây, dòng bùn tuần hoàn từ 2 bể lắng hóa lý 1, hóa lý 2, được bơm vào, với mục đích tạo thêm chất bẩn, tăng hiệu suất keo tụ, tạo bông , cụ thể là giúp các hạt dễ kết hợp lại với nhau hơn

Bể phản ứng hóa lý 1: Đây là công trình keo tụ-tạo bông, nhắm kết nối các hạt lơ lửng lại với nhau, tạo thành bông cặn, dễ lắng hơn Tại đây có sử dụng hóa chất Polymer, chất trợ keo tụ

Bể lắng 1&2: Có chức năng lắng các cặn lơ lửng khi đã được keo tụ lại, nhà máy sử dụng công trình lắng dạng trụ, lắng ly tâm Lượng bùn sẽ tập trung về phần tâm của công trình, còn nước sạch sẽ chảy ra trên bề mặt nước, và bơm qua công trình tiếp theo

Bể xử lý sinh học: Sử dụng bơm sục khí, bể được xây dựng nổi, thể tích nhỏ, đặt ngay trước bể SBR Chức năng chính của bể chủ yếu là hỗ trợ xử lý Nitơ trong nước thải bằng việc chuyển hóa NH4+ → NO3- Tại đây, một vài trường hợp buộc phải sử dụng chất dinh dưỡng (chủ yếu là COD, N, P), như hệ thống thiếu chất thải vào giờ thấp điểm, hay lưu lượng thải của các nhà máy không ổn định (chủ yếu là thấp) vào các dịp lễ, buổi tối

Bể mẻ SBR: Hệ thống SBR hoạt động theo chu kỳ gồm 5 pha: (1) Làm đầy, (2) pha phản ứng, thổi khí, (3) lắng, (4) rút nước, (5) ngưng Các hoạt động được setup với các thông số kỹ thuật phù hợp với tính toán của nhà máy

Bể hóa lý 2: Nước thải sau bể SBR được bơm qua bể Hóa lý 2, tại đây sử dụng các chất keo tụ Polymer +phẻn, chất hấp phụ là than hoạt tính nhằm loại bỏ đi các kim loại nặng, khử mùi của nước thải

Bể khử trùng: Sau công trình lắng 2, nước được khử trùng bằng Clo, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải QCVN 40/BTNMT, cột A, được bơm tới hồ hoàn thiện

Hồ hoàn thiện: Nước tại đây được sử dụng cho mục đích tưới tiêu, hoạt xả thải ra hồ sinh học để thải ra ngoài môi trường

Lượng bùn thải của quy trình trên được rút bỏ tại bể mẻ SBR, bể sinh học, và bể lắng, về khu nhà ép bùn, và đem đi xử lý phù hợp

Toàn bộ nước thải theo hệ thống cống dẫn (đã lắng, tách rác) đưa vào bể gom nước thải

Sau đó, nước thải được bơm vào bể tiếp nhận, kiểm soát và phân phối, từ đó được chia đều về 4 bể Điều hòa của 4 Giai đoạn: nước thải chảy vào máy tách rác tinh để tách hạt rắn lớn hơn 2mm

Nước thải chảy tiếp vào bể điều hòa (khuấy trộn) Tại bể điều hòa diễn ra quá trình kỵ khí, phân hủy 01 phần các hợp chất hữu cơ

Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt sau đó được dẫn qua bể khuấy trộn Nước thải tiếp tục được chuyển sang bể lắng bùn để lắng tách pha giữ lại bùn vi sinh kỵ khí

Sau khi đi qua bể lắng bùn, nước thải được dẫn vào Bể sinh học Tại đây, diễn ra các quá trình xử lý bằng vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí

Sau đó, hỗn hợp bùn và nước sẽ được dẫn qua bể lắng sinh học.Nước trong được chảy qua cụm bể xử lý hóa lý – khử màu, xảy ra phản ứng khử màu - keo tụ - tạo bông

Sau đó, nước thải tiếp tục tự chảy sang bể lắng hóa lý, nước trong được chảy tràn qua máng thu nước và chảy vào bể khử trùng

Đề xuất và kiến nghị

Điều học được thêm từ nhà máy:

Bên cạnh chú trọng các công trình, cần chú ý đến chất lượng không gian xanh, bố trí lối đi phù hợp → Hỗ trợ việc thiết kế các công trình sau này

Hệ thống vận hành được điều khiển bằng SCADA, và các nút vặn từ xa phức tạp

→ Cần làm quen với khó khăn, học vững, học chắc những cái đơn giản, sau đó từ nâng lên cao hơn

Kiến nghị, góp ý cho nhà máy: Đa phần các công trình đều sử dụng năng lượng rất tốn kém điện năng, do đó cần khắc phục điều này cho module số 4, giảm tải lượng điện, ứng dụng các công nghệ như kỵ khí-thiếu khí- hiếu khí-MBR để tốt hơn, giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ hơn, và dễ tăng công suất hơn

Mua thêm loa để dẫn các đoàn tham quan, nói to hơn để khách tham quan nghe rõ hơn Quy trình công nghệ nên trung thực, đúng với thực tế Tăng cường chia sẻ, học hỏi giữa các người trong ngành

Nhà máy nước cấp Dankia

Giới thiệu chung

Hồ Dankia, Suối Vàng là một điểm tham quan dã ngoại lý tưởng với du khách mỗi khi có dịp du lịch Đà Lạt Hồ tọa lạc bên dưới chân núi Langbiang, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 18km về hướng Bắc

Khu vực hồ Suối Vàng bao gồm hai hồ là hồ Dankia và hồ Suối Vàng, cả hai hồ này đều là hồ nhân tạo và được người Pháp xây dựng đập nước chắn ngan dòng sông Đa Nhung chảy từ chân núi Langbiang về

Hồ Đan Kia là hồ nước đa năng phục vụ cho Du Lịch, Thủy Điện, nông nghiệp và là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy xử lý nước Đankia; thuộc quản lý của Trung Tâm Khai Thác & Đầu tư Thủy Lợi tỉnh Lâm Đồng Giấy phép khai thác nước : GP số 86/GP- UBND với lưu lượng 25.000 m3/ngày.đêm do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/12/2015

Hình 18 Cổng vào nhà nhà máy nước Đan Kia

Quy trình công nghệ

Hình 19 Sơ đồ nguyên lý hoạt động nhà máy Trạm bơm cấp 1

5 bơm nước thô, công suất 450m3/h ( 3 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng)

1 bơm đáy (giúp hầm bơm không ngập nước) - 1 bình hút chân không (tác dụng mồi nước khi bơm)

1 bộ bình chống va (giảm áp lực nước va đập khi xảy ra sự cố)

Hình 20 Trạm bơm cấp 1

Từ trạm bơm cấp I , nước được vận chuyển lên bể hoà trộn trước để châm hoá chất phèn, vôi, Clo với liều lượng thích hợp được định lượng ở trạm hóa chất

Với chức năng pha trộn hóa chất, chứa hệ thông bơm định lượng phèn, vôi, Clo

Hình 21 Trạm hóa chất

Châm hóa chất với liều lượng thích hợp trước khi qua bể lắng Chia ra làm 5 ngăn,

3 ngăn hoạt động , 2 dự phòng và những vòi dùng để châm phèn, còn vôi và Clo được châm ở phía dưới

Hình 22 Một ngăn của bể phân phối trước

Sau đó nước vận chuyển xuống bể lắng gia tốc, bể lắng gia tốc được cấu tạo từ hình trụ tròn để tiến hành quá trình keo tụ tạo bông

Gồm có 3 bể => đây là khâu xử lý chính của nhà máy

Tại đây vể lắng kết hợp cả quá trình keo tụ (bên trong) và tạo bông (bên ngoài)

Phèn được sử dụng là phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O) được bơm lên theo ống dẫn vào vùng sơ cấp; bánh xe công tác tại đây sẽ khuấy trộn với tốc độ 3,8 vòng/phút giúp cho các hạt cặn lơ lửng ở trong nước kết hợp với các ion Al3+ có ở trong phèn nhôm để hình thành các bông cặn Những bông cặn lớn sẽ lắng xuống dưới, một phần không lắng được sẽ tuần hoàn lên phía trên tại vùng thứ cấp

Tại vùng thứ cấp các hạt bông cặn sẽ va chạm chuyển động hỗn độn với nhau, những hạt lớn thì lại tiếp tục xuống dưới còn một phần không lắng được tạo thành bông bùn và phần nước trong thu được trên mặt (lớp bông bùn) đó sẽ chảy qua máng răng cưa và theo ống dẫn để đi tới bể trộn phía sau Trong quá trình xử lý, lượng bùn ở đây sẽ nhiều lên và sẽ xả bỏ bằng hệ thống Thời gian tháo bùn tùy vào hàm lượng cặn được cho vào trong bể

Hình 23 Sơ đồ đồ nguyên lý hoạt động bể lắng

Hình 24 Bể lắng gia tốc

Nước sau lắng sẽ được tiếp tục dẫn đến bể hoà trộn phân phối sau để châm hoá chất thêm lần nữa vôi, Clo với liều lượng thích hợp

Bể hoà trộn và phân phối sau : châm và hòa trộn vôi và Clo với liều lượng thích hợp trước khi qua nhà lọc theo 2 máng phân phối

Hình 25 Bể hòa trộn và phân phối sau Nhà lọc: điều khiển 6 bể lọc nhanh Để đảm bảo tiêu chuẩn của nước sạch, pH từ 6,5 – 8,5, Clo dư từ 0.3 – 0.5 mg/l Sau đó nước được vận chuyển đến bể lọc, có 6 bể lọc nhanh với vận tốc lọc là 5-6 m/h

Rửa lọc: khi 1 bể lọc rửa thì tách biệt với 5 bể còn lại Quá trình rửa lọc có 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: thổi khí ngưng cung cấp nước vào bể lọc, khí sẽ xới tung lớp vật liệu lọc lên; quá trình này xảy ra trong vòng 5 phút sau đó nghỉ 1 phút

- Giai đoạn 2: kết hợp khí và nước, xảy ra nhanh trong vòng 1 phút vì nếu để lâu sẽ làm trôi mất lớp cát lọc

- Giai đoạn 3: rửa nước hoàn toàn, nước lấy từ bể chứa nước sạch, là quá trình rửa ngược nên nước đi từ dưới lên trên, nước sau rửa lọc sẽ theo máng rang cưa về bể lắng bùn; giai đoạn 3 xảy ra trong vòng 10 phút Hơn 15 phút thì bể lọc hoạt động trở lại, chu kỳ rửa lọc là 72h

Hình 26 Các bể lọc

Sau đó nước được vận chuyển đến bể chứa nước sạch có sức chứa 3000 m3 nước, qua hệ thống trạm bơm cấp 2 nước được vận chuyển từ bể chứa nước sạch ra bể chứa nước lớn có sức chứa 5000m3 nước phân phối nước cho toàn TP Đà Lạt Trong quá trình xử lý sinh ra bùn thải của bể lắng và nước của quá trình rửa lọc tập trung về bể lắng bùn thải sau đó bùn sẽ được lắng xuống phần nước trả lại hồ Đankia

Hình 27 Bể chứa nước

Hình 28 Trạm bơm cấp 2

Hình 29 Bể lắng bùn thải

Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt

Giới thiệu tổng quan

Hệ thống xử lý nước thải tập trung là một hạng mục thuộc Dự án Vệ sinh thành phố Đà Lạt, thực hiện theo hiệp định ký kết năm 2000 giữa Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam Được khởi công xây dựng từ 26/03/2003, hoàn thành và đưa vào hoạt động 10/12/2005

Từ 04/2007, hệ thống xử lý nước thải tập trung tách ra và là thành viên trực thuộc Công ty TNHH Cấp thoát nước Lâm Đồng đồng thời đổi tên thành Xí nghiệp Quản lý nước thải Đà Lạt Nhà máy có diện tích xây dựng hơn 7.5 ha, có công suất 7.400 m 3 /ngày đêm

Hình 30 Cấp thoát nước Lâm Đồng

Khu xây dựng đất nhà máy trước kia được sử dụng để canh tác đất nông nghiệp, có độ dốc khác nhau Chính độ dốc này đã tạo lợi thế cho dòng chảy thủy lực khi xây dựng các công trình trong nhà máy, đảm bảo nước thải thô đã xử lý đạt yêu cầu trước khi đổ vào suối Cam Ly Nước đã được xử lý ở nhà máy thoát ra ở hạ lưu suối Cam Ly đạt tiêu chuẩn B theo QCVN 14:2008 BTNMT.

Nguồn gốc phát sinh và lưu lượng nước thải

Nước thải sau sinh hoạt: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh, … của khoảng 10000 căn hộ trong khu vực trung tâm thành phố Ngoài ra còn có nước thải từ lò mổ, bệnh viện và một số cơ sở sản xuất khác

Nước thải sinh hoạt này chủ yếu chứa chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P), các cặn lơ lửng (SS) và các vi trùng gây bệnh (E.coli, Coliform) làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sống của động thực vật…

Hình 31 Tải lượng nước tại nhà máy

Hình 32 Tải lượng thiết kế

Quy trình công nghệ

Hình 33 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý

Quy trình công nghệ sản xuất: gồm 02 modul (modul 1: công suất 7.400 m 3 /ngày.đêm, modul 2: công suất 5.000 m 3 /ngày.đêm)

Modul 1: Nước thải → ngăn tiếp nhận→ song chắn rác→ bể lắng cát→ song chắn rác tinh→ hố phân chia lưu lượng → bể lắng Imhoff →bể lọc sinh học hiếu khí→Nước thải 1

Modul 2: Nước thải→ ngăn tiếp nhận→ song chắn rác→ bể lắng cát→ song chắn rác tinh→ hố phân chia lưu lượng→ bể lắng Imhoff→ bể lọc sinh học ABF→ Nước thải 2 Nước thải 1 + Nước thải 2→bể lắng thứ cấp→ hồ hiếu khí→ hồ ổn định→ bể khủ trùng→ suối Cam Ly.

• Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Thuyết minh quy trình công nghệ: Đường nước thải:

- Nước thải từ trạm bơm chính sẽ đi qua ngăn chắn rác thô Tất cả rác chắn lại sẽ được bỏ vào thùng chứa đậy kín để giảm mùi hôi phát ra từ rác chắn

- Từ ngăn chắn rác, nước thải sẽ được chuyển đến ngăn lắng cát nhằm mục đích lắng cát, sỏi…

- Từ ngăn lắng cát, nước thải được chuyển đến ngăn phân phối bố trí trước bể Imhoff

- Bể Imhoff được chia thành hai bể chính riêng biệt Hai bể chính này lại được chia thành hai bể nhỏ gồm: 2 ngăn lắng bên trên và 1 ngăn phân hủy bên dưới với ba

32 phểu thu bùn và tách bùn

- Vật thể trong nước thải lắng xuống trong ngăn bên trên, sẽ tự rơi qua một khe hở nhỏ dưới đáy xuống ngăn phân hủy bên dưới

- Nước thải từ bể Imhoff tiếp tục được phân phối qua ngăn phân phối của bể lọc rồi đi vào bể lọc nhỏ giọt (trước khi đi vào bể lọc nước đi qua 2 đồng hồ đo lưu lượng)

- Hai dòng chảy từ ngăn phân phối được chia đều đến phần chóp của cánh quay tưới bên trên bể lọc để phun tưới nước đều Nước sẽ chảy "nhỏ giọt" qua vật liệu lọc

- Nước thải ra từ mỗi bể lọc nhỏ giọt được chuyển trực tiếp đến một trong hai bể lắng thứ cấp

- Cuối cùng, nước thải tiếp tục được đi qua hồ sinh học để được khử trùng bằng ánh sang mặt trời và tảo Nước thải sau khi qua các công đoạn xử lí nêu trên được xả ra hạ lưu suối Cam Ly

- Ngoài ra, nước thải đã làm sạch từ bể lắng thứ cấp sẽ được đưa về trạm bơm tuần hoàn bùn và được bơm về ngăn phân phối vào trước bể lọc sinh học nhằm mục đích pha loãng một phần nước thải từ bể Imhoff xả ra Đường bùn thải:

- Đường bùn tách ra từ quá trình thu bùn từ đáy bể Imhoff, nước rút từ sân phơi bùn, lượng nước bùn này được đưa về trạm bơm bùn tuần hoàn và đưa về khâu đầu tiên và được xử lí

- Đường nước bùn thải còn được thu gom từ chính các công đoạn xử lí nước thải như:

+ Nước bùn tách ra từ cát (bể lắng cát) sẽ tự chảy đến trạm bơm tuần hoàn bùn và được bơm ngược về ngăn chắn rác

+ Nước bùn tách ra từ bể lọc sinh học (nước tách ra từ bùn, váng bọt…).Tuy nhiên lượng nước bùn tách ra từ quá trình này rất ít

+ Nước thải thô từ khu nhà điều hành, khu văn phòng Tất cả nước thải này được đưa về trạm bơm tuần hoàn bùn và đưa ngược về bước đầu tiên, ngăn chắn rác và tiếp tục được xử lý

Nước thải từ trạm bơm chính sẽ đi qua ngăn chắn rác thô Tất cả rác chắn lại sẽ được bỏ vào thùng chứa đậy kín để giảm mùi hôi phát ra từ rác chắn

Chức năng: loại bỏ các chất không tan và một phần các chất dạng keo trong nước thải Các chất thô như que, củi, giấy, giẻ… được giữ lại bảo vệ hệ thống bơm, van, đường ống, và các công trình phía sau

Hình 34 Hệ thống song chắn rác

Hệ thống song chắn rác gồm có: Ngăn lưới chắn; Lưới chắn rác thô; Máy cuốn rác bậc thang; Máy lọc rác; Hệ thống song chắn rác b Bể lắng cát

Sau khi đi qua son chắn rác, nước thải được đưa vào bể lắng cát Tại đây các tạp chất vô cơ không hòa tan có vận tốc lắng cao, các hạt có đường kính >0,1mm như cát, sỏi, sỉ,

Chức năng: Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các hạt không phân huỷ này, bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, kênh mương dẫn… giảm số lần súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát

Chi cục môi trường Đà Lạt

Giới thiệu chung

Được tổ chức vào chiều ngày 30/12/2022 tại trung tâm hành chính của thành phố Đà Lạt Tại buổi hội thảo, cô Ngân đã đại diện chia sẽ một cách tổng quát về thông tin môi trường bao gồm luật pháp, nhân sự của Sở Tài nguyên tỉnh Lâm Đồng, những thách thức vấn đề môi trường mà thành phố Đà Lạt nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đang phải đối mặt cũng như giải pháp thực hiện các vấn về đó

Ngoài ra, cô còn trả lời rất nhiệt tình các câu hỏi của các bạn sinh viên Bách Khoa đưa ra và cung cấp các thông tin liên hệ ở cuối hội nghị nhằm trao đổi với các bạn về sau

Qua buổi hội thảo, ngoài các kiến thức chuyên môn thu nhận được một cách tổng quát chúng em còn nhận thấy tình hình môi trường Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng đang diễn biến rất phức tạp mà các ngành chức năng, cụ tể là Sở Tài nguyên Môi trường cũng rất khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu lâu dài như: tình hình nhà kính đang ngày một nhiều hơn, các phương tiện giao thông ngày càng đông đúc, các hộ gây ô nhiểm ở quá xa trung tâm

Hình 45 Sơ đồ bộ máy quản lý

Thành phố Đà Lạt phát triển mạnh nhờ vào du lịch và nông nghiệp nhưng cả hai lãnh vực này phát triển đều kéo theo hệ lụy rất lớn về môi trường và sức khỏe người dân

Cụ thể, việc dùng nhà kính và thiết bị chiếu sáng sẽ khiến cây trồng phát triển liên tục 24/7 Khi cây không chịu nổi thì người nông dân lại cho thêm chất kích thích vào gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng Ngoài ra, cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành đã thu hút thêm một lượng lớn phương tiện vào Đà Lạt nhưng cơ sở hạ tầng liên quan thì chưa phát triển đủ để đáp ứng Điều này dẫn đến thác Cam Ly đến hôm nay vẫn còn ô nhiễm, mùa mưa bão vừa qua bãi rác Đà Lạt đã đổ sập tạo thành cơn “lũ rác” ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống người dân,

Đề xuất và kiến nghị

43 Để giải quyết thực trạng và hướng đến một tương lai tốt đẹp chúng ta cần:

- Xây dựng ý thức cho người dân, áp dụng phạt nặng các trường hợp bỏ chất thải không đúng nơi quy định

- Đầu tư phát triển các công trình liên quan, đám ứng cơ sở hạ tầng, nhất là môi trường trước khi mở các hạ tầng giao thông như cao tốc, sân bay (giải pháp này vô hiệu vì ở Đà Lạt các hạ tầng giao thông đả phát triển trước)

- Đầu tư kêu gọi tư vấn quy hoạch và mua trực tiếp các công nghệ của các nước phát triển Chúng ta không thể phủ nhận rằng người Pháp (Alexandre Yersin) đã tìm ra và khai phá Đà Lạt, các hạ tầng của người Pháp xây dựng từ thế kỉ trước đến tận hôm nay trình độ kỹ thuật của chúng ta vẫn chưa thể xây dựng được các công trình tương tự như thế.

Vườn quốc gia Bidoup

Giới thiệu chung

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà là một vườn quốc gia nằm ở trung tâm cao nguyên Lâm Viên, trên địa bàn huyện Lạc Dương và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 35 km theo tỉnh lộ 723 Nơi đây được mệnh danh là "Mái nhà Tây Nguyên" Được thành lập vào năm 2004, tên của nó được ghép từ tên của hai đỉnh núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên là Bidoup (2.287 mét, đỉnh cao nhất Lâm Đồng) và Núi Bà (2.167 mét) Đây là một trong số những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam Năm 2015, vườn quốc gia là một phần của khu dự trữ sinh quyển Langbiang được UNESCO công nhận.

Đa dạng sinh học

Vườn quốc gia nằm trong vùng sinh thái dãy núi Trường Sơn bao gồm hai kiểu rừng là rừng lá kim và rừng thường xanh là nơi ghi nhận có hơn 1933 loài thực vật có mạch, trong đó có 96 loài đặc hữu và 62 loài quý hiếm được liệt kê trong Sách Đỏ IUCN năm

2009 Hơn 14 loài trong tổng số 33 loài cây lá kim ở Việt Nam có mặt tại đây, trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm như Thông hai lá dẹt (loài được biết đến như là hóa thạch sống), Thông lá dài, thông đỏ, Sam hạt đỏ lá dài, Phong lan cùng nhiều loài nấm …

Hình 46 Thông 2 lá dẹt

Về động vật, đây là nơi sinh sống của 441 loài động vật có xương sống, 32 loài được liệt kê trong Sách Đỏ IUCN bao gồm nhiều loài động vật quý hiếm như Cu li chậm lùn, Chà vá chân đen, Vượn đen má vàng Nam, vượn má hung, Gấu ngựa, Sói đỏ, Bò tót, Tì linh Nằm giữa vùng chim đặc hữu Tây Nguyên, vườn quốc gia còn là nơi sinh sống hẹp của Trĩ sao, Trèo cây mỏ vàng, Khướu đầu đen, Khướu đầu xám, Khướu đầu đen má xám, Khướu mỏ dài và Sẻ thông họng vàng.

Nhà máy Alumin Tân Rai

Giới thiệu chung

Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2010 theo Quyết định số 2350/QĐ-HĐTV ngày 30/9/2010 do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ được viết tắt là LDA Công ty Bauxit Lâm Đồng – TKV (cũ), chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chuyển thành Chi nhánh của Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng – TKV và đổi tên thành Xí nghiệp mỏ - tuyển; đồng thời thành lập thêm chi nhánh trực thuộc là Nhà máy Alumina

Hình 48 Nhà máy Alumina

Ngày 29/10/2013 Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam thông qua phương án sắp xếp Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV về việc chấm dứt hoạt động các đơn vị Chi nhánh của Công ty, chuyển mô hình hoạt động 2 cấp về một cấp kể từ ngày 01/11/2013

Mô hình hoạt động: Công ty TNHH một thành viên, vốn 100% của Nhà nước; Vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng; Doanh nghiệp hạng 1; Hoạt động theo mô hình 1 cấp gồm 12 phòng ban quản lý và 15 phân xưởng sản xuất; Tổng số CBCNV 1.411 người

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:

- Tiếp nhận, quản lý, vận hành, làm chủ công nghệ tổ hợp các Nhà máy tuyển quặng tinh, Nhà máy sản xuất Alumina, các công trình phục vụ dự án, khu khai thác mỏ, hoàn thổ và công tác môi trường

- Chuẩn bị lực lượng sản xuất bao gồm nhân lực, nhận vật tư chạy thử, công tác đào tạo vận hành chuyển giao công nghệ

- Tổ chức, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, củng cố hoàn thiện hệ thống quản lý và duy trì hoạt động sản xuất ổn định mang lại hiệu quả

Quy mô dự án và quy trình sản xuất

Tổ hợp gồm các khu:

Có chức năng khai thác và tuyển Quặng tinh sau tuyển sẽ được sản xuất thành Alumina (oxit nhôm ) – sản phẩm trước nhôm Ở Việt Nam mới chỉ sản xuất ra oxit nhôm, muốn sản xuất ra nhôm còn phải qua công đoạn điện phân Để có 650 000 nghìn tấn/năm thì thông qua nhà máy tuyển phải tuyển được 1 triệu 7 tấn quặng tinh tương đương 4 triệu tấn quặng nguyên khai trên một năm Quặng nguyên khai sau tuyển => quặng tinh

Quặng nằm dưới mặt địa hình, trên có lớp đất màu Khi bóc lớp đất màu bên dưới lộ ra từ 3m đến 5m quặng nguyên khai Sẽ được khai thác bằng cách chia thành các block, loại bỏ lớp đất phủ, lấy quặng nguyên khai Sau khai thác sẽ phủ lại lớp đất và trồng cây

Quặng vừa được khai thác sẽ được đưa vào kho và đưa vào nhà máy tuyển

Nhà máy tuyển sẽ có nhiệm vụ là tuyển trọng lực Quặng được nghiền, phun nước và rửa để những thành phần không phải quặng nhôm như silic, sét sẽ được tách khỏi Quặng sau khi được tách sẽ chuyển đến các kho (kho đồng nhất – trộn các quặng để chất lượng đồng nhất hơn bằng các thiết bị xới phương ngang và phương dọc) và chuyển dần về khu vực nhà máy Alumina bằng đường băng tải dài 5km

Phần bùn và phần thải sau quá trình tuyển sẽ được lắng ở 2 bể lắng Ở bể được châm chất trợ lắng, phần trong sẽ được quay trở về nhà máy phục vụ cho quá trình rửa, phần bùn sẽ được thải ở các hồ thải quặng đuôi Các hồ thải quặng đuôi sẽ tiếp tục được lắng, phần trong được chảy ra các hồ Và để chảy ra được các hồ này phải thông qua một trạm kiểm

47 soát, đảm bảo các thông số đạt tiêu chuẩn, nếu không đạt thì phải tiếp tục xử lí trước khi xả thải Các hồ thải quặng đuôi khi đầy thì người ta sẽ xây dựng các hồ tiếp theo để tiếp tục xả thải

Khu vực nhà máy Alunina: công suất thiết kế 650000 tấn/năm

Khu đen: dùng nguyên liệu là than

Khu đỏ: xử lí quặng boxit

Khu trắng: sản xuất Alumina

Khu xanh: cải tạo môi trường

Quặng tinh ban đầu sẽ được xử lí nguyên liệu: Nghiền mịn và trộn với xút (Nhôm tan trong kiềm, các thành phần như silic, mangan, sắt lại không tan sẽ tạo ra một pha rắn) Để làm được việc đó, từ khâu nguyên liệu người ta cho đi qua các bể hay khu vực hòa tách được gia nhiệt để tăng tốc độ phản ứng, sau khi trộn và gia nhiệt xong sang khu vực tiếp theo sẽ phân ra làm 2 phần rõ rệt:

- Một phần pha lỏng ban nãy được đưa vào hệ thống kết tinh, lúc bấy giờ lại giảm nhiệt xuống, lúc này các tinh thể của Nhôm bắt đầu hình thành, sau hệ thống hình thành Hidroxit Nhôm (Hidrat) Sau đó Hidroxit Nhôm đi qua hệ thống phân xưởng để nung, làm bay hơi nước để còn lại Oxit Nhôm (sản phẩm cuối cùng có màu trắng như dạng bột, đây là cái để công ty xuất khẩu và bán ra thị trường) Bên cạnh đó, Hidrat cũng được xuất bán để phục vụ một số ngành công nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là Oxit Nhôm

- Pha rắn bao gồm rất nhiều thứ như: Fe, Mn, Si, lắng đọng lại và được đi qua phân xưởng lắng rửa để bơm qua hồ bùn đỏ (bùn có tính độc hại cao, ví dụ điển hình ở Hungary) nhờ công nghệ Bayer nên bùn được thu hồi một cách triệt để

Tất cả các khoang hồ bùn đỏ được lót kín phía dưới bằng tấm vải nhựa PVC, dưới các khoang hồ đều có hệ thống, đường ống thu hồi xút để rồi xút chảy xuống lại được bơm quay trở lại nhà máy để giảm tiêu hao xút (80- 90% lượng xút là được sử dụng lại để phục vụ cho quá trình xử lý nguyên liệu), phần khô dần, lắng đọng lại là bùn đỏ (hiện nay tính độc hại ước tính >, chưa là chất thải nguy hại nhưng vẫn cần phải quan tâm chặt chẽ),

48 bùn đỏ khi lắng đọng lại được phủ đất lên để trồng cây, cứ hết khoang này lại đến khoang khác Tuy nhiên có thể áp dụng cách khác như: nếu là nguồn thải khô, lượng pH trong bùn thấp, chuyển vật liệu cho các ngành công nghiệp khác như giao thông, xây dựng,

Có khu đen để xử lý nguyên liệu than: 1 là nhà máy nhiệt điện khoảng 25MW có nhiệm vụ duy trì hoạt động của nhà máy, k được dừng (khi có sự cố mất điện thì bùn sẽ đóng keo), trích hơi nóng từ nhà máy phục vụ cho quá trình hòa tách, gia nhiệt để tăng tốc độ phản ứng

Khu khí hóa than: đốt than trong các lò đề tạo ra khí CO từ đó cung cấp CO cho phân xưởng để nung Khi CO gặp Hidroxit Nhôm thì CO sẽ lấy nước để Oxit Nhôm được tạo thành

Có nhiều hình thức công nghệ trong công ty, không kể đến khai thác, tuyển thì chúng ta có công nghệ hóa luyện – đây là công nghệ mới ở VN, công nghệ liên quan đến nhà máy nhiệt điện, liên quan đến khí hóa than là một tổ hợp rất phức tạp, mang nhiều yếu tố nguy hiểm cho con người cũng như là môi trường cho nên phải kèm theo những hệ thống quản lý, giám sát, xử lý nước, không khí, xử lý nước thải, khí thải hết sức cẩn thận, chặt chẽ để đảm bảo k ảnh hưởng đến môi trường Cho nên các hệ thống quản lý tự động phải chú ý khi pH có sự chênh lệch thì các đường ra ngoài môi trường phải tự động đóng lại hoặc tự động châm axit trung hòa, sau đó khi đạt điểu kiện chuẩn thì tự động cho xả ra môi trường Kể cả khí thải cũng phải có hệ thống lọc bụi, quan trắc tự động, k chỉ ở công ty mà còn có thể trực tiếp cho Bộ hay các ngành liên quan

Hình 49 Quy trình sản xuất tại hai nhà máy alumin Tân Rai

Tóm tắt quy trình sản xuất

Có 5 công đoạn chính là Nguyên liệu, hòa tách, lắng rửa, kết tinh, nung Quặng tinh khiết trước khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo tính đồng nhất, đảm bảo các chỉ thị trong quá trình sản xuất được ổn định:

Hình 50 Sơ đồ quy trình công nghệ giai đoạn sản xuất alumin

- Nguyên liệu: Quặng được nghiền mịn nhằm đảm bảo cho alumin tan hoàn toàn trong kiềm cho quá trình hòa tách

- Hòa tách: Ở nhiệt độ cao thông qua hệ thống gia nhiệt Nhằm mục đích hòa tan Alumin trong quặng vào trong dung dịch đồng thời loại bỏ tạp chất không tan vào trong bùn đỏ…

- Lắng rửa: Bơm thêm chất trợ lắng để bùn đỏ thoát ra hoàn toàn khỏi quy trình, và bơm đến chỗ chứa bùn đỏ

Sơ lược về khoang chứa bùn thải (bùn đỏ)

Diện tích 1 khoang bùn đỏ là 16ha, sâu 10m, tuổi thọ 1,3 năm Sau 1,3 năm khoang sẽ đầy Theo quy trình vận hành 1 khoang thải sẽ có 1 khoang dự phòng trong trường hợp mưa lũ khoang đang thải sẽ điều tiết qua khoang dự phòng để phòng ngừa sự cố.Cả hệ thống sẽ có 1 file phòng ngừa sự cố khi cả khoang dự phòng đều đầy

Thành phần chủ yếu của bùn đỏ là Fe oxit sắt Fe2O3 tạo thành màu đỏ đặc trưng thành phần thứ 2 là oxit nhôm Dư luận sẽ đánh giá nhiều thành phần bùn đỏ là xút lượng xút ở trong bám dính Lượng xút sau khi lên mẫu phân tích là khoảng 11 12 là chất thải thông thường, bùn đỏ được cơ quan nhà nước công nhận là chất thải thông thường không phải chất thải nghuy hại Lưu trữ theo hình thức chôn lấp sau này sẽ có các nghiên cứu tái sử dụng bùn đỏ như sản xuất sắt xốp hoặc sử dụng làm vật liệu xây dựng, Sau này các khoang được điền đầy sẽ được trải một lớp đất khoảng nửa mét và tiến hành trồng cây để cải tạo Phần nước bùn sẽ được tách tạo xút

Hiện tại nhà máy đang quy hoạch được 8 khoang nằm trong giai đoạn 1 Khu vực thu hồi bùn được đào lên chìm sâu dưới đất để khắc phục sự cố (Sau vụ Hunggary) được

51 xử lý phức tạp làm sao không ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước môi trường xung quanh

Mỏ được khai thác 4 năm, tuổi thọ quặng giai đoạn 1 là 29 năm Quy hoạch khoảng

100 năm Tổng diện tích là 1900ha

→ Tác hại của nguồn thải bùn đỏ:

- Bùn đỏ là một vấn đề khá nan giải vì nó chiếm diện tích đất và không thể xây dựng hoặc nuôi trồng gì trên đó ngay cả khi bùn khô

- Với khả năng sử dụng rất hạn chế (sản xuất gạch và bê tông), bùn đỏ là một chất thải gần như vô dụng Mặc dù chúng có nhiều thành phần như sắt, titan và nhôm (còn sót lại), con người vẫn chưa tìm ra một biện pháp hiệu quả về mặt kinh tế để chiết xuất các chất này

- Phần lớn các lò luyện thường thu thập bùn đỏ để trong các hồ lớn để nước bên trong có thể bốc hơi Khi bùn đỏ đã khô hoàn toàn (một quá trình có thể mất nhiều năm), người ta sẽ đem chôn hoặc trộn bùn đỏ với đất

- Bùn đỏ là một vấn đề đau đầu với nhiều quốc gia vì nó chiếm diện tích đất và không thể xây dựng hoặc nuôi trồng gì ngay cả khi bùn khô Do là chất thải của quá trình Bayer, bùn đỏ có độ pH (độ axit hay độ chua) cơ bản rất cao, từ 10-13 Một số phương pháp đã được sử dụng để giảm kiềm pH xuống mức có thể chấp nhận được để giảm tác động đến môi trường Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm cách để sử dụng bùn đỏ nhưng việc làm khô bùn đòi hỏi rất nhiều năng lượng (nhiệt ẩn làm bay hơi nước) – có nghĩa là rất tốn kém nếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sấy bùn

- Trong khi chưa có giải pháp nào xử lý bùn đỏ một cách hiệu quả nhất, yêu cầu đối với xây dựng các hồ chứa bùn là rất nghiêm ngặt Bài đăng trên website Bộ Tài nguyên Môi trường nhấn mạnh việc kiểm tra, giám sát trong thi công hồ chứa phải được tiến hành với ý thức trách nhiệm cao, thường xuyên, nghiêm khắc, chặt chẽ, không bỏ qua những sai sót nhỏ, bởi kinh nghiệm trong xây dựng cho thấy chỉ một vết nứt nhỏ đã có thể làm sụp đổ cả một công trình lớn

- Về mặt môi trường, với lượng nhôm sản xuất hàng năm từ năm 2015 mỗi năm, cụm dự án này thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ Chúng như những quả bom bùn treo trên cao thượng nguồn đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ

- Bùn đỏ có thể sử dụng để thu hồi lại sắt và các kim loại khác, hoặc để sản xuất vật liệu xây dựng Tuy nhiên, chưa khả thi về mặt kinh tế, mới chỉ dừng ở mức trong phòng thí nghiệm Để bảo quản an toàn bùn đỏ, trên thế giới người ta dùng chủ yếu biện pháp chôn lấp Bùn được chôn lấp tại các khoan chứa bùn đỏ, sau khi các khoang này được bơm đầy, với một quy trình được chôn lấp nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo không để thẩm thấu lượng xút còn chứa trong bùn đỏ ra ngoài môi trường

- Để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường, ta có thể chia quá trình hoạt động của dự án làm 3 giai đoạn chính và từ đó xem xét các vấn đề có thể xảy ra trên từng giai đoạn đối với môi trường

- Ảnh hưởng của bùn đỏ đến môi trường đất, nước, hệ sinh thái của khu vực

- Việc giải tỏa, di dân ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân trong vùng

- Khó khăn trong việc hoàn thổ sau khai thác.

Ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế xã hội

Trước khai thác: Khu vực khai thác là nơi có mật độ dân cư không cao nên trong giai đoạn này hầu như không gây ra ô nhiễm đáng kể mà chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một số dân cư xung quanh dự án Vì kinh tế chính hiện tại của các hộ dân cư sống trong khu vực dự án chủ yếu sống bằng nông nghiệp, do đó khi quy hoạch cần bố trí cho người dân địa điểm cư trú thích hợp

- Khí thải: Do thời gian thi công dự kiến trong mùa khô nên lượng bụi sinh ra từ việc đào và vận chuyển đất đá là khá lớn

- Chất thải rắn: Khi thi công, toàn bộ cây trồng ở đây cũng sẽ trở thành lượng rác với khối lượng lớn và chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng làm ô nhiễm đất, nước

- Nước thải: Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước thải từ quá trình rửa xe vận chuyển đất

Tác động đến kinh tế - xã hội

Chủ tịch HĐTV TKV Lê Minh Chuẩn báo cáo Thủ tướng nhấn mạnh: “Từ 1.10.2013 đến nay, dự án alumina Tân Rai đã khai thác lũy kế được trên 5 triệu tấn quặng bauxite nguyên khai, sản xuất được 1,96 triệu tấn quặng tinh, 682.000 tấn alumina Công suất bình quân của dự án hiện đạt 75% công suất thiết kế, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, thậm chí tốt hơn tiêu chuẩn alumina xuất khẩu (Al2O3 - hàm lượng ôxít nhôm đạt trên 98%), các chỉ tiêu khác như sắt, silic, cỡ hạt… đều đáp ứng yêu cầu” Ông Chuẩn cũng cho biết, hiện CBCNV Cty Nhôm Lâm Đồng (TKV) cơ bản đã nắm được công nghệ, vận hành nhà máy ổn định, linh hoạt sửa chữa và khắc phục các sự cố trong quá trình vận hành ban đầu Đến cuối năm 2014, nhiều tháng nhà máy đã đạt mức 85 - 90% công suất thiết kế, giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất Phần lớn sản phẩm alumina của Nhà máy được xuất khẩu, hiện TKV đã ký hợp đồng bán alumina với 11 khách hàng từ Thuỵ Sĩ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… Giá bán alumina trên thế giới đang bước vào chu kỳ tăng: Đầu năm 2014 giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300 - 310 USD/tấn, cuối năm ở mức 350 - 360 USD/tấn, bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn - cao hơn so với tính toán của dự án là 325 USD/tấn Chỉ tính riêng trong năm 2014 với sản lượng

XK 490.000 tấn, đã đem lại nguồn thu ngoại tệ cho TKV xấp xỉ 160 triệu USD Sản phẩm alumina sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không có hàng tồn kho Đối với thị trường trong nước, tập đoàn đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumina và hydroxit nhôm với gần 20 khách hàng, sử dụng cho các ngành công nghiệp VLXD và hoá chất, với doanh thu đạt 90,5 tỉ đồng Hiệu quả của dự án bước đầu có kết quả tích cực, doanh thu dự án năm 2014 ước đạt 3.500 tỉ đồng; Nộp ngân sách địa phương trên 200 tỉ đồng Sau khi dự án đi vào vận hành ổn định, TKV dự kiến doanh thu sẽ đạt trên 4.500 tỉ đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 400 tỉ đồng/năm TKV đã thực hiện đúng các cam kết với địa phương, như đào tạo nghề và tuyển dụng trực tiếp trên 1.200 công nhân công nghiệp

54 là lao động địa phương, tạo việc làm ổn định cho khoảng 12.000 lao động liên quan, nâng cao đời sống người dân khu vực dự án

Sau khi dự án đi vào hoạt động, hơn 1.450 lao động của Cty nhôm Lâm Đồng có việc làm ổn định và thu nhập bình quân 6,6 triệu đồng/người/tháng Cty đã thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống và điều kiện sinh hoạt đi lại, nhà ở, ăn công nghiệp… cho cán bộ công nhân Dự án cũng quan tâm, xử lý kip ṭ hời những vấn đề về môi trường nảy sinh trong quá trình vận hành sản xuất Các thông số môi trường trong quá trinh v̀ ận hành dự án đều được đảm bảo dưới ngưỡng cho phép TKV đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác hoàn thổ ngay trong quá trình khai thác, hoàn nguyên ngay sau khi kết thúc khai thác nên đã mang lại hiệu quả môi trường rõ rệt

→ Hạn chế tác động xấu đến môi trường: Để làm chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường, Công ty không ngừng đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại như hệ thống giám sát, kiểm soát nguồn nước tại Nhà máy Alumin và Nhà máy tuyển… với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng để phân tích, theo dõi các yếu tố tác động đến môi trường nước, không khí và tiếng ồn khu vực Nhà máy Alumin Đặc biệt, 2 hệ thống quan trắc của Sở TNMT và Công ty Nhôm Lâm Đồng luôn tiến hành theo dõi hoạt động của Nhà máy Alumin theo định kỳ hàng tháng Đối với công tác cải tạo, phục hồi môi trường, đến nay, Công ty đã hoàn thổ được hơn 80 ha đất đã khai thác quặng và bàn giao cho đơn vị thực hiện trồng và hiện đã trồng được hơn 60 ha cây keo xen cây thông với mật độ 2.000 cây/ha Để cải tạo cảnh quan vùng dự án, Công ty đã trồng thêm hơn 8.000 cây keo xung quanh khu vực hồ bùn đỏ và Nhà máy tuyển quặng…

Đề xuất và kiến nghị

Nâng cao chuyên môn, mở rộng quy mô khai thác và xử lý quặng

Tại tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, trữ lượng bauxite đạt đến 12 mỏ, với tổng trữ lượng và tài nguyên là 3,2 tỉ tấn quặng nguyên khai Tuy nhiên, hiện tại chỉ được cấp phép khai thác một phần trữ lượng của 2 mỏ Tân Rai và Nhân Cơ với tổng trữ lượng được khai thác là 260 triệu tấn.Cần sớm thẩm định, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, làm cơ sở để tập đoàn này triển khai các dự án khai thác, chế biến quặng bauxite ở Tây nguyên

Vườn rau sạch

Giới thiệu tổng quan

Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất rau, hoa theo tiêu chuẩn VietGAP với đa chủng loại khác nhau, đạt chất lượng tươi ngon, đồng đều Sản phẩm rau, hoa của hợp tác xã (HTX) phần lớn đã hình thành các mô hình liên kết nông hộ theo chuỗi giá trị sản phẩm, bảo đảm ổn định thị trường đầu ra Bằng những nỗ lực cụ thể và kết quả đạt được, HTX Xuân Hương Đà Lạt sẽ là thương hiệu tin cậy của người tiêu dùng, nhất là khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang còn nhiều bất cập như hiện nay

Hình 51 cổng vào của vườn rau sạch bí ngô

Mô hình hoạt động

Bài học từ Mô hình sản xuất rau sạch của HTX Xuân Hương đã góp phần chuyển đổi tập quán sản xuất của người nông dân từ canh tác theo kinh nghiệm cũ, quy mô hộ gia đình sang hình thức sản xuất liên canh theo hướng mở rộng thành những cánh đồng lớn, thuận lợi cho việc ứng dụng các quy trình công nghệ mới để tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả của rau, củ, quả Đà Lạt trên thương trường trong nước và quốc tế Rau, hoa được sản xuất với quy trình VietGAP, Global GAP vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động HTX Xuân Hương thực sự là

56 một điển hình phát triển HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa chủ lực của địa phương, có quy mô lớn,có tính lan tỏa là một giải pháp đột phá trong triển khai Luật HTX 2012; hướng tới một nền sản xuất xanh, sạch và bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng “nông thôn xanh” giữa long thành phố, vun đắp một Đà Lạt giàu có và xinh đẹp trong tương lai

Hình 52 một số loại cây trồng trong vườn rau

Vườn rau sạch là nơi vun trồng những nầm cây giống sau đó cung cấp cây con con người nông dân trồng trọt, đến mùa thu hoạch hợp tác xã sẽ đứng ra thu mua thành phẩm của người nông dân và phân phối cho các đại lý, tỉnh thành lớn nhỏ trên khắp cả nước Những mặt hàng của HTX có mặt ở những siêu thị lớn uy tín như: Big C, GO,

Tuy nhiên dự kiến tình hình đến năm 2030, mô hình cây trồng nhà kính sẽ bị nhà

57 nước dở bỏ, tạo ra một mối lo lắng không nhỏ đến cho người nông dân, đứng trước tình hình nan giải này hiện tại vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chuyển đổi mô hình canh tác

Hình 53 cây phenol và cải mầm

Những kiến nghị cho vườn rau

Mô hình trồng rau trong nhà kính của HTX không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng bình thường Khi có những điều kiện thời tiết bất lợi hơn như : bão, lũ lụt thì thường bị hư hỏng nhẹ, hiếm khi có hư hỏng lớn do phần lớn hệ thống nhà kính được đỡ bằng khung làm từ tre nứa sức chống chịu kém

Hệ thống khung đỡ cũng gây nên nhiều nguy cơ mất an toàn trong khi có nông dân lao động canh tác phái dưới, nếu không được kiểm tra định kì đẽ dẫn tới sập đổ, gây nguy hiểm lớn

Khi canh tác nông nhiệp, HTX cũng sử dụng một số loại thuốc trừ sâu và phân bón, cần phải có nhưng biện pháp bảo hộ an toàn thích hợp khi nông dân tránh bị nhiễm các loại hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động

Lao động nông nghiệp hầu hết chưa được qua đào tạo, do đó hạn chế khả năng hiểu biết về khoa học thường thức, hạn chế trong tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhận thức của người dân về sự cần thiết của an toàn vệ sinh lao động còn chưa đầy đủ

CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI

Lời đầu tiên, cho phép nhóm xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, các bạn ban cán sự đã chuẩn bị mọi việc trong công tác tổ chức để mọi người có được một chuyến đi thuận lợi và thoải mái từ bữa ăn, giấc ngủ đến công việc tham quan học tập Sau đây nhóm em xin trình bày một số cảm nhận, một nhật ký hành trình riêng có thêm cảm xúc, những gì học được về những địa điểm trong chuyến đi mà chúng em được trải qua

Một chuyến đi khá dài dài 4 ngày 3 đêm để trải nghiệm nơi được gọi là xứ sở của ngàn hoa, nơi có điều kiện môi trường khá tốt của đất nước, không khí thoáng đãng, đường phố sạch đẹp, đặc biệt là hệ thống xử lý, cấp thoát nước của thành phố cũng rất đặc trưng, có nhiều điều đáng học hỏi đang chờ đợi Thành phố Đà Lạt là nơi hội tụ của nghìn loài hoa kiều diễm, thật thích hợp để tận hưởng sau những ngày căng thẳng của mùa thi cử vừa qua Mọi áp lực đều được xua tan, mọi người lại được có cơ hội gần gũi, gắn bó, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn trong suốt chuyến đi Nhờ sự tổ chức tốt của ban tổ chức, từ việc chuẩn bị phương tiện di chuyển đến khách sạn, lên kế hoạch các địa điểm tham quan, sự linh hoạt trong việc sắp xếp địa điểm tham quan học tập mà chúng em có điều kiện học tập tham quan tốt nhất, cũng như có cơ hội trải nghiệm trong chơi mà học, rất thú vị, nhưng vẫn xác định rằng học vẫn là chính

Ngày xuất phát, trong lòng tập thể chúng em có rất nhiều háo hức, bởi đây là lần đầu đi Đà lạt của không ít bạn Địa điểm đầu tiên: Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Long Thành ở Đồng Nai Chúng em đã được tận mắt xem những hệ thống xử lý, sơ đồ hoạt động của nhà máy cũng như những bài giảng thú vị của anh hướng dẫn.Từ những hình ảnh trong nhà máy giúp chúng em liên hệ được thực tế qua những bài giảng trên ghế nhà trường và cho chúng em thấy một điều rằng giữa thực tế và lý thuyết khác xa nhau hoàn toàn, nhờ có sự kết hợp giữa thực tế với lý thuyết này mà chúng em hiểu được những vấn đề mà mỗi người kỹ sư cần phải có để hoàn thành tốt công việc sau này Chính vì vậy, mà chúng em cảm nhận sâu sắc và cảm thấy yêu quý và trân trọng ngành nghề của mình nhiều hơn bao giờ hết Bên cạnh đó, các anh chị còn cho chúng em biết được cách hoạt động của trạm xử lý theo từng giai đoạn để đạt tối ưu nhất về tính kinh tế

Sau nhiều giờ đồng hồ ngồi trên xe, cuối cùng cả đoàn đã tới khách sạn Kiều Trang

Có vẻ ai cũng thấm mệt, nhưng ai ai cũng nao nức muốn ngắm nhìn phong cảnh Đà Lạt về đêm, nên mọi người ai cũng nhanh chóng nhận phòng, tắm rửa, ăn cơm để được đi dạo Đêm đầu tiên đó, những ngỡ ngàng của những người mới đi Đà Lạt lần đầu như em thật không thể quên được, phải thốt rằng: Ôi Đà Lạt sao lại đẹp, thơ mộng đến như vậy Điều đáng nói, khi đi trên chợ đêm Đà Lạt, mặt dù có khá nhiều gánh hàng rong nhưng mặt đất xung quanh các gánh hàng thật sự khá sạch sẽ, vệ sinh, có lẽ ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan của các tiểu thương ở thành phố đông khách du lịch này khá tốt

Khởi động cho ngày đầu tiên tham quan Đà Lạt: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng Đến đây chúng em được chị Ngân – Chuyên viên chi cục NVMT – sở Tài nguyên Môi trường trình bày về hiện trạng cũng như những chính sách quản lý môi trường đã và đang được thực hiện bởi TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung Bên cạnh đó là những chia sẻ về thực tế mà trong quá trình quản lý chị gặp phải Với sự nhiệt tình của chị chúng em học hỏi được rất nhiều điều cả kiến thức lẫn thực tế Địa điểm tiếp theo đó là nhà máy cấp nước Dankia Được tận mắt chứng kiến quy trình xử lý nước để cung cấp nước cho cả thành phố, đây cũng là địa điểm mà chúng em giới thiệu trên bài báo cáo tham quan này Ngoài lắng nghe các yếu tố kỹ thuật, nguyên lý vận hành của hệ thống xử lý nước với nguồn nước thô lấy từ hồ Dankia, chúng em còn cố gắng khai thác nhiều hơn với góc nhìn chuyên ngành là quản lý môi trường, cụ thể là công tác quản lý của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ nguồn nước của hồ Đankia, một công tác quan trọng để đảm bảo chất lượng nước cung cấp cho nhà máy xử lý

Buổi chiều ngày hôm đó, cả đoàn được tham quan Viện hạt nhân Đà Lạt, được thầy

Lê Văn Ngọc của Trung tâm đào tạo Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đón tiếp và trò chuyện tâm huyết, nhiệt tình, cùng với bài thơ chân tình, màn ảo thuật thú vị Trước khi vào nơi này, trong chúng em đã tồn tại sự lo sợ về tên gọi “Công nghệ hạt nhân”, thứ thông thường được biết đến đã gây ra bao nhiêu đau thương trong chiến 18 tranh, rò rỉ phóng xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường, sức khỏe con người Sau buổi lắng nghe, chúng em đã có thêm những góc nhìn mới mẻ về ứng dụng của công nghệ hạt nhân như y tế, thực phẩm, và đặc biệt là ứng dụng trong ngành môi trường Dẫu vậy, các kiến thức

60 về phóng xạ, hạt nhân là một lĩnh vực khá nâng cao và mới lạ ở Việt Nam, để có thể hiểu rõ sâu hơn, ứng dụng được thì chúng em tự ý thức rằng cần tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn nữa

Sau khi tham quan Viện hạt nhân, đoàn di chuyển đến nhà máy nước xử lý nước thải, đoàn được chia thành 2 nhóm, được đi tham quan và chứng kiến cách vận hành của các bể xử lý, mùi hôi của nơi đây nói lên cái khó khăn, vất vả của những con người làm về môi trường, thứ mà chúng em luôn sẵn sàng đối đầu trên con đường mình đã chọn Các bể xử lý một cách khoa học, ứng dụng kiến thức về kỹ thuật môi trường, kinh nghiệm phán đoán và ra quyết định được rất chú trọng, để làm tốt công việc này chúng em nhận thấy cần học tốt kiến thức căn bản trong trường và sẵn sàng luôn luôn học hỏi trau dồi kinh nghiệm khi đi làm

Sáng ngày kế tiếp, cả đoàn đến Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà Trên đường đi đến địa điểm, mọi người có thể thấy hệ sinh thái khá đặc trưng và phổ biến ở đây là các khu rừng thông Đến nơi, ngắm nhìn cảnh rừng mênh mông kỳ vĩ đã tạo nên một cảm giác háo hức, muốn học hỏi và khao khát khám phá nơi đây, theo chân anh hướng dẫn viên đoàn đi sâu vào rừng, được nghe giới thiệu về các loại thông đặc trưng ( thông ba lá kim, thông ba lá dẹt, ), tận mắt thấy được sự đa dạng sinh học, được biết thêm đây là khu rừng lá kim lớn nhất Việt Nam, là rừng thông 3 lá kim thuần loài, diện tích khoảng 120000 ha, thuộc hệ thống vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có diện tích 700000 hecta Đoàn cũng được chia sẻ về các biện pháp quản lý rừng, công tác quản lý rừng ra sao, các chính sách, công ước quốc tế quản lý rừng, ứng dụng công cụ thông tin gì để kiểm kê rừng (Gis) Thật sự đây là cơ hội tuyệt vời để khám phá trực quan về vấn đề quản lý tài nguyên rừng, cũng là một trong những địa điểm mà chúng em rất thích thú

Buổi chiều, tham quan vườn rau sạch Từ những thông tin mà chủ vườn cung cấp, chúng em đã có thêm hiểu biết về cách thức, sự kỳ công trong công việc tạo ra những loại rau quả sạch phục vụ cho người dân Ngoài sự chăm chỉ chăm sóc, vun trồng là những kiến thức nông nghiệp hữu cơ hiện đại từ nước ngoài đã được các anh, các chú thực hành đạt hiệu quả cao Nhờ việc sử dụng mô hình canh tác hoàn toàn hữu cơ, giống ngoại nhập, nói không với thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, vườn rau ngoài việc

61 cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe còn làm hạn chế phát sinh rác thải nông nghiệp, chất hóa học độc hại ra môi trường, đây là một mô hình ngoài giá trị kinh tế, sức khỏe còn rất có giá trị về môi trường

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w