1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tham quan môn kỹ thuật môi trường tại nhà máy xử lí nước cấp dankia 2

36 34 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tham Quan Môn Kỹ Thuật Môi Trường Tại Nhà Máy Xử Lí Nước Cấp Dankia 2
Tác giả Trương Hoài Hữu Hiếu, Nguyễn Anh Duy, Trần Quốc Bảo
Người hướng dẫn GVHD: Phan Xuân Thạnh
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,94 MB

Nội dung

Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Long Thành .... Thông tin chung về nhà máy xử lí nước cấp DANKIA 2  Tên đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần nước sạch Sài Gòn Đan Kia thu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN

GVHD: Phan Xuân Thạnh

Nhóm 12:

1 Trương Hoài Hữu Hiếu 1812203

2 Nguyễn Anh Duy 1811712

3 Trần Quốc Bảo 1811547

TP.Hồ Chí Minh,ngày 3 tháng 2 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 4

2 Địa điểm tham quan chuyên môn được phân công báo cáo 4

Nhà máy xử lí nước cấp DANKIA 2 4

2.1 Thông tin chung về nhà máy xử lí nước cấp DANKIA 2 4

2.2 Thông tin chi tiết công nghệ xử lí nước 5

2.3 Sơ đồ qui trình xử lí nước cấp khái quát 6

2.4 Chi tiết từng qui trình, bộ phận, thiết bị, công nghệ xử lý 7

2.4.1 Công trình thu và Trạm bơm cấp I 7

2.4.2 Nhà máy hóa chất 8

2.4.3 Bể trộn lắng Lamenla 9

2.4.4 Bể lọc 11

2.5 Kết Luận 13

3 Các địa điểm tham quan chuyên môn khác: 13

3.1 Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Long Thành 13

3.1.1 Giới thiệu tổng quan 13

3.1.2 Nhiệm vụ, chức năng 14

3.1.3 Quy trình công nghệ 14

3.2 Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – TKV 19

3.2.1 Giới thiệu tổng quan 19

3.2.2 Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 20

3.2.3 Sơ đồ quy mô và quy trình công nghệ 20

3.2.4 Nhận xét 22

3.3 Nhà máy xử lý nước thải đà lạt 22

3.3.1 Giới thiệu tổng quan 22

3.3.2 Nhiệm vụ của nhà máy 22

3.3.3 Quy trình công nghệ 23

3.4 Kết luận 26

4 Các địa điểm tham quan khác 26

4.1 Sở tài nguyên và môi trường 26

4.2 Viện sinh học Đà Lạt 26

Trang 3

4.3 Viện hạt nhân Đà Lạt 30

4.4 Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà 32

4.5 Hồ Tuyền Lâm - Thiền viện Trúc Lâm 34

5 Lời cám ơn 36

Trang 4

1 Mở đầu

Long Thành là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế động lực miền Đông Nam Bộ Dân số theo thống kê tính đến ngày 1/4/2019 là 246.051 người với mật độ dân số 570 người/km2 Khu công nghiệp Long Thành là một trong những khu công nghiệp lớn của tỉnh Đồng Nai nói riêng và ở vùng Đông Nam bộ nói chung, vì vậy lượng chất thải cần xử lý hàng ngày rất lớn Nhà máy xử lý nước thải tập trung Long Thành là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực phía nam Công nghệ xử lý đều được trang bị các công nghệ hiện đại nhất để đáp ứng yêu cầu xử lý

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh Tây Nguyên, đồng thời Lâm Đồng có diện tích lớn thứ bảy nước ta Do vừa tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vừa nằm ở vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng có hướng phát triển khá khác biệt Lâm Đồng nằm hoàn toàn trong hệ thống lưu vực của sông Đồng Nai, có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào Không chỉ tài nguyên nước, Lâm Đồng còn có rất nhiều nguồn tài nguyên phong phú khác, ví dụ như khoáng sản, sinh vật, rừng,

Lâm Đồng có hai thành phố trực thuộc tỉnh, đó là Bảo Lộc và Đà Lạt Ngoài nông nghiệp là thế mạnh chính, Lâm Đồng còn đặc biệt phát triển dịch vụ du lịch

Riêng đối với Đà Lạt, với hướng phát triển ngành du lịch là trọng tâm, Đà Lạt

có những thuận lợi và thách thức riêng Mạng lưới cung cấp nước ở đây khá phong phú, tuy nhiên đó vừa là điểm mạnh cũng vừa là điểm yếu về mặt môi trường

Hai địa điểm thực tập tham quan lần này đều là những chuyến đi bổ ích và cần thiết cho kỹ sư môi trường

2 Địa điểm tham quan chuyên môn được phân công báo cáo :

Nhà máy xử lí nước cấp DANKIA 2

2.1 Thông tin chung về nhà máy xử lí nước cấp DANKIA 2

 Tên đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần nước sạch Sài Gòn Đan Kia thuộc Saigonwater

 Chức năng, ngành nghề hoạt động: Xử lí nước cấp từ hồ Suối Vàng để cấp nước vào mạng lưới cấp của thành phố Đà Lạt

 Địa chỉ: Thị trấn Lạc Dương, tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Trang 5

 Lịch sử hình thành:

Là 1 trong 2 nhà máy cấp nước chủ yếu cho tp Đà Lạt, hình thành sau nhà máy đan kia – Suối Vàng Được đưa vào hoạt động chính thức vào năm 2009, khánh thành năm 2010

Lúc trước nhà có tên VOO cấp thoát nước Đại An thuộc công ty cổ phần đầu tư tổng hợp và hợp tác quốc tế GELEXIM, sau này đổi tên thành công ty cổ phần cấp nước Sài Gòn ĐanKia

2.2 Thông tin chi tiết công nghệ xử lí nước:

 Loại hình: xử lí nước mặt (nước hồ) thành nước cấp sinh hoạt

 Công suất thiết kế: 30000m3/ngày đêm

 Công suất đang vận hành : khoảng 25000m3/ngày đêm

 Chất lượng nước đầu vào:

Các chỉ số lơ lửng (TSS) gia tăng vào mùa mưa; xu hướng ô nhiễm hóa, lý, vi sinh (thông số ô nhiễm về Nitơ từ phân bón, chất thải động vật, ô nhiễm vi khuẩn) có

xu hướng tăng nhẹ về mức độ ô nhiễm so với các năm trước và giai đoạn 2011 - 2014 Nguyên nhân do: hoạt động du lịch tự phát quanh hồ với ý thức của khách chưa cao Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc trong lưu vực hồ thải xuống hồ và tình trạng sản xuất nông nghiệp xung quanh lưu vực hồ với rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước

Trang 6

 Chất lương nước đầu ra: Tiêu chuẩn 6-1:2010/BYT: Áp dụng đối với nước dùng để uống trực tiếp

 Qui trình xử lí đang được áp dụng:

2.3 Sơ đồ qui trình xử lí nước cấp khái quát:

Trang 7

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lí nước cấp (chi tiết)

2.4 Chi tiết từng qui trình, bộ phận, thiết bị, công nghệ xử lý 2.4.1 Công trình thu và Trạm bơm cấp I

Hồ Suối Vàng là hồ tự nhiên với trữ lượng nước là 2 triệu m3, nước hồ tương đối sạch không chứa quá nhiều hóa chất độc hại Độ đục vào mùa lũ khoảng 200 NTU, vào khoảng thời gian khác trong năm là dưới 100 NTU nằm trong khoảng phù hợp mà nhà máy có thể xử lý được

Trạm bơm gồm 3 máy bơm, mỗi máy bơm có công suất 600m3/h với cột

áp 45m, nhưng ở đây cột áp cao hơn nên công suất bơm tăng đến 750m3/h, tốc độ

quay 1450 vòng/phút Nhà máy chỉ hoạt động 2 bơm còn 1 bơm để nghỉ luân

phiên thay đổi Trong 2 bơm hoạt động có bơm số 1 sử dụng máy biến tần nên

gọi là bơm biến tần, có tác dụng biến đổi tần số, tốc độ quay của máy bơm nên có

thể điều chỉnh được lưu lượng mà không cần đóng mở van chặn

Các máy bơm đặt giữa dòng hồ Suối Vàng, đây là công trình thu xa bờ Nước

đi qua ống đẩy D600 dài 300m đến bể trộn trong nhà máy

Công nghệ trạm thu nước thô: là công nghệ thu nước mặt Bơm được gắn ở vào phao và hút nước ở trên mặt hồ, miệng hút cách mặt nước là 2m

Trang 8

Ưu điểm : thu được nước trong hơn so với máy bơm thông thường hút nước ở đáy hồ, lượng nước thu được sẽ dễ dàng xử lý hơn vì nó hạn chế được độ đục, các kim loại nặng

Hình :Trạm bơm cấp 1

Nhược điểm : chi phí tốn kém hơn so với các loại bơm thông thường, thời tiết thất thường làm cho thiết bị dễ hư hỏng, khó sữa chữa bảo quản vì đặt ở giữa hồ

2.4.2 Nhà máy hóa chất

Nhà máy sử dụng 3 loại hóa chất chính : PAC, Vôi, Clo

Bơm định lượng có tổng cộng 4 bơm mỗi bơm có công suất 263 lít/h: Hai bơm dùng bơm PAC, hai bơm dùng bơm Vôi

Bể chứa hóa chất có 4 bể: 2 bể PAC, 2 bể là vôi, trong mỗi bể lắp 1 máy khuấy Các hóa chất sẽ được phối trộn với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào chất lượng nước Lượng hóa chất bỏ vào dựa vào các chỉ tiêu : độ đục, pH, BOD, độ cứng,…

Trang 9

Hình : bể trộn hóa chất

2.4.3 Bể trộn lắng lamenla

Nước thô cùng với hóa chất được đưa tới bể hòa trộn phân phối

Nhiệm vụ:

 Châm PAC để tăng quá trình keo tụ tạo bông trước khi qua bể lắng

 Châm Vôi để duy trì pH từ 6,5-8,5

 Clo hóa sơ bộ; châm clo có tác dụng khử các hợp chất hữu cơ, các thể keo, huyền phù , tảo và sinh vật nổi với liều lượng thích hợp Vì sự có mặt của các chất này

ở các quá trình tiếp theo sẽ giảm hiệu quả của quá trình xử lí nước

Nước thô cùng hóa chất được cho vào bể Các phản ứng sẽ được diễn ra trong

bể này, nhờ vào cách khoáy được đăt dưới bể các bông cặn sẽ dần lớn hơn là lắng dần xuống, nước sẽ được trong hơn Nước được lần lượt dẫn qua bể phản ứng sơ cấp có tốc độ cách khoáy nhanh, bể thứ cấp có vận tốc cách khoáy chậm để có thể tạo được bông cặn một cách tối ưu Tiếp theo là nước được dẫn qua bể trung gian, để cho bông cặn bùn có thời gian lắng, chìm xuống

Trang 10

Các hệ thống trong bể lắng lamel:

 Hệ thống tấm lamel

 Hệ thống đường ống

 Hệ thống van điện

 Tủ động lực và điều khiển van điện đóng mở

Nước được dẫn qua bể lắng với công nghệ lamen, Các tấm lamen được đặc nghiêng từ 45° – 60° so với phương ngang Trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ

va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamen Khi các bông lắng kết dính với nhau trên bề mặt tấm lắng lamen đủ nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang

di chuyển lên thì bông cặn sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy thu cặn, từ đó theo chu kỳ xả đi Lượng bùn, cặn sẽ được tách ra phơi khô

Hình : Bể lắng lamenla

Trang 11

Hình : Bể keo tụ tạo bông(Bể phản ứng)

2.4.4 Bể lọc

Bể lọc: Giữ các hạt lơ lửng trong nước không thể kết dính vả lắng ở bể lắng gia tốc, nước sạch thu về bể chứa

Nguyên liệu lọc: lớp cát cao 1,1m vât liệu lọc

Nguyên lý hoạt động của bể lắng: nước thô sau khi châm hóa chất đi qua bể lắng, nước từ bể lắng lại đi ngược trở lại bể hòa trộn phối sau Bể lắng làm nhiệm vụ keo tụ tạo bông tuy nhiên có những chất rắn lơ lửng rất nhỏ không thể keo tụ được thì

sẽ theo dòng nước qua bể lọc; tại đây có lớp cát sẽ hấp phụ những cặn lơ lửng này Lọc theo phương trọng lực từ trên xuống

Rửa vật liệu lọc: Để đảm bảo tốc độ lọc cần phải thường xuyên rửa vật liệu lọc, vật liệu lọc rửa sạch bằng phương pháp rửa ngược (back wash), gồm 3 pha: pha gió, pha gió nước kết hợp, pha nước Thời gian rửa lọc 2 ngày 1 lần Hạ mực nước trong bể lọc xuống bằng cách khóa van xả nước vào từ máng phân phối chính đồng thời xả van đáy Sau đó mở van gió, gió đi từ dưới lên sục vào lớp cát lọc trong vòng

5 phút, sau đó cho nước vào, hỗn hợp gió và nước đi qua lớp vật liệu đẩy cặn bẩn ra, chất bẩn theo dòng nước đi ra ngoài Quá trình rửa lọc tiến hành đến khi nước rửa hết đục thì ngưng lại

Trang 12

Nước sạch sẽ được dẫn đến bể thu Ở đây, Clo sẽ được thêm vào để khử trùng nước Lượng Clo cho vào phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà máy đến điểm xa nhất

mà nước có thể dẫn tới Nước được trạm bớm cấp 2 đến trạm bơm tăng áp và đưa vào mạng lưới nước cấp Nước đầu ra đạt chuẩn có thể uống ngay tại vòi

Hình: Bể lọc 1

* Một số rủi ro trong quá trình vận hành:

Chủ yếu là rủi ro về việc bị rò rỉ hóa chất tại các van trên bình Clo,các van trên

hệ thống châm clo,các mối nối ở vị trí clo đưa vào đường nước sạch

Khắc phục : ngưng hoạt động và khóa van ngay khi phát hiện sự cố.Nếu sự cố lớn hon như bể bình clo thì phải nhờ bên đơn vị cung cấp xử lý là Nhà máy hóa chất Biên Hòa

Bể chứa bùn có nguy cơ quá tải do chưa có biện pháp xử lý

Khắc phục : nạo vét bể khi bể quá đầy,đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường ứng dụng bùn thải này để củng cố đê bờ

Trang 13

Dòng nước trong hệ thống được chảy theo áp lực không cần phải sử dụng máy bơm qua các giai đoạn nên tiết kiệm được năng lượng

Vấn đề xử lý bùn vẫn còn nhiều bất cập,chưa có công nghệ xử lý hay biện pháp ứng dụng nào tối ưu

3 Các địa điểm tham quan chuyên môn khác:

3.1 Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp long thành

3.1.1 Giới thiệu tổng quan

Hiện nay, KCN Long Thành đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở phía Tây Nam của KCN với diện tích là 38.761m2 và vận hành với công suất 15.000

m3/ngày.đêm, bao gồm: nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 với công suất mỗi giai đoạn là 5.000 m3/ngày.đêm

Trang 14

Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Long Thành

Trang 15

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành

NƯỚC THẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

BỂ TIẾP NHẬN, KIỂM SOÁT VÀ PHÂN PHỐI

XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH

THÁP GIẢI NHIỆT

Bể Ứng phó

sự cố

Trang 16

 Toàn bộ nước thải theo hệ thống cống dẫn (đã lắng, tách rác) đưa vào bể gom nước thải

 Sau đó, nước thải được bơm vào bể tiếp nhận, kiểm soát và phân phối, từ đó được chia đều về 03 bể Điều hòa của 03 Giai đoạn: nước thải chảy vào máy tách rác tinh để tách hạt rắn lớn hơn 2mm

 Nước thải chảy tiếp vào bể điều hòa (khuấy trộn) Tại bể điều hòa diễn ra quá trình kỵ khí, phân hủy 01 phần các hợp chất hữu cơ

 Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt sau đó được dẫn qua bể khuấy trộn

 Nước thải tiếp tục được chuyển sang bể lắng bùn để lắng tách pha giữ lại bùn

vi sinh kỵ khí

 Sau khi đi qua bể lắng bùn, nước thải được dẫn vào Bể sinh học Tại đây, diễn

ra các quá trình xử lý bằng vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí

Sau đó, hỗn hợp bùn và nước sẽ được dẫn qua bể lắng sinh học

 Nước trong được chảy qua cụm bể xử lý hóa lý – khử màu, xảy ra phản ứng khử màu - keo tụ - tạo bông

 Sau đó, nước thải tiếp tục tự chảy sang bể lắng hóa lý, nước trong được chảy tràn qua máng thu nước và chảy vào bể khử trùng

 Tại bể khử trùng, hoá chất Javel được châm vào để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trong nước thải trước khi nước được xả vào hồ hoàn thiện

 Hồ hoàn thiện có tác dụng như một bể lắng thứ cấp, tăng cường hiệu quả khử COD, Nitơ

 Nước từ hồ hoàn thiện sẽ được dẫn chảy về hồ sinh thái Tại hồ sinh thái sẽ diễn ra các quá trình thủy động học, vật lý, hóa học, sinh hóa … (phương pháp hồ thoáng tự nhiên)

 Nước thải từ hồ sinh thái sẽ được xả thải ra nguồn tiếp nhận của KCN Long Thành là Rạch Bà Chèo, đổ về sông Đồng Nai

Trang 17

Bể điều hòa

Tháp giải nhiệt

Trang 18

Bồn chứa than hoạt tính 3%

Bể khử trùng dạng zigzag

Trang 19

3.2 Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – TKV

3.2.1 Giới thiệu tổng quan

Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2010 theo Quyết định số 2350/QĐ-HĐTV ngày 30/9/2010 do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ được viết tắt là LDA Công ty Bauxit Lâm Đồng - TKV (cũ), chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chuyển thành Chi nhánh của Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng - TKV và đổi tên thành Xí nghiệp mỏ - tuyển; đồng thời thành lập thêm chi nhánh trực thuộc là Nhà máy Alumina

Trang 20

3.2.2 Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

 Tiếp nhận, quản lý, vận hành, làm chủ công nghệ tổ hợp các Nhà máy tuyển quặng tinh, Nhà máy sản xuất Alumina, các công trình phục vụ dự án, khu khai thác mỏ, hoàn thổ và công tác môi trường

 Tổ chức, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, củng cố hoàn thiện

hệ thống quản lý và duy trì hoạt động sản xuất ổn định mang lại hiệu quả

3.2.3 Sơ đồ quy mô và quy trình công nghệ

Hình : Tổng quan quy mô

Quy trình công nghệ:

 Quặng tinh sau khi được khai thác sẽ được vận chuyển về nhà máy alumin, tổng chiều dài là 5km

 Quặng tinh sau khi được khai thác sẽ được đồng nhất tại kho chứa quặng

 Quặng được nghiền cùng sữa vôi, xút

 Dung dịch sau khi nghiền sẽ được chuyển sang quá trình hóa tách để loại bỏ silicat, pha loãng ở 145o

C

Trang 21

 Sau khi dung dịch được pha loãng sẽ được lắng, lọc Chất lọc sau lọc sẽ được đưa vào sản xuất, còn bùn sau lắng, lọc sẽ được tách ra (bùn đỏ) và đưa vào chứa ở các bể chứa bùn đỏ và được tuần hoàn, không thải ra môi trường

Hình : Quặng được khai thác ở mỏ

Hình : Sản phẩm alumin

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w