1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LIÊN HỆ THỰC TẾ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

58 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - ĐỀ TÀI LIÊN HỆ THỰC TẾ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lại Quang Huy Nhóm thực hiện: Nhóm 04 Học phần: Đánh giá thực hiện công việc Lớp học phần: 232_HRMG0811_01 Hà Nội, tháng 03 năm 2024 1 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2024 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 04 (1) (V/v :Hoàn thiện đề cương bài thảo luận) Thời gian: 20h ngày 25 tháng 02 năm 2024 Địa điểm: nền tảng trực tuyến Google Meet I/ Thành phần tham dự: Nhóm 04 môn Đánh giá thực hiện công việc Tất cả vào họp đúng giờ và có đóng góp sôi nổi trong suốt buổi họp, mọi người có tinh thần chủ động nhận các nhiệm vụ II/ Nội dung cuộc họp: Lập đề cương cho bài thảo luận 1 Chương 1: Cơ sở lý luận 2 Chương 2: Liên hệ thực tế tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp 3 Chương 3: Đánh giá tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp Cuộc họp kết thúc lúc 22h00 ngày 25 tháng 02 năm 2024, nội dung buổi họp đã được các thành viên dự họp thông qua Thư ký cuộc họp Chủ trì cuộc họp Hà Hân Trần Lê Hà Đàm Thị Ngọc Hân 2 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2024 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 04 (2) (V/v :Phân công nhiệm vụ cho thành viên nhóm) Thời gian: 20h ngày 03 tháng 03 năm 2024 Địa điểm: nền tảng trực tuyến Google Meet I/ Thành phần tham dự: Nhóm 04 môn Đánh giá thực hiện công việc Tất cả vào họp đúng giờ và có đóng góp sôi nổi trong suốt buổi họp, mọi người có tinh thần chủ động nhận các nhiệm vụ II/ Nội dung cuộc họp: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Cuộc họp kết thúc lúc 22h00 ngày 03 tháng 03 năm 2024, nội dung buổi họp đã được các thành viên dự họp thông qua Thư ký cuộc họp Chủ trì cuộc họp Hà Hân Trần Lê Hà Đàm Thị Ngọc Hân 3 MỤC LỤC BIÊN BẢN HỌP NHÓM 04 (1) 2 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 04 (2) 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 I Đánh giá thực hiện công việc 7 1 Khái niệm, vị trí và vai trò 7 2 Nội dung 11 3 Các yếu tố ảnh hưởng 15 II Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 23 1 Khái niệm và vai trò 23 2 Phân loại tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 25 3 Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 26 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 36 I Giới thiệu chung về Nhà xuất bản giáo dục 36 II Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 46 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 54 I Thành công 54 II Hạn chế 55 III Kiến nghị, giải pháp 55 TỔNG KẾT 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 4 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04 STT Họ và Tên MSV Nhiệm vụ Đánh giá 31 Trần Lê Hà (Thư ký) 21D210271 Tổng hợp word 32 Vũ Thúy Hà 21D210324 Đánh giá tiêu chuẩn ĐGTHCV 21D210113 (giải pháp) 33 Đinh Thị Duyên Hải 21D210166 34 Ngô Thị Bích Hải 21D210219 Đánh giá tiêu chuẩn ĐGTHCV (thành công) 35 Trịnh Thị Hảo 36 Đàm Thị Ngọc Hân Nội dung tiêu chuẩn ĐGTHCV tại NXBGDVN (Nhóm trưởng) Đánh giá tiêu chuẩn ĐGTHCV (hạn chế) 21D210220 Thuyết trình 37 Nguyễn Thị Thanh Hiên 21D210273 Powerpoint 38 Hoàng Thị Hiền 21D210326 Nội dung tiêu chuẩn ĐGTHCV tại NXBGDVN 39 Phan Thị Hiếu 21D210115 Cơ sở lý luận 40 Lê Hồng Hoa 21D210168 Mở đầu+ kết luận Giới thiệu về NXBGDVN 5 LỜI MỞ ĐẦU Quản trị nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì doanh nghiệp Bởi lẽ để một tổ chức hoạt động lâu dài và bền vững thì đều cần đến một đội ngũ nhân lực chất lượng và hùng mạnh Để quản trị tốt nhân lực của mình, doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới các vấn đề đào tạo, đãi ngộ mà còn cả nội dung đánh giá nữa Có lẽ, đó chính là lý do mà môn học Đánh giá thực hiện công việc lại trở thành một môn học quan trọng không thể thiếu đối với sinh viên nói chung và nhóm 4 nói riêng Để công tác đánh giá được hoàn thiện và đạt hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp chỉ có quy chế đánh giá là chưa đủ, mà cần phải có tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc Tiêu chuẩn đánh giá là một nội dung bao gồm các thông tin để nhà quản trị dựa vào đó mà đánh giá nhân viên đang hoàn thành công việc ở mức đạt hay chưa đạt Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm 4 đã chọn đề tài “Liên hệ thực tế tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của Nhà xuất bản giáo dục” để tìm hiểu, phân tích thực tiễn giúp làm rõ các công tác xác định, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc Hy vọng qua bài thảo luận này, nhóm 4 có thể đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc làm rõ những ảnh hưởng đến công tác xây dựng tiêu chuẩn, để từ đó giúp toàn thể sinh viên hiểu rõ hơn về công tác đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I Đánh giá thực hiện công việc 1 Khái niệm, vị trí và vai trò ● Khái niệm: Đánh giá thực hiện công việc là quá trình thu thập và xử lý thông tin để đo lường quá trình và kết quả thực hiện công việc của các bộ phận và các cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định ● Vị trí: Đánh giá thực hiện công việc chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quản trị nói chung và hệ thống quản trị nhân lực của tổ chức nhân lực nói riêng a, Đối với hoạt động quản trị nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp Thứ nhất, đánh giá thực hiện công việc là một nhiệm vụ của quản trị nhân lực và do vậy đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động nằm trong hệ thống các hoạt quản trị của tổ chức/doanh nghiệp Công tác đánh giá thực hiện công việc là hoạt động không tách rời các hoạt động quản trị khác trong tổ chức/doanh nghiệp Hoạt động đánh giá thực hiện công việc dù tốt đến đâu cũng vô nghĩa nếu tách rời khỏi các hoạt động quản trị khác của tổ chức/doanh nghiệp Thứ hai, chiến lược kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp quyết định nội dung đánh giá thực hiện công việc Trong đánh giá thực hiện công việc hay nói một cách khách quan thì hệ thống đánh giá thực hiện công việc cần hướng tới thực thi chiến lược của tổ chức/doanh nghiệp Khi chiến lược của tổ chức/doanh nghiệp thay đổi, công việc của người lao động cần phải lập tức có sự điều chỉnh phù hợp kéo theo hệ thống đánh giá - đặc biệt là tiêu chuẩn, yêu cầu trong công tác đánh giá thực hiện công việc thay đổi Vì lẽ đó, chiến lược kinh doanh được xem là một trong các yếu tố của tổ chức/doanh nghiệp Thứ ba, đánh giá thực hiện công việc định hướng cho thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận Xuất phát từ chiến lược kinh doanh sẽ đặt ra các yêu cầu thực hiện công việc, yêu cầu về kết quả thực hiện công việc của các cá nhân và bộ phận Các yêu cầu thực hiện công việc là tổng hợp nhiệm vụ mà từng cá nhân hoặc bộ phận cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của chiến lược kinh doanh của tổ chức/doanh 7 nghiệp đó Yêu cầu công việc trong mỗi tổ chức/doanh nghiệp được định hướng hay nói cách khác là xuất phát từ chiến lược kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp đó Yêu cầu công việc là nội dung chủ đạo quyết định nội dung và phương thức đánh giá thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp đó Yêu cầu thực hiện công việc và yêu cầu kết quả thực hiện công việc có tương tác trực tiếp với hệ thống đánh giá thực hiện công việc do nội dung đánh giá thực hiện công việc được xây dựng chủ yếu dựa trên hai yếu tố này và công tác đánh giá thực hiện công việc cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện công việc Hệ thống đánh giá thực hiện công việc được xác định dựa trên căn cứ quan trọng là yêu cầu công việc và có ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện công việc Khi hệ thống đánh giá thực hiện công việc được xác lập phù hợp, người lao động sẽ luôn nỗ lực hoàn thành các tiêu chuẩn đánh giá giúp tổ chức/doanh nghiệp đạt được những kết quả mong muốn b, Đối với các hoạt động khác của quản trị nhân lực Thứ nhất, đánh giá thực hiện công việc có mối quan hệ hai chiều với tuyển dụng nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp Đánh giá thực hiện công việc chỉ rõ được những cá nhân, chức danh nào trong tổ chức/doanh nghiệp hoàn thành ở mức độ như thế nào với công việc họ được giao phụ trách Trên cơ sử kết quả mức độ hoàn thành công việc, nhà quản trị có thể xem xét, rà soát và điều chỉnh lại yêu cầu tiêu chuẩn tuyển dụng cho phù hợp Ngược lại, khi hoạt động tuyển dụng được thực hiện bài bản, chính xác, đáp ứng những yêu cầu tuyển dụng là tiền đề cho người lao động khi đảm nhận vị trí công việc, chức danh sau tuyển dụng có thể thực hiện được công việc theo yêu cầu của tổ chức/doanh nghiệp Thứ hai, đánh giá thực hiện công việc có mối quan hệ hai chiều với bố trí và sử dụng nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp Đánh giá thực hiện công việc làm tiền đề cho công tác bố trí và sử dụng nhân lực Trong tổ chức/doanh nghiệp, bố trí và sử dụng nhân lực đóng vai trò quan trọng để đảm bảo người lao động phát huy được sở trường, năng lực của mình đóng góp cho mục tiêu chung Để có thể bố trí và sử dụng nhân lực đảm bảo đúng người đúng việc cần dựa trên kết quả của quá trình đánh giá thực hiện công việc với người lao động Trong đó, kết quả đánh giá mức độ hoàn 8 thành nhiệm vụ được xem là căn cứ quan trọng để có thể đưa ra nhận định về mức độ phù hợp giữa người lao động với công việc mà họ đang phụ trách Thứ ba, đánh giá thực hiện công việc có mối quan hệ hai chiều đối với đào tạo và phát triển nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp Đánh giá thực hiện công việc làm tiền đề cho công tác đào tạo và phát triển nhân lực Một quy trình đánh giá thực hiện công việc tốt không chỉ cho biết ai làm tốt và ai làm chưa tốt, hoàn thành hay không hoàn thành công việc mà còn chỉ ra nguyên nhân hoàn thành và chưa hoàn thành - đây là cơ sở để triển khai các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và năng lực của cán bộ nhân viên, tạo ra môi trường và văn hóa làm việc trên nền tảng các yếu tố: tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp và chia sẻ lợi ích, đây cũng là cơ sở để xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực nhằm khai thác và sử dụng tối ưu những khả năng và tiềm năng của nguồn nhân lực, đáp ứng hiệu quả các yêu cầu phát triển doanh nghiệp Theo chiều người lại, công tác đào tạo và phát triển nhân lực sẽ bổ sung kiến thực, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp dựa trên việc xác định nhu cầu đào tạo từ kết quả đánh giá thực hiện công việc, phân tích nguyên nhân mức độ hoàn thành công việc Công tác đào tạo hướng tới giúp người lao động cải thiện kết quả đánh giá thực hiện công việc, thực hiện tốt công việc được giao, hoàn thành tốt hơn những mục tiêu của đơn vị và tổ chức Thứ tư, đánh giá thực hiện công việc có mối quan hệ hai chiều đối với đãi ngộ nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp Đánh giá thực hiện công việc làm tiền đề cho đãi ngộ nhân lực Hệ thống đãi ngộ nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp gồm đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính Khi hệ thống đãi ngộ của tổ chức/doanh nghiệp dựa trên kết quả chính xác của hệ thống đánh giá thực hiện công việc với người trong tổ chức/doanh nghiệp, góp phần tạo động lực cho người lao động, tăng mức độ gắn bó của người lao động với tổ chức/doanh nghiệp Theo chiều ngược lại, khi triển khai công tác đãi ngộ với người lao động trong tổ chức, bộ phận được xem như căn cứ để rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn đánh giá trong những giai đoạn nhất định Thứ năm, đánh giá thực hiện công việc có mối quan hệ hai chiều với hoạch định nguồn nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp Kết quả đánh giá thực hiện công việc là tài liệu, căn cứ quan trọng trong hoạch định nguồn nhân lực của tổ chức/doanh 9 nghiệp Đánh giá thực hiện công việc chỉ rõ được cá nhân người lao động, bộ phận nào hoàn thành nhiệm vụ ở những mức độ như thế nào khi so sánh với mục tiêu, định mức của bộ phận và cá nhân người lao động Một cách tổng thể, kết quả đánh giá thực hiện công việc cung cấp thông tin về mức cung nhân lực hiện có của tổ chức/doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà quản trị xác lập được khoảng cách cung cầu và có những chính sách nhân lực, kế hoạch nhân lực phù hợp với tổ chức/doanh nghiệp Theo chiều ngược lại, hoạch định nguồn nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp tạo ra chiến lược nguồn nhân lực, đây là căn cứ để xây dựng những chính sách nhân lực trong đó gồm cả chính sách đánh giá thực hiện công việc với bộ phận, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp • Vai trò 1.1 Vai trò duy trì tổ chức/doanh nghiệp Phản ánh được kết quả đóng góp của cá nhân người lao động với việc thực hiện mục tiêu của cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp Kết quả đánh giá thực hiện công việc tổng thể là căn cứ quan trọng với nhà quản trị cấp cao, với trưởng bộ phận nhân sự để phân tích đánh giá và hoạch định nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược kinh doanh Như vậy, đánh giá thực hiện công việc có thể được xem là căn cứ quan trọng trong việc duy trì nguồn nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp Từ việc duy trì nguồn nhân lực, nguồn lực quan trọng thì tổ chức, doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định Hỗ trợ các hoạt động khác trong quản trị nhân lực Về cơ bản, nhiều hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp sử dụng kết quả của đánh giá thực hiện công việc cho các công tác hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân lực, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực… nhờ việc xác định chính xác được những đóng góp của người lao động trong tổ chức doanh nghiệp 1.2 Vai trò phát triển tổ chức/doanh nghiệp Phản ánh chính xác mức độ hoàn thành công việc, cũng như làm rõ năng lực làm việc, những lý do hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp Từ đó làm cơ sở để ra kế hoạch công tác và kế hoạch phát triển cá nhân trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo 10

Ngày đăng: 25/03/2024, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w