Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững

14 0 0
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

5 CHƯƠNG II NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .... 13 Trang 3 MỞ ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN - - TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GVHD: PGS TS VÕ LÊ PHÚ SVTH: TRƯƠNG ĐỨC QUÂN MSSV: 1914851 TP Hồ Chí Minh, tháng 4/2023 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 4 1.1 Biến đổi khí hậu là gì ? 4 1.2 Phát triển bền vững tại Việt Nam 5 1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững 5 1.2.1 Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam (gồm 17 tiêu chí) 5 CHƯƠNG II NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 9 2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu chấm dứt đói nghèo 9 1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu giáo dục có chất lượng 9 1.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu bình đẳng giới 9 1.5 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu công việc tốt và tăng trưởng kinh tế 10 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 11 3.1 Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế 11 3.2 Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu 11 3.3 Bảo về rừng, trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học 11 3.4 Xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác quốc tế 11 3.5 Tổ chức các cuộc thi 12 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 2 MỞ ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, trong đó bão và lũ lụt là thường xuyên và nguy hiểm nhất.Có thể nói, biến đổi khí hậu tác động rất mạnh đến con người, kinh tế - xã hội và môi trường, là thách thức hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và là mối đe dọa lớn đối với phát triển bền vững, cũng như thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam Theo báo cáo thông kê cho thấy ảnh hưởng do thiên tai gây ra đối với nước ta trong những năm gần đây giai đoạn từ 2021 đến 2022 thiệt hại về kinh tế 19.453 tỷ đồng và thiệt hai về người là 175 người.[1] Do đó bài tiểu luận này là nhằm phân tích cụ thể tác hại của biến đổi khí hậu đối với mục tiêu phát triển bền vững và từ đó đưa ra phương án ứng phó chính nó 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 1.1 Biến đổi khí hậu là gì ? Biến đổi khí hậu là những yếu tố tự nhiên như là thay đổi lượng bức xạ (năng lượng) mặt trời, nhiệt độ, áp suất,… hoặc do các tác động của con người Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một thời gian dài, có thể hang thập kỷ hoặc lâu hơn [2] Hình 1.1 nhiệt độ tăng cao khắp toàn cầu Hình 1.2 Mực nước biển dâng cao Hình 1.3 Hiện tương băng tan Hình 1.4 Siêu bão 4 1.2 Phát triển bền vững tại Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.[4] Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền con người Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.[4] Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm "phát triển bằng bất kì giá nào", bởi phát triển bằng mọi giá, là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính quá trình phát triển.[4] Hình 1.5 Mô hình phát triển bền vững 1.2.1 Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam (gồm 17 tiêu chí) 1.2.2.1 Xóa nghèo Xóa đói giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là biểu hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành tựu trong thực hiện chủ trương trong thời gian qua là điểm sáng về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, không ai có thể phủ nhận.[5] 1.2.2.2 Không còn nạn đói 5 Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương.[5] 1.2.2.3 Sức khỏe và có cuộc sống tốt Sức khỏe và có cuộc sống tốt là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình.[5] 1.2.2.4 Giáo dục có chất lượng Theo Unesco, giáo dục vì sự phát triển bền vững là quá trình học tập suốt đời và là một phần không thể thiếu của giáo dục chất lượng, giúp nâng cao nhận thức, xã hội và cảm xúc và hành vi của người học.[5] 1.2.2.5 Bình đẳng giới Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững [5] 1.2.2.6 Nước sạch và vệ sinh Nước sạch và vệ sinh là yếu tố cốt lõi trong phát triển nguồn vốn nhân lực nhằm thúc đẩy năng suất lao động và mức tăng trưởng trong hiện tại và tương lai của Việt Nam.[5] 1.2.2.7 Năng lượng sạch với giá thành hợp lý Năng lượng là trung tâm cho gần như mọi thách thức và cơ hội mà thế giới ngày nay phải đối mặt Có thể là cho công việc, an ninh, biến đổi khí hậu, sản xuất thực phẩm hoặc tăng thu nhập, tiếp cận năng lượng cho tất cả mọi người là điều cần thiết [5] 1.2.2.8 Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người [5] 1.2.2.9 Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng 6 Làm cho các thành phố và khu định cư của cong người dành cho tất cả, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững [5] 2.2.10 Giảm bất bình đẳng Giảm bất bình đẳng, vẫn luôn là cái đích rất quan trọng mà chính sách của mỗi quốc gia, và ở cả cấp độ toàn cầu, hướng tới để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt quan tâm đến nhóm những người thu nhập thấp nhất, người yếu thế và “bên lề xã hội” [5] 1.2.2.11 Các thành phố và cộng đồng bền vững Làm cho các thành phố và khu định cư của cong người dành cho tất cả, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững [5] 1.2.2.12 Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm Yêu cầu các doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm và tái chế chất thải Và giúp các quốc gia thường không tiêu thụ nhiều chuyển sang các mô hình tiêu dùng nhiều hơn và có trách nhiệm hơn [5] 1.2.2.13 Hành động về khí hậu Là những biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó [5] 2.2.14 Tài nguyên và môi trường biển Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững [5] 2.2.15 Tài nguyên và môi trường trên đất liền Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học [5] 2.2.16 Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp [5] 7 1.2.2.17 Quan hệ đối tác vì các mục tiêu Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững Quan hệ đối tác toàn cầu là cần thiết để huy động, chuyển hướng và mở khóa sức mạnh biến hàng nghìn tỷ đô la của các nguồn lực tư nhân để tài trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững [5] Hình 1.6 Mục tiêu phát triển bền vững 8 CHƯƠNG II NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu chấm dứt đói nghèo Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, Việt Nam thường xuyên xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan, như: bão, hạn hán, giông, lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…, tàn phá nghiêm trọng cây lương thực và tài sản của người dân; đồng thời, gây khó khăn trong quá trình trồng lúa và các cây lương thực, gia tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp, kéo theo hệ lụy về nghèo đói gia tăng Tổng hợp thiệt hại do thiên tai năm 2019 của cả nước cho thấy, diện tích cây lương thực bị ảnh hưởng là 40.017 ha Năm 2020, thiệt hại lên tới 209.378ha Điều này cho thấy, thiệt hại do thiên tai năm 2020 lớn hơn nhiều so với năm 2019 Sau những đợt thiên tai, bão lũ, nhiều hộ gia đình đã rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần, thiếu đói; đồng thời, tỷ lệ tái nghèo diễn ra mạnh hơn [6] 1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu giáo dục có chất lượng Biến đổi khí hậu ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng đạt được mục tiêu giáo dục theo nhiều cách khác nhau, làm gia tăng thiên tai, dịch bệnh… ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian, cơ hội đến trường của trẻ Báo cáo của UNICEF thực hiện cùng tổ chức “Fridays for Future” công bố năm 2021 cho thấy, có khoảng 1 tỷ trẻ em – gần một nửa trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới – sống tại 33 quốc gia được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao” bởi tác động của biến đổi khí hậu [6] Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 20/8/2021 cho thấy, thanh, thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu Trong phân tích này, các quốc gia được xếp hạng dựa trên nguy cơ rủi ro của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, chẳng hạn như lốc xoáy và các đợt nắng nóng; cũng như mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc, dựa trên khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của trẻ em Điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em Tại Việt Nam, sau những trận mưa, bão, lũ, lụt, phần lớn cơ sở vật chất, các trang thiết bị giảng dạy nhiều trường, lớp bị hư hỏng, nên nhiều học sinh không thể đến trường hoặc phải học chậm hơn 1.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu bình đẳng giới Biến đổi khí hậu gây ra những tác động khác nhau đối với phụ nữ và nam giới Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% số người chịu các tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu là phụ nữ Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số phụ nữ và trẻ em tử vong bởi các thảm họa thiên nhiên cao hơn 14 lần so với nam giới Biến đổi khí hậu tác động lên cuộc sống và sinh kế của người dân theo những cách thức khác nhau và phụ nữ luôn được coi là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu Trên thực tế, biến đổi khí hậu có thể làm tồi tệ thêm những bất bình đẳng giới, tạo thêm gánh nặng cho phụ nữ Báo cáo thảo luận chính sách của Liên hợp quốc và Oxfam khẳng định, nhiều thiên tai xảy ra do biến đổi khí hậu dẫn đến di cư tăng lên ở Việt Nam Phụ nữ di cư thường kiếm được việc làm ít hơn nam giới và nếu họ ở lại khi các thành viên khác trong gia đình di cư thì họ sẽ phải gánh vác trách nhiệm của nam giới Một tình trạng phổ biến khác là nam giới trong gia đình thường làm việc xa nhà, nên khi thiên tai tàn phá thì phụ nữ buộc phải gánh vác hầu hết các hậu quả của rủi ro thiên tai 9 Sinh kế của người nghèo, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em nông thôn, phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản gần bờ Cuộc sống của họ phụ thuộc khá nhiều vào các hệ sinh thái có sẵn trong tự nhiên Nhưng biến đổi khí hậu đang làm mất đi nhiều khu rừng tự nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học Điều này ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em, vốn cuộc sống chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên Hơn nữa, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, thường phải gánh vác nhiều công việc nặng nhọc, đóng vai trò người chủ gia đình và lao động chính ở những nơi khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên khan hiếm, các vùng bị nhiều thiên tai, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, khiến họ bị giảm cơ hội được giải phóng và bình đẳng 1.5 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu công việc tốt và tăng trưởng kinh tế Biến đổi khí hậu với những biểu hiện bất thường của thời tiết cực đoan đang làm hoang mạc hóa, đất đai bị xói mòn, gia tăng diện tích đất ngập mặn, ngập úng do lũ lụt hoặc hạn hán, làm thiếu đất canh tác, mất đất cư trú, gây ra những thay đổi trong đời sống xã hội và ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả mọi người Thống kê gần đây cho thấy, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, trong 10 năm trở lại đây, đã có 1,7 triệu người di cư ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long vì thiếu đất canh tác, không có việc làm ổn định, tỷ lệ di cư này là gấp hai lần trung bình cả nước [6] Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng 100cm sẽ có 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 4,79% diện tích tỉnh Quảng Ninh, 1,47% diện tích đất các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TP.HCM, 4,79% diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (38,9% diện tích) [6] Hiện nay, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu hecta (trong đó có 4 triệu hecta đất trồng lúa) Nếu mực nước biển dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng hơn 2 triệu hecta đất trồng lúa (khoảng 50%) Điều này đồng nghĩa với việc người dân mất đất sản xuất, mất đi sinh kế, kéo theo đó là gia tăng nghèo, đói [6] 10 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Việt Nam chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, nếu không sớm có các biện pháp tích cực, tương lai sẽ khó lường Do đó, Việt Nam từ lâu đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu Vì vậy, trong những năm tới, để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mục tiêu phát triển bền vững, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: 3.1 Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với những định hướng lớn được Đại hội XIII của Đảng đề ra: “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” [7] Thực chất của việc xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là làm giảm phát thải carbon, giảm phát thải nhà kính, tiết kiệm tài nguyên, góp phần làm giảm các xung đột về môi trường Đồng thời, cần chuyển đổi mô hình phát triển dựa trên hệ sinh thái, tôn trọng các quy luật tự nhiên Theo đó, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác phù hợp với đặc điểm sinh thái của các vùng và địa phương nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, tăng cường hệ thống bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp, thủy sản, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 3.2 Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu Việc nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng, thủy văn và cảnh báo thiên tai; năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu 3.3 Bảo về rừng, trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Đây là nhiệm vụ thiết yếu cung cấp nguồn sống cho con người, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng giới trong phát triển, cân bằng sinh thái thiên nhiên trên Trái đất và tạo sự thịnh vượng, phát triển bền vững của loài người… Do vậy, cần thực hiện tốt nhiệm vụ: “Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển” Thực hiện hiệu quả Quyết định số 524/QĐ-TTg, ngày 1/4/2021[8], của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025″[8]; trong đó, 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng rừng sản xuất, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu 3.4 Xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác quốc tế Tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong huy động nguồn vốn, tăng cường năng lực khoa học – công nghệ Thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương, các tổ chức quốc tế và các đối 11 tác đa phương khác, tìm kiếm cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam 3.5 Tổ chức các cuộc thi Nhằm tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến, mô hình có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai có tính ứng dụng và giá trị cao đời sống xã hội, phục vụ hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu thì việc nhà nước và các doanh nghiệp tạo ra một vài sân chơi để khuyến khích cho các học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ để họ mạnh dạng đưa ra những ý tưởng nhằm để góp phần vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu là việc cần thiết 12 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN Biến đổi khí hậu có thể tác động đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, thể hiện qua các quá trình sau: quá trình diễn ra từ từ, bao gồm các yếu tố: Nhiệt độ tăng, nước biển dâng; và quá trình diễn ra nhanh thông qua việc gia tăng các cực đoan, bao gồm các yếu tố: Bão; lũ lụt; lũ quét; mưa lớn và ngập lụt đô thị; hạn hán; nắng nóng; rét hại; xâm nhập mặn Kết quả tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường [3] cho thấy, mức độ tác động của diến đổi khí hậu đến các mục tiêu phát triển bền vững, tương ứng là: Mục tiêu 6: (10,6%); Mục tiêu 13: (8,9%); Mục tiêu 10: (7,6%); Mục tiêu 1: (6,8%); Mục tiêu 3: (6,8%); Mục tiêu 5: (6,8%); Mục tiêu 9: (6,8%); Mục tiêu 8: (5,9%); Mục tiêu 11: (5,9%); Mục tiêu 2: (5,1%); Mục tiêu 7: (5,1%); Mục tiêu 15: (5,1%); Mục tiêu 12: (4,7%); Mục tiêu 4: (3,8%); Mục tiêu 14: (3,8%); Mục tiêu 16: (3,4%); Mục tiêu 17: (3,0%) Từ kết quả phân tích, có thể thấy các mục tiêu 6 và mục tiêu 13 là nhạy cảm nhất đối với biến đổi khí hậu, nói một cách khác, biến đổi khí hậu và cực đoan gia tăng sẽ gây trở ngại lớn nhất cho việc đạt được mục tiêu 6 về “Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người” và mục tiêu 13 về “Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai” Do đó để giảm thiểu và ứng phó kịp thời đối với thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra thì cần sự đồng lòng của người dân và nhà nước chung tay góp phần vào công cuộc phát triển bền vững 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thiên tai gây nhiều thiệt hại về người và tài sản trong năm 2022, 2022 [2] Võ Lê Phú, Biến đổi khí hậu [3] GS TS Trần Hồng Thái, Đánh giá tác động của cực đoan khí hậu dưới ảnh hưởng biến đổi khí hậu với phát triển bền vững [4] Lê Minh Trường, Phát triển bền vững là gì? Tại sao phải phát triển bền vững?, 2023 [5] Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg, ngày 10/5/2017) [6] Hà Ly, Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đến phát triển bền vững tại Việt Nam, 2022 [7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 117, 154, 242 [8] Đề án một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 524/QĐ-TTg, ngày 1/4/2021) 14

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan