CHỦ ĐỀ 5 NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA THÁI NGUYÊN THỜI KÌ PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được những nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lịch sử Dương Tự Minh. Kể tên, nêu được đóng góp của các nhân vật lịch sử với địa phương Thái Nguyên và đất nước trong thời kì phong kiến. Kể tên một số di tích lịch sử văn hóa, công trình tại địa phương gắn với nhân vật lịch sử. Liên hệ, sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một nhân vật lịch sử tiêu biểu của Thái Nguyên hoặc nơi em sinh sống. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm. Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm Giải quyết vấn đề sáng tạo; phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đề hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm... b. Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử: quan sát, khai thác sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học. Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lịch sử Dương Tự Minh Vận dụng: Vận dụng kiến thức lịch sử trong bài học đề giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn. HS biết liên hệ thực tiễn, đóng góp của các nhân vật lịch sử với địa phương Thái Nguyên và đất nước thời kì phong kiến. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt. Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống…
Trang 1GDĐP 7
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY
CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
LỚP 7B2
Giáo viên: Trần Thị NgaĐơn vị: THCS Nguyễn Du
Trang 2GDĐP 7
Trò chơi: TRUYỀN THƯ
Luật chơi: Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng mình”
và truyền bì thư Khi có hiệu lệnh dừng, sẽ mở thư Các em có thời gian 30 giây để đọc và trả lời câu hỏi Tiếp tục thực hiện đến khi hết câu hỏi trong bì thư
Trang 3Câu hỏi: Em hãy kể tên các đơn vị hành chính: cấp thành phố
và cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên ?
Tỉnh Thái Nguyên có 3 thành phố và 6 huyện:
- 3 thành phố: Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên
- 6 huyện : Phú Bình, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ
Trang 4TRÒ CHƠI “ĐỐ VUI CÙNG ẾCH CON”
Trang 5BÀI MỚI
2
5
3 1
4
Trang 6Câu hỏi: Em hãy kể tên một số làng nghề truyền thống nổi tiếng của
Phú Lương?
- Chè Tức Tranh (năm 2021 sản phẩm OCOP 4 sao )
- Bánh Chưng Bờ Đậu (năm 2021 sản phẩm OCOP 3 sao)
Trang 7Câu hỏi: Năm 1993 huyện Phú Lương có một di tích lịch sử được
công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, em hãy cho biết tên của di tích lịch sử đó ? Di tích lịch sử đó gắn với tên tuổi nhân vật nào?
- Di tích lịch sử Đền Đuổm
- Nhân vật: Dương Tự Minh
Trang 8CHỦ ĐỀ 5 NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA THÁI
NGUYÊN THỜI KÌ PHONG KIẾN
TIẾT 31: DƯƠNG TỰ MINH
Trang 9NHÓM ………
PHIẾU HỌC TẬP 1 Dương Tự Minh - Tiểu sử: ………
- Sự nghiệp và đóng góp: ………
………
………
Trang 10
1 Dương Tự Minh
- Tiểu sử:
+ Quê: Phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên
+ Người dân tộc Tày.
Trang 11ĐỀN TRÌNH (GIANG TIÊN- PHÚ LƯƠNG)
Trang 12ĐỀN MỎ BẠCH ( THÁI NGUYÊN)
Trang 13ĐÌNH PHƯƠNG ĐỘ (PHÚ BÌNH)
Trang 14ĐỀN LỤC GIÁP ( PHỔ YÊN – THÁI NGUYÊN)
Trang 15ĐỀN ĐUỔM ( PHÚ LƯƠNG – THÁI NGUYÊN )
Trang 162 Di tích lịch sử Đền Đuổm
- Địa điểm: Xóm Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Kiến trúc: Phong cách cổ theo kiểu tam cấp
+ Đền Hạ
+ Đền Trung
+ Đền Thượng
- Lễ hội:
+ Thời gian: Mùng 6 tháng Giêng.
+ Ý nghĩa: Tưởng nhớ công lao của Thủ lĩnh Dương Tự Minh và cầu cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trang 17VIDEO LỄ HỘI ĐỀN ĐUỔM
Trang 18Những việc làm để nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc và giữ gìn, bảo vệ, phát triển các di tích lịch sử:
- Giữ gìn, chăm sóc các di tích lịch sử, di sản văn hóa ở địa phương
- Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa thực hiện tốt nội quy của các di tích
- Tham gia các lễ hội truyền thống
- Tuyên truyền, giới thiệu về các di tích lịch sử, di sản văn hoá
- Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng tới di tích lịch sử và di sản văn hoá
Trang 19CHÙA BÁ XUYÊN
DI TÍCH CĂNG BÁ VÂN
Trang 20CHÙA THUẦN LƯƠNG
Trang 22Học sinh chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ phường Mỏ Chè
Trang 23Giáo viên và học sinh dâng hương đài tưởng niệm liệt sĩ phường Mỏ Chè
Trang 24Nhà trường tổ chức đi thăm và động viên gia đình có công
Trang 25Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương em với bạn bè du khách
Gợi ý giới thiệu về di tích lịch sử:
- Giới thiệu về vị trí địa lý của di tích lịch sử, những thông tin về lịch sử, văn hóa của di tích lịch sử đó
- Giới thiệu những điều đặc biệt, độc đáo của di tích lịch sử với du khách khi đến thăm
Trang 26CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ
CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA
NHÓM EM
Trang 27ĐỀN ĐUỔM
Trang 281 ĐỊA ĐIỂM
Đền tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, bên quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía Tây Bắc
Là một quần thể gồm các đền thờ
do người dân dựng lên và những ngọn núi đá tự thiên.
Trang 292 THỜI GIAN
Đền Đuổm được xây dựng vào năm
1180 dưới thời vua Lý Cao Tông
Trang 303 CẤU TRÚC
Đền Đuổm là quần thể kiến trúc đẹp,
uy nghiêm, danh thắng nổi tiếng của vùng đất Thái Nguyên Đền Đuổm ẩn mình dưới vách núi Đuổm, dưới các tán cây cổ thụ, bên những tảng đá lớn hình voi phục, hình đầu rồng.
Trang 31Đền Đuổm được xây dựng từ thế kỷ XII, đến nay, đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc truyền thống của thời Lý
- Bên trái gác chuông có bia đá, trên có ghi thân thế và sự nghiệp của phò mã Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương
- Phía bên phải là miếu thờ Sơn Thần làm bằng đá tự nhiên, được trạm khắc tinh xảo
- Ngay cạnh phía sau gác chuông là sân Rồng Đây là khu vực trung tâm của đền,
là nơi dân làng tập trung vào ngày hội, lễ của đền để thực hiện các nghi thức tế lễ
Đền Đuaổm đã được xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1993
Trang 32Đền Đuổm được xây dựng theo kiểu tam cấp truyền thống bao gồm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ thấp đến cao dọc sườn núi Mỗi ngôi đền trong quần thể đền Đuổm sẽ thờ một người.
Diên Bình và Thiều Dung
Tự Minh
- Đền Thượng là nơi thờ thân mẫu của ông
Trang 33Năm 1993, Đền Đuổm
được xếp hạng di tích lịch
sử cấp quốc gia.
4.Lễ hội và ý nghĩa
Trang 344 LỄ HỘI VÀ Ý NGHĨA
Lễ hội Đền Đuổm được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm bởi tương truyền đây là ngày sinh của Đức thánh Dương Tự Minh
-Vào ngày này, nhân dân địa phương đều dậy sớm, chuẩn bị mâm cỗ để rước ra lễ Đền Đây cũng là phần quan trọng nhất được nhân dân địa phương phục dựng và trở thành nét văn hóa độc đáo trong lễ hội Đền Đuổm
-Thực hành và tham dự lễ hội, nhân dân và du khách thập phương có dịp được tưởng nhớ, tri
ân công đức của một vị danh tướng
Trang 35Với các phần thi như: thi mâm
cỗ cúng tiến vào Đền; thi trình diễn sao chè; thi giã bánh dày; người đẹp trong trang phục dân tộc; kéo co; đẩy gậy, cùng các gian trưng bày sản vật mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, nét độc đáo, riêng biệt của địa phương đã tạo nên một không gian văn hóa vui tươi, lành mạnh trong những ngày đầu xuân mới
Trang 36Lễ hội Đền Đuổm là một dịp để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu, tạo
sự đoàn kết và tôn vinh các vị thần linh Đồng thời, lễ hội còn giúp duy trì
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương
Cầu mong các vị thần đất đai tươi tốt, mùa màng bội thu Đem đến sự hạnh phúc cho mọi người
Trang 37CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
Trang 39Kể tên những nhân vật lịch sử và các bậc đại khoa tiểu biểu của tỉnh Thái Nguyên mà em biết.
Lí Bí
Lưu Nhân Chú
Trình Hiển Nguyễn Cấu
Đỗ Cận Phạm Nhĩ Đàm Sâm Trịnh Bá
Trang 41CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ
CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA
NHÓM EM
Trang 42- Ngoài đồi chè Tân Cương, Hồ Núi Cốc thì Hồ Ghềnh Chè tại Sông
Công - Thái Nguyên được đông đảo
du khách yêu thích, lựa chọn làm
điểm dã ngoại có không gian thiên nhiên thanh bình Nơi đây đang dần trở thành một điểm du lịch sinh thái cộng động, thu hút du khách đến
khám phá, trải nghiệm, bởi cảnh
quan đậm nét hoang sơ, không khí trong lành, thoáng mát.
Trang 43- Hồ Ghềnh Chè tọa lạc ở xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, có diện tích rộng khoảng 40ha Xung quanh được bao vây bởi khu rừng keo, bạch đàn bạt ngàn.
- Hồ chỉ cách thành phố Sông Công chừng 12km và cách thành phố Thái Nguyên chừng 20km Mặc dù không quá xa thành phố, tuy nhiên nơi này sở hữu cảnh quan hoang sơ hút mắt, và bầu không khí trong lành, trở thành một điểm du lịch sinh thái, điểm dã ngoại lý tưởng cho du khách.
Trang 44- Đến với hồ Ghềnh Chè, du khách sẽ cảm nhận được một bầu không khí hết sức dễ chịu bình yên Càng đi tham quan hồ, cảm giác như muốn dạo thêm vài vòng nữa để ngắm trời cao, nước trong xanh, các loài sinh vật thiên nhiên và lắng nghe tiếng chim hót thánh thót Đi một lúc bất chợt du khách sẽ gặp được những cư dân địa phương đang gỡ
cá mắc lưới, ánh mắt long lanh thể hiện một niềm vui và sự mến khách
Trang 45- Nếu ai đã đi du lịch Thái Nguyên và từng đến hồ Ghềnh Chè thì có lẽ sẽ khó quên được bức tranh thiên nhiên nên thơ, lãng mạn Được khám phá 45 hòn đảo lớn giữa lòng hồ xanh ngắt, thưởng thức các đặc sản địa phương, thư thái ngồi uống ly trà thơm ngon chắc chắn sẽ khiến du khách muốn được trở lại đây một vài lần nữa
Trang 46- Và ở quanh đây trên đồi chè xanh mướt là các cô thôn nữ đang khéo léo ngắt từng búp chè tươi non Bên đồi thông, du khách sẽ được tham quan trang trại và tới vườn trái cây để hái quả Ngắm nhìn những chú lợn rừng mải mê kiếm ăn hay hình ảnh những chú chim Trĩ mổ lia lịa vào thức ăn.
Trang 47- Thái Nguyên một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi đây sở hữu những nét đặc trưng về văn hóa, lịch
sử và thiên nhiên rất đặc sắc Được tạo hoá ban cho những cảnh quan hoang sơ, hấp dẫn và sự đa dạng về địa hình Du lịch Thái Nguyên đang dần phát triển và trở thành một địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trang 48Bài thuyết trình của nhóm
em đến đây là kết thúc.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!