● Quỹ lương được phân chia căn cứ vào nhiều yếu tố: - Căn cứ mức độ ổn định của các bộ phận trong quỹ lương: + Quỹ lương cố định: được tính dựa vào hệ thống thang bảng lương; tương đối ổ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP SỐ 3 QUẢN TRỊ THÙ LAO LAO ĐỘNG
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng công tác trả công cho người lao động tại Tập đoàn EVN? Đánh giá nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện
Giảng viên hướng dẫn: GVCC.TS Vũ Thị Uyên
Lớp học phần: NLQT1119(223)_01
Nhóm thực hiện – Nhóm 4: Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn
Thị Khánh Vy, Vũ Thị Hồng Phương, Đỗ Thị Thu Quyên, Dương Hiền Thảo, Nguyễn Thu Thảo, Nguyễn Cao Hà Trang, Nguyễn Thu Trang
Hà Nội – 02/2024
Trang 2MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU _3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN _4 1.1 Khái niệm quỹ tiền lương _4
1.1.1 Khái niệm _41.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương 41.1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài _41.1.2.2 Các yếu tố thuộc về tổ chức 51.1.2.3 Các yếu tố thuộc công việc người lao động đảm nhiệm 51.1.2.4 Các yếu tố thuộc về người lao động 51.1.3 Kết cấu quỹ tiền lương _5
1.2 Các phương pháp xác định đơn giá tiền lương _6
1.2.1 Phương pháp dựa vào chi phí tiền lương cho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ 61.2.2 Đánh giá tiền lương tính trên tổng doanh thu 71.2.3 Đánh giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa tính lương) 71.2.4 Đánh giá tiền lương tính trên lợi nhuận 7
1.3 Các phương pháp xác định quỹ tiền lương kế hoạch 7
1.3.1 Phương pháp dựa vào tổng thu trừ tổng chi _71.3.2 Phương pháp dựa vào mức lương trên thị trường _81.3.3 Phương pháp xác định dựa trên đơn giá tiền lương _81.3.4 Xây dựng quỹ lương theo Thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005. 8
1.4 Quản lý quỹ tiền lương _8
1.4.1 Quản lý quỹ lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp 81.4.2 Quản lý quỹ lương trong doanh nghiệp 9
1.5 Hình thức trả lương 10
1.5.1 Hình thức trả lương theo thời gian _101.5.1.1 Khái niệm _101.5.1.2 Điều kiện áp dụng 10
Trang 31.5.1.3 Ưu nhược điểm _101.5.1.4 Các hình thức trả lương theo thời gian _101.5.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm _111.5.2.1 Khái niệm _111.5.2.2 Điều kiện áp dụng 111.5.2.3 Ưu nhược điểm _111.5.2.4 Các hình thức trả lương theo sản phẩm 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI EVN 15 2.1 Khái quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam 15 2.2 Quỹ tiền lương của tập đoàn EVN 17
2.2.1 Khái quát quỹ tiền lương, căn cứ của quỹ tiền lương tập đoàn EVN _172.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quỹ tiền lương của tập đoàn EVN _182.2.3 Kết cấu quỹ tiền lương của tập đoàn EVN _21
2.3 Phương pháp xác định đơn giá tiền lương 22 2.4 Phương pháp xác định quỹ tiền lương kế hoạch của Tập đoàn EVN 23 2.5 Quản lý quỹ tiền lương của Tập đoàn EVN _27 2.6 Hình thức trả lương của Tập đoàn EVN 29 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI EVN
ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN 31 3.1 Về quỹ tiền lương 31 3.2 Về phương pháp xác định đơn giá tiền lương _31 3.3 Về phương pháp xác định quỹ tiền lương kế hoạch 32 3.4 Về hình thức trả lương 32 3.5 Đề xuất hướng hoàn thiện _33 KẾT LUẬN 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO _36
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh đang ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt hiệnnay, việc quản lý và trả công cho người lao động trong một tổ chức đang trở thành vấn đềcực kỳ quan trọng và phức tạp Sự công bằng, minh bạch và hiệu quả của quá trình trảcông không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên mà còn đóng vai tròquyết định đến sự phát triển bền vững của tổ chức
Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, Nhóm 4 chúng em đã nghiên cứu và
triển khai phân tích đề tài “Nghiên cứu thực trạng công tác trả công cho người lao động tại Tập đoàn EVN? Đánh giá nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện”, với mục
tiêu đưa ra thực trạng từ đó đánh giá những thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của hệthống hiện tại Bằng việc phân tích cụ thể từng khía cạnh của quá trình trả công, chúng
em hi vọng có thể đưa ra những nhận xét sâu sắc nhất và đề xuất các hướng hoàn thiệnnhằm tối ưu hóa hệ thống trả công trong tổ chức Qua việc nghiên cứu này, chúng emmong muốn đóng góp vào việc xây dựng một môi trường làm việc công bằng, minh bạch
và tạo động lực cho nhân viên Đồng thời, chúng em cũng mong muốn rằng các đề xuất
có thể giúp tổ chức tăng cường sự cạnh tranh và hiệu suất làm việc, đồng thời thúc đẩy sựphát triển bền vững trong tương lai
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm quỹ tiền lương
1.1.1 Khái niệm
● Định nghĩa về quỹ tiền lương:
Quỹ lương: là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động ở tổ chức trong một
thời kỳ nhất định (Có thể có quỹ lương theo tháng, quý, năm, do tính chất thời vụ của hoạt động SXKD) Quỹ tiền lương trong đơn vị là toàn bộ tiền lương của đơn vị trả cho tất
cả những loại lao động thuộc đơn vị quản lý và sử dụng Thành phần quỹ lương bao gồmcác khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc,tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc nghỉ phép hoặc đi học, cácloại tiền thưởng, các khoản phụ cấp thường xuyên ( phụ cấp khu vực, phụ cấp tráchnhiệm )
● Quỹ lương được phân chia căn cứ vào nhiều yếu tố:
- Căn cứ mức độ ổn định của các bộ phận trong quỹ lương:
+ Quỹ lương cố định: được tính dựa vào hệ thống thang bảng lương; tương đối ổnđịnh, ít phụ thuộc vào KQSXKD
+ Quỹ lương biến đổi: gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng; thường thay đổi, phụthuộc vào sự thay đổi cơ cấu tổ chức, cán bộ, trình độ của người lao động, KQSXKD
- Căn cứ vào đối tượng trả lương:
+ Quỹ lương của lao động trực tiếp: thường chiếm tỷ trọng lớn; biến động nhiều hơn,phụ thuộc vào HQSXKD
+ Quỹ lương của lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ): ổn định hơn, chiếm tỷ trọngnhỏ
- Căn cứ vào nhóm các bộ phận hình thành:
+ Quỹ lương cấp bậc: gồm quỹ lương được tính căn cứ vào số lượng người lao động
và cấp bậc (hoặc chức vụ tương ứng), Lmin, thời gian thực tế làm việc (khối lượng CV,
SP hoàn thành)
+ Quỹ lương cơ bản: gồm quỹ lương cấp bậc + các khoản phụ cấp có tính chất lương+ Tổng quỹ lương: quỹ lương cơ bản + các khoản chi khác phải trả cho người laođộng
- Căn cứ vào sự hình thành và sử dụng quỹ lương:
+ Quỹ lương kế hoạch: tổng số tiền dự tính trả lương cho người lao động
+ Quỹ lương thực hiện: tổng số tiền thực tế đã chi, có những khoản không được lậptrong kế hoạch
- Căn cứ vào đơn vị thời gian: quỹ lương giờ, ngày, tháng, năm
- Căn cứ vào loại hình và phạm vi hoạt động của tổ chức: quỹ lương các đơn vị hànhchính; quỹ lương các đơn vị sự nghiệp có thu; quỹ lương các đơn vị SXKD
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương
1.1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Trang 6- Thị trường lao động: mối quan hệ cung-cầu, loại lao động mà doanh nghiệp cần,…
- Vùng địa lý doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp đặt
ở vùng nào, điều kiện phát triển của khu vực, cơ sở hạ tầng, đối thủ cạnh tranh, )
- Luật pháp: Tuân thủ theo Bộ luật lao động, Luật BHXH, Luật BHYT,
- Quan điểm, triết lý trong trả công: bằng, cao hơn, thấp hơn mức lương thịnh hành
- Lĩnh vực ngành doanh nghiệp hoạt động: có phát triển không, cạnh tranh không,được xã hội đánh giá cao không,
- Cơ cấu, quy mô doanh nghiệp: cơ cấu cồng kềnh hay gọn nhẹ, quy mô lớn haynhỏ, tỷ lệ lao động quản lý trên lao động trực tiếp
- Trình độ khoa học-kỹ thuật của doanh nghiệp
1.1.2.3 Các yếu tố thuộc công việc người lao động đảm nhiệm
- Kỹ năng: yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo phức tạp
- Trách nhiệm
- Sự cố gắng
- Điều kiện làm việc
=> Phân tích các yếu tố thuộc về công việc phải dựa vào mô tả công việc, yêu cầucông việc với người thực hiện
1.1.2.4 Các yếu tố thuộc về người lao động
- Mức độ hoàn thành công việc
- Thâm niên công tác
- Kinh nghiệm
- Thành viên trung thành
- Tiềm năng
1.1.3 Kết cấu quỹ tiền lương
Theo công văn 4320 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xâydựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước, thì kết cấu quỹ tiền lương của mộtdoanh nghiệp bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước
- Quỹ tiền lương cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơngiá tiền lương được giao
- Quỹ tiền lương dự phòng
Trang 7Tổng quỹ lương của doanh nghiệp được phân bổ như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động (ít nhất chiếm 76% tổng quỹlương)
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương (bằng 5%)
- Quỹ tiền lương dự phòng (bằng 10%)
- Quỹ khác
1.2 Các phương pháp xác định đơn giá tiền lương
1.2.1 Phương pháp dựa vào chi phí tiền lương cho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ
- Xác định mức chi tiền lương cho một đơn vị hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo
M0 = QL0 : Q0
Trong đó:
● M0: Mức chi phí tiền lương cho một đơn vị hàng hoá kỳ báo cáo
● QL0: Quỹ lương thực tế chi trả kỳ báo cáo
● Q0: Tổng doanh thu kỳ báo cáo
- Xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch, được xác định căn cứ vào mức chiphí tiền lương thực tế kỳ báo cáo và quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ, và tăng TLBQ kỳ kếhoạch
M1 = M0 x (Itl : Iw)
Trong đó:
● M1: mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch
● Itl: chỉ số chi phí tiền lương bình quân
+ Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn, được tính theo công thức sau:
TLmincty = TLmin x (1 + Kđc)
Trong đó:
● TLmincty: Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn;
● TLmin: Mức lương tối thiểu chung;
● Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do công ty lựachọn theo quy định tại tiết b, điểm 1, mục III của Thông tư này
+ Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân (Hcb): Hệ số lương theo cấp bậccông việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậccông việc bình quân của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ sốlương bình quân của lao động gián tiếp (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc và các thànhviên chuyên trách Hội đồng quản trị) Cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ
Trang 8chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sảnphẩm.
+ Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc): Hệ số phụ cấp bìnhquân tính trong đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấpđược hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấpthu hút; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động;phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương
+ Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương (Vđt):Đối với cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương thì phần chệnh lệchgiữa tiền lương tính theo mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn và tiền lương do tổchức đoàn thể trả được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của công ty
+ Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vttlđ): Tiền lương tính thêm khilàm việc vào ban đêm, được xác định bằng 30% tiền lương khi làm việc vào ban ngày của
số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch
1.2.2 Đánh giá tiền lương tính trên tổng doanh thu
- Vdt: tiền lương cán bộ chuyên trách đoàn thể
- Vtllđ: tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm
- ∑Tkh: Tổng doanh thu kế hoạch
1.2.3 Đánh giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa tính lương)
Vđg = {[Lđb x MLmincty x (Hcb + Hpc) + Vdt ] x 12tháng + Vtllđ}/ ( Tkh
-∑Ckh)
Trong đó: ∑Ckh: là tổng chi phí kế hoạch
1.2.4 Đánh giá tiền lương tính trên lợi nhuận
Vđg = {[Lđb x MLmincty x (Hcb + Hpc) + Vdt ] x 12tháng + Vtllđ}/ Pkh
Trong đó: Pkh: lợi nhuận kế hoạch
1.3 Các phương pháp xác định quỹ tiền lương kế hoạch
1.3.1 Phương pháp dựa vào tổng thu trừ tổng chi
QLkh = DTkh - CFkh
Trong đó:
Trang 9● DTkh: là tổng số tiền dự tính thu được sau khi bán hàng, xác định trên cơ sở kếhoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và giá cả thị trường đối với các loại hàng hoá đó
● CFkh: tổng chi phí kế hoạch bao gồm các chi phí vật chất liên quan đến nguyênliệu và khấu hao tài sản, máy móc, thiết bị, các khoản phải nộp và các khoản chi phí kháckhông nằm trong chi tiêu quỹ lương
1.3.2 Phương pháp dựa vào mức lương trên thị trường
- Doanh nghiệp phải tìm hiểu và xác định được giá cả sức lao động của từng loại laođộng trên thị trường
- Xác định các loại lao động và số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng
- Tính tổng số tiền cần chi trả cho NLĐ: = ∑ Tổng lao động x Mức lương được xây
dựng ở Bước 1
● Lưu ý:
+ Quán triệt nguyên tắc tăng tiền lương với tăng NSLĐ
+ Không phải loại giá cả nào trên thị trường Việt Nam cũng có
+ Cần kết hợp các phương pháp khác
1.3.3 Phương pháp xác định dựa trên đơn giá tiền lương
QL1 = M1 x Q1
Trong đó:
● QL1: Quỹ lương kỳ kế hoạch
● M1: Mức chi phí tiền lương kỳ KH
● Q1: Tổng doanh thu kỳ KH
1.3.4 Xây dựng quỹ lương theo Thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005.
∑ Vkh = Vkhđg + Vkhcđ
Trong đó:
● ∑ Vkh: Tổng quỹ lương kế hoạch của công ty
● Vkhđg: Quỹ lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương
● Vkhcđ: Quỹ lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong ĐGTL)
Vkhđg = Vđg x Csxkd
Trong đó:
● Vđg: Đơn giá tiền lương tính theo một trong các công thức trên
● Csxkd: Tổng doanh thu (hoặc doanh thu trừ đi chi phí chưa bao gồm lương hoặclợi nhuận)
Vkhcđ = Vpc + Vbs
Trong đó:
● Vpc: các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trongĐGTL (gồm: phụ cấp thợ lặn, đi biển, thưởng an toàn hàng không, thưởng vận hành antoàn tính theo đối tượng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước)
Trang 10● Vbs: tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của BLLĐ(nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lế, tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ)
1.4 Quản lý quỹ tiền lương
1.4.1 Quản lý quỹ lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
Để quản lý chi tiêu nói chung và quản lý quỹ lương nói riêng, các cơ quan thường quyđịnh trong các văn bản về quy chế thu chi nội bộ Quy chế thu chi nội bộ thể hiện nguồn
và những nội dung và các khoản chi đã được thống nhất trong cơ quan, là cơ sở để chi trảcác khoản chi và thu từ các bộ phận và cá nhân người lao động Do tính chất quỹ lươngtương đối ổn định, nhất là đối với khu vực hành chính công, trước hết, tiền lương phụthuộc vào số lượng người làm việc, vì thế, cần phải quản lý chặt chẽ biên chế, không tùytiện tuyển thêm người Trên cơ sở biên chế được phép, sự biến động ngạch, bậc lương,mức lương tối thiểu và chế độ phụ cấp để xác định tổng quỹ lương Việc tuyển dụng, nângbậc, chuyển ngạch phải dựa vào nhu cầu công việc đòi hỏi và theo quy định hiện hành củaNhà nước
1.4.2 Quản lý quỹ lương trong doanh nghiệp
Nội dung cơ bản của công tác quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp baogồm:
- Thiết lập và củng cố đội ngũ chuyên trách làm công tác quản lý lao động tiềnlương
- Nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Nhà nước về tài chínhnói chung và tiền lương nói riêng
- Xây dựng và thực hiện đầy đủ quy chế trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp.Quy chế trả lương gồm:
+ Những quy định chung liên quan đến căn cứ xây dựng, đối tượng áp dụng, nguyêntắc phân phối tiền lương;
+ Nguồn hình thành quỹ lương: quỹ theo ĐGTL được giao, từ các HĐSXKD khácngoài đơn giá, quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang, quỹ bổ sung theo quy địnhcủa nhà nước: nghỉ lễ, phép, ; quỹ lương làm thêm giờ: không quá so với quy định củaBLLĐ
+ Phân phối tiền lương cho người lao động
là xây dựng và thực hiện quy chế trả lương Việc xây dựng quy chế trả lương là bắt buộc
Trang 11đối với các doanh nghiệp Quy chế trả lương được quy định dưới dạng chương và điềukhoản Thông thường, một quy chế trả lương có những phần mục sau:
1 Những quy định chung liên quan đến các căn cứ xây dựng, đối tượng áp dụng và nguyên tắc phân phối tiền lương
2 Nguồn hình thành và phân phối quỹ lương
Nguồn hình thành quỹ lương trả cho người lao động trong một doanh nghiệp baogồm:
- Quỹ lương theo đơn giá tiền lương được giao
- Quỹ lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiềnlương được giao
- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
- Quỹ lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước (nghỉ phép, nghỉ lễ Tết,nghỉ việc riêng có lương, )
- Quỹ lương làm thêm giờ (không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộluật Lao động)
3 Phân phối tiền lương cho người lao động
Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp được phân bổ như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động (ít nhất phải 76%)
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng 5%
- Quỹ tiền lương dự phòng bằng 10%
Để thực hiện phân phối tiền lương cho người lao động đảm bảo các nguyên tắc trảlương đòi hỏi phải xác định các hệ số, như hệ số lương theo chức danh công việc, các hệ
số liên quan đến mức độ đóng góp của người lao động, như hệ số hoàn thành công việc,
hệ số thành tích cá nhân, tập thể, công thức tính lương cho từng thành viên trong tập thể,xác định các phụ cấp,
1.5 Hình thức trả lương
1.5.1 Hình thức trả lương theo thời gian
1.5.1.1 Khái niệm
Hình thức trả công theo thời gian, tiền công của công nhân được tính toán dựa trên cơ
sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày)thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tốithiểu đã được xây dựng trước nếu muốn tiếp tục được nhận mức tiền công cho công việcđó
Đối tượng áp dụng cho các công việc sản xuất nhưng khó định mức được cụ thể, hoặccác công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụ thuộcchủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử, nghiên cứu sảnphẩm mới
1.5.1.2 Điều kiện áp dụng
- Bản mô tả công việc; bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể, rõ ràng
- Bố trí lao động phù hợp
Trang 121.5.1.4 Các hình thức trả lương theo thời gian
● Trả công theo thời gian đơn giản
=> Gắn chặt tiền lương của người lao động với thực hiện công việc Cùng với tiến bộ
kỹ thuật thì chế độ này ngày càng được áp dụng rộng rãi
- Phải tiến hành tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc tốt
+ Thiết kế, trang bị, bố trí nguồn nhân lực phù hợp
Trang 13+ Lựa chọn hình thức và phục vụ phù hợp
-> Để hạn chế mức tối đa thời gian trống không làm theo sản phẩm
- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra Phảilàm việc công tâm, xác định rõ sản lượng và chất lượng sản phẩm người lao động đạtđược
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng Hiểu rõ kỷ luật lao động trong doanhnghiệp, cần phải tuân thủ làm theo lượng sản phẩm và hưởng theo lượng sản phẩm
1.5.2.3 Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tăng NSLĐ, đơn giản, dễ tính
- Nhược điểm: Nhưng có thể ít quan tâm đến chất lượng, sử dụng lãng phí máy mócthiết bị và nguyên vật liệu
1.5.2.4 Các hình thức trả lương theo sản phẩm
Phân loại: Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, Chế độ trả công theo sảnphẩm tập thể, Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp, Chế độ trả lương theo sản phẩm
có thưởng, Chế độ trả công khoán
Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
- Đối tượng: người trực tiếp sản xuất, công việc của họ mang tính độc lập tương đối
có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm cụ thể, riêng biệt
- Cách tính: Ltt = ĐG x Qtt (ĐG = L1 : Q = L2 x T)
Trường hợp doanh nghiệp muốn trả công theo ĐG luỹ tiến hoặc lũy thoái thì phải xâydựng bảng đơn giá khuyến khích (bảng quy định các mức tiền công cho một đơn vị sptheo các mức năng suất)
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Mối quan hệ giữa tài chính và kết quả lao động rõ ràng giúp kích thíchngười lao động cố gắng gia tăng năng suất lao động Việc tính toán tài chính đơn giản, dễhiểu
+ Nhược điểm: ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị, ít chăm lo côngviệc chung của tập thể
Trả công theo sản phẩm tập thể
- Đối tượng: công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện
Ví dụ: Lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất theo dây chuyền
+ ĐG: Đơn giá theo sp tập thể
+ Li: Mức lương theo cấp bậc CV theo công việc thứ i
+ Q: mức sản lượng cả tổ
+ n: số người lao động trong tổ
Trang 14- Công thức 3
+ Li: mức lương thời gian của khâu công việc thứ i
+ Ti: là mức thời gian của khâu công việc thứ i
- Công thức 4:
+ L2: Mức lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ
+ T: mức thời gian của cả tổ
- Ưu/ nhược điểm:
+ Ưu điểm: khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tậpthể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ
+ Nhược điểm: sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công củahọ
→ ít kích thích công nhân nâng cao NSLĐ cá nhân
- Chia lương cho các thành viên trong tổ
+ Li: Mức lương theo cấp bậc CV của công nhân thứ i
+ Ti*: là thời gian làm việc thực tế của công nhân thứ i
Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh = Tiền công sản phẩm : Tiền công theo CBCV và thời
gian làm việc thực tế
Hd/c = Ltt(tổ) / Lcb
- Nếu : Lương thực lĩnh nhận được cao hơn lương CB → NSLĐ cao 𝐻đ/𝑐>1
- Nếu : Lương thực lĩnh nhận được thấp hơn lương CB 𝐻đ/𝑐 < 1
- Nếu : Lương thực lĩnh nhận được bằng lương CB 𝐻đ/𝑐 = 1
Tính tiền công thực lĩnh mỗi cá nhân = Tiền công theo CBCV và thời gian làm việcthực tế x Hệ số điều chỉnh
+ Ti*:là thời gian làm việc thực tế của công nhân thứ i
+ T là thời gian quy đổi của công nhân thứ i 𝑞đ𝑖
+ ki: là hệ số lương của khâu công việc thứ i
Trang 15Bước 2: Tính tiền công thực tế 1 giờ bậc 1 = Tiền công thực lĩnh cả tổ : Tổng số giờquy đổi của cả tổ 𝐿 (đ/ giờ - quy đổi)
L0I = Ltt/ Lqd
Trong đó:
+ L0I là tiền công trả cho 1h quy đổi
- Tính tiền công thực lĩnh của mỗi công nhân = Số giờ bậc 1 x Tiền công 1 giờ bậc
1
Li* = L0I x Tqdi
∑ Li* = Ltt (i=1,n)
Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp
- Đối tượng: công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quảlao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm
Ví dụ: Công nhân sửa chữa máy đi theo ca trong nhà máy Dệt
- Đặc điểm : tiền công của công nhân phụ nhận được phụ thuộc vào kết quả sản xuấtcủa công nhân chính, có tác dụng khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn công nhânchính
- Cách tính: ĐG = L : (M xQ)
(Trong đó: L: lương cấp bậc của công nhân phụ
Q: Mức sản lượng của công nhân chính
M: Số máy phục vụ cùng loại )
Ltt = ĐG x Qtt (của công nhân chính)
- Ưu nhược điểm: khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính,tạo điều kiện nâng cao NSLĐ của công nhân chính
Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng
Thực chất là các chế độ trả công sản phẩm trên kết hợp với hình thức thưởng
Lth = L + L (m.h)/100
Trong đó:
+ Lth: Tiền công theo sản phẩm có thưởng
+ L: Tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
+ m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
+ h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
- Ưu nhược điểm: khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính,tạo điều kiện nâng cao NSLĐ của công nhân chính
● Chế độ trả công khoán:
Áp dụng đối với những công việc giao khoán cho nhóm hoặc tổ nhân viên thực hiện
sẽ hiệu quả hơn Tiền công sẽ được trả cho nhóm dựa vào kết quả cuối cùng của cả nhóm.Thường được áp dụng đối với những công việc trong ngành xây dựng, ngành nôngnghiệp
Lttk = ĐGk x Qtt
Trong đó:
Trang 16+ ĐGk: Đơn giá khoán (xác định dựa vào định mức lao động)
+ Qtt: Khối lượng công việc hoàn thành
- Ưu nhược điểm: Khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn màvẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ
Lưu ý: Khi tính toán cần chặt chẽ, tỉ mỉ → xây dựng đơn giá trả công chính xác chocông nhân làm khoán
Trang 17CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI EVN2.1 Khái quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Giới thiệu chung:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi
mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công tycon
Sơ đồ bộ máy tổ chức của EVN:
Trang 18Ngành, nghề kinh doanh chính:
Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành
hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
Xuất nhập khẩu điện năng;
Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện
Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 9 công ty thủy
điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điệnnăng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh
(EVNHCMC) Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)
Tình hình kinh doanh của công ty:
Theo báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế 8 tháng đầu năm, Tập đoàn Điện lựcViệt Nam (EVN) ước doanh thu hợp nhất đạt 250.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái
"Do khó khăn khách quan, một số tập đoàn, tổng công ty có mức lợi nhuận âm, trong
đó có những doanh nghiệp có quy mô lớn, có vai trò quan trọng như EVN, Vietnam Airlines làm ảnh hưởng không nhỏ tới tổng lợi nhuận chung của tập đoàn, tổng công ty", Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023 của EVN cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nửa đầu năm của EVN ghi nhận 229.880 tỷ đồng tăng nhẹ so với con số của cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, kinh doanh dưới giá vốn khiến tập đoàn này lỗ gộp gần 15,2 tỷ đồng trong khi năm ngoái chỉ lỗ 4,2 tỷ đồng
Trang 19Doanh thu hoạt động tài chính giảm trong khi chi phí lãi vay lại tăng mạnh, chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dẫn tới EVN báo lỗ từ hoạt động kinh doanh 27.683 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, thuế, EVN báo lỗ 29.107 tỷ đồng 6 tháng đầu nămtăng mạnh so với số lỗ cùng kỳ năm ngoái 16.586 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu do đó giảm mạnh từ 225.000 tỷ đồng xuống còn hơn 194.000 tỷ đồng Nợ phải trả tính đến cuối tháng 6 giảm nhẹ xuống còn gần 438.000 tỷ đồng Tổng tài sản của EVN đến giữa năm 2023 đạt 632.000 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm
2.2 Quỹ tiền lương của tập đoàn EVN
2.2.1 Khái quát quỹ tiền lương, căn cứ của quỹ tiền lương tập đoàn EVN
Căn cứ vào sự hình thành và sử dụng quỹ lương
Quỹ tiền lương của EVN được phân loại thành quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện Trong đó, công ty xây dựng kế hoạch tiền lương SXKD điện (chương II Quyết định số 1339/QĐ-EVN) và quyết toán quỹ tiền lương SXKD điện thực hiện
(chương III Quyết định số 1339/QĐ-EVN)
Căn cứ vào đối tượng trả lương
Quỹ tiền lương của người quản lý được xác định riêng, tách riêng với quỹ lương của người lao động
Trong đó, tiền lương của người lao động được xác định gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu TUHCP của đơn vị Tiền lương của người quản lý được xác định và trả lương gắnvới hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành và kết quả thực hiện chỉ tiêu TUHCP, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong đơn vị
BIỂU BÁO CÁO QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2019
KH năm 2020
I Hạng công ty
II Tiền lương của
người lao động