1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai
Tác giả Ngô Thị Hồng Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng, TS. Cảnh Chí Hoàng
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 628,61 KB

Nội dung

NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAINHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ HỒNG GIANG

NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9 34 04 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng

TS Cảnh Chí Hoàng

Phản biện 1: PGS TS Ngô Quang Minh

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Anh Thu

Phản biện 3: PGS TS Lê Thanh Hà

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các hàm sản xuất hiện đại, các nhà kinh tế xem xét con người với

tư cách là một đầu vào của sản xuất, cùng với các đầu vào khác (công nghệ, đất đai…) tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Vì vậy, để phát triển sản xuất cần phải gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào Tuy nhiên, nguồn lực con người hay nhân lực trong các doanh nghiệp là một loại tài sản thực thể sống luôn cần được phát hiện, bảo dưỡng và phát triển chứ không chỉ khai thác, sử dụng Theo đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhân lực được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chiến lược phát triển kinh tế Các nguồn lực như vốn, trình độ khoa học kỹ thuật là những yếu tố có thể thay đổi được trong ngắn hạn bằng cách sử dụng các chính sách thu hút vốn, kêu gọi đầu tư, mua sắm công nghệ mới, nhưng với nguồn lực con người lại là yếu tố cần có thời gian để thay đổi Do đó, nhân lực có thể được xem là yếu tố mấu chốt tạo ra sự đột phá, sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và doanh nghiệp

Trong bối cảnh sự phát triển của kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, tuy nhiên yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là chất lượng của nguồn lực con người Đặc biệt trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra với mật độ ngày càng dày đặc hơn, các khu công nghiệp (KCN) nói riêng vốn tồn đọng nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, vì vậy, nhiều mô hình phát triển hiệu quả các KCN đã ra đời như

mô hình KCN khép kín, KCN tuần hoàn, KCN sinh thái, KCN xanh…

Mặc dù có những tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung các mô hình đều hướng đến sự tăng trưởng năng suất và hiệu quả các KCN, giảm phát thải và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đó cần phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản, bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng hiện đại;

Trang 4

(2) triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và (3) chất lượng nhân lực Trong đó, chất lượng nhân lực là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, quyết định chất lượng tăng trưởng, bởi vì chất lượng nhân lực là yếu tố sản xuất

có tính chất năng lực nội sinh, có khả năng sáng tạo ra cái mới, quyết định phần lớn giá trị thặng dư

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia

về TTX giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 thay thế Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012) xác định thực hiện TTX đòi hỏi phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học, công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp của nước ta cũng đã xác định “phát triển nhân lực công nghiệp là điều kiện quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, với tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2023 (giá so sánh 2010) tăng 5,3% so với cùng kỳ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, nhưng thấp hơn nhiều

so với mục tiêu; GRDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 139,75 triệu đồng/người (tương đương 5.996,2 USD) Dân số tỉnh Đồng Nai hiện có trên 3,2 triệu người, và được xếp vào tỷ lệ "dân số vàng” khi có đến 67,4% dân số trong độ tuổi từ 15-60 tuổi Tỷ lệ nhập cư tại Đồng Nai đứng thứ tư của cả nước (9,2%), trong đó 80.1% đáp ứng cho nhu cầu lao động khu vực công nghiệp và xây dựng Theo quy hoạch, Đồng Nai có

39 KCN, tính đến nay đã hoàn thành xây dựng được 32 khu công nghiệp Các KCN trên địa bàn thu hút hơn 607 nghìn lao động đến làm việc, trong

đó lao động nam là 267.189 người, lao động nữ 340.058 người; Lao động người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 7.776 người Mặc dù nằm ở vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với tiềm năng về nguồn lao động dồi dào cả tại chỗ và di cư, nhưng tại Đồng

Trang 5

Nai tính trung bình có tới 71% số lao động (có việc làm từ 15 tuổi trở lên) không có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên Điều này đã đặt ra bài toán cho mô hình phát triển trong bối cảnh khi các doanh nghiệp KCN của tỉnh đang từng bước cải thiện quy trình, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất

để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, hướng đến TTX, các-bon thấp

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND “về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, trong đó

nhấn mạnh phát huy lợi thế đối với phát triển các KCN theo hướng “KCN

xanh và khép kín” Tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình, đề án, chiến lược

và giải pháp để thay đổi cơ cấu, cải thiện chất lượng dạy nghề; đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, xong các doanh nghiệp KCN tỉnh Đồng Nai vẫn luôn phải đối mặt với thực trạng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn để thực hiện việc chuyển đổi sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp công nghệ cao đáp ứng yêu cầu xanh hóa khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Do đó, nghiên cứu: “Nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh

thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai” được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành Quản lý kinh tế vừa mang tính

thời sự, vừa có tính chiến lược lâu dài, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai, chỉ ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX thời gian tới

Trang 6

Luận án giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:

(1) Thực trạng chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX hiện nay như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX?

(3) Làm thế nào để nâng cao chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX thời gian tới?

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân lực các

doanh nghiệp KCN trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX, trong đó, tập trung nghiên cứu chất lượng nhân lực các KCN và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực các doanh nghiệp KCN trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích thực trạng chất lượng nhân lực các KCN, cũng như tình hình quy hoạch, cơ chế chính sách của UBND, các sở Ban ngành, Ban quản lý các KCN, các doanh nghiệp KCN tỉnh Đồng Nai đối với chất lượng nhân lực, cụ thể là nhân lực hiện đang làm việc trong doanh nghiệp thuộc các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Luận án không nghiên cứu chất lượng nhân lực dưới dạng nguồn lực sản xuất của địa phương, và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX, cũng như một số yếu tố khó đo lường như đặc điểm về công nghệ, ngành sản xuất

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu chất lượng nhân lực các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Việt Nam trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX + Phạm vi thời gian: Luận án tập trung vào giai đoạn 2012-2022 (từ khi Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh), giải pháp đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cách tiếp cận của nghiên cứu

Luận án tiếp cận từ góc độ ngành quản lý kinh tế, kết hợp những vấn đề

lý luận và thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hồi cứu các tài liệu: nghiên cứu các tài liệu, kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân lực trên các phương diện khác nhau của các đối tượng gồm người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước

Phương pháp thống kê mô tả: thu thập tài liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê; Cục Thống kê; Sở Lao động, Thương binh – Xã hội; Sở Công thương; Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai… Các tài liệu được tổng hợp để làm rõ thực trạng nhân lực các KCN tại tỉnh Đồng Nai hiện nay

Phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến nội hàm chất lượng nhân lực các KCN với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX

Phương pháp định tính; phương pháp điển hình; phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá thực tiễn mới trong việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chất lượng nhân lực các KCN; Nghiên cứu, tìm hiểu, về giáo dục và đào tạo nhân lực xanh của số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức và rút

ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai

Trang 8

nói riêng; Đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi đối với việc nâng cao chất lượng nhân lực các KCN tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện TTX

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về phương diện lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chất

lượng nhân lực; đóng góp một nghiên cứu thực nghiệm chứng minh vai trò của

cơ chế, chính sách, cũng như các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp đối với chất lượng nhân lực; bổ sung thang đo các tiêu chí cấu thành chất lượng nhân lực; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX

- Về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch

định chính sách và người quan tâm tham khảo đối với:

+ Cách thức tiếp cận trong hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực các KCN trong bối cảnh thực hiện TTX

+ Nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về thực trạng chất lượng nhân lực; tác động của cơ chế chính sách, chiến lược đến chất lượng nhân lực KCN Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị làm cơ sở cho việc hoạch định và nâng cao chất lượng nhân lực KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu;

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; Chương 3: Thực trạng chất lượng nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh;

Chương 4: Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX tại tỉnh Đồng Nai

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTX với thị trường lao động và việc làm đã chỉ ra rằng thực hiện TTX sẽ làm cho các quá trình tăng trưởng trở nên hiệu quả hơn, tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có sự quản trị của Chính phủ; sự khuyến khích tham gia của xã hội và cộng đồng địa

phương trong mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người Các việc làm

xanh được tạo ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế Tuy nhiên, việc làm xanh yêu cầu mức độ cao hơn về phương diện tiêu chuẩn trong lực lượng lao động như giáo dục chính quy, kinh nghiệm làm việc và đào tạo tại chỗ, để

có những kỹ năng xanh (Green Skills) - là những kỹ năng, khả năng, giá trị và thái độ cần thiết để sống, để thích ứng với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu

Tại Việt Nam, vấn đề nhân lực tại các KCN thu hút sự quan tâm của không ít các nhà nghiên cứu, các học giả, trong đó đặc trưng cơ bản nhất của nhân lực các KCN hiện nay chủ yếu là trẻ, đa số là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức thấp Trong xu hướng thực hiện TTX không còn là lựa chọn mang tính tham khảo, vì vậy đòi hỏi các KCN phải thực hiện việc chuyển đổi sang công nghiệp xanh; “công nghiệp hóa sạch”; xanh hóa sản xuất Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện TTX chỉ được nhận thức ở một bộ phận nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà hoạch định, cán bộ quản lý cấp cao, các doanh nghiệp lớn có trách nhiệm với xã hội, các nhà nghiên cứu môi trường Trong khi đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề thiếu tiêu chuẩn về những kiến thức, kỹ năng xanh hóa để tổ chức đào tạo nhân lực cho các ngành công nghiệp xanh Do đó, các nghiên cứu

đã đề cao vai trò “bà đỡ” của Nhà nước trong xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính và đào tạo nhân lực để cung ứng nhân lực cho sự phát triển các KCN, đặc

Trang 10

biệt tập trung vào giáo dục – đào tạo người lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

Các nghiên cứu ở khía cạnh thực nghiệm về các yếu tố do KCN, cụm công nghiệp tạo ra tác động đến TTX bao gồm: yếu tố kinh tế, việc làm, môi trường, xã hội, cơ chế - chính sách và sự phối hợp giữa các bên hữu quan Trên

cơ sở đó, các tác giả đã cho rằng các giải pháp đào tạo và nâng cao kỹ năng công việc cho người lao động sẽ mang lại hiệu quả, bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề trong doanh nghiệp, liên kết với các cơ sở đào tạo sẽ mang lại hiệu quả Thêm vào đó, công nghệ sản xuất mới được xem là yếu tố quan trọng trong TTX, trong khi năng lực, trình độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của người lao động còn hạn chế Vì vậy, trong ngắn hạn cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho người lao động để từng bước tiếp nhận công nghệ mới Mặc dù, các nghiên cứu có những cách thức tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về thị trường lao động, việc làm, hay nhân lực các KCN và nhân lực các KCN trong bối cảnh thực hiện TTX Tuy nhiên các nghiên cứu chưa khái quát được đầy đủ “bức tranh” về các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực các KCN trong bối cảnh TTX; cũng như chưa đúc rút được những khía cạnh cơ bản mà nhân lực các KCN cần phải

có để thực hiện sản xuất sạch hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN theo hướng xanh và khép kín tại tỉnh Đồng Nai Bên cạnh đó, cần phải xem xét vai trò quản lý Nhà nước, kết hợp lý luận, nguyên lý kinh tế học và nguyên tắc lợi ích trong quản trị doanh nghiệp khi xem xét các yếu tố như chiến lược tăng trưởng xanh; xu hướng phát triển KCN; sự hoạt động hiệu quả của thị trường lao động; năng lực nội tại của doanh nghiệp.v.v ảnh hưởng đến nhân lực các KCN trong bối cảnh thực hiện TTX Đây là những “khoảng trống” cần tiếp tục được nghiên cứu một cách có hệ thống ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau

Trang 11

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH

2.1 Chất lượng nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

2.1.1 Khái niệm về nhân lực

Nhân lực của tổ chức là nguồn lực của tất cả những con người trong

tổ chức đó với thể lực, trí lực (kiến thức), kỹ lực (kỹ năng) và thái độ, trách nhiệm tạo nên năng lực, sức sáng tạo ra những giá trị vì sự phát triển bền vững của tổ chức và tiến bộ của xã hội

2.1.2 Khái niệm chất lượng nhân lực

Chất lượng nhân lực trong tổ chức là những nguồn lực bên trong của toàn bộ con người trong tổ chức, được biểu hiện qua năng lực làm việc của họ, đáp ứng được những yêu cầu hiện tại cũng như tương lai của tổ chức

2.1.3 Chất lượng nhân lực khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp

Chất lượng nhân lực các KCN là tổng thể các năng lực làm việc của người lao động trong các KCN bao gồm cả năng lực lao động hiện có thực tế và tiềm năng sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất của người lao động đáp ứng được các yêu cầu hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp các KCN

2.1.4 Tăng trưởng xanh

Chiến lược TTX được xem như là một ống kính để kiểm tra sự tăng trưởng kinh tế trên các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội, công nghệ và phát triển trong một khuôn khổ toàn diện Vì vậy, tăng trưởng xanh là sự nghiệp của

cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển

Trang 12

đất nước phồn vinh, bền vững

2.1.5 Chất lượng nhân lực khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

Chất lượng nhân lực các KCN trong bối cảnh thực hiện chiến lược TTX

là tổng hợp các kiến thức; kỹ năng; năng lực vận dụng sáng tạo; và thái độ, tinh thần trách nhiệm của người lao động trong sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, hài hòa lợi ích hiện tại đồng thời đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp đặt ra trong tương lai

2.1.6 Vai trò của chất lượng nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

(i) Chất lượng nhân lực góp phần nâng cao năng suất lao động và đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh

(ii) Chất lượng nhân lực tạo điều kiện doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại khi thực hiện tăng trưởng xanh

(iii) Chất lượng nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng xanh

2.2 Cơ sở lý thuyết về chất lượng nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

2.2.1 Lý thuyết về chất lượng nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế

- Học thuyết của Adam Smith về nhân lực

- Quan điểm của Marx về hàng hóa sức lao động

- Mô hình lý thuyết Solow-Swan tăng cường với vốn con người

- Mô hình nghiên cứu và phát triển (Research and Development Model)

- Mô hình nhân lực và giáo dục

- Mô hình nhân lực dựa vào học hỏi (Learning by doing Model)

2.2.2 Lý thuyết về chất lượng nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Trang 13

(i) Lý thuyết tăng trưởng dựa trên nguồn lực (Resource-based view); (ii) Lý thuyết DN từ góc nhìn tri thức với nền tảng lý thuyết dựa trên nguồn lực; (iii)

Lý thuyết về cam kết với tổ chức

2.3 Nội dung chất lượng nhân lực khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

2.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách đối với chất lượng nhân lực khu công nghiệp

2.3.2 Định hướng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đối với chất lượng nhân lực khu công nghiệp

2.3.3 Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch đối với chất lượng nhân lực các khu công nghiệp

2.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực các khu công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

2.4.1 Kiến thức

Kiến thức của người lao động thể hiện năng lực trí tuệ, sự hiểu biết đối tượng về mặt lý thuyết hoặc thực hành Đó là sự nhận thức được đặc điểm, bản chất của tình huống mới do người khác đưa ra hoặc tự mình nêu ra vấn đề cần giải quyết và sáng tạo công cụ mới, phương pháp mới, cách thức mới, phù hợp với hoàn cảnh mới Do đó, trong bối cảnh thực hiện TTX, bên cạnh kiến thức chuyên môn, người lao động còn cần phải có thêm kiến thức chuyên môn về bảo vệ môi trường

2.4.2 Kỹ năng

Kỹ năng của người lao động trong doanh nghiệp liên quan đến cử chỉ, hành động và thao tác áp dụng kiến thức trong quá trình làm việc của người lao động theo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể Trong bối cảnh chuyển đổi sang

mô hình sản xuất dựa trên sự thâm dụng công nghệ để tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đặt ra yêu cầu trong chất lượng nhân lực những kỹ năng tư duy, nhận thức, kỹ năng học tập suốt đời để

Ngày đăng: 25/03/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w