Một trong những ảnh hưởng mà biến đổi khí gây ra không thể không nói đến những trận bão với tần suất cao và dữ dội.. Nên em quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình, sau
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -*** -KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Lớp: L02 Học kỳ: 222 Năm học: 2022-2023
ĐỀ TÀI:
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BÃO TẠI MIỀN TRUNG
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung
MSSV: 1914539
GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú Th.S Võ Thanh Hằng
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……….3
I.Giới thiệu chung……… 4
1.Tổng quan về biến đổi khí hậu……… 4
1.1.Biến đổi khí hậu là gì? 4
1.2.Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu……….4
1.2.1.Yếu tố tự nhiên……… 4
1.2.2.Yếu tố con người……….4
2.Tổng quan về bão……….5
2.1.Bão là gì……… 5
2.2.Cấu tạo của một cơn bão……… 5
2.3.Vòng đời của một cơn bão……….6
II.Biến đổi khí hậu và bão tại miền Trung……….7
1.Biến đổi khí hậu tác động đến bão như thế nào? 7
2.Tại sao bão thường đi vào miền Trung nước ta? 8
III Những tác động của bão……… 9
IV Diễn biến bão tại miền Trung………9
V Giải pháp ứng phó với bão tại miền Trung……… 14
1 Giải pháp đã có……… 14
2 Giải pháp tự đề xuất………15
TÀI LIỆU THAM THẢO……… 18
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày nay khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà của sự phát triển Những khu công nghiệp, công trình đô thị mọc lên như nấm điều đó đã làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính gây ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu Một trong những ảnh hưởng mà biến đổi khí gây ra không thể không nói đến những trận bão với tần suất cao và dữ dội Và khi là một công dân Việt Nam thì em không khỏi giật mình trước những ảnh hưởng mà bão đã và đang gây ra trên nước ta Đặt biệt là các tỉnh miền Trung khi mà người dân phải hứng chịu nhiều cơn bão nhất từ trước đến nay cũng như những hậu quả không mong muốn sau khi cơn bão qua đi Nên em quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình, sau đề tài em mong muốn bản thân sẽ có cái nhìn bao quát hơn về những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến bão và những ảnh hưởng của bão đến người dân Cũng qua đề tài này em mong muốn mình hiểu thêm phần nào từ
đó đồng cảm với những gì mà những người dân miền Trung đã và đang phải chịu những hậu quả nặng nề mà bão để lại
I.Giới thiệu chung
1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
Trang 41.1.Biến đổi khí hậu là gì ?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
1.2.Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
1.2.1 Yếu tố tự nhiên
Hiệu ứng Milankovitch- Croll: thay đổi trong độ lệch tâm, độ nghiêng và tuế sai trong các chuyển động của Trái Đất.Các thay đổi như vậy trong chuyển động và định hướng làm thay đổi lượng và khu vực nhận bức xạ từ Mặt Trời
Trục nghiên Trái Đất ảnh hưởng đến mùa tại 2 bán cầu
Sự chuyển động tịnh tiến thay đổi thời gian ngày trong năm có khoảng cahs gần nhất và xa nhất đến Mặt Trời gây ra ảnh hưởng nhiệt độ tại mỗi bán cầu
Các quá trình địa chất diễn ra dài hạn: Quá trình trôi/ trượt lục địa làm thay đổi vĩ độ ảnh hưởng quá trình bức xạ nhiệt
Hoạt động núi lửa sinh ra tro, khói bụi gây ảnh hưởng đến quá trình bức xạ nhiệt Thay đổi nội tại của các thành phần hệ thống khí hậu: El-Nino gây ra hạn hán, La-Nina gây ngập lục
1.2.2 Yếu tố con người
Con người làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính (KNK): CO2, CH4, N2O, CFC, SF6
Hoạt động con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu (IPCC, 2013):
Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch;
Sử dụng năng lượng cho các hoạt động kinh tế; giao thông; đô thị;
Trang 5Lượng khí thải từ các phương tiện công cộng, nhà máy, xí nghiệp,…
Do một số các loại khí nhà kính từ hoạt động công nghiệp của con người
Thay đổi sử dụng đất;
Gia tăng sản xuất công nghiệp; nông nghiệp
Phá rừng,…
2 Tổng quan về bão
2.1.Bão là gì?
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan Bão là hệ thống xoáy thuận nhiệt đới đặc trưng bởi một vùng khí áp thấp tại tâm bão, gió giật mạnh và hệ thống mây phát triển mạnh theo hình xoắn ốc đi kèm với giông và mưa lớn trên diện rộng
Khả năng làm lạnh nhanh luồn không khí nóng ẩm bay lên tạo ra lượng ẩn nhiệt ngưng tụ đủ để duy trì cơn bão tại thời điểm phát sinh bão
Sau Palmen, năm 1963, nhà khí tượng học Riehl bổ sung thêm 2 điều kiện:
Ở trên cao, trường khí áp phải phân kỳ (dãn ra) đủ để đảm bảo giải tỏa khối lượng không khí hội tụ (tập trung) ở mặt đất
Ở mặt đất phải có sự nhiễu động áp thấp ban đầu
2.2 Cấu tạo của một cơn bão
Vùng trung tâm có áp suất thấp gọi là mắt bão Khu vực phụ cận mắt bão gọi là thành mắt bão, đây là nơi có gió giật mạnh nhất hệ thống bão Các đám mây mưa gây mưa giông xung quanh tâm bão gọi là dải mây Dải mây này đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ bay hơi - ngưng tụ nhằm cung cấp năng lượng để duy trì cơn bão
Có thể hình dung bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (từ 0 đến 3km so với mặt nước biển) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn ốc (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán Cầu, thuận chiều kim đồng hồ ở Nam Bán Cầu do tác động của lực Coriolis) hội
tụ vào tâm bão, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra bên ngoài
ở trên đỉnh theo chiều ngược lại Ở vị trí trung tâm của mắt bão, không khí di chuyển xuống phía dưới thấp, tạo thành một vùng trời quang mây tạnh tại tâm bão
Không những lực Coriolis ảnh hưởng đến chiều quay của cơn bão mà nó quy định hướng di chuyển của cơn bão Theo đó, cơn bão hình thành ở Bắc Bán Cầu luôn di chuyển lệch về bên phải, còn bão hình thành ở Nam Bán Cầu luôn di chuyển lệch về bên trái Chính vì thế, khi bão hình thành ở biển Đông luôn có xu hướng di chuyển về phía đất liền Việt Nam
Trang 6Các cơn bão khác nhau có các kích thước vật lý khác nhau, có cơn bão có kích thước chỉ với vài cụm mây và gây mưa trên một khu vực nhỏ, có cơn bão lớn với kích thước các cụm mây và diện tích mưa trải rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn km
Dấu hiệu bắt đầu cơn bão là những nhiễu động nhiệt đới với những cụm mây và sấm chớp Khu vực này có đặc điểm là có áp suất thấp, gradient áp suất yếu Phần lớn các nhiễu động này sẽ dần suy yếu và tan biến, nhưng một số nhiễu động được tiếp tục duy trì
sẽ hình thành nên một cơn bão Trong trường hợp này, sấm chớp sẽ cung cấp ẩn nhiệt cho vùng nhiễu động của luồng không khí nóng này Điều này làm cho mật độ không khí trong vùng nhiễu động giảm xuống, tốc độ gió ngày càng nhanh hơn, luồng không khí lạnh bên trên lao xuống phía dưới nhanh hơn trong khi luồng khí nóng bên dưới cùng di chuyển lên bên trên với tốc độ ngày càng nhanh Những cơn gió mang độ ẩm từ bên dưới
sẽ ngưng tụ thành những đám mây làm cụm mây hoạt động mạnh hơn, nhờ đó lượng ẩn nhiệt ngưng tụ sẽ ngày nhiều hơn
Cấu trúc mặt cắt dọc của một cơn bão ( Nguồn: commons.wikimedia )
2.3 Vòng đời của một cơn bão
Có thể cơn bão không phải là một sinh vật sống, những "con quái vật" này cũng cần nhận được sự nuôi dưỡng liên tục bởi không khí nóng ẩm Nếu các xáo trộn nhiệt đới tìm đủ lượng "thức ăn" này đồng thời gặp đúng các điều kiện áp suất và gió với độ mạnh tối ưu, nó sẽ "tiến hóa" thành một cơn bão thật sự
Trang 7Vòng đời của một cơn bão tại Bắc Đại Tây Dương ( Nguồn: Britannica )
Quá trình này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày thông qua 3 giai đoạn chính
để biến một cơn nhiễu động nhiệt đới thành một cơn bão:
- Cơn áp thấp nhiệt đới: tốc độ gió dưới 38 mph
- Dông tố nhiệt đới: tốc độ gió từ 39 đến 73 mph
- Bão: tốc độ gió trên 74 mph
Khi một cơn bão đã được hình thành, con đường duy nhất mà chúng sẽ trải qua là
sẽ dần suy yếu và cuối cùng là hoàn toàn tan biến Khi cơn bão duy chuyển vào vùng biển lạnh hơn ở vĩ độ cao, gradient áp suất giảm, tốc độ gió chậm lại, cơn bão không còn
đủ lượng không khí nóng ẩm để duy trì năng lượng cũng như các điều kiện duy trì, nó sẽ suy yếu đi
Điều tương tự cũng xảy ra với cơn bão khi cơn bão đổ bộ vào đất liền, lúc đó lượng không khí ẩm không còn, đồng thời do địa hình không đồng đều của đất liền làm giảm tốc độ gió, điều đó khí cơn bão dần thu hẹp diện tích hoạt động vào tâm bão, cuối cùng cơn bão mất hết năng lượng ẩn nhiệt và bị triệt tiêu hoàn toàn
II Biến đổi khí hậu và bão tại miền Trung
1.Biến đổi khí hậu tác động đến bão như thế nào?
Trang 8Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão mang nhiều hơi nước hơn, nhiều gió hơn và dữ dội hơn
Đại dương hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng trong khí quyển, phần lớn nhiệt lượng nằm gần bề mặt Sức nóng bề mặt này thúc đẩy cường độ của cơn bão và cung cấp năng lượng cho những cơn gió mạnh hơn
Hành tinh của chúng ta đã nóng lên 1,1 độ C trên mức trung bình trước thời đại công nghiệp hóa vào thế kỷ 18 Các nhà khoa học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ dự đoán rằng ở nhiệt độ ấm lên 2 độ C, tốc độ gió bão có thể tăng lên đến 10%
Họ cũng cho rằng tỉ lệ các cơn bão đạt đến cấp độ dữ dội nhất - tức là cấp 4 hoặc cấp 5 - có thể tăng thêm khoảng 10% trong thế kỷ này
Một bầu khí quyển ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn và hơi nước sẽ tích tụ cho đến khi mây tan, gây mưa lớn Vì vậy, hành tinh đang ấm lên cũng làm tăng lượng mưa
do một cơn bão mang lại
Trong mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2020 - một trong những đợt bão mạnh nhất được ghi nhận - biến đổi khí hậu đã làm tăng tỉ lệ mưa mỗi giờ lên thêm khoảng 11% trong các cơn bão Đó là thông tin từ một nghiên cứu vào tháng 4.2022 trên tạp chí Nature Communications
Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu cũng khiến bão di chuyển chậm hơn, tức là bão có thể đổ nhiều nước hơn vào một chỗ Biến đổi khí hậu dường như đang làm thay đổi mùa mưa bão và phạm vi hoạt động của nó Những năm gần đây, những cơn bão nhiệt đới - tức là bão có tốc độ gió ít nhất là 120 km/g - đang có cường độ xuất hiện đạt định, và tiến xa hơn về phía bắc so với trước đây
2.Tại sao bão thường đi vào miền Trung nước ta?
Bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương Hầu hết bão thường đi men theo rìa các
áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi Nói cách khác, miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam Gió này mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương), nên thường gây ra mưa Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung
Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn
Trang 9Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta
III Những ảnh hưởng của bão
Tác động của cơn bão là gây mưa rất lớn Một cơn bão lớn có thể trút xuống đất liền hàng trăm mm nước mưa chỉ trong một vài ngày Lượng nước ấy hoàn toàn có thể gây ra ngập lụt tàn phá trên một diện tích rộng chịu ảnh hường của cơn bão Đôi khi, gió của cơn bão còn sinh ra hiện tượng lốc xoáy hay vòi rồng, một hiện tượng với những cơn gió xoáy dữ dội hết sức nguy hiểm
Tác động thứ hai của cơn bão là sức gió cực kỳ lớn Những cơn gió giật mạnh có thể tàn phá tất cả những gì mà nó gặp phải trên đường đi Gió mạnh có thể làm dừng một chiếc xe đang chạy, làm đổ sập những bức tường và làm cây cối ngã đổ Cơn gió trong một cơn bão còn đẩy nước tạo thành một bức tường nước phía trước nó, gọi là sóng cồn Nếu thời gian bão hoạt động trùng hợp với thời điểm thủy triều dâng cao, nó có thể gây
sự xói mòn bờ biển, làm vỡ đê bao gây lũ lụt trên diện tích rộng lớn
Những thiệt hại của cơn bão không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của nó mà còn phụ thuộc vào vị trí trên đất liền mà nó hoạt động Có trường hợp vùng ảnh hưởng của nó chỉ sượt qua bờ biển, không gây thiệt hại nhiều về người và của Nhưng cũng có trường hợp bão tiến sâu vào đất liền gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho con người
Mức độ phá hủy của cơn bão còn phụ thuộc vào nó tiếp xúc với đất liền ở phía bên trái hay bên phải của nó Bên phải cơn bão có sức tàn phá mạnh hơn do có tốc độ gió mạnh hơn vì tốc độ gió và tốc độ di chuyển của cơn bão được bổ sung từ phía bên phải của cơn bão Ngược lại, do năng lượng của cơn bão bị gió triệt tiêu ở phía bên trái của nó nên nơi đó cũng gây ra mức độ phá hủy ít hơn
IV Diễn biến bão tại miền Trung
Bão số 9 (bão Molave), tháng 10/2020
Bão số 9 (bão Molave) đổ bộ vào miền trung Việt Nam tháng 10/2020, với sức gió giật có lúc lên tới 176 km/giờ tại thành phố Quảng Ngãi, lượng mưa trong 24 giờ tại Sơn
Kỳ (Quảng Ngãi) đạt mức 470mm Bão số 9 và hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, úng ngập, sạt lở đất đã khiến 80 người chết và mất tích Thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ đồng
Trang 10Tàu du lịch và thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn ( Quãng Ngãi) bị bão số 9 năm 2020
đánh chìm và hư hỏng nặng ( Nguồn: nhandan.vn )
Bão số 12( bão Damrey), tháng 11/2017
Bão số 12 (bão Damrey) đổ vào Nam Trung Bộ và một phần phía nam Tây
Nguyên Việt Nam, đầu tháng 11/2017 Bão đổ vào các tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên với sức gió cấp 11-12 giật cấp 13-14 Cơn bão làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người
bị thương; hơn 4.000 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50% trở lên; 11.224ha lúa và 27.301ha hoa màu bị thiệt hại
Trang 11Nước lũ làm ngập nhiều tuyến đường nông thôn ở huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk, gây ách
tắc giao thông trong bão số 12, năm 2017 ( Nguồn: nhandan.vn)
Bão số 14 (bão Hải Yến), 2013
Bão Hải Yến là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới Cơn bão này đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết, gần 28.700 người bị thương và hơn 1.000 người mất tích tại Philippines
Sau khi càn quét Philippines, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17 Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ
bộ vào Hải Phòng-Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, 2 người mất tích, 93 người bị thương
Bão Hải Yến cũng làm 149 nhà sập đổ, bị cuốn trôi và 4.567 nhà ngập nước; 3.828ha lúa, 52.363ha hoa màu bị thiệt hại