Nhóm đã được chị Vy – Một cán bộ nhân viên của nhà máy giới thiệu các giai đoạn hoạt động của nhà máy, đồng thời chị cũng dẫn các bạn sinh viên đi tham quan trực tiếp các bể xử lý và giả
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BÁO CÁO THỰC TẬP
THAM QUAN
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN ĐÀ LẠT
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Uyên Trân 1513604 Nguyễn Thị Linh 1511764 Nguyễn Thị Thu Hà 1510875
Giảng viên hướng dẫn
Thầy Lưu Đình Hiệp
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: Lời cám ơn 4
PHẦN 2: Nhật ký hành trình 5
PHẦN 3: Nhà máy khai thác Bauxit Lâm Đồng 15 1 Giới thiệu chung 15
2 Quy mô dự án và quy trình sản xuất 17
3 Sơ lược về khoang chứa bùn thải 21
4 Sơ bộ ảnh hưởng đến môi trường 23
PHẦN 4: Cảm nhận sau chuyến đi 26
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giúp sinh viên nắm bắt thực tế, trường Đại học Bách Khoa, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tạo điều kiện và sắp xếp chuyến đi thực tập tham quan thực tế Đà Lạt trong 4 ngày 3 đêm đầy ý nghĩa và bổ ích
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lưu Đình Hiệp và Bác Hùng đã hướng dẫn nhiệt tình cho chúng em trong suốt chặng đường tham quan Nếu không có sự giúp đỡ của thầy thì chúng em nghĩ bài báo cáo này khó có thể hoàn thành được, dù trong chuyến đi gặp một số trục trặc nhưng các thầy vẫn cố gắng đồng hành cùng chúng em Bên cạnh đó, chúng em cũng xin cảm ơn đại diện các địa điểm: vườn rau sạch, vườn quốc gia Bi doup Núi Bà, viện hạt nhân, nhà máy cấp nước Dankia Đà Lạt, chi cục BVMT của Sở Tài Nguyên Môi Trường và nhà máy Bô – xít Tân Rai Cám ơn khách sạn Nguyên Phương đã sắp xếp chỗ nghỉ ngơi ăn uống rất tiện nghi cho chúng em
Báo cáo được hoàn thành trong vòng một tuần nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để hoàn thiện kiến thức Sau cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe, chúc thầy luôn giữ được nhiệt huyết để truyền lửa cho các thế hệ sau, để tiếp tục có được các chuyến đi thực tập thành công!
Thân ái!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 01 năm 2018
Trang 5● 12h02p cả đoàn ăn trưa.
● 12h30p đoàn lên xe và tiếp tục hành trình Gần tới Đà Lạt, mọi người được gặp bác Hùng “từ điển sống” của Đà Lạt nghe bác giới thiệu đôi nét về nơi này
● 14h50p đoàn xe đã đến địa điểm tham quan Vườn rau sạch (50 Hồ Xuân Hương, p9 ,
tp Đà Lạt) Tại đây cả đoàn đã được anh Hải và bác Tỵ - những người làm vườn có kinh nghiệm chia sẽ về quy trình trồng rau sạch tại đây,… đồng thời giải đáp thắc mắc do đoàn đặt ra
Trang 6
● 15h50p cả đoàn về khách sạn nghỉ chân
● 16h40 xe đã đến khách sạn (Nguyên Phương và Phương Minh)
● 17h30 cả đoàn ăn tối Sau bửa tối trở về phong tắm rửa, sắp xếp đồ đạc và tự do sinh hoạt và chuẩn bị cho ngày mai tiếp tục hành trình
Trang 7Ngày 2: 09/01/2018
● 6h00p sáng, cả đoàn tập trung tại lầu 5 để ăn sáng
● 6h30p cả đoàn tập trung dưới sảnh của khách sạn để chuẩn bị đến vườn quốc gia Bi doup Núi Bà
● 7h10p đoàn bắt đầu xuất phát Trên xe, mọi người được thầy Hùng giới thiệu sơ lược
về 2 địa điểm bên đường trên đường đi
● 8h15p xe đến Vườn quốc gia, cả đoàn chia làm 3 nhóm (2 nhóm kĩ thuật và 1 nhóm quản lý) và bắt đầu được hướng dẫn đi tham quan
● 8h40p dưới sự giới thiệu, hướng dẫn nhiệt tình của anh Nguyên và anh Quin cả nhóm
đã mở rộng thêm kiến thức về cách quản lý rừng mới của nhà nước, về đa dạng sinh học của khu rừng, về nắm lá ngón của “vợ chồng A Phủ”, về những con vắt hút máu, cũng như trực tiếp trải nghiệm trên một phần con đường mòn của núi rừng rộng lớn
Trang 8● 11h30p ăn trưa tại một khu ăn của nhà hàng trong vườn quốc gia
● 12h30p xe khởi hành đi đến Viện hạt nhân Lâm Đồng
● 14h45p sau khi nghe anh Lê Văn Ngọc – một cán bộ trong Viện hạt nhân chia sẽ về ứng dụng của ngành nghiên cứu hạt nhân, lợi ích, rủi ro của hạt nhân,… đồng thời giải
đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên Cả đoàn chia thành từng nhóm nhỏ và được các chị hướng dẫn các phòng, thiết bị liên quan đến nghiên cứu hạt nhân
Trang 9Sau khi tham quan viện hạt nhân
● 15h40p cả đoàn rời viện hạt nhân, xe đến một tiệm đặc sản Đà Lạt Sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển đến Thuyền Viện Trúc Lâm – một vị trí nổi tiếng tại Đà Lạt để tham quan
du lịch
● 17h30p trên đường về thì đoàn có ghé tham quan Hồ Tuyền Lâm và về khách sạn ăn tối và nghỉ ngơi
Hồ tuyền lâm
Trang 10Ngày 3: 10/01/2018
● 6h00p cả đoàn ăn sáng
● 7h30 cả đoàn xuất phát đến nhà máy cấp nước Dankia Đà Lạt Tại đây, cả đoàn chia thành từng nhóm nhỏ để tham quan nhà máy Chị Vân – môt cán bộ của nhà máy đã giới thiệu cho sinh viên về quy trình hoạt động của nhà máy, nguyên lý hoạt động của bể lọc,… Đồng thời, chị đã hướng dẫn sinh viên tham quan các khu vực xử lý và giải đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên Sau khi tham quan quanh nhà máy cả đoàn được giải lao chụp hình
kỉ niệm cùng chị
Trang 11● 10h30p về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi
● 1h00p cả đoàn di chuyển đến hội trường UBND phường 4 – tp Đà Lạt
● 1h15p cả đoàn đến nơi Tại đây, các bạn sinh viên được chị Nguyễn Khánh Ngân – chuyên viên chi cục BVMT của Sở Tài Nguyên Môi Trường trình bày về các vấn đề môi trường tại tỉnh Lâm Đồng Sau đó chị chia sẽ về những bất cập còn tồn tại, các định hướng tương lai, và giải đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên
● 14h30p kết thúc buổi trò chuyện, cùng chị chụp hình kỉ niệm sau đó tiếp tục di chuyển đến nhà máy xử lý nước thải
● 14h40p xe bắt đầu lăn bánh
Trang 12● 15h00p cả đoàn đã đến địa điểm và chia thành 2 nhóm để các anh chị hướng dẫn cụ thể hơn Nhóm đã được chị Vy – Một cán bộ nhân viên của nhà máy giới thiệu các giai đoạn hoạt động của nhà máy, đồng thời chị cũng dẫn các bạn sinh viên đi tham quan trực tiếp các bể xử lý và giải đáp thắc mắc cho các bạn
● 16h20p xe di chuyển đến trường Cao đẳng Đà Lạt và Nhà thờ Domaine de Marie để các bạn sinh viên tham quan
Trường Cao đẳng Đà Lạt
Trang 14● 9h50p trên đường trở về đoàn xe có ghé qua địa điểm nhà máy Bô – xít Tân Rai – Bảo Lâm – Lâm Đồng Sau khi tập trung thì chia làm 2 nhóm để thuận lợi trong việc nghe một lãnh đạo của công ty giới thiệu về các hoạt động của công ty thông qua mô hình, đồng thời giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên Sau đó mọi người di chuyển đến khoang chứa bùn đỏ
Một phần nhà máy boxit
● 11h30p mọi người dừng chân tại một quán ăn Đồng Tháp để ăn trưa
● 15h15p xe dừng chân tại khu Long Thành để các bạn nghỉ chân Sau đó, tiếp tục di chuyển về thành phố
● 17h20p xe đã đến kí túc xá khu A và các bạn sinh viên lấy hành lý ra về Các bạn ở cơ
sở 1 tiếp tục di chuyển về quận 10
Trang 15NHÀ MÁY KHAI THÁC BAUXIT LÂM ĐỒNG
1 GIỚI THIỆU CHUNG
● Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2010 theo Quyết định số 2350/QĐ-HĐTV ngày 30/9/2010 do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ được viết tắt là LDA Công ty Bauxit Lâm Đồng – TKV (cũ), chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chuyển thành Chi nhánh của Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng – TKV và đổi tên thành Xí nghiệp mỏ - tuyển; đồng thời thành lập thêm chi nhánh trực thuộc là Nhà máy Alumina
● Ngày 29/10/2013 Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam thông qua phương án sắp xếp Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV về việc chấm dứt hoạt động các đơn vị Chi nhánh của Công ty, chuyển mô hình hoạt động 2 cấp về một cấp kể từ ngày 01/11/2013
● Mô hình hoạt động: Công ty TNHH một thành viên, vốn 100% của Nhà nước; Vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng; Doanh nghiệp hạng 1; Hoạt động theo mô hình 1 cấp gồm 12 phòng ban quản lý và
15 phân xưởng sản xuất; Tổng số CBCNV 1.411 người
● Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
˖ Tiếp nhận, quản lý, vận hành, làm chủ công nghệ tổ hợp các Nhà máy tuyển quặng tinh, Nhà máy sản xuất Alumina, các công trình phục vụ dự án, khu khai thác mỏ, hoàn thổ và công tác môi trường
˖ Chuẩn bị lực lượng sản xuất bao gồm nhân lực, nhận vật tư chạy thử, công tác đào tạo vận hành chuyển giao công nghệ
Trang 16˖ Tổ chức, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, củng cố hoàn thiện hệ thống quản lý và duy trì hoạt động sản xuất ổn định mang lại hiệu quả
Hình 1: Tòa nhà hành chính Công ty
Hinh 2: Mô hình tổng quan toàn bộ nhà máy
Trang 172 QUY MÔ DỰ ÁN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
➢ Tổ hợp gồm các khu:
● Khu mỏ tuyển: có chức năng khai thác và tuyển
Quặng tinh sau tuyển sẽ được sản xuất thành Alumina (oxit nhôm ) – sản phẩm trước nhôm Ở Việt Nam mới chỉ sản xuất ra oxit nhôm, muốn sản xuất ra nhôm còn phải qua công đoạn điện phân
Để có 650 000 nghìn tấn/năm thì thông qua nhà máy tuyển phải tuyển được 1 triệu 7 tấn quặng tinh tương đương 4 triệu tấn quặng nguyên khai trên một năm Quặng nguyên khai sau tuyển => quặng tinh
● Khu khai thác : Quặng nằm dưới mặt địa hình, trên có lớp đất màu Khi bóc lớp đất màu bên dưới lộ ra từ 3m đến 5m quặng nguyên khai Sẽ được khai thác bằng cách chia thành các block, loại
bỏ lớp đất phủ, lấy quặng nguyên khai Sau khai thác sẽ phủ lại lớp đất và trồng cây
Quặng vừa được khai thác sẽ được đưa vào kho và đưa vào nhà máy tuyển
Nhà máy tuyển sẽ có nhiệm vụ là tuyển trọng lực Quặng được nghiền, phun nước và rửa để những thành phần không phải quặng nhôm như silic, sét sẽ được tách khỏi Quặng sau khi được tách
sẽ chuyển đến các kho (kho đồng nhất – trộn các quặng để chất lượng đồng nhất hơn bằng các thiết
bị xới phương ngang và phương dọc) và chuyển dần về khu vực nhà máy Alumina bằng đường băng tải dài 5km
Phần bùn và phần thải sau quá trình tuyển sẽ được lắng ở 2 bể lắng Ở bể được châm chất trợ lắng, phần trong sẽ được quay trở về nhà máy phục vụ cho quá trình rửa, phần bùn sẽ được thải ở các hồ thải quặng đuôi Các hồ thải quặng đuôi sẽ tiếp tục được lắng, phần trong được chảy ra các
hồ Và để chảy ra được các hồ này phải thông qua một trạm kiểm soát, đảm bảo các thông số đạt tiêu chuẩn, nếu không đạt thì phải tiếp tục xử lí trước khi xả thải Các hồ thải quặng đuôi khi đầy thì người ta sẽ xây dựng các hồ tiếp theo để tiếp tục xả thải
Trang 18● Khu vực nhà máy Alunina : công suất thiết kế 650000 tấn/năm
Khu đen: dùng nguyên liệu là than
Khu đỏ: xử lí quặng boxit
Khu trắng: sản xuất Alumina
Khu xanh: cải tạo môi trường
Quặng tinh ban đầu sẽ được xử lí nguyên liệu: Nghiền mịn và trộn với xút (Nhôm tan trong kiềm, các thành phần như silic, mangan, sắt lại không tan sẽ tạo ra một pha rắn) Để làm được việc
đó, từ khâu nguyên liệu người ta cho đi qua các bể hay khu vực hòa tách được gia nhiệt để tăng tốc
độ phản ứng, sau khi trộn và gia nhiệt xong sang khu vực tiếp theo sẽ phân ra làm 2 phần rõ rệt:
[1] Một phần pha lỏng ban nãy được đưa vào hệ thống kết tinh, lúc bấy giờ lại giảm nhiệt xuống, lúc này các tinh thể của Nhôm bắt đầu hình thành, sau hệ thống hình thành Hidroxit Nhôm (Hidrat) Sau đó Hidroxit Nhôm đi qua hệ thống phân xưởng để nung, làm bay hơi nước để còn lại Oxit Nhôm (sản phẩm cuối cùng có màu trắng như dạng bột, đây là cái để công ty xuất khẩu và bán
ra thị trường) Bên cạnh đó, Hidrat cũng được xuất bán để phục vụ một số ngành công nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là Oxit Nhôm
[2] Pha rắn bao gồm rất nhiều thứ như: Fe, Mn, Si, lắng đọng lại và được đi qua phân xưởng lắng rửa để bơm qua hồ bùn đỏ (bùn có tính độc hại cao, ví dụ điển hình ở Hungary) nhờ công nghệ Bayer nên bùn được thu hồi một cách triệt để
Giải thích công nghệ :
Tất cả các khoang hồ bùn đỏ được lót kín phía dưới bằng tấm vải nhựa PVC, dưới các khoang
hồ đều có hệ thống, đường ống thu hồi xút để rồi xút chảy xuống lại được bơm quay trở lại nhà máy
để giảm tiêu hao xút (80- 90% lượng xút là được sử dụng lại để phục vụ cho quá trình xử lý nguyên liệu), phần khô dần, lắng đọng lại là bùn đỏ (hiện nay tính độc hại ước tính >=11, chưa là chất thải nguy hại nhưng vẫn cần phải quan tâm chặt chẽ), bùn đỏ khi lắng đọng lại được phủ đất lên để trồng
Trang 19cây, cứ hết khoang này lại đến khoang khác Tuy nhiên có thể áp dụng cách khác như: nếu là nguồn thải khô, lượng pH trong bùn thấp, chuyển vật liệu cho các ngành công nghiệp khác như giao thông, xây dựng,
● Có khu đen để xử lý nguyên liệu than:1 là nhà máy nhiệt điện khoảng 25MW có nhiệm
vụ duy trì hoạt động của nhà máy, k được dừng (khi có sự cố mất điện thì bùn sẽ đóng keo), trích hơi nóng từ nhà máy phục vụ cho quá trình hòa tách, gia nhiệt để tăng tốc độ phản ứng
● Khu khí hóa than: đốt than trong các lò đề tạo ra khí CO từ đó cung cấp CO cho phân xưởng
để nung Khi CO gặp Hidroxit Nhôm thì CO sẽ lấy nước để Oxit Nhôm được tạo thành
Có nhiều hình thức công nghệ trong công ty, không kể đến khai thác, tuyển thì chúng ta có công nghệ hóa luyện – đây là công nghệ mới ở VN, công nghệ liên quan đến nhà máy nhiệt điện, liên quan đến khí hóa than là một tổ hợp rất phức tạp, mang nhiều yếu tố nguy hiểm cho con người cũng như là môi trường cho nên phải kèm theo những hệ thống quản lý, giám sát, xử lý nước, không khí,
xử lý nước thải, khí thải hết sức cẩn thận, chặt chẽ để đảm bảo k ảnh hưởng đến môi trường Cho nên các hệ thống quản lý tự động phải chú ý khi pH có sự chênh lệch thì các đường ra ngoài môi trường phải tự động đóng lại hoặc tự động châm axit trung hòa, sau đó khi đạt điểu kiện chuẩn thì
tự động cho xả ra môi trường Kể cả khí thải cũng phải có hệ thống lọc bụi, quan trắc tự động, k chỉ
ở công ty mà còn có thể trực tiếp cho Bộ hay các ngành liên quan
➢ Tóm tắt quy trình sản xuất: 5 công đoạn chính là Nguyên liệu, hòa tách, lắng rửa, kết tinh, nung.
Quặng tinh khiết trước khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo tính đồng nhất, đảm bảo các chỉ thị trong quá trình sản xuất được ổn định
cho quá trình hòa tách
trong quặng vào trong dung dịch đồng thời loại bỏ tạp chất không tan vào trong bùn đỏ…
Trang 203 Lắng rửa: Bơm thêm chất trợ lắng để bùn đỏ thoát ra hoàn toàn khỏi quy trình, và bơm đến chỗ chứa bùn đỏ
Dung dịch Natri aluminat được lấy từ công đoạn lắng của bùn đỏ trước khi vào hệ thống các vùng kết tinh thông qua hệ thống máy lọc nhằm loại bỏ tạp chất nằm trong thành phần chất lơ lửng trong dung dịch nhằm đảm bảo tinh khiết cho sản phẩm hidrat cũng như alumin
5 Nung: Hidrat trước khi vào nung được đi qua hệ thống máy lọc nhằm giảm hàm lượng nước
và kiềm và nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 213 SƠ LƯỢC VỀ KHOANG CHỨA BÙN THẢI:
● Diện tích 1 khoang bùn đỏ là 16ha, sâu 10m, tuổi thọ 1,3 năm Sau 1,3 năm khoang sẽ đầy Theo quy trình vận hành 1 khoang thải sẽ có 1 khoang dự phòng trong trường hợp mưa lũ khoang đang thải sẽ điều tiết qua khoang dự phòng để phòng ngừa sự cố.Cả hệ thống sẽ có 1 file phòng ngừa sự
cố khi cả khoang dự phòng đều đầy
● Thành phần chủ yếu của bùn đỏ là Fe oxit sắt Fe2O3 tạo thành màu đỏ đặc trưng thành phần thứ
2 là oxit nhôm Dư luận sẽ đánh giá nhiều thành phần bùn đỏ là xút lượng xút ở trong bám dính Lượng xút sau khi lên mẫu phân tích là khoảng 11 12 là chất thải thông thường, bùn đỏ được cơ quan nhà nước công nhận là chất thải thông thường không phải chất thải nghuy hại Lưu trữ theo hình thức chôn lấp sau này sẽ có các nghiên cứu tái sử dụng bùn đỏ như sản xuất sắt xốp hoặc sử dụng làm vật liệu xây dựng, Sau này các khoang được điền đầy sẽ được trải một lớp đất khoảng nửa mét và tiến hành trồng cây để cải tạo Phần nước bùn sẽ được tách tạo xút
● Hiện tại nhà máy đang quy hoạch được 8 khoang nằm trong giai đoạn 1 Khu vực thu hồi bùn được đào lên chìm sâu dưới đất để khắc phục sự cố (Sau vụ Hunggary) được xử lý phức tạp làm sao không ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước môi trường xung quanh
● Mỏ được khai thác 4 năm, tuổi thọ quặng giai đoạn 1 là 29 năm Quy hoạch khoảng 100 năm Tổng diện tích là 1900ha