Hy vọng đề án sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung và văn hóa tâm linh trong tác phẩm Công dư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp với đề tài “Văn hóa tâm linh trong
Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề” là công trình nghiên cứu độc lập của tác
giả, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Đình Thu Công trình được nghiên cứu và hoàn thành tại Trường Đại học Quy Nhơn trong năm 2023
Các tài liệu tham khảo phục vụ công trình nghiên cứu này được sử dụng đúng quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên
Quy Nhơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023
Học viên thực hiện
Lê Thị Hoàng Vy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong phạm vi Đề án này, chúng tôi tập trung đi vào khai thác các
biểu hiện của văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề Hy
vọng đề án sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung và văn hóa tâm
linh trong tác phẩm Công dư tiệp ký nói riêng
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của quý thầy/cô cùng các học viên lớp Cao học Văn học Việt Nam K24B – Trường Đại học Quy Nhơn, nhất là sự hỗ trợ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thu - giảng viên trực tiếp hướng dẫn, góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án này Vì vậy, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề án thạc sĩ của mình
Quy Nhơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023
Học viên thực hiện
Lê Thị Hoàng Vy
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 10
6 Đóng góp của đề tài 11
7 Cấu trúc của đề tài 12
CHƯƠNG 1 VĂN HÓA TÂM LINH TRONG VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ 13
1.1 Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam 13
1.1.1 Khái niệm văn hóa tâm linh 13
1.1.2 Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh 14
1.1.3 Một số biểu hiện của văn hóa tâm linh 22
1.2 Vũ Phương Đề và Công dư tiệp ký 24
1.2.1 Vũ Phương Đề và sự chi phối của các dòng tư tưởng 24
1.2.2 Văn bản Công dư tiệp ký và các bản ghi chép 26
1.2.3 Vị trí của Công dư tiệp ký trong ký Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX 30
Tiểu kết Chương 1 32
CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ 34
2.1 Dấu ấn tư tưởng, tôn giáo 34
2.1.1 Dấu ấn Nho giáo 34
2.1.2 Dấu ấn Phật giáo 37
Trang 52.1.3 Dấu ấn Đạo giáo 42
2.2 Quan niệm, tín ngưỡng dân gian 46
2.2.1 Quan niệm phong thủy 46
2.2.2 Quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo 51
2.2.3 Tín ngưỡng thờ cúng, cầu đảo 52
Tiểu kết Chương 2 58
CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ THẨM MĨ CỦA VĂN HÓA TÂM LINH TRONG CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ 60
3.1 Khắc họa bức tranh lịch sử - xã hội đa chiều 60
3.1.1 Bức tranh xã hội trật tự, quy củ 60
3.1.2 Bức tranh xã hội phi trật tự 63
3.2 Khắc họa đời sống tinh thần phong phú của người Việt 66
3.2.1 Tín ngưỡng tôn thờ, sùng bái tự nhiên và con người 66
3.2.2 Quy luật nhân quả, số mệnh và ước mơ của con người 70
3.3 Sự chi phối của văn hóa tâm linh đối với phương thức nghệ thuật trong tác phẩm 74
3.3.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật 74
3.3.2 Không gian, thời gian nghệ thuật 78
3.3.3 Hình tượng nghệ thuật và yếu tố kỳ ảo 83
Tiểu kết Chương 3 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học và văn hóa là hai phương diện không thể tách rời Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới thì văn học lưu giữ điều đó một cách sống động nhất Văn học là tiếng nói nghệ thuật của văn hóa Văn học tái hiện những giá trị lịch sử, văn hóa; những sắc màu cuộc sống và cũng là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của con người
Cùng với dòng chảy lịch sử, văn học không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, len lỏi vào thế giới tâm hồn con người, trong đó có cả những niềm tin tâm linh Chính vì vậy, yếu tố tâm linh cũng là một phần không thể thiếu trong văn học “Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới
Cả cộng đồng tôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy.” [21, tr.115]
Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,… là quan niệm đã đi sâu vào tiềm thức người Việt từ những câu chuyện ngày xửa, ngày xưa Đến thế kỷ X, văn học viết trung đại lại kế thừa, tiếp nối những giá trị thiêng liêng ấy Từ thời kì này, văn học viết Việt Nam hình thành nên các thể loại và có được những thành tựu tiêu biểu, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học Việt Nam sau này Là một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình văn học, song, văn học trung đại vẫn mang những đặc trưng riêng biệt Đặc biệt, các yếu tố văn hóa truyền thống cũng được khúc xạ vào tác phẩm, trở thành những giá trị văn hóa tinh thần quý báu của một thời đại lịch sử vàng son
Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm và thành tựu riêng Trong đó, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí đặc biệt quan trọng với những bước chuyển mình mạnh mẽ Một trong số đó phải kể đến sự phát triển của ký - bộ phận
Trang 7không nhỏ trong di sản văn học dân tộc Ký thường bám sát hiện thực, thông qua việc ghi chép mà phản ánh hiện thực, nhưng không phải vì vậy mà ký trở nên khô khan, ngược lại trở thành một chứng nhân lịch sử ký thác những giá trị văn hóa tinh thần bền vững của dân tộc, thời đại
Trải qua hàng thế kỷ, tiếp nối thành tựu đi trước, ký trung đại Việt Nam giai đoạn này vẫn vẹn nguyên những giá trị trường tồn và còn là tiền đề, nền tảng phát triển cho văn học giai đoạn sau Một trong số đó, không thể không
nhắc đến tác phẩm ký cuối cùng còn sót lại - Công dư tiệp ký của Vũ Phương
Đề Theo nhà nghiên cứu Trần Nghĩa (Tạp chí Hán Nôm, 1996, số 4), cho đến
nay có thể kể tên hàng chục cuốn sách, cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ
có gốc gác từ tác phẩm duy nhất này của Vũ Phương Đề
Công dư tiệp ký tuy là một tác phẩm đã xếp vào hàng xưa cũ, thậm chí
có thể cho là thuộc loại hiếm có, khó tìm và từ lâu cũng thất lạc bản gốc nhưng lại mang sức hút lạ kỳ đối với giới nghiên cứu văn học cổ Việt Nam, thậm chí là giới nghiên cứu sử học Bởi lẽ, đây không chỉ là một trong những tập truyện ký có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thể loại truyện ký chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam mà còn chứa đựng một phần văn hóa, lịch sử dân tộc Dù chỉ là những ghi chép lúc rỗi việc công nhưng những
truyền thuyết và giai thoại trong Công dư tiệp ký lại liên quan đến nhiều sự
kiện và nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam Điều độc đáo là không chỉ
có những yếu tố lịch sử, địa lý được ghi chép lại mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh của người Việt Từ những dấu ấn tư tưởng, tôn giáo đến những quan niệm, tín ngưỡng dân gian đều được Vũ Phương Đề ghi chép lại một cách tỉ mỉ
Dù được viết trong những ngày nhàn rỗi việc công nhưng Công dư tiệp
ký không phải chỉ đơn thuần đọc để tận hưởng cái nhàn, không thể “cưỡi ngựa
xem hoa” mà hiểu hết được Với những tư liệu dã sử, các dữ kiện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,… đan xen cùng những dấu hiệu văn hóa riêng và
Trang 8khoảng cách thời đại hàng thế kỷ sẽ tạo nên những chiều sâu không dễ dò tìm
Trong dòng chảy Văn học Việt Nam, văn học trung đại là khởi đầu của nền văn học viết và trở thành nền tảng cho văn học nước nhà Những yếu tố văn
hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký góp phần làm sâu sắc thêm những giá trị trường tồn Văn hóa là hồn cốt dân tộc “Văn hóa còn thì dân tộc còn Văn hóa mất thì dân tộc mất.” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) Trong thời đại hội nhập
hiện nay, sự phai mờ những giá trị văn hóa truyền thống là một điều đáng buồn Chính vì thế, những giá trị cổ xưa, lâu bền của dân tộc càng cần được giữ gìn, phát triển Cùng với tình yêu, niềm say mê văn hóa dân tộc, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu những tác phẩm văn học cổ, đặc biệt là ký trung đại sẽ góp phần định vị được giá trị của thể loại này trong kho tàng văn học giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Văn hóa tâm linh trong
Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề làm đề án tốt nghiệp Thực hiện đề tài
này, chúng tôi muốn tiếp tục khẳng định giá trị, vẻ đẹp và vai trò của Công dư
tiệp ký trong văn xuôi trung đại Việt Nam, đánh thức những giá trị văn hóa
tinh thần từ lâu đời của dân tộc; đồng thời, khẳng định những đóng góp của
Vũ Phương Đề trong dòng chảy văn học, văn hóa dân tộc
2 Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số tư liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dưới nhiều cấp độ khác nhau có thể khai thác, kế thừa, học hỏi
2.1 Những tư liệu, công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa tâm linh và văn học
Các vấn đề văn hoá, văn hoá tâm linh, mối quan hệ giữa văn hoá và văn học luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, văn học nước nhà Văn hoá là cội nguồn của văn học và “Văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá
Trang 9cao quý ấy” (Phạm Văn Đồng) Mối quan hệ giữa văn hóa tâm linh và văn học cũng đã được một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến
Trong bài viết “Từ văn học Việt Nam thử nghĩ về văn hoá Việt Nam”, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn đã chỉ ra điểm cốt lõi trong mối quan hệ giữa văn hóa và văn học: “Từ văn học nhìn vào văn hóa đều thấy thấm nhuần hai tình cảm lớn là vì nước, vì dân, vì con người, hai tư tưởng lớn: yêu nước và nhân văn, nhân đạo làm cốt lõi cho bản lĩnh dân tộc” [44, tr.180] Nội dung tâm linh trong văn hoá Việt Nam được ông nhắc đến ở phương diện thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng với ý nghĩa là đạo lí biết ơn kèm theo tín ngưỡng
Vấn đề tâm linh trong văn hoá Việt Nam cũng được nhà văn Sơn Nam bàn đến trong bài viết “Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hoá Việt Nam” [29] Theo ông, tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa tới nay,
từ truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong tục thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những hành động, việc làm, nghĩa cử của những con người bình thường trong cuộc sống Với bài viết “Tiếp cận vấn đề tâm linh”,
Sơn Nam cũng đã khẳng định “tâm linh là vấn đề bản sắc văn hóa” [30, tr.282], đồng thời đi tìm mối quan hệ giữa tâm linh với tín ngưỡng và mê tín
2.2 Những tư liệu, công trình, bài viết về văn hóa tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam
Về yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam cũng đã có một số chuyên luận, công trình, đề tài,… đề cập đến với nhiều quy mô, mức độ khác nhau
Cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá của nhà
nghiên cứu Trần Nho Thìn đã đề xuất phương pháp nghiên cứu văn học trung đại gắn liền với “mô hình hai thế giới” - một đặc trưng của văn hoá trung đại Quan niệm của thời cổ trung đại luôn luôn tồn tại song song hai thế giới, “một thế giới hiện thực với những quan hệ xã hội và thiên nhiên có thể nhận thức
Trang 10được bằng kinh nghiệm” và “một thế giới tâm linh do chính con người tưởng tượng ra theo một nguyên lí nào đó” Góc nhìn văn hoá này được tác giả làm
rõ qua hai trường hợp Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Bình Ngô đại cáo
(Nguyễn Trãi) [41]
Trong bài viết “Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ trung đại” [39], tác giả Thanh Tâm Langlet cũng quan tâm đến vấn đề tâm linh Tác giả nhận thấy, tôn giáo cũng là một phần của yếu tố tâm linh Từ đó, tác giả theo dõi và khai thác yếu tố tâm linh trong đời sống tôn giáo ở dòng thơ Thiền Lí - Trần qua sáng tác của các Thiền sư thuộc các thiền phái Nam Phương, Thảo Đường, Trúc Lâm
Dành nhiều tâm huyết cho hướng tiếp cận thơ trung đại từ nền văn hoá truyền thống, nhà nghiên cứu Lê Thu Yến cũng đưa ra cái nhìn bao quát, hệ thống những yếu tố tâm linh trong sáng tác của Nguyễn Du với bài viết “Thế giới tâm linh trong sáng tác Nguyễn Du - một biểu hiện của văn hoá Việt”:
“Thế giới này biểu hiện rõ rệt trong sáng tác Nguyễn Du làm cho người đọc không thể không nhận ra Một Văn Chiêu Hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán nhan nhản bày ra những đình, đền, miếu, mộ ” [49, tr.29]
Với tác giả Nguyễn Đăng Na, trong công trình nghiên cứu Văn xuôi tự
sự Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử, ông đưa ra một cái nhìn
khái quát, hệ thống hơn về tiến trình của văn xuôi tự sự nói chung và một số thể loại nói riêng Từ đó, ông rút ra nhận xét: “Cùng với các loại hình văn học khác, văn xuôi tự sự đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh tâm linh của người Việt Nam thời trung đại” [21, tr.38]
Luận văn thạc sĩ Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại của Hoàng
Thị Minh Phương, do nhà nghiên cứu Lê Thu Yến hướng dẫn, đã góp phần tìm hiểu những giá trị đặc sắc của văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại:
“Bộ phận văn học này đã phần nào phản ánh được những nét cơ bản trong đời
Trang 11sống văn hóa tinh thần dân tộc với những phong tục, tín ngưỡng, thế giới quan và tư duy mang tính tâm linh sâu sắc.” [35, tr.106]
Trong luận văn thạc sĩ Yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm [14] của
Nguyễn Thị Gái, do nhà nghiên cứu Lê Thu Yến hướng dẫn, qua việc khảo sát 30 truyện thơ Nôm, tác giả đã làm rõ được yếu tố tâm linh góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện thơ Nôm qua đời sống tinh thần và trí tưởng tượng phong phú của con người
Bên cạnh đó, vẫn còn một số công trình nghiên cứu, chuyên luận, bài báo khoa học, bài viết đề cập đến văn hóa tâm linh và yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam
Như vậy, văn hóa tâm linh trong văn học đã được một số nhà nghiên cứu bàn đến ở những phạm vi, cấp độ khác nhau, nhìn chung, văn hóa tâm linh vẫn là một phần không thể tách rời trong văn học Việt Nam trung đại
2.3 Những tư liệu, công trình, bài viết liên quan trực tiếp đến tác phẩm Công dư tiệp ký
Đối với tác phẩm Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, có rất ít tư liệu
và công trình nghiên cứu đi sâu vào tác phẩm này Dù xuất hiện từ thế kỷ
XVIII nhưng nhìn chung, các nghiên cứu về Công dư tiệp ký giai đoạn trước
năm 1900 vẫn hết sức sơ lược
2.3.1 Về mặt văn bản học
Năm 1984, “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề được Trần Văn Giáp xếp vào phần Truyện ký ở tập I, trong bộ sách nổi tiếng: Tìm hiểu kho sách
Hán Nôm - nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam (Nxb Văn hóa, Hà Nội,
1984), với lời giới thiệu khá đầy đủ về diện mạo văn bản cũng như tác giả
Tiếp nối Trần Văn Giáp, năm 1989, Nguyễn Đăng Na là người tìm
hiểu, nghiên cứu về văn bản của tác phẩm này, trong bài viết Tục Công dư
tiệp ký tác gia và tác phẩm (Tạp chí Hán Nôm, Số 1) Nguyễn Đăng Na đã
Trang 12nghiên cứu Trần tộc hợp phả (gia phả họ Trần ở xã Điền Trì, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương) và tìm ra một số bản ghi chép khác nhau của Công dư tiệp
ký Vào năm 2001, trong công trình Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại
(tập I, Nguyễn Đăng Na biên soạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội), văn bản Công dư
tiệp ký đã được Nguyễn Đăng Na tách thành hai tác phẩm riêng biệt là Công
dư tiệp ký của Vũ Phương Đề và Tục Công dư của Trần Trợ
Về phần văn bản của Công dư tiệp ký, trong bài viết “Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra với Công dư tiệp ký”, Trần Nghĩa
sau khi tiến hành đối chiếu sơ bộ các văn bản đã nhận xét: “Ngoài những biến động về tiêu đề, nội dung các truyện trong các văn bản, nếu đem so sánh, ta cũng thấy có sự xê dịch nhưng cũng chủ yếu là về mặt câu chữ Khác nhau về
chi tiết giữa các truyện tuy có nhưng không nhiều.” [31]
Bài viết “Công dư tiệp ký vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm” (Tạp chí
Hán Nôm, Số 3 (83)/ 2007) của Trần Thị Kim Anh đã hệ thống một cách khái
quát lịch sử nghiên cứu Công dư tiệp ký trên bình diện văn bản học Qua đó,
tác giả thấy được “văn bản Công dư tiệp ký hiện còn là văn bản được hợp thành từ Công dư tiệp ký (gồm 43 ký của Vũ Phương Đề) + Tục Công dư tiệp
ký (hay Cát Xuyên tiệp bút gồm 58 ký của Trần Tiến) + Bạch Vân Am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký (gồm 1 ký của Vũ Khâm Lân) + Bổ di (gồm 9
ký của Phạm Đình Hổ)… Sự nối kết các tác phẩm này với nhau đã giúp phản ảnh khá tập trung và hết sức sinh động về lịch sử xã hội và con người Việt Nam, đặc biệt đậm nét ở giai đoạn sau khi nhà Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII) - một giai đoạn lịch sử đầy biến động.” [2, tr 13 - 24]
2.3.2 Về tác giả và tác phẩm Công dư tiệp ký
Bài viết “300 năm sinh tác giả Công dư tiệp ký” (in trong Báo Thể thao
và văn hóa, số 92, 15/11/1997) của Lại Nguyên Ân đã cho người đọc nhìn
nhận một cách khái quát về Vũ Phương Đề và tác phẩm Công dư tiệp ký
Trong bài viết của mình, Lại Nguyên Ân nhận xét: “Công dư tiệp ký suốt mấy
Trang 13trăm năm qua đã trở thành một thứ điểm tựa để rất nhiều soạn giả dựa vào, bổ sung, trích lục… Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề hiển nhiên là một cuốn sách có sức kích thích sinh sản mạnh Vì sao vậy? Nếu vì văn chương hay, thì đây là chỗ cho sự phân tích của các nhà nghiên cứu chuyên về văn xuôi chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại Cũng lại có thể nghĩ rằng lối viết của Vũ Phương Đề ở Công dư tiệp ký mang đặc tính trứ thuật của các tác giả trung, cận đại Việt Nam, theo đó “văn” vốn rất rộng: một định hướng ghi chép tư liệu dã sử là không nằm ngoài “văn” Mà cái hướng như thế, nhiều người sau
lại có thể theo.” [3]
Tiếp đó, trong bài viết “Đôi điều bổ sung thêm về tác giả và tác phẩm
Công dư tiệp ký”, Nguyễn Văn Hoài nhận định: “Công dư tiệp ký của Vũ
Phương Đề có vị trí như là tác phẩm “nối mạch” cho dòng văn xuôi tự sự Việt
Nam sau hơn hai thế kỷ dường như bị quên lãng.” [17]; đồng thời, giới thiệu
về thân thế, sự nghiệp của Vũ Phương Đề với một số thông tin mới qua những giá trị cốt lõi của tác phẩm này
Bài viết “Hai bức tranh xã hội trong kí viết về chuyện kì Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX” của Lê Thị Hải Yến được in trong
Tạp chí khoa học - số 42/2020, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 lại khai thác Công
dư tiệp ký ở một bình diện khác Ở đây, tác giả đã đi sâu vào hai bức tranh xã
hội trong ký viết về chuyện kì Việt Nam, trong đó có đề cập đến một vài
truyện trong Công dư tiệp ký, nhận thấy trong tác phẩm có nhiều chi tiết liên
quan đến sự báo mộng trước và cả những chi tiết mang tính dị thường, giải thiêng Từ đó, tác giả đưa ra nhận định: “Tựu chung, trong các tác phẩm kí viết về chuyện kì, các tác giả đã tập trung xây dựng, phản ánh hai bức tranh
xã hội khác nhau Bức tranh thứ nhất, bức tranh xã hội trật tự - quy củ thiêng liêng, cao cả gắn với sự chi phối của tư tưởng hệ chính thống - Nho giáo… Song bên cạnh đó, do tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội, sự xuống cấp nghiêm trọng của tư tưởng hệ Nho giáo đã dẫn đến một sự đứt gãy tư tưởng
Trang 14hệ, kéo theo hệ tư tưởng tôn giáo bị hoài nghi, hệ tư tưởng cá nhân lên ngôi khiến cho nhiều nhân vật, sự kiện trước đây được huyền thoại hóa, xem là tối cao thì nay bị hạ bệ, giải thiêng Điều đó dẫn đến hình thành một mô hình xã
hội phi trật tự, sai lệch, sa sút, giải thiêng.” [48, tr.16]
2.3.3 Về yếu tố tâm linh trong Công dư tiệp ký
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thấy có rất ít tư liệu và
công trình nghiên cứu liên quan đến yếu tố tâm linh trong Công dư tiệp ký Riêng chỉ có luận văn thạc sĩ Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại [35]
của Hoàng Thị Minh Phương, do Lê Thu Yến hướng dẫn, quá trình nghiên cứu 22 tác phẩm văn xuôi trung đại, có khảo sát qua về 13/44 truyện trong
Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, tuy nhiên, vẫn chưa phân tích sâu
Những công trình nghiên cứu trên đều là tư liệu vô cùng quý báu Với thái độ trân trọng và kế thừa những thành tựu của người đi trước, chúng tôi mong muốn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, mở rộng và nêu quan điểm, ý kiến
của bản thân về vấn đề văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký nói riêng cũng
như giá trị của tác phẩm nói chung trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX
3 Mục tiêu nghiên cứu
Văn hóa tâm linh là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt từ xưa đến nay Đó không chỉ là những quan niệm sống mà còn là cả thế giới tinh thần của người Việt gắn liền với lịch sử dựng nước và
giữ nước Không chỉ ghi chép lịch sử, địa lý, Công dư tiệp ký còn phản ánh cả
đời sống tinh thần con người, những giá trị đạo đức nhân văn và cả những mặt trái của con người Văn hóa là một phần không thể thiếu đối với mỗi dân tộc,
là những giá trị trường tồn làm nên hồn cốt của dân tộc Trên cơ sở đó, đề án
đi sâu tìm hiểu văn hóa tâm linh, những giá trị tín ngưỡng trong đời sống con
người thông qua những sự việc ghi chép trong Công dư tiệp ký Qua đó, giúp
người đọc hiểu hơn về đời sống tinh thần của con người
Trang 15Sự hình thành và phát triển của nền văn xuôi trung đại gắn liền với nền văn hoá dân gian lâu đời, bám rễ trong truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời như là sự phản chiếu tư duy nghệ thuật của nền văn học sản sinh ra nó Với hướng nghiên cứu này, đề án sẽ chỉ ra và phân tích những yếu tố văn hóa
tâm tinh xuất hiện trong các mẩu chuyện được Vũ Phương Đề ghi chép lại trong Công dư tiệp ký
Trong thời đại hội nhập như hiện nay, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là điều vô cùng cần thiết Đời sống tâm linh
là một hình thức đặc biệt của ý thức con người và ý thức xã hội; hướng đến thế giới tâm linh dường như là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời là một trong những cách để con người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn Thế giới tâm linh, đời sống tâm linh chính là sự khát khao của con người về chân lý, về cái hoàn mỹ và hạnh phúc vĩnh hằng Có thể nói, lọc
bỏ những yếu tố có màu sắc thần bí và mê tín dị đoan, phần tinh tuý, trong sáng của đời sống tâm linh sẽ hiện ra, đó là những giá trị văn hoá đầy bản sắc
và chứa đựng ý nghĩa nhân văn Đề tài mong muốn đánh thức những giá trị truyền thống trong đời sống tinh thần của con người Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại và hội nhập hiện nay, những tất bật của cuộc sống đôi khi khiến con người ta lãng quên những giá trị truyền thống của dân tộc Việc tìm về với những giá trị tinh thần thuần túy sẽ giúp con người có thêm điểm tựa, niềm tin và sống thanh thản hơn với cuộc sống hiện tại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát 44 truyện trong Công dư tiệp ký
tiền biên do Vũ Phương Đề soạn
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký của
Vũ Phương Đề
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Thu thập những tài liệu, tác phẩm
Trang 16liên quan đến đề tài, từ đó nghiên cứu để vận dụng vào đề tài Xử lý các kết quả có được để đi đến đánh giá toàn diện
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - văn hóa: Tìm hiểu các bài viết liên quan đến môi trường văn hóa thời đại; quá trình sáng tác, đời tư, các nhận định, đánh giá liên quan đến tác giả,… nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng, dấu ấn
thời đại và cá nhân tác giả trong tác phẩm Công dư tiệp ký
- Phương pháp thống kê - hệ thống: Khảo sát 44 truyện trong Công dư
tiệp ký tiền biên do Vũ Phương Đề soạn để thấy được yếu tố văn hóa tâm linh
Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề dù chỉ đơn thuần là những mẩu
chuyện được ghi chép lại lúc rỗi rãi việc công nhưng lại chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá quý giá Đặc biệt, các yếu tố thuộc về văn hoá tâm linh trong tác phẩm đã phần nào phản ánh được thế giới quan, đời sống văn hoá
tinh thần của người Việt thời phong kiến xa xưa Khác với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, đọc Công dư tiệp ký, người đọc có thể tìm kiếm được nhiều
dữ kiện thuộc về thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đan xen những sự kiện, câu
chuyện lịch sử có thật Từ đó, có thể thấy, Công dư tiệp ký không chỉ dừng lại
là một ghi chép thông thường mà còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống cần được khai thác
Đề án đi vào tìm hiểu về văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký để thấy
được giá trị của những yếu tố tâm linh trong việc làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm và khắc họa bối cảnh lịch sử, xã hội lúc bấy giờ Đồng thời, đề tài góp phần khẳng định giá trị trường tồn của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của con người
Trang 177 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung đề án được cấu trúc thành 03 chương chính, cụ thể như sau:
Chương 1 Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam và Công
dư tiệp ký của Vũ Phương Đề
Chương 2 Biểu hiện văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký
Chương 3 Hiệu quả thẩm mĩ của văn hóa tâm linh trong Công dư tiệp ký
Trang 18CHƯƠNG 1 VĂN HÓA TÂM LINH TRONG VĂN XUÔI TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ
1.1 Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam
1.1.1 Khái niệm văn hóa tâm linh
Tâm linh không phải là vấn đề mới mẻ mà là một sinh hoạt tinh thần vốn có từ xa xưa, đề cập đến mối tương quan giữa con người và vũ trụ Tâm linh giúp con người khám phá những bí ẩn của chính mình và góp phần tạo niềm tin trong cuộc sống
Nhắc đến văn hóa, ta không thể không nói đến văn hóa tâm linh - một bộ phận không thể tách rời, in sâu vào đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt
Văn hoá tâm linh là một thuật ngữ được dùng để chỉ một loại hình văn
hoá tinh thần đặc thù của người Việt Nam lấy đối tượng là sự bày tỏ tình cảm linh thiêng, niềm tin linh thiêng, sự tri ân của những người đang sống đối với những người thân đã mất, đối với những vị anh hùng dân tộc, những liệt sĩ được tôn làm Thánh, làm Thần, làm Thành hoàng… diễn ra trong một không gian thiêng và thời gian thiêng nhất định
Từ xa xưa, trong các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc, người Việt Nam đều có tổ chức các hoạt động văn hoá tâm linh Tâm linh vốn xuất phát từ những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn con người Sở dĩ từ “tâm” trong “tâm linh” là nói về “tấm lòng nhân ái” hay nói cách khác là biểu hiện của chân tâm, của thiện căn luôn tồn tại trong mỗi con người; “linh” trong khái niệm này là “linh hồn”, là phần tinh thần bên trong thể xác con người Nói cách khác, tâm linh chính là đời sống tinh thần phong phú của con người,
là điểm tựa tinh thần của con người trước những biến thiên của cuộc sống
Có thể nói, tâm linh có mặt trong cả đời sống tinh thần, đời sống xã hội
và đời sống tôn giáo Tâm linh thuộc ý thức, gắn liền với ý thức con người, bởi niềm tin có được là do sự nhận biết của ý thức Điều cốt yếu của tâm linh
Trang 19là niềm tin, không có niềm tin chắc chắn là không có tâm linh Do vậy, niềm tin tâm linh thuộc về bản chất của con người, là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tinh thần của con người Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả
mà con người luôn hướng tới, luôn tin tưởng nên nó có giá trị ràng buộc con người bên cạnh các mối quan hệ hữu hình khác
Trong mối liên hệ giữa văn hoá và tâm linh, thì văn hóa biểu hiện bản chất của sự vật, tâm linh là thuộc về ý thức tinh thần Suy cho cùng, văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa những giá trị hiện thực và giá trị tinh thần, hay nói khác hơn là sức mạnh ý thức của con người
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm nào thật rõ ràng và chính xác về văn hóa tâm linh Chung quy lại, có thể hiểu một cách đơn giản, văn hóa tâm linh là những giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần của con người, niềm tin, điểm tựa tinh thần của con người trước những biến thiên của cuộc sống
Tuy nhiên, tâm linh không có nghĩa là mê tín dị đoan, đặt niềm tin mù quáng vào những điều thần bí hay lợi dụng những điều thần bí để mê muội con người, khiến con người quên đi thực tại Thực chất, tâm linh không phải
là xa rời cuộc sống trần thế Cốt lõi của văn hóa tâm linh vẫn là hướng đến những giá trị thẩm mĩ trong tâm hồn con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ, những ước mơ và khát vọng tốt đẹp trong cuộc đời
1.1.2 Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh
Nảy sinh trên nền văn hóa dân gian, xuất hiện trong giai đoạn chuyển giao giữa văn học dân gian và văn học viết, văn học trung đại Việt Nam luôn chịu sự tác động của những quan niệm, tín ngưỡng từ văn hóa dân gian, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của những dòng tư tưởng từ nước ngoài du nhập vào
1.1.2.1 Sự kế thừa, tiếp nối văn học dân gian
Trong tiến trình văn học Việt Nam, văn học dân gian ra đời sớm nhất
và chứa đựng những giá trị nguyên sơ trong đời sống tinh thần của con người
Trang 20Do những hoàn cảnh địa lý - lịch sử đặc biệt mà Việt Nam có những đặc trưng của nền văn hoá nông nghiệp Đó là, con người có sự phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa ), nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình, thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm) Xuất phát từ nền văn hóa
gốc nông nghiệp, từ xa xưa, người Việt cổ đã có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Thiên nhiên ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của con người, mọi việc trồng trọt, chăn nuôi đều phụ thuộc vào sự biến đổi của tự nhiên Chính
vì vậy, con người nảy sinh tâm lý lệ thuộc vào thiên nhiên, hơn thế nữa là tôn sùng tự nhiên như những vị thần phù trợ cho mình Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng đặc biệt: Tín ngưỡng đa thần - một yếu tố quan trọng trong văn hóa Việt Nam Tục thờ thần bắt nguồn từ đó Người xưa vẫn quan niệm các hiện tượng thiên nhiên như mưa, sấm, chớp,… đều được xem là hiện tượng siêu nhiên do đấng tối cao tạo ra Không chỉ thờ thiên thần, nhiên thần, người cổ đại còn thờ vật thiêng, tế lễ trời đất… Tất cả đều xuất phát từ ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong thần linh phù hộ cho cuộc sống
Ngoài ra, người cổ đại còn có tín ngưỡng sùng bái con người Họ quan
niệm rằng, có một thế giới tồn tại song song với thế giới mà con người đang sống Đó là thế giới của thần linh, ma quỷ, của cõi u linh huyền bí Con người dù chết đi nhưng linh hồn vẫn tồn tại, rong ruổi khắp nơi trên trần thế,
có thể gây họa hoặc tạo phúc cho con người Ông bà tổ tiên, những người hiền đức ở thế giới bên kia vẫn luôn dõi theo và phù hộ con cháu, phù hộ Nhân dân Ngược lại, những oan hồn chưa thể siêu thoát lại quấy nhiễu, gây họa cho con người Chính vì vậy mà trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian xuất hiện tín ngưỡng sùng bái con người, được biểu hiện qua các hình thức: Thờ cúng
tổ tiên, thờ các anh hùng lịch sử văn hóa, thờ nhân thần, cầu siêu, cúng tế…
Có thể thấy, tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và con người là những biểu hiện quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh người
Trang 21Việt và đã đi sâu vào những tác phẩm văn học dân gian, trở thành những câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác Qua thời gian, những câu chuyện mang giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam dần được ghi chép lại để lưu truyền cho con cháu đời sau Đó là cội nguồn khởi phát cho việc ghi chép lại những câu chuyện mang đậm tín ngưỡng văn hóa dân gian Đến thời kỳ văn học trung đại, các nhà Nho cũng tin có Trời, Đất, quỷ thần; có thiên đường, địa ngục; có luật nhân quả, thuyết báo ứng; có thuật xem đất để mả; có đầu thai tái sinh Đó là những tín ngưỡng bản địa được lưu truyền từ đời này sang đời khác Bởi lẽ, những tín ngưỡng dân gian đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người, kể cả khi Nho học quan niệm không có
ma quỷ tồn tại, song tín ngưỡng ấy vẫn là cội nguồn đời sống văn hóa tinh thần của người Việt từ khi khai hoang, mở cõi
Trong tiến trình phát triển của văn xuôi trung đại Việt Nam, ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học, văn hóa dân gian Trong một số tác phẩm, ta vẫn bắt gặp hình ảnh các vị thần trong truyền thuyết dân gian, có công “cứu giúp sinh linh” Sức mạnh của họ được hình tượng hóa để trở nên phi thường, trở thành hồn thiêng sông núi, giúp Nhân dân chiến thắng ngoại xâm; hay cũng có những vị thần sinh ra kỳ lạ trong thể xác phàm trần, có sức mạnh hơn người, giúp dân chống giặc Kết cấu và motif của những câu chuyện trong văn xuôi trung đại cũng có điểm giống với kết cấu của truyền thuyết, cổ tích dân gian
Với Việt điện u linh, ta dễ dàng bắt gặp những yếu tố của văn học dân
gian qua hình ảnh các vị thần có công cứu giúp chúng sinh Họ là hiện thân của hồn thiêng sông núi, gửi gắm khát khao chinh phục tự nhiên của con
người Motif các mẩu chuyện trong Việt điện u linh cũng có nét tương đồng
với truyền thuyết dân gian Đó là sự xuất hiện của những nhân vật thần kỳ, xuất thân kỳ lạ, sức mạnh phi thường, góp công giúp nước và nhận được sắc phong nhờ công lao to lớn Dù chiến tích oai hùng đó được lựa chọn cách diễn đạt khác đi, mang hơi hướng của triều đại phong kiến nhưng chung quy lại,
Trang 22vẫn mang đậm màu sắc truyền thuyết dân gian Chính sự xuất hiện của những yếu
tố kỳ ảo đó, Việt điện u linh mang màu sắc văn hóa tâm linh rất rõ nét
Lĩnh Nam chích quái cũng là tác phẩm văn xuôi chữ Hán mang đậm
yếu tố dân gian với niên đại hơn mười thế kỷ, là tập hợp 22 câu chuyện cổ tích, huyền thoại về sự hình thành giống nòi, các giai thoại dựng và giữ nước, nguồn gốc phong tục tập quán dân tộc hay tín ngưỡng được lưu truyền trong dân gian
Điều đáng quan tâm là một số câu chuyện vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng về thể loại Có những truyện đậm chất huyền huyễn và kì quái như truyện kể về Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh Có truyện lại xoáy sâu vào yếu tố hóa thân và duyên ngộ giữa người và thần linh như Chử Đồng Tử, sự tích Man Nương, Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không thời Lý - Trần Có khi lại mang đậm yếu tố cổ tích như truyện về thần sông Tô Lịch, hai vị thần Long
Nhãn-Như Nguyệt; hay Kim Quy truyện, Đổng Thiên vương truyện và một số
câu chuyện về Họ Hồng Bàng vẫn thường được xem là truyền thuyết bởi sự xuất hiện của những yếu tố thần kỳ đan xen nhân vật, sự kiện lịch sử có thật
Về cơ bản, tác phẩm khai thác truyện dân gian ở các yếu tố như nhân vật thần
kỳ, có phép thuật, tài năng hơn người, lập công và tôn thần lập miếu thờ, hiển linh âm phù Dù về sau, câu chuyện được viết lại với những chi tiết gần hơn với đời thường và yếu tố lịch sử có thật nhưng những đặc trưng của truyền thuyết vẫn thể hiện rõ nét Điều này xuất phát từ những ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian, đặc biệt là những tín ngưỡng tâm linh và đức tin của
con người Có thể nói, Lĩnh Nam chích quái đã mở ra sự tiếp nối giữa đời
thực và văn hóa tâm linh, thể hiện sự gắn kết của những giá trị tinh thần trong đời sống của con người; mở ra hướng ghi chép những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, thể hiện niềm tin tâm linh và ước mơ của con người Sở dĩ, những tác phẩm này xuất hiện trong giai đoạn giao thoa giữa văn học dân gian
và văn học viết nên ta khó có sự phân biệt rõ ràng về thể loại Tuy nhiên, tác phẩm đã khẳng định bước chuyển mình của văn học dân gian trong sự giao
Trang 23thoa, tiếp biến với văn học viết; đặc biệt là khẳng định giá trị trường tồn của văn hóa tâm linh trong văn học và trong đời sống tinh thần người Việt
Đến những giai đoạn sau, xu hướng ghi chép lại những câu chuyện kỳ
lạ trong cuộc sống đời thường ngày càng trở nên phổ biến Nam ông mộng lục
và Thánh Tông di thảo là những minh chứng điển hình cho sự xuất hiện của
các hiện tượng tâm linh trong đời sống Ta dễ dàng bắt gặp những câu chuyện
về phép thuật của các nhà sư, đạo sĩ trong các truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương, Tiên Dung - Mị Nương, môtip hóa kiếp đầu thai trong các truyện cổ tích Dã Tràng, Trương Chi
Đến giai đoạn phát triển của truyền kỳ, Truyền Kỳ Mạn Lục của
Nguyễn Dữ - một “tập đại thành” trong thành tựu văn xuôi chữ Hán Việt Nam thời trung đại, đem đến làn gió mới khi văn xuôi Trung đại mang đậm màu sắc văn hóa dân gian với việc khai thác tối đa những yếu tố kỳ ảo đan xen những câu chuyện hàng ngày Các hiện tượng thần báo mộng, sự linh ứng, hồn ma, vật thành tinh, lập đàn cầu đảo… trong các truyện dân gian xuất hiện với tần xuất cao Qua đó, thể hiện những triết lý nhân sinh cao đẹp về cuộc đời, quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…
Đặc biệt, trước bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi cùng sự du nhập của các học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáo Nho, Phật, Đạo đã làm phong phú thêm những giá trị văn hóa của người Việt, trong đó có văn hóa tâm linh Văn xuôi cuối thế kỉ XVIII - XIX là sự “bùng nổ” các loại thần, ma, quái, đặc biệt
là các câu chuyện ghi chép lại các truyền thuyết và truyện cổ tích Có thể nói những tác phẩm văn xuôi trung đại chứa đựng cả kho tàng văn hóa dân gian
và cả đời sống tinh thần phong phú của con người
Sự xuất hiện của những yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại là bằng chứng xác thực khẳng định ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với văn học viết Những giá trị của văn hóa tâm linh trong các tác phẩm này là vô cùng lớn, nó không chỉ là sự giao thoa, tiếp biến của hai giai đoạn văn học mà còn ghi dấu bản sắc dân tộc qua những giai đoạn lịch sử trường tồn, khẳng định
Trang 24giá trị lưu giữ, bảo tồn kho tàng văn hóa, văn học dân gian phong phú của văn xuôi trung đại Việt Nam
1.1.2.2 Ảnh hưởng tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”
Văn học và văn hóa là hai phương diện không thể tách rời Có thể thấy, văn học trung đại luôn nằm trong dòng chảy chung của lịch sử, văn hóa dân tộc Những quan niệm, tín ngưỡng của Nho, Phật, Đạo du nhập vào nước ta luôn không ngừng chi phối, tác động đến văn học trung đại, tạo nên những dấu ấn văn hóa độc đáo trong văn học, trong đó có văn hóa tâm linh
Tôn giáo xuất hiện từ xa xưa, do con người tạo ra và cũng từ rất lâu tôn giáo được con người mặc nhiên chấp nhận Con người xuất phát từ niềm tin thiêng liêng với sự kính tin kính ngưỡng nên mới có tôn giáo Tôn giáo còn là một nhu cầu của tinh thần con người, là sự nâng đỡ, hỗ trợ rất cần thiết cho đời sống con người, là điểm tựa tinh thần của con người Trên nền tảng nền văn hoá bản địa Đông Nám Á, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta đã được biến đổi linh hoạt để phù hợp với văn hoá chủ thể Việt Nam Những học thuyết chính trị, đạo đức, tôn giáo này đã dần hòa nhập với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt và bản thân chúng cũng kết hợp, hòa hợp, thống nhất
lẫn nhau, ở cùng một nguồn gốc, hình thành Tam giáo đồng nguyên
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo đến văn học trung đại Việt Nam xét về mặt tín ngưỡng, văn hóa tâm linh không thể hiện rõ như những ảnh hưởng về mặt triết lý, tư tưởng
Phật giáo luôn coi trọng tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Việc phụng thờ
những hiện tượng tự nhiên đã có từ rất sớm trong đời sống tâm linh của người Việt cổ và được tôn xưng thành các vị thần như: thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Sét, thần Gió… Đặc biệt, trong giai đoạn thời Lý – Trần (thế kỷ X-XIII), Phật giáo trở thành quốc giáo và phát triển cực thịnh Chùa chiền được xây dựng nhiều để đáp ứng niềm tin tâm linh của con người Trong chùa, ngoài việc thờ Phật, các vị Bồ tát,…còn thờ cả những nhân vật trong đức tin
Trang 25của người Việt như các vị Thần, Thánh… tiêu biểu như: Tứ Pháp (gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) Phật giáo còn quan niệm không có linh hồn bất tử, tùy theo nhân quả mà sau khi mạng chung được sinh vào đời sống này hay đời sống khác Tâm linh theo Phật giáo không phải là tìm cầu sự hiệp thông với đấng siêu nhiên, mà là hành trình hướng nội, tìm lại chính mình, nhận diện được trạng thái của tâm thức, rèn tâm thiện, nhận ra chân lý sống Nói cách khác, Phật giáo hướng đến luật nhân quả và quá trình hành thiện của con người
Nho giáo vốn là một học thuyết chính trị - đạo đức dùng để thiết lập và
cai trị xã hội của nhà nước quân chủ chuyên chế Học thuyết này có nền móng
từ rất sớm ở Trung Hoa nhưng thực sự phát triển cực thịnh ở nước ta vào khoảng thế kỷ XV Song, Nho giáo du nhập vào Việt Nam cũng bị truyền thống coi trọng làng và nước, tinh thần dân chủ làm biến đổi Nho giáo vốn coi trời là đấng tối cao, ý chí của trời là điều không thể chống lại, chính vì vậy, tư tưởng thiên mệnh trong Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa thời
kỳ này Vận mệnh của quốc gia, dân tộc, quân vương, thậm chí là danh nho, danh thần đôi khi đều là sự sắp đặt trước của trời
Còn Đạo giáo vốn gần gũi với tín ngưỡng cổ truyền nên khi vào Việt
Nam, nó lại bị hoà lẫn đến mức nhiều khi không nhận ra sự tồn tại của nó Truyền thống hoà hợp với tự nhiên, thờ các vị thần tự nhiên, yếu tố nữ được coi trọng… được phản ánh qua các tôn giáo rất rõ Song song với sự phát triển của văn hóa, văn học viết giai đoạn này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, Đạo giáo, trong đó, có thể kể đến sự xuất hiện của các biểu hiện tâm
linh Việt điện U linh đã xây dựng hệ thống các nhân vật danh thần với tầm
vóc vũ trụ, khi còn sống chịu ân của triều đình, của vua, đến lúc trở thành thần vẫn hiển linh ứng mộng báo trước điềm lành dữ giúp triều đình dẹp giặc trừ họa Hay các hiện tượng về luân hồi chuyển kiếp, đầu thai, niết bàn vẫn thường xuất hiện trong các ghi chép của tác giả văn xuôi trung đại Ngay cả
Trang 26đối với các nhà sư như: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, các tác giả với khả năng hư cấu đã biến họ trở thành thần thánh được tôn thờ
Đến các giai đoạn sau, sự dung hợp hài hòa giữa tín ngưỡng, văn hóa
tâm linh trong Phật giáo, Đạo giáo càng được thể hiện rõ Trong Thánh Tông
di thảo đã xuất hiện nhiều những motif thần tiên được trần tục hóa hay con
người được trở thành thần tiên, ngoài ra, quy luật nhân quả, đầu thai chuyển kiếp cũng được thể hiện rõ Đặc biệt, những không gian kỳ ảo xuất hiện ngày một nhiều bên cạnh không gian triều đình phong kiến
Đến Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dung hợp hài hòa giữa tư tưởng
của Nho gia với quan niệm của Phật, Đạo Tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo
là vấn đề được biểu hiện và chi phối sâu rộng, dễ nhận diện trong tác phẩm, tuy nhiên, tác giả vẫn đan xen các yếu tố kỳ ảo của tín ngưỡng Phật giáo, Đạo giáo như: Phép thuật, bói toán, cầu cúng, tu tiên, tư tưởng luân hồi, quan niệm nhân quả báo ứng… Trong vòng luân hồi vô thủy vô chung của sắc - không, con người ta gieo nhân nào thì sẽ gặt lấy quả ấy Quan niệm nghiệp báo đã được Nguyễn Dữ mượn lời nhân vật để giải thích cho mọi biến đổi, được mất
ở đời qua Chuyện gã Trà đồng giáng sinh, Chuyện Phạm tử Hư lên chơi
Thiên tào,…
Có thể thấy, trong các tác phẩm thế kỉ XVIII - XIX, dù Nho giáo phát triển nhưng các yếu tố thuộc về văn hóa tâm linh của Đạo giáo, Phật giáo trong văn xuôi trung đại vẫn xuất hiện rất nhiều Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đều tôn trọng tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên, phù hợp với xã hội nông nghiệp với tín ngưỡng phồn thực rất đậm, cho nên nó dễ dàng dung hợp với nhau trong cả cuộc sống lẫn văn học
Tóm lại, cùng với sự kế thừa văn hóa tâm linh trong văn học dân gian, ảnh hưởng Nho - Phật - Đạo trong tinh thần “dung hòa”, “đồng nguyên” cũng
là cơ sở quan trọng hình thành nên yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại
Những biểu hiện ấy cho thấy văn hóa tinh thần của người Việt vô cùng
Trang 27phong phú, bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc: Nho, Phật, Đạo và cả tín ngưỡng dân gian Đặc biệt là sự pha trộn chứ không thuần túy một nguồn gốc nào
1.1.3 Một số biểu hiện của văn hóa tâm linh
Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá Với văn học trung đại Việt Nam, đời sống tâm linh đã mang giá trị tự thân Đời sống tâm linh xuất hiện một cách tự nhiên từ những hiện tượng kì lạ xảy
ra trong thiên nhiên cho đến các hình thức phong thủy, cầu cúng, điềm báo, báo ứng, thần thánh, ma quỷ… Tất cả ảnh hưởng sâu sắc và làm nên màu sắc giao thoa văn hóa đa dạng trong văn học trung đại Việt Nam
Trước hết là sự xuất hiện của yếu tố mộng báo, điềm báo Trong đời
sống, con người luôn khát khao được tìm đến thế giới thần linh với mong muốn thực hiện ước mơ, khát vọng của mình Sự xuất hiện của những yếu tố điềm báo, mộng báo trong văn xuôi trung đại sở dĩ xuất phát từ quan niệm, tín ngưỡng Đạo giáo và niềm tin tâm linh của con người, tin tưởng vào sự hiện diện của thần linh và những thế lực siêu nhiên mà con người cho rằng chỉ có thể tiếp xúc được với họ thông qua giấc mộng Mộng vốn đã là không thật nhưng thế giới “mộng” mang tính điềm báo trong văn xuôi trung đại Việt Nam lại rất thực và chi phối đến sự phát triển của cốt truyện Mộng có thể thay đổi cuộc đời của một con người (từ người thường trở thành trạng nguyên…), thậm chí thay đổi cả vận mệnh của một quốc gia, dân tộc Mộng
là tiếng nói, lời mách bảo của thần linh, những đấng hiền thần muốn giúp dân giúp nước; nhưng đôi khi mộng cũng là điềm báo cho sự sụp đổ, lụi tàn tất yếu của một triều đại bên bờ suy vong Mộng cũng là sự khởi nguồn cho một
yếu tố khác, có thể là điềm lành cũng có thể là điềm dữ Trong Việt điện u
linh hay Lĩnh Nam chích quái đều chép sự hiển linh báo mộng của các thần
giúp vua diệt trừ giặc dữ, bảo vệ giang sơn Chuyện học hành thi cử, đỗ đạt hiển vinh cốt ở trí lực con người, nhưng cũng không nằm ngoài quan niệm
tâm linh của người xưa, người có thiên mệnh, ắt sẽ được phù trợ Trong Công
dư tiệp ký, Lan Trì kiến văn lục, Nam Thiên trân dị tập,… đã không ít lần viết
Trang 28về những câu chuyện này Đặc biệt, Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề dành
đến 02 phần để ghi chép lại các sự kiện về danh nho, danh thần
Thứ hai là tín ngưỡng thờ cúng, cầu đảo Xuất phát từ nền văn hóa gốc
nông nghiệp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái con người cùng ảnh
hưởng của tam giáo đồng nguyên đã hình thành trong văn hóa tâm linh của
người Việt ý thức tôn sùng tự nhiên, xem đó như những thế lực siêu nhiên chi phối cuộc sống con người; đồng thời, những người có công giúp dân, giúp nước cũng được tôn thờ với mong muốn phù trợ quốc gia, dân tộc hay thờ cúng ông bà tổ tiên với mong ước phù hộ con cháu, gia đình ấm êm Những yếu tố văn hóa tâm linh này xuất phát từ nhận thức về sự hiện hữu của hai loại hình hữu thể siêu việt, loại thứ nhất thì hiền lành, thường tượng trưng cho những điều tốt lành của thiên nhiên hoặc các vong linh nhân sinh đã được xem như có sức mạnh ảnh hưởng siêu phàm; loại thứ hai độc ác, nhân cách hóa với sức mạnh và quyền lực xấu của thiên nhiên, nhất là những vong linh nhân sinh không tốt Tuy nhiên cả hai loại, tùy vào trường hợp đều được suy tôn thờ cúng Loại thứ nhất thường được suy tôn, thờ cúng là lẽ tự nhiên, còn loại thứ hai cũng được suy tôn thờ cúng để không quấy nhiễu, gây hại cho dân lành Những chi tiết thờ cúng, cầu đảo, lập đàn trai giới,… xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn xuôi trung đại Việt Nam Qua đó, tác phẩm thể hiện niềm tin tâm linh, ước mơ và quan niệm tín ngưỡng của con người Trong
Lĩnh Nam chích quái, ta không ít lần bắt gặp hình ảnh tục thờ cúng, cầu đảo
của các đấng quân vương khi vận nước nguy nan trong các truyện như: Đổng
Thiên Vương truyện, Nhất Dạ Trạch truyện và Long trảo khước lỗ truyện, Kim quy truyện,… Và sự thành tâm cầu khẩn của các quan quân đều nhận
được sự phù trợ đắc lực của các linh thần, giặc giã được đẩy lùi, thiên hạ yên
ổn Điều đó càng chứng minh niềm tin thần thánh trong đời sống tâm linh của người Việt Đồng thời, việc cầu mưa, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc cũng xuất
hiện không ít trong các tác phẩm văn xuôi thời kỳ này Từ Thiền uyển tập
Trang 29anh, Nam ông mộng lục đến Truyền kỳ mạn lục… và nhiều tác phẩm khác đều
có sự xuất hiện của yếu tố cầu đảo Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu là một trong những lễ thức quan trọng biểu hiện sự tôn thờ nước của
cư dân nông nghiệp; cầu phúc lành, cầu tài lộc, cầu cho gia đình no ấm…đã trở thành những tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt và
đi vào cả đời sống văn học
Quan niệm phong thủy cũng được nhắc đến rất nhiều trong văn xuôi
trung đại Việt Nam Trong quan niệm của người xưa, người phi thường một mặt là thiên phú, mặt khác là do khí thiêng của trời đất hội tụ, phù trợ Thuật phong thủy là một sản phẩm của Đạo giáo dựa trên quan niệm núi sông có linh khí, nơi nào linh khí hội tụ thì sẽ phồn thịnh, có lắm người tài Đây là một ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành Có thể thấy, hình ảnh thầy phong thủy chỉ đất thiêng đã trở nên phổ biến trong văn xuôi trung đại Việt
Nam Công dư tiệp ký là một tác phẩm tiêu biểu về phương diện khảo sát ảnh hưởng thuật phong thủy đến sự nghiệp của các nhân vật Tang thương ngẫu
lục cũng là tác phẩm chứa nhiều yếu tố liên quan đến phong thủy Nhờ thầy
phong thủy chỉ đất tốt đặt mộ mà đời sau đỗ đạt làm quan hay được thầy
tướng số dự báo trước người có tướng mệnh “thiên tử” Vũ Trung tùy bút của
Phạm Đình Hổ cũng nhắc đến vấn đề phong thủy đem đến sự vinh hiển cho
con người, nhờ phong thủy tốt mà đỗ đạt cao Người xưa quan niệm rằng: vạn vật đều chịu sự chi phối của vũ trụ, trời đất, thế đất tốt thì vượng khí của con người cùng tăng theo và quan niệm này trở thành một biểu hiện khá tiêu biểu của văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam
1.2 Vũ Phương Đề và Công dư tiệp ký
1.2.1 Sự chi phối của các dòng tư tưởng đến ngòi bút Vũ Phương Đề
Nhắc đến Vũ Phương Đề - một danh sĩ thời Lê Ý Tông, hiện nay vẫn còn nhiều nghiên cứu, nhận định khác nhau về năm sinh năm mất của ông Một số nguồn tư liệu ghi chép lại: Ông sinh năm 1689 và chưa rõ năm mất,
Trang 30một số ghi chép khác lại cho rằng ông sinh năm 1689 và mất năm 1761
Trong phần giới thiệu văn bản Công dư tiệp ký do Trần Nghĩa thực hiện, Vũ
Phương Đề sinh năm 1697 và hiện chưa rõ năm mất, tự là Thuần Phủ, quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương (nay vẫn thuộc tỉnh Hải Dương), là con trai danh sĩ Vũ Phương Nhạc - một vị quan triều Lê Năm 39 tuổi, Vũ Phương Đề thi đỗ Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn (1736), niên hiệu Vĩnh Hựu 2, đời Lê Ý Tông, làm quan đến chức Đông các Hiệu thư, quyền tham chính xứ Sơn Nam
Trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của văn học trung đại Việt Nam, cái tên
Vũ Phương Đề và tác phẩm của ông chưa được nhắc đến nhiều Công dư tiệp
ký là tác phẩm duy nhất hiện còn của ông cho đến ngày nay dù đã thất lạc bản
gốc và được sưu tầm, ghi chép lại nhiều lần Đây cũng là tác phẩm được nhiều người hứng thú, ghi chép lại nên xuất hiện nhiều bản tục biên Tuy số lượng không nhiều nhưng tác phẩm của ông vẫn mang đậm dấu ấn giao thoa giữa văn học và văn hóa truyền thống, đặc biệt là những giá trị văn hóa tâm linh
Ứng chiếu tọa độ không - thời gian trong hành trạng cuộc đời của Vũ Phương Đề, có thể thấy môi trường văn hóa thời đại tác giả sống và chịu ảnh hưởng nổi bật với những đặc điểm như sau:
Sở dĩ, những ghi chép của Vũ Phương Đề mang đậm dấu ấn văn hóa và đem đến nguồn cảm hứng cho nhiều nhà Nho sau này là bởi tác giả có sự am tường về văn hóa, lịch sử, địa lý… của dân tộc Trước hết, sống giản dị và ghi chép lại những câu chuyện thường ngày khiến tác phẩm của Vũ Phương Đề
có phần mang hơi hướng của văn hóa dân gian Việt Nam, những quan niệm, tín ngưỡng tinh thần của người Việt cổ như vạn vật hữu thần vẫn hiện hữu trong tác phẩm của ông dù đã gắn với môi trường văn hóa của thời đại phong kiến
Thứ hai, sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục Nho giáo, là một nhà Nho sống chủ yếu ở thế kỷ XVIII, dòng tư tưởng chủ đạo ảnh hưởng đến Vũ Phương Đề là tư tưởng Nho giáo Chân dung các bậc danh nho, danh thần
Trang 31thời phong kiến được Vũ Phương Đề ghi chép lại một cách tỉ mỉ nhân lúc rỗi rãi việc công Đặc biệt, tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo ảnh hưởng rất nhiều trong các ghi chép của ông Các vị danh nho, danh thần, vua chúa được ông dành phần lớn dung lượng của tác phẩm để ghi chép lại Đặc biệt là sự phù trợ của các thế lực siêu nhiên mách bảo, linh ứng, giúp đỡ để người mang thiên mệnh thực hiện được ước mơ
Tiếp đó là ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và tư tưởng Lão - Trang
Sống trong môi trường giao thoa Nho - Phật - Đạo hay còn gọi là Tam giáo
đồng nguyên, Vũ Phương Đề không khỏi chịu ảnh hưởng của các dòng tư
tưởng văn hóa này Mặt khác, dưới sự phân tranh của các tập đoàn phong kiến, tư tưởng Nho giáo dần có những rạn nứt, Phật giáo, Đạo giáo và tư tưởng Lão - Trang dần trở lại và ảnh hưởng không nhỏ đến ngòi bút của Vũ
Phương Đề Nhiều câu chuyện ghi chép trong Công dư tiệp ký thể hiện rõ
quan niệm về nhân quả báo ứng, luân hồi chuyển kiếp của Phật giáo hay những tín ngưỡng về phong thủy, tâm linh trong Đạo giáo Ở hiền gặp lành,
ác giả ác báo vốn là những giá trị văn hóa đã in sâu vào tâm thức của người Việt và Vũ Phương Đề cũng không tách biệt khỏi môi trường văn hóa đó Bên cạnh đó, một số biểu hiện trong tác phẩm của Vũ Phương Đề cũng cho thấy
sự ảnh hưởng của quan niệm tâm linh trong Kinh dịch bởi sự xuất hiện của
những yếu tố phong thủy, tướng số, bói toán…
Việc chịu ảnh hưởng của nhiều dòng tư tưởng đã tạo nên sự giao thoa văn hóa độc đáo trong những ghi chép của Vũ Phương Đề Điều đặc biệt là không chỉ tồn tại những giá trị văn hóa ngoại sinh, du nhập và ảnh hưởng từ các dòng tư tưởng mà tác phẩm của ông còn mang đậm những giá trị văn hóa nội sinh, niềm tin và điểm tựa tâm linh trong chính cội nguồn tâm thức của người Việt
1.2.2 Văn bản Công dư tiệp ký và các bản ghi chép
Công dư tiệp ký là tác phẩm duy nhất hiện còn của Vũ Phương Đề, là
Trang 32một trong những tác phẩm truyện ký có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thể loại truyện ký chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam, có vị trí như là tác phẩm “nối mạch” cho dòng văn xuôi tự sự Việt Nam sau hơn hai thế kỷ dường như bị quên lãng
Nếu cắt nghĩa tên tác phẩm, có thể hiểu một cách đơn giản, “Công dư”
tức là ngoài giờ làm việc, “tiệp ký” tức là ghi nhanh, ghi vội Như vậy, Công
dư tiệp ký là tập hợp những ghi chép của Vũ Phương Đề lúc rỗi rãi việc công
Theo Phan Huy Chú, dù chỉ có 1 cuốn nhưng sách Công dư tiệp ký của Vũ
Phương Đề được chia thành 12 môn loại:
Tuy là những câu chuyện ghi nhanh, viết vội nhưng Công dư tiệp ký lại
rất được người đời đón nhận Và kể từ đó nó đã được người sau tục biên, tục
bổ, bổ di làm cho tác phẩm ngày càng dày lên và cũng phức tạp thêm Hơn thế nữa, người ta còn trích lục, sao chép nó thành những bản tục biên, những
tập sách khác với tên gọi mới Cùng với những tác phẩm như Việt điện u linh,
Lĩnh nam chích quái…, Công dư tiệp ký đã góp phần đặt nền móng cho văn
xuôi tự sự Việt Nam ở các giai đoạn tiếp sau Sang đầu thế kỷ XX, khi chữ
quốc ngữ được sử dụng phổ biến, Công dư tiệp ký là một trong những tác
phẩm đầu tiên được các trí thức tân học chọn dịch từng truyện sang quốc ngữ, đăng tải trên một số báo và tạp chí nhằm cổ vũ nền quốc học
Người đầu tiên tục biên lại Công dư tiệp ký dựa trên sách gốc của Vũ
Phương Đề là Trần Quý Nha, quê xã Điền Tri, huyện Chí Linh Theo Trần Văn Giáp, Trần Quý Nha có thể là Trần Tiến, quê xã Điền Tri, huyện Chí
Trang 33Linh [41, tr.260] Ông có soạn sách Đăng khoa lục sưu giảng, trong đó có nhiều tài liệu lấy từ Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề Theo Phạm Đình Hổ, Trần Tiến còn có một tác phẩm nữa là Cát Xuyên tiệp bút Phần này phải chăng là phần Công dư tiệp ký tục biên do chính Trần Quý Nha biên soạn? Trên cơ sở những căn cứ đó, tác giả đi đến nhận định người tục biên Công dư
tiệp ký chính là Trần Quý Nha hay còn gọi là Trần Tiến
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Na, tác giả Tục Công dư
tiệp ký ngoài tên là Trần Quý Nha còn có tên khác là Trần Trợ, ông là con
Trần Tiến, quê xã Điền Tri, huyện Chí Linh Trần Tiến viết Đăng khoa lục
sưu giảng và Cát Xuyên tiệp bút Sách Lược truyện các tác gia Việt Nam
không đưa Trần Tiến thành một tác giả riêng, do đó không có phần tiểu sử của
ông Theo tác giả, phần Cát Xuyên tiệp bút do Trần Tiến viết còn Công dư
tiệp ký tục biên là một tác phẩm khác về sau được Trần Quý Nha hay Trần
Trợ biên soạn Đồng thời Tục Công dư tiệp ký được viết xong vào trước năm
1786, trong đó bài Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và Văn thể là của
Trần Tiến
Vì những tư liệu khảo cứu về tác giả Vũ Phương Đề, Trần Tiến và Trần Trợ còn lại không nhiều nên việc đối chiếu lịch sử, tìm tư liệu cổ để xác định một cách chính xác, rạch ròi tác giả nào là chủ nhân của tác phẩm nào vẫn là
điều đang được nghiên cứu Đọc các truyện trong Công dư tiệp ký tục biên,
một số truyện được nhận định là của Trần Tiến, một số truyện được nhận định
là của Trần Trợ phát triển lên, hoặc tự mình ghi chép lại Tóm lại, tên thật của
Trần Quý Nha – người mở đường cho lối tục biên, tục bổ,… Công dư tiệp ký
vẫn chưa được xác định chính xác Đồng thời cũng chưa có căn cứ chính xác
để xác định Tục Công dư và Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến có phải là một
hay không
Tìm hiểu Công dư tiệp ký Tiền biên và Tục biên, người đọc có thể thấy
được mối quan hệ cũng như sự kế thừa, phát triển trong nội dung từng tác phẩm Song, công lao chính vẫn phải kể đến cái tên Trần Quý Nha – người
Trang 34dấy lên phong trào sưu tầm, ghi chép về con người và cảnh vật địa phương kể
cả cuộc đời tư của tác giả Sau Công dư tiệp ký, Cát Xuyên tiệp bút, Tục Công
dư tiệp ký có hàng loạt tác phẩm truyện ký khác ra đời
Trước ngày đất nước thống nhất (1975), tác phẩm Công dư tiệp ký chưa được dịch in ở miền Bắc; còn ở miền Nam, Công dư tiệp ký được xuất bản
năm 1961 - 1962 thành 2 tập và năm 1972 tái bản gộp làm 1 quyển Điều
đáng chú ý là ngoài bìa dịch giả đề là Vũ Phương Đề: Công dư tiệp ký nhưng
bên trong, tác phẩm lại có tới 91 truyện, nhiều hơn số truyện của Vũ Phương
Đề tới 48 truyện Sở dĩ như thế bởi sách bao gồm cả Công dư tiệp ký tiền biên của Vũ Phương Đề soạn và Công dư tiệp ký tục biên do Trần Quý Nha soạn
Vào năm 1997, trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (tập 1, Nguyễn Đăng Na biên soạn, Nxb Giáo dục, 1997), văn bản Công dư tiệp ký
đã được Nguyễn Đăng Na tách thành hai tác phẩm riêng biệt là Công dư tiệp
ký của Vũ Phương Đề và Tục Công dư của Trần Trợ [22]
Tiếp đó, vào năm 1996, trong bài viết “Góp phần giải quyết những vấn
đề văn bản học đang đặt ra với Công dư tiệp ký” (Tạp chí Hán Nôm , Số 4,
1996), sau khi tiến hành đối chiếu sơ bộ các văn bản, Trần Nghĩa đã nhận xét:
“Ngoài những biến động về tiêu đề, nội dung các truyện trong các văn bản, nếu đem so sánh, ta cũng thấy có sự xê dịch nhưng cũng chủ yếu là về mặt câu chữ Khác nhau về chi tiết giữa các truyện tuy có nhưng không nhiều.”
[31] Theo ông, “từ Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, người ta tích hợp lần đầu thành văn bản Công dư tiệp ký bao gồm Công dư tiệp ký tiền biên + Công
dư tiệp ký tục biên, rồi tiếp tục tích hợp thành văn bản Công dư tiệp ký gồm: Công dư tiệp ký tiền biên + Công dư tiệp ký tục biên + Bạch Vân Am + Bổ di
Còn quá trình tế phân thì theo ông đó là từ Công dư tiệp ký gốc của Vũ
Phương Đề sách được “vỡ ra, biến tướng thành nhiều dạng mới, dưới những
tên sách mới như: Danh thần truyện ký, Danh thần danh nho truyện ký, Chư gia
phát tích địa, Thần quái hiển linh lục, Nam thiên trân dị tập, Thính văn dị lục…”
Trang 35Vào năm 1997, tác phẩm Công dư tiệp ký lại được Trần Nghĩa đưa vào
Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam [32] với bản dịch của Đoàn Thăng và
phần giới thiệu của Trần Nghĩa Ở đây, Trần Nghĩa loại phần Bạch Vân Am
cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả ký và phần Bổ di ra khỏi tác phẩm và ngờ
rằng Tục Công dư chính là Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến
Tóm lại, theo các nghiên cứu từ trước đến nay, có thể thấy văn bản
Công dư tiệp ký nguyên do Vũ Phương Đề biên soạn và đề tự vào năm 1755
với 43 bài ký, chia làm 12 phần, sau đó được ghép thêm phần tục biên của Trần Quý Nha biên soạn, rồi lại được tiếp tục mở rộng thêm với phần viết về
Bạch Vân Am cư sĩ và phần Bổ di Văn bản mang tên Công dư tiệp ký hiện
còn đến nay bao gồm 02 phần chính là phần chính biên Công dư tiệp ký của
Vũ Phương Đề và phần Tục biên Công dư tiệp ký của Trần Quý Nha, còn ngoài ra là phần Bạch Vân Am và Bổ di
1.2.3 Vị trí của Công dư tiệp ký trong ký Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX
Thể loại ký trung đại Việt Nam với hành trình lịch sử mười thế kỷ của mình đã để lại những giá trị tinh hoa và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thể loại ký hiện đại sau này Dù cho kết thúc sứ mệnh lịch sử nhưng
ký viết bằng chữ Hán đã để lại cho nền văn học dân tộc một kho tàng quý giá
về những kinh nghiệm nội dung phản ánh cuộc sống, con người cũng như kinh nghiệm về nghệ thuật của ký
Ký là loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ ký lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh… Ký Việt Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự nở rộ vào giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX; hàng loạt các tác
phẩm ký như Tiên tướng công niên phả lục và Trần Khiêm Đường niên phả
lục của Trần Tiến, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng ký của
Lê Quýnh, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án, Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức, lần lượt xuất hiện
và đạt đỉnh cao về nghệ thuật Ký có thể nói là thể loại văn học phức tạp nhất
Trang 36trong văn xuôi tự sự thời trung đại Ký cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự thời trung đại
Nhìn lại giai đoạn trước, các tác phẩm như: Nam ông mộng lục, Thánh
Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục đều là các tác phẩm tiêu biểu cho văn xuôi
trung đại Việt Nam Tuy nhiên, hình thức thể loại của những tác phẩm này vẫn chưa thể tách bạch rõ ràng đâu là truyện, đâu là ký Xét về vấn đề này, tác giả Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và
ký về bản chất là thái độ người cầm bút Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự kiện, khỏi các nhân vật mình miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả ẩn mình vào các sự kiện, các nhân vật với tư cách là người
trong cuộc thì đấy là ký” [25]
Đến thế kỷ XVIII, đời sống con người bắt đầu có nhiều xáo động từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh trở đi đã tạo điều kiện cho sự phát triển và nở
rộ của thể ký Người viết ký là người trong cuộc, sự kiện trong ký là sự kiện đời thường hằng sống, hằng tác động tới con người Khi ấy, những nhà văn bắt đầu mang trong mình ý thức cá nhân không thể không phản ánh thế cuộc
bể dâu bằng cái nhìn thế sự
Trong bối cảnh loạn lạc ấy, Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề xuất
hiện, dù ban đầu có mang đậm hơi hướng dân gian nhưng chung quy lại đã
mở ra con đường mới cho thể ký phát triển với những bước chuyển mình rõ rệt về cả nội dung và nghệ thuật Trong thời gian bị cách chức, bằng những điều mắt thấy tai nghe, Vũ Phương Đề nhanh chóng ghi chép lại những sự kiện, nhân vật lịch sử với tư cách như một người trong cuộc
Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề có thể coi là tác phẩm mở đầu cho
thể ký ở Việt Nam - một tập sách gồm 43 truyện ký và chia làm 12 phần Đây
có thể nói là lần đầu tiên cả 43 truyện trong 1 tập sách đều thuộc thể loại ký, không bị nhầm lẫn với truyện hay bất kỳ thể loại nào và như tác giả Nguyễn Đăng Na nhận xét: Vũ Phương Đề “là người có công xới lên trào lưu viết ký”
Trang 37[22] Tuy tác phẩm còn nặng về tính dân gian và chất khảo cứu nhưng Công
dư tiệp ký vẫn đánh dấu được thành công cho sự mở đường của ký trung đại Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề và Tục Công dư tiệp ký của Trần Quý
Nha đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển loại hình truyện ký Việt Nam thế kỷ
XVIII-XIX Bởi có lối viết ngắn gọn, giàu thông tin và nội dung lôi cuốn, Công
dư tiệp ký đã hết sức được ưa chuộng và sau đó được nhiều tác gia phát triển
Sau Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, hàng loạt tác phẩm ký khác ra đời với những đặc sắc, cách tân về nội dung và nghệ thuật như: Tiên tướng
công phả lục và Trần Khiêm Đường niên phả lục của Trần Tiến (1709 -
1777), Tục công dư tiệp ký của Trần Quý Nha, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng ký của Lê Quýnh, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình
Hổ và Nguyễn Án, Vũ trung tùy bút và Châu phong tạp thảo của Phạm Đình
Hổ, Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức, Hải trình chí lược của Phan
Huy Chú,…
Ký nói riêng và loại hình tự sự nói chung đã trở thành lãnh địa thuận lợi
để các tác giả bày tỏ ước mơ, lý tưởng thẩm mỹ của mình Thấm nhuần tinh thần nhân văn, mỗi phương thức tự sự đã lựa chọn và mở ra một hướng đi tối
ưu để chiếm lĩnh và thể hiện đời sống qua những thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng Tuy chưa chú ý nhiều đến con người cá nhân như truyện ngắn sau này, cũng ít khi tái hiện cuộc sống ở góc nhìn đại quan như tiểu thuyết chương hồi, ký giai đoạn này chủ yếu quan tâm đến những vấn đề thế sự Qua các ký sự, tiệp ký, tùng ký, ngẫu lục, tạp thuật… những điều tai nghe mắt thấy của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ hiện lên hết sức phong phú và sống động
Tiểu kết Chương 1
Văn hóa là thuật ngữ có thể định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, trong đó, văn hóa tâm linh là một bộ phận không thể thiếu, một di sản tinh thần vô giá trong nền văn hóa Việt Nam Văn hóa tâm linh xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu gửi gắm đức tin của cá nhân và cộng đồng Không chỉ ảnh
Trang 38hưởng đến đời sống tinh thần người Việt, văn hóa tâm linh còn đi vào văn học dân gian, văn học viết và thể hiện tầm ảnh hưởng nhất định Có thể thấy, văn hóa tâm linh là một di sản đặc biệt của mỗi dân tộc, ẩn chứa nhiều truyền thống và giá trị đặc sắc cần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy Trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác phẩm vẫn mang đậm màu sắc dân gian với những tín ngưỡng, phong tục truyền thống của người Việt, trong đó có
Công dư tiệp ký
Dù chỉ là những ghi chép thường ngày lúc rỗi rãi việc công về những con người, sự kiện có thật, song, ngòi bút của một người chép sử như Vũ Phương Đề vẫn khiến mỗi câu chuyện được kể mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh với những chiều sâu không dễ dò tìm hết Sống trong môi trường tam giáo đồng nguyên, lại tiếp bước các giá trị dân gian truyền thống, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu ghi chép lại các câu chuyện trong đời sống thường ngày, Vũ Phương Đề đã tường tận kể lại những chuyện xưa tích cũ được lưu truyền bằng ngòi bút hiện thực xen lẫn kỳ ảo, tâm linh
Vỏn vẹn 44 câu chuyện, phần lớn kể về các danh nho, danh thần của tiền triều, những người có công với nước, với quê hương, được nhân dân suy
tôn, thờ phụng, nhưng Công dư tiệp ký vừa khắc họa được bối cảnh của triều
đại phong kiến với nhiều biến động, vừa thể hiện đời sống văn hóa tinh thần
và những quan niệm tín ngưỡng, đạo đức, văn hóa của người Việt được giao thoa, đúc kết từ ngàn đời
Trang 39CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG
CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ
Công dư tiệp ký không chỉ là một trong những truyện ký có sức ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của thể loại truyện ký chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam mà còn chứa đựng một phần văn hóa, lịch sử dân tộc Dù chỉ
là những ghi chép lúc rỗi việc công nhưng những truyền thuyết và giai thoại
trong Công dư tiệp ký lại liên quan đến nhiều sự kiện và nhân vật nổi tiếng
trong lịch sử Việt Nam Điều độc đáo là không chỉ có những yếu tố lịch sử, địa lý được ghi chép lại mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh của người Việt Từ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục thờ cúng tổ tiên đến những quan niệm tâm linh, phong thủy, tất cả đều được Vũ Phương Đề ghi chép lại một cách tỉ mỉ
Dù được viết trong những ngày nhàn rỗi việc công nhưng Công dư tiệp
ký không phải chỉ đơn thuần đọc để tận hưởng cái nhàn, không thể “cưỡi ngựa
xem hoa” mà hiểu hết được Với những tư liệu dã sử, các dữ kiện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,… đan xen những dấu hiệu văn hóa riêng và khoảng cách thời đại hàng thế kỷ sẽ tạo nên những chiều sâu không dễ dò tìm
2.1 Dấu ấn tư tưởng, tôn giáo
2.1.1 Dấu ấn Nho giáo
Tư tưởng Nho giáo đã được manh nha từ thời Tây Chu: thế kỉ XI TCN đến năm 771 TCN Đến thời Khổng Tử, ông đã phát triển tư tưởng của Chu Công Đán, bổ sung, hệ thống hóa và lý giải sâu hơn để trở thành một học thuyết chính trị - đạo đức tương đối hoàn chỉnh, nhằm quản lý, cai trị xã hội, gọi là Nho giáo Trải qua thăng trầm lịch sử, Nho giáo dần khẳng định được
vị thế và được xem như quốc giáo, trở thành hệ tư tưởng chính thống dưới các triều đại phong kiến Trung Hoa và còn được truyền bá, ảnh hưởng đến hầu khắp các nước trong khu vực Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,
Trang 40Ở Việt Nam, vì là hệ tư tưởng bị áp đặt suốt thời kỳ Bắc thuộc nên ban đầu, Nho giáo gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta Tuy nhiên, càng về sau, hệ tư tưởng Nho giáo càng phát triển vì có nhiều nội dung phù hợp với việc trị quốc Từ thời Lý, Nho giáo bắt đầu được chú trọng trong quan hệ dung hòa với Phật giáo và Đạo giáo Khổng Tử quan niệm “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ” (Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần (ý nói bề trên) nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí) Quan niệm Nho giáo vốn không tin vào thần linh, ma quỷ Tuy nhiên, vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
“Tư tưởng thiên mệnh” Từ chỗ chưa có thái độ thực sự rõ ràng về thiên mệnh trong quan niệm triết học của Khổng tử, đến Mạnh Tử, ông đã tin vào mệnh trời và tư tưởng này càng được nhấn mạnh trong Hán Nho Theo đó, các Nho gia cho rằng: Trời là một lực lượng siêu nhiên nằm ngoài con người nhưng lại
có khả năng tỏ tường và chi phối đến mọi vấn đề của con người Quan niệm này được thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể:
Trước hết là sự chi phối của mệnh trời đối với con người Trời sắp đặt,
định trước mọi việc liên quan đến con người: từ tình duyên, chức tước cho
đến số phận sướng - khổ, sự sống - chết của kiếp người Trong quan niệm tâm linh của con người trung đại, Thiên và Nhân luôn có sự “tương cảm” sâu sắc
“Phàm việc một người, một nước cho đến cả thiên hạ, sắp có việc hay thì tất
có điềm hay sinh ra trước, sắp có việc dở thì tất có điềm dở sinh ra trước” [20] Số mệnh con người vốn do trời sắp đặt Điều này được thể hiện rõ qua các chi tiết báo mộng, linh ứng trong tác phẩm Tuy nhiên, giấc mộng ấy có thể liên quan đến nhiều vấn đề trong cuộc sống: sự thay thế các triều đại, phò vua đánh giặc, báo trước đường quan hoạn, mệnh số định trước, đỗ đạt hiển vinh, thay đổi số mệnh Mộng còn là điềm báo sự sinh đẻ thần kỳ và đầu thai
kiếp khác
Theo ghi chép của Vũ Phương Đề trong Quế Am Vũ Đoán ký, ông Quế
Am Vũ Đoán thuở bé rất tối dạ, học cả ngày không thuộc một dòng chữ, mười