Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sốngxã hội Việt Nam.Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các yếu tố môi trường lượng mưa, nhiệtđộ,… qua các thông số như giá trị trung bình h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
🙞···☼···🙞
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN TRẺ EM TẠI VIỆT
NAM
LỚP L01 - HK 222 NGÀY NỘP 9/4/2023
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Võ Lê Phú
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Trương Thành Phát 1914609
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh – ngày 9 tháng 4 năm 2023
MỤC LỤC MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU……….3
B ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TRẺ EM VIỆT NAM ….4 1 Tổng quan ảnh hưởng của biến đổi khí hậu……….4
1.1 Lượng mưa thay đổi gây ra lũ lụt và hạn hán……… 4
1.2 Nhiệt độ tăng……….5
1.3 Mực nước biển dâng và xâm nhập mặn………5
2 Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trẻ em……….6
2.1 An ninh lương thực……… 6
2.2 Sức khỏe………7
2.3 Nước sạch, vệ sinh và môi trường……….8
2.4 Giáo dục………9
2.5 Bảo vệ trẻ em và các tác động tâm lý xã hội……… 10
2.6 Suy thoái môi trường và tác động đối với trẻ em………11
3 Một vài giải pháp và khuyến nghị đã đang được áp dụng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến trẻ em 3.1 Giải pháp……….12
3.2 Kiến nghị……….13
C PHẦN KẾT………14
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 15
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường là nơi mà chúng ta đang sinh sống, nó cung cấp cho chúng ta tài nguyên, khoáng sảng để phát triển Tuy nhiên, trong công cuộc phát triển của mình, con người đã vô ý, cố ý phá hoại quá mức đến môi trường Từ đó kéo theo sự biến đổi khí hậu một hình thức để môi trường thích nghi với sự tàn phá Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại Nó tác động nhiều phía trong cuộc sống trên toàn thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống
xã hội Việt Nam
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các yếu tố môi trường ( lượng mưa, nhiệt độ,…) qua các thông số như giá trị trung bình hay mức dao động thể hiện qua một khoảng thời gian khá dài là từ vài thập kỷ trở lên “Theo các chính sách hiện tại của chính phủ (IPCC), lượng khí thải sẽ dẫn đến mức nhiệt độ tăng khoảng 2,6-2,7°C vào năm 2100 Tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu sẽ gia tăng nhanh chóng cùng với nhiệt độ ngày càng ấm lên, trong nhiều trường hợp
có thể tạo ra những rủi ro mà con người và thiên nhiên sẽ không thể thích ứng được” [1]
Việt Nam được công nhận là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu [2]
Sức khỏe môi trường định hình sức khỏe, thành tích học tập và hạnh phúc của trẻ em theo một cách sâu sắc Chúng ta sẽ không bao giờ biết được việc chúng ta làm hôm nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con em chúng ta sau này Chúng ta, những người trưởng thành còn đang khó khăn để thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu, vậy còn trẻ em thì sao Chúng có sức đề kháng yếu, thiếu hiểu biết hơn chúng ta, vậy mà chúng cũng đang đối mặt với biến đổi khí hậu giống như chúng ta
Đã đến lúc phải hành động vì con em chúng ta!
Trang 4B ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TRẺ EM VIỆT NAM
1 Tổng quan hưởng của biến đổi khí hậu
1.1 Lượng mưa thay đổi gây ra lũ lụt và hạn hán
Cổng thông tin Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam có nguy cơ xảy ra
lũ lụt rất cao, xếp thứ nhất cùng với Bangladesh năm 2016 [3] Các nghiên cứu cho rằng khoảng 33% dân số Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng lũ lụt với với chu kỳ lặp 25 năm, con số này có thể tăng lên 38 - 46% vào năm 2100 Như vậy tính dễ bị tổn thương do lũ lụt tăng khoảng 13 - 27% so với tỷ lệ hiện tại và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của mức nước biển tăng Điều này được ước tính tác động đến GDP là 3,6 tỷ USD vào năm 2030 [4]
Năm 2015-2016, Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, ảnh hưởng đến hơn hai triệu người (trong đó có 520.000 trẻ em) tại 52 trong số 63 tỉnh thành, với tình trạng khẩn cấp được ban bố tại 18 tỉnh [3] Trong giai đoạn đỉnh điểm của hạn hán (tháng 2/ tháng 5 năm 2016), ước tính có khoảng 2 triệu người không có nước sử dụng hoặc sinh hoạt, 1,1 triệu người không được đảm bảo an ninh lương thực và hơn 2 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiệt hại hoặc mất sinh kế Đối với các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, tổng nhu cầu phục hồi từ tháng 10 năm 2016 đến năm 2020, là tương đương 1,2 tỷ Đô-la Mỹ Những dự báo về hạn hán trong thế kỷ 21, dựa trên kịch bản RCP 8.5, cho thấy hạn hán có thể xảy ra thường xuyên hơn và lâu hơn ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam [5] Ở khu vực sông Cửu Long, (theo
Trang 5kịch bản RCP 8.5), lượng mưa mùa khô được dự báo sẽ giảm 10-20% vào năm
2050 và 20-40% vào năm 2100 [6]
Các tác động khu vực xảy ra tại Việt Nam Khu vực sông Mê-kông được coi là một trong những “điểm nóng toàn cầu” có nguy cơ cao nhất về tính dễ bị tổn thương liên quan đến khí hậu [7] do dân số cao và tầm quan trọng của khu vực này đối với sản xuất lương thực và số lượng các quốc gia đầu nguồn phụ thuộc vào việc sản xuất lương thực này Ước tính có khoảng 1-1,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn hán tại 9 tỉnh của khu vực sông Mê-kông, chiếm 13-17% tổng dân số Tỉnh Ninh Thuận cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, với tình trạng khẩn cấp được ban bố vào năm 2015 Năm 2016, hạn hán ở Tây Nguyên
đã khiến mỗi người nông dân thiệt hại 60% sản lượng cây trồng [8]
Tại thành phố Đà Nẵng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán trong những năm qua đã gây ra những thiệt hại đáng kể về nhà ở, việc làm,
cơ sở hạ tầng và gây áp lực đối với công tác cấp nước, vệ sinh thực phẩm và sinh kế Những thách thức này được dự đoán sẽ gia tăng cùng với sự phát triển, BĐKH và gia tăng dân số
1.2 Nhiệt độ tăng
Nhiệt độ tăng cũng góp phần làm vào quá trình axit hóa đại dương và khiến đại dương ấm lên, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật biển, bao gồm sức khỏe, sinh sản và di cư của các loài sinh vật biển, kết hợp với những căng thẳng khác như tình trạng đánh bắt quá mức và ô nhiễm [3] Nhiệt độ cao
có thể gián tiếp góp phần gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở các khu vực ven biển, khi nước ngầm ngọt giảm trong tầng chứa nước (ví dụ như trong thời kỳ hạn hán) và nước mặn càng xâm nhập vào các tầng chứa nước, tạo thành một nêm mặn bên dưới nước ngọt Khu vực với độ mặn hỗn hợp này có thể dịch chuyển vào đất liền trong thời kỳ khô hạn, khi nguồn cung cấp nước ngọt giảm, đây là một điều thường xuyên xảy ra ở khu vực sông Cửu Long
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,5 độ C đến 0,6
độ C trong 50 năm qua (1958 – 2007) và dự kiến sẽ tăng 3,36oC vào năm 2080 – 2100 Vào cuối thế kỉ 21, số lượng các đợt sóng nhiệt (3 ngày nắng nóng liên tiếp) được dự báo sẽ gia tăng ở hầu hết các vùng miền của Việt Nam, đặc biệt là khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có thể tăng thêm từ 6 đến 10 đợt sóng nhiệt
Tổng số ngày nóng hàng năm (nhiệt độ trên 35°C) được dự báo sẽ tăng thêm 27 ngày vào năm 2050 (so với năm 1980-1999), dẫn đến tình trạng có thể được coi là căng thẳng nhiệt mãn tính ở một số khu vực, ngay cả khi theo kịch
Trang 6bản phát thải thấp hơn Vào cuối thế kỷ 21, những mức tăng này được ước tính
là 60-70 ngày ở một số vùng Cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong số các khu vực thành thị trên toàn cầu bị đe dọa bởi cái nóng “chết người” [3] Vào cuối thế kỷ 21, số lượng các đợt sóng nhiệt (3 ngày nắng nóng liên tiếp) được dự báo sẽ gia tăng ở hầu hết các vùng miền của Việt Nam, đặc biệt là khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có thể tăng thêm từ 6 đến 10 đợt sóng nhiệt [3]
1.3 Mực nước biển dâng và xâm nhập mặn
Mực nước biển dâng là do sự giãn nở nhiệt của đại dương, băng tan từ các sông băng và các tảng băng nhỏ, Greenland và Nam Cực tan chảy và mất băng,
và những thay đổi về trữ lượng nước mặt Mực nước biển dâng ngày càng tăng,
do tình trạng BĐKH, sẽ dẫn đến nhiễm mặn, lũ lụt và xói mòn do nước dâng do bão, và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, con người, bao gồm y tế, di sản, nước ngọt, đa dạng sinh học, nông nghiệp, thủy sản và các dịch vụ khác Nhiệt độ tăng ở các tầng trên của đại dương cũng gây ra nhiều cơn bão dữ dội hơn và tần suất lũ lụt lớn hơn, cùng với mực nước biển dâng, đã gây ra những tác động đáng kể đến các khu vực ven biển và vùng trũng nhạy cảm [3]
Ở một số vùng ven biển, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền lên đến
90 km, khiến nước sông quá mặn đối với con người hoặc động vật; quá mặn không thể tưới tiêu cho cây trồng và nuôi cá [3] Kết quả cho thấy tỷ lệ người dân ở khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn năm 2012 là 39,5%,
sẽ tăng lên lần lượt là 41,4%, 45,3% và 47,6% vào các năm 2020, 2030 và 2050
Kể từ tháng 1 năm 2016, hơn hai triệu người ở 18 tỉnh miền Nam Việt Nam đã
bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn liên quan đến hiện tượng El Niño -Dao động phương Nam, hiện tượng này được coi là ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu [6]
Mực nước biển dâng thêm một mét sẽ làm ngập một ¼ diện tích thành phố
Hồ Chí Minh, đây thành phố lớn nhất Việt Nam và là nơi sinh sống của hơn 6 triệu người Những thay đổi về mô thức và cường độ lũ lụt tại khu vực sông Cửu Long, cũng như những thay đổi về độ mặn do nước biển dâng đe dọa các ngành thủy sản – trái cây – lúa gạo Ngoài ra, mực nước biển dâng một mét sẽ làm ngập chín khu vực đa dạng sinh học chính ở Đồng bằng sông Cửu Long [3] Tại thành phố Đà Nẵng, hạn hán và xâm nhập mặn trên các sông ngày càng ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước, từ đó làm tăng thêm áp đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội như phát triển du lịch, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng [9] Vào tháng 8/2018, tình trạng mặn xâm nhập vào sông Cầu Đỏ khiến
Trang 7nguồn cấp nước cho nhiều khu vực trên địa bàn thành phố bị thiếu trầm trọng [10] Đà Nẵng là thành phố có nguy cơ cao chịu tác động của BĐKH Theo kịch bản BĐKH của Việt Nam, được cập nhật vào năm 2012, mực nước biển trong khu vực của thành phố sẽ tiếp tục tăng lên, khiến một khu vực khoảng 2,4 km2
dễ bị ngập lụt vào năm 2030
2 Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trẻ em
2.1 An ninh lương thực
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã khẳng định với sự chắc chắn cao rằng sẽ có “tác động tiêu cực đáng kể” đến dinh dưỡng cho trẻ em [3]
Ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng mưa thay đổi ( có thể
là hạn hán hoặc lũ lụt đều ảnh hưởng đến nông nghiệp), nhiệt độ tăng, xâm nhập mặn,… Những tác động này đối với ngành nông nghiệp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ mất mùa hoàn toàn đến năng suất giảm triền miên và thu nhập thấp hơn cho các hộ gia đình, tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 50 năm tới, khoảng 50% diện tích canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn và hàng triệu cư dân sẽ bị thiệt hại
do mất nhà ở hoặc mất sinh kế Năm 2020, tổng số người dự kiến bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 685.558 người, trong đó có 141.781 trẻ em [11] Nhiệt độ đại dương cao hơn cùng với quá trình axit hóa có thể khiến các hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học gặp rủi ro - điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của các cộng đồng ven biển tại Việt Nam, nơi phụ thuộc vào hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ [3] Việc giảm sản lượng đánh bắt có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực đối với trẻ
em và các gia đình, cả về nguồn thực phẩm và thu nhập từ bán cá
Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực, vì những giai đoạn thiếu dinh dưỡng có thể góp phần làm chậm quá trình phát triển, trẻ em được đi học ít hơn do thu nhập hộ gia đình thấp hơn, và tăng khả năng mắc các bệnh không lây nhiễm trong cuộc sống sau này Tình trạng không đảm bảo an ninh lương thực cũng đe dọa sức khỏe bà mẹ, điều này có liên quan mật thiết đến khả năng sống sót và phát triển của trẻ trong những năm đầu đời [3]
Nhìn chung, Việt Nam đã có thể đảm bảo an ninh lương thực mặc dù những thách thức gần đây về biến đối khí hậu Việt nam đã có thể duy trì và tăng sản lượng gạo và thủy sản Tuy nhiên tỷ lệ suy sinh dưỡng thể thấp còi vẫn
Trang 8còn rất cao ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi (32% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 17.1%) [12]
Trẻ em cần nhất là dinh dưỡng để phát triển vì thế lương thực là một trong những vấn đề thiết yếu cần giải quyết Tuy tình hình an ninh lương thực ở Việt Nam vẫn đảm bảo ở hiện tại, tuy nhiên không ai có thể nói trước được tương lai,
vì thế an ninh lương thực vẫn là một vấn đề khá đau đầu
2.2 Sức khỏe
Tiếp đến chúng ta sẽ bàn về vấn đế quan trọng không kém sau dinh đưỡng
đó là sức khỏe Sức khỏe là một vấn đề khó khăn đối với cả người lớn, trẻ em còn căng thẳng hơn thế vì sức đề kháng của chúng rất yếu cộng với đó là kiến thức của chúng cũng không quá phong phúc, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng không có nhiều nên sẽ rất khó khăn để chúng tự đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân chúng
Hạn hán, khan hiếm nước và lũ lụt được cho là làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường nước, bệnh lây truyền qua véc-tơ truyền bệnh và bệnh truyền qua thực phẩm như tiêu chảy, sốt xuất huyết và sốt rét Lũ lụt dẫn đến thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì họ có ít cơ hội học bơi hơn nam giới [13] Trẻ em ở các khu vực thành thị tại các nước kém phát triển đặc biệt có nguy cơ mắc các bệnh do nguồn nước gây ra, vấn đề này có thể gia tăng do mưa quá nhiều và lũ lụt cục
bộ [3] Các dấu hiệu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở Việt Nam và được dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn Lũ lụt được coi là thiên tai lớn liên quan đến khí hậu và ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em tại Việt Nam [3]
Sự gia tăng số ca trẻ em nhập viện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có liên quan đáng kể đến tình trạng lũ sông theo mùa, và tình trạng này càng thêm nghiêm trọng khi lũ lụt làm gia tăng lượng mưa, những ca nhập viện dự kiến sẽ tăng lên [14]
Nhiệt độ môi trường cao hơn cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai cũng đã cho thấy làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh ở trẻ em Ví dụ, nhiệt
độ trung bình tăng 1o C có liên quan đáng kể đến nguy cơ tiêu chảy tăng 0,4%, bệnh lỵ trực khuẩn tăng 2,5%, bệnh quai bị tăng 0,9%, nguy cơ cúm tăng 1,1%, nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng 5%, nguy cơ mắc bệnh sốt rét tăng 0,4%
và nguy cơ mắc bệnh dại tăng 2%46 Các tài liệu hiện nay cho thấy trẻ em rất dễ
bị tổn thương khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và rõ ràng là phụ nữ mang thai và trẻ
em chưa sinh cũng dễ bị tổn thương hơn bởi tình trạng tiếp xúc với nhiệt độ cao
Trang 9Ví dụ, sự gia tăng tiếp xúc với nhiệt độ cao do BĐKH được cho là sẽ làm tăng
tỷ lệ sinh non, giảm trọng lượng khi sinh và tăng tỷ lệ thai chết lưu [15]
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Y tế (Giai đoạn
2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050) được đưa ra bởi Cục Quản lý môi trường y tế (BYT) đưa ra các khuyến nghị dựa trên các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao hơn góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng, và tỷ lệ nhập viện, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ em Nhiệt độ tăng 1oC sẽ khiến tỷ lệ nhập viện của trẻ em tăng 3,4 - 4,5%
2.3 Nước sạch, vệ sinh và môi trường
Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng BĐKH theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các tác động tiêu cực đến nguồn nước và chất lượng nước uống, cũng như việc cung cấp các dịch vụ vệ sinh và môi trường, và tác động đến việc đầu tư và cơ sở hạ tầng và các cộng đồng phụ thuộc vào những quyết định này [16] Việt Nam đã đạt vượt mức các chỉ tiêu Thiên niên kỷ về nước sạch và vệ sinh môi trường với 82% và 68% dân
số được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường được cải thiện Hiện nay, 98% of tổng dân số (khoảng 97 triệu người) được tiếp cận nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 78% dân số sử dụng nhà tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế Mặc
dù vậy, vẫn cần ghi nhận rằng chỉ khoảng 10% người dân nông thôn và 61% ngưới dân thành thị được tiếp cận nước máy [3] Số lượng và chất lượng nước uống bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi, cường độ mưa và nhu cầu sử dụng và tác động tới nguồn nước ngầm trong thời gian dài hơn Tác động của biến đổi khí hậu có thể khá nghiêm trọng đối với người dân nông thôn do tình trạng tự cung cấp nước (41% dân số nông thôn ở Việt Nam) Nhóm người dân này đối mặt với sự thiếu nước do biến đổi khí hậu do việc cấp nước không ổn định và khả năng tích trữ của hộ gia đình để vượt qua giai đoạn khó khăn khi việc cung cấp nước bị gián đoạn Chất lượng của nước tự cung cấp thường không được đảm bảo do việc thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của chất lượng nước và sự hạn chế trong lựa chọn xử lý nước ở cấp hộ gia đình Việc tự cấp nước có ảnh hưởng tiêu cực bởi các sự kiện khí hậu khắc nghiệt như lụt lội cũng như việc ô nhiễm
do phân bón nông nghiệp và vệ sinh môi trường không an toàn
Một loạt lũ lụt và bão đã ảnh hưởng đến chất lượng nước thông qua làm hỏng các đường ống dẫn nước và và giếng tự đào, làm giảm sự sẵn có và tăng
sự nhiễm bẩn nguồn nước và chi phí vận hành Nước không hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh kém góp phần làm gia tăng bệnh tật, như tiêu chảy, nguyên nhân lớn thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [3] Điều đáng
Trang 10chú ý là khoảng 65% hộ gia đình ở Việt Nam thiếu nguồn nước tại hộ gia đình, phụ nữ và trẻ em gái được coi là có trách nhiệm đi lấy nước sạch, gánh nặng này đặc biệt lớn hơn đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (cao hơn 10% ở các hộ gia đình dân tộc thiểu số) Ngoài ra, mặc dù phụ nữ vẫn là người sử dụng nước sinh hoạt chính, nhưng họ ít có khả năng tham gia vào việc ra quyết định đối với nguồn cấp nước sinh hoạt hoặc nước công cộng [17]
Vì thế tài nguyên nước là vô cùng quan trọng đối với đời sống Nó còn quan trọng gấp bội phần đối với sự phát triển của trẻ em vì trong cơ thể người 70% là nước Đảm bảo nguồn nước sạch luôn đủ đầy cũng là một thách thức đối với các nhà chức trách
2.4 Giáo dục
Cơ sở hạ tầng trường học bị mất mát hoặc hư hại thường do tình trạng lũ lụt nghiêm trọng gây ra, điều này có thể khiến trường học phải đóng cửa và giáo dục bị ảnh hưởng Hạn hán, kéo theo tình trạng khan hiếm nước cũng có thể ảnh hưởng đến giáo dục nếu chất lượng và lượng nước sẵn có tại các trường học bị ảnh hưởng Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn cùng với căng thẳng
do nắng nóng có thể làm giảm khả năng học tập của trẻ và ảnh hưởng đến khả năng giảng dạy của giáo viên trong Cơ sở hạ tầng trường học bị mất mát hoặc
hư hại thường do tình trạng lũ lụt nghiêm trọng gây ra, điều này có thể khiến trường học phải đóng cửa và giáo dục bị ảnh hưởng Hạn hán, kéo theo tình trạng khan hiếm nước cũng có thể ảnh hưởng đến giáo dục nếu chất lượng và lượng nước sẵn có tại các trường học bị ảnh hưởng Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn cùng với căng thẳng do nắng nóng có thể làm giảm khả năng học tập của trẻ và ảnh hưởng đến khả năng giảng dạy của giáo viên trong [18]
BĐKH cũng có thể tác động gián tiếp đến giáo dục: khi cây trồng bị ảnh hưởng và sản lượng nông nghiệp giảm, thu nhập hộ gia đình thấp hơn và việc trang trải chi phí học tập trở nên khó khăn hơn Trẻ em cũng có thể phải phụ giúp thêm công việc nhà nông, và do đó có thể không được đến trường Ngoài
ra, do sự phân công lao động theo giới, trẻ em gái thường có nguy cơ phải làm các công việc nhà nông nhiều hơn, dẫn đến tình trạng nghỉ học nhiều hơn và tỷ
lệ bỏ học sớm cao hơn Thiên tai liên quan đến BĐKH có thể góp phần làm gia tăng tỷ lệ học sinh bỏ học, học kém Trong một số trường hợp, trẻ em, đặc biệt
là trẻ em gái, có nhiều khả năng sẽ phải nghỉ học và tham gia vào công việc lao động, đặc biệt là sau khi xảy ra thiên tai hoặc trong tình trạng suy thoái môi trường kéo dài [3] Việc thường xuyên nghỉ học và không duy trì việc học liên