1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp tỉnh quảng nam

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tăng Trưởng Nhóm Ngành Công Nghiệp Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Quốc Miều
Người hướng dẫn TS. Lê Dân
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thống kê kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƢỞNG CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAMN GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 .... Tín ấp t ết ủ đề tà Nhóm ngành sản xuất công nghiệp có vai trò đặc biệt q

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN QUỐC MIỀU

NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN QUỐC MIỀU

NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ

Mã số: 831 01 07

Ngườ ướng n o ọ : TS Lê Dân

Đà Nẵng - Năm 2022

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ TĂNG THÊM NGÀNH CÔNG NGHIỆP 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 6

1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp 6

1.1.2 Phân loại sản xuất công nghiệp 6

1.1.3 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 8

1.2 KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC ĐO LƯỜNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9

1.3 GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CÔNG NGHIỆP 10

1.3.1 Khái niệm giá trị tăng thêm công nghiệp 10

1.3.2 Nội dung, phương pháp tính giá trị tăng thêm công nghiệp 11

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP 16

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 21

2.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 21

2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH 21

2.2.1 Phương pháp bảng thống kê, đồ thị thống kê 21

2.2.2 Phương pháp phân tổ 22

2.2.3 Phương pháp dãy số thời gian 22

Trang 5

2.2.4 Phương pháp hồi quy 232.2.5 Dự báo thống kê ngắn hạn 26

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 27

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM273.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 273.1.2 Đặc điểm xã hội 293.1.3 Đặc điểm kinh tế 323.1.4 Tổng quan về hoạt động sản xuất nhóm công nghiệp tỉnh Quảng Nam 343.2 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TĂNG THÊM NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 443.2.2 Phân tích biến động cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp 503.2.4 Phân tích mức độ đóng góp của VA công nghiệp tới sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020 613.2.5 Phân tích Qui mô và tốc độ phát triển số lao động nhóm ngành công nghiệp 633.2.6 Qui mô và tốc độ phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp 653.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAMN GIAI ĐOẠN

2010 – 2020 713.3.1 Ảnh hưởng của vốn đến giá trị tăng thêm công nghiệp 713.3.2 Ảnh hưởng của lao động đến giá trị tăng thêm công nghiệp 733.3.3 Ảnh hưởng của vốn và lao động đến giá trị tăng thêm công nghiệp 743.4 DỰ BÁO GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2022 803.4.1 Xác định mô hình dự báo 80

Trang 6

3.4.2 Kết quả dự báo giá trị tăng thêm công nghiệp Quảng Nam đến

năm 2025 87

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ MÔT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁNH TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 89

4.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2025 89

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM NHỮNG NĂM TỚI 90

4.2.1 Tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 90

4.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 91

4.2.3 Phát triển khoa học công nghệ 93

KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Dân số trung bình Tỉnh Quảng Nam trong 05 năm từ 2016– 2020 29 Bảng 3.2 Biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 (theo giá so sánh năm 2010) 44 Bảng 3.3 Kết quả tóm tắt các mô hình hồi quy 47 Bảng 3.4 Cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 –

2020 phân theo ngành hoạt động (theo giá hiện hành) 50 Bảng 3.5 Cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 –

2020 phân theo thành phần kinh tế (theo giá hiện hành) 52 Bảng 3.6 Biến động giá trị tăng sản xuất ngành công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 (theo giá so sánh năm 2010) 57 Bảng 3.7 Tỷ trọng giá trị gia tăng (VA) chiếm trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (GO) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 (theo giá hiện hành) 59 Bảng 3.8 Mức độ đóng góp của VA công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020 (theo giá hiện hành) 61 Bảng 3.9: Biến động số lao động công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2020 63 Bảng 3.10: Biến động số doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2020 64 Bảng 3.11 Số liệu Năng suất lao động bình quân một lao động theo GO và theo VA ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 68 Bảng 3.12 Số liệu về giá trị tăng thêm và vốn 70 Bảng 3.13 Số liệu về giá trị tăng thêm và lao động 72 Bảng 3.14 Số liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 74 Bảng 3.15 Số liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động (VA, K theo giá so sánh 2010) 76

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Dân số trung bình Tỉnh Quảng Nam trong 05 năm từ 2016 – 2020 30

Hình 3.2 Giá trị gia tăng công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020

46

Hình 3.3 Tốc độ phát triển giá trị gia tăng công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 2010 – 2020 46

Hình 3.4 hàm xu thế biểu diễn biến động của giá trị tăng thêm công nghiệp 47

Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 2010 – 2020 phân theo ngành hoạt động 50

Hình 3.6 Giá trị gia sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 –

2020 58

Hình 3.7 Tốc độ phát triển giá trị sản xuất và gia trị tăng thêm công nghiệp

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 59

Hình 3.8 Tỷ trọng giá trị gia tăng (VA) chiếm trong tổng giá trị sản xuất

ngành công nghiệp (GO) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 60

Hình 3.9 Tỷ trọng giá trị gia tăng (VA) chiếm trong tổng sản phẩm trên địa

bàn (GRDP) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 62

Hình 3.10 Số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 65

Hình 3.11 Năng suất lao động bình quân một lao động theo GO và theo VA

ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 69

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tín ấp t ết ủ đề tà

Nhóm ngành sản xuất công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đây là ngành sản xuất vật chất có tỷ trọng lớn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung cũng như tỉnh Quảng Nam nói riêng Tầm quan trọng của nhóm ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế

đã được thể hiện qua việc định hướng phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước

ta, đó là Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến năm 2030 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Nghiên cứu tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp và dự báo thống kê, giúp chỉ rõ mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận của tổng thể, mối liên hệ qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan Trên cơ sở đó giúp ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng, tìm ra biện pháp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng tốt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện tại Cũng trên cơ sở kết quả phân tích tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp và dự báo thống kê có thể xây dựng, hoạch định chiến lược phát kinh

tế trên địa bàn tỉnh góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như địa phương Vì vậy, em chọn đề tài “Nghiên cứu tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam”

2 Mụ t êu ng ên ứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tăng trưởng nhóm công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 để chỉ ra những thành tựu và hạn chế, cũng như nguyên nhân của hạn chế trong việc phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong những năm tới

Trang 11

3 P ương p áp ng ên ứu

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các chuỗi giá trị từ niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam các năm 2010, năm 2015 và năm 2020; Điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2020

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập, đề tài vận dụng rộng rãi các phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận để tính toán và phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của dãy số thòi gian, như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, sử dụng phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê để trình bày dữ liệu nghiên cứu, dãy số thời gian, hồi qui và tương quan, kiểm định giả thuyết

4 Đố tượng và p ạm v ng ên ứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tăng trưởng công nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Tỉnh Quảng Nam

Về thời gian: - Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2010 – 2020

- Các đề xuất giải pháp đến năm 2025

Trang 12

C ương 2: T ết ê ng ên ứu

- Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các chuỗi giá trị từ niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam các năm 2010, năm 2015 và năm 2020; Điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2020

- Sử dụng các phương pháp thống kê như: phân tổ, phân tích cơ cấu, phân tích dãy số thời gian, hồi quy tương quan, kiểm định giả thuyết

C ương 3: Ng ên ứu tăng trưởng n óm ngàn ông ng ệp tỉn Quảng N m g đoạn 2010 – 2020

- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 –

2020

- Đánh giá xu hướng biến động và dự báo giá trị tăng thêm gành công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2022

C ương 4: Kết luận và Hàm ý chính sách

6 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu

- Trần Thọ Đạt (2010), Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế (chương trình sau đại học) Tài liệu trình bày khái quát các mô hình tăng trưởng và các trường phái kinh tế đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình cùng với các nghiên cứu thực nghiệm

- Cobb Charles W., and Paul H Douglas "A theory of production." The American Economic Review 18.1 (1928): 139-165 Bài viết kết hợp của

Trang 13

Cobb Charles W và Paul H Douglas giới thiệu về hàm sản xuất với hai nhân

tố là vốn và lao động tác động đến tổng sản phẩm ngành công nghiệp chế tạo

ở Mỹ

- Nghiên cứu TFP trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam thời kỳ

1997 - 2013, trường hợp ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam của PGS.TS Bùi Quang Bình cùng nhóm tác giả Kết quả cho thấy công nghiệp tỉnh Quảng Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và tác động tích cực tới tăng trưởng chung do nền kinh tế đã huy động nhiều hơn nguồn lực cho công nghiệp và các nguồn lực này đã được phân bổ để khai thác các tiềm năng cho phát triển kinh tế của tỉnh Các ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng nhanh và công nghiệp chế biến chế tạo đang thể hiện vai trò chủ đạo trong công nghiệp và tạo ra động lực cho tăng trưởng của ngành công nghiệp

- Phân tích tác động của các nhân tố sản xuất đến tăng trưởng công nghiệp và xây dựng tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Chín Nghiên cứu kết luận công nghiệp-xây dựng là khu vực đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung

về cả quy mô, tốc độ, năng suất và chuyển dịch cơ cấu với tốc độ tăng trưởng cao, là khu vực có năng suất lao động cao nhất và có đóng góp chủ yếu vào ngân sách nhà nước Khu vực công nghiệp - xây dựng cũng là khu vực thu hút đầu tư cao, giải quyết lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động; có tỷ lệ đóng góp của lao động vào tăng trưởng tương đối ổn định Đây là khu vực có chất lượng tăng trưởng tốt, góp phần lớn vào kết quả tăng năng suất tổng hợp chung của nền kinh tế

- Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, luận

án tiến sĩ của Nguyễn Quang Thử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2018

Điểm chung của các nghiên cứu đều chỉ ra rằng công nghiệp là ngành

có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Quảng Nam về cả

Trang 14

quy mô, tốc độ, năng suất và chuyển dịch cơ cấu; là khu vực có năng suất lao động cao nhất và có đóng góp chủ yếu vào ngân sách nhà nước; Nhóm ngành công nghiệp cũng là ngành giải quyết lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh Tuy nhiên, hiện nay đang thiếu các nghiên cứu tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam

Trang 15

1.1.2 P ân loạ sản xuất ông ng ệp

Việc tổ chức hoạt động sản xuất công nghiệp thành các lĩnh vực hay các ngành chuyên môn hoá để đạt hiệu quả cao là vấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý Để thực hiện được điều này cần phân loại sản xuất dựa trên những tiêu thức khác nhau, cụ thể:

* Phân loại sản xuất công nghiệp dựa vào công dụng kinh tế của sản

phẩm

Chia ngành công nghiệp thành hai ngành:

- Ngành sản xuất tư liệu sản xuất

- Ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng

* Phân loại sản xuất công nghiệp theo ngành

Nhóm ngành công nghiệp là nhóm ngành sản xuất vật chất là một bộ phận cấu thành của nền sản xuất xã hội Theo Hệ thống Ngành kinh tế Việt Nam năm 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng

7 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành hệ thống ngành kinh của Việt Nam năm 2018 thì nhóm ngành công nghiệp gồm 4 hoạt động sau

Trang 16

trong tổng số 21 hoạt động kinh tế cấp một, đó là: B khai khoáng; C công nghiệp chế biến, chế tạo; D sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; E cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử

C Công nghiệp chế biến, chế tạo

Chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hóa học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó,

để tạo ra sản phẩm mới Vật liệu, chất liệu hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác

mỏ hoặc quặng cũng như các các phẩm khác của hoạt động chế biến Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hóa thường được xem là hoạt động chế biến Đầu ra của quá trình sản xuất có thể được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế biến tiếp theo

D Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Ngành này gồm:

Trang 17

Hoạt động phân phối năng lượng điện, khí tự nhiên, hơi nước và nước nóng thông qua một hệ thống ống dẫn, đường dây ổn định lâu dài (mạng lưới) Chiều dài của mạng lưới này không quan trọng, và bao gồm cả việc cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng và các loại tương tự trong khu công nghiệp hoặc khu nhà ở cao tầng;

Hoạt động cung cấp điện và ga, bao gồm thu thập, giám sát và phân phối điện, ga cũng như cũng cấp hơi nước và điều hòa không khí

E Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Ngành này gồm: Các hoạt động liên quan đến quản lý (bao gồm khai thác, xử lý và loại bỏ) các loại rác như rác thải công nghiệp, rác thải gia đình thể rắn hoặc không phải rắn như cũng như các khu vực bị nhiễm bẩn Đầu ra của quá trình xử lý rác hoặc nước thải có thể bị loại bỏ hoặc trở thành đầu vào của quá trình sản xuất khác

* Phân loại sản xuất công nghiệp dựa vào quan hệ sở hữu, hình thức tổ

chức sản xuất xã hội, theo cách phân chia này sản xuất công nghiệp bao gồm:

Công nghiệp nhà nước

Công nghiệp ngoài nhà nước

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Với việc phân chia này, ta có thể nghiên cứu được vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế đối với nền kinh tế và từ đó là căn cứ để xây dựng, hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cho phù hợp với từng thời kỳ kinh tế

1.1.3 Đặ đ ểm ủ sản xuất ông ng ệp

* Đặc trưng về kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp:

- Công nghệ sản xuất: Hoạt động chính trong công nghiệp là các hoạt

động cơ, lí, hóa của con người nhằm tác động vào đối tượng lao động biến chúng thành các sản phẩm theo nhu cầu của con người Công nghệ sản xuất

Trang 18

có ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp Việt áp dụng công nghệ thủ công hay công nghệ cao vào sản xuất có tác động lớn tới năng suất sản xuất công nghiệp.” ”

- Thay đổi của các đối tượng lao động: Sau từng chu kỳ sản xuất, các

đối tượng trong quá trình sản xuất công nghiệp đều có sự thay đổi về chất từ công dụng này chuyển sang các sản phẩm có công dụng khác Hoặc một loại nguyên liệu này sau mỗi quy trình sản xuất lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm có công dụng khác nhau

- Đặc trưng về công dụng của sản phẩm: Sản phẩm công nghiệp có thể

đáp ứng nhiều nhu cầu của xã hội, tạo ra các sản phẩm làm tư liệu lao động trong các ngành kinh tế khác Đặc trưng này thể hiện vị trí quan trọng của công nghiệp trong nền kinh tế nói chung ”

* Đặc trưng về kinh tế xã hội của sản xuất công nghiệp:

- Với các yếu tố về mặt kĩ thuật của sản xuất, ngành công nghiệp luôn

là ngành có khả năng phát triển cả về mặt kĩ thuật, tổ chức sản xuất và lực lượng sản xuất ở trình độ cao, do đó mà quan hệ sản xuất cũng có sự phát triển hơn

- Đội ngũ lao động ngành công nghiệp luôn có tính tổ chức, tính kỉ luật cao

- Phân công lao động trong công nghiệp ngày càng sâu sắc tạo điều kiện để phát triển nền sản xuất ở trình độ cao hơn

1.2 KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC ĐO LƯỜNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.2.1 K á n ệm

Theo giáo trình kinh tế phát triển của Phan Thúc Huân (2006), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân

Trang 19

trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc

độ tăng trưởng Quy mô tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít về số tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng thể hiện sự so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời

kỳ Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thườngng dùng là: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP hoặc GRDP) và tốc độ tăng trưởng của (GDP hoặc GRDP); Giá trị tăng thêm (VA) và tốc độ tăng của VA, Giá trị sản xuất (GO) và tốc độ tăng của GO…

1.2.2 Cá ông t ứ đo lường tăng trưởng n tế

Để đo lường tăng trưởng có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn

- Tính mức tăng trưởng tuyệt đối:

Y

Y Y

1.3 GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CÔNG NGHIỆP

1.3.1 K á n ệm g á trị tăng t êm ông ng ệp

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản

Trang 20

xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh

1.3.2 Nộ ung, p ương p áp tín g á trị tăng t êm ông ng ệp THEO GIÁ HIỆN HÀNH

G á trị sản xuất

1.3.2.1 Nội dung

Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp bao gồm: Giá trị sản xuất ngành khai khoáng; công nghiệp chể biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thài, nước thải

1.3.2.2 Phương pháp tính

P ương p áp tín t eo o n t u t êu t ụ

Giá trị sản xuất = Doanh thu thuân về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Trợ cấp sản phẩm cộng (+) Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gừi bán, sản phẩm và các chi phí dờ dang còn lại khác

Doanh thu thuần công nghiệp là doanh thu thuần của tiêu thụ sản phẩm vật chất và dịch vụ công nghiệp được sản xuất tại đơn vị và các doanh thu khác được qui định tính cho sản xuất công nghiệp Doanh thu thuần công nghiệp bao gồm:

- Doanh thu thuần tiêu thụ thành phẩm được sản xuất bằng nguyên vật liệu của đơn vị;

- Doanh thu thuần tiêu thụ thành phẩm do đơn vị đưa nguyên vật liệu đi gia công ở đơn vị khác;

Doanh thu thuần do tiêu thụ các dịch vụ công nghiệp cho bên ngoài như: doanh thu gia công sản phẩm cho các đơn vị khác mà nguyên vật liệu do khách hàng mang đến; doanh thu sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy móc phương tiên vận tải cho các đơn vị khác; doanh thu từ các công việc có tính

Trang 21

chất công nghiệp như sơn, mạ, đánh bóng các sản phẩm và chi tiết sản phẩm Đối với các dịch vụ công nghiệp chỉ tính doanh thu thuần thực tế thu được từ bản thân dịch vụ tiêu thụ, không tính giá trị nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công, phụ tùng của khách hàng đưa đến thay thế và giá trị ban đầu của máy móc, phương tiện vận tải của khách hàng đưa đến sửa chữa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị

- Giá trị những sản phẩm sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp được quy định tính vào giá trị sản xuất, gồm:

+ Giá trị của các tài sản tự chế, tự trang;

+ Giá trị của các sản phẩm tự tiêu thụ cho các đơn vị phụ thuộc, phụ trợ khác có hạch toán trong nội bộ đơn vị: ví dụ doanh nghiệp chế biến thực phẩm dùng một phần sân phẩm chế biến của doanh nghiệp cho cửa hàng ăn uống của doanh nghiệp (cửa hàng này có hạch toán riêng), hoặc một doanh nghiệp sản xuất thép, đem một phần thép cho Ban kiến thiết của doanh nghiệp

để xây dựng mở rộng doanh nghiệp (Ban kiến thiết có hạch toán riêng);

+ Giá trị những sản phẩm dùng làm quà tặng, trưng bày hàng mẫu, dưa

đi hội chợ, triển lãm;

+ Sản phẩm của đơn vị đưa đi góp vốn liên doanh đối với đơn vị khác Những sản phẩm tiêu thụ tính ở đây được tính theo giá thành nhập kho sản xuất hoặc giá bán nội bộ;

Doanh thu thuần tiêu thụ các phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất thu gom đã tiêu thụ và thu được tiền;

Doanh thu thuần hoạt động dịch vụ phi công nghiệp là doanh thu từ hoạt động khác không phải công nghiệp nhưng không hạch toán riêng, được quy định tính vào ngành sản xuất chính là công nghiệp như: thu từ dịch vụ cho thuê máy móc có người điều khiển (không kể đất) thu từ dịch vụ vận tài cho bên ngoài, thu từ các hoạt đông dịch vụ khác

Trang 22

Doanh thu thuần công nghiệp không bao gồm gia trị hàng bán bị trả lại, chiết khấu hoặc giảm giá (nếu có)

Trợ cấp sản phẩm là khoản được Nhà nước trợ cấp từ ngân sách với mục đích trợ giá do Nhà nước quy định giá bán thấp (hơn giá thành sản phẩm) hoặc bù lỗ cho các mặt hàng Nhà nước khuyến khích sản xuất

Giá trị chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ thành phẩm tồn kho của những sản phẩm công nghiệp do đơn vị sản xuất ra và sản phẩm do đơn vị khác gia công bằng nguyên vật liệu của đơn vị Giá trị được tính theo giá thành thực tế nhập kho

Giá trị chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ hàng gửi bán là những sản phẩm

do đơn vị sản xuất ra bằng nguyên vật liệu của đơn vị hoặc sản phẩm đơn vị gia công ở đơn vị khác Những sản phẩm này đã xuất kho thành phẩm nhưng đang trên đường đi tiêu thụ chưa thu được liền hoặc chưa được châp nhận thanh toán hoặc đang nằm tại kho đại lý tại thời điểm đầu và cuối kỳ, được tính theo giá bán chưa có thuế sản phẩm

Giá trị chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ sản phẩm dở dang đang trên dây chuyền sản xuất và các bán thành phẩm cùa sản xuất công nghiệp, được tính theo giá chi phí sản xuất

Phương pháp "doanh thu tiêu thụ" dược áp dụng cho hầu hết các hoạt động, các ngành sản xuất sản phẩm vật chất

ii Phương pháp tính theo các yếu tố chi phí áp dụng cho các đơn vị sản xuất đồng nhất, ví dụ áp dụng cho khâu truyền tài điện, không áp dụng cho các Tập đoàn Tổng công ty hoặc các công ty đa ngành do bị lẫn các chi phí khác không liên quan đến hoạt động chính

Giá trị sản xuất = Tổng chi phí sản xuất + Lợi nhuận sản xuất kình doanh + Trợ cấp sản phẩm

iii Phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng và đơn giá: Áp dụng cho

Trang 23

một số sản phẩm đặc thù như dầu thô, than

i

i P)Q(

GO + Trợ cấp sản phẩm (nếu có)

Trong đó:

Qi: Sản lượng sản phẩm dầu thô/than khai thác trong kỳ báo cáo;

: Đơn giá bình quân của sản phẩm dầu thô/than trong kỳ báo cáo

iv Đối với nhóm các ngành dịch vụ phục vụ cho khai thác (ví dụ ngành B09, gia công chế biến, chế tạo (ví dụ ngành C33) được tính theo một trong hai phương pháp sau:

a) Phương pháp tinh theo doanh thu tiêu thụ:

Giá trị sản xuất - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cốp dịch vụ cộng (+) Thu do cho thuê thiêt bị máy móc có người điều khiển và các tài sản khác (không kể đất) cộng (+) Thu do bán phế liệu thu hồi Sản phẩm tận thu được trong quá trình sản xuất cộng (+) Gía trị các mô hình, công cụ là tài sản cố định tự trang bị cho đơn vị (gọi tắc là tài sản tự trang tự chế) cộng (+) Trợ cấp sản phẩm

b) Phương pháp tính theo yếu tổ chi phí:

Giá trị sản xuất = Tồng chi phí sản xuất + Lợi nhuận sản xuất kinh doanh + Trợ cấp sản phẩm

v Đối với nhóm phân phối điện, nước, khí đốt: Giá trị sản xuất của nhóm này được tính theo phương pháp chiết khấu, tức là:

Giá trị sản xuất = Doanh số bán ra thuần - Trị giá vốn hàng bán ra + Trợ cấp sản phẩm

Chi phí trung gian

1.3.2.3 Nội dung

Chi phí trung gian của các ngành công nghiệp là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ

Trang 24

cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản phẩm

1.3.2.4 Phương pháp tính

Chi phí trung gian (IC) phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất

ra hoặc nhập khẩu từ nước ngoài

Chi phí trung gian (IC) = Giá trị sản xuất

Hệ số IC/GO

VA luôn được tính theo giá người mua, GO được tính theo giá cơ bản,

GO được tính theo giá nào thì VA được tính theo giá đó

Giá trị tăng thêm

(VA theo giá cơ bản) =

Giá trị sản xuất

(GO theo giá cơ bản) -

Chi phí trung gian

(IC)

Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhưng không bao gồm tất cả các loại thuế sản phẩm

THEO GIÁ SO SÁNH

G á trị sản xuất

- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp theo giá so sánh được tính theo phương pháp giảm phát:

Trang 25

GO kỳ báo cáo

theo giá so sánh =

GO kỳ báo cáo theo giá hiện hành Chỉ số giá sản xuất công nghiệp

kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Chi phí trung giang

- Chi phí trung giang các ngành công nghiệp theo giá so sánh được tính

theo phương pháp giảm phát:

Chi phí trung

gian kỳ báo cáo

theo giá so sánh

=

Chi phí trung giang kỳ báo cáo

theo giá hiện hành Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Việc phát triển ngành công nghiệp có chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách pháp luật nhà nước, chính sách

về khai thác, quản lý sử dụng tài nguyên, môi trường Mỗi một chính sách có

sự ảnh hưởng đến từng mặt phát triển công nghiệp khác nhau Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển mạnh và chủ yếu Luận văn chỉ đề cập đến các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Quảng Nam

* Điều kiện tự nhiên:

Trang 26

Hệ thống sông ngòi Quảng Nam khá chằng chịt với các sông lớn như A Vương, sông Kôn, sông Cái, sông Tranh hợp thành hệ thống sông Vu Gia; sông dốc, Nguồn thủy năng lớn, diện tích lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tính đến cửa Hội An khoảng 10.400 km2 Tiềm năng thủy điện của hệ thống sông này được đánh giá gần 5 tỉ KWh/năm thuộc loại tiềm năng thủy điện lớn ở Việt Nam (xếp thứ 4 cả nước)

Diện tích rừng và đất rừng chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ rộng khắp trên 8 huyện miền núi của tỉnh với với địa hình phức tạp, phía Tây có dãy Trường Sơn chạy dài từ phía bắc giáp A sao - A lưới (Thừa Thiên - Huế) và Đà Nẵng cho đến dãy phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum

Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với hơn 35 chủng loại khóang sản Khóang sản kim loại có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, vàng, khóang sản phi kim loại như: đá vôi xi măng, đất sét, felspat, đá xây dựng, cát xây dựng, than bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh làm gốm, sứ, nước khoáng xuất lộ ở nhiều nơi Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên Quảng Nam có tiềm năng phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai khoáng và

chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng…

* Các điều kiện về kinh tế và xã hội

- Nguồn lực lao động là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền

kinh tế cũng như phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua việc đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao là một trong những giải pháp giúp đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển ngành công nghiệp

- Sự tiến bộ và đổi mới trong công nghệ được coi là động lực để phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành công nghiệp: ”

+ Phát triển công nghệ cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm mới với

Trang 27

chất lượng cao hơn, năng suất lao động được tăng lên, nguồn nguyên liệu được tiết kiệm và sử dụng hợp lý hơn Từ đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên, thị trường được mở rộng, thúc đầy sự tăng trưởng và hiệu quả sản xuất ””

+ Tiến bộ khoa học - công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ lệ của chúng trong kết cấu ngành công nghiệp, mà còn tạo ra những nhu cầu mới Chính những nhu cầu mới này đòi hỏi sự ra đời và phát triển một số ngành Những ngành này được coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, tuy là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của thế hệ công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển trong tương lai

- Sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nhất là ngành công nghiệp theo hướng CNH – HĐH luôn phải đi liền với công tác đầu tư có trọng điểm, đầu tư để phát triển ngành mũi nhọn Do đó vốn đầu tư là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp một cách

có hiệu quả

+ Những thay đổi trong đầu tư có tác động rất lớn đối với sự phát triển ngành công nghiệp, khi hoạt động đầu tư tăng lên thì nhu cầu mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải, xây dựng…cũng tăng lên, quá trình đầu tư làm tăng nguồn vốn cho sản xuất do vậy làm tăng khả năng sản xuất của ngành công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp cũng có tác động ngược lại đến

sự gia tăng của đầu tư

+ Vốn đầu tư không những là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng khả năng sản xuất của doanh nghiệp mà nó còn tạo điều kiện để nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, góp phần đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động khi mở rộng ra các công trình xây dựng và mở rộng ra quy mô

Trang 28

sản xuất, theo đó là quá trình phát triển của ngành công nghiệp

- Thị trường là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển sản xuất công nghiệp ở từng vùng trong mỗi giai đoạn Thị trường là nơi thực hiện tái sản xuất, đồng thời là nơi liên hệ giữa sản xuất và tiêu dùng Mục đích của sản xuất là nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trên thị trường, nhu cầu đó mang tính chất quyết định đầu vào, đầu ra của sản xuất, tác động tới quy mô, số lượng, chất lượng cũng như sự ra đời, phát triển hay suy thoái của một ngành nào đó ” ” - Chiến lược phát triển công nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển dài hạn của bản thân ngành công nghiệp và của nền kinh tế Chiến lược phát triển công nghiệp có nhiệm vụ định hướng sự phát triển của ngành công nghiệp, đồng thời chi phối, định hướng sự phát triển của các ngành khác theo mô hình công nghiệp

+ Việc xây dựng chiến lược phát triển cho các ngành công nghiệp chuyên môn hóa cần dựa trên chiến lược phát triển ngành công nghiệp nói chung, song cũng cần có những chiến lược riêng cho từng ngành để phù hợp với vị trí của từng ngành là khác nhau, do đó những ngành chủ đạo, mũi nhọn phải được ưu tiên đầu tư phát triển nhiều hơn Bên cạnh đó việc hình thành các loại hình khác nhau của khu công nghiệp cũng được hình thành trên cơ

sở định hướng chung trong chiến lược phát triển công nghiệp

- Chính sách phát triển của Chính phủ là yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển không chỉ của ngành công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn nền kinh tế Các quy định dành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp được xây dựng dựa trên các công cụ chính sách, đây

là các chính sách quyết định đường lối phát triển của ngành sao cho cân bằng với các mục tiêu khác như giữa tăng trưởng với thất nghiệp, giữa hiệu quả hoạt động và sự công bằng trong xã hội Các chính sách phải tạo ra sự thuận lợi cho quá trình phát triển ngành công nghiệp đồng thời phải cân đối với các

Trang 29

mục tiêu khác của Chính phủ Cụ thể:

Chính sách thương mại

Các công cụ chính sách thương mại như bảo hộ, thuế, hạn ngạch nhập khẩu, tỷ giá hối đoái…có tác động rất nhiều đến sự phát triển của ngành công nghiệp Chính sách bảo hộ thương mại là công cụ để khuyến khích phát triển công nghiệp ở các nước đang phát triển, nó không chỉ kiểm soát trực tiếp đối với thương mại mà còn tác động và liên hệ mật thiết đến các chính sách tài chính, tiền tệ Việc sử dụng thuế, hạn ngạch nhập khẩu hay tỉ giá hối đoái đều kéo theo nhiều những tác động phức tạp đằng sau nó, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất công nghiệp trong nước

Chính sách tiền tệ

Lạm phát luôn là mối lo ngại của bản thân các doanh nghiệp cũng như Chính phủ, việc lạm phát diễn ra từ từ có thể giúp các doanh nghiệp phát đạt hơn nhưng khi tỷ lệ này gia tăng đột ngột thì rủi ro trong kinh doanh cũng gia tăng theo, điều này gây nguy hại đến các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Do vậy ổn định tiền tệ là điều kiện để tăng đầu tư vào công nghiệp, đẩy nhanh quá trình phát triển ngành công nghiệp

Chính sách về lãi suất

Lãi suất và đầu tư luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Việc đưa ra được một lãi suất hợp lí là rất khó khăn trong nền kinh tế hiện nay do lãi suất trong nước phải phù hợp với lãi suất thế giới, trong khi đó nếu như lãi suất quá thấp thì khó có thể huy động được vốn trong dân cư, còn nếu như lãi suất cao thì việc đầu tư sẽ bị hạn chế, do vậy việc đưa ra được một chính sách lãi suất hợp lý là một bài toán khó cho Chính phủ trong việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung

Trang 30

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống

kê tỉnh Quảng Nam:

+ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam các năm từ 1997 - 2020

+ Kết quả điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2020

2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

2.2.1 P ương p áp bảng t ống ê, đồ t ị t ống ê

2.2.1.1 Bảng thống kê

- Khái niệm: Bảng thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê

có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm thể hiện được các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng đang cần nghiên cứu

- Ý nghĩa: Bảng thống kê có tác dụng làm cho các tài liệu được sắp xếp

một cách khoa học, cho phép nhận biết và phân tích sơ bộ, làm cơ sở cho các bước phân tích tiếp theo ”

- Phân loại: Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề có thể chia bảng thống

kê thành 3 loại: Bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp

2.2.1.2 Đồ thị thống kê

- Khái niệm: Đồ thị thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê sử

dụng các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê

- Ý nghĩa:

+ Đồ thị thống kê biểu thị kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó

và sự biến đổi của kết cấu ””

+ Đồ thị thống kê biểu thị sự phát triển của hiện tượng qua thời gian

+ Đồ thị thống kê biểu thị việc thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra

Trang 31

+ Đồ thị thống kê biểu thị so sánh, phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng

- Phân loại:

+ Theo hình thức biểu hiện, đồ thị thống kê được phân thành: đồ thị

hình cột; đồ thị tượng hình; đồ thị diện tích; đồ thị ra đa; đồ thị đường gấp khúc; bản đồ thống kê ””

+ Theo nội dung phản ánh đồ thị thống kê được phân thành: đồ thị phát triển; đồ thị kết cấu; đồ thị liên hệ THI ĐỒ THỊ ĐỂ TRÁNH TRÙNG

2.2.2 P ương p áp p ân tổ

- Khái niệm: Phân tổ là việc phân chia các đơn vị trong tổng thể thành

các tổ hoặc các tiểu tổ có những tính chất khác nhau

- Ý nghĩa: Phân tổ là một trong những phương pháp cơ bản để tổng

hợp thống kê, có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp Là cơ sở cho việc vận dụng các phương pháp thống kê khác trong quá trình nghiên cứu thống kê ”

2.2.3 P ương p áp ãy số t ờ g n

- Khái niệm: dãy số thời gian là dãy trị số của một chỉ tiêu thống kê

được sắp xếp theo một trình tự thời gian

- Tác dụng: Dãy số thời gian giúp ta nghiên cứu được đặc điểm về sự

biến động của hiện tượng, thể hiện xu hướng và quy luật của sự phát triển, dự báo mức độ của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai gần

- Điều kiện vận dụng: Để đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức

độ của dãy số thời gian khi xây dựng cần đáp ứng yêu cầu:

Trang 32

+ Nội dung, phương pháp tính các mức độ và đơn vị tính các mức độ phải thống nhất

+ Phạm vi tính toán phải như nhau

+ Khoảng cách thời gian giữa các mức độ trong dãy số phải bằng nhau

- Các chỉ tiêu dùng để phân tích dãy số thời gian:

+ Mức độ (hay giá trị) trung bình của các mức độ trong dãy số thời gian + Lượng tăng (giảm) tuyệt

+ Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc

- Kiểm định về bản chất của sự phụ thuộc, cụ thể xem xét sự tăng

trưởng phụ thuộc vào các nhân tố khác như thế nào

- Dự đoán giá trị của biến phụ thuộc, tức dự đoán các chỉ tiêu VA, GO Khi phân tích hồi qui, vấn đề rất quan trọng là xây dựng các mô hình hay nói cách là các hàm hồi qui Hàm hồi qui có thể xây dựng dựa trên nguồn tài liệu của tổng thể hay của mẫu

2.2.4.1 Mô hình hồi qui tổng thể

Hàm hồi qui xây dựng trên tổng thể gọi là hàm hồi qui tổng thể gọi tắt

là hồi qui tổng thể ký hiệu là PRF

Giả định chúng ta có nguồn tài liệu gồm N quan sát về K chỉ tiêu kinh

tế trong đó một chỉ tiêu kết quả và K-1 chỉ tiêu nguyên nhân Từ tài liệu này,

ta có thể biểu thị theo hai mô hình tổng thể sau:

Trang 33

Hay dạng kỳ vọng

(0-1) Dạng ngẫu nhiên

(0-2) Với j là các tham số hồi qui

2.2.4.2 Mô hình hồi qui mẫu

Từ tổng thể, lấy ngẫu nhiên một mẫu gồm n quan sát, mỗi quan sát gồm

k trị số cho k chỉ tiêu

Hàm hồi qui đƣợc xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên đƣợc gọi là hàm hồi qui mẫu gọi tắt là hồi qui mẫu và đƣợc ký hiệu là SRF

Với một mẫu ngẫu nhiên ta đƣợc một hồi qui mẫu

Nếu hàm hồi qui tổng thể có dạng (2-1) hay (2-2), thì hàm hồi qui mẫu

có dạng:

Dạng kỳ vọng

Hay dạng ngẫu nhiên

Trong đó gọi là hệ số chặn và gọi là các hệ số góc Dùng các hồi qui mẫu để ƣớc lƣợng các hồi qui tổng thể, cụ thể:

Dùng để ƣớc lƣợng , dùng yi để ƣớc lƣợng ui và dùng Ŷi để ƣớc lƣợng E(Yi)

ki k i

2 2 1

ˆ ˆ

Trang 34

số liệu thu thập được, đề tài chỉ xét 2 nhân tố đầu vào cơ bản là: vốn và lao động Vì vậy hai biến độc lập được chọn là vốn (K), lao động (L)

- Số liệu Lao động (L) được thu thập từ điều tra doanh nghiệp, điều tra

cá thể và Tổng điều tra kinh tế tiến hành năm năm một lần

- Số liệu Lượng vốn (K) của công nghiệp tại năm nghiên cứu, được tính toán theo phương pháp kiểm kê liên tục, là tổng vốn tích lũy của những năm trước đó cộng với vốn đầu tư (I) tăng thêm trong năm và trừ khấu hao của vốn trong năm

Chỉ tiêu vốn đầu tư (I) thực hiện hàng năm được tính toán dựa trên nguồn số liệu điều tra vốn đầu tư, điều doanh nghiệp, điều tra cá thể và Tổng điều tra kinh tế tiến hành năm năm một lần

2.2.4.3 Quy trình phân tích hồi quy

Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, các nguyên cứu khác Thiết lập mô hình

có tốt không?

Không

Trang 35

2.2.5 Dự báo t ống ê ngắn ạn

Dự báo thống kê là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phân tích thống kê Nhằm đưa ra quyết định Trong thống kê, có nhiều phương pháp được sử dụng để dự báo thống kê như: Dự báo bằng phương pháp chuyên gia,

dự báo theo dãy số thời gian (dự báo dựa vào lượng tăng, giảm tuyệt đối trung bình, dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình), dự báo dựa vào hàm xu thế (mô hình hoá hiện tượng, từ đó xây dựng phương trình hồi quy)… Mỗi một phương pháp dự đoán có ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng Tùy vào nguồn số liệu và điều kiện ta lựa chọn mô hình cho phù hợp:

- Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình

- Dự đoán dựa vào hàm xu thế

Trang 36

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1 Vị trí đị lý và đặ đ ểm tự n ên

a Vị trí địa lý

Quảng Nam là nằm ngay giữa miền Trung Việt Nam, trong vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, nằm trong tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc ,nằm giữa trung độ cả nước, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc và TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam.”

Được chia tách từ năm 1997, với diện tích tự nhiên 10.438 km2, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế

Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn láng giềng Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn Những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, tiếp tục khơi dậy nguồn nội lực, mở rộng thu hút ngoại lực, biến ngoại lực thành nội lực, tạo động lực và bước chuyển mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội

b Đặc điểm tự nhiên

Hệ thống sông ngòi Quảng Nam khá chằng chịt với các sông lớn như A

Trang 37

Vương, sông Kôn, sông Cái, sông Tranh hợp thành hệ thống sông Vu Gia; sông dốc, Nguồn thủy năng lớn, diện tích lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tính đến cửa Hội An khoảng 10.400 km2 Tiềm năng thủy điện của hệ thống sông này được đánh giá gần 5 tỉ KWh/năm thuộc loại tiềm năng thủy điện lớn ở Việt Nam (xếp thứ 4 cả nước)

Diện tích rừng và đất rừng chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ rộng khắp trên 8 huyện miền núi của tỉnh với với địa hình phức tạp, phía Tây có dãy Trường Sơn chạy dài từ phía bắc giáp A sao - A lưới (Thừa Thiên - Huế) và Đà Nẵng cho đến dãy phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, rừng núi là biên giới Quảng Nam với nước bạn Lào, với độ cao trung bình từ 500- 1000 m, có nhiều đỉnh núi cao như: Ngọc Linh; Lum Heo; Tion; Gole-Lang, Núi Mang

Bờ biển Quảng Nam chạy dài từ Điện Ngọc (tiếp giáp với Đà Nẵng) đến Vịnh Dung Quất dài 125km Phía Bắc có cửa Đại (Hội An), phía Nam có cửa An Hoà, nối 2 cửa có Sông Trường Giang chảy dọc theo bờ biển Cảng

Kỳ Hà, cầu cảng số 2 đã được xây dựng và đưa vào hoạt động Có các xã đảo Tân Hiệp-Cù Lao Chàm thuộc Hội An và Tam Hải - Bàn Than thuộc Núi Thành - Chu Lai, có nhiều cửa sông, lạch lớn nhỏ, có khoảng 30 ngàn ha mặt nước (cả nước ngọt, lợ, mặn), trong đó có 10 ngàn ha bãi triều, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Diện tích ngư trường rộng 40 ngàn km2, trữ lượng hải sản khoảng 90 ngàn tấn, khả năng cho phép khai thác hàng năm 42-45 ngàn tấn với 30% sản lượng có thể đưa vào chế biến xuất khẩu Có nhiều loại hải sản quí như: Hải sâm, Bào ngư, Tôm hùm, đặc biệt có Yến Sào ở Cù lao Chàm

Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với hơn 35 chủng loại khóang sản Khóang sản kim loại có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, vàng, khóang sản phi kim loại như: đá vôi xi măng, đất sét, felspat, đá xây dựng, cát xây dựng, than

Trang 38

bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh làm gốm, sứ, nước khoáng xuất lộ ở nhiều nơi Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên Quảng Nam có tiềm năng phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai khoáng và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng…”

3.1.2 Đặ đ ểm xã ộ

a Đơn vị hành chính

Tính đến cuối năm 2020 toàn Tỉnh có 02 thành phố (Tam Kỳ và Hội An), 01 Thị xã và 15 huyện (9 huyện miền núi), với 244 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 12 thị trấn, 25 phường và 207 xã)

b Đặc điểm về văn hóa xã hội

Dân số trung bình năm 2020 của tỉnh có khoảng 1.505 nghìn người, trong đó dân số thành thị 396,2 nghìn người, chiếm 25,4%; dân số nông thôn 1.108,8 nghìn người, chiếm 74,6% (xem bảng 2.1)

Bảng 3.1 Dân số trung bình Tỉnh Quảng N m trong 05 năm từ 2016–

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2020)

Qua bảng 3.1 chúng ta có thể biễu diễn lên đồ thị như sau

Trang 39

Hình 3.1 Dân số trung bình Tỉnh Quảng N m trong 05 năm từ 2016 – 2020

Qua bảng 2.1 ta thấy dân số trung bình toàn Tỉnh tăng qua các năm từ 1.468.150 người trong năm 2015 thì đến năm 2020 toàn tỉnh có 1.505.042 người tăng gần 2% (tăng 29.292 người), bình quân giai đoạn 2016 – 2020 tăng 0,50%/ năm Dân số khu vực thành thị của tỉnh hiện nay tập trung ở hai thành phố Tam Kỳ, Hội An và tỉnh Quảng Namn (chiếm gần 67% dân số thành thị) Dân số ở khu vực thành thị chưa tăng mạnh do trong những năm qua quá trình đô thị hoá của Tỉnh diễn ra chậm, luồng dân cư di cư về các đô thị của tỉnh không đáng kể

Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 891,2 nghìn người, giảm trên 05 nghìn người so với năm 2019, trong đó lao động nam chiếm 51,9%; lao động nữ chiếm 48,1%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 24,2%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 75,8%

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm

2020 đạt 859,7 nghìn người, giảm trên 12 nghìn người so với năm trước, trong đó: lao động khu vực thành thị 203,6 nghìn người, chiếm 23,7% tổng số lao động đang làm việc của tỉnh; khu vực nông thôn trên 656 nghìn người (chiếm 76,3%) Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế

Trang 40

ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất 86,3%; khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 7,3%; khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 6,4% Năm 2020, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 21,5% (thấp hơn mức 22,4% của năm 2019), trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt gần 32%; khu vực nông thôn đạt trên 18%

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 3,2%, trong đó khu vực thành thị 3,12%; khu vực nông thôn 3,28% Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 0,94%, trong đó khu vực thành thị là 0,57%; khu vực nông thôn là 1,05% Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm (từ 5,12% năm 2015 còn 3,12% năm 2019) Hằng năm giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động, đây là nổ lực của các cấp các ngành trong việc tạo việc làm cho người lao động cũng như thu hút nguồn lao động trong thời gian qua Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang có sự dịch chuyển theo hướng tích cực: năm 2015 số lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản chiếm 52,1%; lao động công nghiệp – xây dựng chiếm 21,6%, dịch vụ chiếm 26,3%; năm 2019: nông lâm thuỷ sản chiếm 40,4%; lao động công nghiệp – xây dựng chiếm 27,3%, dịch vụ chiếm 32,3% Tuy nhiên, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn

Toàn tỉnh có 100% số xã phường có trường tiểu học, 87,5% số xã có trường trung học cơ sở Tỉnh Quảng Nam đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập tiểu học và chống mù chữ vào năm 1997, 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào cuối năm 2008; có 18/18 huyện đạt chuẩn về phổ cập THCS Toàn tỉnh có 279 trường mầm non; 520 trường phổ thông bao gồm: 247 trường tiểu học; 187 trường trung học cơ sở; 54 trường trung học phổ thông; 29 trường phổ thông cơ sở; 03 trường trung học

Năm 2020, cả tỉnh có 03 trường đại học, 08 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp chuyên nghiệp Hằng năm đào tạo khoảng 19.000 học sinh sinh viên

Ngày đăng: 26/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w