1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KĨ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG ĐỀ TÀI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

17 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kĩ năng tham vấn học đường đề tài: Xâm hại tình dục trẻ em
Tác giả Đặng Thị Thu Hoài, Trần Thị Thảo Ngân, Đặng Thị Ánh Ngọc, Vi Thị Duy, Hà Thảo Nguyên, Rcom H Giang, Rơ Mah Si
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Trường học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tham vấn học đường
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 583,32 KB

Nội dung

1.Khái niệm : - Là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ức trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục, mại dâm, hiếp dâm… - Hành vi xâm hại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



KĨ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG

ĐỀ TÀI: XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Giảng viên : TS Nguyễn Thị Bích Hạnh Người thực hiện : Nhóm 4

Lớp học phần : 22- 0104

Mã học phần : 32021373

Đà Nẵng – 2023

Trang 2

THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ NHÓM 4

1 Đặng Thị Thu Hoài (Nhóm trưởng) Quy trình tham vấn cho học sinh, phân loại

XHTD, thuyết trình, tìm hình ảnh, Phân chia nhiệm vụ cho nhóm

2 Trần Thị Thảo Ngân Thực trạng, Thống kê số liệu, File word

tiểu luận

3 Đặng Thị Ánh Ngọc Nguyên nhân, Quy trình tư vấn gia đình,

tìm hình ảnh, video

6 Rcom H Giang Khái niệm, biểu hiện, đóng góp trong quy

trình hỗ trợ tham vấn

trình hỗ trợ tham vấn

Trang 3

1.Khái niệm :

- Là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ức trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục, mại dâm, hiếp dâm…

- Hành vi xâm hại tình dục có thể là từ việc xâm hại bằng lời nói, trêu ghẹo trẻ một cách quá đáng, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn, ép buộc trẻ sờ mó vào cơ thể người lạm dụng…

- Việc lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em…

➢ Các hình thức XHTD:

-XHTD không tiếp xúc thân thể:

+ Phô bày thân thể cho trẻ thấy

+ Cho trẻ xem phim, ảnh khiêu dâm

+ Cho trẻ thấy các hành vi của quá trình giao hợp

+ Thủ dâm trước mặt trẻ

+ Nhìn trộm khi trẻ tắm/ thay đồ

+ Đưa ra những nhận xét dâm dục về cơ thể của trẻ

- XHTD có tiếp xúc thân thể:

+ Ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn

+ Sờ mó hoặc vuốt ve mơn trớn những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ (cơ quan sinh dục bên ngoài, hậu môn, sờ mó vào ngực của các bé gái) hoặc sờ mó vào những bộ phận trên cơ thể đứa trẻ mà có tác động tới bộ phận tình dục

+ Thực hiện cái hôn để thoả mãn nhu cầu tình dục

+ Tìm cách xâm nhập vào vùng kín hoặc hậu môn của trẻ bằng những dụng cụ không vì mục đích chữa bệnh

+ Quan hệ tình dục với trẻ

Trang 4

+ Dụ dỗ trẻ vào con đường mại dâm, bóc lột tình dục

+ Quay phim, chụp ảnh khiêu dâm với trẻ

2.Thực trạng:

Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở khắp mọi nơi trên thế giới và trở thành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu

Tại Mỹ, cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp xâm hại tình dục 34% nạn nhân bị xâm hại tình dục là dưới 12 tuổi Khoảng 60% đối tượng xâm hại tình dục là người quen Khoảng 30% đối tượng xâm hại tình dục

là các thành viên họ hàng trong gia đình và 10% còn lại là người lạ

Hay ở Nam Phi- nơi được coi là chậm phát triển trên thế giới: cứ 3 phút lại có một trẻ em

bị xâm hại tình dục

Ở Việt Nam cứ khoảng trung bình 8 tiếng lại có 01 trẻ em bị xâm hại tình dục: từ năm

2011 đến năm 2015, toàn quốc phát hiện 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em, Năm 2016 phát hiện 1.024 vụ, năm 2017 phát hiện 1550 vụ, năm 2018: phát hiện 1270 vụ Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2011 đến năm 2015 phát hiện 113 vụ xâm hại tình dục trẻ em, Năm 2016 phát hiện 29 vụ, năm 2017 phát hiện 23 vụ, năm 2018: phát hiện 40 vụ Tỷ lệ điều tra, khám phá đạt 100%

Nạn nhân bị xâm hại chủ yếu là trẻ em gái (chiếm trên 80%) Trong đó, số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm khoảng 28% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang, bị xâm hại

Trang 5

tình dục chiếm khoảng 11% Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em phần lớn chưa có tiền án, tiền sự; người có quan hệ gần gũi với nạn nhân chiếm khoảng 80%

Thực trạng nhức nhối diễn ra nghiêm trọng đó là tình hình xâm hại trẻ em Tình trạng này đang là vấn nạn để lại hậu quả nặng nề không chỉ bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng cả gia đình và xã hội, không những ở vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa

mà ngay cả địa bàn kinh tế, xã hội đang phát triển cũng xảy ra

Theo đại biểu: “Những con số đau lòng sau đây cho thấy ‘mảng tối’ của công tác phòng chống xâm hại trẻ em là đáng báo động Khi mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại,

1 năm có 38 trẻ em bị giết hại, 133 trẻ em bị thương tích, 1286 trẻ em bị xâm hại và 84 trẻ em mang thai

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại

Qua thực tế cho thấy còn nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, chưa đầy đủ xử lý nhất là các hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ những người thân gây tổn hại về thể chất, tinh thần, sức khỏe cho trẻ em

Công tác theo dõi thống kê chưa được đầy đủ, điều này phản ánh chưa đúng thực trạng trẻ em bị bạo hành và trách nhiệm của các ngành, các cấp về bảo vệ chăm sóc trẻ em không được quan tâm đúng mức

Trang 6

Theo đại biểu, đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau Nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ như người ruột thịt, người thân thích

và người quen biết với trẻ chiếm trên dưới 90% Có đối tượng là giáo viên, nhân viên cơ

sở giáo dục, cán bộ công chức viên chức người cao tuổi…

Bảng 1 cho ta thấy mức độ nhận diện địa điểm nguy hiểm của học sinh còn yếu; các em chưa có sự đề phòng cũng như có những hiểu biết nhất định về địa điểm có nguy cơ xảy

ra XHTD như “Công viên nước, hồ bơi công cộng” chiếm 50,12%; “Không gian công cộng như: công viên, bến xe, bến tàu, bãi biển, chợ, siêu thị, ” chiếm 37,59%; “Khu vực

Trang 7

nhà vệ sinh ở trường học, nhà vệ sinh công cộng” chiếm 35,48% Đặc biệt, địa điểm

“Trong lớp học” và “Trong chính ngôi nhà của trẻ” đều gần như không được các em lựa chọn, tuy nhiên đây là 2 địa điểm cũng có thể xảy ra XHTD

Thống kê của Bộ Công an cho biết, toàn quốc trong 9 tháng năm 2022, đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.934 vụ với 2.146 bị cáo phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi theo thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử 1.909 vụ với 2.116 bị cáo

3.Biểu hiện:

- Trẻ có những hành vi bất thường:

➢ Về tâm lý:

+ Thường xuyên có cảm xúc buồn bã, lo lắng, bồn chồn, bất an

+ Sợ hãi một số người/ tình huống nhất định,

+ Thiếu tự tin, có cảm xúc tự trách bản thân mình, cảm giác tội lỗi,

+ Dễ cáu gắt, hung hăng mà không vì lý do nào,

+ Không tập trung chú ý với các hoạt động học tập và công việc khác,

+ Có biểu hiện lo lắng và lảng tránh khi được hỏi về thương tích

+ Thường khó có giấc ngủ ngon, gặp ác mộng, hoảng loạn, trầm cảm, rối loạn tâm thần

➢ Về hành vi:

Trang 8

+ Trong cuộc sống, trẻ thường mất tập trung hoặc trở nên tách biệt với mọi người xung quanh

+ Trẻ sống thu mình lại, buồn, giận dữ vô cớ

+ Xa lánh gia đình, bạn bè muốn bỏ nhà đi do quá đau khổ

+ Đôi khi trẻ có hành vi tự hại mình và tự làm đau mình

+ Sợ hãi một cách không lý do khi được thăm khám cơ thể hoặc Từ chối thay quần áo thể dục, sợ phòng tắm

➢ Về thể chất:

+ Rối loạn ăn uống: Ăn uống giảm sút, không muốn ăn, nôn mửa hoặc ăn uống vô độ + Trẻ thường bị tổn thương âm hộ, chảy máu, đau đớn, nhiễm trùng hoặc có thể bị sang chấn vùng trực tràng

+ Trẻ có thể bị những vết bầm tím, bị bỏng và bị thương bất thường ở các vị trí kín đáo + Biểu hiện về chấn thương hoặc chảy máu ở vùng miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn

4.Nguyên nhân:

Thời gian gần đây, trẻ em bị xâm hại ở một số địa phương tăng lên, nguyên nhân là:

1 Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa hiệu quả Nhận thức và kỹ năng của cha mẹ, các thành viên trong gia đình, giáo viên, người dân trong cộng đồng và của chính bản thân trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đúng, chưa đầy đủ Nhiều trẻ em chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết

để phòng tránh bị xâm hại tình dục;

2 Bên cạnh đó, việc tạo cho trẻ em một môi trường thân thiện, với các điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em vẫn còn khoảng trống như chưa có quy định cụ thể

về trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, thiếu quy định cụ thể đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác và phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức

độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em

Trang 9

3 Yếu tố cá nhân (trẻ em): Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi: trẻ chưa được tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể của bản thân (bao gồm cả vùng kín), dẫn đến việc nhiều trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng Thiếu kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại Hạn chế trong nhận thức về các hình thức xâm hại Yếu tố gia đình thiếu hiểu biết và nhận thức chưa đủ: do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ của vấn đề giới tính với trẻ em

4 Yếu tố xã hội: Luật pháp chưa nghiêm ngặt: Các quy định trong hệ thống luật pháp còn chưa được đồng bộ Một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý ( Ví dụ: Luật chưa đưa ra và xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em (không có quy định những hành vi như nhìn, ngắm, vuốt

ve, sờ mó, ôm ấp… là hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em) Nhận thức về pháp luật hạn chế: Nhận thức của một bộ phận người dân chưa đủ về Luật Trẻ em (quyền của trẻ em) và Bộ Luật hình sự 2015 Công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn: một số trường hợp nạn nhân và gia đình nạn nhân có thái độ bất hợp tác Ảnh hưởng từ những trang mạng xã hội Internet có nội dung không lành mạnh: do tác động của những ấn phẩm, trò chơi, phim ảnh có tính chất bạo lực, khiêu dâm và những thông tin độc hại không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet… dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa hiệu quả: các hoạt động chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình…)

5 Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội:Đối tượng phạm tội tiếp xúc nhiều với các văn hóa phẩm không chính thống, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, các đối tượng có tâm

lý muốn “bắt chước” hoặc là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên đã lôi kéo, dụ dỗ hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội của mình

Trang 10

Có thể thấy, hậu quả của những tội phạm xâm hại tình dục là rất lớn, không chỉ là nỗi đau

về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần Bản thân các nạn nhân thường có tâm lý bất an,

lo sợ, thậm chí bị suy sụp, ngại giao tiếp với xã hội, bị sang chấn tinh thần

5.Hậu quả:

- Các hành vi xâm hại trẻ em dù bất kỳ hình thức nào cũng đều để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em là nạn nhân và gia đình của các

em

- Đây sẽ là nỗi ám ảnh dai dẳng trong suốt cuộc đời và còn có thể là nguyên nhân khi các nạn nhân lại trở thành hung thủ gây ra các vụ bạo hành hay xâm hại sau này đối với người khác

- Về thể chất: những trẻ em bị xâm hại không chỉ mang những vết sẹo, chịu sự tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, thậm chí lây các bệnh qua đường tình dục, mang thai… Hậu quả thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình trạng chậm phát triển như trong khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ…

- Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, trẻ trở nên tiêu cực, khả năng tập trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học tập, hoàn thiện bản thân mình

- Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh, buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân -Hậu quả của xâm hại trẻ em ở mỗi nạn nhân là khác nhau, tùy thuộc độ tuổi, thời gian và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại Sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của gia đình và xã hội và khả năng chịu đựng, hồi phục của mỗi trẻ

-Tác động đến gia đình – xã hội: Trẻ em là niềm hạnh phúc, là tương lai của mỗi gia đình

và của cả xã hội Do đó, trẻ em bị xâm hại có tác động rất lớn đến gia đình và xã hội

- Nhiều vụ việc xâm hại trẻ em gây bức xúc, hoang mang trong dư luận, gây mất ổn định trật tự xã hội tại địa phương Có những vụ việc mà quá trình điều tra, xét xử kéo dài (như trường hợp Nguyễn Khắc Thủy xâm hại trẻ em ở Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị các thế lực phản động lợi dụng để kích động nhân dân, bôi nhọ các cơ quan điều tra, xét xử Các gia

Trang 11

đình cũng không còn hạnh phúc, bình yên khi có trẻ bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong gia đình

Trang 12

Quá trình tham vấn cho một học sinh bị xâm hại tình dục:

Bước 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn với học sinh

- Đây là việc hết sức quan trọng, nhưng không phải dễ làm Muốn giúp một trẻ bị xâm hại tình dục bạn cần phải biết cách lắng nghe HS mình nói, tin HS, động viên, an ủi, nói chuyện với về những gì đã xảy ra mà không chất vấn HS, đáp lại một cách hết sức bình tĩnh và làm cho trẻ yên tâm rằng trẻ không có lỗi gì cả và sẽ không bị buộc tội về bất cứ điều gì

- Bạn sẽ làm tất cả để bảo vệ HS

- Bằng cách tỏ ra là chỗ dựa vững chắc của trẻ, bạn sẽ làm cho trẻ cảm thấy yên tâm hơn

và dần dần lấy lại được lòng tin Khi biết rằng mình vẫn được mọi người yêu quý, chăm sóc và được an toàn trẻ sẽ cảm thấy đỡ lúng túng hơn và sẽ dần trở lại trạng thái bình thường

- Hãy nhớ rằng trẻ em không phải là người có lỗi khi bị XHTD và phải luôn nói với trẻ điều này, khẳng định rằng trẻ đã rất dũng cảm khi nói ra sự việc

- Kiềm chế xúc cảm của bản thân (sự giận dữ của bạn đối với kẻ xâm hại có thể làm trẻ hoảng sợ )

VÍ DỤ:

Giáo Viên: Cô muốn bạn biết rằng cô ở đây để hỗ trợ bạn hoàn toàn Chúng ta có thể nói chuyện về bất cứ điều gì bạn muốn Cô không muốn bạn cảm thấy bị áp đặt hoặc không thoải mái Chúng ta chỉ là hai con người đang cố gắng hiểu và giúp đỡ nhau

Đôi khi, việc bắt đầu có thể là phần khó khăn nhất Chúng ta không cần đi nhanh, chỉ cần

đi từng bước Bạn có thể bắt đầu bằng cách kể cho cô nghe những gì bạn muốn nói, không có giới hạn thời gian hoặc áp lực

Khi học sinh trả lời :

Giáo Viên: Bạn thật sự rất dũng cảm khi chia sẻ điều này với cô Đôi khi, chúng ta không cần phải biết ngay lập tức phải làm gì Chúng ta chỉ cần bắt đầu bằng cách hiểu rõ

về cảm xúc của chúng ta và chia sẻ chúng với người khác Chúng ta có thể tìm cách xử lý

nó từ từ, bước một bước

Ngày đăng: 27/03/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w