1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố tâm linh trong sơ kính tân trang của phạm thái

93 4 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu Tố Tâm Linh Trong Sơ Kính Tân Trang Của Phạm Thái
Tác giả Võ Thị Ngọc Lan
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Tú Nhi
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 632,3 KB

Nội dung

Một mối quan hệ có lúc hiển hiện khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần của con người nhưng cũng có lúc tồn tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồng mà chúng ta

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Yếu tố tâm linh trong “Sơ kính tân trang” của

Phạm Thái là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong

đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Bình Định, ngày 30 tháng 8 năm 2023

Tác giả khóa luận

Võ Thị Ngọc Lan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường

Với tình cảm sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Trần Thị Tú Nhi – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này

Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những người luôn sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể thực hiện tốt mọi công việc

Bình Định, ngày 30 tháng 8 năm 2023

Tác giả khóa luận

Võ Thị Ngọc Lan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3.Mục tiêu nghiên cứu 9

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5.Phương pháp nghiên cứu 10

6 Cấu trúc của đề án 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH YẾU TỐ TÂM LINH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀ TRUYỆN THƠ NÔM SƠ KÍNH TÂN TRANG 12

1.1.Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học trung đại 12

1.1.1.Khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh và yếu tố tâm linh 12

1.1.2.Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong đời sống người Việt 16

1.1.3 Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm 24

1.2 Phạm Thái và Sơ kính tân trang 30

1.2.1 Về tác gia Phạm Thái và sự nghiệp sáng tác 31

1.2.2 Tác phẩm Sơ kính tân trang 35

1.2.3 Quan niệm về tâm linh của Phạm Thái 37

Tiểu kết Chương 1 40

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG SƠ KÍNH TÂN TRANG 42

2.1 Tín ngưỡng thờ cúng và thế giới Trời, Phật, Thần, Tiên 42

2.1.1 Tín ngưỡng thờ cúng 42

2.1.2 Trời, Phật, Thần, Tiên 44

Trang 5

2.2 Duyên kiếp, số mệnh, bói toán, lời thề 49

2.2.1 Duyên kiếp, số mệnh 49

2.2.2 Bói toán, lời thề 52

2.3 Chiêm bao, linh ứng 61

2.3.1 Chiêm bao 61

2.3.2 Linh ứng 63

Tiểu kết Chương 2 65

CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ THẨM MỸ CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG SƠ KÍNH TÂN TRANG 66

3.1 Yếu tố tâm linh với việc phản ánh hiện thực trong Sơ kính tân trang 66

3.1.1 Hiện thực đương thời 66

3.1.2 Hiện thực đời sống tâm linh 69

3.2 Yếu tố tâm linh với ý nghĩa giáo dục văn hóa và khát vọng nhân văn về tình yêu của con người 74

3.2.1 Ý nghĩa giáo dục văn hóa 74

3.2.2 Khát vọng nhân văn về tình yêu 76

Tiểu kết Chương 3 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ thời đại nào của xã hội, cuộc sống của con người đều có mối quan hệ tiềm ẩn với thế giới tâm linh Một mối quan hệ có lúc hiển hiện khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần của con người nhưng cũng có lúc tồn tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồng mà chúng ta thật sự chưa lý giải hết…

Có thể nói, thế giới tâm linh là đời sống tinh thần vô cùng huyền bí của nhân dân chi phối rất nhiều đối với cuộc sống và rất quan trọng đối với mọi người “Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái

gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới Cả cộng đồng tôn thờ và

cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy” [1, 115]

Những năm gần đây trên tinh thần cởi mở để hòa nhập cùng thế giới, vấn đề tâm linh được đề cập nhiều hơn Người ta nói nhiều về thế giới tâm linh, đời sống tâm linh, giải tỏa tâm linh, văn hóa tâm linh,… Tâm linh đối với văn học đã có gắn kết nhau như duyên nợ nên việc đi sâu khám phá tâm linh sẽ là hướng đi đúng quĩ đạo của văn học

Văn học chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho mọi thế

hệ Từ văn học chúng ta có thể hiểu thêm về văn hóa, những giá trị nhân văn của đời sống Hơn đâu hết, thế giới tinh thần vô cùng phong phú của người Việt Nam, trong đó có thế giới tâm linh thể hiện rõ nét trong văn học từ văn học dân gian đến văn học viết Văn học Việt Nam thời trung đại một mặt kế thừa các giá trị tinh thần thiêng liêng trong văn học dân gian, mặt khác phản ánh toàn diện thế giới tâm linh của con người trong suốt mười thế kỉ tồn tại của xã hội phong kiến Trong văn học thời kì này, thông qua tài năng nghệ thuật và vốn văn hóa truyền thống sâu rộng của các tác giả, ta phần nào hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, phương thức tư duy và những quan

Trang 7

niệm phổ biến của nhân dân những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của văn hóa dân tộc và văn hóa tâm linh Văn học trung đại là bộ phận văn học thể hiện khá phong phú về thế giới tâm linh cả trong văn xuôi và truyện thơ Nôm Đặt biệt, truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có giá trị và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa Vì vậy thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm cũng vô cùng phong phú, đa dạng và

có dấu ấn riêng Trong đó có Sơ kính tân trang của Phạm Thái Đây là một trong

những tác phẩm truyện thơ Nôm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Thái Tác phẩm được xem là thước phim bằng thơ bắt nguồn từ những sự kiện thuộc về tiểu sử bản thân của chủ nhân sáng tạo ra nó Việc chủ thể sử dụng tiểu

sử bản thân để xây dựng cốt truyện Sơ kính tân trang đã bộc lộ nét cá biệt trong

tư duy sáng tạo của tác giả Hơn thế nữa, tác phẩm còn là nơi bộc lộ đầy đủ vốn văn hóa sâu rộng của nhà trong đó có văn hóa tâm linh Văn hóa tâm linh đã trở thành mạch nguồn cảm xúc, quy định cách ứng xử của các nhân vật mà Phạm Thái đã kết tinh thành hành động truyện Tìm hiểu văn hóa tâm linh trong tác

phẩm truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang sẽ giúp người đọc sáng rõ hơn về diễn

biến của cốt truyện, hành động nhân vật và ý nghĩa nhân sinh mà tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm Với mong muốn góp thêm cái nhìn mới về tác phẩm truyện

thơ Nôm này, tôi đã chọn đề tài Yếu tố tâm linh trong “Sơ kính tân trang”của Phạm Thái làm đề tài đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Những nghiên cứu về văn hóa tâm linh

Trong những năm gần đây, các vấn đề về văn hóa, tâm linh, mối quan

hệ giữa văn hóa với văn học đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà Đúng hơn, vấn đề về văn hóa tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay Điển hình nổi bật có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học sau:

Trang 8

Công trình nghiên cứu Văn hóa tâm linh của Nguyễn Đăng Duy xuất

bản năm 2002 [20] đã đề xuất khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh khá đầy

đủ “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [20,11] “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [20, 26]

Công trình chủ yếu viết về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực như: tín ngưỡng, thần thánh, trời, đất, thờ mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo Tác giả cũng điểm qua tâm linh trong mọi mặt của đời sống cá nhân, gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo và cả mê tín dị đoan

Tâm linh cũng được Sơn Nam đề cập trong bài viết: Nói thêm về tâm

linh trong liên hệ với văn hóa Việt Nam [48] “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt

đời sống từ xưa cho đến nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc

về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa tử cao đẹp của con người bình thường trong cuộc sống” Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính và điều mình đã tin, đã làm “Trí nhớ không phải đứng dùng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn đọng trở thành tâm linh” [48, 130]

Ngô Đức Thịnh trong công trình Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở

Việt Nam, khẳng định: “Tín ngưỡng dân gian là một bộ phận cơ bản của văn

hóa tâm linh, một lĩnh vực nhạy cảm mà trong lịch sử nhận thức và giao tiếp văn hóa đã có những nhận thức, đánh giá khác nhau” Cho nên theo tác giả, chúng ta cần có sự quan tâm đúng mức đối với lĩnh vực này

Trang 9

2.2 Nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong văn học trung đại

Nghiên cứu văn hóa tâm linh, tâm linh trong văn học, nhất là thơ ca trung đại đã được một số nhà nghiên cứu bàn đến ở những phạm vi mức độ khác nhau Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định có tồn tại một thế giới tâm linh trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong văn học trung đại

Tâm linh trong văn học trung đại cũng được tác giả Thanh Tâm Langlet

quan tâm qua bài: Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ trung đại [39] Ở

đây tác giả chủ yếu theo dõi yếu tố tâm linh trong đời sống tôn giáo ở dòng thơ thiền Lí - Trần qua sáng tác của các Thiền sư thuộc các thiền phái Nam Phương, Thảo Đường, Trúc Lâm

Văn hóa là cội nguồn của văn học Tính văn hóa là thước đo giá trị của

tác phẩm văn học Theo Trần Nho Thìn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc

nhìn văn hóa xuất bản năm 2009 [63] Trong đó, bài viết “Mô hình ai thế giới

và vấn đề phương pháp nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại (khảo sát qua Truyện Kiều), tác giả đưa ra hai mô hình cụ thể là thế giới trời - quyền năng vô hạn và thế giới linh hồn, ma quỷ - tuy không có quyền nhưng lại chi phối, ảnh hưởng rất lớn đối với người đang sống Bài viết này, tác giả dường như hóa giải được chỗ mà lâu nay người ta cho Nguyễn Du là mê tín, yếm thế, nặng về luân hồi nghiệp báo, thuyết thiên mệnh…

Công trình Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh [82] của

nhóm tác giả trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, do nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2015, là công trình có hệ thống, mang tính tổng kết quá trình nghiên cứu về văn hóa tâm linh của các tác giả Công trình đã chỉ dẫn mô hình nghiên cứu văn hóa tâm linh trong tác phẩm văn học trung đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung

Đáng chú ý là hướng nghiên cứu văn học trung đại dưới góc nhìn văn hoá

Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá [63], nhà nghiên

Trang 10

cứu Trần Nho Thìn đã đề xuất phương pháp nghiên cứu văn học trung đại gắn liền với “mô hình hai thế giới” - một đặc trưng của văn hoá trung đại Trong quan niệm của người thời cổ trung đại luôn luôn tồn tại hai thế giới, “một thế giới hiện thực với những quan hệ xã hội và thiên nhiên có thể nhận thức được bằng kinh nghiệm” và “một thế giới tâm linh do chính con người tưởng tượng ra theo một nguyên lí nào đó” Theo đó, một đặc điểm cơ bản của văn hoá phương Đông là xem xét con người và thế giới trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời, xem Thiên đạo (đạo trời) và Nhân đạo (đạo người) như một thể thống nhất

Góc nhìn văn hoá này được tác giả nghiên cứu qua hai trường hợp Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) với những lí giải, phân tích sáng rõ, lôgic Với Truyện Kiều gần như ông đã “hoá giải” được chỗ mà lâu nay

người ta cho là hạn chế tư tưởng của Nguyễn Du như duy tâm, thần bí, nặng tư tưởng Thiên mệnh, nghiệp báo luân hồi…

Dành nhiều tâm huyết cho hướng tiếp cận thơ trung đại từ nền văn hoá truyền thống, Lê Thu Yến đưa ra cái nhìn bao quát, hệ thống những yếu tố

tâm linh trong thơ Nguyễn Du với bài viết Thế giới tâm linh trong sáng tác

Nguyễn Du - một biểu hiện của văn hoá Việt [81] Bằng những con số thống

kê cụ thể, chính xác những biểu hiện truyền thống văn hoá tinh thần dân tộc, tác giả đã khẳng định một giá trị văn hoá truyền thống trong sáng tác của nhà thơ lớn Nguyễn Du - thế giới tâm linh: “Thế giới này biểu hiện rõ rệt trong

sáng tác Nguyễn Du làm cho người đọc không thể không nhận ra Một Văn

chiêu hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc

không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán nhan nhản bày ra những đình, đền, miếu, mộ ” [81, 29] Đây chính là một gợi ý trực tiếp cho chúng tôi chọn đề tài này

Riêng ở bộ phận văn xuôi trung đại, Nguyễn Đăng Na đã có cái nhìn khái quát, hệ thống về tiến trình phát triển của văn xuôi tự sự nói chung và

các thể loại truyện ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi qua bài Văn xuôi tự sự

Trang 11

Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử [51] cùng với các bài giới

thiệu trong các cuốn tuyển soạn [47],[48],[49] Sau khi khái quát đặc điểm, thành tựu văn xuôi trung đại qua ba giai đoạn, tác giả đưa ra nhận xét khái quát: “Cùng với các loại hình văn học khác, văn xuôi tự sự đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh tâm linh của người Việt Nam thời trung đại” [51, tr38]

Với công trình Văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung đại của Hoàng

Thị Minh Phương, đây là công trình đã có sự công phu, đầu tư để nghiên cứu

về văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung đại Tác giả đã đề cập đến những biểu hiện phong phú của thế giới tâm linh như: giấc mộng, thờ cúng, khấn vái, điềm báo, phép thuật, tướng số, linh ứng, hồn ma hóa kiếp… Từ đó, tác giả đúc kết được hiệu quả của yếu tố tâm linh trong phản ánh hiện thực và nhận thức, tư tưởng về cuộc sống; phản ánh hiện thực đời sống xã hội Đồng thời tác giả cho thấy yếu tố tâm linh có hiệu quả nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn xuôi Trung đại

Từ hai công trình nghiên cứu của Lê Thu Yến và Hoàng Thị Minh Phương như gợi mở và cuốn hút chúng tôi vào thế giới tâm linh trong bộ phận truyện thơ Nôm của văn học Trung đại còn bỏ ngỏ, trong đó có sáng tác của

Phạm Thái trong Sơ kính tân trang

Liên quan và gần gũi với thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm, chúng tôi tìm hiểu các luận văn:

Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm, luận văn thạc sĩ của Nguyễn

Thị Gái, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Truyền thống văn hóa Việt trong Truyện Kiều, luận văn thạc sĩ của

Đặng Văn Kim, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tín ngưỡng dân gian và quan niệm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

luận văn của Trần Ngọc Minh Nguyệt, trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 12

Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh, luận văn

của Nguyễn Thị Hồng Nga, trường Đại học Quy Nhơn

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn văn hóa tâm linh,

luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Hồng Thắm, trường Đại học Quy Nhơn

Như vậy, từ các nguồn tìm hiểu về văn hóa tâm linh và truyện thơ Nôm cho chúng ta nhận thấy đó là những hướng tìm hiểu, nghiên cứu độc lập Hướng thứ nhất, các tác giả đi vào tìm hiểu tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo và

sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống tinh thần của con người Hướng thứ hai, các tác giả đi vào nghiên cứu truyện thơ Nôm với các khía cạnh về thể loại, nội dung, hình thức, ngôn ngữ, nhân vật, xa hơn nữa cũng mới dừng lại ở nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong truyện thơ Nôm Hướng thứ ba, các tác giả đi vào phân tích các luồng văn hóa ảnh hưởng trong tư tưởng tác giả để tạo nên thế giới tâm linh mang tính quan niệm trong truyện thơ Nôm

2.3 Các công trình nghiên cứu văn hóa tâm linh trong “Sơ kính tân trang”

Kể từ khi được ra đời đến nay, Sơ kính tân trang luôn nhận được sự

quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu bởi những giá trị của tác phẩm đối với

đời sống văn hóa của nhân dân Sơ kính tân trang của Phạm Thái đã được giới

nghiên cứu văn học tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Trong các nghiên cứu, một số được tập trung vào tư tưởng và triết lý từ câu chuyện hay từ tác giả; một số khác lại xoay quanh các giá trị đạo lý có thể suy ra từ tác phẩm;

và một số đặt trọng tâm về ngôn ngữ và kết cấu trong truyện chẳng hạn như một số công trình nghiên cứu sau:

Những bài viết, công trình về Phạm Thái

Có thể kể đến như Phạm Thái, Sơ kính tân trang (1960) là công trình khảo dị và hiệu đính rất công phu về tác phẩm Sơ kính tân trang Công trình

này đã nêu ra được những thành công và hạn chế của tác phẩm này

Trong Từ điển văn học nguồn gốc đến hết thể kỷ XIX, Nxb Đại học

Trang 13

Quốc gia Hà Nội, Lại Nguyên Ân giới thiệu tiểu sử, tên tác phẩm chính và nhận định thơ văn Phạm Thái

Trong Văn học Việt Nam - nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX (1999)

ở chương IV, Nguyễn Lộc có viết về tiểu sử Phạm Thái và tìm hiểu nội dung

và giá trị nghệ thuật tác phẩm Sơ kính tân trang

Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Phạm Thái - Nguyễn

Công Trứ - Cao Bá Quát (1999), (tuyển chọn và biên soạn), Nxb Giáo dục,

tác giả Vũ Dương Quý có nêu tiểu sử, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu, giới thiệu nét lớn về nội dung và nghệ thuật thơ văn Phạm Thái Trong đó có gợi

ý phân tích Cảnh chùa chiền (trong Sơ kính tân trang)

Tạp chí Văn học số 8 - 2000, Nguyễn Thị Nhàn có viết về Mô hình kết

cấu truyện Sơ kính tân trang Nguyễn Huệ Chi viết Nguyễn Huy Lượng và

Phạm Thái xung quanh bài phú Tụng Tây Hồ, in trong Gương mặt văn học Thăng Long, Trung tâm hoạt động khoa học Văn miếu Quốc Tử Giám, Nxb

H 1994 Trên Tạp chí văn học cũng có đăng bài của Đặng Thị Hảo bàn về Phạm Thái - nhà thơ của mỗi thể loại, một tác phẩm tuyệt bút

Liên quan và gần gũi với thế giới tâm linh trong công trình “Thế giới

tâm linh trong truyện thơ Nôm” của Nguyễn Thị Gái, luận văn thạc sĩ Ngữ

văn được bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm

2010, đã đề cập đến tác phẩm Sơ kính tân trang như đối tượng nghiên cứu bên

cạnh nhiều truyện thơ Nôm hữu danh cũng như khuyết danh khác Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra các yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm nói

chung và Sơ kính tân trang nói riêng, đánh giá hiệu quả nghệ thuật của các

yếu tố này trong việc giải quyết xung đột truyện, thể hiện tích cách nhân vật… Tuy nhiên, vì nghiên cứu nhiều đối tượng trong một luận văn với độ dài

giới hạn nên Sơ kính tân trang cũng chỉ được nhắc đến một cách khái lược

Tác giả chưa đi sâu vào phân tích tường tận vai trò của các yếu tố tâm linh trong tác phẩm, chưa chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của chúng đối với tác phẩm

Trang 14

Có thể chúng tôi sưu tầm chưa đầy đủ về các công trình nghiên cứu liên

quan đến Sơ kính tân trang và thế giới tâm linh Nhưng qua các công trình tìm

được, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào cụ thể, chi tiết, quy mô

nghiên cứu về sự phối, kết hợp thế giới tâm linh vào tác phẩm Sơ kính tân

trang của Phạm Thái Và đề tài Sơ kính tân trang của Phạm Thái từ góc nhìn

văn hóa tâm linh mà chúng tôi đang thực hiện tuy không phải là một hướng tiếp cận mới lạ, song nó vẫn còn là một mảnh đất khá màu mỡ cho những ai tâm huyết với thế giới văn hóa trong truyện thơ Nôm Vì thế trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng đã gặp phải không ít những khó khăn, nhất là trong cách tiếp cận các yếu tố tâm linh Và tất nhiên, trong quá trình nghiên cứu, những khiếm khuyết là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong quá trình thẩm bình và phân tích những nét đẹp văn hóa của các yếu tố tâm linh trong tập truyện này

Từ những góp ý quí báu của người đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn đi

vào tìm hiểu, tiếp cận Sơ kính tân trang ở góc độ văn hóa tâm linh - yếu tố

quan trọng tạo nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm này

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu về vấn đề văn hóa tâm linh

được đề cập đến trong truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang của Phạm Thái

Từ đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tâm linh xuất hiện trong tác

phẩm truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang của Phạm Thái, chúng tôi đi đến

khái quát một trong những đặc điểm về cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong

văn học trung đại nói chung và đối với truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang nói

riêng Phân tích những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong tác phẩm và những hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố tâm linh đối với đời sống – con người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Văn bản được chúng tôi lựa chọn khảo sát cho đề án là bản in tác phẩm

Trang 15

Sơ kính tân trang do Hoàng Hữu Yên hiệu đính và chú giải, nhà xuất bản Đại

học Quốc gia ấn hành năm 2002

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Từ các thao tác thống kê, phân loại các yếu tố tâm linh trong tác phẩm dựa vào các văn hóa tâm linh như phong tục, tập quán, tín ngưỡng… Chúng tôi sẽ đi vào giải thích một số yếu tố tâm linh để từ đó thấy được giá trị nghệ thuật, vai trò, ý nghĩa của thế giới tâm linh Chính nó đã góp phần tạo nên nét

độc đáo của truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề án chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp văn học sử

Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Vì vậy, hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội, môi trường văn hóa tư tưởng chung của thời đại trong mối tương tác của chúng với tác giả sẽ giúp cho chúng tôi lí giải yếu tố văn hóa trong văn học một thời đại

5.2 Phương pháp hệ thống

Chúng tôi xem tác phẩm Sơ kính tân trang là một cấu trúc chỉnh thể có

hệ thống Trong đó yếu tố tâm linh được đặt trong hệ thống chung của tác phẩm để khảo sát Căn cứ vào những số liệu có được từ thao tác thống kê, phân loại từ tần số xuất hiện các hiện tượng tâm linh, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm lý giải những yếu tố tâm linh trong tác phẩm Từ

đó có cái nhìn toàn diện về văn hóa tâm linh trong tác phẩm

5.3 Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi thấy được điểm giống và khác nhau giữa các yếu tố tâm linh trong tác phẩm với các tác phẩm truyện thơ Nôm khác cùng giai đoạn, cũng như góp phần làm rõ sự giống và khác

nhau của những yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân trang so với truyện thơ

Trang 16

Nôm ở các giai đoạn khác thuộc văn học trung đại Việt Nam

5.4 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp cũng được chúng tôi sử dụng trong

quá trình tiếp nhận, nghiên cứu yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân trang

Phương pháp này giúp chúng tôi xem xét yếu tố tâm linh trên nững cơ sở nhất định đồng tời rút ra những nhận định xác thực về sự tồn tại của tâm linh trong dòng chảy của văn học

Chương 1: Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học trung đại và

truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang

Chương 2: Những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân trang Chương 3: Hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố tâm linh trong Sơ kính tân

trang

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH YẾU TỐ TÂM LINH TRONG VĂN HỌC

TRUNG ĐẠI VÀ TRUYỆN THƠ NÔM SƠ KÍNH TÂN TRANG

1.1 Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học trung đại

Yếu tố tâm linh là một trong những yếu tố quan trọng tồn tại trong cuộc sống và tư tưởng của mỗi con người Việt Nam là đất nước có nền văn hóa tâm linh đa dạng và độc đáo Văn hóa tâm linh của người Việt được hình thành từ những yếu tố bản địa cùng sự du nhập những yếu tố ngoại sinh Sau khi hình thành, văn hóa tâm linh đã được nền văn học trung đại hấp thu tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc Văn hoá tâm linh thực sự mang lại cho tác phẩm văn học giá trị bất biến, giúp cho tác phẩm này được tồn tại bền vững và vận động một cách hoàn bị trong lịch sử phát triển nhân văn của dân tộc Việt Nam

1.1.1 Khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh và yếu tố tâm linh

Tâm linh

Trong đời sống con người, có rất nhiều yếu tố không thể giải thích được bằng khoa học lý tính Con người phải cần đến thế giới cảm tính siêu hình để lý giải, cắt nghĩa Chẳng hạn như chiêm bao, mộng mị, trời phật, thần tiên, hồn ma, bóng quế… Tất cả chi phối thế giới tinh thần con người một cách mạnh mẽ Do đó, thế giới vô hình thường xuyên hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của con người Vậy tâm linh là gì? Tâm linh là “cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo Cái thiêng liêng cao cả được đọng lại ở những biểu tượng hình ảnh, ý niệm” (Nguyễn Đăng Duy) [20, 11] Tâm linh là hình thái ý thức chỉ có ở con người, gắn liền với ý thức con người Trong đời sống con người, những gì không thể giải thích được bằng tư duy thông thường, trí não bình thường không thể cắt nghĩa được thì đó chính là tâm linh Như vậy, có

Trang 18

thể hiểu tâm linh bao gồm: phần tinh thần, tình cảm, tâm hồn của con người,

là đời sống nội tâm phong phú của con người, là khả năng phán đoán, biết trước, đoán định sự việc diễn ra trước mà không cần phân tích lý tính, là các hiện tượng liên quan đến người chết và con người sau khi chết Nếu mặt hiện hữu có thể giải thích lý tính thì tâm linh gắn với cảm tính

Tâm linh bao gồm 2 từ tâm và linh Tâm được hiểu là lòng, là thế giới tinh thần của con người Linh là thiêng Tâm linh là thế giới tinh thần của con người, là sự nhạy bén, mẫn cảm của thế giới bên trong con người, có khả năng vượt khỏi tầng nhận thức lý tính để chạm đến những điều mà lý trí không thể nắm bắt và lý giải được Mỗi người đều có tâm linh nên họ tin vào những điều thiêng liêng, những điều mà tri giác thông thường không thể nhận thức được Tâm linh có thể được hiểu là lòng tin thiêng liêng vào những điều linh thiêng, là thế giới của những điều thiêng liêng mà con người luôn tin tưởng, đề cao Hạt nhân cơ bản làm nên thế giới tâm linh chính là niềm tin, niềm tin giúp nuôi dưỡng thế giới tâm linh hiện hữu trong tâm thức mỗi người Con người có niềm tin ở những điều tưởng chừng như không nắm bắt được nhưng nó vẫn tồn tại, vẫn quanh quẩn trong ý thức, câu chuyện, lời kể giữa mọi người với nhau Chính niềm tin đã duy trì thế giới tâm linh

Phương thức tồn tại của tâm linh là trong đời sống của mỗi cá nhân, trong niềm tin của những thành viên gia đình, trong cộng đồng, làng xã có chung tín ngưỡng, phong tục, tập quán… Đó có thể là đức tin, sự chiêm nghiệm của mỗi người trong thực tế đời sống họ đã qua, cũng có thể là một tôn giáo mà gia đình đang thờ phụng, cũng có thể là một nhân vật kiệt xuất cả làng cùng tôn là thành hoàng… Tâm linh và các yếu tố của tâm linh tồn tại bất kỳ đâu trong đời sống con người

Đời sống tâm linh là đặc thù của đời sống con người, chỉ có ở những con người có hoạt động thần kinh bình thường Tâm linh bao gồm các giá trị tinh thần hết sức phong phú và cao siêu của con người Nó bao gồm các cảm xúc

Trang 19

rung động mãnh liệt về đời sống tinh thần như lòng vị tha, ý chí, linh hồn… Tâm linh bao gồm thế giới bên trong phong phú, phức tạp của con người

Tâm linh biểu hiện đa dạng trong đời sống con người, trong cả cuộc sống thường ngày và trong tín ngưỡng tôn giáo Có thể thấy, cuộc sống con người luôn tồn tại đời sống tâm linh bên cạnh đời sống hiện thực với những nhu cầu vật chất thông thường (ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe ) Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần Bất kỳ con người bình thường nào cũng có nhu cầu tâm linh Ở đó, con người có niềm tin vào “cái thiêng” khiến chúng ta cân bằng trong cuộc sống Với những người không theo tôn giáo, đời sống tâm linh chỉ xuất hiện khi “hoàn cảnh thiêng”,

“không gian thiêng”, “thời gian thiêng” Đó là vào những hoàn cảnh con người phải cầu viện vào sự phù hộ của Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa Đó là thời khắc thiêng liêng như ngày cúng giỗ (kị), đêm giao thừa, ngày tết, ngày rằm, các lễ hội có phần lễ thiêng liêng những lúc ấy con người giao hòa với trời đất, thiên nhiên và những thế lực siêu hình (ông bà tổ tiên, Thánh Thần, Trời, Phật, Chúa ) Sống trong bầu không khí thiêng liêng mang tính tâm linh ấy con người thực sự được giải tỏa Họ cảm thấy tinh thần được thư giãn, tâm hồn được tắm gội thanh lọc, họ cởi bỏ những phiền muộn, lo âu trong cuộc sống, họ cầu mong hi vọng và hướng đến những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại Sống đời sống tâm linh chính là cách để con người đến gần hơn với thế giới tâm linh - thế giới của những biểu trưng về “đạo trời”, của những lực lượng siêu nhiên huyền bí với quyền năng vô hạn chi phối cuộc sống trần thế

Văn hóa tâm linh

Thuật ngữ tâm linh xuất hiện nhiều vào khoảng mười lăm năm gần đây, nhất là sau khi một số nhà nhân học, tâm lí học, khoa học xã hội quốc tế thừa nhận tâm linh, một trong bốn thuộc tính của con người (con người xã hội, con người sinh học, con người tâm lí, con người tâm linh) Khi ghép “Tâm linh”

Trang 20

vào “Văn hóa”, thì khái niệm “Văn hóa tâm linh” là hình thái văn hóa của một tộc người gồm: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật Từ cách hiểu và giới hạn khái niệm văn hóa và tâm linh, chúng tôi hiểu văn hóa tâm linh là những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng Đó là “văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [20, 26]

Thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh với những đặc thù không chỉ gồm những giá trị văn hóa vô hình (ý niệm, quan niệm, tập tục, nếp cảm nếp nghĩ, nghi lễ ) mà cả những giá trị văn hóa hữu hình thiêng liêng (đình, đền, miếu, mộ, chùa, nhà thờ, tượng, bàn thờ )

Người Việt Nam không kì thị tôn giáo bởi họ đến với tôn giáo bằng niềm tin vào những điều thiêng liêng có thể giúp họ có một sự cân bằng tinh thần trong cuộc sống Trong ý niệm của nhân dân ta, từ xưa thế giới luôn có các lực lượng siêu nhiên thống trị cuộc sống nhân gian, niềm tin đó tạo nên những hoạt động tương ứng biểu hiện qua việc thờ cúng các nghi lễ, tập tục, kiêng kị làm nên tín ngưỡng dân gian Tín ngưỡng dân gian người Việt rất

đa dạng, bao gồm tín ngưỡng thờ thần thánh, trời đất như thành hoàng làng, thần hộ mệnh, thánh tổ nghề, thờ các vị phúc thần, các anh hùng lịch sử văn hóa đều là đối tượng để con người sùng kính, ngưỡng mộ tôn vinh và noi gương; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc hướng về cội nguồn, biết ơn người

đã khuất, tri ân công trạng của các bậc tiên hiền Các tín ngưỡng dân gian cùng với tâm linh của những người dân theo đạo Phật, Thiên chúa giáo, Đạo Hồi, Cao Đài song hành tồn tại trong đời sống nhân dân và trở thành những sinh hoạt văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam

Yếu tố tâm linh

Yếu tố tâm linh là những biểu hiện cụ thể của văn hóa tâm linh trên các phương diện của đời sống con người Nếu văn hóa tâm linh là thực thể hữu cơ

Trang 21

của các mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên và xã hội thì yếu tố tâm linh là các phương diện hiển hiện ra bên ngoài của văn hóa tâm linh, là hội tụ, kết tinh những giá trị của văn hóa tâm linh Từ đó chúng ta có thể nhận diện ra văn hóa tâm linh bằng những chi tiết thực một cách rõ ràng, sinh động nhất

Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi bước đầu tìm hiểu yếu tố

tâm linh trong tác phẩm truyện Nôm Sơ kính tân trang, một tác phẩm mang

đậm tính tự thuật, chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng, tình cảm và cả những nhận thức đời sống của tác giả Vì thế những yếu tố tâm linh trong tác phẩm này không chỉ là những niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng của người Việt,những biểu hiện tâm linh (không phải là tín ngưỡng tôn giáo) của người dân Việt mà đó còn là sự thẩm thấu, cảm nhận thế giới tâm linh qua lăng kính của Phạm Thái

Văn học chỉ là một biểu hiện của văn hóa, là một mảng màu của bức

tranh văn hóa thời đại nó ra đời Vì vậy, khi tìm hiểu yếu tố tâm linh trong Sơ

kính tân trang, chúng tôi thu hẹp những yếu tố này trong tín ngưỡng dân gian

và những biểu hiện tâm linh của người có đạo vì mục đích hướng đến những điều thiện mĩ cho cuộc đời này qua những biểu hiện như: việc thờ cúng trong các nghi lễ (lễ cầu đảo, cúng Thành hoàng, cúng tổ tiên ), một số tập tục (kiêng, khấn nguyện, thề nguyền, cầu khẩn ) Bên cạnh đó là niềm tin thiêng liêng đối với một số hiện tượng thiêng trong cuộc sống (giấc mộng, điềm báo,

sự linh ứng, niềm tin vào phép thuật, tướng số, bói toán, hồn ma, hóa kiếp )

1.1.2 Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong đời sống người Việt

Văn hóa tâm linh Việt Nam được hình thành từ tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo khác Tín ngưỡng người Việt có nguồn gốc từ tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên với tín ngưỡng đa thần đặc biệt thiên về âm tính (thờ Mẫu trong Tam, tứ Phủ, hay thờ tứ Pháp: Mây, Mưa, Sấm, Chớp) đến thờ thực vật, động vật (Rồng tiên, Cây lúa, Thần Lúa…) và thờ con người như Hồn, Vía, Tổ tiên, Tổ nghề, Thành Hoàng làng, Vua tổ, Tứ bất tử (Tản Viên,

Trang 22

Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh) Đồng thời, người dân Việt còn thờ Thần linh: như Thổ công, Thần tài, Thần thánh, các anh hùng dân tộc Trong quá trình tiếp xúc với các tôn giáo du nhập khác như Phật, Thiên chúa, Hồi, Tin lành hay các tôn giáo mới được bản địa hóa như Cao Đài, Hòa hảo… người Việt có những niềm tin tâm linh mới trên cơ sở dung hòa và thiết thực

Sự tồn tại của niềm tin tâm linh trong 54 sắc tộc anh em khác nhau đã tạo dựng nên một cộng đồng với văn hóa tâm linh đa dạng, phong phú Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam một mặt do nền văn hóa gốc nông nghiệp và mặt khác là quá trình tiếp nhận tư tưởng Nho – Phật – Đạo và các tôn giáo

Nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước Ngay từ buổi đầu con người đã phải lệ thuộc vào tự nhiên Thiên nhiên

bí ẩn mà con người lại chưa đủ khả năng tìm hiểu Vì thế hình thành tâm lí tôn sùng và thần thánh hóa tự nhiên Bằng trí tưởng tượng của mình họ cho rằng mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần chi phối và họ tôn sùng tất cả: trời, đất, nắng, mưa, sấm, sét Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng đa thần

Trong tín ngưỡng đa thần của người Việt, trời đất không những là vị thần quyết định đối với nghề nông mà còn là đấng tối cao linh thiêng định đoạt phúc họa, vận số, may rủi cho con người Vì thế tục tế lễ trời đất với ý nghĩa cầu khẩn, cảm tạ đã trở nên phổ biến trong dân gian Trong tâm thức dân gian trời là đấng tối cao ngự trị khắp mọi nơi, thấu hiểu mọi tình cảnh của con người Trong những lúc khó khăn nhất, người ta nghĩ đến trời, khấn nguyện, van vái, thề nguyền trước trời đất như một lối ứng xử thường nhật của con người nhằm tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mỗi cá nhân

Với khát vọng có cuộc sống bình yên, con người thời xưa luôn mong muốn hòa hợp với tự nhiên nên họ tỏ lòng tôn kính, thành tâm trước vạn vật

Trang 23

Họ tin rằng “vạn vật hữu linh” Nhận thức ấy đã trở thành phổ biến trong thời đại mà năng lực nhận thức thế giới của con người còn giới hạn Đó là cội rễ của những hình thức thờ cúng cây cối, các con vật linh, núi, sông, đất đá

Tín ngưỡng sùng bái con người

Người Việt xưa cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn Khi chết hồn lìa khỏi xác và đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng như cõi dương gian Vì thế, thờ cúng người chết đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến, có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người dân Đây là một tín ngưỡng bản địa, có truyền thống liền mạch từ cảm thức thiêng liêng

và tôn kính về duy trì nòi giống tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên của cả nước song hành và gắn bó với thờ cúng tổ tiên từng gia đình, gia tộc Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, dù đã đi vào cõi vĩnh hằng vẫn có mối liên hệ huyền bí, mạnh mẽ với con cháu, phù hộ, chỉ bảo họ tránh điều ác, giữ điều lành “người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên bàn thờ nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức Ngược lại, người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở họ một cách bí ẩn” [66] Niềm tin về mối liên hệ thiêng liêng giữa người sống và người chết, giữa hiện tại và quá khứ đã trở thành triết lí sống của người Việt, thành đạo lí nền tảng của cuộc sống được thể hiện trong ca dao, tục ngữ: chim

có tổ người có tông, sông có cội nước có nguồn Thể hiện trong đời sống thường nhật là phong tục, tạp quán, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản; cũng là một việc nghĩa vụ của người” [21, 67]

Trong gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt Nam còn có tục thờ Thổ Công, một dạng của Mẹ Đất Đây là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho một gia đình Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó:

Trang 24

đất có Thổ Công, sông có Hà Bá Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên rất quan trọng phải được thờ cúng tôn kính

Tín ngưỡng thờ thần của Việt Nam không chỉ đóng khung trong phạm

vi gia đình Ngoài các vị thần tại gia, còn có các thần linh chung của thôn, xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng - vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng Thành Hoàng có thể là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, những vị có công lập ra làng xã, những anh hùng dân tộc liên quan đến làng được vua thừa nhận, ban sắc phong thần Ngoài ra, còn có những Thành Hoàng vốn là những kẻ có “lí lịch” không hay ho gì như trẻ con,

ăn mày, ăn trộm, người mù Loại này bị gọi là tà thần Sở dĩ họ được thờ làm Thành Hoàng là những người này, theo niềm tin của dân làng, chết vào giờ thiêng nên đã ra oai (gây dịch bệnh cho người, gia súc, gây hỏa hoạn ) khiến cho dân nể sợ

Trong phạm vi dân tộc, người Việt Nam thờ vua tổ - vua Hùng Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú), nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa, trở thành đất tổ Ngày 10-3 là ngày giỗ Tổ Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử: Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng

Tử và Liễu Hạnh Tất cả tạo nên một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc

Đất nước, quê hương của người Việt là sản phẩm gắn bó máu thịt với con người, được trao truyền từ đời này qua đời khác Con người sống với đất nước của mình bằng tất cả ý thức trách nhiệm và tình cảm, được vun đắp theo

bề dày lịch sử, tạo thành tâm thức cộng đồng, thành cái thiêng liêng chi phối cách sống của họ Bắt rễ từ ý thức trách nhiệm và tình cảm sâu nặng với mảnh đất và con người như vậy, cái thiêng của người Việt không tồn tại trong lời cầu nguyện một hạnh phúc mơ hồ, không tồn tại lơ lửng trong lời răn đe trừng

Trang 25

phạt tội lỗi, không lưu truyền bằng ngôn ngữ hóc hiểm của kinh thánh hay các khái niệm mù mờ của thần học Nó tồn tại trong đời sống thực tiễn cảm tính của con người và truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng kinh nghiệm sống, bằng sự minh triết dân gian, bằng phong tục và lễ nghi, bằng cung cách ứng xử của con người với thiên nhiên và giữa con người với nhau

Tìm hiểu văn hóa tâm linh trong Sơ kính tân trang, chúng tôi tập trung

khai thác yếu tố tâm linh trong tín ngưỡng dân gian Những niềm tin tâm linh

đã tồn tại qua bao biến thiên của lịch sử Niềm tin ấy dẫu có lúc bị cho là duy tâm thần bí, mê tín dị đoan nhưng nó đã nhất thành bất biến trong tâm thức người Việt

Tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo khác

Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo gắn với đời sống tâm linh của mình Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo theo tinh thần thiết thực, dung hòa, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng Đạo Phật, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo đều được du nhập và tồn tại Tuy nhiên dấu ấn của tư tưởng Nho - Phật - Đạo còn ảnh hưởng lớn và

ăn sâu trong tâm thức người Việt không chỉ trong văn học mà còn trong triết

lý sống Đặt biệt chữ “Tâm” làm nội dung cốt lõi của học thuyết Phật giáo có liên quan đến sự khai thác triệt để thế giới tâm linh, sự huy động tối đa cái phần vô thức, tâm thức, tiềm thức, cảm thức con người hơn là phần ý thức, tự thức, nhận thức Vì thế đạo Phật có ảnh hưởng lớn và để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống tâm linh của người Việt Nam

Bên cạnh những yếu tố văn hóa nội sinh, nền văn hóa tâm linh Việt Nam còn được hình thành trên cơ sở giao thoa và tiếp biến với những yếu tố văn hóa tâm linh khác của nhân loại Nho giáo, theo các nhà nghiên cứu, truyền vào nước ta từ rất sớm vào năm 111 trước công nguyên theo con đường đô hộ, cai trị mà nhà Hán áp đặt lên “thuộc địa” sau một cuộc thôn

Trang 26

tính Nhà nghiên cứu Trần Nghĩa dẫn An Nam chí lược cho biết Tích Quang,

Nhâm Diên hai thái thú cai trị người Việt là những người đầu tiên truyền bá Nho học vào nước ta: “Tích Quang người Hán Trung, trong thời vua Bình Đế (1-5 CN) làm Thái thú Giao Chỉ, lấy lễ nghĩa dạy dân Nhâm Diên…thông hiểu Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu… làm thái thú quận Cửu Chân” [77, tr 150] Là một học thuyết thiên về chính trị - đạo đức, nhưng Nho giáo cũng quan tâm đến văn hóa tâm linh Nho giáo có hệ thống quan niệm riêng

về Trời, đấng tối cao (Thiên chi sinh vật – trời sinh ra muôn vật, vạn vật bản

hồ thiên – trời là cái gốc của vạn vật…) về quỷ thần (kính quỷ thần nhi viễn chi – tôn trọng quỷ thần nhưng tránh xa, tế thần như thần tại – tế thần như có thần ở đó…); về mối quan hệ giữa con người với trời và quỷ thần (quân tử úy thiên mệnh – người quân tử phải biết sợ mệnh trời, ngũ thập nhi tri thiên mệnh – năm mươi tuổi con người mới biết mệnh trời …), về lẽ sinh tử của con người (sinh kí dã, tử quy dã – sống là gửi vậy, thác là về vậy, tử tất quy thổ, cốt nhục tệ ư hạ, âm vi dã thổ, kì khí phát dương ư thương vi chiêu minh – chết thì hài cốt chôn xuống đất, dần tan đi, còn lại cái khí tinh anh thì lên trên khoảng không gian rực rỡ…) Thông qua con đường “giáo hóa” của chính quyền đô hộ, những tư tưởng, quan niệm chủ đạo của Nho giáo nói chung và những tư tưởng, quan niệm về văn hóa tâm linh nói riêng kể trên đã truyền bá đến người Việt, được người Việt tiếp thu, dung nạp và cải biến cho phù hợp với nền văn hóa bản địa

Xuất phát từ Ấn Độ, Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới Phật giáo truyền bá vào Việt Nam theo hai con đường Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác quyết chính xác thời điểm Phật giáo du nhập vào nước ta Hiện đang tồn tại hai luồng ý kiến về vấn đề này Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng thế kỉ thứ III đến thứ II trước công nguyên Nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát đồng ý với quan điểm này khi nhận định về sự xuất hiện

Trang 27

của sư Phật Quang trong lịch sử Phật giáo nước nhà: “Cho nên, giả thiết sự tồn tại của nhà sư Phật Quang giữa thế kỉ thứ III hay thứ trước Dương lịch có thể chứng minh được” [63,25] Luồng ý kiến thứ hai cho rằng Phật giáo vào nước ta ở thời điểm sau công nguyên Đây là quan điểm của các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Lang Học giả Nguyễn Văn Huyên viết

trong Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam: “đạo Phật được đưa vào Việt

Nam hồi thế kỉ II và III bởi những người Trung Quốc tị nạn tại Việt Nam sau khi Linh Đế nhà Hán từ trần năm 189” [30, 1018] Nhà nghiên cứu Nguyễn

Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận cũng nhận định: “Đạo Phật truyền vào

Việt Nam khoảng đầu kỉ nguyên Tây lịch” [39, 15] Sau khi thâm nhập vào Việt Nam, với hệ thống tư tưởng, giáo lí chặt chẽ và sâu sắc về tâm linh như luân hồi, nghiệp báo, nhân quả, vô minh, tứ diệu đế đề cao từ bi, hỉ xả, cứu rỗi, cùng với những việc làm mang tính chất thiện nguyện (ban lộc, chữa bệnh, cầu siêu trong tang ma…), Phật giáo nhanh chóng lan tỏa và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa tinh thần – tâm linh của người Việt Cũng như Nho giáo, trong quá trình truyền giáo, Phật giáo đã có những điều chỉnh nhằm thích nghi với tín ngưỡng văn hóa bản địa Phật giáo dung hòa với đạo Mẫu: “các chùa Việt Nam thường có các bàn thờ Mẫu, tức nữ thần Mẹ” [61, 9] Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, hệ thống chùa Tứ Pháp (Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện) thờ cúng các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp: “là chứng tích cho sự kết hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc nguyên thủy ở Việt Nam” [61, 9]

Về thời điểm Đạo giáo truyền bá vào nước ta, nhà nghiên cứu Trần

Nghĩa dẫn sách Lí hoặc luận cho biết: “Hồi bấy giờ, sau khi Linh Đế mất (189

CN), thiên hạ loạn lạc, chỉ có Giao Châu là còn hơi yên tĩnh Nhân tài phương Bắc đều lánh về đây ở, phần nhiều theo phép tịch cốc, trường sinh, đương thời

có nhiều người theo học” [55, 155] Đoạn trích trên chỉ cho biết Đạo giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ thứ II sau công nguyên chứ không nêu

Trang 28

ra được mốc thời gian cụ thể Đạo giáo với hai phái đạo thần tiên và đạo phù thủy có hệ thống quan niệm về tâm linh riêng với các đấng tối cao là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân Đạo giáo quan niệm con người là bất tử Sự bất tử sẽ đến với con người thông qua tu đạo, phép dưỡng thân, qua những viên “linh đan” luyện bằng phép thuật bí truyền Sau khi thâm nhập vào nước ta, Đạo giáo cũng phát triển rất mạnh Người Việt không chỉ dung nạp những hệ thống tư tưởng, quan niệm về tâm linh mà còn tiếp thu cả những thuật phong thủy, bói toán, bùa chú… của Đạo giáo Mặt khác, trong quá trình du nhập vào nước ta, Đạo giáo cũng nhanh chóng hòa nhập với các tín ngưỡng văn hóa bản địa Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh đã viết về quá trình Đạo giáo xâm nhập vào tín ngưỡng thờ Mẫu như sau: Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác đã tiếp thu Đạo giáo Trung Quốc về nhiều phương diện Đó là các quan niệm về tự nhiên…về quan niệm Tứ Phủ, Tam Phủ Ngay lễ thức lên đồng tuy mang sắc thái đạo Mẫu Việt Nam rõ rệt nhưng không phải không chịu những ảnh hưởng của hình thức nhập đồng của Đạo giáo Trung Quốc [55, 32 - 33]

Khi người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo cũng là quá trình sáng tạo thêm những tôn giáo mới phù hợp với văn hóa của mình Tuy nhiên tín ngưỡng dân gian luôn là cơ

sở gốc của đời sống tâm linh nên những hành vi cúng lễ của người dân Việt bao giờ cũng mang tính thực dụng cao Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu, tài lộc may mắn Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ màu sắc khác nhau, bất kể bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với nhau như thế nào Đó cũng là cơ

sở quan trọng hình thành niềm tin tâm linh làm phong phú cho bức tranh văn hóa tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam

Trang 29

1.1.3 Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm

Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm chịu ảnh hưởng từ văn học dân gian: Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm rất phong phú Yếu tố tâm linh

là một phương diện nghệ thuật tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, dấu ấn riêng cho truyện thơ Nôm Nếu xét theo tiến trình văn học thì các yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm là sự kế thừa, phát huy của yếu tố tâm linh từ văn học dân gian Những yếu tố kỳ ảo, thần kỳ về Trời, Phật, Thần, Tiên đã từng có trong truyện thần thoại, truyền thuyết để lý giải sự hình thành các hiện tượng của

thế giới tự nhiên, trời đất và con người (Thần Trụ Trời, Nữ Oa, Sơn Tinh –

Thủy Tinh, Trọng Thủy – Mỵ Châu, Thánh Gióng ) Chi tiết mang thai muộn

màng từ ngôi sao sa qua lời cầu nguyện để sinh ra công chúa Nam Việt

(Hoàng Trừu) cũng có nét gần gũi, ly kỳ với sự mang thai kỳ lạ để sinh ra

Thánh Gióng (từ việc ướm thử bàn chân lên vết chân lạ của mẹ Thánh

Gióng) Các yếu tố thần kỳ ở phần đầu của Truyện Chàng Chuối” có cơ sở từ cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh (Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh)

Tất các các yếu tố kỳ ảo, phép thuật, yếu tố thần kỳ hóa thân của Tấm trong

truyện thơ Nôm Chuyện cái Tấm – cái Cám đều là những chi tiết, yếu tố có trong truyện cổ tích Tấm Cám

Nếu như văn học dân gian đặc biệt là truyện cổ tích luôn có hai phe đối lập giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác thì người tốt, phe thiện dù có trải qua biết bao gian nan, thử thách nhưng cuối cùng cũng được trả lại sự công bằng, được hưởng hạnh phúc đó cũng là kết thúc có hậu của truyện cổ dân gian Chúng ta cũng bắt gặp kết thúc có hậu ở truyện thơ Nôm theo luật nhân quả: thiện phải

thắng ác, chính phải thắng tà đó là triết lý ngàn đời của dân tộc Truyện Phạm

Công – Cúc Hoa mà dừng lại ở trường đoạn nàng Cúc Hoa chết yểu để lại hai

đứa con thì thật tội nghiệp Còn chàng Phạm Công đã chịu cực hình chặt tay, khoét mắt, đục răng, vì tình yêu chung thủy, thế mà lại không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn với nàng Cúc Hoa thì cũng thật trái đạo lý Vì thế, nàng Cúc Hoa

Trang 30

phải được tái sinh để hưởng hạnh phúc lâu dài với Phạm Công, một người chồng

đã vượt qua bao cực hình vì mối tình chung thủy son sắt với nàng Điều đó không chỉ thể hiện ước nguyện của nhân dân, mà còn thể hiện ý chí chiến đấu mãnh liệt của họ trước mọi thế lực bạo tàn của xã hội Điều đó cũng chính là cơ

sở tư tưởng của mô hình kết thúc có hậu Kết thúc có hậu là quy luật có tính tất yếu và là đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm nói chung Ngay cả những

truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang, truyện Hoa tiên, truyện Lục Vân Tiên… cũng

đều tuân thủ quy luật này, nghĩa là truyện đều phải có kết thúc có hậu như kết thúc có hậu của truyện cổ tích

Bên cạnh đó, để thực hiện mô hình kết thúc có hậu truyện thơ Nôm bình dân thường sử dụng các yếu tố thần kỳ như trong văn học dân gian Lý Công đi đánh Hung Nô cũng do có phép trời mà thắng giặc, cánh tay bị lóc thịt của Thoại Khanh sau đó cũng được Ngọc Hoàng cho thuốc linh đơn đắp vào, nhờ thế thịt da lại đầy đặn như xưa… Thạch Sanh nhờ có phép lạ đã chiến thắng xà tinh giải thoát cho công chúa… Các hiểu hiện của các yếu tố

thần kỳ đó ta cũng dễ thấy trong một số truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh

– Thủy Tinh

Nếu như văn học dân gian gởi gắm sự mơ ước của con người thì thế giới tâm linh về Trời, Phật, Thần, Tiên và phép thuật trong truyện thơ Nôm thể hiện tính kế thừa văn học dân gian đậm nét và sinh động nhất Phật đã nhiều lần giúp đỡ cho cô Tấm hiền lành vượt qua buồn khổ, ấm ức trước sự ích kỷ của mẹ con Cám Phật đã giúp cho Tấm hóa thân nhiều lần vào chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị để cuối cùng được gặp lại nhà vua Thị Kính trải qua nhiều oan trái nhưng vẫn làm được ba điều to lớn đó là đền đáp công

ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người Tinh thần Phật giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ để bà Thị Kính trở thành Tiểu Kính Tâm và sau đó Tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm Trời đã

Trang 31

cho Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa được cải tử hoàn sinh và trời cũng trừng trị Tào Thị, vua Trang Vương, Trịnh Hâm, mẹ con Lý Thông

để thực hiện chân lý về luật nhân quả Phép lạ trong truyện thơ Nôm trở thành một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc góp phần tạo nên sự thành công của

nội dung, tư tưởng truyện thơ Nôm (Thạch Sanh, Mã Phụng – Xuân Hương,

Bà Chúa Ba, Truyện Chàng Chuối, Chuyện Cái Tấm – Cái Cám, Phạm Công – Cúc Hoa, Truyện Kiều ) Phép thuật, phép lạ là những yếu tố nghệ thuật

đặc trưng của thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích của văn học dân gian

Đặc biệt thế giới Trời Phật – thần tiên và tín ngưỡng thờ cúng biểu hiện khá nhiều trong truyện thơ Nôm, xuất phát từ tín ngưỡng dân gian Việt Nam, các hiện tượng tâm linh như giấc mộng, điềm báo, biến hóa

Các hiện tượng về phép lạ, phép thuật, các yếu tố kỳ ảo của truyện thơ Nôm ảnh hưởng từ Phật giáo, Đạo giáo rất gần gũi với các truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương, Tiên Dung – Mị Nương Các mô típ đầu thai, hóa

kiếp, hoàn sinh ở truyện thơ Nôm Phạm Tải – Ngọc Hoa, Chuyện cái Tấm –

cái Cám rất gần gũi với Truyện cổ tích Dã Tràng, Trương Chi của văn

học dân gian

Hiện tượng tâm linh về giấc mộng, điềm báo, sự biến hóa ở truyện

thơ Nôm Phạm Công – Cúc Hoa, Truyện Kiều, Mã Phụng – Xuân Hương,

Truyện Chàng Chuối, Thạch Sanh thường gặp trong truyền thuyết Trọng Thủy – Mỵ Châu, Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh

Mắt của nàng Thoại Khanh được sáng lại (Thoại Khanh – Châu Tuấn),

Bạch Hoa bị Vua Hung Nô ra lệnh cắt mũi, xẻo tai, chặt hết chân tay nhưng

nhờ có phép tiên nàng được lành lặn và xinh đẹp (Lý Công) Những chi tiết này rất gần gũi với truyện cổ tích dân tộc Tày (Hai ông Trạng nhỏ) Anh

chàng què đã hết tàn tật khi sợi dây rừng bật mạnh trúng khớp xương tàn tật của anh Anh chàng què cầm dây xem thử và lấy dây xoa thử vào mắt anh mù Anh mù ngứa mắt dụi mấy cái thì mắt đã nhìn thấy mọi vật Hai em học trò

Trang 32

thông minh cũng nhờ sợi dây thừng ấy mà được hoàn sinh, thoát chết Anh

mù và anh què đã biết sợi dây rừng là thuốc quý, hai người đã lấy nhựa cây xoa khắp xác hai em học trò và hai em đã sống lại Linh hồn, chiêm bao, sự hóa kiếp, đầu thai và luật nhân quả của Truyện thơ Nôm đã có trong truyện cổ

tích dân tộc Việt Kéo cày giả nợ

Truyện cổ tích Kéo cày giả nợ có khá nhiều yếu tố tâm linh về linh hồn,

chiêm bao, hóa kiếp, luật nhân quả và cả việc ảnh hưởng của triết lý âm – dương trong tín ngưỡng dân gian Tất cả các yếu tố này được thể hiện sinh động trong truyện thơ Nôm của văn học Trung đại

Hàng loạt truyện thơ Nôm chứa yếu tố tâm linh tương đồng với truyện

cổ dân gian Truyện Chàng Chuối với chi tiết đội lốt cá chuối, chi tiết thần kỳ

có đầy đủ sính lễ để cưới nàng Lý Dung Sau đó, chàng Chuối trút lốt cá chuối trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú để sống hạnh phúc với Lý Dung

Lý Dung bị hai người chị hãm hại nhưng sau cùng cũng được đoàn tụ với

chàng Chuối Tất cả chi tiết này trong truyện thơ Nôm Truyện Chàng Chuối

đã kế thừa, tương đồng với các chi tiết đội lốt dê, nhờ yếu tố thần kỳ chàng

Dê có đủ sính lễ cưới cô con gái thứ ba của phú ông Rồi chàng Dê cũng trút lốt dê thành người, vợ chàng cũng bị hai người chị hãm hại (truyện cổ tích

Lấy chồng Dê), cũng như truyện cổ tích Lấy vợ Cóc, các chi tiết đội lốt cóc,

trút lốt cóc biến thành người tuyệt đẹp của nàng Cóc Linh hồn chàng Trương Chi ẩn trong cây bạch đàn, trong khối ngọc, trong bộ chén nhỏ để tiếp tục hát cho Mị Nương nghe và mong Mị Nương hiểu được chàng (truyện cổ tích

Ngày xưa có anh Trương Chi) Những chi tiết này gần với các chi tiết hóa

thân của Tấm trong truyện thơ Nôm Chuyện cái Tấm – cái Cám Các chi tiết thần kỳ, phép tiên giúp đỡ Tấm trong truyện thơ Nôm Chuyện cái Tấm – cái

Cám cũng xuất phát từ truyện cổ tích Lấy vợ Cóc Nàng Cóc nhờ có phép tiên

mà có những món ăn ngon, có quần áo đẹp để chồng dâng lên cho thầy và làm đám học trò phải sững sờ, ngạc nhiên quá đỗi Những câu chuyện chứa yếu

Trang 33

tố linh hồn trong truyện thơ Nôm cũng có từ truyện cổ dân gian Sinh con rồi

mới sinh cha Các yếu tố tâm linh về thần tiên trong truyện thơ Nôm cũng có

từ truyện cổ tích Tiên thử lòng người, Lấy vợ Cóc, Truyện Từ Thức lên cõi

tiên, Vương Chất gặp tiên Các yếu tố tâm linh về số mệnh của truyện thơ

Nôm đã có từ truyện cổ tích Truyện Tô Hiến Thành và thần linh

Nhìn chung, truyện thơ Nôm mang dấu ấn rất đậm của văn học và tín ngưỡng dân gian Điều này minh chứng cho sự ảnh hưởng rất lớn của văn học dân gian đối với văn học viết Tìm hiểu thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm là tìm hiểu sự kế thừa, tiếp nối đáng trân trọng của những sáng tác văn học viết từ văn học dân gian

Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm chịu ảnh hưởng từ Nho Phật – Đạo: Ngoài sự kế thừa của văn hóa tâm linh trong văn học và tín

-ngưỡng dân gian, truyện thơ Nôm còn ảnh hưởng và chi phối bởi tinh thần, tư tưởng khá lớn của văn hóa ngoại sinh qua tín ngưỡng tôn giáo Nho – Phật – Đạo Cả văn xuôi và truyện thơ Nôm của văn học Trung đại đều mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian qua phong tục thờ cúng, qua niềm tin vào thế giới linh thiêng Bên cạnh đó, những tư tưởng của tôn giáo Nho – Phật – Đạo chi phối rất rõ trong đời sống tinh thần của người Việt Nam

Trong truyện thơ Nôm sự chi phối của Nho giáo được thể hiện rất rõ qua những mối quan hệ của con người trong đời sống như vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bè bạn với những phẩm chất tốt đẹp trung, hiếu, tiết, nghĩa của con người Đó cũng là cơ sở giúp con người vượt qua những bế tắc khi gặp phải biến cố và giúp họ có thêm nghị lực trong đấu tranh để bảo vệ tình

yêu, tình cảm vợ chồng để sống tròn đạo nghĩa (Phạm Công – Cúc Hoa,

Phảm Tải – Ngọc Hoa, Lý Công, Hoàng Trừu, Truyện Chàng Chuối, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Phù Dung tân truyện, Lâm Tuyền Kỳ Ngộ, Lục Vân Tiên )

Nho giáo cho rằng mọi việc đều do ý trời: Họa – phúc, may – rủi, vui –

Trang 34

buồn, giàu – nghèo, sống – chết đều do thiên mệnh tiền định Muốn biết được nguồn gốc của tất cả các mặt đối lập trên thì Phật giáo, Đạo giáo lại là chỗ dựa tinh thần nhiều nhất và giúp con người lý giải những căn nguyên trong cuộc đời Những tư tưởng và tinh thần của Phật giáo là nơi trú ngụ, tồn tại cho niềm tin của con người trong xã hội lúc bấy giờ Vì thế, Phật giáo giúp cho con người củng cố niềm tin đối với cuộc đời Tấm qua nhiều lần hóa thân cuối cùng trở lại thành hoàng hậu xinh đẹp và sống hạnh phúc bên nhà vua, Thạch Sanh nên duyên cùng công chúa, Phạm Tải – Ngọc Hoa được sum họp, chàng Chuối và Lý Dung được mãi sống bên nhau giúp con người tin rằng người hiền lành sẽ được phù trợ, sẽ được hạnh phúc, kẻ bạc ác gian tham sẽ bị trừng trị Sự quyết tâm tu luyện của Chúa Ba, sự chịu đựng oan ức của Thị Kính cho con người hiểu rằng sự nhẫn nhục, khổ đau, hy sinh của con người ở thế gian đều được Trời, Phật, Thần, Tiên thấu rõ và sẽ có sự can thiệp để đem đến kết thúc có hậu, hợp lẽ đời

Với ảnh hưởng của Phật giáo, truyện thơ Nôm thể hiện thế giới với những hỉnh ảnh phong phú, liên quan đến quan niệm của Phật giáo Thế giới thiên đình là nơi thần tiên thoát tục, nơi đến cho những người sống hiền lương, nhân đức Còn thế giới âm phủ với nhiều chi tiết ghê sợ, con người bị trừng phạt sau khi chết đã có tính giáo dục, răn đe khá cao Sự kỳ ảo qua lời khấn nguyện thành tâm của Chúa Ba đã cứu được ngục tù thoát khỏi cảnh khảo tra và thực sự mang đến cho âm phủ cảnh yên vui, hạnh phúc của thiên đường Cũng chính yếu tố kỳ ảo, sau khi trải qua nhiều oan ức trong cuộc đời, Thị Kính được tôn ngôi Phật và những người thân của Thị Kính, của Bà Chúa

Ba cũng được nhập dòng tiên, cũng được lên thượng giới dể sống một cuộc đời mới Một cuộc đời thoát tục, yên bình, chấm dứt mọi khổ đau

Có thể nói chính những yếu tố tâm linh là cơ sở, là yếu tố “kỹ thuật” dể giúp truyện thơ Nôm đi đến kết thúc có hậu Dù tác giả xây dựng, tạo ra tình tiết phát triển rắc rối của câu chuyện đến đâu đi nữa nhưng cuối cùng người

Trang 35

kể cũng phải dừng lại ở chỗ đẹp nhất, có hậu nhất thì mới thỏa mãn được tâm

lý người đọc Bởi vì, triết lý ngàn đời của dân gian đã ăn sâu trong tiềm thức của con người: thiện phải thắng ác, chính phải thắng tà, hạnh phúc phải đến với người hiền, kẻ gian ác phải bị trừng phạt Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ được kế thừa từ văn học dân gian, những kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích nhưng thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm đã làm cho truyện vừa có yếu

tố bay bổng, thần kỳ nhưng lại gần gũi với cuộc sống đời thường hơn Thế giới của truyện thơ Nôm là thế giới gần với hiện thực đời sống hơn so với thế giới của truyện cổ tích Chính vì vậy, ước mơ của nhân dân cũng gần gũi với hiện thực hơn

Bên cạnh đó, thế giới tâm linh đã đưa con người đến thế giới kỳ diệu, bay bổng đã giúp cho con người xóa bớt đi những hiện thực trần trụi, đời thường lắm bất công, oan trái Cảnh Cúc Hoa hiện về trong đêm khuya để vỗ

về con như cho người đọc cảm giác xúc động về lòng mẫu tử để từ đó con người trân trọng hơn những hạnh phúc mình đang có trong cuộc đời Chi tiết tiếng đàn thần của nàng Thoại Khanh giúp Thoại Khanh – Châu Tuấn được hội ngộ tương phùng, tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho Công chúa và Thạch Sanh nên duyên Những chi tiết trên đã giúp cho con người có niềm tin vào những thế lực thần bí sẽ phù trợ những người hiền gặp nạn Cũng chính những yếu tố kỳ ảo, thần kỳ đã giúp cho con người có niềm hy vọng và ước

mơ trong cuộc đời

Nhìn chung, với sự ảnh hưởng của triết lý âm dương, sự kế thừa yếu tố tâm linh trong tín ngưỡng dân gian và sự ảnh hưởng tư tưởng, tinh thần của văn hóa ngoại sinh Nho – Phật – Đạo là cơ sở hình thành thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm Chính thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm là thành quả biểu hiện sinh động xã hội nước ta thông qua đời sống tinh thần, thế giới tâm linh của con người trong xã hội lúc bấy giờ

1.2 Phạm Thái và Sơ kính tân trang

Trang 36

1.2.1 Về tác gia Phạm Thái và sự nghiệp sáng tác

Phạm Thái sinh ra và lớn lên ở làng An Thị, xã An Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội) Ông là con Trạch Trung hầu Phạm Đạt, một võ tướng cao cấp đời Cảnh Hưng, đã khởi chống Tây Sơn nhưng thất bại Phạm Thái mồ côi mẹ từ bé, lúc mới 4 tuổi Lớn lên, ông tinh thông cả văn lẫn võ Ông còn có những tên khác như Chiêu

Lỳ, Phạm Phượng hay Phạm Phượng Sinh hoặc Đan Phượng, tên hiệu là Trọng Bạch Đường hoặc Trọng Bạch Khi đi tu ông có tên pháp hiệu là Phổ Chiêu thiền sư, nên được gọi là Ông Sư Chiêu Mỗi cái tên đều gắn liền với những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời ông Ngoài ra, ông còn có quán hiệu là An Thường là tên ghép từ thôn An Thị và xã An Thường

Cha Phạm Thái là một võ tướng Ông nuôi chí phục hưng cho nhà Lê nhưng đều thất bại Chí hướng này của Phạm Công đã ảnh hưởng lớn đến Phạm Thái Nối chí theo cha, Phạm Thái cũng tang bồng hồ thỉ với ước nguyện tìm được minh chủ phò Lê Phạm Thái ôm khát vọng này mà bỏ lỡ con đường công danh, hôn nhân, gia đình… Bởi lẽ, Phạm Thái không giống với nhiều người khác, quan điểm của ông khá nhất quán “trung thần bất sự nhị quân” Nếu lực lượng nào đi ngược với lý tưởng của ông đều là đối nghịch Đó là lý do vì sao Phạm Thái với 36 năm cuộc đời đều đi tìm con đường phục dựng nhà Lê, bỏ qua sự tiến bộ, sức mạnh vượt bậc của phong trào nông dân Tây Sơn

Phạm Thái cũng như nhiều Nho sĩ giai đoạn thế kỷ XVIII – đầu XIX đều sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh hết sức loạn lạc Sự thay ngôi đổi chủ diễn ra dồn dập như một giấc mộng Ba lần Nguyễn Huệ ra Bắc, dẹp tan quân Thanh, phù Lê diệt Trịnh, thống nhất đất nước Tuy nhiên, nhà Tây Sơn tồn tại không lâu đã bị thay thế bởi nhà Nguyễn - Gia Long Phạm Thái bất mãn thời cuộc, lẩn tránh chính quyền mới, bước chân ngao du đưa ông đi khắp nơi Ông

đã từng đến vãng cảnh chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh), làm bạn lâu năm với Phổ

Trang 37

Tĩnh thiền sư, tại đây ông khoác áo thiền sư và lấy pháp hiệu là Phổ Chiêu thiền sư Có khi ông lại lưu lạc đến tận Đồ Sơn (Hải Phòng), Yên Tử, Vạn Ninh (Quảng Ninh) Cũng có khi người ta lại thấy ông lạc bước đến tận miền sơn cước Hy Cương, Phú Thọ Vì say mê nước non Ninh Bình mà ông đã dừng chân làm tăng sư ở chùa Kim Sơn (Ninh Bình) Phạm Thái tìm quên trong thơ, rượu, trong thú vui non nước để sống cuộc đời lãng tử của mình

Năm 25 tuổi, Phạm Thái thấy cuộc thế đổi thay, nhà Tây Sơn đã mất Ông không còn chịu sự truy đuổi gắt gao của triều đại này nữa nên ông đến xã Thanh Nê, xứ Sơn Nam làm môn nhân cho Thượng thư Tiến sĩ Trương Đăng Quỹ, tức cha của Trương Đăng Thụ và Trương Quỳnh Như Ông đến đây mục đích trước tiên để viếng bạn của mình là Trương Đăng Thụ Vì mến mộ văn tài của Phạm Thái mà Trương Đăng Quỹ đã giữ ông ở lại cùng làm bạn văn chương Tại đây, Phạm Thái cùng Trương đại nhân lập ra thi xã để cùng Nho

sĩ trong vùng xướng họa văn chương Chính ở đây, Phạm Thái được gặp Trương Quỳnh Như dưới vóc hình nam nhân, cả hai đều rất tâm đầu ý hợp trong lời thơ, tiếng văn Sau này, Phạm Thái phát hiện ra nàng là nữ nhân, thầm thư từ qua lại và hai người cùng thề nguyền ước hẹn duyên sắc cầm Mối duyên của kẻ tài tử giai nhân được sự tác thành của Trương đại nhân nhưng mẹ của Trương Quỳnh Như lại không chấp nhận một người con rể nghèo khó, thân phận long đong đất khách quê người như Phạm Thái Bà muốn gả con gái cho một người giàu có, gia thế lớn mạnh trong vùng dù chẳng giàu có về văn chương chữ nghĩa tên là Trịnh Nhị Quỳnh Như chịu nhiều áp lực từ phía người mẹ nên mang bệnh ưu uất rồi qua đời Phạm Thái

từ đó cũng rời bỏ nhà họ Trương, lang thang đó đây, lấy rượu thơ nàm thú vui qua ngày Cái tên Chú Lỳ ra đời từ đó Từ đó về sau, Phạm Thái không lấy ai, mãi mãi ôm ấp mối tình với cô gái họ Trương đến lúc đi vào cõi vĩnh hằng

Trong thời gian này, Phạm Thái bán sạch điền sản tại quê nhà để có kinh phí ngao du đồng thời dừng chân nơi đâu lại làm nghề dạy chữ kiếm ăn

Trang 38

Việc này được Nguyễn Tử Mẫn ghi chép trong Chiêu Tôn sư tân trang truyện

thuyết: “Cha tôi thuở nhỏ thất học, sinh bá huynh tôi, mong giúp con trưởng

thành, thấy thơ ông công chữ rất khéo vời về làm thầy cho con Mỗi khi ông giảng sách, tôi đứng cách một bức vách mà lén nghe, để làm tập thơ quốc âm Còn làm văn thì cũng tạm được chút ít Khi trưởng huynh tôi khải mông cho, rồi lại được cha và anh ngâm đọc những điều ông viết, lòng thực ái mộ Đã gắng mà làm theo thì cũng theo được đôi chút Ông thực sự là tổ sư của tôi vậy.” [12;16] Đây là một trong số rất nhiều nơi Phạm Thái đã dừng chân dạy học Cùng với việc dạy học, Phạm Thái vẫn tiếp tục sáng tác văn chương như soạn văn thơ, câu đối, hoành phi, văn bia, văn tế… để kiếm sống qua ngày

Năm 1813, Phạm Thái mất tại Thanh Hóa khi mới 37 tuổi Nguyên nhân cái chết của ông chưa thấy sách vở nào ghi chép tường tận Người ta chỉ biết rằng, ông đã ra đi tại một nơi đất khách quê người trên bước đường tha hương của mình, ôm ấp mối tình với một người con gái duy nhất, một lý tưởng duy nhất xuống dưới mồ sâu

Phạm Thái sáng tác không nhiều Toàn bộ di sản văn chương của ông

được ghi chép đầy đủ nhất hiện nay là cuốn Phạm Thái toàn tập, do Sở

Cuồng Lê Dư phiên chú, Trần Trọng Dương khảo cứu, hiệu chú Tất cả bao gồm 62 đơn vị tác phẩm, trong đó 6 đơn vị tác phẩm đã bị thất truyền Còn lại

56 đơn vị tác phẩm vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay

Những tác phẩm đã thất truyền có Quân yếu, Văn bia mộ Thanh Xuyên

hầu (Hán văn), Phạm gia phả ký, Trọng Bạch Đường thư, Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập, Thanh Nê thập vịnh thi

56 đơn vị tác phẩm còn lại có những đơn vị tác phẩm tồn tại độc lập,

cũng có những đơn vị tác phẩm nằm trong tập truyện thơ Nôm Sơ kính tân

trang được tách ra khảo cứu đơn lẻ Đó là những bài thơ, khúc từ được xướng

họa bởi cặp đôi tài tử giai nhân Phạm Kim – Trương Quỳnh Thư, Phạm Kim – Thụy Châu

Trang 39

Có thể phân loại 56 đơn vị tác phẩm này theo thể loại như sau:

Thơ Nôm đường luật có 28 bài Chiếm số lượng nhiều nhất trong di sản văn chương của ông So với nhiều tác gia đương thời, số lượng này khá khiêm tốn, tuy nhiên, về chất lượng những tác phẩm thơ Nôm Đường luật của Phạm Thái vẫn có giá trị đáng kể Ông có một phong cách thơ riêng không hề lẫn với bất kỳ ai khác Những tác phẩm thơ Nôm Đường luật tiêu biểu của ông có

thể kể đến như Họa thơ mừng tiệc sinh nhật của quan Thanh Xuyên hầu, Diễn

thơ Trương Tứ Lang, Đề tòa nhà Nghĩa Lư 1, Ngôn chí 1, 2, Núi con voi, Đối nguyệt cảm ứng, Trời đông nghe trống đánh…

Câu đối: Phạm Thái còn lại 9 đôi câu đối Có thể những câu đối này được ông làm trong thời gian cuối đời nay đây mai đó ở chùa Kim Sơn, dạy học ở các tư gia… Các cặp câu đối đều đạt đến độ hài hòa về ý tứ, âm điệu, nghệ thuật dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh…

Văn Nôm gồm có các bài như Văn tế Trương Quỳnh Như, Chiến tụng

Tây Hồ Phú, 3 chùm văn phổ khuyến chúng sinh được làm khi ông ở chùa

Tiêu Sơn… Những bài biền văn này thể hiện được kỹ thuật điêu luyện của Phạm Thái, các liên đối được bố cục nhịp nhàng, ngôn ngữ gần gũi dễ hiểu, các từ cảm thán, hình ảnh được sử dụng khá sáng tạo

Phú Nôm có một bài Chiến tụng Tây Hồ phú Tác phẩm này là lời đối

đáp của một thần tử nhà Lê chiến lại thần tử nhà Tây Sơn Tác phẩm là lời phản biện với nhà Tây Sơn về quan điểm chính trị vể biểu tượng của chế độ Phạm Thái có ý thức rất rõ trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu

từ, điển cố, chi tiết lịch sử… với dụng ý đối lập hoàn toàn với Tụng Tây Hồ

phú của Nguyễn Huy Lượng

Từ Nôm có 6 bài Thành công lớn của Phạm Thái ở truyện thơ Nôm và thơ Nôm đường luật đã có nhiều người khẳng định nhưng với thể loại từ cũng

là một sáng tạo độc đáo của ông nhưng chưa được nhiều người quan tâm

nghiên cứu Phạm Văn Ánh trong công trình Thể loại từ Việt Nam thời trung

Trang 40

đại: văn bản, tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, công

bố 4 bài từ của Phạm Thái là Tây Giang nguyệt 1,2; Nhất tiễn mai 1,2 đều được ghi chép trong truyện Nôm Sơ kính tân trang Theo thống kê, phân loại của Trần Trọng Dương, Phạm Thái có tất cả 6 tác phẩm từ: Tây Giang nguyệt

1,2; Nhất tiễn mai 1,2; Tiễn mai 1,2, bổ sung thêm 2 bài từ được ghi chép

trong Châu sơ kim kính lục Đây là 6 bài từ được sáng tác theo 2 điệu phổ biến từ lâu đời của Trung Hoa là Tây Giang nguyệt và Nhất tiễn mai

Phạm Thái để lại cho đời không nhiều tác phẩm nhưng những tác phẩm được ông sáng tác đều thuộc hạng tuyệt bút Chỉ 56 tác phẩm còn lại nhưng trải đều ở nhiều thể loại văn học, có thể loại vay mượn, có thể loại nội sinh… Thể loại nào cũng trở nên nhuần nhụy, tinh tế, đầy sức sống, sức sáng tạo dưới ngòi bút của họ Phạm Có lẽ nội lực của một con người dốc sức dấn thân với đời đã truyền tải vào thơ văn một cách nhiệt thành nên từ câu chữ đến cấu

tứ, nhịp điệu, giọng điệu… đều tạo được giá trị riêng có

1.2.2 Tác phẩm Sơ kính tân trang

Sơ kính tân trang là tác phẩm truyện thơ Nôm lấy cảm hứng từ chính

chuyện tình của tác giả, một mối tình hận thiên thu mà tác giả mang đến cuối đời Tác phẩm được xếp vào loại truyện Nôm tự thuật khá đặc sắc được tác giả viết sau khi người yêu của ông là Trương Quỳnh Như qua đời Đó là lời tự tình, là ước vọng hạnh phúc của người làm trai trong thời loạn “bởi chờ thời nên nấn ná nhân duyên” và hạnh phúc vụt bay khi người yêu đột ngột qua đời khi tuổi còn rất trẻ

Sơ kính tân trang sáng tác năm 1804 khi tác giả 21 tuổi, dài 1484 câu

thơ chữ Nôm (chủ yếu là lục bát có xem một ít thơ Đường luật, thơ cổ phong

và song thất lục bát) Nội dung truyện kể lại chuyện tình lãng mạn và trắc trở,

hư cấu trên cơ sở mối tính cay đắng của chính tác giả Tác phẩm kể về cuộc tình giữa Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư Nguyên trước kia ở Từ Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) có một người họ Phạm (Phạm Công) là bạn học chí thân với

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w