Lý do chọn đề tài Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam với kim ngạch đạt 91,6 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kì năm trướ
Lý do ch ọn đề tài
Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam với kim ngạch đạt 91,6 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kì năm trước, hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang giúp cho nền kinh tếtrong nước bắt kịp được với nền kinh tế thế giới, mở rộng phạm vi tiêu dùng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần cho công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong ngành công nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng đóng vai trò rất quan trọng Việc nhập khẩu những nhóm mặt hàng được áp dụng những công nghệ tiên tiến và đạt chất lượng quốc tế s攃̀ góp phần nâng cao đời sống cho người dân, bắt kịp xu hướng quốc tế và tạo điều kiện học hỏi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước
Thấu hiểu được điều đó, Công ty TNHH Gluck Việt Nam, một công ty được thành lập vào năm 2006 với 16 năm kinh nghiệm trong việc nhập khẩu các sản phẩm từnước ngoài, luôn nghiên cứu và bắt kịp xu hướng thịtrường để mang lại những sản phẩm có giá trị tốt nhất và đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng tăng cao của khách hàng Dù vậy nhưng những năm trở lại đây công ty vẫn chưa phát huyđược điểm mạnh của mình để khai thác tốt các thị trường nhập khẩu dẫn đến việc công ty chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra
Nếu điều này vẫn tiếp tục tiếp diễn thì dự báo trong 3 năm sắp tới công ty s攃̀ gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới s攃̀ có nhiều biến động tác động trực tiếp đến nền kinh tế trong nước Vì vậy, trong quá trình thực tập và làm việc, tác giả đã chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình nh ậ p kh ẩ u t ạ i Công ty TNHH Gluck Vi ệ t Nam ” cho khóa luận tốt nghiệp tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích phân tích thực trạng và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình nhập khẩu của công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Một là, phân tích thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong những năm gần đây nhằm đánh giá những kết quả mà công ty đạt được và nguyên nhân, bên cạnh những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong quá trình nhập khẩu các sản phẩm từ những thịtrường nước ngoài
Hai là, phân tích dự báo các nhân tốảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của công ty đến năm 2025, từ đó xác định những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty trong giai đoạn đó khi nhập khẩu các sản phẩm từ các thị trường quốc tế để tiêu thụ nội địa
Ba là, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025
Đối tượ ng nghiên c ứ u
Tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam.
Ph ạ m vi nghiên c ứ u
Về không gian: Công ty TNHH Glück Việt Nam
Về thời gian: Từnăm 2019 đến nay và dự báo giải pháp đến năm 2025 trong 3 tháng (từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2022)
Về nội dung: Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH Gluck Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giảđã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật sau:
Sử dụng các kỹ thuật như thu thập và thống kê các biểu mẫu và số liệu từ phòng kế toán của công ty từnăm 2019 đến nay, tổng hợp các cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp, phân tích thực trạng nhập khẩu theo bộ phận nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam
So sánh các số liệu qua các nămđược đưa ra sau khi thu thập và thống kê từnăm 2019 đến nay
Phân tích sự biến động của số liệu từnăm 2019 đến nay, qua đó đánh giá tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty, điểm hoàn thiện cũng như chưa hoàn thiện trong hoạt động nhập khẩu của công ty Sử dụng kỹ thuật lấy ý kiến từ các chuyên gia của công ty đểđánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân được thể hiện từ thực trạng nhập khẩu của công ty Qua đó,đánh giá những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu về nhập khẩu những sản phẩm từ thị trường nước ngoài của công ty trong giai đoạn 2022-2025
Sử dụng ma trận SWOT để phân tích và xây dựng các giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam
B ố c ụ c khóa lu ậ n
Đầu tiên là lời mởđầu và các nội dung liên quan, bố cục bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Glück Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp - kiến nghị nhằm cải thiện tình hình nhập khẩu tại Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025
CƠ SỞ LÝ THUY Ế T V Ề HO ẠT ĐỘ NG NH Ậ P KH Ẩ U C Ủ A DOANH NGHIỆP
Khái ni ệ m và vai trò c ủ a nh ậ p kh ẩ u
1.1.1 Khái niệm hoạt động nhập khẩu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Từđịnh nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từnước ngoài phục vụ cho nhu cầu mua bán trao đổi trong nước nhằm mục đích đem lại lợi nhuận Hoặc bao quát hơn, nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ được nhập khẩu tại thị trường nội địa với mục đích đem lại lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng
1.1.2 Các hình thức nhập khẩu
Căn cứ vào tính chất của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu trong đó các bên trực tiếp ký kết hợp đồng và tổ chức hợp đồng nhập khẩu thông qua chính doanh nghiệp của mình trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế
Trong hình thức này, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủđộng và tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lựa chọn phương thức giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ
Hình thức nhập khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí trung gian nhưng tiềm tàng những rủi ro khó có thể lường trước được Vì thế, đòi hỏi doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên kinh nghiệm và am hiểu thị trường quốc tế, hơn hết phải có tiềm lực tài chính vững mạnh
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu một số hàng hóa hay dịch vụnhưng không có khảnăng nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp đó có thểủy thác cho một doanh nghiệp khác có khả năng làm việc đó Bên nhận ủy thác s攃̀ hưởng một phần thù lao gọi là phí ủy thác sau khi tiến hành giao dịch trực tiếp và nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác
Trong hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác không phải bỏ vốn, không mất nhiều chi phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận thu được không cao Doanh nghiệp nhận ủy thác chỉ cần là đại diện cho doanh nghiệp ủy thác tiến hành đàm phán, ký hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài và làm thủ tục nhập hàng
Căn cứvào địa điểm chuyển giao hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
Nhập khẩu tại chỗ là hình thức mà thương nhân nước ngoài không trực tiếp vận chuyển hàng hóa, dịch vụ vào lãnh thổ nước nhập khẩu mà chỉ định cho các thương nhân khác đang hoạt động trên lãnh thổ nước nhập khẩu giao nhận và sử dụng hàng hóa dịch vụ đó vì lợi ích của thương nhân nước ngoài Ưu điểm của hình thức này chính là giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và chi phí kinh doanh như chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa Tuy nhiên, hình thức này thường chỉ được áp dụng trong điều kiện hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu đó được các doanh nghiệp đang hoạt động tại nước nhập khẩu có nhu cầu sử dụng
Nhập khẩu mậu biên là hình thức nhập khẩu qua biên giới, hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu được chuyển giao ngay tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới giữa quốc gia bên nhập khẩu và bên xuất khẩu Nhập khẩu mậu biên có thể được diễn ra dưới 2 hình thức là nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu hàng hóa qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn dựa trên những những hợp đồng kinh tếđược ký kết giữa các bên theo Hiệp định đã được ký kết (hoặc cam kết giữa chính phủ của các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các Khu vực, Tổ chức, Hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch phải được kiểm duyệt kỹlưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuểđầy đủtrước khi thông quan
Nhập khẩu tiểu ngạch là một trong những hình thức mua hàng qua biên giới được nhiều thương nhân ưa chuộng nhất hiện nay vì thủ tục đơn giản (chỉ cần một tổ khai tiểu ngạch, chịu phi biên mậu là có thể nhập được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch), chi phí vận chuyển và thuế suất thấp hơn thuế nhập khẩu chính ngạch Ưu điểm của hình thức nhập khẩu mậu biên dạng tiểu ngạch là đơn giản để thực hiện vì không phải ký kết hợp đồng nhập khẩu trước, góp phần quan trọng gia tăng khả năng thâm nhập thị trưởng vào các quốc gia láng giềng của nhau, phù hợp với hiệp định thương mại tựdo được ký kết giữa các quốc gia, đồng thời tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế biên giới giữa các quốc gia Tuy nhiên, đối với hình thức này, do không bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi hợp đồng nhập khẩu được ký kết giữa các bên, vì thế thường không có tính ổn định, giả trị mỗi giao dịch nhỏ, dễ gặp rủi ro
1.1.3 Vai trò của nhập khẩu Đối với nền kinh tế của một quốc gia: Đầu tiên, nhập khẩu s攃̀ phá vỡ triệt để nền kinh tếđóng, chếđộ tự cấp, tự túc Hơn nữa, xóa bỏ tình trạng độc quyền một loại hàng hóa hay dịch vụnào đó để tạo sự cân bằng cho nền kinh tế
Hàng hóa quá hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được s攃̀ được các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu về, giúp giải quyết những vấn đề những nhu cầu đặc biệt của người dân trong nước
Nhập khẩu còn giúp làm tăng khả năng tiêu dùng trong nước, cho phép lượng hàng hóa, dịch vụđược tiêu dùng nhiều hơn khả năng có thể sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cũng như thị hiếu của khách hàng, làm tăng mức sống người tiêu dùng trong nước
Chúng ta khó có thể thấy một quốc gia nào có thể hoàn toàn sản xuất và thiết kế ra một sản phẩm hoàn chỉnh để đưa đến tay khách hàng nên nhập khẩu còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong sản xuất nhờ sự chuyển giao công nghệ
Các ch ỉ tiêu đánh giá hoạt độ ng nh ậ p kh ẩ u
1.2.1 Các chỉtiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Sản lượng hàng hóa nhập khẩu
Sản lượng hàng hóa nhập khẩu là tổng số lượng hoặc khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu trong một kỳ kinh doanh nhất định
Q là tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu
𝑞𝑖 là sản lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu loại i
Sản lượng hàng hóa nhập khẩu thể hiện quy mô kết quả kinh doanh nhập khẩu bằng hiện vật của doanh nghiệp, bên cạnh đó sản lượng hàng hóa còn được sử dụng để hạch toán các chỉ tiêu khác như giá trị hàng hóa, doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhập khẩu của doanh nghiệp
Với ưu điểm đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán, chỉtiêu này thường chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng đồng nhất hoặc cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ít biến động qua các kì kinh doanh vì sản lượng là chỉ tiêu hiện vật, không thể sử dụng cho việc phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp qua các kì kinh doanh hoặc so sánh giữa các đơn vị kinh doanh trực thuộc hay với các đối thủ cạnh tranh 1.2.1.2 Gía trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
Gía trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (được tính bằng nội tệ hoặc ngoại tệ) là toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để nhập khẩu cho đến khi hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu được giao tại cảng của nước nhập khẩu khi chưa nộp thuế nhập khẩu, tức theo điều kiện giao hàng CIF
Gía trị nhập khẩu: V= ∑ 𝒒 𝒊 ∗ 𝒄 𝒊 = ∑ 𝒒 𝒊 ∗ 𝒄 𝒊 ∗ 𝒆 Trong đó:
V là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
𝑞 𝑖 là sản lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu loại i
𝑐 𝑖 là chi phí đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu loại i theo điều kiện giao hàng CIF e: Tỷ giá hối đoái trên thị trường
Với ưu điểm đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán, hơn nữa khắc phục được các nhược điểm của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa nhập khẩu, chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp quy mô kết quả kinh doanh nhập khẩu bằng giá trịvà thường chỉđược sử dụng trong trường hợp giá cả ít biến động hoặc cần phải loại trừảnh hưởng của yếu tối giá cả và tỷ giá hối đoái đến giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vì nhược điểm của chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự biến động của giá cả
1.2.1.3 Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu
Doanh thu nhập khẩu là toàn bộ số tiền thu được hoặc s攃̀thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu theo giá bán tại cảng nhập khẩu khi chưa nộp thuế nhập khẩu (tức theo điều kiện CIF)
R là doanh thu nhập khẩu
𝑞 𝑖 là sản lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu loại i
𝑝𝑠𝑖 giá bán của loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu loại i tại cảng nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF e: Tỷ giá hối đoái trên thịtrường
Với ưu điểm đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán, hơn nữa khắc phục được các nhược điểm của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa nhập khẩu và nhược điểm của chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự biến động của giá cả, doanh thu nhập khẩu là phần thu nhập mà doanh nghiệp sẻ dụng để trang trải chi phí kinh doanh nhập khẩu, nộp thuế cho Nhà nước, bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu hay chi trả cổ tức
1.2.1.4 Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu
Lợi nhuận nhập khẩu là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu, là phần thu nhập còn lại sau khi lấy doanh thu thuần trừđi chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể phân phối và sử dụng vào việc chi trả cổ tức cho cổ đông hay bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tái sản xuất mở rộng
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh cuối cùng và một phần hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo quy định hiện hành, lợi nhuận được xác định như sau:
EBT: Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Earnings Before Tax Income) NI: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Net Income)
TC: Tổng chi phí (Total Cost)
TI: Thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Income)
1.2.1.5 Thịtrường, thị phần nhập khẩu
Theo cách hiểu trong kinh tế học và kinh doanh: Thịtrường là nơi người mua hay người có nhu cầu và người bán bay người cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi và mua bán hàng hóa hay dịch vụ Hay theo quan điểm của Marketing hiện đại, thị trường là tập hợp khách hàng hiện tại và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Thịtrường là chỉ tiêu phản ánh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và là nhân tố quyết định đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp nên chỉ tiêu này quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, thị trường còn cung cấp thông tin cho cả người sản xuất và người tiêu dùng về sốlượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu và giá cả các loại hàng hóa dịch vụ
Thị phần nhập khẩu là phần thịtrường nhập khẩu của doanh nghiệp, được đo bằng tỉ số giữa sản lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường và tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường đó trong một khoảng thời gian nhất định hay bằng tỉ số giữa doanh thu của doanh nghiệp và tổng doanh thu của các doanh nghiệp cùng kinh doanh ngành hàng đó trên cùng thịtrường
MS: Thị phần của doanh nghiệp (Market Share)
Ra: Doanh thu của doanh nghiệp
∑ 𝑅𝑖: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng trên cùng thị trường
Thị phần là chỉ tiêu phản ánh mức độ kiểm soát, chi phối thịtrường của doanh nghiệp Hay có thể nói, thị phần là chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết với một đồng doanh thu thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh
ROS: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Return On Sale)
EBT: Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Earnings Before Tax Income) NI: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Net Income)
R: Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh (Revenue)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, chỉ tiêu này dùng đểđánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng
1.2.2.2 Tỷ suất sinh lời trên chi phí (ROC)
Tỷ suất sinh lời trên chi phí cho biết với một đồng chi phí phải bỏ ra thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ kinh doanh
ROS: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Return On Sale)
EBT: Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Earnings Before Tax Income) NI: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Net Income)
TC: Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ kinh doanh (Total Cost)
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
Môi trường vĩ mô còn được gọi là môi trường tổng quát vì các nhân tố môi trường vĩ mô có ảnh hưỡng đến mọi doanh nghiệp, bất luận doanh nghiệp đó kinh doanh ởlĩnh vực, ngành hàng nào Các nhân tố chính của môi trường vĩ mô bao gồm: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật và chính phủ, môi trường khoa học - công nghệ, môi trường văn hóa - xã hội và môi trường tự nhiên
Môi trường kinh tế nói lên mức độtăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi thế môi trường kinh tế ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu tiêu dùng đầu vào và đầu ra của thịtrường và đặc trưng bởi các yếu tố: Quy mô, xu hướng và tốc độtăng trưởng kinh tế (GDP, GNP), thu nhập bình quân đầu người, quy mô và tốc độ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ lạm phát, Những biến động của các yếu tố cấu thành môi trường kinh tế s攃̀ rất linh hoạt trong việc tạo ra những cơ hội hoặc thách thức cho các doanh nghiệp
Số liệu về tốc độtăng trưởng của GDP và GNP hàng năm s攃̀ cho biết tốc độtăng trưởng của nền kinh tế và tốc độtăng của thu nhập bình quân đầu người Đây là cơ sở cho phép dự báo dung lượng thị trưởng của từng ngành hàng và thị phần của doanh nghiệp Một quốc gia có GDP tăng lên s攃̀ kéo theo thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến nhu cầu về đầu tư cho sản xuất và tiêu dùng cũng tăng lên Kết quả làm gia tăng lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ Do đó, đây s攃̀ là cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của thịtrường khi năng lực sản xuất của doanh nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu lớn hoặc tăng đột biến của thị trường đó
Một ví dụ khác, sự biến động của tỉ giá trên thị trưởng ngoại hối s攃̀ ảnh hưởng đến chi phí và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, vì thế s攃̀ tạo ra những cơ hội, hoặc thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Bởi vậy, các chính phủ thường linh hoạt sử dụng chính sách tỉ giá là công cụ để điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế Trong đó, để thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, các quốc gia áp dụng chính sách tăng tỉ giả (giảm giá trị đồng nội tệ) Ngược lại, để nâng cao giá trị đồng tiền trong nước trong hoạt động thanh toán quốc tế, các quốc gia áp dụng chính sách giảm tỉ giá và hệ quả là kích kích hoạt động nhập khẩu nhưng lại là rào cản đối với hoạt động xuất khẩu
1.3.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật và chính phủ
Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ được đặc trưng bởi: Chếđộ chính trị, hệ thống pháp luật, chính sách đối nội và đối ngoại, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia Các yếu tố này là nền tảng thiết lập nên môi trường kinh doanh, vì thế chi phối mạnh m攃̀ sự hình thành cơ hội kinh doanh và khảnăng thực hiện các mục tiêu chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào Sự ổn định của môi trường chính trị và pháp luật được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổi xu hướng chính trị, hoặc chính sách của Chính phủ có thểảnh hưởng có lợi cho ngành hàng, hay nhóm doanh nghiệp này, hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành hàng, hay nhóm doanh nghiệp khác, hoặc ngược lại Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế, thương mại có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Thêm vào đó, việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, tham gia vào các tổ chức kinh tế, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, hay ký kết hiệp định đối tác chiến lược giữa các quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ bang giao về kinh tế, thương mại giữa các quốc gia Đây s攃̀ là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng khả năng xâm nhập vào các thị trường mới
1.3.1.3 Môi trường khoa học, công nghệ
Môi trường khoa học công nghệMôi trường công nghệđược đặc trưng bởi sựra đời của những công nghệ mới, những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), những vấn đề về bảo vệ sở hữu trí tuệ Trong một thế giới phẳng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão như hiện nay, thì môi trường khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của doanh nghiệp Thay đổi công nghệ cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới với tính năng, chất lượng vượt trội nhưng cũng chính thay đổi công nghệ có thể làm những sản phẩm hiện hữu bị lạc hậu chỉ sau một đêm
Có thể nói khoa học công nghệ là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, vì thế cho phép doanh nghiệp gia tăng khảnăng mở rộng và thâm nhập thị trường của mình trước các đối thủ cạnh tranh Mặc nhiên, sự thay đổi khoa học công nghệ s攃̀tăng cường tính ưu thế của sản phẩm thay thế, đe dọa sản phẩm truyền thống, làm tăng áp lực cạnh tranh trong ngành Sự bùng nổ của khoa học công nghệ làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, đòi hỏi doanh nghiệp phải rút ngắn
1.3.1.4 Môi trường văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa, xã hội được đặc trưng bởi những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nghề nghiệp, những phong tục tập quán truyền thống, những quan điểm, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội Khi tìm hiểu về môi trường văn hóa, xã hội ở nước xuất khẩu hay nhập khẩu, các nhà quản trị cũng đặc biệt quan tâm đến các yếu tố về dân số, mật độ phân bốdân cư tại thị trường đó Bởi l攃̀, các đặc điểm về dân số không tách rời với môi trường văn hóa xã hội Ngoài ra, việc nằm vững phong tục tập quán của quốc gia đối tác xuất nhập khẩu là nhân tố quan trọng trong quá trình đàm phán, ký kết và giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ, đất đai thổnhưỡng… Những yếu tốnày quy định điều kiện sản xuất kinh doanh và đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, vì thế có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Một quốc gia giàu có tài nguyên thiên nhiên s攃̀ có lợi thế so sánh để phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều nguồn tài nguyên đó so với các quốc gia khác, vì thếcó điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của các ngành đó Ngược lại, một quốc gia không có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất trong nước thì phải chấp nhận nhập khẩu, do đó trởthành cơ hội để doanh nghiệp của các quốc gia khác thâm nhập vào thị trường của quốc gia này
Tóm lại, các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động rất lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu, trực tiếp tạo nên những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Vì thế, các doanh nghiệp phải thấu hiểu và dựbáo được sự thay đổi của các yếu tố này trong từng giai đoạn để có những chiến lược xuất nhập khẩu phù hợp, từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Nhóm các nhân tố vi mô là tập hợp các nhân tốảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành hàng nhất định Các nhân tố cơ bản thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến doanh nghiêp nhập khẩu gồm: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và các ngành công nghiệp phụ trợ
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thịtrường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn và hiệu quả hơn thì người đó s攃̀ thắng, s攃̀ tồn tại và phát triển Vì thế, theo Porter: Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được, mức độkhó khăn hay thuận lợi của việc gia nhập ngành phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác có mục đích phục vụđối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp do đó đe dọa trực tiếp đến thị phân của doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các doanh nghiệp đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh hiện hữu và các doanh nghiệp có khảnăng gia nhập ngành trong tương lailà đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Trong kinh doanh quốc tế, đối thủ cạnh tranh càng nhiều, mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn, do đó khảnăng thâm nhập thị trường càng khó khăn và thị phần của doanh nghiệp cảng có nguy cơ bị thu hẹp Vì thế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần xây dựng cho riêng mình một chiến lược cạnh tranh tối ưu trên cơ sở tạo ra và phát triển các năng lực cốt lõi thì mới có thểđứng vững trên thịtrường quốc tế
Khách hàng là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp vì họ là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, khách hàng của doanh nghiệp không chỉ ở trong nước nói chung mà còn có thể là người nước ngoài từ các nền văn hóa khác nhau sinh sống và làm việc tại đó nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cũng rất khác nhau Để chủđộng đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thường xuyên biến động theo hướng yêu cầu ngày càng cao, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở bảng danh sách bán hàng hiện tại mà còn phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật khách hàng tiềm năng để tạo ra sản phẩm đón đầu thịtrường nhập khẩu
Đặc điể m các s ả n ph ẩ m nh ậ p kh ẩ u c ủ a Công ty TNHH Gluck Vi ệ t Nam
Đặc điểm các sản phẩm nhập khẩu dành cho trẻ em
Những sản phẩm tiêu biểu như: Bình sữa silicone, xe tập đi cho bé, xe đẩy em bé, ghế gắn ô tô cho bé, địu bé, tấm lót cao su cho bé nằm, tông đơ hớt tóc cho bé, máy hút mũi cho bé, máy hút sữa, máy tiệt trùng, máy hâm sữa… Là những sản phẩm mà bất kì gia đình nào có em bé đều hướng tới và được sử dụng rộng rãi ở bất kỳđâu Thấu hiểu được vấn đề này, những doanh nghiệp nhập khẩu đã lên phương án và tiến hành nhập khẩu những sản phẩm dành cho trẻ em vì hiện nay tại Việt Nam rất hiếm nhà sản xuất có thể tự phát triển và sản xuất ra được những sản phẩm này với giá cả cạnh tranh Những quốc gia có những công nghệ tiên tiến và có thể tự sản xuất ra những sản phẩm cho trẻ em với giá cả cạnh tranh và chất lượng cao có thể kểđến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…
Những sản phẩm dành cho trẻ em rất cần thiết và quan trọng đối với những gia đình có em nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe của bé Những mặt hàng này tại Việt Nam còn chưa phát triển, sản xuất chưa đồng bộ, chưa sản xuất được hoặc sản xuất s攃̀ mất chi phí lớn hơn so với nhập khẩu nên Công ty TNHH Gluck Việt Nam là một trong những người tiên phong trong việc nhập khẩu những sản phẩm này Những đặc điểm cơ bản của một sổ mặt hàng chủ lực mà công ty thường xuyên nhập khẩu như:
Bình sữa silicone: Với thể tích 150ml hay 240ml và chất liệu silicone y tế, bình sữa silicone có độ bền cao, chống va đập, không bể vỡ và chịu được nhiệt độ từâm 50 độ C đến 200 độ C Bên cạnh đó, núm ti silicone thiết kế kiểu dáng đàn hồi tốt tạo cho bé cảm giác thèm bú Núm có van thoát khí chống đầy hơi, chống sặc và đau bụng và có 3 van xả, ngăn ngừa chướng bụng, nôn trớ Quai cầm của bình thiết kế tinh tế, dễ dàng tháo rời khi vệ sinh hoặc xếp gọn Bé có thể tự cầm bình dễdàng, tăng tính tự lập cho bé từ nhỏ
Xe đẩy em bé: Xe đẩy Gluck Baby được trang bị bánh xe to, có giảm xóc, hệ thống khóa bánh giúp giữ an toàn cho trẻ khi muốn xe đứng yên Đai an toàn 5 điểm chắc chắn cộng với khay ăn phía trước s攃̀ giúp bé không bị lao người ra trước hay ngã khỏi xe Lớp đệm siêu êm, siêu mềm để tạo cảm giác cực kì êm ái, mềm mại cho bé mới sinh sử dụng
Ghế gắn xe hơi dành cho bé: Gluck Việt Nam ngày càng nghiên cứu kĩ những nhu cầu của khách hàng về dòng ghế gắn xe hơi dành cho bé để nhập khẩu những sản phẩm mới nhất và được cải tiến qua từng giai đoạn Dòng sản phẩm ghế gắn xe hơi mới nhất của Gluck Baby giúp cốđịnh bé một cách chắc chắn và an toàn trên ghếnhưng vẫn đem lại cảm giác thoải mái cho bé khi được lắp đặt đúng cách Ghế có thể kết hợp với hầu hết các loại xe hơi và dễ dàng tháo lắp nhanh chóng Địu bé: Có thểđịu bé ở4 hay 8 tư thế khác nhau tùy dòng sản phẩm, địu được thiết kế tiện lợi cho mẹ khi đeo địu và khoác áo phía ngoài vẫn cảm thấy thoải mái, không chút cồng kềnh Bên cạnh đó, giúp mẹ thao tác nhanh chóng và giúp bé co duỗi chân thoải mái và tạo sự thông thoáng cho bé trong mùa hè với hệ thống thoáng khí tản nhiệt trên địu Máy tiệt trùng và máy hâm sữa: Được tin cậy là những sản phẩm uy tín, chất lượng, máy tiệt trùng hoặc máy hâm sữa của Gluck Baby có 3 chức năng: Tiệt trùng, sấy khô và hâm sữa Được làm từ chất liệu cao cấp an toàn, được chứng nhận chất lượng y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485:2003, máy tiệt trùng và hâm sữa của Gluck Baby không chứa chất độc hại, không làm ảnh hưởng đến sữa cũng như thức ăn của bé Máy sử dụng công nghệ tiệt trùng bằng hơi nước ở nhiệt độ cao trong một thời gian nhất định, với sức chứa từ 2 tới 6 bình tùy dòng sản phẩm giúp bữa ăn của bé yêu luôn được đảm bảo vệ sinh và chất lượng
Qua những sản phẩm dành cho trẻ em được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Gluck Việt Nam, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc tiêu dùng những sản phẩm này góp phần đem lại sự tiện nghi cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ và giúp các bậc cha mẹ tiết kiệm thời gian, công sức trong việc chăm trẻ dễ dàng hơn Đặc điểm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhập khẩu
Bên cạnh những nhu cầu vầ những sản phẩm được tạo ra dành riêng cho hoặc những sản phẩm dành cho bố mẹđể hỗ trợ cho việc nuôi con thì sức khỏe của gia đình cũng được Gluck Việt Nam chú trọng Những sản phẩm tiêu biểu cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình đến từ Gluck Việt Nam như:
Máy đo huyết áp bắp tay: Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì tiến triển của bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt Đây là căn nguyên gốc rễ của nhiều biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, … Do đó, quan sát và theo dõi tình hình sức khỏe luôn được khuyến cáo nhằm phòng bệnh đột ngột cũng như bảo vệ sức khỏe hàng ngày được tốt hơn Vì thế, việc đo huyết áp tại nhà hành động rất thiết thực giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Máy xông khí dung: Được thiết kếđểđiều trị các bệnh vềđường hô hấp và phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp Thiết bị được đẩy bởi rung động tần số mạch nhất định để làm rung động gốm áp điện gây ra rung động tốc độ cao của lưới kim loại, dịch thuốc s攃̀ nhanh chóng được lọt qua hệ thống lỗ lưới siêu nhỏ của tấm lưới kim loại thành vô số hạt nguyên tử hóa siêu nhỏ Thuốc s攃̀ tiếp tục lưu chuyển bằng liệu pháp hít thở khi sử dụng mặt nạ hoặc ống ngậm đến hệ thống hô hấp của bệnh nhân
Máy tăm nước di động: Là dòng sản phẩm giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng với thiết kế hiện đại, trang trọng, dễ sử dụng, máy thích hợp cho những ai gặp bất tiện khi dùng chỉ nha khoa nước súc miệng sau mỗi bữa ăn và rất phù hợp với những người niềng răng, giúp loại bỏ mảng bám của răng cấy ghép implant và răng sứ Các tia nước với các mức áp suất khác nhau giúp làm sạch các mảng bám trên răng, các thức ăn kẹt trong các k攃̀răng và vi khuẩn một cách hiệu quả, tạo cảm giác dễ chịu hơn khi bạn dùng chỉ nha khoa, các xung động nước còn có tác dụng massage lợi giúp nâng cao sức khỏe răng miệng cho bạn mà không sợ làm to k攃̀răng.
Nhiệt kế điện tử: Với sự phát triển của công nghệ, nhiệt kế đo thân nhiệt ngày càng trở nên đa dạng, phù hợp hơn với từng vịtrí đo Đối với những gia đình có con nhỏ hoặc những người có sức đề kháng yếu, việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề mà các thành viên trong gia đình phải chú trọng thường xuyên nhất là trẻ trong độ tuổi sơ sinh thường rất khó phát hiện bé bị đau hoặc ốm Do đó, bố mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn chiếc nhiệt kế thích hợp nhất với giai đoạn phát triển của bé cũng như thuận tiện sử dụng cho cả gia đình Nhiệt kế cảm biến hồng ngoại Gluck Care FC-IR100 giúp bố mẹ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé một cách tiện dụng an toàn và chính xác cao, đo nhanh cho kết quả chỉ 1 giây
Qua những sản phẩm chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình được nhập khẩu từ Công ty TNHH Gluck Việt Nam, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nhập khẩu góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp những nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu như khái niệm, hình thức và vai trò của nhập khẩu Bên cạnh đó, tác giảcòn đưa ra các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty như sản lượng, giá trị hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, chi phí, tài sản và vốn chủ sỡ hữu…Là cơ sở để công ty đánh giá tình hình nhập khẩu của mình một cách toàn diện Hơn nữa, tác giả còn nêu lên những nhân tốảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của công ty trong chương 1 qua đó, doanh nghiệp có thể nhìn nhận và phòng ngừa các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty để từ đó đưa ra những chính sách và phương án phù hợp để có thểđạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra trong kì kinh doanh.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬ P KH Ẩ U T Ạ I CÔNG TY TNHH GLUCK VIỆT NAM
T ổ ng quan v ề Công ty TNHH Gluck Vi ệ t Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Gluck Việt Nam:
Hình 2.1: Logo Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Nguồn: Bộ phận thiết kế Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Tên đơn vị: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Gluck Việt Nam
Tên quốc tế: Gluck Viet Nam Co., LTD
Mã số thuế: 0304232524 Địa chỉ: 491-B7 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh,
Người đại diện: Ông Trần Hữu Nghĩa Điện thoại: 028 35 128 374
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN Quản lý bởi: Chi cục thuế quận Tân Phú
Công ty TNHH Gluck Việt Nam được thành lập từnăm 2006 với tên ban đầu là “Công ty TNHH TMDV Trung Thành Baby” là nhà phân phối các sản phẩm dành cho Mẹ và Bé với giấy phép kinh doanh số 0304232524 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Vào năm 2014, để xây dựng độ nhận diện thương hiệu cao, công ty đãđổi tên thành “Công ty TNHH Gluck Việt Nam” và xây dựng 2 thương hiệu là Gluck Baby (2014) dành cho những sản phẩm trẻ em và Gluck Care (2019) dành cho những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình Từ một công ty chỉ với 35 thành viên khi vừa mới thành lập vào năm 2006 với trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã mở thêm 2 chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng vào cuối năm 2014, số lượng nhân viên hiện tại đã lên tới con số
Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Gluck Việt Nam luôn dẫn đầu và tiên phong trong việc nhập khẩu các sảnphẩm dành cho trẻ em và các sảnphẩmchăm sóc sứckhỏetừ các nước phát triểnnhư: Trung Quốc, Hàn quốc,Đàiloan…, do đó các sảnphẩm công ty cung cấptới khách hàng luôn đảm bảo chất lượng với những yêu cầu về tiêu chuẩn khắt khe nhất Bên cạnh đó, công ty còn phân phối chính thức đồ dùng cho mẹvà bé các thương hiệu lớn trên thế giới, đem lại trải nghiệm và chất lượng cao hàng đầu đến khách hàng tại thị trường Việt Nam
Khách hàng và thị trường của công ty
Rất nhiều khách hàng lớn trong nước luôn tin tưởng và đặt hàng từ Công ty TNHH Gluck Việt Nam như:
Các chuỗi cửa hàng như: Con Cưng (667 cửa hàng), Bibo Mart (159 cửa hàng), Ava Kid
Cửa hàng cá nhân: Hơn 1000 cửa hàng trên toàn thịtrường Việt Nam
Các chuỗi cửa hàng như: Nhà thuốc An Khang (549 cửa hàng), Pharmacity (1049 cửa hàng)
Cửa hàng cá nhân: hơn 1000 cửa hàng trên toàn thịtrường Việt Nam
Thị trường nhập khẩu của công ty
Công ty TNHH Gluck Việt Nam quan tâm đặc biệt về các thịtrường có quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam Bên cạnh đó, công ty luôn cung cấp đến khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả cạnh tranh Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao cho quý khách hàng, hiện tại, sản phẩn của công ty cung cấp cho khách hàng trong nước chủ yếu tới từ thị trường lớn tại Châu Á như Trung
Quốc là thịtrường nhập khẩu chính của công ty, bên cạnh đó còn có thịtrường Hàn Quốc và Đài Loan…
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty
Công ty TNHH Gluck Việt Nam có chức năng chính là tổ chức mua bán, phân phối và nhập khẩu các sản phẩm cho trẻ em như: Bình sữa silicone, xe tập đi cho bé, xe đẩy em bé, ghế gắn ô tô cho bé, địu bé, tấm lót cao su cho bé nằm, tông đơ hớt tóc cho bé, máy hút mũi cho bé, máy hút sữa, máy tiệt trùng, máy hâm sữa… và những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và gia đình như: Máy đo huyết áp bắp tay, máy xông khí dung, nhiệt kế điện tử… Để thỏa mãn nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng, công ty luôn nhập khẩu những sản phẩm trên một cách kịp thời và đúng chất lượng, sốlượng để cung ứng một cách đầy đủ đầy đủ và ở những nơi thuận lợi cho người tiêu dùng
Ngoài ra, bộ phận kinh doanh của công ty không những luôn tạo ra mối quan hệ và liên hệ thân thiết với người tiêu dùng thông qua kinh doanh gián tiếp hay trực tiếp mà còn tạo ra niềm tin và uy tín với các đối tác, làm tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty
Nhiệm vụ của công ty
Công ty nhập khẩu những sản phẩm cho trẻ em và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình trên cơ sở nhu cầu của người tiêu dùng trong nước để kịp thời đáp ứng những nhu cầu thịtrường đang ngày càng tăng cao
Bên cạnh đó, công ty có nhiệm vụ luôn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường nhập khẩu nhằm tạo sự đa dạng trong sản phẩm và mở rộng việc kinh doanh Không những vậy, công ty luôn thực hiện đầy đủ các cam kết với người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ hợp tác dựa trên quy tắc bình đẳng, cùng có lợi Quan trọng nhất, công ty hoạt động theo đúng quy định, thực hiện các nghĩa vụ và chấp hành luật pháp của nước Cộng hòa, Xã hội, Chủnghĩa Việt Nam
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Nguồn: Dữ liệu Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, phụ trách chung và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động điều hành trong công ty Ngoài ra, giám đốc là người phê duyệt các khoản chi và phương án kinh doanh mà các giám đốc kinh doanh đưa ra.
Phó giám đốc giúp đỡ và chịu trách nhiệm trước giám đốc các công việc và các linh vực được giám đốc ủy quyền
Bộ phận kế toán là nơi quản lý các dòng tiền tại công ty, thực hiện các nghiệp vụ về chuyên môn tài chính kếtoán do Nhà nước quy định, hoạch toán đầy đủ và kịp thời tất cả tài sản của công ty Bên cạnh đó, phòng kế toán là nơi lưu trữ số liệu về các khoản thu, khoản chi, số liệu kinh doanh của công ty để theo dõi và phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của công ty cho Ban Giám đốc
Kho vận có nhiệm vụ chuyên chở, chất xếp sản phẩm về kho, giao sản phẩm đúng tiến độ theo đơn đặt hàng Bên cạnh đó, quản lý số lượng sản phẩm nhập kho và xuất kho thường xuyên
Bộ phận kinh doanh là bộ phận nắm giữ các chức năng kinh doanh của công ty như lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, lập kế hoạch đầu tư, phối hợp với các phòng
Giám đố c kinh doanh mi ề n B ắ c
Giám đốc kinh doanh mi ề n Nam
Giám đốc kinh doanh mi ề n Trung
Kế toán Kho vận Phòng kinh doanh Phòng
Nhập khẩu Ban giám đốc
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Gluck Việt Nam ban khác để đưa ra quyết định kinh doanh, nghiên cứu về thị trường và khách hàng để đưa ra phương án kinh doanh tối ưu cho công ty Ngoài ra, bên cạnh việc chăm sóc và thường xuyên liên lạc với khách hàng cũ, phòng kinh doanh còn phải liên tục tìm kiếm những khách hàng mới và tiềm năng để mở rộng thị trường trong nước
Phòng nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm các sản phẩm mới hoặc theo nhu cầu thịtrường từ các nhà cung cấp nước ngoài, sau đó liên lạc và trao đổi với họ các thông tin liên quan đến sản phẩm Khi phương án kinh doanh được duyệt, phòng nhập khẩu s攃̀ tiến hành mua hàng và thực hiện quy trình nhập khẩu
Phòng Marketing có nhiệm vụ cập nhật các thông tin về công ty và sản phẩm, truyền tải các thông điệp, hình ảnh và video một cách rõ ràng, chính xác và hấp dẫn lên các trang mạng xã hội, nền tảng và website của công ty với mục đích thông tin và thu hút khách hàng
2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty từnăm 2019 đến nay Để hiểu rõ hơn về công ty TNHH Gluck Việt Nam và tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, cụ thểlà năm 2019,2020 và 2021, tác giảđi đến bảng 1.1:
Phân tích tình hình nh ậ p kh ẩ u t ạ i công ty TNHH Gluck Vi ệ t Nam
2.2.1 Phân tích chung thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn từnăm 2019 đến nay
Thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2019 đến nay được thể hiện qua những chỉ tiêu: Doanh thu thuần từ hoạt động nhập khẩu, chi phí nhập khẩu và lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Phân tích chung thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn từnăm 2019 đến nay Đơn vị tính: Triệu VND
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu từ phòng kế toán Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Kết quả phân tích từ bảng 2.2 cho thấy doanh thu và chi phí có chiều hướng đi xuống qua từng năm Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn từnăm 2019 đến nay cho thấy tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam vẫn còn nhiều điểm sáng
Năm 2020, doanh thu thuần từ hoạt động nhập khẩu đạt 26 tỷ 633 triệu đồng (giảm 1 tỷ
947 triệu đồng, tức giảm 6,81% so với năm 2019) nhưng vì đã quản lý tốt chi phí nhập khẩu nên lợi nhuận nhập khẩu của công ty đạt 319 triệu đồng (tăng 214 triệu đồng, tức 203,81% so với năm 2019) Tương tự với năm 2021 khi công ty đã sử dụng tốt chi phí nhập khẩu nhưng doanh thu nhập khẩu đã giảm mạnh chỉ còn 14 tỷ 281 triệu đồng (giảm
12 tỷ 352 triệu đồng, tức 46,38% so với năm 2020) nên lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của công ty trong năm 2021 chỉ còn 221 triệu đồng (giảm 98 triệu đồng, tức giảm 30,72% so với năm 2020) Nguyên nhân là do trong năm 2020 và 2021, tình hình dịch bệnh covid
19 căng thẳng đã khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán hàng Bên cạnh đó, công ty đã giảm giảm thiểu được chi phí nhập khẩu nên đã giúp công ty cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh:
Suất sinh lời trên doanh thu nhập khẩu thuần của công ty tăng nhẹtrong năm 2020, đạt 0.012 (tăng 0.0083 tức 226,02% so với năm 2019) Trong năm 2019 và 2020, công ty vẫn đạt được mức ROS dương, là dấu hiệu của công ty kinh doanh xuất khẩu có lãi: Vào năm
2019, cứ 1 nghìn đồng doanh thu nhập khẩu thuần thì công ty thu được 37 đồng lợi nhuận và vào năm 2020, cứ 1 nghìn đồng doanh thu thì công ty thu được 83 đồng lợi nhuận Nguyên nhân chỉ sốROS tăng nhẹtrong năm 2020 chính là do công ty đã rất nỗ lực trong việc bán hàng và tìm kiếm khách hàng, hơn nữa công ty đã có nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng trong nước trong 2 năm này Vào năm 2021, chỉ số ROS đạt 0,0155 (tăng 0,0035 tức 29,2% so với năm 2020) và cứ 1 nghìn đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty thu được 155 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là do công ty đã quản lý tốt chi phí nên lợi nhuận của công ty trong năm 2021 vẫn đạt được mức ổn so với năm 2020
Tiếp đến là suất sinh lời trên chi phí nhập khẩu của công ty có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2019-2021, đạt 0.0121 trong năm 2020 (tăng 0.0084 tức 228,76% so với năm
2019) và đạt 0,0157 vào năm 2021 (tăng 0,036 tức 29,66% so với năm 2020) Trong giai đoạn 2019-2021, công ty đạt được mức ROC dương, là dấu hiệu của công ty kinh doanh có lãi: Vào năm 2019, cứ 1 nghìn đồng chi phí mà công ty phải bỏra thì công ty thu được
37 đồng lợi nhuận và vào năm 2020, cứ 1 nghìn đồng chi phí mà công ty phải bỏ ra thì công ty thu về được 121 đồng lợi nhuận sau thuế, cho đến năm 2021, cứ 1 nghìn đồng chi phí mà công ty phải bỏra thì công ty thu được 157 đồng lợi nhuận Nguyên nhân chỉ số ROC có chiều hướng tăng trong những năm gần đây chính là do công ty đã tiết kiệm được chi phí nhập khẩu mà công ty đã sử dụng như giá vốn hàng bán bằng cách đàm phán giá cả với các nhà cung cấp lâu năm ởnước ngoài đểcó được giá tốt hơn với sốlượng lớn Bên cạnh đó, ta có thể thấy công ty đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả trong việc điều hành và kinh doanh Tổng tài sản bình quân của công ty tăng đều qua từng năm, ROA năm
2020 đạt 0,0098 (tăng 0,0062 tức 176,59% so với năm 2020) và đạt 0,0064 năm 2021 (giảm 0,0033 tức 33,96% so với năm 2020) Vào năm 2019, với 1 nghìn đồng tài sản thì công ty tạo ra được 35 đồng lợi nhuận và vào năm 2020, với 1 nghìn đồng tài sản thì công ty tạo ra được 98 đồng lợi nhuận và vào năm 2021, với 1 nghìn đồng thì công ty tạo ra được 68 đồng lợi nhuận
Tiếp đến, ta có thể thấy vốn chủ sỡ hữu bình quân của công ty giảm qua từng năm vì gặp khó khăn trong việc kinh doanh và phải hoàn trả một phần vốn cho các chủ sỡ hửu, dẫn đến chỉ số ROE của công ty trong giai đoạn 2019-2021 biến động qua từng năm Năm
2020, chỉ số ROE của công ty đạt 0,0521 (tăng 0,0367 tức 237,21% so với năm 2019), với
1 nghìn đồng vốn chủ sở hữu, công ty thu vềđược 521 đồng lợi nhuận Dù vậy, chỉ số ROE của công ty chỉ đạt 0,0385 vào năm 2021 (giảm 0,0136 tức 26,07% so với năm 2020), với
1 nghìn đồng vốn chủ sỡ hữu, công ty thu vềđược 385 đồng lợi nhuận
2.2.2 Phân tích tình hình nhập khẩu theo bộ phận nhập khẩu của công ty TNHH Gluck Việt Nam
2.2.2.1 Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Các sản phẩm nhập khẩu của công ty gồm những sản phẩm dành cho trẻ em như: Xe đẩy, ghế gắn xe hơi, bình sữa silicone, địu bé, tấm lót cao su, máy tiệt trùng, máy hâm sữa, máy hấp sữa, máy hút sữa,… Và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình như: Máy đo huyết áp bắp tay, máy xông khí dung để bàn, nhiệt kế điện tử…Công ty TNHH Gluck Việt Nam luôn lên phương án nhập khẩu các sản phẩm thường xuyên để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty qua từng năm được thể hiện qua bảng 2.3
Trong đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bố vô từng mặt hàng được xác định theo công thức sau đây:
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được phân bổ vào mặt hàng i = k x Giá vốn hàng bán của mặt hàng i k = Chi phí bán hàng+Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng giá vốn hàng bán
Từ công thức trên và bảng số liệu 2.1 (Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Gluck Việt Nam năm 2019-2021), tác giảtính được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bố vô từng mặt hàng:
Máy hâm sữa: Năm 2019: 2 tỷ 409 triệu đồng; năm 2020: 2 tỷ 928 triệu đồng; năm 2021: 2 tỷ 160 triệu đồng
Xe đẩy em bé: Năm 2019: 1 tỷ 999 triệu đồng; năm 2020: 2 tỷ 338 triệu đồng; năm 2021: 429 triệu đồng
Bình sữa Silicone: Năm 2019: 789 triệu đồng; năm 2020: 745 triệu đồng; năm 2021:
Nhiệt kếđiện tử: Năm 2019: 478 triệu đồng; năm 2020: 367 triệu đồng; năm 2021: 585 triệu đồng Địu bé: Năm 2019: 1 tỷ 25 triệu đồng; năm 2020: 912 triệu đồng; năm 2021: 418 triệu đồng
Máy hút sữa: Năm 2019: 1 tỷ 90 triệu đồng; năm 2020: 1 tỷ 287 triệu đồng; năm 2021:
Máy đo huyết áp bắp tay: Năm 2019: 390 triệu đồng; năm 2020: 416 triệu đồng; năm 2021: 450 triệu đồng
Ghế gắn xe hơi:Năm 2019: 854 triệu đồng; năm 2020: 977 triệu đồng; năm 2021: 185 triệu đồng
Máy tiệt trùng: Năm 2019: 587 triệu đồng; năm 2020: 601 triệu đồng; năm 2021: 561 triệu đồng
Tấm lót cao su: Năm 2019: 303 triệu đồng; năm 2020: 238 triệu đồng; năm 2021: 185 triệu đồng
Máy xông khí dung: Năm 2019: 223 triệu đồng; năm 2020: 293 triệu đồng; năm 2021:
Từ bảng 2.3, ta có thể thấy tình hình nhập khẩu các mặt hàng của Công ty TNHH Gluck
Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
Tình hình kinh tế thế giới
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế vừa được công bố, OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 s攃̀ tăng trưởng 2,2%, giảm 0,6% so với mức 2,8% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 6 Bên cạnh đó, OECD cũng nâng dự báo lạm phát của nhóm các nền kinh tế lớn (G20) đạt 8,2% vào năm
2022 và đạt 6,6% vào năm 2023 Mức tăng trưởng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sau khi tăng trưởng mạnh m攃̀ ở mức 3,1% trong năm 2022, được dự báo s攃̀ chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine với mức tăng chỉ 0,3% vào năm 2023 Điều này có nghĩa 19 nền kinh tếchâu Âu được dự báo s攃̀ trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế trong năm sau Bên cạnh đó, tỷ lệtăng trưởng của ASEAN cũng có thể s攃̀ giảm xuống mốc 4,3% vào năm 2023, tức giảm hơn 0,5% từ mức khảo sát trước đó, GDP của các nền kinh tế lớn như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan có thể s攃̀ giảm xuống còn 4,3% vào năm 2023, thấp hơn 0,5% so với dự đoán được đưa ra bởi Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) - Nikkei Asia hồi tháng 6 vừa qua là 4,8% Như vậy, nếu nền kinh tế thế giới đi đúng hướng như dự báo thì đây s攃̀ là khoảng thời gian cho các doanh nghiệp lên kế hoạch và phương án kinh doanh để phòng tránh những rủi ro có thể bị lan rộng trên toàn thế giới như việc FED có thểtăng lãi suất cao lên dến 6%, đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc suy thoái để khắc phục những vấn đề về lạm phát
Tình hình kinh tếtrong nước
Bảng 2.8: Tốc độtăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nền kinh tế Việt Nam đã phải trải qua giai đoạn dịch bệnh Covid 19 đầy căng thẳng và có những dấn ấn khó phai trong năm 2020 và 2021 với những khó khăn và thách thức vô cùng lớn Nền kinh tế Việt Nam suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử và buộc phải chuyển sang trạng thái “bình thường mới” nhưng vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độtăng GDP ước tính đạt 2,91% vào năm 2020 Trong năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam chỉ đạt mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua nhưng đang trên đà quay trở lại quỹđạo hồi phục vào cuối năm 2021 và tăng trưởng vào năm 2022
Năm 2021 là một năm đầy biến động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế của Đất nước nói chung và nhập khẩu nói riêng Nhưng nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của Chính Phủ, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 332,25 tỷUSD, tăng 26,5% so với năm 2020 và có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây với kim ngạch ước tính đạt 109,9 tỷ USD Trong năm 2021, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đạt 54 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2020, nhập siêu từ Hàn Quốc với 34,2 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm 2020, nhập siêu từ Nhật Bản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 127,9% so với năm 2020 và nhập siêu từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 12 tỷ USD, tăng 63,1% so với năm 2020
Tại dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tếvĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đã công bố 3 kịch bản dự báo cho những tháng cuối năm 2022 và năm 2023: Đầu tiên là kịch bản thấp, nền kinh tếvĩ mô gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lạm phát tăng cao và nhiều cân đối lớn không đảm bảo cân bằng, tăng trưởng kinh tếnăm 2022 đạt được mục tiêu đề ra (GDP đạt 6% đến 6,5%) và năm 2023 thấp hơn mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (GDP đạt 6,5% đến 7%)
Tiếp theo là kịch bản trung bình, nền kinh tếvĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt được mục tiêu đề ra (GDP đạt 6,5% đến 7%) và GDP năm 2023 đạt mức 6,5% đến 7%, tỷ lệ lạm phát cao hơn 4% nhưng vẫn kiểm soát được và một sốcân đối lớn không đảm bảo cân bằng
Cuối cùng là kịch bản cao, nền kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt được mục tiêu đề ra (GDP đạt 6,5% đến 7%) và GDP năm 2023 đạt mức 6,5% đến 7% Bên cạnh đó, lạm phát được kiềm chế khoảng 4% và các cân đối lớn được đảm bảo cân bằng
Ngân hàng thế giới (WB) và Qũy tiền tệ quốc tế(IMF) đã có những dự báo mới nhất và có những đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 cao hơn 1 điểm % so với những dự báo trước đó, từ 7% lên 7,5% GDP Bên cạnh đó, ngân hàng Standard Chartered cũng đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm
2022 tăng từ6,7% lên 7,5% và năm 2023 tăng từ7% đến 7,2% Không những vậy, tạp chí kinh tế số 1 Châu Á Nikkei Asia cũng đã đánh giá Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về việc phục hồi sau đại dịch Covid 19 Vào năm 2030, Việt Nam được kỳ vọng trở thành thịtrường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 trên thế giới
2.3.1.2 Sự biến động của đồng USD
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Gluck Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa nên sự biến động của đồng USD có ảnh hưởng trực tiếp đến các hợp đồng với các đối tác và lợi nhuận của công ty Các chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của nhà nước và các dự báo liên quan về sự biến động của tỷ giá hối đoái rất quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Theo báo cáo vĩ mô của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, tỷ giá hối đoái s攃̀ tiếp tục chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022 do đồng USD neo cao khi FED duy trì lộ trình tăng lãi suất Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải bán bớt một phần dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá Trong năm 2023, áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam được mong đợi s攃̀ hạ nhiệt và VND s攃̀tăng giá 1đến 2% so với đồng USD trong năm
2023 Nguyên nhân do FED s攃̀ chuyển từ "thắt chặt chính sách tiền tệ" sang "bình thường hóa" và có khảnăng giảm nhẹ lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2023 Ngoài ra, theo các chuyên gia từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, lãi suất VND có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2023
Bên cạnh đó, theo UOB, VND không thể tránh khỏi sự suy yếu chung của các đồng tiền trên toàn Châu Á bởi sựtăng giá mạnh m攃̀ của đồng USD trong kỳ vọng tăng lãi suất của FED bên cạnh lo ngại về sựsuy thoái gia tăng của Trung Quốc UOB cũng dự báo tỷ giá USD/VND của UOB được đặt ở mức 24.000 đồng/USD trong quý IV năm 2022, 24.100 đồng/USD trong quý I năm 2023, 24.200 đồng/USD trong quý II năm 2023 và 24.300 đồng/USD trong quý III năm 2023 Nếu theo như dự đoán, giá đồng nội tệ s攃̀ giảm và không có lợi cho hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam, công ty s攃̀ tốn nhiều chi phí nhập khẩu hơn và khó có thể đạt được doanh thu như mong đợi
2.3.1.3 Môi trường chính trị và pháp luật
Trong những năm gần đây, các nước lớn luôn có sự cạnh tranh gay gắt và phức tạp, Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng và cạnh tranh trên mọi phương diện Dù có những luật pháp và thể chế quốc tếtăng lên nhưng cũng chỉ có thể kiềm chế sựbành trướng của những nước lớn, các nước lớn sẵn sàng can thiệp vũ trang và tấn công các nước nhỏ bằng các biện pháp khác nhau như vũ trang và phi vũ trang, buộc bắt nước đó phải khuất phục và thay đổi thể chế chính trị, điển hình là cuộc chiến tranh Nga và Ukaraine vào tháng 2 năm 2022 Dù cuộc chiến dần đi đến hồi kết nhưng hậu quảđể lại vô cùng nặng nề, Châu Âu đã diễn ra những cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị nghiêm trọng và lan rộng ra khắp thế giới và quan hệ giữa Mỹvà Nga đang dần trở nên tệhơn bao giờ hết Giá khí đốt và các mặt hàng quan trọng cho ngành công nghiệp tăng hơn gấp 3 lần dẫn đến suy thoái hiện rõ ở Châu Âu, các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹđã phải liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát do những tác động của giá cả tăng vọt Cường quốc được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng này chính là Trung Quốc nhờ mua khí đốt từ Nga và bán sang Châu Âu nhưng vào những tháng cuối năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid 19 ở Trung Quốc lại một lần nữa bùng phát vô cùng nghiêm trọng, khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động giao thương với nước ngoài bị hạn chế
Trong năm 2020 và 2021, Đảng và nhà nước đã đưa ra và áp dụng những biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19 mạnh m攃̀ và quyết liệt đểđảm bảo thực hiện được mục tiêu bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân Nhờ vậy, ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh đến việc sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân vẫn được kiểm soát Bên cạnh đó, Bộ Chính trịcũng đã chỉ ra những điểm hạn chếtrong năm 2022 chính là tốc độ kinh tế bị chậm lại so với giai đoạn trước, môi trường đầu tư cải thiện với tiến độ chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế không được cao và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người không đạt được mục tiêu đã đề ra Vì vậy, Bộ Chính trịđã thống nhất ban hành nghị quyết vềphương hướng và nhiệm vụ phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mục tiêu đến năm 2030 s攃̀ là thành phố dịch vụ và công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế và xã hội số, bên cạnh đó là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ, văn hóa không những của khu vực Đông Nam Á mà còn hội nhập quốc tế sâu rộng Đối với tình hình chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù trong điều kiện khó khăn vì tình hình dịch bệnh Covid 19 căng thẳng thì các cuộc gặp gỡ và trao đổi cấp cao được diễn ra thường xuyên, đặc biệt là 4 cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, các cuộc hội đàm trực tuyến và điện đàm giữa những lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam và Trung Quốc Quan hệ hợp tác của Chính phủhai nước được đẩy mạnh trên mọi phương diện như vềthương mại, đầu tư và du lịch Đây không chỉ là một kết quả tích cực đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc sang một giai đoạn phát triển mới, giúp Việt Nam nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tếmà còn là cơ hội cho Công ty TNHH Gluck Việt Nam hợp tác với các đối tác tại thị trường Trung Quốc, thị trường chủ lực của công ty để mang lại kết quả thuận lợi trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu
2.3.1.4 Ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại
GIẢ I PHÁP C Ả I THI Ệ N TÌNH HÌNH NH Ậ P KH Ẩ U C Ủ A CÔNG TY
K ế t h ợ p SWOT và l ự a ch ọ n các gi ả i pháp c ả i thi ệ n tình hình nh ậ p kh ẩ u c ủ a Công
ty TNHH Gluck Việt Nam giai đoạn 2022- 2025
Tác giảđã sử dụng ma trận SWOT để hình thành các giải pháp nhằm cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.1:
11Bảng 3.1: Ma trận SWOT của Công ty TNHH Gluck Việt Nam
O1: Tình hình kinh tế của Việt Nam tăng trưởng trong tương lai
O2: Tình hình an ninh chính trị xã hội trong nước ổn định O3: Dân số Việt Nam ngày càng đông, khác hàng tiềm năng của công ty được mở rộng
O4: Thu nhập và nhu cầu sử dụng các mặt hàng chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng trong nước có xu hướng tăng trong tương lai
T1: Tình hình chính trị giữa các nước lớn căng thẳng, ảnh hưởng đến thuế suất nhập khẩu của một số mặt hàng
T2: Biến động của đồng ngoại tệ USD dẫn đến biến động của đồng nội tệ VND T3: Khủng hoảng kinh tế thế giới dần hiện rõ trong năm 2023, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Việt Nam
T4: Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ kinh doanh cùng ngành hàng trong và ngoài nước
T5: Các mặt hàng dành cho Mẹ và Bé và các mặt hàng chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình ngày càng được cải tiến với công nghệ hiện đại nên chi phí nhập khẩu tăng cao ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP SO
=> Khảo sát, nghiên cứu thị trường nhằm định hướng khách hàng tiềm năng
=> Phát triển mối quan hệ với các đối tác và khách hàng
=> Nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ giá cả, đa dạng sản phẩm và sản phẩm độc quyền
S1: Nguồn nhân lực chất lượng và đảm bảo đủ số lượng
S2: Công ty có hệ thống thông tin nội bộ hiện đại và phát triển
S3: Công ty hợp tác lâu dài với những đối tác lớn và uy tín
S4: Công ty luôn duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp nước ngoài và khách hàng lâu năm ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP WO
=> Đầu tư phát triển nguồn lực W1,2,4 + O1,2,4
=> Đưa ra chính sách phát triển Marketing, xác định và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng
=> Tìm kiếm thêm các đối tác nhập khẩu để giảm áp lực về tồn kho
W1: Năng lực quản trị của công ty còn một vài hạn chế
W2: Phương án kinh doanh và cạnh tranh của công ty chưa được hiệu quả
W3: Tình hình tài chính của công ty đang trong giai đoạn khó khăn
W4: Hoạt động Marketing của công ty chưa được rõ ràng, cụ thể
Việc lựa chọn các giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck
Việt Nam được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với mục đích nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của công ty giai đoạn 2022 đến 2025 sắp tới đã được tác giảxác định thông qua kết hợp SWOT Sốlượng thành viên tham gia thảo luận nhóm gồm 8 người, được chia làm 2 nhóm, nhóm các chuyên gia giữ chức vụ quản lý và các thành viên không giữ chức vụ quản lý phụ trách các chuyên môn của Công ty TNHH Gluck Việt Nam (danh sách đính kèm tại phụ lục) Đánh giá mức độ quan trọng của từng giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025 theo 5 mức độ:
1: Rất không quan trọng, 2: Không quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng, 5: Rất quan trọng
Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm tập trung và các kết quảđánh giá của các thành viên, tác giảđã tổng hợp các giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025
Kết quả lựa chọn giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2022-2025 được tổng hợp trong bảng 3.2:
12Bảng 3.2: Tổng hợp mức độ quan trọng của các giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025
Trong đó: Mod là giá trị nhận được nhiều lựa chọn nhất
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả thảo luận nhóm
Theo bảng 3.2, các chuyên gia đều đồng ý với hầu hết các giải pháp được đưa ra, một vài chuyên gia còn bổ sung thêm một vài giải pháp khác Các giải pháp quan trọng cần thực hiện chính là: Đầu tiên, củng cố, phát huy thị trường nhập khẩu của công ty và tìm kiếm thêm nhà cung cấp từ những thịtrường mới và thịtrường tiềm năng
Hai là, đầu tư phát triển nguồn lực
Ba là, nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ giá cả, đa dạng sản phẩm và sản phẩm độc quyền
Bốn là, đưa ra chính sách phát triển Marketing, xác định và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng
Năm là, tìm kiếm thêm các đối tác nhập khẩu để giảm áp lực về tồn kho
Gi ả i pháp c ả i thi ệ n tình hình nh ậ p kh ẩ u c ủ a Công ty TNHH Gluck Vi ệ t Nam giai đoạ n 2022- 2025
3.3.1 Củng cố, phát huy thị trường truyền thống và tìm kiếm thêm các nhà cung cấp từ thịtrường mới Đầu tiên, trong những thị trường nước ngoài mà công ty hiện đang kinh doanh nhập khẩu, cần lựa chọn những thịtrường mang lại hiệu quả cao và kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong…Bên cạnh đó đẩy mạnh hợp tác và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp lâu năm tại những thị trường này Công ty luôn tạo được uy tín với các đối tác vì luôn thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi mua hàng, hầu như không xảy ra việc thanh toán chậm
Thứ hai, một trong những hạn chế của công ty chính là hiệu quả kinh doanh của công ty ở thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc vô cùng thấp, khả năng khai thác và phát triển thịtrường mới của công ty không đem lại hiệu quả Vì vậy nên công ty không những duy trì nhập khẩu từ các nhà cung cấp từ các thịtrường chính của công ty mà còn phải tìm kiếm các nhà cung cấp từ những thị trường mới và thị trường tiềm năng cung cấp những mặt hàng cho mẹ và bé và các mặt hàng chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình sử dụng những công nghệ hiện đại với chất lượng cao và giá thành tương đối như Đức, Úc, Nhật Bản, Đài Loan…Ban đầu công ty có thể sử dụng phương thức thực hiện như tìm hiểu thông tin về các sản phẩm đang là xu hướng ở những thị trường đó, giá thành sản phẩm, luật pháp, cách thức hợp tác và các chi phí đưa hàng về Việt Nam thông qua mạng Internet hoặc tìm kiếm thông tin nhà cung cấp và trao đổi email trực tiếp
3.3.2 Đầu tư phát triển nguồn lực
Trước tiên hết, đội ngũ quản lý của công ty luôn phải cập nhật thông tin và tiến độ trong công việc của nhân viên thường xuyên Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng nên tổ chức những khóa học hoặc buổi họp đểtrao đổi kiến thức, kĩ năng và nghiệp vụ, để các nhân viên trong công ty được phổ cập thêm kiến thức, cập nhật xu thế và trau dồi kỹnăng bán hàng cũng như kỹnăng đàm phán với khách hàng
Thứ hai, chếđộ khiển trách và khen thưởng đối với các nhân viên cũng cần được thực thi nhất là đối với một công ty đông nhân viên như Công ty TNHH Gluck Việt Nam Ngoài việc phê bình và giảm lương tạm thời các nhân viên không tuân thủquy định của công ty hoặc không đạt hiệu quả trong công việc, công ty nên khen thưởng tiền hoặc quà cho những nhân viên xuất sắc và có trách nhiệm cao trong công việc trong mỗi tháng
3.3.3 Nâng cao khảnăng cạnh tranh nhờ giá cả, đa dạng sản phẩm và sản phẩm độc quyền
Một trong những điểm mạnh của công ty chính là công ty luôn duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp nước ngoài và khách hàng lâu năm nên việc đàm phán chiết khấu các mức giá FOB s攃̀ trở nên dễdàng hơn rất nhiều Vì là khách hàng lâu năm và có độ uy tín cao nên khi đưa ra những lời đệ nghị hợp lý thì nhà cung cấp s攃̀ xem xét và rất dễ dàng chấp nhận Công ty có thể đăng kí độc quyền các mã hàng bên phía nhà cung cấp, mã hàng đi cùng với thương hiệu của công ty s攃̀không được bán cho bất kì người mua hay nhà nhập khẩu nào khác, từđó tạo ra sự khác biệt mà chỉ có Gluck Việt Nam mới có thể cung cấp cho khách hàng Một nhà cung cấp hay một nhà máy thường có rất nhiều sản phẩm và thường xuyên ra mắt những bộsưu tập gồm nhiều sản phẩm, công ty có thể nắm bắt thời cơ để nhập khẩu nhiều sản phẩm trong từng bộ sưu tập, tạo ra sự đồng nhất trong các sản phẩm của công ty
3.3.4 Đưa ra chính sách phát triển Marketing
Marketing hiệu quả s攃̀ giúp cho công ty tạo được ấn tượng và tăng độ nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng, từđó hình ảnh công ty s攃̀được nhiều người biết đến hơn nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành hàng Các chiến lược Marketing có thể được triển khai theo các hướng sau:
Thứ nhất, Công ty TNHH Gluck Việt Nam có thể tổ chức những hoạt động cộng đồng ít nhất 1 lần mỗi tại những vùng nông thôn nghèo để hỗ trợ học bổng cho những trẻ em hiếu học có hoàn cảnh khó khăn Hoặc những hoạt động thiện nguyện như phát cơm và giúp đỡ những trẻ em trong các viện trẻ mồ côi hoặc các trung tâm dành cho trẻ em khuyết tật
Thứhai, thường xuyên chạy quảng cáo các sản phẩm của công ty trên các trang mạng xã hội cũng như các nền tảng chia sẻ video trực tuyến để được nhiều khách hàng biết đến hơn
Thứ ba, công ty có thểlên phương án và thực hiện chương trình khuyến mãi hoặc tri ân những khách hàng sỉ và lẻ mua sản phẩm của công ty Bên cạnh đó ghi nhận các phản hồi của khách hàng sau khi mua và sử dụng sản phẩm của công ty để tiếp tục phát huy những điểm mạnh của sản phẩm hoặc đưa ra phương hướng để cải tiến hoặc điều chỉnh sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách trọn vẹn nhất
3.3.5 Tìm kiếm thêm các đối tác nhập khẩu để giảm áp lực về tồn kho
Trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, thịtrường ngày càng bị bão hòa bởi các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh được tung ra ngày càng nhiều nên việc tồn kho là việc khó tránh khỏi Công ty cần quản lý tồn kho một cách chặt ch攃̀ và hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty luôn đạt hiệu quả Công ty TNHH Gluck Việt Nam hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nên sốlượng tồn kho là rất lớn nên công ty cần tìm kiếm thêm các đối tác nhập khẩu nhằm giảm áp lực về tồn kho Ban lãnh đạo cần lên kế hoạch cho các nhân viên tìm kiếm thêm các đối tác ủy thác nhập khẩu uy tín từ các nguồn thông tin đáng tin cậy như được giới thiệu bởi các mối quan hệ thân thiết với các công ty lớn uy tín lâu năm hoặc từ các diễn đàn xuất nhập khẩu được nhiều người đánh giá đáng tin cậy.
M ộ t vài ki ế n ngh ị
3.4.1 Kiến nghị đối với ban lãnh đạo Công ty TNHH Gluck Việt Nam
Công ty cần có những chính sách để phổ cập kiến thức cũng như nghiệp vụ cho toàn bộ nhân viên và ban quản lý để cập nhật kiến thức về xu hướng của thịtrường, nhu cầu của khách hàng và các công nghệ hiện đại được sử dụng trong các sản phẩm mới ra mắt Ngoài ra, các phòng ban cũng cần có những kiến thức tổng quát về nghiệp vụ và quy trình của nhau để phối hợp, các phòng ban cũng cần xác định chính xác nhiệm vụ của mình để tập trung những chuyên môn của phòng ban đó
Bên cạnh đó, công ty cần thống nhất giải pháp cải thiện tình hình nhập khẩu để từng bước triển khai trong giai đoạn sắp tới, ban lãnh đạo thúc đẩy bản thân và các nhân viên nỗ lực đểđạt được mục tiêu kinh doanh trong những kì kinh doanh sau
3.4.2 Kiến nghị đối với Cơ quan Hải quan
Các Cơ quan Hải quan nên đảm bảo lưu trữ hồ sơ chứng từ của các lô hàng xuất nhập khẩu cẩn thận để tránh bị thất lạc chứng từ của doanh nghiệp khi chưa làm thủ tục xong Bên cạnh đó, khâu quản lý tại cảng cần hệ thống hơn để giảm bớt áp lực về sốlượng hàng hóa chờ khai quan cũng như tiết kiệm thời gian
Phát triển cơ sở hạ tầng để việc xếp dở và vận chuyển hàng hóa cho việc kiểm tra được diễn ra nhanh hơn Mở rộng bến bãi và kho bãi nhằm giúp cho các doanh nghiệp tránh được những rủi ro và thuận tiện hơn trong việc rút hàng và đóng hàng, đặc biệt là cảng Cát Lái Tăng cường thêm nhân sự và nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khai quan và đóng thuế nhanh chóng trong ngày và giải quyết một cách linh hoạt các vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục
3.4.3 Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước
Trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, Chính phủ cần ban hành đồng bộcác chính sách và văn bản pháp luật rõ ràng, minh bạch và nhất quán Không những vậy, trong bối cạnh dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế đang dần hiện rõ, Chính phủ cần đưa ra thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác về tình hình kinh tế, xã hội cũng như dự báo các kịch bản có thể xảy ra để các doanh nghiệp trong nước nắm bắt Ngoài ra, kiểm tra hàng hóa phải có sự linh hoạt, giảm bớt sự chồng chéo và tiết kiệm thời gian cho hải quan cũng như doanh nghiệp Bên cạnh đó, cần đưa ra quy trình và thời hạn kiểm soát các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để hoạt động được diễn ra suôn sẻ, ổn định và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp
Hơn nữa, Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích phát triển ngành giao nhận trong nước, hỗ trợ cũng như đầu tư cho các công ty trong ngành giao nhận về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ bốc xếp vận chuyển hàng hóa, xây dựng và mở rộng thêm cảng biển Ngoài ra, Nhà nước có thểđưa ra hướng chỉ đạo cho các ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh cho các công ty nhập khẩu uy tín và việc kinh doanh có xu hướng tăng trưởng vay những khoản tiền lớn để kinh doanh nhập khẩu với mức lãi suất ưu đãi nhanh chóng cà kịp thời
Quan trọng hơn hết, Việt Nam đã và đang nâng tầm vị thế của mình trên trường quốc tế nên Nhà nước cần thiết lập những mối quan hệ lâu dài, bền vững, hai bên cùng có lợi đối với các quốc gia khác để tạo điều kiện cho những chính sách mới thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu Ngoài ra, tăng cường các biện pháp chống các mặt hàng nhập lậu, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc theo pháp luật những đối tựng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, gây hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
Trong chương 3, tác giảđã khái quát được những định hướng trong giai đoạn 2022-2025 sắp tới của Công ty TNHH Gluck Việt Nam và tổng hợp lại những điểm mạnh, cơ hội để công ty tiếp tục phát huy nhằm đem lại kết quả và hiệu quả kinh doanh ổn định bền vững, những điểm yếu cũng như thách thức mà công ty phải đối mặc để hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của công ty Từ ma trận SWOT đã được tổng hợp được từ đánh giá của các chuyên gia tại công ty, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam Ngoài ra, tác giả còn có những kiến nghịđối với ban lãnh đạo của công ty nói riêng và với Nhà nước nói chung để giúp công ty kinh doanh bền vững và tiếp tục phát triển thương hiệu trên thị trường
Trong quá trình thực tập cũng như làm việc tại Công ty TNHH Gluck Việt Nam, tác giả đã được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp trong một công ty đã được thành lập lâu năm Bên cạnh đó, tác giả đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới và được áp dụng những kiến thức đã được học vào trong những quy trình cụ thể, mang lại những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho bản thân tác giá
Mặc dù khóa luận của tác giả vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng nhờ những sự hỗ trợ nhiệt tình từ các nhân viên chủ chốt cũng như ban lãnh đạo của Công ty TNHH Gluck Việt Nam và sự nỗ lực không ngừng nghiên cứu, tác giã đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của mình trong đề tài này: Một là, phân tích thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck
Việt Nam trong những năm gần đây nhằm đánh giá những kết quả mà công ty đạt được Hai là, phân tích dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2022-2025, từđó xác định những cơ hội, thách thức đối với công ty trong những kì kinh doanh sắp tới Và cuối cùng là đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Gluck Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025 Tác giả xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Xuân Hiệp cùng các thành viên cũng như các chuyên gia tại Công ty TNHH Gluck Việt Nam đã có những sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ kịp thời và những lời khuyên chân thành, sâu sắc nhất cho tác giả để hoàn thiện đề tài này Chính vì vậy, tác giả cũng mong muốn Công ty TNHH Gluck
Việt Nam sớm triển khai những giải pháp để cải thiện tình hình nhập khẩu và nâng cao chất lượng kinh doanh nhập khẩu của công ty.
1 Quốc hội (2005) Luật Thương mại Hà Nội
2 Vy, T M (2018) Phân tích tình hình nhập khẩu mặt hàng tin học của Công ty TNHH
Hệ thống Thông tin FPT Hồ Chí Minh
3 Công ty TNHH Gluck Việt Nam (2019) Báo cáo tài chính
4 Công ty TNHH Gluck Việt Nam (2020) Báo cáo tài chính
5 Công ty TNHH Gluck Việt Nam (2021) Báo cáo tài chính
6 Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2020, 12 25) Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về “Xu hướng kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2021-2025” Được truy lục từ
Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia: http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid"411
7 Tổng cục Thống kê (2020) Niên giám thống kê Hà Nội: NXB Thống kê
8 Hiệp, N X (2021) PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP
9 Bùi Quang Tuấn, H H (2022, 2 11) Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm
2022 Được truy lục từ Tạp chí Cộng sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825002/kinh-te-viet-nam- nam-2021-va-trien-vong-nam-
2022.aspx#:~:text=%C6%AF%E1%BB%9Bc%20t%C3%ADnh%20GDP%20n%C4%83 m%202021,%C4%91%C3%B3ng%20g%C3%B3p%2022%2C23%25
10 Linh, P (2022, 5 10) UOB dự báo tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng tới quý III/2023 Được truy lục từ VNBusiness: https://vnbusiness.vn/tien-te/uob-du-bao-ty-gia-usd-vnd- tiep-tuc-tang-toi-quy-iii-2023-1088402.html
11 Bộ Công thương Việt Nam (2022, 6 24) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc Được truy lục từ Bộ Công thương Việt Nam: https://moit.gov.vn/tin- tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-viet-nam-han- quoc.html#:~:text=V%E1%BB%81%20m%E1%BB%A9c%20thu%E1%BA%BF%20nh
12 Bộ Công thương Việt Nam (2022, 7 4) 85,4% dòng thuế trong ACFTA dự kiến được xóa bỏ thuế quan tới năm 2027 Được truy lục từ Bộ Công thương Việt Nam: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/85-4-dong-thue-trong-acfta-du-kien- duoc-xoa-bo-thue-quan-toi-nam-2027.html#:~:text=%2D%20A%20A%2B%20%7C-
,85%2C4%25%20d%C3%B2ng%20thu%E1%BA%BF%20trong%20ACFTA%20d%E1
13 Hà Nội mới (2022, 9 27) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 Được truy lục từ Hà Nội mới: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/1043100/to-chuc-hop-tac-va-phat-trien-kinh-te- ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-toan-cau-trong-nam-2023