Trong số 13 tỉnh thành tại Đồng bằng sông Cửu Long thì Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu và nó đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, sứ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HỌC KỲ 222, NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú MSSV: 1913151 SVTH: Nguyễn Huỳnh Đức TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 1 3 Phạm vi và giới hạn của để tài 1 I Tổng quan: 3 1 Biến đổi khí hậu .3 2 Nông nghiệp 4 3 Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam: 5 II Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre: ……………………………………………………………………………………… 6 1 Khái quát tỉnh Bến Tre 6 2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu ở tính Bến Tre……………………………………………………………………………………….7 3 Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre 9 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO .18 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề nghiêm trọng đáng để bàn luận của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Việt Nam được biết là một trong sáu quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (Puerto Rico, Sri Lanka,Dominica, Nepal, Peru) và Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong ba đồng bằng bị tổn thương nhất trên thế giới Trong số 13 tỉnh thành tại Đồng bằng sông Cửu Long thì Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu và nó đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe con người, đa dang sinh học, tài nguyên thiên nhiên,…Ngành nông nghiệp phụ thuộc rát nhiều vào tự nhiên nên khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên lao động thuộc ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ lớn, vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế đất nước rất quan trọng Bởi lẽ, nông nghiệp phát triển vững mạnh sẽ là tiền đề vững chắc cho các ngành kinh tế khác phát triển Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều thách thức Ví dụ như nước biển dâng, xâm nhập mặn, thời tiết biến động , hạn hán, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở gia súc, gia cầm (tụ huyết trùng , H1N1…), cây lúa (rầy nậu, đạo ôn…), cây dừa (bọ cánh cứng, bọ vòi voi), cây ăn trái (sâu đục thân, bọ xít…) Hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm đã và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi Vì vậy đây là lý do để em quyết định chọn đề tài “Biến đổi khí hậu gây anh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre” nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả hơn 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ sự tác động của biến đổi khí hậu đến sản cuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 3 Phạm vi và giới hạn của để tài Về không gian: phạm vi của đề tài chia làm 2 cấp độ Cấp độ vĩ mô là những vấn đề tổng thể về biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Đồng bằng song Cửu Long, cấp độ vi mô là ảnh 1 hưởng biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp (trồng trọt: cây lúa, cây ăn trái,…) tỉnh Bến Tre Về thời gian: chọn giai đoạn 2001-2011 Tuy nhiên, những yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, mực nước… thì dùng số liệu kéo dài hơn để có thể đánh giá và kết luận vấn đề được chính xác hơn 2 I Tổng quan: 1 Biến đổi khí hậu 1.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thề giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn địa cầu (Wikipedia) 1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu 90% là do con người, 10% là do tự nhiên, Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm cho đến nay, các nhà khoa học đã nhất trí cho rằng những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông-lâm-ngư nghiệp và sinh hoạt của con người đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, làm Trái Đất nóng lên, biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu Tỷ lệ các hoạt động của con người trong tổng lượng phát thải khí nhà kính (IPCC,2007): Sản xuất điện năng 25,9%; Công nghiệp 19,4%; Nông nghiệp 13,5%; Giao thông vận tải 13,1%; Thương mại và tiêu dung 7,9%; Rác thải 2,8% Nguồn :IPCC 3 2 Nông nghiệp 2.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Đất đai là đối tượng, tư liệu sản xuất chủ yếu: trong công nghiệp, giao thông đất đai là nơi xây dựng nhà xưởng, hệ thống giao thông Trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Bởi vì, mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp là thông qua việc tác động vào đất đai để tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đất đai và khí hậu Đặc điểm này bắt nguồn từ chổ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi Chúng có thể tồn tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên: nhiệt độ, nước, không khí, ánh sáng, và chất dinh dưỡng Các yếu tố này kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất, chỉ cần thay đổi một yếu tố là có hàng loạt các kết hợp với nhau và dĩ nhiên đều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp Mỗi yếu tố và sự kết hợp của các yếu tố thay đổi từ nơi này sang nơi khác Những thay đổi ấy phụ thuộc vào tính quy luật theo lãnh thổ và theo thời gian Đất, khí hậu, nước với tư cách như tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra nông phẩm 2.2 Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Vị trí địa lý: vị trí địa lý của lãnh thổ với đất liền, với các quốc gia trong khu vực và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng SX, tới việc trao đổi và phân công lao động Đất đai: “Đất nào cây nấy, tất đất tất vàng”, Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với việc phát triển và phân bố NN Đất trồng là tư liệu SX chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương hướng SX, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng… Khí hậu: với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán… có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và trong tiêu thụ sản 4 phẩm Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện KH nhất định, nếu vượt quá giới hạn chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết Nguồn nước: muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết như ông cha ta đã từng khẳng định “Nhất nước nhì phân” Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên đều là những vùng NN trù phú, ngược lại nông nghiệp không thể phát triển ở những nơi khan hiếm nước Sinh vật: sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề để hình thành các giống vật nuôi, cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái 3 Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam: Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới, là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước Người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong sản xuất, đã dựa vào các điều kiện vốn có của tự nhiên để mở rộng đất canh tác, nâng cao năng suất qua mỗi mùa vụ Ngày nay, ngoài những kinh nghiệm, người dân đã và đang áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào trồng trọt để nâng cao năng và sản lượng Với những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều sự đổi mới, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng tác hại của chúng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường Hiện nay, khí hậu đang biến đổi từng ngày từng giờ, Trái đất đang ngày một nóng lên, băng ở hai cực đang tan ra, nhiều vùng đất thấp ở ven biển đã bị nhấn chìm trong nước, nhiều vùng đất bị ngập mặn, thiên tai gia tăng, dịch bệnh phát triển mạnh mẽ Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng song Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm… làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ bị thay đổi ở một số khu vực Trong đó, vụ đông ở miền Bắc bị rút ngắn lại, vụ mùa kéo dài hơn, từ đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác Nhiệt độ 5 tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam có khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển sẽ bị ngập lụt hàng năm [30] Diện tích canh tác lúa, hoa màu, trồng muối, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng Nước biển dâng, xâm nhập mặn đồng nghĩa với việc phủ lấp, xâm chiếm các cánh đồng muối, ao hồ nuôi trồng thủy sản Hiện nay chưa có tính toán cụ thể diện tích trồng muối, nuôi trồng thủy sản và các vùng đất ven biển bị tác động của nước biển dâng nhưng con số có thể lên tới hàng chục ngàn hécta Khí hậu biến đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất của người dân Nhiều đồng ruộng vùng đồng bằng ven biển đang dần bị hoang mạc hóa, đất bị nhiễm mặn, hạn hán gia tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản lượng giảm dần Mùa hè, nhiều vùng rơi vào tình trạng hạn hán, thiếu nước trầm trọng, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn Nước sinh hoạt còn khan hiếm thì thử hỏi lấy đâu ra nước để sản xuất? Kèm theo đó là những thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, sâu bệnh phá hoại cây trồng làm cho năng suất giảm, thậm chí có vụ còn trắng tay Một số nơi người dân sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu với liều lượng cao nhằm phòng, chống sâu bệnh và nâng cao năng suất Qua những lần sử dụng đó đã dần tiêu diệt những động vật, côn trùng có lợi như ếch, nhái… ảnh hưởng tới cân bằng hệ sinh thái, tăng thêm sâu bệnh Việc sử dụng nhiều phân bón hóa học với hàm lượng cao và không đúng cách đã làm cho đất đai bị bạc màu, độ phì nhiêu giảm và ít màu mỡ II.Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre: 1 Khái quát tỉnh Bến Tre Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của ĐBSCL, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, nằm ở hạ lưu sông Mekông, được hợp thành bởi ba cù lao lớn: cù lao An Hóa (huyện Châu Thành, Bình Đại), cù lao Bảo (TP Bến Tre, huyện Giồng Trôm, Ba Tri) và cùlao Minh (huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú) Ba cù lao này đượchình thành do phù sa của sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông và sông Ba Lai bồi tụ nhiều thế kỷ qua 6 Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánhsông lớn như những nan quạt xòe rộng ra ở phía Đông Theo kết quả Niên giám Thống kêtỉnh Bến Tre năm 2011, diện tích tự nhiên của Bến Tre là 236.062 ha, chiếm 5,84% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu long Trong đó sản xuất nông nghiệp là 179.672 ha, đất phi nông nghiệp là 55.982 ha, đất chưa sử dụng là 408 ha Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 TP và 8 huyện: TP Bến Tre - trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; 8 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú Toàn tỉnh có 147 xã, 10 phường và 7 thị trấn 2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu ở tính Bến Tre Giá trị SX của ngành NN năm 2011 là 4.208.922 triệu đồng, tăng 1.553.407 triệu đồng so với năm 2001 (tăng 1,58 lần) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,48 %/năm + Ngành trồng trọt có giá trị SX cao nhất, năm 2011 là 2.819.278 triệu đồng, tăng 681.553 triệu đồng (1,3 lần) so với năm 2001 (2.137.725 triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,81 %/năm + Giá trị SX của ngành chăn nuôi năm 2011 là 1.039.387 triệu đồng tăng 610.251 triệu đồng (2,4 lần) so với năm 2001 (429.136 triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,25 %/năm + Giá trị SX của dịch vụ NN năm 2001 là 88.564 triệu đồng tăng lên 350.257 triệu đồng vào năm 2011 (261.693 triệu đồng), tăng 3,96 lần Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 14,74 %/năm 7 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre (2001-2011) Theo giá so sánh 1994, Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre Trong cơ cấu giá trị SX, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ NN tăng lên Cụ thể, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm không ổn định: từ 75,98% năm 2001 giảm xuống 62,54% năm 2005, sau đó tăng lên 64,24% năm 2006, rồi lại giảm xuống còn 56% năm 2009, năm 2010 và 2011 thì lại tăng lên đạt 58,95% Tính chung cho cả giai đoạn 2001 - 2011 thì tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm 17% Tỷ trọng ngành chăn nuôi cũng tăng, giảm không ổn định trong giai đoạn trên, năm 2001 là 20,46% tăng liên tục đến năm 2009 đạt 30,14%, sau đó bắt đầu giảm dần còn 28,26% năm 2011 Giá trị SX của dịch vụ NN thì ổn định hơn, tăng liên tục qua các năm, năm 2001 là 3,56% đến năm 2011 đạt 12,76% Biểu đồ 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre (2001-2011) 8 3 Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre 3.1 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tác động của nhiệt độ : Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng, vật nuôi Tùy thuộc vào giống, giai đoạn tăng trưởng và sinh lý mà có thể cho những khoảng chịu đựng nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước khác nhau Cây trồng vùng ôn đới quen với điều kiện nhiệt độ thấp trong khi vùng nhiệt đới có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao tốt hơn Nếu nhiệt độ cực đoan càng kéo dài thì càng bất lợi cho sự tăng trưởng và năng suất Nhiệt độ không khí cao trong điều kiện canh tác khu ruộng thường xuyên ẩm ướt làm gia tăng mật độ côn trùng, nấm bệnh Sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi suy giảm khó mà có thể chóng chọi lại các côn trùng, nấm bệnh này Khi đó, người nông dân sẽ phải sử dụng nhiều nông dược hơn làm cho chi phí SX gia tăng (thuốc trừ sâu, trừ rầy, trừ nấm ) và ô nhiễm NN trở thành vấn đề nghiêm trọng Đối với lúa nước, nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển Suốt từ giai đoạn đầu cho đến khi tượng khối sơ khởi, đỉnh sinh trưởng của lá, chồi và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của nhiệt độ rất quan trọng Tuy nhiên sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ nước và không khí, đến khi đòng lúa vươn ra khỏi nước vào khoảng giai đoạn phân bào giảm nhiễm thì ảnh hưởng của nhiệt độ không khí quan trọng hơn Do đó, có thể nói rằng nhiệt độ nước và không khí ảnh hưởng đến năng suất và các thành phần năng suất thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng Trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ nước ảnh hưởng thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi Giai đoạn giữa nhiệt độ ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc và trọng lượng hạt Trong phạm vi nhiệt độ từ 22 - 31°C, tốc độ tăng trưởng cây lúa hầu như gia tăng theo đường thẳng cùng với sự gia tăng nhiệt độ + Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp: thiệt hại do nhiệt độ thấp có thể xảy ra ở nơi có vĩ độ cao và cả những vùng núi cao nhiệt đới trong mùa lạnh khi nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 20°C Nhiệt độ xuống thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nảy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu và lùn lại, lá bị mất màu, trổ trễ, bông bị nghẹn, phần 9 chót bông bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường Các giống lúa khác nhau phản ứng với nhiệt độ thấp khác nhau Bón phân lân có thể làm giảm thiệt hại do nhiệt độ thấp + Ảnh hưởng của nhiệt độ cao: thiệt hại do nhiệt độ cao thường xảy ra ở vùng nhiệt đới trong mùa nắng vào giữa trưa khi nhiệt độ vượt quá 35°C và kéo dài hơn một giờ đồng hồ Ở nhiệt độ cao, chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa nhiều Bảng 3.1: Các triệu chứng thiệt hại của lúa do nhiệt độ cao Nguồn: Nxb Nông nghiệp Giới hạn nhiệt độ tốt nhất cho cây lúa phát triển là từ 20 - 30°C, nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất Nhiệt độ vượt quá 29°C thì số lượng nhánh bông lúa sẽ giảm xuống Nhiệt độ tăng lên từ 32 - 35°C sẽ làm tổn hại đến cây lúa Nhiệt độ cao hơn 40°C thì sự tăng trưởng sẽ chậm lại rõ rệt 10 Bảng 3.2: Mức độ chịu đựng của cây lúa đối với nhiệt độ theo giai đoạn sinh trưởng Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre Nhiệt độ trung bình của tỉnh Bến Tre thời kỳ 1991 - 2011 dao động từ 26,8 - 27,3°C và thay đổi rất ít So sánh với bảng 2.1 có thể kết luận rằng: nhiệt độ hiện tại của Bến Tre tương đối thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển Theo các kịch bản BĐKH, nhiệt độ của Bến Tre đến năm 2100 dao động từ 28,3°C -29,5°C Như vậy, trong thời gian tới sự tăng lên của nhiệt độ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa Bến Tre có thể trồng lúa quanh năm, trồng được nhiều vụ trong một năm vẫn có khả năng cho năng suất cao miễn sao đảm bảo đủ nước tưới Tuy nhiên, nhiệt độ càng tăng kết hợp với độ ẩm giảm, hạn hán kéo dài làm gia tăng mật độ côn trùng, nấm bệnh, sức đề kháng của cây lúa giảm sút làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và sản lượng Yếu tố quyết định mùa vụ ở đây là đất đai và chế độ nước Tuy nhiên, ở ĐBSCL biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao, nhất là vào những tháng mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm có thể đạt từ 8 - 10°C tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khô trong 11 cây, giúp cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao Năng suất lúa vụ Đông Xuân thường cao hơn các vụ khác trong năm, ngoài yếu tố độ phì của đất cao hơn (do được bổ sung mùa lũ), bức xạ mặt trời dồi dào hơn thì biên độ nhiệt ngày và đêm cao cũng là yếu tố quan trọng lý giải cho hiện tượng này Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng, nhất là trong vụ Hè Thu, cây lúa sẽ bị ảnh hưởng nhiều ở giai đoạn ra rễ, nở bụi, làm đòng và thụ phấn Các tác nhân có thể gây thiệt hại cho sản xuất cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày ở Bến Te như khô hạn, nhiệt độ cao và xâm nhập mặn ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình vào thời điểm từ giữa đến cuối mùa khô Sự thiệt hại có thể do điều kiện khô hạn kết hợp với nhiệt độ cao làm giảm khả năng thụ phấn và đậu trái cho những cây đang ra hoa; gây cháy nắng, khô múi hay nứt trái cho những loại trái trong thời kỳ đang phát triển; ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng Mặt khác, các tác nhân như lũ lụt kết hợp với triều cường và mưa bão sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng cho cây ăn trái vào giữa cho đến cuối mùa mưa Mặc dầu một số cây ăn trái, đặc biệt những cây từ 10 năm tuổi trở lên thường có khả năng chóng chịu cao, cây không bị chết khi ngập úng nhưng sẽ giảm năng suất đáng kể cho những năm sau vì cây khó phục hồi và không ra hoa kết trái Ở Bến Tre, nhiệt độ trung bình năm ít thay đổi, dao động từ 26 - 27°C và trong tương lai dự báo nhiệt độ tăng không quá 1°C sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái Do đó, Bến Tre rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái nhiệt đới đặc sản miễn sao đảm bảo có đủ nguồn nước tưới Tác động của lượng mưa: Lúa là thực vật ưa nước, trong canh tác, sự bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng nhất định đến năng suất và sản lượng Đối với vụ Hè Thu, khi người nông dân bắt đầu gieo hạt vào khoảng tháng 4 và 5 thì hạn đầu vụ do mưa ít hơn khiến hạt lúa khi mới nảy mầm đã phải đối đầu với tình trạng thiếu nước Vào giữa vụ, hạn bà Chằn kéo dài từ 7 đến 10 ngày, lúa trong thời điểm này trổ bông sẽ giảm năng suất Mưa kéo dài trong giai đoạn thu hoạch khiến cho việc cắt lúa gặp khó khăn, phơi sấy bị hạn chế, lúa bị hư hại và giảm chất lượng Mưa lớn kết hợp với lũ làm cho năng suất và sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng Mưa lớn làm rửa trôi đất màu và giảm hiệu quả của việc bón phân Mưa to thường đi kèm với gió lớn, nhiệt độ xuống thấp, thời gian chiếu sáng 12 giảm, hạn chế quang hợp các yếu tố này tạo nên một tác động cộng hưởng đến khả năng chống ngã đổ, duy trì tăng trưởng Lượng mưa rất quan trọng đối với những vùng canh tác nhờ nước trời Trong điều kiện chủ động tưới tiêu và ảnh hưởng thủy triều như ở Bến Tre thì lượng mưa không quan trọng đôi khi là trở ngại do thiếu ánh sáng, hạn chế quang hợp và gây trở ngại cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và làm lúa ngã đổ thiệt hại lớn đến năng suất, vụ lúa Hè Thu và nhất là vụ Đông Xuân bị thiệt hại nhiều nhất Ngoài ra, sự phân bố mưa bất thường trong năm là trở ngại quan trọng cho SX lúa hơn là lượng mưa, do chúng có thể gây hạn hán hoặc ngập úng cục bộ Mưa nhiều kết hợp với lũ có thể gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa Đông Xuân hoặc cuối vụ Hè Thu Đối với cây ăn trái lượng mưa rất quan trọng vì bổ sung đáng kể cho nguồn nước tưới, hạn chế sự xâm nhiễm mặn vào cuối mùa khô Trong điều kiện chủ động tưới tiêu và kết hợp tốt với thủy triều như ở Bến Tre thì lượng mưa không yếu tố ảnh hưởng quan trọng; có thể trở ngại do thiếu ánh sáng, hạn chế quang hợp, làm giảm thụ phấn, thụ tinh và rụng hoa trái, gãy đổ cành hay cả cây nếu mưa cùng xuất hiện với gió bão, thiệt hại lớn đến năng suất và sản lượng Những năm tới, sự xuất hiện mưa trong năm ngày càng trể hơn và có thể gây ra hạn lớn vào cuối mùa khô và ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn Ngoài ra, lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào cuối mùa mưa tháng 9, 10 kết hợp với ảnh hưởng của triều cường dễ gây ra ngập úng cho các vườn cây Tác động của thiên tai: Mặc dù Bến Tre không phải là nơi tập trung nhiều hiện tượng thiên tai nhưng nguy cơ bất thường về thiên tai là rất lớn Khi bão tố, lốc xoáy bất thường xảy ra việc canh tác sẽ bị thiệt hại nặng nề Cây sẽ bị ngã đổ, vùi dập, các công trình thủy nông phục vụ cho SX NN như trạm bơm, hệ thống cống điều tiết nước, kênh mương, đê bao đều có nguy cơ bị phá hủy khiến việc SX bị đình trệ và giảm sút Thiên tai cũng gây ra những hư hỏng về nhà cửa, thương vong cho người nông dân làm ảnh hưởng nhất định đến SX Các dịch vụ NN như xay xác, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư NN và dịch vụ xã hội như vận chuyển, thu mua, tín dụng nông thôn bị ngưng trệ do tác động của thiên tai làm hạn chế việc phục hồi SX Trâu bò cũng có thể bị chết hoặc giảm năng suất lao động khi có những bất thường về thời tiết khiến chúng yếu đi, dễ nhiễm bệnh 13 Thiên tai và mất mùa khiến một bộ phận thanh niên ở nông thôn có xu hướng rời bỏ làng quê lên vùng đô thị để kiếm sống, vì vậy SX NN gặp khó khăn hơn do thiếu hụt nguồn lao động nông thôn Một bộ phận khác tiếp tục khai thác kiểu tận diệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn lại (tài nguyên rừng, sinh vật hoang dã và thủy sản) làm sản vật tự nhiên bị giảm sút, gây ảnh hưởng tiêu cực ở vùng nông thôn và tạo ra những bất ổn mới Thật khó để có thể định lượng được tất cả những tác động của BĐKH đối với SX NN ở tỉnh Bến Tre Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những tác động tiêu cực mang tính dây chuyền có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến an ninh lương thực và an ninh xã hội Sơ đồ 1.2 là một minh họa mang tính khái quát những quan hệ khi BĐKH gây ra cho HST và SX NN cũng như đời sống của người dân 3.2 Hệ quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tác động đến chăn nuôi gia súc: BĐKH làm giảm sản lượng lương thực, thiếu hụt nguồn cung cấp nước và làm mất cân bằng môi trường sinh thái Hậu quả của sự thay đổi này là làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng khả năng bùng phát lây lan dịch bệnh và giảm năng suất sinh trưởng và sinh sản ở vật nuôi kéo theo hiệu quả chăn nuôi thấp nếu không có giải pháp thích hợp để phòng chống KH thay đổi thất thường, khi nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng đến mức chịu đựng của một số loài, môi trường sinh thái xấu đi tạo điều kiện cho một số vi sinh vật có hại gây bệnh cho vật nuôi Trong những năm qua, dịch bệnh trên gia súc gia cầm không nghiên cứuừng bùng phát với diễn biến và cường độ ngày càng phức tạp, hậu quả là hàng trăm nghìn gia súc - gia cầm bị chết hoặc bị tiêu hủy gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi Dựa vào điều kiện hiện có, Bến Tre đã phát triển ngành chăn nuôi gia súc hiệu quả và đóng góp chung vào giá trị SX ngành NN Theo thống kê năm 2011, toàn tỉnh có 570 trang trại chăn nuôi; tổng đàn trâu 1.788 con; đàn bò 157.399 con; đàn heo 446.552 con; đàn dê 34.679 con Trong thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi gia súc của tỉnh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài yếu tố giá thức ăn công nghiệp quá cao đối với đàn heo và thiếu đồng cỏ để phát triển đàn trâu, bò với quy mô lớn làm cho đàn gia súc không phát triển nhanh được; giá đầu ra không ổn định và ở mức thấp Chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng 14 cao trong ngành chăn nuôi nhưng người nuôi không có lãi vì dịch bệnh đe dọa thường xuyên đến Đây là nguyên nhân chính mà ngành chăn nuôi tiếp tục đạt tỷ trọng thấp trong NN Trước ảnh hưởng của BĐKH, tình hình phát triển đàn gia súc gặp nhiều khó khăn Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố thời tiết và KH khác làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc Một số bệnh như lở mồm, long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả có nguy cơ bùng phát nhanh hơn Dịch bệnh gia tăng trong điều kiện KH thay đổi làm phát sinh thêm chi phí thuốc phòng và trị bệnh vật nuôi, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi nói chung Trong chăn nuôi, dịch bệnh là mối bận tâm thường xuyên nhất của người dân, đặc biệt là những bệnh mới phát có thể lây lan sang người và chưa có thuốc phòng ngừa như bệnh cúm gia cầm Tình hình dịch bệnh gia súc - gia cầm ở tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp Tác động đến trồng trọt: Thời gian qua, thời tiết diễn biến bất thường nên tình hình sâu bệnh trên cây lúa có chiều hướng phát triển mạnh, nhất là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bưu vàng, đốm vằn, sâu đục thân Dịch bệnh diễn biến phức tạp với thành phần dịch hại rất đa dạng, tốc độ lây lan nhanh Trong đó, các bệnh cháy lá, đạo ôn cổ bông, vàng lùn và lùn xoắn, ốc bưu vàng phát triển ngày càng mạnh và diễn biến rất phức tạp Năm 2011 diện tích lúa bị cháy bìa lá là 1.985 ha (tăng 889 ha so với năm 2007) Tương tự: ốc bưu vàng 1.648 ha (tăng 507 ha), đạo ôn cổ bông 663 ha (tăng 478 ha), vàng lùn - lùn xoắn lá 98 ha (tăng 11 ha) BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích NN do nước dâng, nước sông bị nhiễm mặn, diện tích trồng trọt sẽ bị thu hẹp, thiếu đất canh tác Thiên tai, bão, lũ sẽ làm gia tăng hiện tượng sói mòn, rửa trôi, sạt lở ảnh hưởng tới tài nguyên đất Nguy cơ ngập diện tích đất canh tác NN do NBD có thể làm mất diện tích đất canh tác vì địa hình trũng thấp vùng nội đồng và gia tăng diện tích đất nhiễm mặn vùng ven biển là những tác động chính đến đất trồng trọt Trong thời gian qua, do những tác động của điều kiện thời tiết, xâm nhập mặn làm cho diện tích đất trồng lúa tỉnh Bến Tre liên tục giảm và thay vào đó là sự gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ do quá trình chuyển đổi của người dân Năm 2011, diện tích đất NN giảm 1.579 ha so 15 với năm 2006 Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 3.301 ha, đất trồng lúa năm 2011 đã giảm 703 ha Bảng 3.3: Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp của Bến Tre (2006-2011) Đơn vị: Ha Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng xâm nhập mặn là tài nguyên đất bị suy thoái, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Bến Tre có 7,38% diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn thường xuyên, 13% diện tích bị nhiễm mặn nhiều và 24% diện tích bị nhiễm mặn nhẹ, 35% diện tích có nguy cơ suy thoái do xâm nhập mặn Ngăn chặn suy thoái đất ở những vùng bị nhiễm mặn nhiều là vấn đề hết sức cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ nguồn tài nguyên đất có ý nghĩa quyết định cho SX NN 16 KẾT LUẬN Những biểu hiện của BĐKH là nhiệt độ Trái Đất nóng lên, băng ở các vùng cực tan ra dẫn tới các hiện tượng thời tiết hạn hán, bão lũ xảy ra ngày một tăng, NBD ngày một cao hơn BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, đe dọa đến nền hòa bình và an ninh thế giới Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH trong đó Bến Tre là một trong các tỉnh chịu tác động nặng nề nhấtđang phát triển với ngành công nghiệp chưa phát triển vì thế nước ta chưa gây ô nhiễm không khí nhiều Tuy nhiên chúng ta phải gánh chịu hậu quả của hiện tượng Trái đất nóng lên, NBD do các nước phát triển thải ra khí gây HƯNK trong suốt thế kỷ 20 và cho đến nay BĐKH đang ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới Bến Tre Sự dâng lên của nước biển, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa đang biểu hiện ngày càng rõ rệt Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với những tác động này là rất cần thiết 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre năm 1991 2 Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007 3 Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre năm 2011 4 Lê Anh Tuấn (2011), Phương pháp lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương, Nxb Nông nghiệp, TP HCM 5 Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Báo cáo dự án Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản BĐKH Bến Tre và đề xuất phương pháp ứng phó, Bến Tre 6 BĐKH (12/12/2018), Việt Nam - Đứng thứ 6 trong danh sách quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Truy cập từ: https://baotainguyenmoitruong.vn/viet-nam-dung-thu-6-trong-danh-sach-quoc-gia-bi-anh- huong-nang-ne-nhat-do-bien-doi-khi-hau-241819.html 18