1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy trình kiểm toán tài sản cố địnhtrong kiểm toán báo cáo tài chính tạicông ty tnhh kpmg

54 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH KPMG
Tác giả Lê Thị Xuân Thương
Người hướng dẫn ThS. Trương Thị Hạnh Dung
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 6,59 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (20)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (20)
  • 5. Bố cục của đề tài (20)
  • 6. Hạn chế (21)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KPMG (22)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH KPMG (22)
      • 1.1.1. KPMG thế giới (KPMG Global) (22)
      • 1.1.2. KPMG Việt Nam (23)
      • 1.1.3. Công việc của thực tập sinh (25)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH (28)
    • 2.1. Khái quát quy trình kiểm toán đang áp dụng tại Công ty TNHH KPMG (28)
      • 2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch (29)
      • 2.1.2. Thực hiện kiểm toán (30)
      • 2.1.3. Hoàn thành kiểm toán (32)
    • 2.2. Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG (33)
      • 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch (33)
      • 2.2.2. Thực hiện kiểm toán (39)
      • 2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán (44)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM HỌC ĐƯỢC TẠI (46)
    • 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại khách hàng X của công (46)
      • 3.1.1. Ưu điểm (46)
      • 3.1.2. Hạn chế (47)
    • 3.2. Những kinh nghiệm người viết đã tích lũy được trong quá trình thực tập tại KPMG (47)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁNBÁO CÁO THỰC TẬP Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁNBÁO CÁO THỰC TẬP Trang 3 LỜI CẢM ƠNTrong suốt

Phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng kiến thức đã học về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ

- Tham khảo tài liệu hướng dẫn của công ty và các hồ sơ kiểm toán năm trước

- Xử lý số liệu mà công ty X cung cấp từ đó thu thập thêm chứng từ liên quan và phỏng vấn trực tiếp khách hang trong suốt quá trình kiểm toán.

- Tham khảo ý kiến và trao đồi thêm với kiểm toán viên đương nhiệm của công ty khách hàng (Senior In Charge) về những vướng mắc trong quá trình làm báo cáo thực tập.

Bố cục của đề tài

Báo cáo thực tập gồm 3 chương chính:

- Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH KPMG

- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán BCTC khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH KPMG

- Chương 3: Nhận xét và kiến nghị

Hạn chế

Do thời gian thực tập còn ngắn và thời gian tiếp xúc với khách hàng có giới hạn nên đề tài này còn chưa thể tìm hiểu, nghiên cứu so sánh sâu về quy trình kiểm toánTSCĐ cụ thể ở các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau Đồng thời, vì tính bảo mật cho các thông tin mà khách hàng cung cấp nên các dữ liệu trong bài viết đã được thay đổi và chỉ mang tính chất minh họa.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KPMG

Giới thiệu chung về Công ty TNHH KPMG

1.1.1 KPMG thế giới (KPMG Global)

KPMG - tên viết tắt của 4 nhà sáng lập là Klynveld Peat Marwick Goerdeler, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong bốn ông lớn “Big Four” của ngành kiểm toán, cùng với PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (E&Y) và Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte) Trụ sở chính của công ty được đặt ở Amstelveen, Hà Lan KPMG Global có các mảng dịch vụ rất thiết yếu đối với các khách hàng doanh nghiệp, bao gồm: Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo, Thuế, Advisory, Enterprise Sau cuộc đại hợp nhất đầu tiên trong ngành kế toán vào năm 1987 giữa KMG và Peat Marwick, KPMG đã được thành lập Năm 1991 được đổi tên là KPMG Peat Marwick McClintock nhưng năm 1995 lại quay trở lại tên cũ KPMG và được lấy làm tên thương mại cho đến ngày nay KPMG được xây dựng dựa trên nền tảng sâu sắc của sự tin tưởng, chất lượng, tính chính trực và sự cộng tác. Mục tiêu hoạt động của KPMG là phát triển thành công ty tư vấn toàn cầu nhằm chuyển hóa kiến thức thành giá trị cho khách hàng, cho đội ngũ nhân viên của mình và cho cả cộng đồng xã hội Để đạt được mục tiêu này, KPMG tập trung vào việc phát triển, nâng cao giá trị dịch vụ, và tận dụng triệt để ba nguồn lực quan trọng nhất của mình là khách hàng, đội ngũ nhân viên và kiến thức theo triết lý hoạt động như sau: tại KPMG, nhân viên kết hợp những nguyên tắc này vào mọi thứ họ làm bởi vì họ tin rằng cùng nhau, có thể tạo ra sự khác biệt Ngoài ra, KPMG Global còn thiết lập 5 giá trị cốt lõi làm nên “chất” của KPMG trên toàn thế giới đó là:

KPMG được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 với 4 văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh (2 văn phòng ở Quận 1 và Quận 7), Hà Nội và Đà Nẵng KPMG tại văn phòng quận 1 (Kiểm toán 3) chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp đặc thù như các ngân hàng, các quỹ đầu tư Bộ phận kiểm toán 1, 2 và 4 những năm trước có được chia thành các mảng khách hàng khác nhau nhưng hiện tại cả 3 bộ phận ban đều làm chung về các dự án ngoài các dự án của bộ phận 3 Vì lượng khách hàng nhìn chung ở các bộ phận là không ổn định nên các bộ phận đều hỗ trợ công việc của nhau trong mùa bận.

Là thành viên của KPMG toàn cầu, KPMG Việt Nam có những ưu thế để trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam Trong nhiều năm liền, công ty luôn nằm trong các bảng xếp hạng uy tín như Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam –“Best place to work in Vietnam” hay Top 50 Nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất thế giới – “Top50 Most attractive employers” Không những vậy, KPMG Việt Nam còn được Bộ Tài chính và VACPA công nhận là công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu về doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng kiểm toán viên đạt chuẩn.

5 Ban Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Giám đốc Tổng Giám đốc là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, có quyền quyết định điều hành các vấn đề liên quan đến công ty Các Phó Giám đốc phụ trách từng hoạt động cụ thể, có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc trong định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động, điều hành các phòng ban trực thuộc. Các thành viên Ban giám đốc của công ty đều là các chủ phần hùn Họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán, và là người đại diện của công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý với khách hàng Tại KPMP, dưới chủ phần hùn có 2 nhóm chính là Bộ phận kiểm toán và Bộ phân văn phòng Ngoài ra, công ty còn có các bộ phận như là Thuế, Tư vấn về chuyển giá và pháp luật.

Riêng ở các bộ phận kiểm toán, để đảm bảo tiến độ và hiệu quả khi làm việc với khách hàng thì mỗi nhóm kiểm toán cho một khách hàng có thêm các cấp độ như sau:

6 Tại KPMG, tùy vào độ khó và sự phức tạp về hoạt động công ty khách hàng mà KPMG sẽ có sự phân chia nhân lực và thời gian hoàn thành công việc khác nhau Các trợ lý kiểm toán 2 sẽ được giao phụ trách làm những phần hành nhỏ, những khoản mục không quan trọng (Non-significant items) trên báo cáo tài chính Trợ lý kiểm toán 1 thường được giao cho những phần hành quan trọng hơn như doanh thu và giá vốn hàng bán Trưởng phòng/ chuyên viên cao cấp: là người có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), cử nhân luật, kinh nghiệm > 5 năm hoặc giấy chứng nhận có giá trị tương đương.

Không chỉ vậy, với những khách hàng kiểm toán năm đầu, KPMG sẽ có yêu cầu khắt khe hơn và nhân sự tham gia kiểm toán cũng đông hơn Còn với những khách hàng mà công ty đã có một sự hiểu biết nhất định về cơ cấu và hoạt động (đã kiểm toán các năm trước) thì sẽ có ít yêu cầu và nhân lực tham gia hơn.

1.1.3 Công việc của thực tập sinh:

Tại KPMG Việt Nam, người viết được phân công thực tập tại Bộ phận Kiểm toán 4 (Chi nhánh Quận 7) vị trí Thực tập sinh/Trợ lý kiểm toán Tại đây, trước khi bắt đầu kiểm toán mỗi khách hàng, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và gửi các tệp năm ngoái cho các thành viên xem trước để chuẩn bị (Các tệp này thường là tệp RET – Retention và các một số chứng từ (Provided by customers) năm trước.

Trong những tháng thực tập tại KPMG, tính đến hiện tại, ngoài việc được phân công hoàn thành giấy làm việc cho năm công ty về sản xuất nhựa, công ty sản xuất phân bón, công ty sản xuất linh kiện điện tử, công ty sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ thủy sản, doanh nghiệp bán lẻ, người viết còn được tham gia vào quy trình kiểm đếm hàng tồn kho của sáu công ty thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau như doanh nghiệp sản xuất nhựa, doanh nghiệp sản xuất hạt giống, doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhanh cho các siêu thị nhỏ như Circle K, Family Mart, doanh nghiệp sản xuất phân bón, doanh nghiệp nhập khẩu đồ đông lạnh như khoai tây, thịt gà cho các siêu thị và doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi Thường thì quá trình kiểm kê sẽ diễn ra trong một ngày và người viết được phân công nhiệm vụ sẽ quan sát quá trình kiểm đếm hàng tồn kho của khách hàng và ghi lại số lượng cho các mẫu mà mình đã chọn trước đó(thường là 25 mẫu) tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng Sau đó, người viết sẽ hoàn thành Bảng ghi nhớ quan sát

7 hàng tồn kho, Hướng dẫn kiểm kê hàng tồn kho và Mẫu kiểm kê hàng tồn kho và gửi cho trưởng nhóm kiểm toán. Đối với các phần hành kiểm toán được giao, người viết được các anh chị trưởng nhóm kiểm toán, trợ lý kiểm toán cho mỗi khách hàng hướng dẫn cách làm và với mỗi phát hiện trong quá trình làm thì sẽ hỏi trực tiếp các anh chị vì họ là những người hiểu rõ nhất về hoạt động kinh doanh của khách hàng.

STT Công việc Mô tả chung công việc

1 Tìm hiểu khách hàng Ở giai đoạn này, thực tập sinh được tham gia hỗ trợ trưởng nhóm thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng như là thu thập các tài liệu về Điều lệ công ty, giấy phép thành lập, các biên bản, hợp đồng hoặc cam kết quan trọng,…để từ đó các cấp cao hơn đưa ra đánh giá tổng quan về rủi ro kiểm toán cũng như xác định mức trọng yếu có thể ảnh hưởng lên báo cáo tài chính.

Trong quá trình thực tập tại KPMG, người viết được giao nhiệm vụ tìm hiểu về các khách hàng mà công ty mới phát sinh giao dịch trong năm nay (khách hàng mới). Người viết sẽ nghiên cứu quy trình công ty chấp nhận bán hàng cho một khách hàng mới bằng cách chọn ngẫu nhiên một khách hàng mới (thường là khách hàng mà trong năm công ty phát sinh giao dịch lớn) để thực hiện quy trình xem qua

“Walkthrough” Sau đó, người viết sẽ xin một số chứng từ như: hợp đồng cung ứng dịch vụ, phiếu yêu cầu mua hàng, bảng báo giá của hai bên và kiểm tra trên mạng về sự tồn tại của khách hàng

8 đó trên các cổng thông tin chính thức để có sự hiểu biết cụ thể về quy trình này của khách hàng.

3 Kiểm tra chi tiết (Test of detail)

Trong 3 tháng thực tập tại đây, người viết đã được trưởng nhóm phân công một số phần hành cơ bản như: Tiền, tài sản cố định, chi phí trả trước, các khoản phải thu khách, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Thực tập sinh sẽ tiến hành xin khách hàng một số chứng từ và làm trên giấy làm việc của kiểm toán Tùy vào mức độ trọng yếu của khoản mục và mức độ có thể bỏ qua mà thực tập sinh sẽ tiến hành chọn mẫu để kiểm tra và tiến hành xin khách hàng chứng từ của các mẫu đó.

4 Rà soát báo cáo và lên số báo cáo

Sau khi đã hoàn thành các phần hành kiểm toán cơ bản, người viết sẽ được giao các nhiệm vụ là rà soát báo cáo (Casting): đối chiếu số liệu trên báo cáo đã phát hành năm ngoái với số đầu kỳ trên báo cáo năm nay xem đã đúng hay chưa, kiểm tra tính đúng của số tham chiếu các khoản mục thuyết minh báo cáo tài chính và nhập số liệu lên báo cáo năm nay.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH

Khái quát quy trình kiểm toán đang áp dụng tại Công ty TNHH KPMG

Sơ đồ trên là chu trình chung được áp dụng cho toàn bộ các bộ phận kiểm toán tại KPMG, yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ một cách nghiêm ngặc với độ chính xác cao nhằm tạo nên sự tin cậy cho người sử dụng BCTC.

KPMG có một điểm đặc biệt là công ty hiện tại đang áp dụng một quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được chính công ty thiết kế riêng biệt trên toàn cầu đó làKAM KAM là từ viết tắt cho KPMG Audit Manual, có nghĩa là Sổ tay hướng dẫn kiểm toán của KPMG KAM được thiết kế và phát triển để các nhân viên có thể tiếp cận và hiểu hơn về quy trình kiểm toán và các chuẩn mực, bao gồm các phần như sau:Các yêu cầu, hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs)

10 Các yêu cầu, hướng dẫn cụ thể được phát triền bởi KPMG

Ngoài ra, KPMG hiện tại đang chạy hai hệ thống kiểm toán song song được thiết kế riêng cho kiểm toán là eAudit và KCW Theo sự tìm hiểu của người viết báo cáo, eAudit là phần mềm kiểm toán cũ, đã được KPMG sử dụng qua nhiều năm cho việc lưu trữ và thực hiện kiểm toán Về cơ bản, hệ thống này có nhược điểm là khi thực hiện kiểm toán thì phần mềm sẽ thực hiện theo từng phần hành chứ không đi theo một quy trình (ví dụ như quy trình bán hàng sẽ bao gồm các phần hành về doanh thu, nợ phải thu, giá vốn,…) Vì vậy, KPMG đã xây dựng hệ thống mới là KCW với diện mạo mới và cách sử dụng mới để đáp ứng theo yêu cầu thay đổi của hiện tại Tuy nhiên, chính điều đó cũng mang lại nhiều khó khăn cho công ty khi các nhân viên đã quen thuộc với hệ thống cũ và việc tiếp cận hệ thống mới theo họ là nó khá khó sử dụng và mang lại nhiều khó khăn với họ khi phải thay đổi trong mùa kiểm toán bận.

2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch Đối với việc xem xét việc chấp nhận khách hàng, thường thì chủ phần hùn sẽ là người tìm kiếm khách hàng và ra quyết định Với khách hàng cũ của KPMG thì việc xem xét chấp nhận khách hàng không tốn nhiều thời gian vì rủi ro của khách hàng thường không thay đổi đáng kể và đã có sự hiểu biết về công ty nên việc ra quyết định chấp nhận kiểm toán là nhanh chóng Nhưng với những công ty kiểm toán năm đầu thì việc tìm hiểu và xem xét để quyết định kiểm toán không là quan trọng vì có thể ảnh hưởng tới lợi ích của công ty Các Giám đốc hay Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm quản lý và duy trì khách hàng được phân công phụ trách trước đó Tùy vào đặc điểm của khách hàng, mà lựa chọn nguồn thông tin cần thu thập một cách phù hợp.

Thông qua những tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, Kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin cơ bản về khách ví dụ như: Ngành nghề kinh doanh, Vốn chủ sở hữu tính tới thời điểm hiện tại, chế độ kế toán của doanh nghiệp (Báo cáo tài chính của công ty được lập theo Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam hay Chuẩn mực quốc tế), kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ hạch toán…

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, việc phân công nhiệm vụ trong nhóm kiểm toán cũng bắt đầu Thường thì một nhóm có khoảng 5-6 thành viên tùy vào quy mô của khách hàng Ở giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán (từ chức Senior 2 trở lên) sẽ tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và thực hiện việc tìm

11 hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị nhằm đánh giá rủi ro về sai sót trọng yêu để xác định mức độ công việc phù hợp Ngoài việc đánh giá tổng thể hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ còn cần tìm hiểu quy trình kiểm soát của từng khoản mục trên báo cáo tài chính ví dụ như doanh thu, tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền Với tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định thì kiểm toán viên (thường là trợ lý kiểm toán) sẽ tham gia vào quá trình kiểm kê cuối niên độ của khách hàng để đánh giá đúng về trạng thái hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục liên quan đến cơ sở dẫn liệu nào Các phần này sẽ được thực hiện đánh giá bởi chính những thành viên đảm nhiệm kiểm toán khoản mục đó.

Các bước thực hiện công việc trong khâu chuẩn bị kiểm toán được thể hiện một cách khái quát và rõ ràng qua kế hoạch tổng quát của Trưởng nhóm kiểm toán.

Sau khi đã đánh giá được rủi ro của khách hàng thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ làm một việc quan trọng khác, đó là xác định mức trọng yếu Bắt đầu bằng việc xác định điểm mốc chuẩn.

- Xác định điểm mốc chuẩn (benchmark): Điểm mốc chuẩn ở đây có thể là lợi nhuận trước thuế, doanh thu hay tổng tài sản Sau đó, kiểm toán viên sẽ sử dụng phần mềm eAudit hoặc KCW để tính ra mức trọng yếu cho tổng thể, mức trọng yếu khoản mục và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua. Tùy vào đánh giá rủi ro của trưởng nhóm kiểm toán về công ty khách hàng mà mức trọng yếu của các công ty là khác nhau Công ty càng rủi ro thì mức trọng yếu càng thấp, tức sai sót có thể bỏ qua là thấp và kiểm toán viên cần thực hiện nhiều thủ tục và công việc hơn Ngược lại, công ty được đánh giá là rủi ro thấp thì sẽ có mức trọng yếu cao hơn vì vậy, công việc của kiểm toán viên cũng sẽ ít hơn Ngoài ra, với các công ty mà KPMG kiểm toán năm đầu thì công ty cũng sẽ thiết lập mức trọng yếu thấp hơn để hạn chế rủi ro.

Trong quá trình kiểm toán, các thành viên của nhóm kiểm toán thường sẽ đến công ty khách hàng một vài ngày để thực hiện kiểm toán chứng từ, quan sát và phỏng vấn khách hàng các thông tin cần thiết Trưởng nhóm sẽ thay mặt các thành viên liên hệ khách hàng và trao đổi với họ để tránh có sự sai sót Các thành viên vẫn sẽ thực hiện các công việc như đã được giao Theo người viết quan sát, tại KPMG, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân cho trợ lý kiểm toán 2 (Staff 2) các phần hành đơn giản nhưTiền, Tài sản

12 cố định và Vay nợ Còn bắt đầu từ trợ lý kiểm toán 1 trở lên sẽ được giao các phần hành khó hơn về doanh thu, giá vốn, hàng tồn kho và phụ giúp các công việc khác của trưởng nhóm Trưởng nhóm là người chuẩn bị và gửi trước cho khách hàng các chứng từ cần thiết cho cuộc kiểm toán để khách hàng chuẩn bị trước (Provided by Customer), chốt các sổ, lập bảng chính (Master leadsheet) gửi các thành viên, chốt số CIT cho khách hàng và một số công việc khác Thực tập sinh sẽ được giao các phần hành đơn giản như tiền, tài sản cố định, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và những khoản mục nhỏ khác Sau đó, các giấy làm việc sẽ được gửi lên phần mềm kiểm toán để trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán nhận xét và chất vấn. Để hạn chế rủi ro và tuân thủ quy trình kiểm toán, các thành viên trong nhóm bắt buộc thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.

Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB qua việc quan sát, phỏng vấn khách hàng thì các thành viên sẽ liệt kê và đưa ra các nhận xét, hiểu biết của mình để trưởng nhóm kiểm toán biết và nắm rõ các thông tin về hệ thống kiểm soát của khách hàng Tiếp đó, các thành viên sẽ thu thập đầy đủ các bằng chứng để chứng minh về tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của khách hàng Ở KPMG, KAM sẽ hỗ trợ các thành viên về các câu hỏi, tình huống mà kiểm toán viên có thể tham khảo khi tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng.

Sau khi được Trưởng nhóm chia sẻ dữ liệu (báo cáo, nhật ký chung, thông tin khách hàng và các tài liệu liên quan khác), các thành viên trong nhóm tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ như phân tích các tỷ số, so sánh số liệu, phần trăm thay đổi của các chỉ tiêu trên BCTC của năm nay so với năm trước hoặc với các số được ngoại suy nếu công ty có kiểm toán cho công ty khách hàng giữa niên độ (Interim) xem có biến động, thay đổi bất thường nhiều ở các tháng sau giữa niên độ hay không Nếu có, sẽ tìm hiểu nguyên nhân thông qua các giao dịch của khách hàng hoặc trao đổi trực tiếp với họ.

Thủ tục kiểm tra chi tiết

13 Ở thủ tục này, các thành viên trong nhóm sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp một số chứng từ cần thiết để phục vụ cho việc kiểm toán, từ chung cho đến chi tiết Kiểm toán viên có thể tiến hành chọn mẫu hoặc tiến hành kiểm tra tất cả chứng từ ở một số mục nào đó ở bước này để có thể đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm toán

Kiểm tra các giấy tờ làm việc

Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch a) Xem xét việc chấp nhận khách hàng

Do khách hàng X là khách hàng cũ của KPMG và rủi ro của của khách hàng X trong năm 2021 được đánh giá là không có sự thay đổi đáng kể nên việc xem xét chấp nhận kiểm toán cho khách hàng X là nhanh chóng. b) Tìm hiểu khách hàng X và môi trường kinh doanh

Công ty TNHH X được thành lập theo giấy phép đầu tư số XXXXXXXXXX ngày 12/01/2005 với tổng số vốn đầu tư dự án là 45.000.000.000 VNĐ và tương đương 2.000.000 USD Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là 14.700.000.000 VND (654.000 USD), còn lại là vốn vay từ ngân hàng Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Trụ sở chính của công ty đặt tại: XX

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất nông sản

Ngành nghề kinh doanh: Chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2021: 121 nhân viên

Chế độ kế toán của doanh nghiệp

Chính sách kế toán: Công ty áp dụng TT 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho QĐ 15/2006/QĐ_BTC, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do BTC ban hành và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn kèm theo và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC được lập trên cơ sở dồn tích.

Phương pháp kế toán TSCĐ: Thời gian khấu hao của TSCĐ được áp dụng theo chuẩn thông tư 45/2013 – BCT Chu kỳ kế toán: 12 tháng

Hình thức kế toán: ghi sổ nhật ký chung Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01/2021 và kết thúc tại ngày 31/12/2021, đơn vị tiền tệ sử dụng: VND

Hệ thống KSNB liên quan đến TSCĐ

Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV đã đi đến kết luận như sau: do TSCĐ hầu hết là nhà cửa, đất đai và những máy móc có kích thước

15 lớn, được cố định với đất nên rủi ro do mất cắp gần như là không có Nên rủi ro chủ yếu ở đây là tính đầy đủ và quyền sở hữu tài sản.

Trong quá trình kiểm kê tài sản cố định, KTV nhận thấy rằng, công ty X đều dán nhãn mác, thông số kỹ thuật cho các máy móc trùng với mã số trên hệ thống sổ sách mà công ty in cho kiểm toán Điều đó giúp cho việc kiểm soát tính đầy đủ và hiện hữu của TSCĐ hữu hiệu hơn.

Tìm hiểu về chính sách kế toán

Thông qua việc trao đổi với khách hàng, KTV biết được rằng, hiện tại công ty

X đang thực hiện chính sách khấu hao theo đường thẳng cho toàn bộ TSCĐ, thời gian khấu hao cho từng tài sản được tóm gọn như sau:

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)

Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 5 15

16 KTV đã xem xét chính sách kế toán về thời gian trích khấu hao theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC và xác định rằng mức thời gian khấu hao như trên là phù hợp.Nếu thời gian khấu hao không phù hợp với quy định thì KTV sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách khấu hao lên thuế thu nhập doanh nghiệp Nếu phần trích vượt quá 2 lần mức khấu hao theo quy định của thông tư 45 thì phần vượt đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý để được khấu trừ khi xác định thuế TNDN.

17 c) Xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian và nguồn lực cho cuộc kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán Diễn giải

Hiện hữu TSCĐ được phản ánh trên BCTC là có thật

Quyền TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị Đầy đủ Tất cả tài sản cố định được ghi chép và phản ánh trên sổ sách là đầy đủ Đánh giá và phân bổ Chi phí vốn hóa phải được xác định chính xác và phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận.

Ghi chép chính xác Số liệu chi tiết của tài khoản TSCĐ phải khớp với số liệu trên số dư sổ cái, các phép tính đúng về mặt số học.

Trình bày và thuyết minh TSCĐ được trình bày, phân loại đúng, dễ hiểu và đầy đủ các thuyết minh cần thiết

Phạm vi kiểm toán: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính

Thời gian kiểm toán: 01/10/2021 – 31/03/2022, trong đó thời gian kiểm toán giữa niên độ là 25-29/10/2021 và kiểm toán cuối kỳ là 10-14/01/2022.

Nguồn lực kiểm toán: 01 Chủ phần hùn, 01 Chủ nhiệm kiểm toán, 01 Trưởng nhóm kiểm toán, 01 Trợ lý kiểm toán và 02 thực tập sinh.

18 d) Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu

Trong năm 2021, giao dịch thanh lý TSCĐ của công ty chỉ diễn ra ở một máy móc, thiết bị Trái lại, hoạt động mua TSCĐ của công ty lại phát sinh với số lượng lớn và chiếm giá trị cao nên rủi ro tiềm tàng có thể được đánh giá ở mức trung bình và rủi ro kiểm soát là thấp nên rủi ro phát hiện sẽ là cao Một số thủ tục kiểm toán viên cần thực hiện:

- Kiểm tra việc mua, bán tài sản cố định xem thực tế có phát sinh, tài sản có đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ, doanh nghiệp đã ghi nhận đúng nguyên giá và tính đúng chi phí khấu hao hay chưa

- Xem xét các khoản bảo hiểm, bảo trì và bảo dưỡng tài sản cố định xem có được vốn hóa đúng hay không.

- Phân loại đúng với bản chất của TSCĐ hay chưa

Cũng trong giai đoạn này, KTV sẽ xác định mức trọng yếu và bắt đầu bằng xác định điểm mốc chuẩn: Điểm mốc chuẩn: Điểm mốc chuẩn ở đây có thể là lợi nhuận trước thuế, doanh thu hay tổng tài sản Kiểm toán viên đã lựa chọn lợi nhuận trước thuế là điểm mốc chuẩn và sử dụng phần mềm eAudit để tính ra mức trọng yếu cho tổng thể, mức trọng yếu khoản mục và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua như sau:

Mức trọng yếu tổng thể được xác lập cho công ty X là 1.190.000.000 VND (lấy theo 10% lợi nhuận trước thuế chưa phân phối), kiểm toán lựa chọn mức trọng yếu này vì không có bằng chứng cho thấy sự kém hiệu quả của hệ thống KSNB Kiểm toán viên lựa chọn Lợi nhuận trước thuế làm điểm mốc chuẩn vì đây là tiêu chí được nhiều người

NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM HỌC ĐƯỢC TẠI

Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại khách hàng X của công

KPMG có quy trình kiểm toán được chuẩn hóa theo quốc tế và được cập nhật nhanh chóng theo tình hình thực tế được gọi là Sổ tay kế toán (KAM), KAM là một công cụ hữu hiệu giúp KTV đi đúng theo quy trình, nắm bắt được những yêu cầu của một cuộc kiểm toán Hơn thế, KPMG còn là một trong các công ty kiểm toán lớn toàn cầu, vì vậy, KPMG đã xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nhìn chung khá đầy đủ, tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam. Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên luôn có sự đối chiếu và hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc trong thời gian ngắn Ngoài ra, KPMG còn luôn đề cao tính bảo mật của khách hàng bằng cách chỉ những thành viên trong nhóm mới được truy cập vào tệp RET của khách hàng mình kiểm toán Để hạn chế rủi ro do xóa mất dữ liệu, KPMG còn xây dựng hệ thống điện toán đám mây, chỉ có người chia sẻ mới có quyền xóa, và các tệp xóa vẫn có thể khôi phục được.

Bên cạnh đó, các nhân viên tại KPMG còn được yêu cầu đổi mật khẩu máy tính mỗi tháng một lần để bảo vệ thông tin khách hàng tốt nhất KPMG còn rất chú trọng đến việc cập nhật kiến thức cho nhân viên của mình thông qua các bài giảng, bài thi được chính KPMG thiết kế (Bộ phận KBS) Việc đó giúp cho mọi người nắm bắt thêm các kiến thức chuyên ngành một cách tốt nhất và luôn đề cao tinh thần học hỏi Các giấy tờ làm việc luôn được cập nhật qua các năm để phù hợp với yêu cầu và được đánh số tham chiếu và ghi chú cụ thể để tạo điều kiện cho các cấp cao hơn xem và trao đổi với người làm. Đối với quy trình kiểm toán TSCĐ, KTV đã tuân thủ các hướng dẫn của KAM để phát hiện các sai sót, những bút toán cần điều chỉnh, từ đó nâng cao chất lượng cho cuộc kiểm toán Qua việc tìm, người viết thấy rằng quy trình kiểm toán là đầy đủ và trọn vẹn, phù hợp với yêu cầu theo quy định tại Việt Nam Các thủ tục bao phủ toàn bộ các khía cạnh của khoản mục TSCĐ, từ việc đánh giá tình hình tăng giảm của TSCĐ,tiến hành kiểm tra việc mua mới và thanh lý từng tài sản, đánh giá quá trình tính toán chi phí

28 khấu hao, tình hình XDCB dở dang, kiểm kê tài sản vào cuối kỳ, đến đánh giá các khoản bảo hiểm TSCĐ, các thủ tục bao quát toàn bộ các rủi ro có thể có, từ đó đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy Các giấy tờ làm việc của phần hành TSCĐ được sắp xếp từ tổng quát đến chi tiết để người đọc dễ dàng hiểu và so sánh các thông tin với nhau.

Do công việc của kiểm toán thường bận nhất vào mùa cuối năm nên không tránh khỏi tình trạng thiếu nhân sự Một số phần hành không trọng yếu (Non- significant accounts) sẽ được giao cho các bạn thực tập sinh là những người còn thiếu kinh nghiệm, từ đó dễ xảy ra thiếu sót Dù đã đước các cấp cao hơn kiểm duyệt, nhưng đó vẫn có thể gây ra ảnh hưởng tới các khoản mục khác và gây ảnh hưởng tới danh tiếng công ty.

Bên cạnh đó, việc KAM hướng dẫn cụ thể và chi tiết đã khiến cho các KTV kém linh hoạt hơn trong các trường hợp đặc biệt cần sự linh hoạt từ xét đoán nghề nghiệp của mình để đem lại sự đảm bảo hợp lý.

Vì là doanh nghiệp lớn nên công ty thường nhận rất nhiều khách hàng trong mùa bận, vì thế việc phân công công việc còn khá hạn hẹp thời gian cho KTV để hoàn thành Điều đó có thể dẫn đến sai sót khi đưa ra kết luận về tình hình tài chính của khách hàng trong năm Ngoài ra, việc áp dụng lộ trình thay đổi hoàn toàn từ eAudit sang KCW cũng khiến KTV cảm thấy áp lực và không kịp thích ứng vì KCW yêu cầu KTV nhiều quy trình hơn để hoàn thành một cuộc kiểm toán và giao diện cũng khó tiếp cận hơn.

Hơn thế, do thời gian thực tập còn giới hạn cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên có nhiều chỗ người viết chưa thể đưa ra những nghiên cứu sâu hơn để có những phân tính thuyết phục hơn cho người đọc.

Những kinh nghiệm người viết đã tích lũy được trong quá trình thực tập tại KPMG

Trong những tháng thực tập tại KPMG, người viết đã học được những bài học vô cùng quý giá Đầu tiên phải kể đến là việc học cách giao tiếp với khách hàng, người viết nhận thấy bản thân là một người làm trong công ty dịch vụ thì việc giao tiếp với khách hàng là thật sự cần thiết Đặc biệt trong lĩnh vực kiểm toán, người viết đã học được cách giao tiếp khéo léo với khách hàng để xin chứng từ, hỏi họ về nguyên nhân các thay đổi trong năm Tác giả nhận thấy, mình đã học được cách giao tiếp ứng xử,

30 vấn đề cho người nghe hiệu quả hơn Nhờ đó mà cả cá nhân tác giả và mọi người xung quanh cùng hoàn thành công việc tốt hơn.

Ngoài ra, môi trường làm việc năng động tại KPMG đã tạo cho người viết cơ hội để rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân Tác giả học được cách quản lý thời gian sao cho hợp lý giữa các tuần, cố gắng cân bằng giữa công việc, việc học và cuộc sống. Dưới áp lực thời gian và áp lực công việc, tác giả nhận thấy rằng việc tạo cho mình một “To do list” hàng ngày, hàng tuần là thật sự cần thiết để có thể hoàn thành mọi việc hiệu quả Kỹ năng làm việc nhóm của người viết cũng được cải thiện khi thực tập tại đây Vì thường thì mỗi tuần người viết sẽ được đi một khách hàng với những nhóm kiểm toán khách nhau nên việc giao tiếp với nhau để hoàn thành công việc trong tuần là cần thiết Qua đó, tác giả cũng có cơ hội học hỏi, biết thêm từ các anh chị nhiều điều, kể cả về kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng thực tế để có thể hiểu được những kiến thức mình đã học trên giảng đường áp dụng vào thực tế như thế nào, mục đích chính của các thủ tục KTV cần thực hiện để có thể hoàn thành công việc tốt hơn.

Trong khoảng thời gian hơn 3 tháng thực tập tại KPMG Việt Nam, người viết đã có cơ hội trải nghiệm những công việc mà một trợ lý kiểm toán và được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp của một công ty kiểm toán nằm trong “Top4” trên thế giới Sau gần một tháng nỗ lực để có cơ hội vào thực tập tại công ty, người viết cảm thấy KPMG thật sự là một nơi đã cho mình rất nhiều điều để bản thân có thể trưởng thành hơn, rèn luyện cho bản thân khả năng làm việc dưới áp lực công việc cao và sẵn sàng cho công việc sau khi tốt nghiệp Ở KPMG, người viết đã được đào tạo những phần hành cơ bản, những kiến thức và những kỹ năng cần thiết cho một KTV chính thức Không chỉ vậy, người viết còn có cơ hội tiếp cận với nhiều doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn, biết nhiều hơn và bổ sung thêm các kiến thức thực tiễn cần có.

Bài viết lấy ví dụ minh họa của một trong những khách hàng mà người viết được giao về phần hành TSCĐ Người viết đã thể hiện những điều mình hiểu và vận dụng từ những kiến thức lý luận đã học được để có thể mô tả được công việc của một KTV khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ Qua đó, cũng nêu ra những nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty TNHH X của KPMG.

Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh chị KTV tại KPMG, đặc biệt là các anh chị thuộc bộ phận Kiểm toán 4 mà người viết đã có thể hoàn thành tốt những công việc được giao và hoàn thành báo cáo đầy đủ, đúng tiến độ Qua đó, người viết cũng xin chân thành cảm ơn đến Thạc sĩ Trương Thị Hạnh Dung, người đã luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích và những gợi ý để người viết có thể vận dụng và hoàn thành báo cáo thực tập một cách hoàn thiện nhất.

Do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức chuyên ngành của bản thân người viết còn hạn hẹp nên bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót Người viết mong rằng có thể nhận được những góp ý chân thành của thầy cô và anh chị để có thể hoàn thiện báo cáo tốt hơn nữa.

Xin chân trọng cảm ơn và kính chào.

Bộ Tài Chính, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài Chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.

Trang web: https://vi.wikipedia.org

Giáo trình Kiểm toán – Tái bản lần thứ tám, Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao Động.

Dữ liệu của khách hàng X tại năm 2021

Giấy tờ làm việc của KPMG

Thư viện điện tử Clara của nội bộ KPMG

Trang web: https://home.kpmg/xx/en/home.html

Quản trị học căn bản

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI QUẢN TRỊ HỌC

Quản trị học căn bản 100% (17) 11

Tự luận có đáp án môn quản trị học căn bản

Quản trị học căn bản 100% (12) 11

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC (NHÓM 2)

Quản trị học căn bản 95% (20) 36

GIÁO Trình QUẢN TRỊ HỌC - File giáo trình t…

Quản trị học căn bản 100% (9)48

Trường Đại học Kinh tế …

[KE TOAN QUAN TRI] DE Cuong E

Cfab How to book an exam 2020

Bảng tính chưa có tiêu đề - Harry CASE

Chuẩn mực báo cáo tài chính None 6

Nghiên cứu khoa học None

English for Academic and Professional… realers 98% (42)53

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w