1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người
Tác giả Hoàng Công Tuấn
Người hướng dẫn PGS. TS. Võ Lê Phú
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa, Khoa Môi trường và Tài nguyên
Chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường
Thể loại Tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG -o0o - BÁO CÁO TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI GVHD: PGS TS Võ Lê Phú 1912354 SVTH: Hoàng Công Tuấn Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023 Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên môn Biến Đổi Khí Hậu – PGS.TS Võ Lê Phú đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong suốt thời gian tham gia lớp học Biến đổi khí hậu của thầy, em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, môi trường học tập hiệu quả, nghiêm túc cùng nhiều trải ngiệm đặc biệt Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bên cạnh đó, nhờ những nguồn tài liệu, những bài báo, bài nghiên cứu hết sức phong phú mà thầy đã gửi đến chúng em mà em đã có cái nhìn rõ nét hơn về những thay đổi, những tổn thương mà Trái Đất chúng ta phải gánh chịu Từ đó, giúp em có thêm nhiều quyết tâm hơn trong việc học tập và làm việc để có thể góp chút sức vào công cuộc đẩy lùi Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên và nhất là những sinh viên đi theo bộ môn Kĩ Thuật Môi Trường Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 1 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH .3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 ĐẶT VẤN ĐỀ 5 NỘI DUNG 6 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 6 1.1.1 Biến đổi nhiệt độ 6 1.1.2 Biến đổi lượng mưa 9 1.1.3 Biến đổi mực nước biển 10 1.1.4 Thiên tai cực đoan 14 1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người 16 1.2.1 Tác động bởi nhiệt độ 16 1.2.2 Lũ lụt, hạn hán và bão 17 1.2.3 Bệnh truyền nhiễm 18 1.2.4 Một số tác động khác 21 1.3 Đề xuất giải pháp 22 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 2 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Nhiệt độ trung bình bề mặt hằng năm so với mức trung bình của thế kỷ 20 từ 1880 – 2020 (NOAA, 2021) 7 Hình 2 Xu hướng thay đổi nhiệt độ bề mặt trung bình các khu vực trên thế giới từ 1990 đến 2020 (NOAA, 2021) 8 Hình 3 Dự đoán mức tăng nhiệt độ trong giai đoạn 2081 - 2100 so với giai đoạn 1995 – 2014 (Claudia Tebaldi, et al., 2021) 9 Hình 4 Biểu đồ phản ánh mức tăng giảm nhiệt độ tại các lục địa và đại dương (NOAA, 2021) 9 Hình 5 Mực nước biển dâng toàn cầu từ 1995 đến 2015 (NASA, 2016) 11 Hình 6 Băng tan hai cực (hình ảnh minh họa) 12 Hình 7 Dự đoán nước biển dâng một số nơi trên thế giới (The Guardian, 2016) 12 Hình 8 Xu thế biến đổi mực nước tại các trạm quan trắc hải văn giai đoạn 1961 – 2018 (Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, 2020) 13 Hình 9 Cháy rừng tại Mỹ 14 Hình 10 Ngập lụt do mưa lũ tại Cologne, Đức năm 2021 (TTXVN, 2021) 15 Hình 11 Hình ảnh nắng nóng hoành hành khắp châu Âu trong mùa hè 2022 (EDO, 2022) 16 Hình 12 Ảnh hưởng của lũ lụt do BĐKH (Viện Tài Nguyên Thế Giới, 2016) 18 Hình 13 Các nhà khoa học lấy mẫu vật nghiên cứu về virus ở vùng Siberia (Viện Địa Chất Nga, 2023) 19 Hình 14 So sánh số người mắc và tử vong do sốt xuất huyết (Hà Quyên, 2017) 20 Hình 15 Một số nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em (NDH, 2013) 21 Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 3 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BĐKH: Biến đổi khí hậu - BTNMT: Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường - EDO: European Drought Observatory (Đài Quan Sát Hạn Hán Châu Âu) - EU: European Union (Liên Minh Châu Âu) - IAEA: International Atomic Energy Agency (Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế) - JTWC: Joint Typhoon Warning Center (Trung Tâm Cảnh Báo Bão Liên Hợp) - NASA: National Aeronautics and Space Adminitration (Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ Hoa Kỳ) - NOAA: National Oceanic and Atmospheric Administration (Cơ Quan Quản Lý Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia) - TTXVN: Thông Tấn Xã Việt Nam - WMO: World Meteorological Organization (Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới) - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 4 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người ĐẶT VẤN ĐỀ Trái đất, với sự ưu ái của mẹ thiên nhiên thuở sơ khai, là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời, hay thậm chí là hành tinh duy nhất trong vũ trụ khả kiến tính đến thời điểm hiện tại được con người biết đến là có hiện diện sự sống Thế nhưng, đi đôi với sự phát triển của con người là những tác động tiêu cực đối với thiên nhiên, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay Biến đổi khí hậu để lại tác động to lớn với mọi sinh vật trên Trái đất, Giờ đây, có thể kể đến một số hậu quả của biến đổi khí hậu như hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, hoả hoạn nghiêm trọng, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, băng ở hai cực tan chảy, bão tố dữ dội và suy giảm đa dạng sinh học Và chung quy lại, tất cả đều tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người Hậu quả của BĐKH đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là cực kỳ nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc gia Xuất phát từ những thực tế đó, em xin chọn đề tài ảnh hưởng của BĐKH đến sức khỏe con người Thông qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin thực hiện tiểu luận, em mong muốn được đưa ra những góc nhìn tổng quát hơn về biến đổi khí hậu và tác động của nó đến sức khỏe con người, đồng thời đưa ra các biện pháp ứng phó, khắc phục, thích hợp Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 5 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người NỘI DUNG 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là tình trạng thay đổi nhiệt độ và các kiểu thời tiết trong thời gian dài Những thay đổi này có thể là tự nhiên, chẳng hạn như thông qua các biến thể của chu kỳ mặt trời Nhưng kể từ những năm 1800, hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, chủ yếu do đốt nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và khí đốt Việc đốt nhiên liệu hoá thạch sẽ tạo ra khí thải nhà kính Nồng độ khí nhà kính hiện nay đang cao nhất trong vòng hai triệu năm qua Loại khí thải này hoạt động giống như một tấm chăn quấn quanh Trái Đất, giữ lại nhiệt của mặt trời và làm tăng nhiệt độ Nhiều người cho rằng biến đổi khí hậu chủ yếu có nghĩa là nhiệt độ tăng lên Nhưng nhiệt độ tăng chỉ là phần mở đầu của câu chuyện Bởi vì Trái Đất là một hệ thống nơi mọi thứ được kết nối với nhau, nên sự thay đổi ở một khu vực có thể dẫn đến những thay đổi ở mọi khu vực khác 1.1.1 Biến đổi nhiệt độ Vấn đề biến đổi khí hậu thường được xem xét nhiều nhất ở yếu tố thay đổi về nhiệt độ Nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh đã tăng khoảng 1,1°C kể từ cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi chủ yếu do tăng lượng khí carbon dioxide và các khí nhà kính do con người tạo ra trong bầu khí quyển (NASA, 2017) Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2018, hàng nghìn nhà khoa học và chuyên gia đánh giá của chính phủ đã thống nhất rằng việc giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5°C sẽ giúp chúng ta tránh được những tác động xấu nhất đến khí hậu và duy trì khí hậu ở điều kiện có thể sống được Tuy nhiên, dựa trên các quy hoạch khí hậu quốc gia hiện nay, mức tăng nhiệt độ toàn cầu có thể đạt 2,7°C vào cuối thế kỷ này Mặc dù sự ấm lên không đồng đều trên khắp hành tinh, nhưng xu hướng tăng của nhiệt độ trung bình trên toàn cầu cho thấy nhiều khu vực đang ấm lên hơn là lạnh đi Theo “Báo cáo khí hậu thường niên năm 2020” của NOAA, nhiệt độ đất liền và đại dương kết hợp đã tăng với tốc độ trung bình 0,13 độ F (0,08 độ C) mỗi thập kỷ kể từ năm 1880; tuy nhiên, tốc độ tăng trung bình kể từ năm 1981 (0,18°C/0,32°F) đã gấp hơn hai lần tốc độ đó Dựa trên phân tích toàn cầu của NOAA, 10 năm ấm nhất được ghi nhận đều xảy ra kể từ năm 2005 và 7 trong số 10 năm xảy ra chỉ kể từ năm 2014 Nhìn lại năm 1988, một mô hình nổi lên: ngoại trừ năm 2011, vì mỗi năm mới được thêm vào kỷ lục lịch sử, nó trở thành Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 6 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người một trong 10 ấm nhất được kỷ lục vào thời điểm đó, nhưng cuối cùng nó đã bị thay thế khi cửa sổ “mười hàng đầu” dịch chuyển về phía trước theo thời gian Hình 1 Nhiệt độ trung bình bề mặt hằng năm so với mức trung bình của thế kỷ 20 từ 1880 – 2020 (NOAA, 2021) Hình 2 thể hiện xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu từ 1990 đến 2020 tính bằng độ F mỗi thập kỷ Màu vàng cho biết ít hoặc không thay đổi, trong khi màu cam và đỏ cho biết những nơi ấm lên và màu xanh lam cho thấy những nơi đã nguội Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 7 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người Hình 2 Xu hướng thay đổi nhiệt độ bề mặt trung bình các khu vực trên thế giới từ 1990 đến 2020 (NOAA, 2021) Không có gì bất ngờ khi thế giới ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ trên mọi lục địa và các đại dương Tuy nhiên, mức tăng không giống nhau ở những nơi khác nhau vì có nhiều yếu tố tác động đến nhiệt độ khác nhau tại mỗi khu vực địa lý Bắc Cực đang ấm lên nhanh hơn khoảng ba lần so với mức trung bình toàn cầu, một phần vì khi hành tinh nóng lên, băng tuyết tan chảy khiến bề mặt có nhiều khả năng hấp thụ năng lượng hơn là phản xạ bức xạ mặt trời Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 8 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người Hình 3 Dự đoán mức tăng nhiệt độ trong giai đoạn 2081 - 2100 so với giai đoạn 1995 – 2014 (Claudia Tebaldi, et al., 2021) Hình 4 Biểu đồ phản ánh mức tăng giảm nhiệt độ tại các lục địa và đại dương (NOAA, 2021) 1.1.2 Biến đổi lượng mưa Biến đổi khí hậu có khả năng khiến các phần của chu trình nước tăng tốc do nhiệt độ trái đất ấm lên làm tăng tốc độ bốc hơi trên toàn thế giới Trung bình, nhiều bốc hơi hơn gây ra nhiều mưa hơn Chúng ta đã thấy tác động của tỷ lệ bốc hơi và lượng mưa cao hơn, và các tác động dự kiến sẽ tăng lên trong thế kỷ này khi khí hậu ấm lên Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 9 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người Tổ chức Khí tượng thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết, trong giai đoạn 1970 - 2019, thế giới đã chứng kiến hơn 11.000 thảm họa thiên tai, khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng và gây thiệt hại 3.640 tỷ USD Hơn 91% số ca tử vong là ở các nước đang phát triển Hạn hán là nguyên nhân gây thiệt hại về người lớn nhất trong riêng giai đoạn này với khoảng 650.000 người chết, trong khi các cơn bão cướp đi sinh mạng của 577.000 người Theo báo cáo, những thảm họa thiên tai như vậy đã tăng gấp 5 lần trong 50 năm qua, phần lớn là do Trái Đất đang ấm lên Báo cáo cũng cảnh báo xu hướng gia tăng số các vụ thiên tai và hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong thời gian tới Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh: "Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, hạn hán ngày càng dày đặc và nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới Đây là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu.” Theo phân tích nhanh của một nhóm các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, biến đổi khí hậu khiến hạn hán, cháy rừng hay nắng nóng thiêu đốt xảy ra mạnh mẽ hơn tại nhiều nơi trên thế giới Cuối tháng 6/2021, một “vòm nhiệt” không khí nóng đã khiến nhiệt độ như thiêu đốt kéo dài nhiều ngày ở phần lớn miền Tây Canada và Tây Bắc nước Mỹ Cư dân thị trấn Lytton thuộc tỉnh bang British Columbia ghi nhận nhiệt kế đo được 49,6 độ C trong ngày 30/6 và đây là mức nhiệt cao chưa từng có ở Canada Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến cho tình trạng hạn hán trong mùa hè năm nay gia tăng ít nhất 20 lần Hạn hán đã làm khô cạn các con sống lớn, phá hủy mùa màng, gây cháy rừng, đe dọa các loài thủy sinh và dẫn đến khan hiếm nước ở châu Âu Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán đã xảy ra nghiêm trọng ở Mỹ, đặc biệt là khu vực phía tây Năm 2021, các đợt cháy rừng do nắng nóng như “địa ngục” tại California (Hoa Kỳ) đã khiến hơn 10.000 người phải sơ tán Hay vụ cháy rừng tại Hy Lạp được Thủ tướng Hy Lạp gọi là “thảm họa sinh thái lớn chưa từng có ở nước này” đã thiêu rụi hơn 100 ha rừng khu vực Địa Trung Hải Năm 2021 cũng ghi nhận nhiều trận bão lụt lịch sử Trận lũ lụt nghiêm trọng nhất ở Đức vào tháng 7 năm nay đã khiến 165 người thiệt mạng sau khi các đợt Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 14 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người mưa lớn trút xuống quốc gia này cũng như Thụy Sĩ, Luxembourg, Hà Lan, Áo và Bỉ - nơi ghi nhận 31 người thiệt mạng Hình 10 Ngập lụt do mưa lũ tại Cologne, Đức năm 2021 (TTXVN, 2021) Năm 2013, siêu bão mang tên Haiyan đã đổ bộ vào Philipines Haiyan là một trong những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận; cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines trong khoảng thời gian đầu tháng 11 năm 2013 Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines trong lịch sử hiện đại, với ít nhất 6.300 người đã chết do bão chỉ riêng tại quốc gia này Trung Tâm Cảnh Báo Bão Liên Hợp JTWC ước tính sức gió duy trì trong một phút là 315 km/h, khiến Haiyan trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được quan sát, xếp ngang hàng với Meranti năm 2016 và bão Goni năm 2020 với tư cách là xoáy thuận nhiệt đới dữ dội nhất ở Đông bán cầu bởi gió kéo dài một phút 1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người 1.2.1 Tác động bởi nhiệt độ Tử vong tăng trong thời tiết nóng, đặc biệt ở người cao tuổi là vấn đề nhức nhối Các trung tâm đô thị thường bị ảnh hưởng đặc biệt bởi vì ảnh hưởng của hòn đảo nhiệt đô thị, dẫn đến nhiệt độ cao hơn các vùng nông thôn và khu vực lân cận Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 15 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người xung quanh Nồng độ ô nhiễm không khí từ đó cũng có thể tăng lên và có thể góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong (A Haines, 2006) Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người Như một minh chứng rõ nét nhất về những gì mà biến đổi khí hậu nói chung và sóng nhiệt nói riêng có thể gây ra cho con người Làn sóng nhiệt của châu Âu năm 2003 - liên quan đến nhiệt độ cao hơn 30 năm so với trung bình 30 năm, không có sự giảm nhẹ vào ban đêm - đã giết chết 21.000 đến 35.000 người ở 5 quốc gia (Paul R Epstein, 2005) Ước tính các hậu quả về sức khỏe do sự nóng lên toàn cầu gây ra bệnh tật hoặc tử vong đối với dân châu Phi sẽ khắc nghiệt hơn 500 lần so với dân châu Âu Dữ liệu giám sát vệ tinh của Liên minh Châu Âu (EU) cho thấy mùa hè năm 2022 là mùa nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận của châu Âu khiến cho lục địa này chìm trong những đợt nắng nóng kỷ lục và hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ Một loạt các đợt nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán kéo dài dẫn đến tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2022 đã phá vỡ mốc kỷ lục trước đó về nhiệt độ thêm 0,4 độ C Hình 11 Hình ảnh nắng nóng hoành hành khắp châu Âu trong mùa hè 2022 (EDO, 2022) Ở Bồ Đào Nha, nhiệt độ lên tới 47 độ C vào tháng 7/2022 khi châu Âu trải qua điều kiện hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm Trên phạm vi toàn cầu, tháng 8/2022 là tháng 8 nóng thứ ba trong lịch sử, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0,3 độ C so với Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 16 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người mức trung bình của tháng 1991-2020 Nắng nóng diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ em Các nhà khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1oC sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17% Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia hiện đang phải đối mặt với những vấn đề này (LuậnVăn.net.vn, 2016) Hạn hán liên miên ở châu Âu khiến cho sản lượng ngô năm 2022 thấp hơn 16% so với mức trung bình của 5 năm trước và năng suất đậu tương và hoa hướng dương giảm lần lượt 15% và 12% Ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực và cuộc sống, sức khỏe con người khắp mọi nơi trên thế giới 1.2.2 Lũ lụt, hạn hán và bão Thiên tai có nhiều tác động đến sức khoẻ Hầu hết các ca tử vong liên quan đến lụt có thể là do lũ lụt nhanh chóng tăng lên, do nguy cơ đuối nước gia tăng Hàng triệu người sống trong các khu nhà ổ chuột trở thành nạn nhân tiềm tàng của các cơn bão hoặc cuồng phong Chẳng hạn, cơn bão Katrina đã làm thiệt mạng 1850 người ở Mỹ, còn cơn bão Nargis đã lấy đi sinh mạng của gần 150.000 người ở Birma, hay bão Haiyan đã lấy đi 6.300 sinh mạng như đã trình bày ở phần trên Trong một số trường hợp, ngập lụt có thể dẫn tới việc huy động các hóa chất nguy hiểm từ việc lưu trữ hoặc tái sử dụng hóa chất đã có trong môi trường, ví dụ như thuốc trừ sâu Một nghiên cứu tình huống về ô nhiễm đất kim loại nặng sau trận lụt sông Meuse trong mùa đông năm 1993-1994 đã kết luận rằng có nguy cơ sức khoẻ đối với người dân sông ngòi như là hậu quả của ô nhiễm chì và cadmium của đất ngập lũ (Albering, 1999) Sau lũ lụt, ở cả nước có thu nhập cao và có thu nhập thấp, số ca mắc bệnh tiêu chảy và hô hấp gia tăng, số ca lây truyền tăng lên ở những nơi đông người di cư (Ahern, 2005) Ở các nước công nghiệp, mặc dù nhiễm trùng ít gặp vấn đề hơn nhưng ảnh hưởng đối với nền kinh tế địa phương vẫn có thể trầm trọng và sự gia tăng những rối loạn tâm thần thông thường như lo lắng và trầm cảm vẫn xuất hiện Những sự gia tăng này có thể liên quan đến thiệt hại cho môi trường gia đình và thiệt hại về kinh tế và có thể kéo dài hơn một năm sau khi ngập lụt (Siddique, 1991) Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 17 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người Hình 12 Ảnh hưởng của lũ lụt do BĐKH (Viện Tài Nguyên Thế Giới, 2016) 1.2.3 Bệnh truyền nhiễm Việc lây truyền nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết Các mầm bệnh được mang bởi côn trùng được tiếp xúc với thời tiết xung quanh Những thay đổi về khí hậu có thể ảnh hưởng đến việc lây truyền các bệnh nhiễm trùng truyền bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa thay đổi, độ ẩm của đất và nước biển dâng Biến đổi khí hậu và băng tan ở hai cực đang làm dấy lên một mối quan ngại đó là các loài virus cổ đại tại các tầng băng vĩnh cửu ở hai cực sẽ được giải phóng, mang lại cho nhân loại thêm các đại dịch mới Kimberley Miner, một nhà khoa học khí hậu tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết: “Có rất nhiều điều đáng lo ngại đang xảy ra với lớp băng vĩnh cửu và (nó) thực sự cho thấy lý do tại sao điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải giữ càng nhiều lớp băng vĩnh cửu đóng băng càng tốt” Lớp băng vĩnh cửu bao phủ 1/5 Bắc bán cầu, đã củng cố vùng lãnh nguyên Bắc Cực và các khu rừng phương bắc của Alaska, Canada và Nga trong nhiều thiên niên kỷ Nó như một loại viên nang thời gian, bảo quản các loại virus cổ đại, xác ướp của một số loài động vật đã tuyệt chủng mà các nhà khoa học đã có thể khai quật và nghiên cứu trong những năm gần đây Lý do băng vĩnh cửu là một phương tiện lưu trữ tốt không chỉ vì nó lạnh mà đó còn là một môi trường không có oxy mà ánh sáng không xuyên qua được Nhưng nhiệt độ ở Bắc Cực ngày nay đang nóng lên nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của hành tinh, làm suy yếu lớp băng vĩnh cửu trên cùng trong khu vực Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 18 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Tiểu luận cá nhân Biến đổi khí hậu và sức khỏe con người Hình 13 Các nhà khoa học lấy mẫu vật nghiên cứu về virus ở vùng Siberia (Viện Địa Chất Nga, 2023) Dấu vết của virus và vi khuẩn có thể lây nhiễm cho con người trước đó đã được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu Một mẫu phổi từ cơ thể của một người phụ nữ được khai quật vào năm 1997 từ lớp băng vĩnh cửu tại một ngôi làng trên bán đảo Seward của bang Alaska có chứa vật liệu gen từ chủng cúm gây ra đại dịch năm 1918 Năm 2012, các nhà khoa học xác nhận xác ướp 300 năm tuổi của một phụ nữ được chôn cất ở Siberia chứa dấu hiệu di truyền của virus gây bệnh đậu mùa Một đợt bùng phát bệnh than ở vùng Siberia – Nga đã ảnh hưởng đến hàng chục người và hơn 2.000 con tuần lộc từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2016 cũng có liên quan đến sự tan băng sâu hơn của lớp băng vĩnh cửu trong mùa hè đặc biệt nóng, cho phép các bào tử cũ của vi khuẩn gây bệnh than là Bacillus anthracis tái sinh từ các khu chôn cất cũ hoặc xác động vật BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan Là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm như dịch hạch, dịch tả Đồng thời còn góp phần thúc đẩy quá trình đột biến của virus gây bệnh cúm như A/H1N1, H5N1 nhanh hơn Đến năm 2080 số người mắc bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260 – 320 triệu người Sẽ có 6 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết Điều này đòi hỏi phải có sự tổ chức lại hệ thống chăm sóc sức khỏe (LuậnVăn.net.vn, 2016) Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 19 Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w