Trang 1 KHOA QUẢN LÝ KINH DOANHVŨ THỊ NGỌC ANHLUẬN VĂN TỐT NGHIỆPĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHĐề tài: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩmchức năng tại công ty Cổ phần D
Trang 1KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
VŨ THỊ NGỌC ANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chức năng tại công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest
Hà Nội – 2019
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩmchức năng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest” không chỉ dựa vào cáckiến thức cơ bản đã được học từ nhà trường như kiến thức về quản trị,marketing, tiêu thụ sản phẩm mà bên cạnh đó còn là những hiểu biết thực tiễntrong quá trình em làm việc và học tập tại Công ty Dược phẩm Medibest Trongquá trình làm việc, tìm hiểu và thu thập thông tin, số liệu để có thể hoàn thànhbài luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy giáo, cô giáo
và đặc biệt là ban quản lý và các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ
Vì vậy, trước hết em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầygiáo Th.S Nguyễn Mạnh Cường người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ emtrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài Bên cạnh đó, em xin gửi lờicảm ơn tới ban lãnh đạo và các nhân viên công ty Dược phẩm Medibest đã nhiệttình giúp đỡ và cung cấp cho em các tài liệu về công ty để em có thể hoàn thiệnbài luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “ Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng tại công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest” là quá trình nghiên
cứu, đánh giá của cá nhân em dựa trên các giấy tờ báo cáo của công ty qua cácnăm và dựa trên các kinh nghiệm của bản thân, vận dụng các kiến thức đã đượchọc tại nhà trường và trong quá trình làm việc tại công ty để có thể hoàn thiệnđược đề tài
Em xin cam kết rằng đề tài này là một nghiên cứu do cá nhân tự e thựchiện và không sao chép từ bất kỳ đề tài nào khác
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC HÌNH 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
MỞ ĐẦU 10
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 11
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 11
1.4 Phạm vi nghiên cứu 11
1.5 Phương pháp nghiên cứu 11
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 13
1.1 Sự cần thiết và vai trò của phát triển thị trường 13
1.1.1 Khái quát về thị trường 13
1.1.2 Khái quát về phát triển thị trường 17
1.2 Nội dung chính của phát triển thị trường 20
1.2.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng 20
1.2.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu 21
1.3 Cách thức và tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .25
1.3.1 Các cách thức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: 25
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tiêu thụ 27
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường 28
1.4.1 Yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 28
Trang 51.4.2 Yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MEDIBEST 36
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest 36
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 36
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 38
2.1.4 Các dòng sản phẩm chính của công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest .41
2.2 Thực trạng phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest 42
2.2.1 Tình hình phát triển chung của ngành thực phẩm chức năng 42
2.2.2 Tình hình phát triển sản phẩm theo phạm vi địa lý 43
2.2.3 Tình hình phát triển thị trường theo sản phẩm 46
2.2.3 Tình hình phát triển sản phẩm theo đối tượng người tiêu dùng 46
2.2.5 Tình hình phát triển sản phẩm theo kênh phân phối 47
2.2.6 Đa dạng hóa sản phẩm 48
2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng tại công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest 48
2.3.1 Sự gia tăng về khối lượng sản phẩm tiêu thụ 48
2.3.2 Sự gia tăng trong doanh thu 49
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest 51
2.4.1 Yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 51
2.4.2 Môi trường vi mô 52
2.5 Các cơ hội và thách thức của công ty Cổ phần Dược phẩm Mebibest 60
2.5.1 Cơ hội 60
2.5.2 Thách thức 60
2.6 Đánh giá tình hình phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại công ty CP Dược phẩm Medibest 61
2.6.1 Ưu điểm 61
Trang 62.6.2 Nhược điểm 62
2.6.3 Nguyên nhân 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM MEDIBEST 65
3.1 Định hướng kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty Medibest 65
3.1.1 Định hướng kinh doanh 65
3.1.2 Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng 65
3.2 Một số giải pháp chủ yếu đối với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty 66
3.2.1 Nghiên cứu thị trường 66
3.2.2 Chiến lược sản phẩm 67
3.2.3 Chiến lược giá bán 69
3.2.4 Chiến lược xúc tiến 72
3.2.5 Chính sách Marketing trực tiếp 73
3.2.6 Chính sách quảng cáo 74
3.2.7 Một số biện pháp khác 77
3.3 Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 84
Phụ lục 1 : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 84
Phụ lục 2: Các sản phẩm của công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest 85
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả tiêu thụ thực phẩm chức năng của công ty trong 3 năm từ
2016 đến năm 2018 44Bảng 2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng theo kênh phân phối 47Bảng 2.3 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm chức năng 49Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2017, 2018 .50Bảng 2.5 Số lượng lao động của công ty qua các năm 53Bảng 2.6 Bảng cân đối kế toán năm 2017-2018 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 39Hình 2.2 Sơ đồ thể hiện tình hình sản xuất TPCN ở Việt Nam 43
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GMP Good Manufacturing Practices Thực hành tốt sản xuất
HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Point System
Hệ thống phân tích mốinguy và kiểm soát điểmtới hạn
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóaquốc tế
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
6 QLDVN Quản lý Dược Việt Nam
Trang 9MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay, các doanhnghiệp kinh doanh trên thị trường vừa tiếp cận được với nhiều cơ hội kinh doanhvừa phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức trong cạnh tranh trên thịtrường Tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp trong nước không chỉ phải cạnhtranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhập khẩuhàng hóa của nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với cả những doanh nghiệpđến từ nhiều nước trên thế giới
Dược phẩm là mặt hàng kinh doanh không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanhnghiệp mà còn là sản phẩm góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần chonhân dân vì vậy đây cũng là mặt hàng thiết yếu mà Đảng và Nhà nước ta khuyếnkhích phát triển Thị trường dược phẩm của nước ta còn là một thị trường mới
mẻ, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển vì vậy trong thời gian qua nước ta đãchứng kiến sự bùng nổ của thị trường kinh doanh mặt hàng này và chứng kiến
sự xâm nhập của dược phẩm ngoại nhập cũng như các công ty dược đến từngoài nước tổ chức sản xuất kinh doanh tại nước ta khiến cho miếng bánh thịtrường của mỗi doanh nghiệp dược trong nước ngày càng bị thu hẹp
Trong điều kiện ngành dược phẩm trong nước còn chưa thực sự phát triển,tâm lý ưa dùng dược phẩm ngoại nhập của đại bộ phận người dân nước ta cộngvới việc nguồn nguyên liệu sản xuất dược phẩm trong nước lại phụ thuộc phầnlớn vào nhập khẩu từ nước ngoài cũng là những thách thức mà một doanhnghiệp nội địa như Dược phẩm Medibest phải đối mặt để tồn tại và phát triểntrên thị trường
Trong điều kiện đó, đề tài được xây dựng từ nghiên cứu lý luận đến phântích thực tiễn về tình hình tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ của công tyDược phẩm Medibest trong thời gian qua đồng thời căn cứ trên điều kiện thực tếcủa công ty từ đó đúc rút nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp có thể áp dụng
Trang 10cho Dược phẩm Medibest để mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ nhằmthúc đẩy lượng sản phẩm tiêu thụ tiến tới phát triển ổn định và nâng cao vị thếcủa công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường tiêu thụcho sản phẩm của doanh nghiệp Phân tích thực trạng, đánh giá thực trạng đểphát hiện những vấn đề cần khắc phục giải quyết từ thực trạng phát triển thịtrường tiêu thụ của Công ty Dược phẩm Medibest Và đề xuất đưa ra các giảipháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chức năng củaCông ty
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩmchức năng tại công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luậntrong phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu đánhgiá thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ của công ty CP Dược phẩm Medibest
từ đó đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chứcnăng cho Công ty Dược phẩm Medibest
Phạm vi thời gian: Sử dụng số liệu thống kê trong giai đoạn 3 năm gầnnhất tính theo năm họ 2016, 2017, 2018 và đề xuất một số định hướng giải pháp
Phạm vi không gian: Tổng quan thị trường dược phẩm Việt Nam thờigian gần đây, sơ lược một số doanh nghiệp dược trong nước và Công ty CPDược phẩm Medibest
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp: được vận dụng trong nghiên cứu đề tàinhằm phân tích từng nội dung thông qua bảng số liệu tổng hợp để đưa ra những
Trang 11nhận định, nhận xét đánh giá các hoạt động, chỉ tiêu, từ đó đưa ra các kết luậnphù hợp.
Phương pháp thống kê: được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và cácchỉ tiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá đượcmức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được
xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mụcđích nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trong môi trường kinh doanh ngày càng nhiều biến động như hiện nay, đểchèo lái lãnh đạo một doanh nghiệp, bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng luôn cần
có những chiến lược phát triển hợp lý và kịp thời trước mỗi thay đổi Để làmđược điều đó, các nhà hoạch định chiến lược luôn là những người có sự nghiêncứu sâu sắc và am hiểu rõ về môi trường kinh doanh của mình điều đó khôngnằm ngoài những nguyên lý cơ bản đã được nghiên cứu trong các tài liệu vềquản trị kinh doanh và marketing Việc hệ thống hóa các lý luận về phát triển thịtrường tiêu thụ cho sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ cho người đọc một cáinhìn tổng quan và định hình được các công việc phải làm để hoạch định đượcchiến lược phát triển thị trường cho một doanh nghiệp
Bên cạnh đó việc đi sâu phân tích tình hình tiêu thụ và phát triển thịtrường tiêu thụ của một doanh nghiệp điển hình là công ty CP Dược phẩmMedibest là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dượcphẩm là một cơ sở để người đọc có thể hình dung được tình hình thị trường vàtiêu thụ trong lĩnh vực dược phẩm nói chung và tình hình thực tế tại Công ty CPDược phẩm Medibest nói riêng
Từ những vấn đề thực tế của Công ty Dược phẩm Medibest cùng với việcvận dụng lý luận để đưa ra giải pháp phát triển cho công ty sẽ cho ta một cáinhìn tổng quát về toàn bộ hệ thống và quy trình nghiên cứu để có thể vận dụngvào thực tiễn những kinh nghiệm và bài học quý giá cho phát triển thị trường
Trang 12tiêu thụ sản phẩm cho một doanh nghiệp mà cụ thể là cho Công ty Dược phẩmMedibest trong thời gian tới.
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
1.1 Sự cần thiết và vai trò của phát triển thị trường
1.1.1 Khái quát về thị trường
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì: Nguồn gốc của thịtrường là do chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội Chuyênmôn hóa sản xuất làm cho sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, khi sản phẩmsản xuất ra không tiêu dùng hết sẽ được đem ra trao đổi, mua bán để lấy sảnphẩm, hàng hóa khác Việc phân công lao động xã hội khiến cho một nhómngười chuyên sản xuất một sản phẩm trong khi nhu cầu của họ lại đa dạng do đó
họ mong muốn trao đổi với nhau để lấy sản phẩm khác Việc trao đổi ban đầuchỉ đơn thuần là trao đổi bằng hiện vật,…dần dần khi tiền tệ xuất hiện thì quátrình trao đổi đã trở nên dễ dàng hơn và hình thành nên thị trường Trong cuốn
“Économy D’entreprise” của Paul-Michel Foucault cho rằng,“ Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một sản phẩm Các doanh nghiệp “cung ứng” những sản phẩm của họ cho người tiêu dùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ dưới dạng cầu”
Dựa theo quan điểm của các nhà kinh tế học ta có thể hiểu thị trường: lànơi diễn ra quá trình trao đổi giữa người mua và người bán, người mua và ngườibán đều được bình đẳng Sự trao đổi hàng hóa được thể hiện thông qua giá cảcủa loại hàng hóa đó Số lượng người mua nhiều hay ít phản ánh nên quy môcủa thị trường là lớn hay nhỏ Việc xác định mua hay bán hàng hóa với số lượngbao nhiêu và tại mức giá nào thì đều do cung và cầu quyết định do đó thị trườngcòn đóng vai trò là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâutiêu thụ hàng hóa
Từ đó thị trường của doanh nghiệp chính là nơi mà doanh nghiệp quyếtđịnh bán sản phẩm của mình sau khi đã nghiên cứu về đối tượng khách hàng,khả năng tiêu thụ, lựa chọn sản phẩm, xác lập kênh phân phối, chính sách vàhình thức bán hàng, các hoạt động xúc tiến, quảng cáo và hỗ trợ sau bán cho đối
Trang 14tượng khách hàng trên thị trường đó Theo đó, mức độ tiêu thụ của sản phẩmtrên thị trường phản ánh hiệu quả của các chính sách xúc tiến phát triển thịtrường, mức độ phát triển thị trường của một doanh nghiệp lại phản ánh sự pháttriển của doanh nghiệp về quy mô và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đó.
1.1.1.1 Các yếu tố cấu thành thị trường
Các yếu tố cơ bản cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp bao gồm:cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp bánhàng hóa trên thị trường đó
Cầu hàng hóa là tổng hợp tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng đối vớicùng một loại hàng hóa mà các doanh nghiệp có khả năng cung ứng trên thịtrường mà người tiêu dùng có khả năng thanh toán Cầu hàng hóa thường đadạng, luôn luôn thay đổi và có sự khác nhau đối với mỗi nhóm sản phẩm khácnhau và khác nhau giữa cùng một loại sản phẩm nhưng khác vùng địa lý, thờiđiểm phát sinh nhu cầu,…do đó khi doanh nghiệp muốn kinh doanh một sảnphẩm nào đó trên thị trường thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của ngườitiêu dùng tại mỗi thời điểm, địa điểm khác nhau của thị trường
Cung hàng hóa là tổng hợp tất cả các nguồn cung ứng cùng một loại hànghóa ra thị trường hay nói cách khác là tổng hợp tất cả lượng cung của các hànghóa cùng loại được tất cả các nhà cung ứng, sản xuất và kinh doanh mang ra bántrên thị trường trong đó gồm cả hàng hóa do doanh nghiệp cung ứng và hànghóa của tất cả các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường vớimột mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận thanh toán
Sự tương tác giữa cung và cầu hàng hóa sẽ tạo nên giá cả của hàng hóahay nói cách khác giá cả hàng hóa được hình thành khi người bán muốn bán mộtsản phẩm và người mua muốn mua sản phẩm đó ở cùng một mức giá mà cả haibên đều chấp thuận giao dịch Giá cả luôn luôn biến động và phụ thuộc vàolượng cung, lượng cầu hàng hóa ở mỗi thời gian, địa điểm khác nhau của giao
Trang 15dịch và ngược lại lượng cung hay cầu hàng hóa cũng phụ thuộc vào giá cả: khigiá tăng thì cung tăng nhưng cầu giảm, khi giá giảm thì cầu tăng, cung giảm.
Sự cạnh tranh: khi ngày càng nhiều doanh nghiệp cùng bán một loại sảnphẩm trên một địa điểm kinh doanh nhất định trong cùng một thời điểm sẽ xuất
hiện cạnh tranh thị trường.“Cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận” Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì
cạnh tranh càng trở nên gay gắt, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều doanhnghiệp kinh doanh một hàng hóa trong khi cầu về hàng hóa đó không tăng hoặctăng không tương xứng với cung hàng hóa thì việc cạnh tranh giữa các doanhnghiệp để chiếm lĩnh thị phần ngày càng trở nên quyết liệt hơn Doanh nghiệpmuốn tồn tại thì phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việcnghiên cứu, tìm hiểu thị trường để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp trongtừng thời kỳ Có được chiến lược hợp lý thì doanh nghiệp sẽ tìm được cho mìnhmột chỗ đứng thích hợp trên thị trường đó
1.1.1.2 Phân loại thị trường
Doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh trên bất cứ thị trường nào cũngcần có sự nghiên cứu và phát triển thị trường trên thị trường mà mình muốnnhắm tới Am hiểu được cặn kẽ về đặc điểm, tính chất của từng loại thị trường làmột trong những bí quyết giúp doanh nghiệp có thể thành công khi kinh doanhtrên thị trường đó Để phân loại thị trường, người ta thường phân loại theo nhiềutiêu thức khác nhau như: Phân thị trường của doanh nghiệp theo theo phạm viđịa lý nơi mà khách hàng hiện có và khách hàng tiềm tàng của doanh nghiệpphân bố trên cùng một phạm vi địa lý nào đó, ta có:
Thứ nhất là: Thị trường địa phương bao gồm những khách hàng ở gần
doanh nghiệp: thị trường tỉnh, huyện, xã,…một doanh nghiệp chỉ hoạt độngtrong thị trường địa phương thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lượngsản phẩm sản xuất ra với số lượng nhỏ và chỉ tiêu thụ tại thị trường đó
Trang 16Thứ hai là: Thị trường vùng bao gồm nhiều tỉnh hoặc các tỉnh trong cùng
một miền: thị trường miền Bắc, miền Trung, miền Nam,…
Thứ ba là: Thị trường toàn quốc khi thị trường của doanh nghiệp khi đã
vượt ra khỏi ranh giới địa phương, vùng miền để mở rộng ra toàn quốc hay nóicách khác mạng lưới phân phối của doanh nghiệp đã trải rộng ra khắp cả nước
Thứ tư là: Thị trường khu vực: thị trường của doanh nghiệp đã vươn ra
nhiều nước trong một khu vực nhất định: khu vực các quốc gia Đông Nam Á Asean, khu vực các nước Châu Âu - EU,
-Thứ năm là: Thị trường quốc tế doanh nghiệp khi đã vươn ra thị trường
quốc tế là sản phẩm của doanh nghiệp đó đã được xuất khẩu và tiêu thụ tại nhiềuquốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới trong đó doanh nghiệp đã có cả một
hệ thống đại lý tại các quốc gia đó Các doanh nghiệp chiếm lĩnh được thịtrường này thường là các doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh và đã có tiếngtăm trên thế giới
Khách hàng hiện tại của doanh nghiệp hay thị trường hiện tại: Thị trường
mà doanh nghiệp đang khai thác và kinh doanh trên thị trường đó Nó bao gồmnhững khách hàng thường xuyên hoặc ngẫu nhiên tiêu dùng sản phẩm của doanhnghiệp và mang lại doanh số bán thực cho doanh nghiệp Đối với thị trường nàythì doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược nắm giữ
Thị trường khách hàng của đối thủ cạnh tranh: Xác định thị trường hiện
tại của đối thủ cạnh tranh trong đó bao gồm cả cạnh tranh trên sản phẩm cùngloại hoặc sản phẩm thay thế Việc xác định được nhóm khách hàng của đối thủcạnh tranh doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra được những chính sách đề xuất phùhợp cho sản phẩm của mình để có thể thuyết phục được khách hàng của đối thủnhằm chiếm lĩnh thị trường và biến nó thành thị trường của mình
Thị trường không tiêu dùng tương đối: là thị trường mà người tiêu dùng
không tiêu dùng sản phẩm đó vì những lý do: thiếu thông tin về sản phẩm,không có khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng hoặc vị trí địa lý không cho
Trang 17phép tiếp cận sản phẩm, tức là trong thị trường này có thể có phát sinh nhu cầunhưng chưa được hiện thực hóa thành hành vi tiêu dùng Việc xác định được thịtrường này sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế trên bằng cácbiện pháp: quảng cáo, tiếp thị, giảm giá, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,… để tăngcường tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm và sẽ trở thành thị trường tiêu thụcủa doanh nghiệp khi các chiến lược tiêu thụ, quảng cáo, khuyếch trương màdoanh nghiệp sử dụng có hiệu quả.
Thị trường không tiêu dùng tuyệt đối: là thị trường nhóm khách hàng
trong mọi trường hợp đều không quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp vìcác lý do: giới tính (sản phẩm dành chon nam/nữ), tuổi tác (sản phẩm dành chotrẻ nhỏ/ người già), tôn giáo (thịt đối với người ăn chay, ) Loại bỏ nhóm kháchhàng này thì phần còn lại của thị trường xét cả về lý thuyết hay thực tế sẽ là sốlượng khách hàng tối đa cho sản phẩm của doanh nghiệp
Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp: Thị trường tiềm năng của doanh
nghiệp bao gồm thị trường hiện tại của doanh nghiệp, thị trường của đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp, thị trường của những khách hàng không tiêu dùngtương đối đối với sản phẩm của doanh nghiệp hoặc đối với sản phẩm của đối thủcạnh tranh hoặc cả hai Đối với thị trường này doanh nghiệp mong muốn chiếmgiữ một phần hoặc toàn bộ trong tương lai bằng việc sử dụng các chiến lượcphát triển thị trường của mình
Theo mô hình trên, việc phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm củadoanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tìm cách biến toàn bộ hoăc mộtphần thị trường tiềm tàng trở thành thị trường thực tế cho doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường đều có thể nghiên cứu theomột tiêu thức hoặc nhiều tiêu thức hoặc cũng có thể pha trộn giữa các tiêu thứckhác nhau của việc phân loại này Tùy thuộc vào điều kiện và sự quan tâm vớimỗi loại thị trường cũng như dựa vào đặc tính của sản phẩm, dịch vụ mà doanh
Trang 18nghiệp lựa chọn tiêu thức và loại thị trường để nghiên cứu cho phù hợp với điềukiện kinh doanh của mình.
1.1.2 Khái quát về phát triển thị trường
1.1.2.1 Khái niệm về thị trường
Mỗi loại hàng hóa khi được đem ra tiêu thụ trên thị trường đều có mộtlượng cầu nhất định, tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh như hiện nay khôngphải doanh nghiệp nào cũng chiếm được toàn bộ nhu cầu của thị trường cho sảnphẩm của họ mà buộc họ phải không ngừng cạnh tranh để có được một phần củathị trường hay còn gọi là thị phần Phát triển thị trường tiêu thụ cho một sảnphẩm của doanh nghiệp chính là việc doanh nghiệp bằng cách nào đó để giatăng được thị phần cho sản phẩm của mình trên thị trường Thị phần của mộtdoanh nghiệp có thể được thể hiện dưới hai hình thức: thứ nhất là lượng kháchhàng mà doanh nghiệp có được so với đối thủ và thứ hai là phần thị trườngdoanh nghiệp chiếm lĩnh được về mặt địa lý
Đối với hình thức thứ nhất: Khi doanh nghiệp bán sản phẩm của mình
trên thị trường thì chỉ có một lượng khách hàng nhất định tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, trong khi thị trường thì bao gồm nhiều đối tượng người tiêu dùngkhác nhau ở thói quen tiêu dùng, sở thích, độ tuổi và lối sống họ sẽ có nhữngphản ứng khác nhau đối với sản phẩm của doanh nghiệp, những đối tượng này
có thể đang là khách hàng của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng có thể
là những người có nhu cầu nhưng chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.Bởi vậy khi doanh nghiệp muốn phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm củamình theo hướng gia tăng lượng khách hàng cũng đồng nghĩa với việc doanhnghiệp bằng các cách thức nào đó để thuyết phục những khách hàng đang sửdụng sản phẩm của công ty tiêu thụ nhiều hơn hoặc tăng về số lượng khách hàng(những khách hàng hiện tại chưa tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm củamình)
Trang 19Hình thức thứ hai: Thị trường tiêu thụ còn được phát triển theo khu vực
địa lý tức là khi doanh nghiệp muốn phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩmcủa mình từ thị trường địa phương đến thị trường vùng rồi vươn ra thị trườngtoàn quốc, thị trường khu vực hoặc thậm chí thị trường quốc tế
Vậy việc phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp có thể hiểu là tổnghợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp triển khai để tăng số lượng kháchhàng hay mở rộng thị trường về mặt địa lý đưa khối lượng sản phẩm của mìnhtiêu thụ được trên thị trường một cách tối đa, giúp doanh nghiệp mở rộng quy môkinh doanh, mang lại lợi nhuận và khẳng định vị thế của mình trên thương trường
1.1.2.2 Bản chất của phát triển thị trường
Phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm là một trong những yếu tốkhông thể thiếu được trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiếnlược phát triển thị trường có thể xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích được tiếnhành ở ba mức độ:
Thứ nhất: phát hiện những khả năng mà doanh nghiệp có thể tận dụng
với quy mô hoạt động hiện tại (khả năng phát triển theo chiều sâu)
Thứ hai: phát hiện những khả năng hợp nhất với những yếu tố khác: nhà
cung cấp để kiểm soát đầu vào nhằm ổn định sản xuất, hợp nhất với hệ thốngphân phối để quản lý chặt chẽ việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất được (khả năngphát triển hợp nhất)
Thứ ba: phát hiện những khả năng đang mở ra trong và ngoài ngành
(những khả năng phát triển theo chiều rộng)
Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là đạt được lợi nhuận cho doanhnghiệp khi kinh doanh trên thị trường, mục tiêu của phát triển thị trường tiêu thụ
là bán được nhiều hàng hóa trên thị trường sau đó mới là mục tiêu hướng tới lợinhuận Như vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm là một qua trình mang tính chất lâudài củ doanh nghiệp và gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp
Trang 201.1.2.3 Vai trò của việc phát triển thị trường
Phát triển thị trường là mắt xích quan trọng trong việc lưu thông hàng hóacủa doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu dùng Nếu doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển thì không những tạo được nguồn hàng tốt mà điều quan trọnghơn là phải tiêu thụ được nhiều sản phẩm Mà muốn tiêu thụ được nhiều sảnphẩm thì doanh nghiệp cần làm tốt việc phát triển thị trường.Về mặt xã hội pháttriển thị trường tức là mở rộng mối quan hệ xã hội Khi sản phẩm tiêu thụ đượcnhiều thì đông nghĩavới việc sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho người tiêudùng và cho xã hội Cụ thể nhờ sản phẩm của doanh nghiệp mà đời sống của dânngày càng được cải thiện và nâng cao Do vậy phát triển thị trường tiêu thụ sảnphẩm đóng vai trò hết sức quan trọng cho cả doanh nghiệp và xã hội
1.2 Nội dung chính của phát triển thị trường
1.2.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng
được hiểu là sự mở rộng quy mô thị trường vốn có của doanh nghiệp.Bằng cách thiết lập các đại lý, chi nhánh cung cấp các sản phẩm của doanhnghiệp tại các khu vực địa lý khác nhau Mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinhdoanh đều có những sản phẩm riêng biệt của công ty mình và luôn luôn mongmuốn tìm những thị trường mới để tiêu thụ những sản phẩm đó sao cho số lượngsản phẩm tiêu thụ ra trên thị trường ngày càng tăng lên, từ đó dẫn tới doanh số
bán cũng tăng lên Có 2 cách để phát triển thị trường theo chiều rộng đó là: mở rộng theo vùng địa lý hoặc mở rộng đối tượng tiêu dùng.
1.2.1.1 Mở rộng thị trường theo vùng địa lý
Mở rộng thị trường theo vùng địa lý và sự mở rộng ranh giới thị trườngtheo khu vực địa lý, là quá trình đưa sản phẩm của mình tiêu thụ ở cá vùng địa
lý khác Khi doanh nghiệp áp dụng hình thức mở rộng theo khu vực địa lý sẽlàm tăng số lượng người tiêu dùng, sản phẩm được nhiều người biết đến từ đólàm doanh số bán hàng cũng tăng theo Bên cạnh các doanh nghiệp chọn hình
Trang 21thức mở rộng thị trường trong nước thì hiện nay các công ty thường chọn theohình thức mở rộng thị trường qua các châu lục lớn mạnh như Mỹ, Cannada,…
Tuy nhiên để có thể mở rộng thị trường theo vùng địa lý thì sản phẩm củadoanh nghiệp sản xuất ra phải phù hợp và có một khả năng tiêu chuẩn nhất địnhđối với những khu vực thị trường mới Như vậy mới có khả năng sản phẩm đượcchấp nhận và từ đó mới tăng được khối lượng hàng hóa bán ra và công tác pháttriển thị trường mới thu được kết quả
Công tác nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng khi đưa ra quyếtđịnh có nên mở rộng thị trường ra một khu vực khác hay không Các doanhnghiệp trước khi đem sản phẩm của mình ra thị trường thì cần phải xem xét tớikhả năng của doanh nghiệp, các khó khăn về tổ chức tài chính…Mặt khác, nếusản phẩm được chấp nhận thì đó lại là điều kiện tốt để doanh nghiệp phát triển,còn ngược lại nếu sản phẩm không được người tiêu dùng lựa chọn thì đó lại lànhững thách thức đối với các doanh nghiệp.Vì vậy, để có thể phát triển thịtrường theo vùng địa lý đòi hỏi có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm
có thể tiếp cận được với người tiêu dùng và doanh nghiệp phải tổ chức đượcmạng lưới tiêu thụ tối ưu nhất
1.2.1.2 Mở rộng thị trường theo đối tượng tiêu dùng
Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trường theo vùng địa lý, các doanhnghiệp có thể mở rộng và phát triển thị trường bằng cách khuyến khích, kíchthích các nhóm khách hàng của đối thủ chuyển sang sử dụng sản phẩm củadoanh nghiệp mình
Có thể trước đây sản phẩm của doanh nghiệp chỉ nhằm vào một số đốitượng người tiêu dùng nhất định trên thị trường thì nay đã thu hút thêm nhiềuđối tượng khác Giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán và dẫn tới tăng lợi nhuận
Để đạt được những hiệu quả cao trong phương thức mở rộng thị trường theo đốitượng người tiêu dùng thì các doanh nghiệp cần phải tập trung vào công tácnghiên cứu thị trường một cách cặn kẽ, cận thận Để có thể phát triển thị trường
Trang 22thì doanh nghiệp phải hướng người tiêu dùng vào một công dụng khác mặc dù
đó là 1 sản phẩm duy nhất ví dụ có thể cùng một loại sản phẩm, đối với nhómkhách hàng thường xuyên thì nhìn nhận dưới một công dụng khác nhưng khi cácdoanh nghiệp biết hướng nó vào một nhóm khách hàng khác thì nó lại mnag lạinhững hiệu quả khác Việc tăng số lượng người tiêu dùng hàng hoá nhằm tăngdoanh số bán từ đó thu được lợi nhuận cao hơn chính là nội dung của công tácphát triển thị trường theo chiều rộng
1.2.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu
Là việc nâng cao hiệu quả của thị trường hay nói cách khác doanh nghiệpvẫn tiếp tục kinh doanh những sản phẩm quen thuộc trên thị trường hiện tại,nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ lên Phát triển theo chiều sâuthích hợp trong trường hợp doanh nghiệp chưa tận dụng hết những khả năng vốn
có của hàng hoá và thị trường hiện tại của mình
Trong đó doanh nghiệp có thể đi theo ba khả năng phát triển: thâm nhậpsâu, phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu hoặc cải tiến hàng hóa Doanhnghiệp có thể vận dụng bằng cách hạ thấp giá sản phẩm để thu hút người muamua nhiều hơn trước hoặc quảng cáo sản phẩm mạnh mẽ hơn nữa để đạt đượcmục đích cuối cùng là không để mất đi một người khách nào hiện có của mình
và tập trung sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng thời nhiều sảnphẩm tương tự sang sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp mình Việcphát triển thị trường theo chiều sâu có 3 cách đó là: xâm nhập sâu hơn vào thịtrường, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm, pháttriển về phía trước, phát triển ngược
1.2.2.1 Thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Đây là hình thức mở rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu trên cơ
sở khai thác tốt hơn sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại Do đó để tăngđược doanh số bán trên thị trường này doanh nghiệp phải thu hút được nhiềukhách hàng hiện tại Với thị trường này, khách hàng đã quen với sản phẩm của
Trang 23doanh nghiệp Do vậy để thu hút họ, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến lượcgiảm giá thích hợp, tiến hành quảng cáo, xúc tiến, khuyến mại mạnh mẽ hơn nữa
để không mất đi một doanh nghiệp nào hiện có của mình và tập trung sự tiêudùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm tương tự sang sửdụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp mình
Việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường sản phẩm hiện tại cũng là mộttrong những khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Mặc dù doanh nghiệp có thuận lợi là nắm bắt được các các đặc điểm của thịtrường này nhưng vấp phải khó khăn là việc người tiêu dùng đã quá quen vớisản phẩm của doanh nghiệp Và để gây được sự chú ý, tập trung của người tiêudùng thì doanh nghiệp buộc phải có những cách thức và có những chi phí nhấtđịnh
Xâm nhập sâu hơn vào thị trường còn tuỳ thuộc vào quy mô của thịtrường hiện tại Nếu quy mô của thị trường hiện tại của doanh nghiệp quá nhỏ béthì việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường hay nói một cách khác là phát triển thịtrường sản phẩm theo chiều sâu có thể thực hiện ngay cả tại những thị trườngmới Những thị trường này chính là những thị trường doanh nghiệp mới pháttriển theo chiều rộng, người tiêu dùng đã bắt đầu có khái niệm về sản phẩm củadoanh nghiệp
1.2.2.2 Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu
Các nhóm người tiêu dùng có thể hình thành theo các đặc điểm khác nhaunhư các đặc điểm về tâm lý, trình độ, độ tuổi, đặc điểm về tâm lý… Quá trìnhphân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở các đặc điểm khác biệt về nhucầu, về tính cách hay hành vi gọi là phân đoạn thị trường Đoạn thị trường làmột nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợpnhững kích thích của Marketing
Mỗi đoạn thị trường khác nhau thì lại quan tâm tới một đặc tính khác nhaucủa sản phẩm Cho nên mỗi một doanh nghiệp đều tập trung mọi nỗ lực của
Trang 24mình vào việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu đặc thù của mỗi đoạn thị trường Pháttriển thị trường sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng sản phẩm củadoanh nghiệp mình để thoả mãn tốt nhất bất kỳ một đoạn thị trường nào từ đótăng doanh số bán và tăng lợi nhuận.Thực tế có rất nhiều khách hàng songkhông phải tất cả đều là khách hàng của công ty, không phải tất cả đều là kháchhàng trọng điểm Do đó, qua công tác phân đoạn thị trường công ty sẽ tìm đượcphần thị trường hấp dẫn nhất, tìm ra thị trường trọng điểm, xác định được mặthàng nào là mặt hàng chủ lực để doanh nghiệp tiến hành khai thác.
1.2.2.3 Đa dạng hoá sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm: là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiềuloại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến vànhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã
từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến Đây là một trong nhữngphương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng tăng, chu kỳ sốngcủa sản phẩm trên thị trường ngày càng ngắn lại Do vậy sản phẩm ngày càngđòi hỏi phải được đổi mới theo chiều hướng tốt và phù hợp hơn với nhu cầu tiêudùng Quy luật dung ích trong cơ chế thị trường chỉ ra rằng mục tiêu cuối cùngcủa người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích của mình và cùng với một khối lượnghàng hoá nhất định tiêu dùng tăng lên thì dung ích của nó đối với người ta giảm
đi Nghiên cứu quy luật này, các doanh nghiệp phải bán được hàng khi ngườitiêu dùng đang ở dung ích tối đa họ sẽ trả với bất cứ giá nào, tránh bán hàng ởdung ích tối thiểu vì người tiêu dùng sẽ dửng dưng với hàng hoá Do vậy phảinghiên cứu dung ích tối đa và dung ích tối thiểu của các loại hàng hoá mà hãngkinh doanh từ đó không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sảnphẩm để thay đổi dung ích của người tiêu dùng Mục tiêu cuối cùng của kháchhàng là tối đa hóa lợi ích tiêu dùng Điều này nghĩa là với lượng hàng nhất địnhtăng thì dung ích của nó giảm đi Các doanh nghiệp cần bán dung ích đang ở tối
Trang 25đa Hoạt động này cũng chỉ là một phần trong công tác nắm bắt nhu cầu ngườimua bởi nhu cầu còn chịu tác động do nhiều yếu tố như thu nhập của người tiêudùng, phát triển kỹ thuật, kỳ vọng khách hàng…
Tuy nhiên nghiên cứu quy luật dung ích chỉ là một phần của tìm hiểu nhucầu của khách hàng đối với sản phẩm mới Hay nói cách khác là nhu cầu đó cònchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,thu nhập của người tiêu dùng, kỳ vọng của họ…
1.2.2.4 Phát triển về phía trước
Là việc doanh nghiệp khống chế đường dây tiêu thụ sản phẩm đến tậnngười tiêu dùng cuối cùng
Phát triển thị trường sản phẩm bằng cách khống chế đường dây tiêu thụ cónghĩa là doanh nghiệp tổ chức một mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối hàng hoáđầy đủ, hoàn hảo cho đến tận tay người tiêu thụ cuối cùng Như vậy việc ổn định
và phát triển thị trường là rất có lợi Thông qua hệ thống kênh phân phối vàđường dây tiêu thụ, sản phẩm được quản lý một cách chặt chẽ, thị trường sảnphẩm sẽ có khả năng mở rộng và đảm bảo người tiêu dùng sẽ nhận được sảnphẩm mới với mức giá tối ưu do doanh nghiệp đặt ra mà không phải chịu bất cứmột khoản chi phí nào khác Việc phát triển thị trường trong trường hợp nàycũng đồng nghĩa tổ chức mạng lưới tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm củadoanh nghiệp Hệ thống tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở xa bao nhiêu thì khảnăng phát triển thị trường càng lớn bấy nhiêu
Phát triển thị trường sản phẩm dựa vào việc phát triển và quản lý các kênhphân phối đến tận người tiêu tiêu thụ cuối cùng, cùng với việc tổ chức các dịch
vụ tiêu thụ sản phẩm cần thiết chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công trong việcphát triển thị trường sản phẩm
1.2.2.5 Phát triển ngược
Là việc doanh nghiệp khống chế nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật tư để ổnđịnh đầu vào của quá trình sản xuất
Trang 26Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra liên quan mật thiết tới quá trìnhđầu vào của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động Muốn phát triểnthị trường sản phẩm tất yếu doanh nghiệp phải có được một mức giá và chấtlượng phù hợp với người tiêu dùng Mà để đạt được điều này thì doanh nghiệpphải cố gắng khống chế được người cung cấp để ổn định cho sản xuất Khi đầuvào của quá trình sản xuất được ổn định thì việc phát triển thị trường sản phẩm
sẽ dễ dàng hơn
Trước mắt, tạo một nguồn sản phẩm đầy đủ và đúng nhu cầu thị trườngnhằm phục vụ tốt nhất thị trường hiện tại và phục vụ thị trường các vùng nôngthôn, vùng có thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa để tạo một thói quen tiêu dùngsản phẩm của doanh nghiệp mình tiến tới ổn định thị trường
Lâu dài, từng bước chiếm lĩnh thị trường Khai thác triệt để nhu cầu, ngàycàng hoàn thiện sản phẩm tạo đà thay thế các sản phẩm khác, mở ra khả năngchiếm lĩnh các phần thị trường còn lại Cùng với đó đưa ra các sản phẩm mới tạothế cạnh tranh trên thị trường
1.3 Cách thức và tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.3.1 Các cách thức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Với quan niệm “Phát triển thị trường là tổng hợp cách thức biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao
uy tín của doanh nghiệp trên thị trường” thì việc phát triển thị trường tiêu thụ
của doanh nghiệp có thể được định hướng thực hiện theo các cách thức sau: Tiếpcận theo hướng phát triển sản phẩm, tiếp cận theo hướng phát triển thị trường vềkhách hàng và tiếp cận theo hướng phát triển thị trường về phạm vi địa lý
Tiếp cận theo hướng phát triển sản phẩm: do những thay đổi về thị hiếu,
công nghệ, tình hình cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp khôngthể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các sản phẩm hiện có mà luôn phải tìm
Trang 27cách đổi mới sản phẩm để đáp ứng thị trường Theo hướng này thì mục tiêu củadoanh nghiệp là đưa ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào thịtrường nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu luôn thay đổi người tiêu dùng.
Tiếp cận theo hướng phát triển thị trường về khách hàng: thị trường của
doanh nghiệp là một tập hợp các khách hàng đa dạng, khác nhau về lứa tuổi,giới tính, thu nhập, sở thích tiêu dùng ,…vì vậy yêu cầu đặt ra cho mỗi doanhnghiệp là làm sao để thỏa mãn được nhu cầu và xác định được đối tượng kháchhàng chính của mình thuộc nhóm người tiêu dùng nào Có một số tiêu chí để cóthể phân chia khách hàng của doanh nghiệp thành các nhóm cụ thể như sau:
Căn cứ vào hành vi tiêu thụ của khách hàng: xác định khách hàng là
người tiêu dùng cuối cùng hay người tiêu thụ trung gian Khách hàng là ngườitiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp để phục vụ cho bảnthân họ và gia đình Người tiêu thụ trung gian là những nhà buôn, doanh nghiệpkinh doanh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với mục đích kiếm lời để từ đódoanh nghiệp có phương án để cung cấp sản phẩm phù hợp cho mỗi đối tượngnày
Căn cứ vào khối lượng hàng hóa tiêu thụ của khách để doanh nghiệp có
phương án xúc tiến, khuyến mãi, giảm giá,…để khuyến khích hành vi mua hàngcủa khách hàng
Căn cứ phạm vi địa lý: để doanh nghiệp xác định nên quy mô thị trường
tiêu thụ mà mình định nhắm tới từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường đó
Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp: khách hàng truyền
thống của mỗi doanh nghiệp đóng góp một phần lớn doanh thu ổn định chodoanh nghiệp trong khi khách hàng mới lại có vai trò quan trọng trong việc mởrộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần cho doanh nghiệp Vấn đề đặt ra chodoanh nghiệp là phải cân nhắc giữa việc phát triển khách hàng về mặt số lượnghay phát triển về mặt chất lượng hoặc phát triển theo cả hai hướng
Trang 28Trên thực tế với mỗi doanh nghiệp khi phát triển thị trường trên góc độkhách hàng thì doanh nghiệp phải phát triển cả về số lượng, chất lượng, phạm
vi, không gian, thời gian, địa điểm cả bán buôn và bán lẻ, khách hàng mới –khách hàng truyền thống, cả người tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng
Tiếp cận theo hướng phát triển thị trường về phạm vi địa lý: hay phát triển
thị trường về mặt không gian tức là doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường
và phát triển theo lãnh thổ bằng các phương pháp: mở rộng mạng lưới bán hàng(hệ thống đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán, ) trong đó phát triển cả vềchiều rộng và chiều sâu: nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng và lựa chọn cáckênh phân phối thích hợp để mở rộng và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩmcho doanh nghiệp hoặc mở rộng theo quy mô của thị trường: thị trường trongnước, thị trường ngoài nước,…
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tiêu thụ
Để đánh giá mức độ thành công hay thất bại của một chiến lược phát triểnthị trường tiêu thụ, người ta thường sử dụng các tiêu chí về khả năng bán (sốlượng sản phẩm tiêu thụ, doanh số tiêu thụ, doanh thu đạt được… ) tiêu chí vềkhả năng sinh lời (tỷ lệ sinh lời hoặc tổng mức lợi nhuận), mức tăng trưởng củathị phần,…trong đó:
Sự gia tăng về khối lượng sản phẩm tiêu thụ được từ thị trường: Số sản
phẩm tiêu thụ được của doanh nghiệp là tổng số sản phẩm đã sản xuất thànhphẩm và đã được chuyển giao cho khách hàng thông qua bán hàng và thu tiền
Số sản phẩm tiêu thụ được lớn hơn so với dự kiến chứng tỏ thị trường còn nhiềutiềm năng mà doanh nghiệp có thể khai thác Khi số lượng sản phẩm tiêu thụnhỏ hơn dự kiến, doanh nghiệp sẽ cần đánh giá lại để sử dụng chiến lược phùhợp hoặc tùy khối lượng tiêu thụ được mà doanh nghiệp có thể cắt giảm đầu tưvào thị trường đó
Gia tăng trong Doanh thu: Tổng số tiền doanh nghiệp nhận được từ việc
bán sản phẩm, hàng hóa Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận mang lại cho doanh
Trang 29nghiệp càng cao Doanh thu kỳ hiện tại lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với kỳ trước sẽphản ánh mức độ thành công của chiến lược.
Sự gia tăng về tỷ lệ sinh lời trên doanh thu: Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu
là chỉ số cho cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán sản phẩm của doanhnghiệp sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Sự gia tăng về tỷ lệ này phản ánhhiệu quả của đồng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho việc thực thi chiến lược
Sự gia tăng trong thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của một doanh
nghiệp được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được so vớiđối thủ cạnh tranh cùng ngành Mức thị phần của doanh nghiệp cao hay thấphơn so với đối thủ cạnh tranh sẽ phản ánh được vị thế của doanh nghiệp trongngành
Thị phần tuyệt đối: là tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn
bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường Thị phần của doanh nghiệpđược xác định theo công thức sau:
Doanh số bán ra của doanh nghiệp
F = - x 100%
Tổng doanh số bán ra của toàn ngành
Thị phần tương đối: được xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của
doanh nghiệp so với thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh Thị phần củadoanh nghiệp ngày càng lớn phản ánh chiến lược phát triển thị trường tiêu thụcủa doanh nghiệp là đạt hiệu quả và ngược lại
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường
1.4.1 Yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Nhân tố cầu: Khi nói đến hoạt động thị trường thì cứ ở đâu có cầu là ở đó
có cung Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn.Nếu nhu cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó là cao thì doanh nghiệp sẽ
có cơ hội mở rộng và phát triển thị trường của mình và ngược lại
Trang 30Cầu về hàng hoá và dịch vụ còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ngoàigiá, nhưng thông thường khi giá tăng tức khắc cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó
sẽ giảm xuống và ngược lại Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải xâydựng chính sách giá cả cho hàng hoá của mình trong đó cần chú ý đặc biệt đếnchiến lược giảm giá Giảm giá có tác dụng kích thích mua hàng, đồng thời thoảmãn khả năng tài chính của người mua Khi thực hiện việc giảm giá đột ngột tứcthời một một sản phẩm nào đó thì thường dẫn đến một sự gia tăng rõ rệt cầu củakhách hàng đối với hàng hoá đó Một chiến lược giảm giá liên tục có suy tính rõràng sẽ có khả năng mở rộng và phát triển đáng kể ngay cả khi sức mua trungbình bị giới hạn
Nhân tố cung: Lượng cung về loại sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp
đang kinh doanh phản ảnh mức độ cạnh tranh trên thị trường và ảnh hưởng đếnkhả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp Lượng cung về sản phẩm củađối thủ cạnh tranh nhỏ đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh ít và doanh nghiệp sẽ
có ưu thế chiếm lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp tiến hành các chiến lược pháttriển thị trường ngược lại lượng cung sản phẩm của đối thủ cạnh tranh lớn doanhnghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng và phát triển thị trường
Giá cả thị trường: Khả năng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trước hết
phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ Trên thị trường có vô số người tiêudùng và họ có khả năng thanh toán cho việc tiêu dùng sản phẩm khác nhau Giá
cả mà người ta sử dụng để mua bán trên thị trường được gọi là giá cả thị trường.Giá cả thị trường là một nhân tố rất linh hoạt điều tiết mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của người cung ứng cũng như sự tiêu dùng của khách hàng đối vớimột hoặc một nhóm sản phẩm hay dịch vụ
Cạnh tranh: Trên thị trường có vô số người sản xuất kinh doanh và vô số
người tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau Sự tự do trong sản xuấtkinh doanh, đa dạng loại hình và nhiều thành phần kinh tế, nhiều người tham giasản xuất kinh doanh là cội nguồn của sự cạnh tranh Khi cạnh tranh là tất yếu,
Trang 31các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường không thể tránh được cạnhtranh vì như vậy là mất thị trường và cầm chắc phá sản vì vậy họ phải chấp nhậncạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sử dụng các “vũ khí” cạnh tranh hữu hiệu(quảng cáo, khuyếch trương, khuyến mại…) vì thế cạnh tranh trên thị trường sẽlàm doanh nghiệp có thể mở rộng và phát triển được thị trường hoặc có thể mấtthị trường.
Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp: Môi trường văn hoá xã hội
của doanh nghiệp là các yếu tố văn hoá xã hội đang diễn ra trong khu vực màdoanh nghiệp hoạt động, có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động doanh nghiệp
Thực tế con người luôn sống trong môi trường văn hoá đặc thù khu vực,tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động trong đó, vận động theo hai khuynhhướng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân tộc vùng miền, một khuynh hướngkhác là hoà nhập với các nền văn hoá khác, vươn ra quốc tế Nhà quản trị phảibiết nắm vững cả hai khuynh hướng trên để có giải pháp thâm nhập sản phẩmcủa nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại thị trường có nền văn hoákhác nhau, văn hóa vùng miền thường được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹtrước khi tung sản phẩm Đối với sản phẩm có tính quốc tế thì chỉ có thể thâmnhập từng bước hoặc phải điều chỉnh thị hiếu để xâm nhập thành công vào thịtrường mới
Nhìn chung văn hoá xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp qua các mặt sau: Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùngcủa các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách
cư xử của khách hàng trên thị trường Ảnh hưởng đến việc hình thành và pháttriển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp Văn hoá quy định cách thức màdoanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài
Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá đến kếtquả hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp phải có cách để điều chỉnhphù hợp với môi trường văn hóa mà mình đang hoạt động
Trang 32Môi trường dân số: Tổng dân số và tỷ lệ bao nhiêu % dân số tiêu dùng
sản phẩm thường xuyên, phân loại theo khu vực thành thị nông thôn để biết đốitượng khách hàng của doanh nghiệp, từ đó có sự thiết kế hệ thống phân phốihoàn hảo
Khách hàng: Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh
nghiệp đang kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu
tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanhnghiệp Quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặtsau:
Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽphải bán theo giá nào Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộphận người tiêu dùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trường
Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chấtlượng ra sao Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là dokhách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường, người mua sẽ lựa chọntheo ý thích của mình và đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thứcphục vụ
Tính chất quyết định của khách hàng làm chuyển biến thị trường từ thụtrường người bán sang thị trường người mua sự ủng hộ, khách hàng đươngnhiên được coi như “thượng đế”
Nhân tố kinh tế: Kinh tế phát triển đời sống của người dân được nâng cao,
người dân sẽ có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho tiêu dùng nhờ vậy doanh nghiệp
sẽ có cơ hội bán được nhiều hàng hơn và việc mở rộng thị trường cũng trở nên
dễ dàng hơn
Nhân tố văn hóa, xã hội: Lối sống, thị hiếu, phong tục tập quán, tín
ngưỡng ảnh hưởng tới số lượng tiêu thụ sản phẩm Văn hóa xã hội khác nhau tạinhững khu vực khác nhau nên sẽ làm ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ cũngkhác nhau, do đó phải nghiên cứu văn hóa xã hội tại thị trường cần hướng tới để
Trang 33có những chiến lược phát triển tiêu thụ phù hợp với từng sản phẩm của doanhnghiệp Trình độ dân trí ngày càng cao thách thức đối với các doah nghiệp Hiệphội những người tiêu dùng xuất hiện đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt chất lượngsản phẩm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Thói quen tiêu dùng và lối sốngcũng như phong tục tập quán của người dân ảnh hưởng rất lớn tới hành vi tiêudùng của họ Khi doanh nghiệp muốn phát triển thị trường mới ở một khu vựcnào đó qua việc nghiên cứu nhân tố văn hóa, xã hội tại thị trường đó mà quyếtđịnh có bán sản hay không và bán với lượng bao nhiêu để mở rộng phát triểntrên thị trường đó.
Nhân tố pháp luật: Kinh tế và pháp luật luôn luôn đi kèm với nhau Làm
kinh doanh thì phải hiểu pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnh vực hoạtđộng của mình Thông qua luật pháp nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, điều tiết cung cầu Các công cụ pháp luật mà nhà nước
sử dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thuế (thuếdoanh thu, thuế lợi tức, thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt…) Ngoài ra những quyđịnh khác trong ngành do đặc thù của sản phẩm kinh doanh cũng ảnh hưởng rấtlớn tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường tự nhiên: Nếu vị trí địa lý thuận lợi có điều kiện quảng bá sản
phẩm, thị trường được mở rộng, các chi phí được giảm thiểu Các tài nguyênphong phú góp phần giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng các nguyênvật liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố doanh nghiệpquan tâm từ khi bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu thị trường tới khi triển khai thựchiện
1.4.2 Yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp
Tiềm năng vốn của doanh nghiệp dùng cho đầu tư cho phát triển: Một
doanh nghiệp có tiềm năng vốn lớn sẽ có khả năng mở rộng quy mô kinh doanhtrên thị trường bằng việc đầu tư vào phát triển sản phẩm, phát triển hệ thốngphân phối, các chiến lược marketing hay thương hiệu ngược lại nếu quy mô vốn
Trang 34của doanh nghiệp hạn chế thì việc mở rộng thị trường kinh doanh và tiêu thụ sẽtrở nên rất khó khăn và chậm chạp
Nhân lực và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp: Đội ngũ quản lý có năng
lực, trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ có thể quản trị doanh nghiệp tốt vàvạch ra những chiến lược phát triển tốt cho doanh nghiệp Trong khi đó, nhânlực để thực thi các kế hoạch chiến lược: đội ngũ R&D, marketing, phát triển thịtrường và đội ngũ bán hàng, sẽ đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành
và đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra Doanh nghiệp có số lượng lao động chấtlượng cao, có kỹ năng và trình độ tay nghề thực thi nhiệm vụ tốt, nhanh chóng
và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Thế mạnh nguồn nguyên liệu: Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thương mại, nguồn nguyên liệu đóng một vai trò quan trọng trong quátrình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như quyết định nên chất lượng sản phẩm và
sự ổn định sản xuất Chất lượng sản phẩm và sự ổn định sản xuất đóng góp mộtphần không nhỏ trong việc luân chuyển sản phẩm trong khâu lưu thông, mởrộng thị trường và nâng cao sức tiêu thụ cho doanh nghiệp
Công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng: Doanh nghiệp muốn có thế mạnh
trong cạnh tranh, đặc biệt là phát triển thị trường tiêu thụ thì yêu cầu doanhnghiệp là phải áp dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh nhanh chóng, hiệuquả Việc đổi mới công nghệ không chỉ thực hiện theo nghĩa hẹp là đổi mới máymóc, thiết bị mà phải là đổi mới toàn diện từ máy móc thiết bị cho đến conngười Đổi mới công nghệ có ý nghĩa hết sức to lớn đến sự sống còn của doanhnghiệp bởi cho phép nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý nguyên liệu Nhờ vậydoanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng hiệu quảsản xuất kinh doanh Đồng thời việc đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được cácnhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm lao động nặng nhọc, tăng lao động chất xám,lao động có kỹ thuật
Trang 35Công nghệ cũng là một trong những yếu tố quyết định nên chất lượng sảnphẩm và tốc độ sản xuất cho doanh nghiệp Thị trường có nhiều doanh nghiệpcùng cạnh tranh, nếu doanh nghiệp không trú trọng nâng cao công nghệ sản xuấtthì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ trở nên lỗi thời và khó cạnh tranh được vớicác sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, khi đó thị trường tiêu thụ củadoanh nghiệp sẽ bị bó hẹp, không thể phát triển được Mặt khác, để tăng sứccạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình côngnghệ sản xuất tiên tiến, cơ sở hạ tầng tốt thì mới sản xuất ra lượng sản phẩmtương ứng, đáp ứng yêu cầu chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường.
Sự khác biệt của sản phẩm, uy tín của sản phẩm và thương hiệu trên thị trường: Sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng
loại, tạo dựng được uy tín và có thương hiệu sẽ có khả năng thu hút được kháchhàng nhiều hơn và giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tốt hơn
Thế lực, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường: Tất cả các nhà sản
xuất kinh doanh trên thương trường đều mong muốn công việc kinh doanh củadoanh nghiệp luôn tăng trưởng và phát triển Thế lực trong kinh doanh củadoanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: sự tăng trưởng của số lượng hàng hoá (thểhiện ở doanh số bán trên thị trường), những phân khúc thị trường mà doanhnghiệp có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu, khả năng liên doanh và liên kết, mức
độ phụ thuộc của các doanh nghiệp khác trên thị trường vào doanh nghiệp vàngược lại…khi đã có thế lực trên thương trường thì sự cạnh tranh của hàng hóacủa doanh nghiệp cũng luôn chiếm vị thế so với đối thủ giúp doanh nghiệp luôngia tăng mức tiêu thụ và phát triển mở rộng thị trường của doanh nghiệp
Hệ thống phân phối sản phẩm: Sản phẩm muốn tiêu thụ nhiều thì phải có
hệ thống mạng lưới phân phối lớn, đa dạng trên khắp các thị trường Nhiềukhách hàng có nhu cầu nhưng họ ở xa nên họ sẽ không chọn tiêu dùng sản phẩmcủa doanh nghiệp bởi muốn có nhà phân phối gần nơi tiêu thụ nhằm có cơ hộiđến trực tiếp xem mặt hàng, sản phẩm hoặc khi có vấn đề gì xảy ra, cần khiếu
Trang 36nại, phản ánh thì vấn đề cũng sẽ được giải quyết nhanh hơn so với việc ở xa nhàcung cấp Hệ thống phân phối rộng giúp đưa sản phẩm tới nhanh hơn, thuận tiệnhơn….
Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp: Việc nghiên cứu tìm
hiểu các nguồn cung thích hợp với yêu cầu là một vấn đề cần cân nhắc để đảmbảo đạt hiệu quả Nếu số lượng nguồn cung ứng ít, nguồn hàng không nhiều,không có mặt hàng thay thế khác, nhà cung ứng 26 có thể gây sức ép bằng cáchgiảm chất lượng hoặc giảm các dịch vụ đi kèm Nếu số lượng nhà cung ứngnhiều, nguồn hàng phong phú có mặt hàng thay thế khác có thể chọn nhà cungứng hàng hóa với mức giá phải chăng, chất lượng tốt và dịch vụ thuận lợi Vấn
đề quan trọng là phải đảm bảo nguồn hàng, về chất lượng, về thời gian, về sốlượng và giá cả mỗi lần giao hàng Cung ứng phục vụ cho quá trình sản xuấtkinh doanh ở từng thời kỳ khác nhau luôn ổn định, đảm bảo khả năng tiêu thụsản phẩm diễn ra liên tục với sản lượng cao mà mức chi phí ổn định
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MEDIBEST
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Dược phẩm Medibest
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần dược phẩm Medibest tiền thân là công ty TNHH Dượcphẩm HIKID địa chỉ Số 59/97, Ngõ 168 Kim Giang, P Đại Kim, Q Hoàng Mai,
Hà Nội, được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 11/09/2006 Công tyTNHH Dược phẩm HIKID được cấp giấy phép kinh doanh ngày 11/09/2006,loại hình kinh doanh là Công ty Cổ phần với ngành nghề đầu tư kinh doanhchính là Sản xuất và thương mại
Ngày 02/04/2014 công ty quyết định đổi tên từ Công ty TNHH dượcphẩm HIKID thành Công ty CP dược phẩm Medibest
Logo của công ty:
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất kinh doanh các sảnphẩm thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng bằng những nguồn nguyên liệuđạt chất lượng cao với mong muốn đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩmtốt nhất Medibest với cam kết luôn luôn mang lại cho người tiêu dùng nhữngsản phẩm chất lượng cao, tính ưu việt phù hợp với mọi lứa tuổi
Bên cạnh đó Medibest không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ thuật và các côngthức dinh dưỡng tốt nhất nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với từngthể trạng của người tiêu dùng tại Việt Nam
Trang 38Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005, HACCP với tiêu chuẩn đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực
phẩm hàng đầu tại Việt Nam Với trang thiết bị, máy móc hiện đại tiên tiến vàquy trình sản xuất khép kín: từ khâu chọn lọc, kiểm tra, đánh giá nguyên liệuđầu vào cho đến quá trình sản xuất và đưa ra thị trường Với mọi sản phẩm củaMedibest trước khi đưa ra ngoài thị trường luôn luôn được kiểm soát chặt chẽphù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đem lại nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho ngườitiêu dùng Vì vậy trong quá trình hoạt động và sản xuất, công ty luôn chú trọngđến từng khâu nhỏ nhất để đảm bảo độ an toàn nhất khi đến tay người tiêu dùng
Với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm,Medibest đã không ngừng đầu tư, nghiên cứu về thể trạng người tiêu dùng tạiViệt Nam, từ đó phát triển mạnh mẽ các dòng sản phẩm dinh dưỡng dành riêngcho các đối tượng, các lứa tuổi khác nhau Do đó, sản phẩm của Medibest luônđược người mọi người tin tưởng và ưa chuộng Hiện nay công ty đã xây dựngđược đội ngũ bán hàng và các kênh phân phối trên khắp cả nước đặc biệt là cácbệnh viện, trường học và các cơ sở ý tế,…
Nhiệm vụ chính của công ty
Xây dựng tổ chức bộ máy kinh doanh tạo nguồn vốn và bảo toàn nguồnvốn của công ty và kinh doanh có hiệu quả nguồn vốn đó Tổ chức hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả Bên cạnh đó, thực hiện chế độ báo cáo kế toántài chính theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tínhchính xác trung thực của báo cáo tài chính và quan hệ tốt với mọi khách hàng,tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng
Về thị trường
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động công ty cổ phần dược phẩm Medibest
đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Việt Nam Phát triển sảnphẩm, mẫu mã bao bì phù hợp với thị trường kinh doanh Bên cạnh đó không
Trang 39ngừng khai thác, tìm hiểu và phát triển sản phẩm của mình đa dạng hóa phù hợpvới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Mô hình bộ máy quản lý hiện nay của công ty được tổ chức phù hợp vớiđặc điểm quản lý, hạch toán sản xuất kinh doanh mặt hàng dược phẩm nhằmkhai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực hiện có Bộ máyquản lý của Công ty được xây dựng theo nguyên tắc quan hệ trực tuyến từ Giámđốc công ty đến các phòng ban
Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giámđốc hoặc Phó giám đốc, trực tiếp phụ trách về những vấn đề thuộc chuyên mônnghiệp vụ được giao Các phân xưởng bố trí thực hiện nhiệm vụ sản xuất từcông ty đưa xuống đảm bảo sản lượng được giao Các đại lý, cửa hàng thực hiện
kế hoạch bán hàng, thông tin kịp thời về những sự phản ánh của khách hàng vềsản phẩm giao bán, nắm bắt nhu cầu khách hàng, thông tin lại cho lãnh đạo để
có hướng điều chỉnh sản xuất
Trang 40Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định
mọi vấn đề thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn được Luật pháp và Điều
lệ Công ty quy định
Ban kiểm soát:
Là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn bộ mọi hoạt động của Công ty theoquy định tại Điều 123 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Báo cáo, thẩm định tàichính hàng năm của công ty
Phòng sản xuất Phòng kinh doanh
Phòng chất lượng