Đặc điểm truyện thiếu nhi của nhà văn lê toán

157 0 0
Đặc điểm truyện thiếu nhi của nhà văn lê toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặc dù chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn học thiếu nhi của Lê Toán nhƣng sự đón nhận của thiếu nhi cả nƣớc đối với những tập truyện của ông chính là sự khẳng định cho

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THỊ MINH NGỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN LÊ TOÁN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 822.0121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ TRÀ MY THÁI NGUYÊN - 2022 i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .10 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6 Đóng góp mới của đề tài 11 7 Bố cục 11 PHẦN NỘI DUNG 12 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 12 1.1.Giới thuyết chung về văn học trẻ em .12 1.1.1 Khái niệm, những đặc trƣng cơ bản của văn học thiếu nhi 12 1.1.2 Truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại 15 1.1.3 Truyện giả tƣởng 21 1.1.4 Độc giả thiếu nhi .26 1.2 Nhà văn Lê Toán- nhà văn của khát vọng nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ .27 1.2.1 Cuộc đời 27 1.2.2 Sự nghiệp và quan điểm sáng tác văn học .28 1.3 Tiểu kết chƣơng 1 31 CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ TOÁN 32 2.1 Truyện đồng thoại hiện đại của Lê Toán 32 2.1.1 Cuộc sống là sự kế thừa giá trị văn hóa truyền thống .32 2.1.2 Cuộc sống với những con ngƣời biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp .45 Lê Toán cũng đã xây dựng đƣợc một thế giới nghệ thuật sinh động thể hiện đƣợc những khía cạnh của tình đoàn kết 53 2.2 Truyện giả tƣởng viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Toán 57 2.2.1 Sự vật kỳ ảo giúp kết nối với quá khứ .58 2.2.2 Khám phá những hành tinh xa lạ .62 2.2.3 Trí tuệ nhân tạo của tƣơng lai 73 2.2.4 Những bài học thiết thực trong cuộc sống .77 2.3 Tiểu kết chƣơng 2 81 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÀ TRUYỆN GIẢ TƢỞNG CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN LÊ TOÁN 82 3.1 Thời gian- không gian nghệ thuật 82 3.1.1 Thời gian nghệ thuật 82 ii 3.1.2 Không gian nghệ thuật 88 3.2 Chất liệu văn hóa dân gian Việt Nam trong truyện thiếu nhi của Lê Toán 94 3.2.1 Chất liệu trong văn học dân gian 94 3.2.2 Chất liệu trong đời sống sinh hoạt dân gian .96 3.3 Giọng điệu kể chuyện 100 3.4 Cách kết thúc truyện đầy bất ngờ 106 3.4 Tiểu kết chƣơng 3 .120 PHẦN KẾT LUẬN .121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 PHỤ LỤC 131 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 “Văn học thiếu nhi” (“văn học trẻ em”) có vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống trẻ thơ mà cả trong nền văn học dân tộc Bộ phận văn học này đƣợc xem là hành trang cho trẻ em trên suốt đƣờng đời, bởi lẽ những gì đƣợc lƣu giữ trong thời niên thiếu sẽ có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá đề cao vai trò của văn học thiếu nhi đối với đời sống tinh thần của con ngƣời Nhà văn Bugari Assen Bossev - tác giả của 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi đã từng bày tỏ quan điểm: “Những cuốn sách hay đều là người bạn đường vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh để bay lên mà chinh phục cuộc sống” [3; tr.47] Véra C.Barclay, trong lúc nghiên cứu phƣơng pháp hƣớng đạo để giúp hình thành tính cách cho trẻ lứa tuổi 8-12, cũng đã kết luận: “Trong trái tim mỗi trẻ em đều có cái mà ta gọi là bản năng về sự huyền diệu và sự kì lạ… Chính là trong khi nghe chuyện mà em nhỏ giải được cơn khát cái huyền diệu, bởi vì, nhờ câu chuyện ấy, em có thể ngao du trong thế giới của truyền thuyết và hút đầy bầu phổi không khí phấn khởi của nó” [98; tr.49] Trong công trình nghiên cứu của mình, Vera C.Barclay cũng cho rằng những câu chuyện mà trẻ em đƣợc đọc, đƣợc nghe kể từ thuở nhỏ là chùm ánh sáng đặc biệt của tâm hồn trẻ giúp cuộc sống của các em trở nên tƣơi đẹp hơn : “em nhỏ, khi nghe một câu chuyện, sẽ hấp thu những ý nghĩ và tích tụ chúng trong trí nhớ, một ngày mưa nào đó, chúng quay trở lại làm cho vui lên và tô màu sắc cho cuộc sống âm u, cho tới khi lại có một câu chuyện khác, đến lượt nó, chiếu cái chùm ánh sáng của nó với một sắc thái khác nữa vào cái cảnh bé nhỏ âm u của lý trí em nhỏ” [98; tr.48] Ở Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đã khẳng định vai trò của Văn học thiếu nhi là rất quan trọng và không thể thiếu Theo quan điểm này, Hữu Thỉnh cũng nhấn mạnh mỗi tác phẩm Văn học thiếu nhi có giá trị đƣợc ví nhƣ một ngƣời thầy không những bồi dƣỡng tâm hồn mà còn định hƣớng tƣ tƣởng cho các em Những nhận định trên đều có cách đánh giá thống nhất và khẳng định văn học dành cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển tâm hồn của mỗi ngƣời, nhất là trẻ thơ Bởi vậy, đời sống càng phát triển, thiết nghĩ, càng cần đến văn học dành cho thiếu nhi, và hơn thế càng cần đến những công trình nghiên cứu về bộ phận văn học ấy 2 1.2 Hiện nay, trong cơn bão phát triển của thời kỳ công nghệ số trẻ em đƣợc tiếp cận công nghệ thông tin thƣờng xuyên, khả năng tƣ duy của các em trở nên nhanh nhạy hơn Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghệ thuật, nhất là văn học, mảng sáng tác cho thiếu nhi lại chƣa đƣợc chú ý nhiều Rất nhiều nhà văn, nhà phê bình vẫn còn quan niệm văn học thiếu nhi chỉ là “chiếu dƣới”, “hạng hai” nên mảng sáng tác này giống nhƣ một sân chơi bị lãng quên, vẫn còn vắng bóng những tác giả tâm huyết Số lƣợng sáng tác văn học thiếu nhi không nhiều khiến đời sống tinh thần của trẻ em phải đối mặt với nguy cơ nghèo nàn Trí tƣởng tƣợng của trẻ thiếu một mảnh đất màu mỡ để cất cánh 1.3 Nhà văn Lê Toán đã giành tài năng, tâm huyết của đời mình để viết lên những trang vừa hồn nhiên vừa chân thực nhất cho thiếu nhi Lê Toán viết về trẻ thơ nhƣ một ngƣời “trong cuộc” Với “lăng kính trẻ thơ”, “trí tƣởng tƣợng bay bổng” đƣợc sàng lọc qua vốn sống phong phú, Lê Toán đã tạo ra một thế giới văn học đầy sức hấp dẫn cho trẻ em Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu trong sáng tác của Lê Toán nhƣ: San hô màu hạt lựu”; “Hoa mẫu đơn, “Trái đất tò he”, “Quẩy những trái đất về nhà”, “Tí hon canh bầu trời”, “Tới hệ mặt trời xa lạ” v.v … Mong muốn nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ, hành trình sáng tác của Lê Toán là hành trình của một trái tim từng trải gói ghém tấm lòng nhân hậu gửi đến thiếu nhi Mặc dù chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn học thiếu nhi của Lê Toán nhƣng sự đón nhận của thiếu nhi cả nƣớc đối với những tập truyện của ông chính là sự khẳng định cho tài năng và tâm huyết của nhà văn Từ thực tế này cho thấy một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống những sáng tác về thiếu nhi của Lê Toán là một việc làm rất cần thiết 1.4 Nếu nhƣ trong bài viết Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi [42, tr.11-16] công chúng biết đến một số cây bút sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XX nhƣ: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tƣởng, Võ Quảng, Phạm Hổ thì đến cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, những nhà văn nhƣ: Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Đức Tiến, Nguyễn Thị Bích Nga, Đỗ Bích Thủy, Phong Điệp, Trần Hoài Dƣơng, Vũ Hùng, Lê Phƣơng Liên, Dƣơng Khâu Luông, Xuân Quỳnh, Lê Toán đã nỗ lực ghi tên mình trên văn đàn, góp phần khẳng định và tôn vinh giá trị của các tác phẩm văn học thiếu nhi chân chính của văn học Việt Nam Với tình yêu dành cho trẻ thơ và nhiệt huyết sáng tác văn chƣơng, Lê Toán 3 tập trung vào hai thể loại truyện viết cho thiếu nhi là truyện đồng thoại và truyện giả tƣởng Với những tác phẩm viết cho thiếu nhi đã xuất bản, nhà văn Lê Toán đã góp phần giữ vững thế đứng cho văn học dành cho thiếu nhi của văn học Việt Nam trƣớc cơn bão truyện tranh ngoại nhập và sức hút khó cƣỡng của công nghệ với trẻ em Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm truyện thiếu nhi của nhà văn Lê Toán làm đề tài nghiên cứu với mong muốn làm rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Toán Từ đó góp phần tôn vinh một nhà văn đã có nhiều đóng góp cho mảng Văn học thiếu nhi trong nền văn học đƣơng đại Việt Nam 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu về văn học thiếu nhi Nhìn bao quát nền văn học hiện đại Việt Nam có thể thấy công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi nƣớc ta không phải là ít Cũng có nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian và tâm huyết của mình cho mảng sáng tác dành cho thiếu nhi ở Việt Nam Tuy nhiên, trong tƣơng quan so sánh với văn học hiện đại dành cho ngƣời lớn có thể thấy một sự chênh lệch không nhỏ về quy mô và số lƣợng Nhìn thấy thực trạng đó, năm 2002, đƣợc sự hỗ trợ của Hội đồng văn học thiếu nhi và nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội, Văn Thanh, Nguyên An biên soạn và xuất bản cuốn Bách Khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam Cuốn sách thể hiện mong muốn đƣa ra cái nhìn tổng quan bao quát để thấy đƣợc đặc điểm đặc trƣng của bộ phận Văn học thiếu nhi Cuốn sách cũng đã hệ thống các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi theo thể loại Đây đƣợc xem là công trình tổng hợp về văn học trẻ em có tính hệ thống nhất ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian in ấn nên những hiện tƣợng tác giả văn học thiếu nhi đƣơng đại không đƣợc cập nhật kịp thời Giáo trình Văn học 2 của TS Bùi Thanh Truyền [65] đã nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam trên các phƣơng diện nhƣ khái niệm, quá trình hình thành phát triển, đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam Tuy nhiên, khi nghiên cứu về quá trình phát triển của văn học thiếu nhi, công trình chỉ tìm hiểu đến giai đoạn sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX Chƣa cập nhật đời sống văn học thiếu nhi đầu thế kỉ XXI Công trình nghiên cứu Văn học thiếu nhi hiện đại: Văn học thiếu nhi Việt Nam một số vấn đề về tác phẩm và thể loại [42] Văn Thanh đã có cái nhìn đại cƣơng về văn học thiếu nhi Việt Nam tác giả đã chỉ ra đƣợc những đặc điểm cơ bản của văn học 4 thiếu nhi ở mỗi giai đoạn phát triển cụ thể Công trình cũng có những kết luận nghiên cứu cụ thể về các loại truyện thiếu nhi đã định hình và phát triển trong thế kỉ XX nhƣ truyện về đề tài lịch sử, truyện khoa học…Cũng trong công trình này, Văn Thanh đã giới thiệu đƣợc các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học thiếu nhi qua các giai đoạn Ngoài ra, một số công trình đã nghiên cứu về những yếu tố ảnh hƣởng đến văn học thiếu nhi và các tác giả cụ thể sáng tác văn học thiếu nhi: Trong luận văn thạc sĩ: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, tác giả Ngô Đình Vân Nhi- 2008 đã khảo sát toàn diện sáng tác của nhà văn Phạm Hổ ở mảng truyện viết cho thiếu nhi Qua đó, luận văn đã khẳng định những đóng góp không nhỏ của Phạm Hổ ở thể loại cổ tích mới cho bộ phận văn học dành cho trẻ em Đinh Thị Thu Huyền trong luận văn Nhân vật trẻ thơ trong sáng tác văn xuôi của Trần Hoài Dương - 2016 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhân vật trẻ thơ trong sáng tác văn xuôi của Trần Hoài Dƣơng Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã cho thấy thơ của Trần Hoài Dƣơng là thế giới trong ngần của tuổi thơ, khơi gợi những kỉ niệm thời thơ ấu, tạo cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu thƣơng con ngƣời Luận văn thông qua việc tìm hiểu nhân vật trẻ thơ trong văn xuôi Trần Hoài Dƣơng đã phân định đƣợc các kiểu loại nhân vật một cách rõ nét, để từ đó giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc hơn với từng kiểu nhân vật Luận văn giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn khái quát về nhân vật trẻ thơ trong các tác phẩm của Trần Hoài Dƣơng… khẳng định những đóng góp của nhà văn về mặt nội dung và nghệ thuật cho văn xuôi Việt Nam đƣơng đại Công trình nghiên cứu này cũng góp phần làm tƣ liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên, những ngƣời yêu thích tác phẩm của Trần Hoài Dƣơng và văn học Việt Nam hiện đại Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện ngắn thiếu nhi Việt Nam từ 1975 đến 2010- Hồ Hữu Nhật- 2018 đã nghiên cứu văn học thiếu nhi từ 1975 đến 2010 Luận án đã tìm hiểu một giai đoạn văn học thiếu nhi mới, vận động trong bối cảnh chính trị, văn hóa, văn học hoàn toàn mới Đây là thời kỳ văn học bƣớc vào giai đoạn đổi mới toàn diện, nhà văn có điều kiện bộc lộ cá tính sáng tạo, cái tôi cá nhân trong các sáng tác văn học Từ việc nghiên cứu cụ thể văn học giai đoạn này, Hồ Hữu Nhật đã có những nhận xét cụ thể và chính xác hơn về vị trí, đặc điểm của văn học thiếu nhi sau 1975 trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc Đề tài đã nhận diện, phân tích những dấu hiệu của văn học dân gian trong truyện thiếu nhi đƣơng đại 5 Đƣa ra những lý giải khách quan về nguyên nhân làm nên hiện tƣợng tƣơng tác, dung hợp giữa truyện thiếu nhi Việt Nam hiện đại giai đoạn 1975 - 2010 với văn học dân gian Tác giả đã phân tích những cách thức tiếp nhận các yếu tố dân gian của truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn này Từ đó nhận xét, đánh giá hiệu quả thẩm mỹ mà những yếu tố dân gian đã mang lại cho các tác phẩm, nhất là đó lại là một tác phẩm của văn học hiện đại Từ góc độ kiến giải của mình, Hồ Hữu Nhật cũng đóng góp thêm một tiếng nói trong việc cụ thể hóa nội hàm của thuật ngữ văn học thiếu nhi Tác giả đã phân tích các hiện tƣợng có ảnh hƣởng của văn học dân gian, phân loại các mức độ, dạng thức ảnh hƣởng văn học dân gian khác nhau trong truyện thiếu nhi Việt Nam 1975 – 2010 Công trình nghiên cứu đã giải thích nguyên nhân truyện thiếu nhi 1975 - 2010 có những ảnh hƣởng của yếu tố văn học dân gian; đánh giá chức năng thẩm mỹ mà văn học dân gian đã mang lại Bằng việc tìm hiểu cách tiếp cận các yếu tố văn học dân gian của các nhà văn đƣơng đại, luận án đã xác định rõ sự kế thừa, và sáng tạo của các tác giả sáng tác văn học thiếu nhi hiện đại Trong đề tài Thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng (2018) [31], tác giả Phạm Thị Luyến đã góp thêm một cách nhìn về văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết về loài vật nói riêng Đồng thời tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Hùng Ngƣời viết tập trung nghiên cứu đề tài thiên nhiên kỳ thú trong sáng tác của nhà văn Vũ Hùng và những bài học triết lý cuộc sống đƣợc ông gửi gắm qua những câu chuyện về thiên nhiên đó Đề tài phân tích những đặc điểm nội dung trong các truyện viết về loài vật của Vũ Hùng Đó là bức tranh về tình yêu và cuộc sống thể hiện qua những trật tự rừng xanh, phong tục tập quán của những vùng miền đã đi qua Luận văn cũng nhận diện và phân tích các đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của nhà văn Vũ Hùng Từ việc tìm hiểu sự thành công của Vũ Hùng trong mảng sáng tác văn học viết cho thiếu nhi, luận văn khẳng định những đóng góp của Vũ Hùng cho nền văn học nƣớc nhà Tác giả Vũ Thị Huyền Trang trong luận văn thạc sĩ: Thơ thiếu nhi của Dương Khâu Luông (2018) [63] đã cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện hơn, hệ thống hơn về mảng văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, thơ thiếu nhi Bắc Kạn nói riêng Luận văn hƣớng tới việc làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Dƣơng Khâu Luông Khẳng định những đóng góp đáng ghi nhận của nhà thơ Tày - Dƣơng Khâu Luông ở mảng thơ thiếu nhi đối với thơ ca 6 dân tộc thiểu số nói chung, thơ ca tỉnh Bắc Kạn nói riêng Luận văn thạc sĩ: Truyện thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên của tác giả Trần Thị Hồng Nguyên đã có những nhận xét khẳng định vai trò, vị trí của một nữ nhà văn đã có nhiều đóng góp và đã dành trọn đời cho mảng văn học thiếu nhi Luận văn không chỉ giúp cho ngƣời đọc thấy rõ hơn chân dung nhà văn Lê Phƣơng Liên mà còn hiểu hơn đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong những tác phẩm viết về thiếu nhi của chị Công trình nghiên cứu này đã góp phần giới thiệu và chỉ ra những cái hay, cái đẹp trong sáng tác của Lê Phƣơng Liên có tác dụng nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ Một số bài nghiên cứu về văn học thiếu nhi đăng trên các tạp chí: Bài Không gian giả tưởng trong truyện Chúc một ngày tốt lành của Nguyễn Nhật Ánh, Lê Thị Bắc Lý- 2015, đã tiến hành phân tích những khía cạnh nghệ thuật tạo nên không gian giả tƣởng trong truyện Chúc một ngày tốt lành Đó là: Không gian giả tƣởng mọi sự vật đều dùng một hệ thống ngôn ngữ thống nhất, không gian giả tƣởng biểu hiện một thế giới bị đảo lộn, và trong không gian giả tƣởng ấy tình yêu chính là lẽ sống cao đẹp nhất Không gian truyện là giả tƣởng nhƣng truyện lại có giá trị phản ánh hiện thực đời sống Tác giả bài viết đã chỉ ra rằng việc Nguyễn Nhật Ánh sáng tạo ra những điều trái ngƣợc với quy luật tự nhiên chính là một cách để phản ánh xã hội thực tại; kêu gọi mọi ngƣời hãy trở về với con ngƣời thực của mình, sống vô tƣ, hồn nhiên Với bài viết này Lê Thị Bắc Lý vừa khẳng định đặc sắc nghệ thuật xây dựng không gian giả tƣởng của Nguyễn Nhật Ánh trong Chúc một ngày tốt lành, đồng thời khẳng định vai trò của những yếu tố giả tƣởng đối với sự thành công của truyện Trong bài viết Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, đăng trên Tạp chí khoa học, số 37 / 2020, Hà Thu Thủy phân tích sức hấp dẫn trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh thể hiện trong tuyển tập truyện thiếu nhi của Xuân Quỳnh trên các khía cạnh: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật khắc họa hình tƣợng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ Tác giả bài viết đã chỉ ra thế giới nhân vật trong truyện ngắn Xuân Quỳnh khá đa dạng, phong phú Đó có khi là những ngƣời thân cũng có khi lại là những con vật quen thuộc hàng ngày … các loài hoa, các loài cây cỏ Tất cả những nhân vật này đều đƣợc Xuân Quỳnh thấu hiểu, đồng cảm và miêu tả một cách chân thực bằng một tấm lòng chân thành của một ngƣời mẹ Truyện của Xuân Quỳnh có những chi tiết hài hƣớc, hóm hỉnh, hồn nhiên nhƣ trẻ con Ngôn ngữ truyện ngắn Xuân Quỳnh rất linh hoạt, đầy màu sắc Những đặc 7 sắc này đã làm nên màu sắc riêng biệt của truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh Có thể thấy, số lƣợng công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi trên phƣơng diện lý luận và trên phƣơng diện thực tế gắn với từng cây bút cụ thể không phải ít 2.2 Lịch sử nghiên cứu về Lê Toán và truyện thiếu nhi của Lê Toán Có thể điểm qua một số công trình về các tác phẩm của ông nhƣ sau: Trong bài viết Tí hon canh giữ bầu trời- thêm những trang viết lôi cuốn cho thiếu nhi đăng trên báo Quảng Ninh ngày 19 tháng 8 năm 2017, nhà báo Hiếu Minh đã có nhận định về phong cách sáng tác của Lê Toán là ngƣời có lối viết kết hợp giữa khoa học viễn tưởng xen lẫn đồng thoại và cổ tích, ông đưa các em thiếu nhi bước vào những thế giới khác nhau, lúc dưới biển sâu, khi trên bầu trời bao la, lúc trong rừng sâu luôn lung linh sắc màu và đầy biến ảo Tác giả bài báo cũng cho rằng, với nhà văn Lê Toán, đến với văn học thiếu nhi là một cái duyên Bài viết “Nhà văn Lê Toán, phiêu lưu cùng giấc mơ con trẻ” đăng trên báo Quảng Ninh ngày 18/6/2017 của nhà báo Phạm Học cũng đƣa ra nhận xét về phong cách viết truyện thiếu nhi của nhà văn Lê Toán trong tập truyện Những chuyến du hành của Tí Tuấn: “nhà văn Lê Toán đã tìm cho mình một lối đi riêng Truyện của Lê Toán nhẹ nhàng, gửi gắm nhiều thông điệp và rất phù hợp với tâm lý các em nhỏ Ông lồng vào trong đó rất khéo tình yêu quê hƣơng đất nƣớc qua hàng loạt địa danh liên quan đến Quảng Ninh, nhƣ: Vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ, sông Bạch Đằng, thƣơng cảng Vân Đồn, cửa Nam Triệu v.v ( ) Nội dung của các sáng tác của Lê Toán rất phong phú, xoay quanh các vấn đề gần gũi với cuộc sống của các em nhƣ: Chuyện trƣờng lớp, tình cảm gia đình, thế giới thiên nhiên… đƣợc thể hiện bằng giọng văn mộc mạc, trong sáng” [78] Không những thế, bài viết còn khẳng định đƣợc giá trị của tập truyện với tâm hồn trẻ thơ “Những tác phẩm này sẽ giúp bồi dƣỡng tâm hồn và phát triển tƣ duy ngôn ngữ cho trẻ em” [78] Nhận định của nhà báo Phạm Học đã đánh giá khái quát nội dung và giá trị của tập truyện Những chuyến du hành của Tí Tuấn của Lê Toán Ý kiến của nhà báo Hiếu Minh nhận xét khái quát về nghệ thuật viết truyện, trong khi đó, nhà báo Phạm Học vừa khẳng định nghệ thuật viết truyện trên phƣơng diện giọng kể, chi tiết truyện, nội dung vừa khẳng định giá trị truyện thiếu nhi của Lê Toán Từ hai ý kiến này có thể thấy nhà văn Lê Toán đã có lối viết, phong cách viết riêng Có mảng để tài sáng tác ổn định, giọng văn đặc trƣng Tuy nhiên cả hai ý kiến

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan