1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam

215 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN VÂN TRANG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2024 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN VÂN TRANG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380101.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Nội dung của luận án là những kết quả nghiên cứu trung thực, đáng tin cậy Những trích dẫn ý kiến, số liệu của các tổ chức, cá nhân trong luận án đều được chú giải đầy đủ thông tin TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Vân Trang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin trân trọng cảm ơn: - PGS.TS Lê Thị Hoài Thu, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu ở Khoa Luật (nay là Trường Đại học Luật), Đại học Quốc gia Hà Nội - Ban chủ nhiệm khoa Luật Kinh doanh, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy, cô trong khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án - Ban chủ nhiệm Khoa Luật trường Đại học Sài Gòn và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Những người thân trong gia đình luôn giành cho tôi sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ, tiếp thêm nguồn năng lượng để tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trên con đường học tập, nghiên cứu Tác giả luận án Nguyễn Vân Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận bảo hiểm xã hội tự nguyện và pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 8 1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận bảo hiểm xã hội tự nguyện 8 1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 17 1.2 Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam 21 1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 21 1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 31 1.3 Tình hình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 36 1.3.1 Nhóm các công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 36 1.3.2 Nhóm các công trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 41 1.4 Kế thừa và phát triển trong khuôn khổ đề tài luận án 43 1.4.1 Những thành tựu đã đạt được của các công trình nghiên cứu 43 1.4.2 Những vấn đề tồn tại và định hướng nghiên cứu của luận án 45 1.5 Khung lý thuyết của luận án 46 1.5.1 Lý thuyết nghiên cứu 46 1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 52 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 53 2.1 Lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện 53 2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện 53 2.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hội tự nguyện 62 2.1.3 Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội tự nguyện 64 2.2 Lý luận pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 65 2.2.1 Khái niệm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 65 2.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 70 2.2.3 Nội dung pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 75 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 87 2.3.1 Yếu tố kinh tế 87 2.3.2 Yếu tố chính trị 89 2.3.3 Yếu tố văn hóa xã hội 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 97 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 98 3.1 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 98 3.1.1 Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 98 3.1.2 Về các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 102 3.1.3 Về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 115 3.1.4 Về trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 122 3.1.5 Về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 125 3.1.6 Đánh giá chung 128 3.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 133 3.2.1 Những kết quả đạt được 133 3.2.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 139 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 146 Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM 147 4.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 147 4.1.1 Bảo đảm quyền an sinh xã hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 147 4.1.2 Khắc phục những bất hợp lý trong các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện hành 148 4.1.3 Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 150 4.1.4 Đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phù hợp với tiêu chuẩn, cam kết quốc tế về bảo hiểm xã hội 152 4.1.5 Đảm bảo tính ổn định, toàn diện, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật quốc gia 155 4.1.6 Đảm bảo tính khả thi, thuận tiện trong thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện 159 4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 161 4.2.1 Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 161 4.2.2 Về các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 161 4.2.3 Về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 172 4.2.4 Về trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 175 4.2.5 Về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 176 4.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 177 4.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị hệ thống bảo hiểm xã hội 177 4.3.2 Phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động 178 4.3.3 Đổi mới và đẩy mạnh công tác truyền thông 179 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 182 KẾT LUẬN 183 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 186 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế ILO Tổ chức lao động Quốc tế ISSA Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế NCS Nghiên cứu sinh NLĐ Người lao động PAYG Mô hình bảo hiểm xã hội thực thanh thực chi SSA Cơ quan An sinh xã hội (Washington) WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Thống kê số lượng người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2022 134 Biểu đồ 3.2 Số người hưởng lương hưu BHXH tự nguyện giai đoạn 2016 – 2022 137 Biểu đồ 3.3 Mức bình quân thu nhập tháng lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2021 138 Biểu đồ 3.4 Kinh phí hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2021 139 Biểu đồ 3.5 Số lượng người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016-2021 141 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ra đời ở châu Âu từ nửa sau thế kỷ XIX, đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã có một lịch sử tồn tại, phát triển gần hai thế kỷ, trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của các quốc gia trên thế giới Để đảm bảo ASXH, bên cạnh BHXH bắt buộc, nhiều quốc gia áp dụng hình thức BHXH tự nguyện, xem đó như một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển ASXH của quốc gia Ở Việt Nam, đảm bảo quyền ASXH, trong đó bao gồm quyền được tham gia BHXH cho công dân là một trong những vấn đề được Đảng và Chính phủ quan tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Hiến pháp 2013 khẳng định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” (Điều 34) Để hiện thực hóa quy định của Hiến pháp cần phải có một hệ thống pháp luật ASXH đồng bộ, trong đó Luật BHXH giữ vai trò đặc biệt quan trọng Năm 2006, Luật BHXH ra đời, chính thức quy định hai hình thức BHXH được triển khai ở Việt Nam là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, qua đó đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam trên con đường hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế Sau 7 năm đi vào cuộc sống, Luật BHXH 2006 đã được thay thế bằng Luật BHXH 2014 Trong đó, những quy định pháp luật về BHXH tự nguyện được thể hiện ở Chương IV (10 điều) và một số điều khoản liên quan, có hiệu lực từ ngày 01/ 01/ 2016 Cùng với đó, là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về BHXH tự nguyện như: Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết về một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, Nghị quyết số 93/2015/QH13 về Thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động,… Đó là những cơ sở pháp lý để áp dụng BHXH tự nguyện trên phạm vi cả nước thời gian qua Sau thời gian đi vào thực tiễn, Luật BHXH 2014 nói chung, pháp luật về BHXH tự nguyện nói riêng, đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, trước sự phát triển 1

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w