Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng đến sức khỏe con người

25 1 0
Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ---o0o--- BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG -o0o - BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI SVTH: Phạm Duy Hùng 1911289 GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023 MỤC LỤC Danh mục bảng 2 Danh mục hình 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 4 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 4 1.1.1 Khái niệm về khí hậu 4 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất 4 1.1.3 Khái niệm về biến đổi khí hậu và các bằng chứng về sự tương quan giữa khí nhà kính và biến đổi khí hậu 5 1.1.4 Các tổ chức, báo cáo, cam kết liên quan đến biến đổi khí hậu 9 1.2 Tác động của biến đổi khí hậu 10 1.2.1 Khí quyển 10 1.2.2 Biển và đại dương 11 1.2.3 Con người và sinh vật 12 CHƯƠNG 2: SỨC KHỎE CON NGƯỜI 13 2.1 Tổng quan về sức khỏe 13 2.2 Bệnh tật đối với sức khỏe 13 2.3 Một số thành tựu trong cải thiện sức khỏe 14 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 15 3.1 Bệnh tật 15 3.2 Dinh dưỡng 17 3.3 Giải pháp 18 CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 1 Danh mục bảng Bảng 3.1: Các quốc gia có chênh lệch giàu nghèo lớn [4] 15 2 Danh mục hình Hình 1.1: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa trong năm [8] 4 Hình 1.2: Phân bố bức xạ của Mặt Trời đến Trái Đất [18] 5 Hình 1.3: Sự thay đổi của a) nhiệt độ toàn cầu; b) mực nước biển; c) mật độ tuyết phủ ở Bắc Bán Cầu [13] 7 Hình 1.4: Nhiệt độ trung bình toàn cầu so với giữa thế kỉ 20 [16] 8 Hình 1.5: Lượng phát thải khí CO2 của một số quốc gia trên thế giới [31] 8 Hình 1.6: Mức phát thải CO2 và phần trăm phát thải CO2 của các hoạt động hằng ngày [13] 9 Hình 1.7: Mức tích trữ năng lượng dự đoán trên Trái Đất [14] 11 Hình 3.1: Một loại virus cổ đại được hồi sinh từ lớp băng [1] 17 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 1.1.1 Khái niệm về khí hậu Khí hậu là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê dài hạn (trung bình, xác suất các cực trị,…) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực địa lý, trong một thời gian dài, từ hàng tháng cho đến hàng triệu năm [18] 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất Hệ thống khí hậu phát triển theo thời gian dưới ảnh hưởng của động lực bên trong của chính nó và do sự thay đổi các nhân tố bên ngoài tác động đến nó [18] Các tác động bên ngoài bao gồm các hiện tượng tự nhiên như biến thiên năng lượng mặt trời và các hoạt động của con người góp phần thay đổi thành phần khí quyển Các tác động bên trong bao gồm sự tiến động của Trái Đất, sự nghiêng trục, quỹ đạo quay \ Hình 1.1: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa trong năm [7] Bức xạ mặt trời cung cấp nhiệt cho hệ thống khí hậu Có ba cách làm thay đổi cân bằng nhiệt trên Trái Đất: 1) thay đổi lượng bức xạ nhận được do chuyển động tự quay của 4 Trái Đất và quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của nó); 2) thay đổi thành phần có khả năng phản lại bức xạ (thành phần các chất trong không khí, độ che phủ của mây và thảm thực vật); 3) thay đổi lượng bức xạ phản lại từ Trái Đất ra ngoài không gian (thay đổi nồng độ khí nhà kính) [18] Hình 1.2: Phân bố bức xạ của Mặt Trời đến Trái Đất [17] 1.1.3 Khái niệm về biến đổi khí hậu và các bằng chứng về sự tương quan giữa khí nhà kính và biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu được định nghĩa theo IPCC là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một thời gian dài, có thể hàng thập kỷ hoặc lâu hơn [14] Biến đổi khí hậu đã xảy ra từ hàng triệu, hàng tỷ năm trước bởi các yếu tố tự nhiên Tuy nhiên, với sự tác động của con người, biến đổi khí hậu mới dần xảy ra theo hướng ngày càng tiêu cực Các bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu được dựa trên nhiều nguồn khác nhau như các dấu hiệu từ lịch sử và khảo cổ, sông băng, v.v Các nhà khoa học 5 nhận ra có sự biến động tuyến tính giữa nhiệt độ Trái Đất và các vấn đề như mực nước biển, băng tan và độ phủ của băng tuyết [12] 6 Hình 1.3: Sự thay đổi của a) nhiệt độ toàn cầu; b) mực nước biển; c) mật độ tuyết phủ ở Bắc Bán Cầu [12] Thông qua khảo sát, nghiên cứu và thống kê, các nhà khoa học cho thấy một sự tương quan giữa nồng độ CO2 và một số loại khí khác liên quan đến các vấn đề trên Nồng độ CO2 đã tăng từ 280 ppm vào năm 1800 lên thành 380 ppm vào năm 2010 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính từ thời điểm 1880 đến năm 2020 đã tăng thêm 1,2oC [15] Qua các bằng chứng trên, có thể thấy biến đổi khí hậu diễn ra một cách khắc nghiệt hơn một phần do việc thải khí CO2 và các khí nhà kính khác (CH4, N2O, H2O, O3, CFC) vào khí quyển của con người 7 Hình 1.4: Nhiệt độ trung bình toàn cầu so với giữa thế kỉ 20 [15] Hình 1.5: Lượng phát thải khí CO2 của một số quốc gia trên thế giới [28] Một vài nguồn số liệu khác mô tả về mức phát thải CO2 của một số hoạt động sống của con người Hình 1.6, biểu đồ a) cho thấy mức phát thải CO2 ngày càng tăng cũng giống như các số liệu khác đã chỉ ra ở trên, biểu đồ b) biểu hiện phần trăm phát thải CO2 do việc đốt nhiên liệu hóa thạch chiếm tỉ lệ lớn nhất (56,6%) và tổng đóng góp của CO2 trong tổng phát thải tính theo CO2 tương đương của CO2 cũng là lớn nhất Ngoài ra, biểu đồ c) cho thấy phần trăm phát thải CO2 do hoạt động năng lượng chiếm 25,9% 8 Hình 1.6: Mức phát thải CO2 và phần trăm phát thải CO2 của các hoạt động hằng ngày [12] 1.1.4 Các tổ chức, báo cáo, cam kết liên quan đến biến đổi khí hậu Một số tổ chức, báo cáo và cam kết có thể kể ra như: Tổ chức chính phủ: − Liên Hợp Quốc (UN): Tổ chức này đã đưa ra Nghị quyết về Biến đổi khí hậu vào năm 1992 tại Hội nghị Môi trường và Phát triển Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro, Brazil Ủy ban Biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc (UNFCCC) giám sát và đưa ra các chính sách và cam kết về giảm thiểu khí thải nhà kính [8] − Ủy ban Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC): Tổ chức này được thành lập bởi UNFCCC vào năm 1988 với mục đích cung cấp cho các quốc gia thông tin khoa học về biến đổi khí hậu và những tác động của nó IPCC đưa ra báo cáo chính thức về biến đổi khí hậu định kỳ, trong đó bao gồm những phân tích và đánh giá từ các chuyên gia toàn cầu về biến đổi khí hậu [22] Tổ chức phi chính phủ: − Greenpeace: một tổ chức phi chính phủ quốc tế, được thành lập vào năm 1971 với mục đích bảo vệ môi trường [20] 9 − World Wildlife Fund (WWF): một tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập vào năm 1961 với mục đích bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng [24] Báo cáo, chính sách và cam kết: − Hiệp ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (1992): Hiệp ước này là một trong những hiệp ước quốc tế đầu tiên về biến đổi khí hậu, nhắm mục tiêu giảm thiểu nồng độ khí thải nhà kính và tăng cường sự thích ứng với biến đổi khí hậu [9] − Nghị định thư Kyoto (1997): Nghị định thư này đã được đạt được tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu năm 1997 Các cam kết giảm thiểu lượng khí thải nhà kính của các nước phát triển và được đưa ra một cơ chế để trao đổi quyền phát thải giữa các nước [21] − Báo cáo của IPCC: IPCC đã đưa ra nhiều báo cáo đánh giá về biến đổi khí hậu và các báo cáo này được công bố định kỳ, được xem là tài liệu cơ bản về biến đổi khí hậu và được sử dụng rộng rãi trong các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu Các báo cáo này phải được chấp nhận bởi các nhà khoa học và các chính phủ trên toàn thế giới trước khi được công bố Một số báo cáo có thể kể ra là: báo cáo đánh giá về khí hậu toàn cầu (AR) vào các năm 1990, 1995, 2001, 2007, 2013-2014, 2021 [27] 1.2 Tác động của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến nhiều mặt Với một vấn đề mang tính toàn cầu, biến đổi khí hậu có tác động rất lớn Một số tác động sẽ được trình bày ở những nội dung dưới đây 1.2.1 Khí quyển Kịch bản về phát thải khí nhà kính của IPCC đề ra vào năm 2000 (SRES, 2000) cho thấy phát thải CO2 tương đương có thể tăng từ 25-90% từ năm 2000-2030 nếu như nguồn cung cấp năng lượng chính vẫn đến từ các nhiên liệu hóa thạch Nhiệt độ được dự báo có thể tăng thêm 0,2oC mỗi thập kỷ Nếu nồng độ các khí nhà kính và sol khí vẫn giữ nguyên ở mức của năm 2000, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tăng 0,1oC [12] Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch còn thải ra một lượng lớn các chất ô nhiễm Đồng thời, biến đổi khí hậu còn làm tăng tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan và các vấn đề tiêu cực khác 10 1.2.2 Biển và đại dương Biển và đại dương ấm lên cho thấy sự tăng lên của việc tích trữ năng lượng trong hệ thống khí hậu bởi chúng tích trữ đến 90% tổng năng lượng từ giữa năm 1971 và 2010, chỉ khoảng 1% được tích trữ trong khí quyển Đối với quy mô toàn cầu, sự ấm lên của biển và đại dương lớn nhất ở bề mặt, lớp bề mặt dày 75m đã ấm lên 0,11oC mỗi thập kỷ tính từ 1971-2010 [13] Mực nước biển cũng đã và đang dâng lên với tốc độ khoảng 1,7 mm/năm từ 1901- 2010 và 3,2 mm/năm từ 1993-2010 Tốc độ dâng lên nhanh này có thể khiến nhiều quốc gia với nền đất thấp bị mất diện tích sinh sống và quốc gia đó có thể bị xóa sổ chẳng hạn như Hà Lan, Bỉ Hình 1.7: Mức tích trữ năng lượng dự đoán trên Trái Đất [13] 11 1.2.3 Con người và sinh vật Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến con người và sinh vật Các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc độ nhanh hơn 1000 lần so với mọi thời điểm được ghi nhận trong lịch sử loài người Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới Thời tiết cực đoan, đặc biệt là hạn hán gây ra cháy rừng, thiếu nước làm thu hẹp diện tích sống của các loài sinh vật [19] Đối với con người, tác động của biến đổi khí hậu có thể kể đến về nhiều mặt như sức khỏe, kinh tế, năng lượng Một số tác động có thể chỉ ra như: • Băng tan làm nước biển dâng gây ngập lụt nghiêm trọng cho một số nơi Người dân mất địa bàn, phải di cư đến những nơi khác gây áp lực về dân số, kinh tế và các công trình nhà ở, công cộng • Kinh tế gặp nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp bắt buộc chuyển đổi theo hướng chuyển đổi xanh hoặc cải tiến công nghệ, gây áp lực đầu tư lớn cho nhiều nước, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển [2] • Việc định giá tín chỉ carbon, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 có thể gây khó khăn cho nhiều nước [2] 12 CHƯƠNG 2: SỨC KHỎE CON NGƯỜI 2.1 Tổng quan về sức khỏe Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), định nghĩa đầu tiên về sức khỏe được đưa ra lần đầu vào năm 1948 như sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau.” Năm 1986, WHO bổ sung và làm rõ hơn về định nghĩa trên như sau: “Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất.” [32] Sức khỏe có thể được chia thành ba loại như sau: thể chất, tinh thần và xã hội • Sức khỏe thể chất: Sức khỏe thể chất thể hiện tổng quan là sự thoải mái về thể chất [32] • Sức khỏe tinh thần: Sức khỏe tinh thần nói tới cảm xúc và tâm lý của con người Sức khỏe tinh thần cũng có tính quan trọng như sức khỏe thể chất [32] • Sức khỏe xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan… [32] Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: di truyền, địa điểm sinh sống, thu nhập cá nhân, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, v.v 2.2 Bệnh tật đối với sức khỏe Bệnh tật được định nghĩa là sự đề cập đến tình trạng sức khỏe được dựa trên ý kiến của các nhà chuyên môn y học với các lý giải mang tính khoa học và các đo lường khách quan Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tật là do các rối loạn thể chất/sinh lý, các yếu tố xã hội và tâm lý chỉ đóng vai trò thứ yếu [29] Bệnh tật có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn như lối sống không lành mạnh, sống ở nơi ô nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, thừa chất dinh dưỡng, điều kiện kinh tế, v.v Chẳng hạn như: • Lối sống không lành mạnh: Sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lắc, quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến HIV/AIDS [11] 13 • Sống ở nơi bị ô nhiễm: Sống ở gần các con sông bị ô nhiễm, gần các bãi rác có mùi khó chịu, mang theo nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho con người • Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng có thể gây ra bệnh suy dinh dưỡng Mặt khác, thiếu dinh dưỡng làm cho sức khỏe suy giảm, dẫn đến dễ mắc bệnh hơn [11] • Thừa chất dinh dưỡng: Ăn quá nhiều tinh bột có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, dẫn đến các bệnh về cao huyết áp Ăn nhiều mỡ, ít vận động làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây tắc mạch máu [11] 2.3 Một số thành tựu trong cải thiện sức khỏe Sức khỏe con người đã có những cải thiện rõ rệt nhờ các tiến bộ về khoa học, kĩ thuật Trong đó, thành tựu lớn nhất là phát hiện ra vaccine và thuốc kháng sinh đã cứu sống rất nhiều người Dinh dưỡng đầy đủ cùng với các tiến bộ về khoa học đã làm tăng cường sức khỏe Ngày nay, y học còn chứng kiến nhiều bước đột phá như: • Bước tiến mới trong chữa trị HIV/AIDS: Tháng 11/2016, các nhà khoa học Israel tại Đại học Hebrew, Jerusalem tìm thấy một loại thuốc giúp các tế bào nhiễm virus HIV tự tiêu diệt mà không ảnh hưởng các bộ phận khác của cơ thể [31] • Tế bào gốc giúp khôi phục cơ tim sau đột quỵ: Tháng 7/2016, các nhà khoa học lần đầu tiên công bố kết quả áp dụng tế bào gốc trong chữa trị cơ tim bị tổn thương sau đột quỵ [31] • Kính áp tròng theo dõi đường huyết: Được nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan ở Hàn Quốc Kính áp tròng mới có thể phát hiện nồng độ glucose ở bệnh nhân tiểu đường [3] 14 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 3.1 Bệnh tật Bên cạnh những điểm sáng đã nêu ở những nội dung trên, những mặt tối như chênh lệch giàu nghèo giữa các nước, trong một quốc gia, khu vực; một số khu vực có điều kiện sống khắc nghiệt; bất ổn chính trị, văn hóa và cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu làm cho con người đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc chữa trị bệnh tật Theo World Inequality Lab đưa ra những con số như sau: khoảng 51 triệu người giàu nhất thế giới (1% dân số) đang sở hữu 37,8% tổng tài sản cá nhân trên thế giới (2021) Một số liệu khác cho thấy một số quốc gia có chênh lệch giàu nghèo lớn và được thể hiện qua chỉ số Gini: chỉ số này có giá trị từ 0 đến 1, 0 biểu thị cho cân bằng tuyệt đối và 1 là mất cân bằng tuyệt đối Bảng sau chỉ ra 10 quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới: Bảng 3.1: Các quốc gia có chênh lệch giàu nghèo lớn [4] Quốc gia Chỉ số Gini Tỉ lệ thất GDP/người Tỉ lệ nghèo Dân số (triệu nghiệp (%) (USD) (%) người) Nam Phi 0,62 27,3 12.287 26,6 56,7 Trung Quốc 0,51 4,4 14.401 - 1400 Ấn Độ 0,5 2,6 6.147 - 1300 Costa Rica 0,48 8,1 15.208 20,4 4,9 Brazil 0,47 12,8 14.098 20 209,3 Mexico 0,46 3,4 17.200 16.6 129.2 Chile 0,45 7 22.614 16,1 18,1 Thổ Nhĩ Kỳ 0,4 10,8 23.756 17,2 80,7 Mỹ 0,39 4,4 53.632 17,8 325,1 15 Lithuania 0,38 7,1 28.032 16,9 2,8 Vậy biến đổi khí hậu tác động tới bệnh tật như thế nào? Đầu tiên là tác động tới sức khỏe thể chất Theo Y.Guo và cộng sự 2014, nhiệt độ không khí xung quanh tối ưu cho con người vào khoảng 18-24oC Nếu nhiệt độ qua ngoài khoảng này sẽ dẫn đến tình trạng gắng chịu, làm cho cơ thể mệt mỏi Càng xa khoảng này, tỉ lệ tử vong càng cao [34] Với nhiệt độ ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiệt độ môi trường đang dần xa khoảng này, làm tăng tỉ lệ tử vong Q.Zhao và cộng sự 2021 đã có những nghiên cứu chung cho thấy khoảng 5 triệu người tử vong hằng năm do ở trong môi trường nhiệt độ không thoải mái [35] Nhiệt độ cao làm cơ thể hoạt động ở cường độ cao liên tục dẫn đến rối loạn các chức năng của cơ thể [36], làm biến đổi hoạt tính của các hormone, enzyme Mặt khác, liên tục làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ nhập viện nếu không có những biện pháp bảo vệ cơ thể Các bệnh về hô hấp, hệ thống nội tiết cũng tăng lên do môi trường nhiều chất ô nhiễm từ quá trình đốt nhiên liệu Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ chế miễn dịch của cơ thể, làm cho chúng yếu hơn, dẫn đến cơ thể dễ mắc bệnh thường xuyên hơn Theo một thống kê và phân tích, khi nhiệt độ tăng 1oC thì tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy tăng thêm 3- 11% [25] Nguy hiểm hơn, biến đổi khí hậu là nó tạo điều kiện cho một số vi khuẩn, virus mới hình thành [10] và các loại từ thời cổ đại [1] mà chúng ta chưa từng biết đến hoặc có cách điều trị Có thể kể đến như sự trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới (cúm A/H5N1, A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của các virus gây bệnh cúm [10] Đáng chú ý là ai cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người sống ở nông thôn [6] 16 Hình 3.1: Một loại virus cổ đại được hồi sinh từ lớp băng [1] Không chỉ sức khỏe thể chất mà sức khỏe tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh thần sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, cáu gắt khi ở môi trường có nhiệt độ cao Hơn nữa, theo Y.Kim và cộng sự., 2019, môi trường nhiệt độ cao có thể làm tăng các bệnh tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, lo âu, thậm chí có thể dẫn đến tự sát [16] Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu Trẻ em sẽ nhận ra mình nhận phải những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và việc khắc phục rất khó khăn làm cho tâm lý trẻ em bất lực, chán nản và thậm chí chán ghét người lớn 3.2 Dinh dưỡng Cơ thể con người muốn phát triển khỏe mạnh cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng Sự thiếu hụt các chất hoặc các nguyên tố đa lượng, vi lượng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe Ví dụ điển hình là thiếu Iot có thể gây bệnh bướu cổ, thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu canxi, photpho gây loãng xương, thiếu vitamin nhóm D làm cho xương kém phát triển, mắc các bệnh tim mạch [30], v.v Tác động của biến đổi khí hậu đến dinh dưỡng chủ yếu là gián tiếp thông qua việc tác động đến lương thực, thực phẩm, nguồn nước và các vấn đề khác • Tác động đến lương thực, thực phẩm: Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên, một số loại cây lương thực như lúa, lúa mì, lúa mạch, khoai tây có thể bị giảm lượng protein trong đó [23] Tỉ lệ phần trăm protein bị giảm trong cây lương thực lần lượt là 7,6%, 7,8%, 14,1% và 6,4% ứng với lúa, lúa mì, lúa mạch, khoai tây [23] Gia súc của ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng do bị mất môi trường sống hoặc môi trường sống không đảm bảo Về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi, khi các loài gia súc tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ dẫn đến sốc nhiệt, gây chết, làm giảm sản lượng và chất lượng thịt [5] Con người khi thiếu hụt lương thực, thực phẩm có thể gây ra suy dinh dưỡng, làm hệ miễn dịch bị suy giảm • Tác động đến nguồn nước: Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lũ, sấm sét Hạn hán là cho nguồn nước sạch bị suy giảm, đe dọa đến an ninh nguồn nước và không có nước để canh tác nông nghiệp Bão lũ gây ngập ở nhiều nơi, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, đánh bắt Bão lũ, hạn hán ngoài tác động đến dinh dưỡng ra 17 còn có thể mang theo một số bệnh như bệnh về mắt, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tiêu chảy [33], v.v 3.3 Giải pháp Với các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người, một số giải pháp được đề xuất như sau: - Khi tiếp xúc môi trường có nhiệt độ cao [6]: • Uống nhiều nước • Không để ai ở trong xe hơi • Ở nơi mát mẻ (bóng cây, dưới các tòa nhà) • Kiểm tra tình trạng sức khỏe của những người khác gần bên - Phòng tránh bị muỗi đốt [6]: • Mặc quần áo rộng rãi • Sử dụng thuốc chống muỗi hoặc các thuốc diệt muỗi • Tránh hoạt động ngoài trời ở những nơi có nhiều muỗi • Tránh để nước đọng ở xung quanh nhà bởi muỗi có thể sinh sản ở đó • Dùng lưới chắn muỗi ở các cửa số - Phòng tránh các ảnh hưởng xấu do thiên tai [6]: • Hạn chế bơi ở gần biển hay những nơi như sông, hồ sau những cơn mưa lớn, kể cả lũ • Tìm kiếm nhiều thông tin, các lời khuyên về chất lượng nước sau các đợt lũ để phòng ngừa sự nở hoa của tảo lam • Kiểm tra tình hình thời tiết trên các trang thông tin để có phương hướng chuẩn bị các vật dụng, lương thực, thực phẩm cần thiết - Phòng ngừa các chất ô nhiễm[6]: • Các chất ô nhiễm không khí có thể ở bất kỳ đâu nên cần kiểm tra chất lượng không khí trước khi ra ngoài thông qua các bản tin, truyền thông • Lên kế hoạch nếu có hoạt động cần làm ở ngoài trời - Chăm sóc cơ thể: 18 • Môi trường nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình đổ mồ hôi Điều này vô tình làm tăng độ ẩm da và là môi trường lý tưởng cho nhiều loài virus, vi khuẩn Cần tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ • Ăn uống đầy đủ, tránh ăn những thức ăn quá hạn sử dụng, bị ôi thiu Chú ý đến việc bảo quản thực phẩm bởi thực phẩm có thể nhanh hỏng hơn khi ở môi trường nhiệt độ cao • Chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt Biến đổi khí hậu cũng gây ra các bệnh về tinh thần nên chúng ta luôn cần có một tinh thần vững mạnh, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách Có thể hỏi thăm các bác sĩ tâm lý khi cần tư vấn về tâm lý 19

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

Tài liệu liên quan