Quá trình hình thành và phát triển nhà máy: Hệ thống xử lý nước thải tập trung là một hạng mục thuộc Dự án Vệ sinh thành phố Đà Lạt, thực hiện theo hiệp định ký kết năm 2000 giữa Chính p
Nhật ký hành trình
Cả 2 lớp MO15QLM và MO15KTM đã cùng nhau tập hợp rất sớm từ 6h30 theo thông báo, tuy nhiên vì một số lí do nên vẫn chưa xuất phát
+ 7h30: Cả 3 chuyến xe bao gồm: 1 xe của lớp MO15QLM và 2 xe của lớp MO15KTM bắt đầu khởi hành, theo lịch trình điểm thứ nhất sẽ đến chính là nhà máy Bauxit ở Tây Nguyên, tuy nhiên cũng vì một số lí do nên cả đoàn xe tiến thẳng về Đà Lạt
+ 15h00: Sau một khoảng thời gian ngồi trên xe, đoàn xe của sinh viên đến tham quan và học tập tại Vườn rau sạch
6 Ở đây chúng tôi được nghe anh làm việc ở vườn giới thiệu về các giống rau cũng như phương pháp chăm sóc hoàn toàn thủ công ở đây
8 + 17h00: Đoàn xe về đến khác sạn Nguyên Phương để nhận phòng và ăn tối Sau khi ăn xong sinh viên được sinh hoạt tự do
Theo lịch thì tất cả sinh viên sẽ xuất phát lúc 6h30 nhưng có một số lí do từ bên nhà xe và người hướng dẫn đoàn nên có chút sai lệch về thời gian
+ 7h10: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên bắt đầu ngày tham quan và học tập thứ hai + 8h15: Đoàn xe của sinh viên đến tham quan, học tập và quan trọng nhất đó là leo núi Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà
+12h15: Sau khi hoàn thành chuyến leo núi ở vườn quốc gia Bi doup-Núi Bà ,tất cả được ăn bữa cơm trưa ở nhà hàng ngay tại đó
+ 13h30: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham quan và học tập tại Viện nghiên cứu hạt nhân
Tại đây sinh viên được nghe anh Trần Văn Ngọc – giới thiệu về nhà máy, cách thức hoạt động, các dự án hạt nhân ở Việt Nam Cùng với đó là 1 màn “ảo thuật” để giới thiệu về máy đo bức xạ
Sau khi nghe giới thiệu xong, sinh viên được dẫn đi tham quan về các dụng cụ đo đạc, nghiên cứu ở các phòng
13 + 17h30: Cả đoàn về khách sạn nghỉ ngơi và ăn tối
Vì đã thông báo trước giờ xe chạy nên ngày thứ 3 này rất thoải mái để chuẩn bị
+ 7h30: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên bắt đầu ngày tham quan và học tập ngày thứ ba
+ 7h50: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham quan và học tập tại Nhà máy xử lý nước cấp DANKIA Ở đây sinh viên được nghe hướng dẫn về quy trình hoạt động, các công nghệ xử lí của nhà máy nước
17 + 11h00: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên về khách sạn nghỉ ngơi và ăn trưa
+ 13h20: Tất cả sinh viên được nghe cô Ngân - chuyên viên Chi cục NVMT - sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng trình bày, cùng với đó là giải đáp thắc mắc của sinh viên
+ 15h00: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên học tập và tham quan tại Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt
Sinh được nghe về quy trình hoạt động giai đoạn 1 của nhà máy và thông tin thêm về giai đoạn 2, tuy nhiên nhà máy vẫn chưa được bàn giao nên chỉ nói sơ lược về giai đoạn 2
20 + 17h30: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên về khách sạn nghỉ ngơi ăn tối, sau đó sinh viên được sinh hoạt tự do
+ 6h30: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên bắt đầu ngày tham quan và học tập cuối cùng
+ 9h40: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham quan và học tập tại Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng
Tại đây sinh viên được nghe toàn bộ thông tin về hoạt động của nhà máy, được xem hồ chứa bùn đỏ độc hại để xứ lí và giải pháp trong tương lai sẽ được nhà máy sử dụng để xử lí toàn bộ lượng bùn thải này
Sau khi nghe hướng dẫn, sinh viên đến trực tiếp các khu vực như trên sa bàn, tuy nhiên khi vừa đến khu nhà máy thì có lí do nên tất cả phải quay lại xe và di chuyển đến hồ thải bùn đỏ
+ 13h00: Giảng viên hướng dẫn và sinh viên lên xe, trở về TP HCM
+ 17h00: Đoàn xe về đến TP HCM, kết thúc chuyến đi thực tập tham quan
Phần chính của báo cáo
Tổng quan về nhà máy
a Quá trình hình thành và phát triển nhà máy:
Hệ thống xử lý nước thải tập trung là một hạng mục thuộc Dự án Vệ sinh thành phố Đà Lạt, thực hiện theo hiệp định ký kết năm 2000 giữa Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam Được khởi công xây dựng từ 26/03/2003, hoàn thành và đưa vào hoạt động ngày 10/12/2005 Từ tháng 04/2007 Hệ thống xử lý nước thải tập trung tách ra và là thành viên trực thuộc Công ty TNHH Cấp thoát nước Lâm Đồng, đồng thời đổi tên thành Xí nghiệp quản lý nước thải Đà Lạt
Hi ̀nh 1: Bảng tên nhà máy b Vị trí:
- Xí nghiệp quản lý nước thải Đà Lạt được xây dựng cuối đuồng Kim Đồng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt với diện tích hơn 7.5 ha, có công suất 7.400m 3 /ngày đêm
Phòng Tài Vụ Phòng Kế Hoạch-KT Tổng
Hợp (Bảo vệ, văn thư, Phòng thí nghiệm, tạp vụ, tài xế) Đội quản lý mạng lưới
PX Nhà máy PX Trạm bơm
Tổ bảo trì, sửa chữa
Tổ vệ sinh công nghiệp
Tổ bảo trì, thi công Đội Kiểm tra quy chế
- Xí nghiệp quản lý nước thải Đà Lạt được bố trí cách trung tâm thành phố Đà Lạt 3km Khu đất xây dựng nhà máy, trước đây sử dụng cho hoạt động canh tác nông nghiệp và có độ dốc cao thấp khác nhau, có nơi có độ dốc thoải nhưng có nơi có độ dốc cao Chính độ dốc này thuận lợi cho dòng chảy thủy lực khi xây dựng mặt bằng trong Xí nghiệp c Chức năng:
Xí nghiệp xử lý nước thải Đà Lạt là mắt xích cuối cùng của các chuỗi công trình nước thải của thành phố Đà Lạt Chức năng của Xí nghiệp là bảo đảm toàn bộ nước thải thô đa được thu được xử lý đạt yêu cầu trước khi đổ vào suối Cam
Ly Nước đã được xử lý từ nh à máy thoát ra hạ lưu suối Cam Ly đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT
Hi ̀nh 2: Sơ đồ hệ thống tổ chức Nhà máy quản lý nước thải
Vấn đề môi trường
- Vấn đề thu gom nước thải của nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt:
• Với tổng chiều dài trên 140km chạy trong các khu dân cư đưa nước thải sinh hoạt về nhà máy xử lý, hệ thống thu gom nước thải là bộ phận quan trọng của Nhà máy Xử lý nước thải Đà Lạt Công trình này do Chính phủ Đan Mạch tài trợ 257 tỷ đồng, và phần còn lại (64 tỷ đồng) là vốn đối ứng của phía Việt Nam Thi công từ năm 2001, đưa vào sử dụng từ năm 2005, có công suất xử lý 7.400m 3 ngày đêm, đây là một nhà máy có công nghệ xử lý nước thải thuộc vào loại hàng đầu tại Việt Nam
• Tuy nhiên, không phải toàn bộ nước thải sinh hoạt của thành phố Đà Lạt đều được đưa về xử lý tại đây Hiện nay, nhà máy này mới chỉ thu gom và xử lý được nước thải của khu vực trung tâm Đà Lạt gồm phường 1, phường 2 cùng một số khu vực của phường 5, phường 6 và phường 8 - nơi có hệ thống đường
Hi ̀nh 3: Nhà máy nước thải Đà Lạt
27 ống đi qua Nước thải qua hệ thống thu gom được đưa về trạm bơm, bơm về nhà máy, xử lý bằng công nghệ cơ học và sinh học theo một chuỗi quy trình riêng Kết thúc quá trình xử lý, nước đạt chuẩn môi trường và được trả ra suối Cam Ly
• Nói một cách khái quát, theo ông Nguyễn Hữu Khải, Giám đốc Nhà máy Xử lý nước thải Đà Lạt, hệ thống xử lý nước thải này được xây dựng là cách để cứu lấy một phần Đà Lạt gồm con suối Phan Đình Phùng cùng khu vực hạ lưu suối Cam Ly bị ô nhiễm trầm trọng lúc đó Chính vì vậy, trong gói thầu của công trình này còn bao gồm cả việc cải tạo lại hai con suối trên một cách cơ bản
“Thay vì cứ để khoảng 5.000m 3 nước thải này thoát ra môi trường gây ô nhiễm, hệ thống này sẽ vận hành đưa chúng về nhà máy xử lý thành nước sạch trước khi trả lại tự nhiên” - ông Khải giải thích
• Sau 8 năm vận hành hệ thống này, hiện Lâm Đồng đang khởi động dự án xử lý nước thải giai đoạn 2 cho Đà Lạt bằng nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng kinh phí trên 300 tỷ đồng Theo ông Khải, giai đoạn 2 khi khởi động cũng không thể kết nối cho toàn bộ các khu dân cư còn lại trên địa bàn vì Đà Lạt tương đối rộng Vì vậy, hệ thống thu gom nước thải sắp đến sẽ được lắp đặt tại các khu vực dân cư có nước thải chảy vào hồ Xuân Hương và trên đầu nguồn hồ Tuyền Lâm gồm phường 3, phường 4, phường 9, phường 10 và thêm một số khu vực khác khi đường ống này chạy qua “Mục tiêu đưa ra cho lần này là việc giải cứu cho hồ Xuân Hương đang bị ô nhiễm và cho cả hồ Tuyền Lâm về lâu dài” - ông Khải cho biết
• Trước nhất, đó là cách làm rất “thiếu trách nhiệm” của một số người tại các khu dân cư nơi có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động: Bằng cách mở nắp ga đường ống thu gom nước thải và đổ vào đây rác thải, xác súc vật chết, có lúc cả chất thải rắn từ các công trình xây dựng vào, gây tắc nghẽn đường ống, làm hỏng hệ thống bơm nước thải về nhà máy Có trường hợp cạy lấy cả nắp ga bằng sắt trên mặt đường gây nguy hiểm cho người đi đường
• Nhưng nghiêm trọng nhất hiện nay là tình trạng đưa nước mưa lẫn với nước thải chung vào đường ống thoát nước thải Hệ thống thoát nước thải này được thiết kế chỉ để dành riêng cho thoát nước thải sinh hoạt (gồm nước từ hầm cầu, nước thải từ giặt giũ, tắm rửa, nấu ăn ), khi đấu nối vào hệ thống này, cán bộ kỹ thuật đã đến từng hộ yêu cầu tách nước mưa tự nhiên ra khỏi nước thải nhưng thay vì dẫn nước mưa ra cống rãnh để thoát tự nhiên thì không ít hộ dân cứ đưa cả đường nước mưa vào chung đường nước thải Và hậu quả là cả hệ thống này hầu như không hoạt động được vì quá tải Nước mưa khi vào mang theo cát, đá sỏi, rác làm tắc nghẽn đường ống, phá hoại thiết bị bên trong đường ống, phá hoại hệ thống máy bơm, làm cho nhà máy mất ổn định trong quy trình xử lý Lượng nước lớn trong đường ống đã gây áp lực, thổi ngược lại làm trào nước thải ra các nhà cầu ở nhà dân trong hệ thống kết nối, thổi bật các nắp hố ga ở những khu vực thấp như đường Phan Đình Phung, đường Tô Ngọc Vân… đẩy nước thải ra môi trường Toàn bộ lượng nước thải chưa qua xử lý này sẽ tràn ra đường, chảy ra suối Cam Ly về hồ Tuyền Lâm “Với một lượng nước thải nhỏ chảy vào hồ thiên nhiên có thể tự làm sạch được nhưng vượt quá ngưỡng sẽ mất cân bằng, gây ô nhiễm với những tác động khó lường trong khi hồ Tuyền Lâm lại là nguồn cung cấp nước cho một phần Đà Lạt” - ông Khải giải thích
• Đã có rất nhiều giải pháp kỹ thuật được Nhà máy Xử lý nước thải Đà Lạt đưa ra để đối phó với tình huống này như thiết kế hệ thống lọc rác và chất thải rắn, thiết kế các van điều phối nước trong đường ống tự động mở cho nước trào ra ngoài khi áp lực nước dâng cao trong mùa mưa, khóa các nắp hố ga chống mất cắp… Nhưng theo ông Khải, tất cả những điều này chỉ là giải pháp tạm thời
“Làm sạch cho môi trường không chỉ là công việc của kỹ thuật mà đây là vấn đề chung của cả cộng đồng, của mọi người, mọi nhà cùng chung tay vào; của cả xã hội, của hệ thống chính quyền thành phố Đà Lạt nữa”
• Giải pháp lâu dài và căn cơ, theo ông Khải, chính là việc vận động mọi người dân trên địa bàn Đà Lạt hiểu rõ được ích lợi của hệ thống thoát nước thải để
29 mọi người cùng chung tay với nhà máy bảo vệ đường ống “Chúng tôi đang tính cách để tuyên truyền đến các trường học trên địa bàn Đà Lạt, vận động các khu dân cư, đưa cán bộ kỹ thuật đến hỗ trợ tách nước mưa ra khỏi hệ thống thoát nước thải và chúng tôi rất cần sự đồng thuận, hướng ứng của người dân vì một Đà Lạt sạch hơn” - ông Khải nói.
Thành phần, tính chất, lưu lượng, quy mô, … nguồn thải
- Theo thiết kế ban đầu, nhà máy chỉ tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu vực trung tâm thành phố
- Tuy nhiên, hiện tại nhà máy đang vận hành tiếp nhận 3 nguồn thải:
• Nước thải sinh hoạt từ khoảng 7.400 hộ dân trong trung tâm thành phố (nguồn chính)
• Nước thải từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã qua xử lý sơ bộ bằng bùn hoạt tính và khử trùng bằng Chlorua vôi
• Nước thải từ khu giết mổ gia súc nằm bên cạnh nhà máy b Tính chất nước thải:
- Nước thải được đưa về nhà máy xử lý là nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh… Nước được thải ra của khoảng 7.400 căn hộ trong khu vực trung tâm thành phố Chỉ thu gom nước thải không thu gom nước mưa
- Theo thiết kế, nước thải được thu gom trực tiếp (thu gom tươi) không qua hầm phốt Tuy nhiên, tại một số hộ dân do khó khăn về địa hình đã đấu nước ra hầm phốt, làm thay đổi một số tính chất đầu vào của nhà máy c Lưu lượng nước thải:
Tải lượng nước thải tại NMXL
Từ trạm bơm chính (TBC)
Từ các bể tự hoại bên ngoài
Từ sân phơi bùn tại NMXL
Tổng cộng tải lượng sẽ phải xử lý tại NMXL
Người được đấu nối người 53.000 53.000
Bình quân giờ /ngày m 3 /giờ 307 2 4 312
Cao điểm giờ/ngày m 3 /giờ 504 2 47 553
Cao điểm giờ/ngày l/giây 140 0.6 13 154
❖ Tải lượng thiết kế: d Hệ thống thu gom nước thải:
- Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình ở khu vực trung tâm thành phố gồm các phường 1, 2, một phần phường 5, 6 và 8 sẽ được kết nối vào hệ thống đường ống thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý nước thải
Thông số Đơn vị Thông số thiêt kế
Trực khuẩn ruột (E-coli) FC/100 ml 10 5
- Lợi dụng địa hình đồi dốc của thành phố để thu gom, nước thải từ các hộ dân đấu nối ra ống thu chảy nơi thấp nhất của từng lưu vực, từ đây ta sử dụng các trạm bơm nâng để đưa nước thải về trạm bơm chính, từ trạm bơm chính nước thải được đưa về nhà máy
- Mạng lưới tuyến cống chính gồm khoảng 45Km đường ống PVC và ống HDPE (đường kính 150 – 600 mm), 01 trạm bơm chính, 07 trạm bơm nâng và hệ thống đường ống áp lực Hệ thống cống được xây dựng tách riêng biệt với hệ thống ống thoát nước có sẵn
- Ngoài ra, 2 nguồn thải phụ được thu gom như sau:
• Nguồn thải từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ được đấu nối vào mạng lưới, đưa về bơm chính rồi đưa về nhà máy
• Nguồn thải từ khu giết mổ gia súc không nằm trong mạng lưới thu gom của thành phố, nó được dẫn trực tiếp qua nhà máy
32 d.1 Sơ đồ đấu nối hộ gia đình: d.2 Trạm bơm chính:
- Trạm bơm chính được xây dựng trên đường Nguyễn Thị Định với công suất 500 m 3 /h bao gồm bể chứa ngầm lắp đặt 3 máy bơm công suất 250 m 3 /h (2 máy bơm hoạt động đồng thời, 1 máy bơm dự phòng); 1 máy phát điện dự phòng; 1 trạm biến áp 250 KVA và 1 phòng trực
- Nước thải sinh hoạt của các hộ trong khu vực được thu vào hệ thống cống và sau đó chảy tập trung về trạm bơm chính Từ trạm bơm chính nước được bơm về xí nghiệp xử lý trong đường ống áp lực d.3 Trạm bơm nâng:
- 07 trạm bơm nâng được lắp đặt tại các khu vực có địa hình thấp để bơm nước thải về trạm bơm chính Trạm bơm nâng được lắp đặt tại các đường: Đinh Tiên Hoàng (trạm số 1); Phan Đình Phùng (trạm số 2); dọc suối Cam
Hi ̀nh 4: Sơ đồ đầu nối hộ gia đình
Ly (trạm số 3 và 4); Nguyễn Thái Học (trạm số 5); Nguyễn Văn Cừ (trạm số 6); Nguyễn Công Trứ (trạm số 7).
Sơ đồ công nghệ theo thiết kế
Bể lọc sinh học cao
Hi ̀nh 5: Sơ đồ công nghệ xử lý của Nhà máy xử lí nước thải
34 b Thuyết minh quy trình công nghệ:
- Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình ở khu vực trung tâm thành phố gồm các phường 1, 2, một phần phường 5, 6 và 8 có khu chung cư mới và bệnh viện đa khoa sẽ được kết nối vào hệ thống đường ống thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý nước thải đầu tiên sẽ đi qua song chắn rác tại đây sẽ có ba song một song chắn rác thô và hai song chắn rác tinh một vận hành bằng tay một vận hành bằng máy cuốn rác bậc thang tại đây rác thô và tinh được giữ lại và chuyển sang cho công trình độ thị lấy đi và xử lý
- Sau khi được tách rác nước được chuyển sang bể lắng cát với ba ngăn riêng biệt thường xuyên vận hành hai ngăn và dự phòng một ngăn với thời gian lưu là 3.3 phút yêu cầu là lắng nhanh lắng các hạt có kích thước lớn
- Từ ngăn lắng cát nước chuyển đến bể lắng hai vỏ, bể này có 8 ngăn lắng cứ 2 ngăn sẽ có chung một ngăn phân hủy chức năng chính của bể này là lắng SS, ngăn phía trên là ngăn lắng chất rắn lơ lửng và ngăn dưới là ngăn bùn phân hủy kị khí ở dưới đáy trong điều kiện hiếm khí và từ đó xả xuống sân phơi bùn
- Nước sau khi đi qua bể lắng hai vỏ phần lớn sẽ lắng được các cặn lơ lửng và được chuyển tiếp qua bể lọc sinh học cao tải , tại đây xảy ra quá trình hiếu khi, nước đi từ dưới lên trên chia đều các tầng phân phối nước tưới đều trên bề mặt và đi qua lớp các vật liệu lọc bằng nhựa hình tổ ong xếp dày đặt phía trong thành bể vi sinh vật bám dính và phát triển trên bề mặt lọc, oxi được cấp từ dưới lên trên qua các ô thông khí phía dưới quanh chân bể, ở bể này vi sinh vật tăng sinh khối và làm giảm tải lượng hữu cơ cho nước và tối ưu hóa quá trình nitrat hóa và BOD được khử
- Sau đó nước được chuyển đến bể lắng thứ cấp có nhiệm vụ lắng thêm một lần nữa và nước sạch sẽ tràn ra các máng tràn đưa về hố bơm tuần hoàn, chuyển một dòng tuần hoàn nước tại đây lên phía trước bể lọc sinh học cao tải để giảm tải lượng hữu cơ cho nước trước khi vào bể lọc sinh học cao tải, tăng cường khả năng tưới lên bề mặt lọc đồng thời mang nhiều oxi trong nước thải lên hơn và dòng tuần hoàn để đảm bảo đủ nước cho bề mặt lọc luôn ẩm ướt giảm sự
35 phát sinh ruồi, ốc sên… trong những ngày cúp điện nước không về hay trạm bơm có sự cố
- Từ hố bơm tuần hoàn nước tiếp tục được đổ ra hệ thống 3 hồ sinh học tận dụng mặt thoáng và ánh sáng mặt trời để khử trùng E.coli để đảm bảo đầu ra sau đó được đổ ra suối là hạ nguồn thác Cam Ly
- Trong quy trình thì bùn cũng được tách ra từ các quy trình gồm: nước xả bể lắng cát trước khi vệ sinh, nước rút của sân phơi bùn, bùn xả và ván bọt của bể lắng thứ cấp, xả cặn của bể lọc sinh học cao tải, chất thải của khu vực văn phòng, nước từ lò giếng mổ gia súc tất cả tập trung đến hố bơm bùn và bơm ngược lên nước đầu vào
*Một số thay đổi của quy trình tại thời điểm tham quan so sới thiết kế:
• Thứ nhất hiện tại có một số thay đổi do hỗn hợp nước thải từ giết mổ gia súc có chứa huyết tương là một chất khó lắng nổi lên trên cũng như tính chất nước đầu vào thu từ hộ dân đa số nước đã ra khỏi hầm tự hoại đã phân hủy một lần rồi mới đổ về nhà máy nên không lắng tốt ở bể lắng hai vỏ làm cho nước đầu ra của bể lắng hai vỏ không đảm bảo còn bẩn cộng với một phần nước từ hố bơm bùn đưa lên làm cho chất lượng nước tại đây rất bẩn Để khắc phục tình trạng trên thì nhà máy đã tách ra một phần tư thể tích của bể lắng hai vỏ nghĩa là tách ngăn đầu tiên của bể lắng hai vỏ ra để chứa hỗn hợp từ hố bơm bùn bơm lên và nước thải từ khu giết mổ tạo điều kiện để kéo dài thời gian lắng lên sau đó mới lắp bơm phân phối vào bể lắng hai vỏ và tiếp tục quy trỡnh do đú hiện tại bể lứng thứ cấp chỉ hoạt động ắ bể
• Thứ hai hiện tại thì phần diện tích của hệ thống 3 hồ sinh học đang được sang lấp cho việc xây dựng mở rộng dự án trong giai đoạn tiếp theo nên có sự thay đổi của nguồn nước đầu ra, sau khi nước
Chức năng, thông số thiết kế và vận hành của các công trình trong hệ thống xử lý
a Hệ thống lưới chắn rác:
Hi ̀nh 6: Lưới chắn rác thô
Chức năng: Lưới chắn rác dựa trên phương pháp xử lý cơ - lý học để loại bỏ các chất không tan và một phần các chất dạng keo trong nước thải Các chất thô như que, củi, giấy, giẻ… được giữ lại Nó có tác dụng bảo vệ hệ thống bơm, van, đường ống, và các công trình phía sau
- Cấu tạo, thông số thiết kế:
Hi ̀nh 7: Mặt cắt ngang và đứng của song chắn rác
❖ Hệ thống song chắn rác gồm có:
Ngăn phân phối là là một ngăn hở xây dựng bằng bêtông với kích thước 1 x 1m và sâu 3 m Đỉnh ngăn phân phối nằm cao hơn mặt đất 1,7 m Trong ngăn có bố trí một tấm tràn đặt cao hơn đáy ống trong hố van 1,7m
Chức năng: Lưới chắn rác thô cho phép cào dọn bằng tay, được dùng để loại bỏ các phần tử lớn không phân huỷ được khỏi nước thải
Các hạng mục xử lý Đơn vị Thông số thiết kế
Vận tốc giữa các thanh m/s 0.8
• Máy cuốn rác bậc thang:
Chức năng: Máy cuốn rác bậc thang vận hành bằng cơ loại bỏ các phần tử nhỏ hơn không phân huỷ được ra khỏi nước thải, bảo vệ vật liệu lọc sinh học không bị dơ bẩn Nếu không sẽ có nhiều nguy cơ sàn đỡ vật liệu lọc nhựa sẽ bị tắc nghẽn
Các hạng mục xử lý Đơn vị Thông số thiết kế Vận tốc giữa các thanh m/s 0.8
Lưu lượng m 3 /s 0.14 Độ sâu của nứơc m 0.50
Chức năng: Song chắn rác mịn được cào dọn bằng tay, được thiết kế để sử dụng khi máy cuốn rác bậc thang không vận hành được hay đang bảo trì
Các hạng mục xử lý Đơn vị Thông số thiết kế
Vận tốc giữa các thanh m/s 0.8
Lưu lượng m 3 /s 0.14 Độ sâu của nứơc m 0.50
Nhân viên trực vận hành có nhiệm vụ kiểm tra hằng giờ và cào sạch rác trên lưới; luôn đảm bảo dòng chảy qua lưới luôn sạch trong suốt ca trực
Do công tác hút hầm tự hoại của xe bồn có thể mang nhiều tạp chất có kích thước lớn nên nhân viên vận hành có trách nhiệm kiểm tra công tác vệ sinh lưới chắn rác khi xe bồn xả nước vào hệ thống Sau đó, công nhân đi cung xe bồn có nhiệm vụ làm sạch lưới chắn rác
Việc khởi động và dừng lưới chắn rác bậc cấp được điều khiển theo thời gian bởi một thiết bị cảm biến mực nước trong mương lưới chắn rác Khi rác đọng nhiều trên lưới bậc thang, mực nước dâng cao, cảm biến sẽ báo động và truyền tín hiệu đến lưới bậc thang, lưới bậc thang tự khởi động thu rác và chuyển đến một băng chuyền (vít tải) hình xoắn ốc Tại đây rác được tách nước và đưa đến thùng chứa
• Máy cuốn, ép rác (vít tải) được vận hành ở chế độ tự động
- Nhân viên vận hành phải chú ý kiểm tra sự ổn định: tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ thân máy Nếu phát hiện máy cuốn rác vận hành liên tục trên 1h thì lập tức kiểm tra dòng chảy qua máy và có biện pháp xử lý kịp thới Kiểm tra rác có được ép khỏi thùng chứa dễ dàng không.trên vít tải có vật lạ hay tiếng động lạ gì không
- An toàn: công nhân vệ sinh, công nhân vận hành phải mang dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân khi làm việc: găng tay, ủng và khẩu trang phòng độc; sau đó vệ sinh sạch sẽ bản thân khi hòan tất công việc
Quan sát sự cố Xử lý
Loại bỏ rác chắn không được tốt Tăng tần suất dọn bỏ rác
Sự cố tràn nước Thứ tự ưu tiên như sau: mở van xả bypass, cào rác cho sạch trên lưới chắn, nhận báo động, đóng van xả bypass
Lưu ý: khi mực nước trong ngăn lưới chắn thấp hơn cảm biến số 1 thì mới nhận báo động được b Bể lắng cát:
Hi ̀nh 8: Bể lắng cát
Trong nước thải thường chứa nhiều các tạp chất vô cơ không hòa tan có vận tốc lắng chìm cao, đường kính lớn hơn 0,1mm như cát, sỏi, xỉ…Các tạp chất này sẽ làm tắc nghẽn đường nước và tăng mức độ bào mòn trong các bộ phận chuyển động quay, các ống các van…
Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các hạt không phân huỷ này, bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, kênh mương dẫn… giảm số lần súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát
❖ Cấu tạo, thông số thiết kế:
Hi ̀nh 9: Cấu tạo bể lắng cát
Ngăn lắng cát cũng được xây dựng dụng hở và bằng bêtông với chiều dài 17.8 m và chiều rộng 1 m/mương Ngăn gồm có ba mương lắng sạn cát, mỗi ngăn đều có cửa chặn
Bể lắng cát Đơn vị Thông số thiết kế
Thời gian lưu nước lại phút 3.3
Ngăn lắng sạn cát được chia thành 3 mương riêng biệt Vận hành luân phiên 2 ngăn trong khi ngăn thứ ba để dự phòng và tiến hành xả cạn vệ sinh hằng tuần 2 ngăn lắng cát vào thứ 2 và thứ 6 hoặc khi có lượng cát lớn hơn 0.65m (tính từ dưới đáy lên), hoặc khi có hiện tượng nổi bọt nhiều trong ngăn lắng cát
Nhân viên vận hành ca 3 ngày chủ nhật và thứ 5 có nhiệm vụ xả cạn 1 ngăn lắng cát cần làm vệ sinh trước khi giao ca, nhân viên vận hành ca 1 ngày thứ 2 và thứ 6 xả cạn ngăn còn lại Trong quá trình xả bể lắng cát nhân viên vận hành phải kiểm tra nước xả tránh cát theo nước xả xuống bơm bùn Trong giai đoạn xả và dừng vệ sinh ngăn lắng cát nhân viên vận hành báo cho trạm bơm để không vận hành cùng lúc 2 bơm
Trình tự xả ngăn lắng cát:
• Kiểm tra đóng van xả của ngăn lắng cát dự phòng
• Mở van nước vào đưa ngăn lắng cát dự phòng vào chế độ vận hành
• Đóng các van mước vào 2 ngăn lắng cát cần làm vệ sinh
• Mở từ từ từng nấc van xả nước của ngăn lắng cát cần làm vệ sinh,kiểm tra không cho cát theo nước xả ra ngoài
• Đóng van xả nước và tiến hành công tác vệ sinh
• Mở van cho nước vào thêm một ngăn, ngăn còn lại dự phòng
Công tác vệ sinh ngăn lưới chắn đầu vào: tiến hành 1 lần/tháng Nhân viên vận hành báo trạm bơm ngưng hoạt động các bơm trong khoảng 2h, mở van xả bypass đầu vào Công nhân tiến hành vệ sinh làm sạch cát đọng lại ở ngăn lưới chắn, có sự hỗ trợ của xe Bobcat
An toàn và vệ sinh:
• Nhân lực: 3 công nhân, 1tài xế
• An tòan lao động: găng tay cao su, khẩu trang phòng độc, ủng
• Dụng cụ: dụng cụ vệ sinh thành bể, vòi và ống dây nước cấp
• Nhân viên vận hành thao tác đóng mở van đầu vào ngăn lắng cát
• Công việc: làm sạch thành bê tông, đáy ngăn lắng, sàn công tác
Kết luận và kiến nghị
- Xử lý nước thải là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội ngày nay Với công suất 7.400 m 3 /ngày đêm, việc đưa nhà mãy xử lý nước thải Đà Lạt vào hoạt động dsxd chấm dứt tình trạng xả nước thải sinh hoạt tràn lan như trước, xóa bỏ tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hàng chục năm qua tại các địa điểm như suối Phan Đình Phùng (ngay khu vực trung tâm Đà Lạt), suối Cam Ly, …
- Qua khảo sát, đánh giá hệ thống và phân tích các yếu tố chính gây ô nhiễm nước, có thể rút ra được một số kết luận sau:
• Hệ thống thu gom nước thải chưa tách biệt với hệ thống thoát nước mưa, gây quá tải về lưu lượng cho hệ thống xử lý
• Hiệu quả xử lý COD, BOD, SS của hệ thống đã đạt quy chuẩn xả thải loại B (QCVN 14:2008/BTNMT)
• Hệ thống chưa xử lý được NH4 đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của hệ thống
- Với nồng độ và tải lượng nước thải sinh hoạt như hiện nay thì nhà máy cần có các biện pháp quản lý và khắc phục hợp lý để nước thải đầu ra luôn ổn định đạt được các giới hạn cho phép xả thải b Kiến nghị:
- Đà Lạt hiện đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước Để xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố sạch thì việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra bên ngoài là hết sức cần thiết và cấp bách Do đó, để nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau:
• Thường xuyên quan trắc chất lượng nước đầu ra xem có đạt tiêu chuẩn xả thải loại B và quan trắc chất lượng nguồn tiếp nhận
• Áp dụng các giải pháp đã đề xuất
• Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức người dân, không để tình trạng xả rác, tự ý đấu nối vào hệ thống làm ảnh hưởng, tắc nghẽn hệ thống thu gom
• Cần nâng cao công suất của nhà máy xử lý nước thải một cách phù hợp và nhanh chóng mở rộng thêm các khu vực thu gom nước thải ra các vùng lân cận trong thành phố
• Tăng cường công tác giám sát các hạng mục và có biện pháp ngăn chặn mùi hôi để đảm bảo sức khỏe cho những người làm việc trong nhà máy cũng như các hộ sống xung quanh nhà máy
Cảm nhận về chuyến đi
Sau chuyến thực tập tham quan, nhóm chúng em cảm thấy rất vui, phấn khích cùng với các cảm xúc khác đan xen lẫn lộn Chuyến đi thực sự giúp bọn ẹm tìm hiểu được những công việc của những người kĩ sư môi trường cũng như Quản lý môi trường Chúng em có thể tiếp cận với thực tế để có thể thấy rằng ngoài việc học lý thuyết trên trường thì việc áp dụng những gì mình học vào thực tế thật sự rất khó, tuy có chút nản lòng nhỏ nhưng bọn em thấy được đó mới là những thử thách và những kinh nghiệm mà chúng em cần có được để sau này trở thành kĩ sư, những người quản lí thật sự có chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu mà đất nước cần
Khi biết được lịch tham quan các địa điểm và trong đó có Vườn rau sạch , thật sự chúng em cảm thấy nhàm chán vì những ý nghĩ : “Rau sạch thì có gì hay đâu mà xem, siêu thị bán quá nhiều rồi” ……hoàn toàn không tạo cho bọn em sự hứng thú Tuy nhiên sau khi đến Đà Lạt và thăm vườn rau sạch, bọn em rất bất ngờ về công việc của những người làm vườn ở đây, tất cả điều là bằng thủ công từ các công đoạn tưới nước bón phân bắt sâu hại tất cả đều làm bằng chính đôi tay của họ, có những giống cây lần đầu tiên chúng em thấy được ngoài đời ví dụ như: Bí khổng lồ, các loại cà chua nhìn rất bắt mắt… Điều đó làm cho chúng em cảm thấy sự phấn khởi trong ngày đầu tiên và mong chờ vào những ngày tiếp theo
Quả thật đúng như chúng em mong đợi, các địa điểm tham quan khác cũng hấp dẫn và còn tuyệt vời hơn nữa.Trước khi đến Viện hạt nhân thì em rất sợ phóng xạ, vì nghe khá nhiều tin trên thế giới về sự cố hạt nhân ở Fukusima ở Nhật bản hay nhà máy Chenobyl ở Ukraina, hay “The Little Boy” và “The Fat Man” trong lịch sử Nhưng sau khi đến Viện hạt nhân, chúng em được hướng dẫn, giới thiệu của các cô chú về các thiết bị đo và cũng như nguyên lí hoạt động của chúng, cho chúng em thấy được thật sự phóng xạ không nguy hiểm như chúng ta vẫn thường nghĩ Từ đó cũng một phần giúp cho chúng em về những quyết định sau kho ra trường Bên cạnh đó, Hai nhà máy xử lí nước cấp Daikin và nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt cho bọn em thấy được nhựng ứng dụng trên thực tế với những thiết bị, bể lọc mà chúng em đã từng học trước đó và việc lợi dụng địa hình vùng cao của Đà Lạt để có những hoạt động cung cấp nước hay xả thải nước ở đây
Và có lẽ kỉ niệm khó quên nhất trong chuyến đi này đó chính là tham quan Vườn Quốc gia Bidup-Núi bà Vì chưa tùng leo núi nên bản thân chúng em cảm thấy rất hào hứng, tuy nhiên khi leo thì mới thấy sự khó khăn mệt mỏi đến cực đại nhưng phải leo tiếp vì chưa về tới nhà hàng để ăn cơm trưa Trong quá trình leo, chúng em còn được anh hướng dẫn viên nói về các loại thực vật trong rừng, cũng như các chính sách giúp bảo vệ rừng được thực hiện bởi các người dân tộc ở xung quanh khu vực Được nhìn thấy Thác nước