1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của động cơ đốt trong

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Động Cơ Đốt Trong
Người hướng dẫn Nguyễn Thành Vinh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Ô Tô
Thể loại Báo Cáo
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,05 MB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu tổng quan về kết cấu động cơ (8)
    • 1.1. Vai trò của Động cơ đốt trong (8)
    • 1.2. Lịch sử phát triển của ĐCĐT (8)
    • 1.3. Động cơ và Động cơ đốt trong (9)
  • II. Mục tiêu báo cáo (9)
  • I. Lý thuyết (10)
    • 1.1. Nhiệm vụ của nắp máy (10)
    • 1.2. Yêu cầu của nắp máy (10)
    • 1.3. Vật liệu chế tạo nắp máy (11)
  • II. Thực hành (11)
    • 2.1. Quy trình tháo lắp kiểm tra thân máy (11)
    • 2.2. Quy trình làm sạch bề mặt thân máy (13)
    • 2.3. Quy trình lắp thân máy (13)
    • 1.1. Nhiệm vụ của trục khuỷu (14)
    • 1.2. Đặc điểm kết cấu của trục khuỷu (14)
    • 2.1. Phương pháp tháo, kiểm tra piston (16)
    • 2.2. Phương pháp lắp piston (18)
    • 1.1. Nhiệm vụ của lò xo xupap (19)
    • 1.2. Yêu cầu của lò xo xupap (19)
    • 1.3. Vật liệu chế tạo lò xo xupap (19)
    • 1.4. Cấu tạo lò xo xupap (19)
    • 2.1. Quy trình tháo nhóm xu páp (19)
    • 2.2. Quy trình kiểm tra xu páp (20)
    • 2.3. Quy trình lắp nhóm xu páp (22)
    • 1.1. Nhiệm vụ của két làm mát dầu (22)
    • 1.2. Yêu cầu của két làm mát dầu (22)
    • 1.3. Cấu tạo của két làm mát dầu (22)
    • 2.1. Phương pháp tháo quạt gió (24)
    • 2.2. Phương pháp kiểm tra quạt gió (26)
    • 2.3. Phương pháp lắp quạt gió (27)
    • 1.1. Nhiệm vụ của vòi phun nhiên liệu diesel (27)
    • 1.2. Yêu cầu của vòi phun nhiên liệu diesel (28)
    • 1.3. Phân loại vòi phun nhiên liệu diesel (28)
    • 2.1. Phương pháp tháo bơm xăng điện (28)
    • 2.2. Phương pháp kiểm tra bơm xăng điện (30)
    • 2.3. Phương pháp lắp bơm xăng điện (31)
  • KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔccccc ---BÁO CÁO Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP HÀNỘIKHOA CƠNG NGHỆ Ơ TƠ CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giới thiệu tổng quan về kết cấu động cơ

Vai trò của Động cơ đốt trong

- Nguồn động lực chính dẫn động các phương tiện giao thông vận tải như: ô tô, xe máy, tàu thủy, máy bay và các máy công tác khác (máy phát điện, bơm nước, …)

- Chiếm vị trí quan trọng trong quá trình cơ giới hóa sản xuất trong mọi lĩnh vực: giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, công nghiệp, …

- Biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, chủ yếu biến đổi từ nhiệt năng sang cơ năng

- Có tác động tương hỗ với nhiều lĩnh vực khác: cơ khí, điện, điện tử, điều khiển tự động, vật liệu kim loại và phi kim loại, vật liệu mới, xăng dầu…

- Hiện nay nhiều loại động cơ khác đang được nghiên cứu và chế tạo những động cơ chạy bằng nhiên liệu sạch nhưng vẫn chưa được sản xuất hàng loạt vì còn khuyết điểm như: giá thành chế tạo cao, kích thước không nhỏ gọn, không tiện dụng, …

=> Vì vậy, ĐCĐT dùng nhiên liệu lỏng (xăng và Diesel) vẫn chiếm vai trò quan trọng và hiện nay vẫn đang được sử dụng.

Lịch sử phát triển của ĐCĐT

- 1860, J.J E Lenoir (1822 - 1900) (Pháp) đã chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên bằng sự đốt cháy khí đốt ở áp suất môi trường, không có sự nén hỗn hợp trước quá trình cháy

- 1876, Nicolaus A Otto (1832- 1891) và Eugen Langen (1833-1895) tận dụng sự gia tăng áp suất trong quá trình cháy, để cải tiến dòng khí nạp sau đó Otto đã gợi ý các chu trình (nạp, nén, cháy dãn nở và thải) cho 4 hành trình piston của động cơ đốt trong

- 1886, Hãng Daimler – Maybach xuất xưởng động cơ xăng đầu tiên

- 1892, Rudolf Diesel (1858-1913) đã gợi ý một dạng động cơ đốt trong mới có hiệu suất khoảng 26% được biết như động cơ Diesel ngày nay.

- 1957, Động cơ đốt trong kiểu piston quay (Động cơ Wankel) được chế tạo rất gọn nhẹ.

=> Từ đó đến nay, người ta liên tục cải tiến và phát triển và hoàn thiện để động cơ có thể đạt năng suất cao

Động cơ và Động cơ đốt trong

- Động cơ nói chung là một thiết bị (máy) thực hiện việc chuyển đổi bất kỳ một dạng năng lượng nào đó sang cơ năng để dẫn động máy công tác.

- Động cơ nhiệt là một thiết bị chuyển đổi hoá năng do đốt cháy (hoặc oxy hóa nhiên liệu) thành nhiệt năng và biến nhiệt năng này thành cơ năng.

- Động cơ nhiệt làm việc theo 2 quá trình:

+ Quá trình 1: Đốt cháy nhiên liệu dạng đặc, lỏng hoặc khí để sinh nhiệt + Quá trình 2: Môi chất công tác thay đổi trạng thái để sinh công

- Tùy thuộc vào hai quá trình trên xảy ra ở đâu mà động cơ nhiệt được chia thành động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài

* Hiện nay, động cơ đốt trong kiểu piston dùng nhiên liệu truyền thống như xăng và Diesel vẫn là nguồn động lực chính trên ô tô vì các ưu điểm sau: + Hiệu suất sử dụng nhiên liệu tương đối cao, kết cấu nhỏ gọn

+ Có độ tin cậy và độ ổn định cao, dễ lắp đặt

+ Đáp ứng linh hoạt các chế độ hoạt động thường xuyên thay đổi của xe như: gia tốc nhanh, quá tải tốt, nạp nhiên liệu nhanh

+ Lưu trữ và bảo quản nhiên liệu trên xe đơn giản Chi phí chế tạo ban đầu thấp, dễ bảo trì và chi phí bảo trì thấp

Tuy nhiên, ĐCĐT là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiểm như: + Gây hại cho môi trường sống vì sự đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí độc

+ Làm tăng nhiệt độ khí quyển, phá hủy tầng ozone

+ Lệ thuộc hoàn toàn vào xăng và Diesel nên đã dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu mỏ một cách nhanh chóng

 Vì vậy, tìm kiếm nguồn nhiên liệu khác thay thế các loại nhiêu liệu truyền thống, cải tiến các hệ thống, và giảm thiểu sự ô nhiễm từ động cơ đốt trong là những việc mà các nhà nghiên cứu và các hãng sản xuất đang thực hiện.

Mục tiêu báo cáo

- Áp dụng được kiến thức để giải thích được đặc điểm kết cấu của các chi tiết, hệ thống trên động cơ, xây dựng được mối quan hệ giữa các chi tiết, cơ cấu.

- Triển khai được việc tháo lắp, kiểm tra tình trạng kỹ thuật các chi tiết, hệ thống của động cơ Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống và cơ cấu của động cơ.

PHẦN NỘI DUNG Nội dung 1: Nhóm thân máy, nắp máy

Lý thuyết: Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu, vật liệu chế tạo và cấu tạo nắp máy;Thực hành: Trình bày quy trình tháo lắp và kiểm tra thân máy.

Lý thuyết

Nhiệm vụ của nắp máy

- Nắp máy có nhiệm vụ làm giá đỡ để gắn các bộ phận như cơ cấu phân phối khí, kim phun nhiên liệu, ống dẫn hướng xupap, đế xupap, cơ cấu cổ hút và cổ xả Ngoài ra, trong thân của nắp xi lanh còn có nhiều lỗ hoặc vị trí đặt để lắp các bộ phận như kim phun, vòi phun, ống dẫn phun nhiên liệu, ngăn chứa dung dịch làm mát, khoang dẫn nhiên liệu và dầu bôi trơn Những loại cảm biến, như cảm biến nhiệt độ hoặc cảm biến vị trí cam, cũng được đặt tại nắp xi lanh.

Yêu cầu của nắp máy

- Nắp xi lanh cần được ráp chặt với thân máy để tạo buồng đốt kín động cơ, giúp động cơ duy trì áp suất nén và áp suất cháy cao

- Dù bề mặt tiếp xúc giữa nắp xi lanh và thân máy được gia công nhẵn, phẳng, và song song, tuy nhiên, trong thực tế luôn tồn tại những điểm không phẳng tuyệt đối Do vậy, bề mặt nối giữa nắp xi lanh và thân động cơ được bịt kín bởi đệm nắp máy nhờ vào tính dẻo và tính đàn hồi của vật liệu đệm nắp máy.

- Khi nắp máy được siết chặt với thân máy, đệm nắp máy chịu nén, bề mặt tiếp xúc tạo ma sát đủ lớn để bịt kín và chống lại tác động của áp suất khí cháy trong xi lanh.

Vật liệu chế tạo nắp máy

- Nắp máy thường được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm.

+ Nắp máy của động cơ diesel thường làm bằng gang

+ Nắp máy của động cơ xăng thường dùng hợp kim nhôm, có ưu điểm nhẹ, tản nhiệt tốt, giảm được khả năng kích nổ Tuy nhiên, sức bền và khả năng chịu nhiệt thấp so với nắp máy bằng gang.

+ Nắp máy là một chi tiết phức tạp, nên cấu tạo rất đa dạng Tuy nhiên, tuỳ theo loại động cơ, nắp máy có một số đặc điểm riêng.

+ Nắp máy có kết cấu tuỳ thuộc vào kiểu buồng cháy, số xi lanh, cách bố trí xu páp và bugi, kiểu làm mát cũng như kiểu bố trí đường nạp và đường xả. Nắp máy của động cơ bốn kỳ dùng cơ cấu phối khí xu páp đặt có cấu tạo đơn giản Ở nắp có các lỗ để lắp bu gi hoặc vòi phun, …

+ Nắp máy của động cơ bốn kỳ dùng cơ cấu phối khí xu páp treo có cấu tạo phức hơn Nắp máy này có thêm đế xu páp, ống dẫn hướng xu páp, cửa nạp, cửa xả, …

+ Ngoài ra, trong nắp máy có bố trí buồng cháy, hình dáng buồng cháy phụ thuộc vào từng loại động cơ, có khoang rỗng chứa nước và các đường dẫn nước hoặc phiến tản nhiệt Trên nắp máy thường có lắp đặt một số cơ cấu và hệ thống phụ khác như: cơ cấu giảm áp, nắp che, van nhiệt, …

Thực hành

Quy trình tháo lắp kiểm tra thân máy

Để tháo lắp vào kiểm tra được thân máy trước hết chúng ta cần tháo nhóm nắp máy khỏi thân máy.

Bước 1: Tháo các bộ phận, chi tiết phía ngoài động cơ

Bước 2: Gá đặt động cơ cẩn thận

Bước 3: Tháo cổ hút, cổ xả động cơ

Bước 4: Tháo nắp đậy mặt trước trục cam

Hình 1.1.2 Tháo nắp đậy nắp máy

Bước 5: Quay trục khuỷu theo chiều làm việc sao cho dấu trên puli trùng với điểm trên nắp đậy mặt trước của động cơ

Hình 1.1.3 Kiểm tra dấu trên động cơ

Bước 6: Kiểm tra dấu của bánh răng cam Nếu cần thiết thì chúng ta có thể đánh dấu trên dây đai để thuận tiện khi lắp lại

Bước 7: Nới lỏng bộ phận căng đai

Bước 8: Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam

Bước 9: Tháo nắp đậy trục cam ở trên nắp máy

Bước 11: Tháo các bu lông lắp ghép giữa nắp máy và thân máy

Hình 1.1.4 Tháo trục cam và nắp máy

Bước 12: Nhấc nắp máy ra khỏi thân máy

Quy trình làm sạch bề mặt thân máy

Bước 1: Dùng dao cạo, hóa chất chuyên dụng làm sạch bề mặt lắp ghép với nắp máy

Bước 2: Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra sự cong vênh của bề mặt lắp ghép với thân máy

Bước 3: Độ cong vênh tối đa cho phép không quá 0,05mm

Bước 4: Nếu độ cong vênh vượt quá giới hạn thì thay mới thân máy

Hình 1.1.5 Kiểm tra độ cong vênh của bề mặt lắp ghép với thân máy

Quy trình lắp thân máy

Quy trình lắp thân máy thực hiện các bước ngược lại với tháo

Nội dung 2: Cơ cấu Trục khuỷu – Thanh truyền

- Lý thuyết: Trình bày nhiệm vụ và đặc điểm kết cấu của trục khuỷu;

- Thực hành: Trình bày phương pháp tháo lắp, kiểm tra piston.

Nhiệm vụ của trục khuỷu

Tiếp nhận lực khí thể truyền từ piston xuống để tạo ra momen quay cho động cơ và ngược lại nhận momen quán tính từ bánh đà truyền lên piston để thực hiện quá trình trao đổi khí.

Đặc điểm kết cấu của trục khuỷu

Kết cấu trục khuỷu phụ thuộc trước hết vào loại trục khuỷu Người ta phân chia trục khuỷu thành một số loại sau :

- Trục khuỷu ghép là trục gồm nhiều chi tiết được lắp với nhau Loại trục khuỷu này được dùng nhiều trong động cơ cỡ lớn.

- Trục khuỷu nguyên là trục chỉ gồm một chi tiết Trục khuỷu nguyên được dùng trong động cơ cỡ nhỏ và trung bình, ví dụ ở động cơ ô tô, máy kéo. Để xét tỉ mỉ kết cấu các phần của trục khuỷu, người ta chia trục khuỷu thành các phần như đã thể hiện trên Sau đây ta sẽ xét từng phần cụ thể:

- Đầu trục lắp vấu để quay trục khi cần thiết hoặc để khởi động bằng tay quay (maniven) Trên đầu tục khuỷu thường có then để lắp puli dẫn động quạt gió, bơm nước cho hệ thống làm mát, đĩa giảm dao động xoắn (nếu có) và lắp bánh răng trục khuỷu.

- Cổ trục khuỷu được gia công và xử lý bề mặt đạt độ cứng và độ bóng cao. Phần lớn các động cơ có cổ trục cùng một đường kính

- Chốt khuỷu cũng phải được gia công và xử lý bề mặt để đạt độ cứng và độ bóng cao Đường kính chốt thường nhỏ hơn đường kính cổ, nhưng cũng có những trường hợp động cơ cao tốc – do lực quán tính lớn – đường kính chốt khuỷu có thể bằng đường kính cổ khuỷu

+ Kết cấu dẫn dầu bôi trơn chốt khuỷu:

- Dầu bôi trơn thường được dẫn từ thân máy đến các cổ trục khuỷu, rồi theo các đường rãnh trong cổ, má khuỷu dẫn lên chốt khuỷu

- Má khuỷu đơn giản và dễ gia công nhất là có dạng chữ nhật và dạng tròn. Đối với động cơ có cổ khuỷu lắp ổ bi, má khuỷu tròn đồng thời đóng vai trò cổ khuỷu

- Đối trọng là các khối lượng gắn trên trục khuỷu để tạo ra lực quán tính ly tâm nhằm những mục đích sau :

+ Cân bằng lực quán tính ly tâm Pk của trục khuỷu

+ Cân bằng một phần lực quán tính chuyển động tịnh tiến cấp I

+ Giảm tải trọng tác dụng cho một cổ khuỷu

+ Đối trọng còn là nơi để khoan bớt các khối lượng khi cân bằng động hệ trục khuỷu.

- Về mặt kết cấu có các loại đối trọng sau :

+ Đối trọng liền với má khuỷu, thông thường dùng cho động cơ cỡ nhỏ và trung bình như động cơ ô to, máy kéo.

+ Để dễ chế tạo, đối trọng được làm rời rồi lắp với trục khuỷu

- Đuôi trục khuỷu có mặt bích để lắp bánh đà và được làm rỗng để lắp vòng bi đỡ trục sơ cấp hộp số

- Trên bề mặt ngõng trục có lắp phớt chắn dầu, tiếp đó là ren hồi dầu có chiều xoắn ngược với chiều quay của trục khuỷu để gạt dầu trở lại Sát với cổ trục cuối cùng là đĩa chắn dầu.

Phương pháp tháo, kiểm tra piston

- Để tháo lắp kiểm tra piston, ta cần tháo nhóm piston – thanh truyền và sau đây là các bước được đưa ra:

Bước 1: Đánh dấu trên thanh truyền và nắp đầu to của nó trước khi tháo

Bước 2: Nới lỏng đều và tháo các bu-lông thanh truyền

Bước 3: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào bu lông thanh truyền để tách nắp đầu to khỏi thanh truyền Lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài

Hình 2.1.3 Tháo nắp đầu to thanh truyền

Bước 4: Tháo hai nửa miếng bạc lót đầu to ra ngoài

Bước 5: Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu

Bước 6: Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu Nếu bề mặt bị trầy xước, hỏng thì thay mới bạc lót

Bước 7: Dùng dụng cụ chuyên dùng làm sạch bụi mụi than bám trên các lòng xi lanh

Bước 8: Lần lượt tháo tất cả các piston - thanh truyền ra khỏi xy lanh và để chúng lên giá theo thứ tự.

Hình 2.1.4 Làm sạch muội than bằng dụng cụ chuyên dụng

Phương pháp lắp piston

Quy trình lắp nhóm piston thực hiện các bước ngược lại quy trình tháo.

Nội dung 3: Cơ cấu phối khí

- Lý thuyết: Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu, vật liệu chế tạo và cấu tạo lò xo xupap;

- Thực hành: Trình bày phương pháp tháo lắp, kiểm tra xupap.

Nhiệm vụ của lò xo xupap

- Lò xo xupap dùng để đóng kín xupap trên nắp xupap và đảm bảo xupap chuyển động theo đúng quy luật của cam phân phối khí, do đó trong quá trình mở đóng xupap không có hiện tượng va đập trên mặt cam.

Yêu cầu của lò xo xupap

- Lò xo xupap hoặt động trong điều kiện khắc nghiệt, tải trọng thay đổi rất đột ngột nên cần bền bỉ, chắc chắn chịu được nhiệt độ cao và áp lực lớn.

Vật liệu chế tạo lò xo xupap

Vật liệu chế tạo lò xo xupap thường dùng dây thép có đường kính từ 3-5mm loại thép C65; C65A; 50XA.

Cấu tạo lò xo xupap

+ Lò xo xu páp được dùng hiều nhất thường là lò xo xoắn ốc hình trụ, hai đầu mài phẳng để lắp ráp với đĩa xu páp và đế lò xo;

+ Số vòng của lò xo thường là 4 đến 10.

Các bước, quy trình tháo lắp, kiểm tra nhóm xu páp

Quy trình tháo nhóm xu páp

Bước 1: Tháo nắp đậy nắp máy

Bước 2: Quay trục cam nạp sao cho các vấu cam ở vị trí là thấp nhất Nới lỏng dần đều các nắp gối đỡ trục cam từ ngoài vào trong, lấy các nắp gối đỡ trục cam hút và trục cam hút ra ngoài

Bước 3: Quay trục cam xả sao cho các vấu cam ở vị trí là thấp nhất Tương tự như trên, lấy các nắp gối đỡ trục cam xả và trục cam xả ra ngoài

Bước 4: Lấy các con đội và các miếng shim Sắp xếp chúng theo thứ tự

Bước 5: Dùng vam tháo các xú pap, lò xo, móng hãm, đĩa chặn ra ngoài. Hình 9.1 Dùng vam tháo xu páp

Hình 3.1.2 Dùng vam tháo xupap.

Bước 6: Lấy các phớt chắn dầu ra.

Quy trình kiểm tra xu páp

Bước 1: Làm sạch xu páp

Bước 2: Kiểm tra khe hở giữa xu páp và ống dẫn hướng.

Hình 3.1.3 Kiểm tra xupap và ống dẫn hướng

Bước 3: Kiểm tra xu páp.

Hình 3.1.4 Xác định bề dày xupap

Bước 4: Kiểm tra độ nghiêng của lò xo

Hình 3.1.5 Xác định độ nghiêng lò xo

Bước 5: Kiểm tra chiều dài tự do của lò xo.

Hình 3.1.6 Xác định chiều dài lò xo

Quy trình lắp nhóm xu páp

Quy trình lắp nhóm xu páp thực hiện các bước ngược lại quy trình tháo

Nội dung 4: Hệ thống bôi trơn, làm mát

- Lý thuyết: Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của két làm mát dầu;

- Thực hành: Trình bày phương pháp tháo lắp, kiểm tra quạt gió.

Nhiệm vụ của két làm mát dầu

Để làm mát (hạ nhiệt độ) dầu nhờn Thông thường có thể làm mát theo 2 cách: dùng nước làm mát hoặc dùng không khí để làm mát Nhiệt lượng dầu nhờn sẽ truyền cho các môi chất làm mát theo nguyên lý trao đổi nhiệt.

Yêu cầu của két làm mát dầu

Trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt độ của dầu nhờn cần ở mức ổn định, vì vậy két làm mát dầu cần phải giảm được nhiệt độ của dầu nhờn bởi dầu nhờn phải trực tiếp tiếp xúc với các chi tiết máy có nhiệt độ cao và phải tải nhiệt do ma sát sinh ra đi ra bên ngoài.

Cấu tạo của két làm mát dầu

- Két làm mát dầu bằng nước

Nước làm mát được dẫn vào hai khoang chứa ở hai đầu ống dẫn 5, còn dầu nhớt ô tô đi bao ngoài các ống dẫn nước và lưu động ngược chiều với dòng nước để tăng tác dụng trao đổi nhiệt.

Hình 4.1.1 Cấu tạo két làm mát bằng nước

Loại két làm mát này được dùng rất nhiều trên động cơ tàu thuỷ và tĩnh tại Do nguồn nước làm mát thuận tiện, các ống dẫn nước đều làm bằng đồng hoặc nhôm, vỏ két đúc bằng gang xám.

+ Ưu điểm: Hiệu quả làm mát cao nên trạng thái nhiệt của dầu thấp, giảm được tiếng ổn do không phải dùng quạt, giảm được tốn hao công suất động cơ.

+ Nhược điểm: Kết cấu phúc tạp, dùng vật liệu quý như đồng, thiết để tản nhiệt tốt, dễ rò rỉ nước làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng dầu nhờn, phải súc rửa két nước để loại cặn bẩn hoặc nước cứng đóng cặn làm giảm khả năng truyền nhiệt,hiệu quả không cao khi sử dụng ở vùng thiếu nước,không thích hợp khi dùng ở vùng khí hậu lạnh do nước dễ đóng băng Do vậy, thường dùng trên động cơ tĩnh tại và tàu thuỷ.

- Két làm mát dầu bằng không khí

Loại két này làm việc cũng dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt: Dầu nhớt ô tô chảy trong các ống đồng cắm vào các phiến tản nhiệt, quạt gió hút gió qua các phiến tản nhiệt, đưa nhiệt của dầu tản ra ngoài môi trường.

Hình 4.1.2 Cấu tạo két làm mát bằng không khí

+ Ưu điểm: Kết cấu gọn nhẹ, khả năng làm mát tốt, có thể tận dụng được nguồn gió khi ôtô chuyển động, do vậy thường được lắp phía trước két nước của động cơ ôtô, máy kéo.

+ Nhược điểm: Vẫn phải dùng vật liệu quý (đồng) và khó chế tạo.

Phương pháp tháo quạt gió

Để kiểm tra quạt gió ta cần tháo hệ thống làm mát

Quy trình tháo và kiểm tra hệ thống làm mát

Hình 4.1.3 Hệ thống làm mát

Bước 1: Xả dầu bôi trơn

- Nối ống dẫn vào khoá xả nước ở két nước và thân máy

- Vặn khoá xả nước cho nước làm mát ở thân máy và két nước ra hết

- Vặn khoá xả nước vào

Bước 3: Tháo đường ống dẫn nước

- Tháo vòng kẹp ống dẫn nước

- Tháo ống dẫn nước từ nắp máy đến két làm mát

- Tháo các ống dẫn nước từ két làm mát và bơm nước

Bước 4: Tháo két nước làm mát:

- Tháo dây điện quạt gió (nếu dùng quạt gió điện)

- Tháo quạt gió ra khỏi giá két nước

- Tháo giá đỡ két nước làm mát

- Lấy két làm mát cùng vòng đệm ra

Bước 5: Kéo căng dây đai để hãm trục bơm nước và nới lỏng đai ốc pu-ly cánh quạt gió

Bước 6: Nới lỏng bu lông bắt bộ căng đai, lấy dây đai ra

Bước 7: Tháo các đai ốc bắt quạt gió và khớp một chiều

- Tháo bơm nước ra khỏi động cơ

- Nới lỏng đều các bu lông

- Dùng búa nhựa vỗ nhẹ, đều xung quanh vỏ bơm

- Lấy bơm và đệm làm kín ra.

Phương pháp kiểm tra quạt gió

1 Kiểm tra độ nghiêng của các cánh quạt Đặt cánh quạt lên một mặt phẳng, dùng thước lần lượt đo khoảng cách từ mặt phẳng đến điểm cao nhất của cánh quạt, các khoảng cách phải như nhau Nếu các khoảng cách không đều phải nắn lại hoặc thay cánh quạt mới

2 Kiểm tra độ cân bằng động của cánh quạt

Dùng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra độ cân bằng động của cánh quạt Nếu độ không cân bằng quá giới hạn cho phép phải thay cánh quạt mới

3 Kiểm tra tra khớp thủy lực Đặt một nhiệt kế cạnh khớp thủy lực, thổi luồng khí nóng vào khớp thủy lực và theo dõi sự hoạt động của khớp Khi nhiệt độ tăng, lá thép lưỡng kim phải giãn dần ra làm xoay van dầu của khớp dầu Nếu khớp không hoạt động phải thay khớp mới

Phương pháp lắp quạt gió

Quy trình lắp quạt gió và hệ thống làm mát thực hiện các bước ngược lại quy trình tháo

Nội dung 5: Hệ thống nhiên liệu

- Lý thuyết: Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại vòi phun nhiên liệu diesel;

- Thực hành: Trình bày phương pháp tháo lắp, kiểm tra bơm xăng điện.

Hình 5.1.1 Vòi phun nhiên liệu động cơ diesel

Nhiệm vụ của vòi phun nhiên liệu diesel

Vòi phun có chức năng phun nhiên liệu nén ở áp suất cao từ bơm phun thành dạng sương, phun trực tiếp vào buồng đốt

Như vậy sẽ trộn với không khí dễ dàng hơn và cải thiện quá trình bắt lửa.

Yêu cầu của vòi phun nhiên liệu diesel

- Quá trình phun nhiên liệu phải đảm bảo phun tơi xương, áp suất phun phải lớn, hình dạng tia phun phải phù hợp với buồng cháy Vì chất lượng phun nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng động cơ.

- Thời điểm phun và lưu lượng phun nhiên liệu phải phù hợp với từng chế độ tải trọng của động cơ.

- Lượng phun nhiên liệu phải đồng đều với các xy lanh.

- Do vòi phun làm việc với áp suất lớn, đầu vòi phun tiếp xúc trực tiếp với khí cháy vì vậy yêu cầu vòi phun phải có độ bền cao, phải được gia công chính xác, phải dễ dàng cho việc sửa chữa, thay thế và phải có giá thành hợp lý.

Phân loại vòi phun nhiên liệu diesel

- Vòi phun hở: Có nhiều nhược điểm vì không tối ưu tia phun nên ít được sử dụng trên ô tô.

- Vòi phun kín: Có kim đậy kín các lỗ phun và có 2 loại vòi phun kín

+ Vòi phun kín có 1 lỗ chốt: Có 1 lỗ phun, đầu kim phun có chốt hướng dẫn tia nhiên liệu, vòi phun thường dùng ở những động cơ có buồng cháy phân chia, áp suất phun thấp khoảng (100-159) KG/cm 2 như các động cơ Toyota 2C, Huyndai 1,25T, …

+ Vòi phun kín nhiều lỗ không có chốt: Có từ một đến nhiều lỗ phun, đường kính lỗ phun nhỏ từ 0,05-0,34 mm không có chốt hướng dẫn, loại này thường dùng ở những động cơ có buồng cháy không phân chia, áp suất phun cao (160-250) KG/cm 2

Phương pháp tháo bơm xăng điện

Bước 1: Tháo hệ thống vận chuyển xăng từ phía gầm xe để dễ thao tác

Bước 2: Tách ống bơm nhiên liệu ra, tháo kẹp cút nối ống và kéo bơm nhiên liệu ra

Hình 5.1.2 Tháo kẹp nối ống

Bước 3: Tháo 8 bu lông, đánh dấu vị trí của các bu lông và tấm bắt

Bước 4: Tháo cụm ống của đồng hồ đo xăng và bơm, tháo ống hút nhiên liệu ra khỏi bình xăng

Bước 5: Tháo gioăng ra khỏi ống hút nhiên liệu

Bước 6: Tháo bơm nhiên liệu, tháo giắc dây điện bơm nhiên liệu, tháo gioăng chữ O ra khỏi bơm nhiên liệu

Bước 7: Tháo bộ điều áp nhiên liệu và tháo nốt 2 gioăng chữ O khỏi bộ điều áp nhiên liệu

Phương pháp kiểm tra bơm xăng điện

+ Kiểm tra các dây điện và giắc nối, ECU thân xe

+ Kiểm tra điện trở của bơm xăng

+ Kiểm tra sự vận hành của bơm

Phương pháp lắp bơm xăng điện

Quy trình lắp bơm xăng điện thực hiện các bước ngược lại quy trình tháo.

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w