MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM .... Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích đóng góp của nhóm ngành công
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN NGỌC PHÁT
PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN NGỌC PHÁT
PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do nghiên cứu đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Bố cục đề tài 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Phân loại nhóm ngành công nghiệp 11
1.2 KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12
1.2.1 Các khái niệm 12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 19
1.3 ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 22
1.3.1 Vai trò của công nghiệp trong tăng trưởng kinh tế 22
1.3.2 Đóng góp về quy mô nền kinh tế 23
1.3.3 Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 26
Trang 52.1 TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG CÔNG
NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2020 26
2.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Quảng Nam giai đoạn 2010 – 202026 2.1.2 Tình hình tăng trưởng công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 36
2.2 ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 52
2.2.1 Đóng góp về quy mô 52
2.2.2 Đóng góp về tốc độ tăng trưởng 59
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 66
2.3.1 Kết quả 66
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 71
3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM 71
3.1.1 Cơ hội và thách thức với ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam 71
3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam 72
3.1.3 Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam 73
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 74 3.2.1 Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Nam 74
Trang 63.2.2 Giải pháp cải thiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Quảng
Nam 76
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 78
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động 78
3.2.5 Giải pháp khoa học công nghệ 79
3.2.6 Giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh 80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn
VA: Giá trị gia tăng
NLTS: Nông, lâm, thủy sản
Trang 8Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu của cơ sở cá thể hoạt động ngành khai
khoáng giai đoạn 2016 -2020
43
Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp ngành chế biến chế
tạo giai đoạn 2015 – 2019
45
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu của cơ sở cá thể hoạt động ngành chế
biến chế tạo giai đoạn 2016 -2020
47
Bảng 2.10
Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giai đoạn 2015 – 2019
Trang 9Số ệu
Bảng 2.12 Đóng góp của VA ngành công nghiệp vào quy mô
GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
53
Bảng 2.13 Đóng góp của VA nhóm ngành khai khoáng vào quy
mô GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
55
Bảng 2.14 Đóng góp của VA nhóm ngành chế biến chế tạo vào
quy mô GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
Bảng 2.16 Đóng góp của VA cung cấp nước;… vào quy mô
GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
59
Bảng 2.17 Đóng góp của ngành công nghiệp vào tốc độ tăng
trưởng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
61
Bảng 2.18 Đóng góp của nhóm ngành khai khoáng vào tốc độ
tăng trưởng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
62
Bảng 2.19 Đóng góp của nhóm ngành chế biến chế tạo vào tốc độ
tăng trưởng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
63
Bảng 2.20
Đóng góp của nhóm ngành sản xuất và phân phối điện… vào tốc độ tăng trưởng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
64
Bảng 2.21 Đóng góp của nhóm ngành cung cấp nước… vào tốc độ
tăng trưởng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020
65
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Số ệu
Hình 2.1 GRDP Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020 32
Hình 2.2 Đóng góp của VA các ngành kinh tế vào GRDP
Quảng Nam giai đoạn 2020 -2020
Hình 2.5 VA công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020 38
Hình 2.6 Tốc độ phát triển của VA ngành công nghiệp Quảng
Nam giai đoạn 201 -2020
40
Hình 2.7 Số doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận của doanh
nghiệp khai khoáng giai đoạn 2015 – 2019
42
Hình 2.8 Số cơ sở cá thể, lao động hoạt động ngành khai
khoáng giai đoạn 2016 -2020
Hình 2.10 Số cơ sở cá thể, lao động hoạt động ngành chế biến
chế tạo giai đoạn 2016 -2020
47
Hình 2.11
Số doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giai đoạn
2015 – 2019
50
Trang 1152
Hình 2.13 Đóng góp của VA ngành công nghiệp vào quy mô
GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020
54
Hình 2.14
Đóng góp của VA nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo vào quy mô GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020
57
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý o ng ên ứu đề tà
Giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật, thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực Để có được những kết quả đó, đóng góp chung của các ngành kinh tế là vô vùng quan trọng Trong đó, công nghiệp nổi lên là một trong những đầu tàu góp phần đưa nền kinh tế đi lên theo hướng hiện đại hóa Số doanh nghiệp thành lập mới bình quân trong giai đoạn 2016-2020 trên phạm vi cả nước đạt 128,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 62,8% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng 35,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 27,5% (Theo Niên giám Tổng cục Thống kê năm 2020) đã cho thấy công nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới
Quảng Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Kinh tế Quảng Nam trong thời gian qua tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan, quy mô nền kinh tế được nâng lên (GRDP năm
2020 đạt 94.668 tỷ đồng (theo công bố của Tổng cục Thống kê)); trong đó ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đặc biệt, ngành công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế (năm 2020 ngành công nghiệp chiếm 26,63% GRDP của tỉnh), thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, đóng góp an sinh xã hội
Tuy nhiên, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ, ngành công nghiệp ở Quảng Nam sẽ gặp nhiều thách thức nếu không kịp thời xác định được những hướng đi phù hợp Trong đó chuyển dịch
cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng tăng dần cơ cấu
Trang 13công nghiệp công nghệ cao, trên cơ sở sắp xếp các nhóm ngành công nghiệp theo mức độ ưu tiên để phân bổ các nguồn lực hợp lý và phù hợp với thế mạnh của từng ngành/lĩnh vực công nghiệp Bên cạnh đó, hiện nay đang còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của nhóm ngành đối với tổng thể nền kinh tế tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam” thực sự cần thiết nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của các nhóm ngành công nghiệp nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.
2 Mụ t êu ng ên ứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đóng góp của các nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam thời gian qua, và từ đó, xây dựng một số khuyến nghị, đề xuất các nhóm ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế và mối quan
hệ giữa phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế
- Phân tích và đánh giá về thực trạng đóng góp của các nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế Quảng Nam trong giai đoạn 2010-2020
- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển nhóm ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế tỉnh
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao đóng góp của các nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến
3 Đố tượng và p ạm v ng ên ứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Quảng Nam Tập trung chủ yếu vào các
Trang 14chỉ tiêu tăng trưởng thực tế của Tỉnh để phân tích và đánh giá
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp từ thu thập thông tin, dữ liệu có sẵn ( các
đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các cơ quan cung cấp số liệu thống kê,…) để phân tích thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của các nhóm ngành công nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Quảng Nam qua các chỉ tiêu ở giai đoạn 2010-2020
4 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Luận văn sử dụng các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, về ngành công nghiệp, và đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế làm căn cứ nghiên cứu đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế GDP là chỉ tiêu đại diện để phân tích tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, còn GRDP là chỉ tiêu đại diện để phân tích tăng trưởng kinh tế của một tỉnh/thành phố/địa phương nên tác giả sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế để làm căn cứ nghiên cứu đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam
- Theo Hollis Chenery, ông dựa vào sự phát triển của nhiều quốc gia từ giai đoạn 1950 đến 1973 kết luận rằng: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng dần
Nền kinh tế phát triển theo trình tự kém phát triển, đang phát triển và phát triển phụ thuộc vào: Tỷ trọng GDP nông nghiệp, GDP công nghiệp Nếu nền kinh tế có tỷ trọng GDP nông nghiệp lớn hơn tỷ trọng GDP công nghiệp thì nền kinh tế đó đang ở tình trạng kém phát triển Nếu tỷ trọng GDP nông nghiệp nhỏ hơn tỷ trọng GDP công nghiệp thì nền kinh tế đó ở tình trạng
Trang 15đang phát triển hoặc phát triển Đặc biệt tại điểm tỷ trọng GDP nông nghiệp bằng tỷ trọng GDP công nghiệp, nền kinh tế sẽ chuyển đổi từ kém phát triển sang đang phát triển
- Theo Rostow (1960), ông chỉ ra xu hướng vận động của quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốc gia trải qua năm giai đoạn phát triển
từ trình độ thấp đến cao, bao gồm: Xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và tiêu dùng cao Để có thể thực hiện được giai đoạn cất cánh, vai trò của giai đoạn tiền cất cánh là vô cùng quan trọng Giai đoạn cất cánh là bước ngoặt của thay đổi trình độ phát triển kinh tế và là mục tiêu cho các nước đang phát triển Quá trình dịch chuyển từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn đi theo hướng từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế kết hợp truyền thống với hiện đại rồi đến nền kinh tế công nghiệp hiện đại Quá trình thể hiện ở sự chuyển đổi từ nền kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn trong GDP sang nền kinh tế với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm đa số trong GDP Vì vậy các nước có thể thông qua kinh nghiệm lịch sử có thể vận dụng linh hoạt vào thực tế lý thuyết của Rostow để lựa chọn trong quá trình cơ cấu và chọn những lĩnh vực mũi nhọn để phát triển kinh tế của mình
- Theo Kuznets (1960), ông cho rằng đóng góp của nhóm ngành nông nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP giữ vai trò quyết định trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, nhưng giảm dần trong dài hạn để chuyển dần sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
Công trình nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong nước hiện nay rất phong phú và đa dạng, cụ thể một số công trình như:
- Theo Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn cho rằng quá trình sản xuất xã hội là sự tổng hợp của hai mặt: mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh
tế - xã hội của sản xuất Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các
Trang 16ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng Song, xét trên phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất,công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện, còn các ngành kinh tế khác chỉ
là những dạng đặc thù của hai ngành này
- Theo Ngô Đình Giao (1990) đã trình bày những cơ sở lý luận và phân tích sự cần thiết của chuyển dịch giữa các nhóm ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự đóng góp của các nhóm ngành kinh tế vào GDP Đồng thời chỉ
ra các biện pháp, phương hướng, điều kiện cần thiết, thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại ở một số ngành kinh tế và cải thiện sự đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng kinh tế
- Theo Đinh Phi Hổ (2014), dựa vào công trình nghiên cứu, phân tích
sự phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2012; ông cho rằng cơ cấu các nhóm ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm dần, trong khi khu vực công nghiệp, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong GDP
- Theo Phạm Quang Tín (2016), khi phân rã GDP ra thành các nhóm ngành kinh tế thì GDP là một chỉ tiêu tổng hợp và mỗi nhóm ngành kinh tế là một chỉ tiêu bộ phận Khi mỗi nhóm ngành kinh tế thay đổi tăng hoặc giảm sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của GDP
- Theo Bùi Tất Thắng (2006) đã trình bày vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá thực trạng mức độ đóng góp của các nhóm ngành kinh
tế vào tăng trưởng GDP Tác giả cũng đưa ra một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GDP
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã có các công trình nghiên cứu về
Trang 17kinh tế, tăng trưởng kinh tế, đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế như:
- Nghiên cứu TFP trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam thời kỳ
1997 – 2013, trường hợp ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam của PGS.TS Bùi Quang Bình cùng nhóm tác giả Kết quả cho thấy công nghiệp tỉnh Quảng Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và tác động tích cực tới tăng trưởng chung do nền kinh tế đã huy động nhiều hơn nguồn lực cho công nghiệp và các nguồn lực này đã được phân bổ để khai thác các tiềm năng cho phát triển kinh tế của Tỉnh Các ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng nhanh và công nghiệp chế biến chế tạo đang thể hiện vai trò chủ đạo trong công nghiệp và tạo ra động lực cho tăng trưởng của ngành công nghiệp
- Phân tích tác động của các nhân tố sản xuất đến tăng trưởng công nghiệp và xây dựng tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Chín Nghiên cứu kết luận công nghiệp-xây dựng là khu vực đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung
về cả quy mô, tốc độ, năng suất và chuyển dịch cơ cấu với tốc độ tăng trưởng cao, là khu vực có năng suất lao động cao nhất và có đóng góp chủ yếu vào ngân sách nhà nước Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng là khu vực thu hút đầu tư cao, giải quyết lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động; có tỷ lệ đóng góp của lao động vào tăng trưởng tương đối ổn định Đây là khu vực có chất lượng tăng trưởng tốt, góp phần lớn vào kết quả tăng năng suất tổng hợp chung của nền kinh tế
- Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, luận
án tiến sĩ của Nguyễn Quang Thử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2018
Điểm chung của các nghiên cứu đều chỉ ra rằng công nghiệp là ngành
có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Quảng Nam về cả quy mô, tốc độ, năng suất và chuyển dịch cơ cấu; là khu vực có năng suất lao động cao nhất và có đóng góp chủ yếu vào ngân sách nhà nước; ngành công
Trang 18nghiệp cũng là ngành giải quyết lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh Tuy nhiên, hiện nay đang thiếu các nghiên cứu phân tích đóng góp của từng nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam
5 P ương p áp ng ên ứu
Để nghiên cứu đóng góp của nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam; luận văn sử dụng kết hợp phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính và tiếp cận nghiên cứu định lượng
- Tiếp cận nghiên cứu định tính:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hệ thống hóa cơ
sở lý luận về ngành công nghiệp, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa đóng góp của nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, còn được dùng để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam
- Tiếp cận nghiên cứu định lượng:
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân tích biến động thời gian các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn qua từng năm, tốc độ phát triển bình quân cả giai đoạn (nhiều năm); tốc độ tăng liên hoàn hàng năm; tốc
độ tăng bình quân; lượng tăng tuyệt đối liên hoàn; lượng tăng tuyệt đối bình quân để phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam
Dữ liệu sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp đã được cơ quan Thống kê có thẩm quyền công bố, phát hành Đồng thời, đề tài còn sử dụng một số kết quả đã được công bố tại các luận văn, tạp chí, bài báo, giáo trình của các tác giả trong nước và nước ngoài để phục vụ cho quá trình nghiên cứu Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, tiến hành sắp xếp theo thứ
tự ưu tiên về độ quan trọng để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu của đề tài Toàn bộ số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng một số phần mềm chuyên
Trang 19dụng trên máy tính Dựa trên các kết quả thu được để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, lập thành các bảng biểu, đồ thị Qua các biểu hiện về lượng, phương pháp phân tích thống kê nêu lên một cách tổng hợp bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể
6 Bố ụ đề tà
Luận văn được trình bày gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương với tên gọi như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về thực tiễn phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế
Chương 2 Thực trạng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ 1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1.1.1 K á n ệm
a Khái niệm ngành công nghiệp
Theo Từ điển bách khoa toàn thư: công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh
mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật
Theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp là một hoạt động sản xuất vật chất, bao gồm:
- Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào;
- Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp;
- Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng
Như vậy là tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể qui mô, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động
gì, hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành công nghiệp
b Phân biệt ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác
- Ngành công nghiệp khác với ngành nông nghiệp:
Trang 21Ngành nông nghiệp kết hợp lao động của con người, với quá trình phát triển tự nhiên của sinh vật để tạo ra sản phẩm nông nghiệp
Trong quá trình làm ra sản phẩm, sức lao động của con người chỉ làm tăng thêm sức dinh dưỡng của sản phẩm nông nghiệp chứ không làm thay đổi
cơ cấu, tính chất, hình thái, công dụng của sản phẩm như trong ngành công nghiệp
- Ngành công nghiệp khác với ngành xây dựng cơ bản:
Ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến, còn ngành xây dựng cơ bản thì chủ yếu là xây và lắp Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản
ở trên một địa điểm nhất định, địa điểm sản xuất đồng thời cũng là địa điểm tiêu dùng, địa điểm sản xuất thay đổi khi sản phẩm đã hoàn thành Sản phẩm của ngành công nghiệp thì có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, địa điểm sản xuất tương đối ổn định
Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản sản xuất đơn chiếc, mỗi lần sản xuất lại phải thiết kế và thi công Sản phẩm của ngành công nghiệp thì có thể sản xuất hàng loạt lớn, quy trình kỹ thuật sản xuất tương đối ổn định
- Ngành công nghiệp khác với ngành vận tải:
Ngành công nghiệp làm ra sản phẩm mới cho xã hội, còn ngành vận tải hàng hóa không làm ra sản phẩm mới cho xã hội mà chỉ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm
- Ngành công nghiệp khác với ngành thương mại, dịch vụ:
Ngành thương mại, dịch vụ không khai thác, chế biến hoặc sửa chữa sản phẩm của xã hội như ngành công nghiệp mà chỉ làm nhiệm vụ phân phối và tiêu thụ hàng hóa
- Ngành công nghiệp khác với ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt: Ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt không làm ra sản phẩm cho xã hội, mà chỉ phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người
Trang 221.1.2 P ân loạ n óm ngàn ông ng ệp
Ngành công nghiệp vô cùng phong phú đa dạng nhưng theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2018 (VSIC 2018) của Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp được phân thành 04 nhóm ngành cấp 1:
a Khai khoáng
Ngành này gồm: Khai thác khoáng tự nhiên ở dạng cứng (thanh và quặng), chất lỏng (dầu mỏ) hoặc khí (khí gas tự nhiên) Khai thác có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như dưới lòng đất hoặc trên bề mặt, khai thác dưới đáy biển… Ngành này cũng gồm các hoạt động phụ trợ như chuẩn bị các nguyên liệu thô cho kinh doanh ví dụ nghiền, cắt, rửa sạch, phân loại, nung quặng, hóa lỏng gas và các nhiên liệu rắn
b Công nghiệp chế biến, chế tạo
Chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hóa học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới Vật liệu, chất liệu hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác
mỏ hoặc quặng cũng như các các phẩm khác của hoạt động chế biến Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hóa thường được xem là hoạt động chế biến Đầu ra của quá trình sản xuất có thể được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế biến tiếp theo
c Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
Ngành này gồm:
- Hoạt động phân phối năng lượng điện, khí tự nhiên, hơi nước và nước nóng thông qua một hệ thống ống dẫn, đường dây ổn định lâu dài (mạng lưới) Chiều dài của mạng lưới này không quan trọng, và bao gồm cả việc
Trang 23cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng và các loại tương tự trong khu công nghiệp hoặc khu nhà ở cao tầng;
- Hoạt động cung cấp điện và ga, bao gồm thu thập, giám sát và phân phối điện, ga cũng như cung cấp hơi nước và điều hòa không khí
d Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Ngành này gồm: Các hoạt động liên quan đến quản lý (bao gồm khai thác, xử lý và loại bỏ) các loại rác như rác thải công nghiệp, rác thải gia đình thể rắn hoặc không phải rắn như cũng như các khu vực bị nhiễm bẩn Đầu ra của quá trình xử lý rác hoặc nước thải có thể bị loại bỏ hoặc trở thành đầu vào của quá trình sản xuất khác
1.2 KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ
1.2.1 Các á n ệm
a Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế Nó được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GDP/người/năm, GNP/người/năm) Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GDP, GNP, GDP/người, GNP/người của năm này so với năm trước hay của giai đoạn này so với giai đoạn trước
b Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Các thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế nhiều lúc được sử dụng thay thế cho nhau trong một nội dung của một phạm vi nhất định nào
đó Song giữa chúng có sự khác nhau về căn bản
Phát triển kinh tế bao hàm nhiều ý nghĩa rộng hơn
Trang 24Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định
Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy
mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội
Khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản như sau:
- Thứ nhất là mức độ gia tăng mở rộng sản lượng của quốc gia và sự tăng trưởng mức sản xuất, mức sống của quốc gia trong một thời gian nhất định
- Thứ hai là mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia Trong đó quan trọng nhất là tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản lượng quốc dân Mức độ
tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân càng cao thể hiện mức phát triển càng cao
- Thứ ba là sự tiến bộ về cơ cấu xã hội, đời sống xã hội, mức độ gia tăng thu nhập thực tế của người dân, mức độ công bằng xã hội của quốc gia
c Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Theo giáo sư David Begg trong tác phẩm Economics, ông cho rằng:
“GDP là chỉ tiêu đo lường sản lượng được sản xuất ra trong nền kinh tế trong nước, bất kể ai sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất” Qua chỉ tiêu GDP, ông
đã tính GDP theo ba cách tương đương: giá trị gia tăng trong sản xuất, thu nhập bao gồm cả yếu tố lợi nhuận và chi tiêu cuối cùng
- Theo Phan Công Nghĩa – Bùi Đức Triệu (năm 2012): “Tổng sản phẩm quốc nội GDP là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), là giá thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định”
Theo Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm quốc nội (GPD - Gross Domestic Product) là giá trị hàng hóa cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm Khái niệm GDP
Trang 25được Tổng cục Thống kê sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, làm cơ
sở để tính chỉ tiêu GDP của quốc gia và các địa phương khác Thuật ngữ
“hàng hóa cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm hàng hóa vật chất và dịch vụ sử dụng ở khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm
Mặc dù chỉ tiêu GDP chưa được toàn diện vì vẫn còn một số hạn chế
như: GDP chưa phản ánh đầy đủ vai trò quan trọng của dịch vụ công trong quá trình phát triển kinh tế; sự khác biệt chất lượng phát triển kinh tế, tiến bộ
xã hội, tài nguyên môi trường, không thể phản ánh một cách toàn diện những thay đổi của mức sống dân cư Tuy nhiên, hiện nay GDP vẫn là chỉ tiêu quan
trọng nhất phản ánh kết quả sản xuất của nền kinh tế và làm cơ sở nghiên cứu
cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế; phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội; đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, của các ngành, các loại hình, các khu vực; phản ánh sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian GDP là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch phát triển và điều hành kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như địa phương
d Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
Theo Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh: toàn bộ kết quả hoạt động cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương
GRDP theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu về cơ cấu và sự
Trang 26biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội GRDP theo giá so sánh 2010 dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế địa phương, của các ngành, của các khu vực Vì vậy GRDP là một trong những căn cứ quan trọng để các địa phương lập các kế hoạch về chi tiêu, đầu tư, tích lũy trong nền kinh tế, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế của địa phương
e Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người
Theo TS Vũ Thanh Liêm và Ths Dương Mạnh Hùng (Tổng cục Thống
kê năm 2012): Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người một năm được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ (bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc tỷ giá sức mua tương đương); hoặc tính theo giá so sánh 2010 để tính tốc độ tăng Công thức tổng tính cụ thể như sau:
GDP trong năm tính bằng VNDDân số trung bình trong cùng năm
Trang 27làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo
Để tính được chỉ tiêu này, trước hết phải tính được thu nhập của hộ dân
cư Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Thu nhập của hộ bao gồm: (i) Thu từ tiền công, tiền lương; (ii) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (iii) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (iv) Thu khác được tính vào thu nhập như do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu nợ, thu bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …
Tổng thu nhập của hộ dân cư trong năm
(tính bằng VNĐ)
12 x (Số nhân khẩu bình quân năm của hộ)
Thu nhập bình quân đầu
người 1 tháng (VNĐ/người) =
- Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người gồm 04 khoản nêu trên có 03 khoản (i), (ii), (iii) cũng được tính trong GDP, tương ứng với chỉ tiêu thu nhập của người lao động và thu nhập hỗn hợp Khoản (iv) là phần thu nhập từ sở hữu và thu chuyển nhượng không được tính trong chỉ tiêu GDP
Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ngoài các khoản (i), (ii) và (iii) còn bao gồm thuế sản phẩm, khấu hao tài sản cố định và thặng dư sản xuất
Như vậy, hai chỉ tiêu này có một yếu tố trùng nhau là thu nhập của người lao động (thu từ sản xuất) Nhưng giữa chúng có khác nhau: Thu nhập bình quân đầu người không bao gồm thuế sản xuất (thu của nhà nước) và khấu hao tài sản cố định, thặng dư sản xuất (thu của doanh nghiệp) nhưng lại bao gồm
Trang 28phần thu nhập sở hữu, chuyển nhượng hiện hành và ngược lại
f Các phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Về phương pháp tính và nội dung tính của chỉ tiêu GDP và GRDP là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi tính toán GDP là tổng sản phẩm tính trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, GRDP là tổng sản phẩm tính trên phạm vi một vùng, một tỉnh hoặc thành phố
GDP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của nền kinh tế và luân chuyển qua ba giai đoạn: GDP được tạo ra từ quá trình sản xuất của các thành phần kinh tế; GDP được phân phối để tạo ra thu nhập cho các nhân tố đóng góp vào quá trình sản xuất tạo ra GDP; GDP được các bộ phận trong nền kinh
tế sử dụng như thế nào Tương ứng với ba giai đoạn luân chuyển của GDP thì
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế (cộng) + Tổng thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài + Phương pháp phân phối: Hoạt động sản xuất của nền kinh tế cần phải
có sự tham gia của nhiều nhân tố để tạo ra kết quả cuối cùng là GDP Do đó, kết quả sáng tạo ra của nền kinh tế phải được phân chia theo mức độ đóng góp của các nhân tố vào quá trình sản xuất Việc phân chia kết quả sản xuất
Trang 29của nền kinh tế chính là thu nhập lần đầu của các nhân tố tham gia và quá trình sản xuất tạo ra GDP Từ đó GDP được tính theo công thức sau:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tổng thu nhập lần đầu của chủ sở hữu các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất = Tổng thu nhập lần đầu của người lao động; doanh nghiệp; nhà nước
+ Phương pháp sử dụng cuối cùng: Phương pháp này được xây dựng từ quá trình sử dụng GDP hay nói cách khác GDP được sử dụng như thế nào trong nền kinh tế
Sau khi phân phối GDP để tạo ra thu nhập cho các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất trong nền kinh tế; các chủ sở hữu sẽ sử dụng cho các mục đích: Tiêu dùng cho cá nhân và cộng đồng, Tích lũy tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động; Bán (trong toàn bộ nền kinh tế đây chính là hoạt động xuất khẩu)
Trong quá trình tiêu dùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ không chỉ có hàng hóa được sản xuất trong nước mà còn có những hàng hóa được sản xuất
từ nước ngoài Tương tự tổng tài sản tích lũy trong nền kinh tế của một quốc gia bao gồm cả tài sản do chính quốc gia sản xuất và những tài sản do nước ngoài sản xuất Từ đó GDP được tính theo công thức:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ tiêu dùng cho cá nhân và xã hội cộng (+) Tổng tích lũy tài sản cộng (+) Chênh lệch giá trị xuất nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ
g Phương pháp tính GDP hiện nay của Việt Nam
- Hiện nay chỉ tiêu GDP của Việt Nam (GDRP đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) được Tổng cục Thống kê tính toán và công bố thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo quyết định: 715/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
Trang 30Trung ương” Theo đó GDP được tính theo phương pháp sản xuất, và được tính từ tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế theo công thức sau: Tổng sản quốc nội (GDP) = Tổng giá trị tăng thêm (VA) + Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm
- Giá trị tăng thêm (Value Added – VA) là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị tăng thêm được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất VA được tính trong phạm vi tổ chức kinh tế, ngành kinh tế
Cách tính VA của từng ngành kinh tế theo phương pháp sản xuất:
Giá trị tăng thêm (VA) = Giá trị sản xuất (GO) – Chi phí trung gian (IC) Giá trị sản xuất (Gross Output – GO) là giá trị vật chất hàng hóa và dịch
vụ được tạo ra từ quá trình hoạt động sản xuất của đơn vị cơ sở trong một thời
kỳ nhất định (thường là một năm) Giá trị sản xuất được tính theo giá hiện hành hoặc giá so sánh 2010
Chi phí trung gian (Intermediate Consumption – IC) là một bộ phận của chi phí sản xuất không bao gồm khấu hao tài sản cố định và chi phí nhân công Chi phí trung gian là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được
sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ nhất định
1.2.2 Các ỉ t êu đán g á tăng trưởng n tế
a Tốc độ tăng (giảm) tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
- Tốc độ tăng trưởng liên hoàn: phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai khoảng thời gian nghiên cứu đã tăng (giảm) bao nhiêu lần (%) Phản ánh mức thay đổi tỷ lệ phần trăm GRDP của hai kỳ nghiên cứu đứng liền nhau Nếu nghiên cứu theo năm thì năm nghiên cứu hiện tại với năm liền trước đó, và được tính theo công thức sau:
(Với t = 2, 3, 4…n)
Trang 31Trong đó:
a(t) :Tốc độ tăng (giảm) GRDP liên hoàn
GRDPt :GRDP theo giá so sánh của năm nghiên cứu (năm t)
GRDPt-1:GRDP theo giá so sánh của năm trước năm nghiên cứu (năm t-1) Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu này sử dụng GRDP theo giá so sánh nhằm loại trừ biến động của yếu tố giá
- Tăng trưởng định gốc: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng (giảm) tương đối của hiện tượng giữa hai thời gian dài, và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định Công thức tính:
=
(Với t = 2, 3, 4…n) Trong đó:
a(t) :Tốc độ tăng (giảm) GRDP định gốc
GRDPt :GRDP của thời kỳ t (năm t)
GRDP1 : GRDP năm đầu tiên của thời kỳ nghiên cứu
- Tăng trưởng bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm GRDP của hai thời kỳ nghiên cứu liền nhau Tốc độ tăng trưởng bình quân phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm GRDP bình quân của mỗi thời kỳ nghiên cứu trong suốt một giai đoạn nhất định; được xác định theo công thức sau:
Trang 32lệ phần trăm GRDP giữa các thời kỳ, thì còn có thể dùng chỉ tiêu phản ánh sự biến động tuyệt đối để tìm hiểu sự thay đổi tuyệt đối về GRDP giữa các thời
kỳ nghiên cứu
Biến động tuyệt đối tăng trưởng GRDP: đo lường lượng tăng (giảm) tuyệt đối GRDP, phản ánh sự thay đổi về số tiền của GRDP ở thời kỳ này so với thời kỳ được chọn làm gốc
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của GRDP giữa hai thời kỳ (năm) liền nhau; được xác định theo công thức sau:
⸹t = GRDPt – GRDP(t-1) (với t = ̅̅̅̅̅) Trong đó:
⸹t: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian t so với thời gian liền trước đó t-1
Nếu ⸹t > 0, phản ánh quy mô GRDP ở thời gian t tăng so với thời gian liền trước đó, ngược lại ⸹t < 0 phản ánh quy GRDP ở thời gian t giảm so với thời gian liền trước đó
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của giá trị GRDP trong những khoảng thời gian dài
và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định; được xác định theo công thức sau:
= GRDPt – GRDP1 (với t = ̅̅̅̅) Trong đó:
: lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian t so với thời gian đầu của dãy số
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là chỉ tiêu bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của dãy số trong cả thời kỳ nghiên cứu, biểu hiện chung nhất lượng tăng (giảm) tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu; được xác định theo công thức sau:
Trang 33̅ =
Trong đó:
̅: là lượng tăng GRDP bình quân
Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau, nghĩa là trong suốt một thời kỳ nghiên cứu hiện tượng tăng (giảm) với một lượng tương đối đều, không có sự tăng (giảm) đột biến
c Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh 1% tăng (giảm) của hai thời kỳ đứng liền nhau của hiện tượng nghiên cứu tương ứng với một lượng giá trị tuyệt đối là bao nhiêu
và được xác định theo công thức sau:
= (với t = 2, 3, 4…n) Trong đó:
lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian t so với thời gian đứng liền trước đó là t -1
: tốc độ tăng (giảm) GRDP liên hoàn
1.3 ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.3.1 V trò ủ ông ng ệp trong tăng trưởng n tế
Công nghiệp là một trọng những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện một số điểm sau:
- Công nghiệp tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn, làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác, trong khi đó năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của quốc gia Công
Trang 34nghiệp có vai trò quan trọng này là nhờ thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghiệp tiên tiến, bên cạnh đó giá của các sản phẩm công nghiệp thường
ổn định và cao hơn các sản phẩm khác trên thị trường
- Công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đó có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng có sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh
tế quốc dân Do đó, công nghiệp là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyển đến các ngành kinh tế khác
- Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân
- Công nghiệp góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế - xã hội như: giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, xóa bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, đồng bằng với miền núi…
- Công nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống của dân cư
1.3.2 Đóng góp về qu mô nền n tế
Theo quyết định 715/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; GDP của Việt Nam (GRDP đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) được tính theo phương pháp sản xuất
Nếu tính theo khu vực kinh tế, thì GDP là tổng của 03 khu vực kinh tế cộng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; trong đó: khu vực I gồm các ngành nông, lâm, thủy sản; khu vực II gồm các ngành công nghiệp, xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ; khi đó GDP sẽ được tính theo công thức sau: GDP (theo giá hiện hành) = Tổng VA của 03 khu vực + Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm
Nếu tính theo phân ngành kinh tế, thì GDP là tổng của 21 ngành kinh tế cấp 1 (từ ngành A đến ngành U) hoặc 89 ngành kinh tế cấp 2 (từ ngành 01
Trang 35đến ngành 99, có loại trừ một số ngành) theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; khi đó GDP sẽ được tính theo công thức sau:
GDP (theo giá hiện hành) = Tổng VA của các ngành kinh tế + Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm
Tất cả các công thức trên đều chỉ ra rằng VA của các nhóm ngành công nghiệp là thành tố, là bộ phận của VA ngành công nghiệp; VA ngành công nghiệp là một số hạng trong tổng chung GDP Do đó khi VA nhóm ngành công nghiệp tăng lên sẽ làm tăng VA của ngành công nghiệp, từ đó làm tăng quy mô của GDP
1.3.3 Đóng góp vào tố độ tăng trưởng n tế
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được tính bằng GDP theo giá so sánh; trong đó GDP theo giá so sánh cũng được tính từ tổng VA theo giá so sánh của các khu vực kinh tế hoặc tổng VA của các phân ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh tương tự như GDP theo giá hiện hành
Theo đó, tốc độ tăng trưởng được tính theo công thức: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn năm (t) = GDP năm (t)/GDP năm (t-1) x 100% - 100
Trong đó đóng góp của ngành công nghiệp hoặc nhóm ngành công nghiệp trong tốc độ tăng trưởng được tính như sau: Mức đóng góp của ngành công nghiệp/nhóm ngành công nghiệp bằng VA theo giá so sánh của ngành công nghiệp/nhóm ngành công nghiệp năm (t) trừ cho VA theo giá so sánh của ngành công nghiệp/nhóm ngành công nghiệp năm (t-1) chia cho GDP của năm (t-1)
Trang 36TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn tập trung trình bày các nội dung cơ bản mang tính nền tảng cơ sở lý luận về đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế:
- Làm rõ các quan điểm, các khái niệm về GDP, GRDP, ngành công nghiệp, nhóm ngành công nghiệp và thống nhất cách tính GRDP được sử dụng trong luận văn này, cũng như một số khái niệm liên quan
- Hệ thống các phương pháp tính GDP: sản xuất, phân phối và sử dụng cuối cùng Cách tính GRDP của địa phương, bàn luận thêm một số ưu nhược điểm về dữ liệu GRDP hiện nay
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 2.1 TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2020
2.1.1 Tìn ìn tăng trưởng n tế ở Quảng N m g đoạn 2010 – 2020
a Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Quảng Nam
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và giáp tỉnh Sê-kông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 2 thành phố (thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An), 01 thị xã (thị xã Điện Bàn) và 15 huyện; (trong đó có 09 huyện miền núi: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn)
+ Khí hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Nhiệt độ trung bình năm 25,7 , nhiệt độ cao nhất 39,5 và thấp nhất là 10 Lượng mưa trung bình hằng năm 2.830 mm; mùa mưa tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 Độ ẩm không khí trung bình 86%, cao nhất 92% (từ tháng 11 và tháng 12), thấp nhất 68% (từ tháng 4 đến tháng 7) Lượng bốc hơi hằng năm từ 600 mm - 1.000 mm, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 7
+ Đặc điểm địa hình: Quảng Nam nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông với kiểu núi cao ở phía Tây,
Trang 38kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Dựa vào đặc điểm địa hình, địa thế của tỉnh có thể phân ra 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao, vùng trung du, núi thấp và vùng đồng bằng ven biển
Bờ biển Quảng Nam chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản Vùng ven biển có hai cửa sông lớn thông với biển là Cửa Đại – Hội An và cửa An Hòa - Núi Thành, hình thành hai vùng cửa lạch làm nơi đi lại và trú đậu thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá Phía Đông Bắc của tỉnh có cụm đảo Cù Lao Chàm cách thành phố Hội An 15 km, với tổng diện tích là 15,5 km2 Xung quanh đảo hình thành những vùng san hô lớn, có tính đa dạng sinh học cao là nơi sinh trưởng, sinh sản của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế
Với đặc điểm địa hình Quảng Nam có đầy đủ các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không; đồng thời là đầu mối giao lưu của hướng Bắc – Nam, cửa ngõ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các nước lân cận trong khu vực Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Quảng Nam được phân bố đều khắp và hợp lý với các tuyến chính theo trục dọc Bắc - Nam gồm quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển (đoạn qua địa bàn tỉnh bắt đầu từ Hội An đến Cảng hàng không Chu Lai) cùng các tuyến ngang Đông – Tây gồm quốc lộ 14G, quốc lộ 14B + quốc
lộ 14D, quốc lộ 14E và quốc lộ 40B tạo thành khung giao thông đường bộ, kết hợp với hệ thống mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã đã tạo được sự giao lưu thuận tiện cho các địa phương trên địa bàn tỉnh
+ Tài nguyên
Tài nguyên đất: Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên 1.057.486 ha với nhiều loại đất khác nhau như: cồn cát và cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc
Trang 39màu, đất thung lũng, đất đỏ vàng… Quan trọng nhất là đất phù sa và đất đỏ vàng phù hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây dược liệu
Tài nguyên nước: Quảng Nam trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngoài ở Quảng Nam khá phát triển với tổng chiều dài trên 900km; với một số hệ thống sông chính như: sông Thu Bồn, là một trong những hệ thống sông lớn của cả nước, tổng chiều dài gần 200km; sông Tam Kỳ có tổng chiều dài khoảng 70km; sông Vu Gia có tổng chiều dài trên 50km; ngoài ra còn có các sông nhỏ với diện tích ngắn Hệ thống sông ngoài này vừa là nguồn cung cấp nước cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và phát triển thủy điện, vừa góp phần tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy có giá thành rẻ
Tài nguyên khoáng sản: Quảng Nam có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú, đã phát hiện hơn 200 điểm quặng và mỏ, với gần 45 chủng loại khoáng sản Trong đó, khoáng sản có tiềm năng và giá trị đáng kể là than đá, vàng, uran, fenspat, kaolin, cát thủy tinh, titan, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nước khoáng – nước nóng
- Đặc điểm xã hội:
Dân số trung bình năm 2020 của Quảng Nam khoảng 1.505.042 người, trong đó: nam giới có 740.417 người, chiếm 49,20%; nữ giới có 764.625 người, chiếm hơn 50,80%; là tỉnh đông dân thứ 18/63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 03 trong ở khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Dân số sinh sống ở khu vực thành thị có 396.203 người, chiếm 26,33% tăng 4,36% so với năm 2019, dân số thành thị tăng chủ yếu do tốc độ đô thị hoá nhanh ở nhiều huyện, thành phố, thị xã như: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Thăng Bình, Núi Thành, Phước Sơn đã thu hút lực lượng lao động từ nông thôn nhập cư về thành thị để sinh sống và làm việc Khu vực nông thôn
Trang 40có 1.108.839 người, chiếm 73,67% tổng dân số, giảm 0,81% so với năm
2019
Mật độ dân số năm 2020 là 141,32 người/km2 Mật độ dân số sống ở khu vực thành thị 746,6 người/km2, khu vực nông thôn 110,9 người/km2 Dân số của tỉnh phân bố không đều chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, vùng núi cao có dân cư thưa thớt, một số huyện có mật độ rất thấp như: Nam Giang (14 người/km2), Tây Giang (22 người/km2), Phước Sơn (23 người/km2)
Nguồn nhân lực của tỉnh thời gian qua có những sự thay đổi đáng kể, bên cạnh nguồn cung dồi dào thì lao động được đào tạo nâng cao chất lượng ngày càng tăng Tốc độ dịch chuyển trong cơ cấu lao động đang làm việc đang diễn ra nhanh theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản tăng tỷ trọng lao động trong khu vực phi nông lâm thủy sản Số lao động được hỗ trợ đào tạo ngày càng góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Các yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực của tỉnh phát triển
b Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam
Trong giai đoạn 2010 - 2020, đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng sản phẩm vật chất, dịch vụ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao công nghệ, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi, nhiều chính sách huy động vốn nội lực và ngoại lực, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đặc thù để thu hút đầu tư phát triển vùng, ngành kinh tế Đầu tư chú trọng kết nối hạ tầng giao thông liên vùng; hạ tầng các khu cụm công nghiệp; ưu đãi đầu tư phát triển khu vực nông thôn, miền núi; hỗ trợ đầu tư phát triển giáo dục, y tế, đầu tư các lĩnh vực giao thông, văn