Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Triều La Vỹ đã đóng góp cho văn học Bình Định với một dấu ấn rất riêng trên cả hai mảng thơ và văn xuôi.. Các sáng tác của Triều La Vỹ có một vị trí nhấ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
ĐẶNG THỊ THÙY VINH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRIỀU LA VỸ
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ TÚ NHI
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong đề án đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Bình Định, tháng 11 năm 2023
Tác giả đề án
Đặng Thị Thùy Vinh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp mới của đề án 8
7 Cấu trúc của đề án 9
CHƯƠNG 1 THƠ TRIỀU LA VỸ TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA BÌNH ĐỊNH 10
1.1 Thơ ca Bình Định trong thời đại mới 10
1.1.1 Bình Định: mảnh đất ươm mầm văn chương 10
1.1.2 Thành tựu nổi bật của thơ Bình Định đương đại 16
1.2 Triều La Vỹ - quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo 24
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật 24
1.2.2 Hành trình sáng tạo thơ ca 28
Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRIỀU LA VỸ 33
2.1 Cái tôi giao cảm với thiên nhiên, sâu nặng nghĩa tình với quê hương, đất nước 34
2.1.1 Cái tôi giao cảm với thiên nhiên 35
2.1.2 Cái tôi sâu nặng nghĩa tình với quê hương, đất nước 38
2.2 Cái tôi suy tư chiêm nghiệm về nhân sinh 44
2.2.1 Cái tôi nghiệm suy đời sống nhân sinh 45
2.2.2 Cái tôi nghiệm suy giá trị bản thể 50
Trang 42.3.1 Tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc 55
2.3.2 Tình yêu mang màu sắc tính dục 60
Tiểu kết chương 2 64
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRIỀU LA VỸ 65
3.1 Hệ thống thể loại 65
3.1.1 Thể thơ lục bát mang phong vị ca dao 66
3.1.2 Thơ tự do với âm sắc đa dạng 72
3.2 Ngôn ngữ thơ 77
3.2.1 Ngôn ngữ thơ đời thường, giản dị, mộc mạc 78
3.2.2 Ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm 82
3.3 Giọng điệu thơ 88
3.3.1 Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh 89
3.3.2 Giọng điệu tâm tình, thiết tha 93
3.3.3 Giọng điệu suy tư, triết lý 98
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Bình Định là bộ phận quan trọng của Văn học Việt Nam
Có thể nói, Bình Định là một trong số ít những địa phương giàu truyền thống
và có bề dày lịch sử văn học Điều đó được khẳng định khi Bình Định đã có một lực lượng viết đông đảo, tiếp nối nhiều thế hệ với những cá tính sáng tạo riêng, ghi dấu ấn trên dòng văn học đương đại Kế thừa thành tựu của những nhà thơ, nhà văn Bình Định tiền bối nổi tiếng như: Nguyễn Diêu, Yến Lan, Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Nguyễn Văn Bổng… văn học Bình Định đương đại đã xuất hiện nhiều tên tuổi đã được khẳng định như: Lệ Thu, Bùi Thị Xuân Mai, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang, Văn Trọng Hùng, Lê Hoài Lương, Mai Thìn, Nguyễn Mỹ Nữ, Trần Quang Lộc, Phạm Ánh, Triều La Vỹ Văn học Bình Định thời gian qua đã phát triển như một khu vườn tươi xanh và nhiều sắc màu với sự đóng góp của nhiều thế
hệ nhà văn, được nuôi dưỡng và hun đúc bởi một thế hệ cầm bút sung sức và tiềm tàng nhiều tài năng, khát vọng Không chỉ thơ, văn mà cả phê bình văn học và kịch bản sân khấu cũng đạt được những thành tựu đáng kể Bằng sự độc đáo riêng biệt của mình, văn học Bình Định đã góp phần tạo nên sự đa màu đa sắc cho nền văn học Việt Nam hiện đại
Riêng đối với mảng thơ ca Bình Định, có thể thấy được sự xuất hiện của đông đảo nhà thơ để lại dấu ấn thi pháp đặc sắc, được độc giả yêu quý tiếp nhận và ngợi ca như Lệ Thu, Từ Quốc Hoài, Lê Văn Ngăn, Văn Trọng
Hùng, Xuân Mai, Nguyễn Thanh Hiện… Hồ Thế Hà đã chia sẻ: Thơ Bình Định là thơ Việt Nam, hòa chung với thi ca cả nước Ở đó, sắc thái tình cảm
và thiên nhiên Bình Định làm thành nét riêng độc đáo, tạo ra bao hồn thơ, và thơ bồi đắp thêm hồn quê hương, xứ sở Từ trước đến nay, nhiều tuyển tập thơ văn Bình Định đã được ra mắt bạn đọc với dư luận tốt [46]
Trang 61.2 Ở Bình Định, văn học địa phương đang ngày càng được quan tâm
và được đề xuất đưa vào tài liệu giáo dục địa phương để giảng dạy tại các trường tiểu học và trung học trên địa bàn tỉnh Trong số những cây bút đóng góp tích cực cho văn học Bình Định, Triều La Vỹ là cây bút viết khá sớm và bền bỉ Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Triều La Vỹ đã đóng góp cho văn học Bình Định với một dấu ấn rất riêng trên cả hai mảng thơ và văn xuôi Qua những tác phẩm của Triều La Vỹ, thiên nhiên và con người Bình Định hiện lên với những đường nét và màu sắc đa dạng Từ những trải nghiệm sống của mình, Triều La Vỹ đã chắt lọc và một chút văn hóa đã được trao truyền, tiếp nhận, học hỏi, sàng lọc để trở thành thứ “nước cốt”, một thứ “của báu” của riêng mình Thơ ông luôn trộn hòa ba cảm thức: tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên đất nước và con người Triều La Vỹ có cách lắng những âm vang của đời thực thành những khoảnh khắc nên thơ, nên tình trong những câu thơ rất nhiều thi ảnh Chất liệu cuộc sống đi vào thơ bắt đầu từ những hoài niệm,
từ những rung động của một tâm hồn đa cảm Triều La Vỹ đã cho ra đời
những tác phẩm như: Bên kia lời hẹn (NXB Thuận Hóa - 1996), Nhật ký
đêm (NXB Văn học - 2015), Ba bờ nắng (in chung ba tác giả)
Với tình cảm và tâm huyết dành cho mảnh đất quê hương, Triều La Vỹ
đã đạt được nhiều giải thưởng xứng đáng Khi còn là sinh viên, ông đã đạt giải tại các cuộc thi thơ Đại học Y Huế năm 1991, 1995, Báo Mực Tím 1992
và có chùm thơ hay nhất năm 1997 của Tạp chí Sông Hương Đến 2015, Triều La Vỹ tiếp tục tham dự cuộc thi sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định và đạt giải nhì (không có giải nhất) Sau đó nhà thơ đã đạt giải
A giải thưởng Đào Tấn – Xuân Diệu (2010 - 2015) với tập Nhật ký đêm Với bài Cánh đồng Triều La Vỹ được xếp vào mục Tiếng thơ quen thuộc trên sóng VOV 2 Tập truyện ngắn Bóng rồng của Triều La Vỹ đã đạt được giải A
Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Định lần thứ VI (2016 - 2020)
Trang 71.3 Các sáng tác của Triều La Vỹ có một vị trí nhất định đối với văn
học Bình Định, những tác phẩm của ông mang tính tiếp nối, kế thừa những thành tựu của các thế hệ trước, đồng thời, góp phần ghi dấu ấn văn học Bình Định vào dòng chảy văn học Việt Nam đương đại Chính vì vậy, nghiên cứu
về những sáng tác của Triều La Vỹ sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập và nghiên cứu về văn học địa phương tại Bình Định Đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy văn học địa phương ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định
Với những lý do thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
các kết quả nghiên cứu trong các công trình của những người đi trước nhằm góp phần nhận diện thơ Triều La Vỹ sâu hơn, rộng hơn, từ đó đưa ra được một cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về tác giả Hy vọng, đề tài sẽ góp phần khẳng định vị trí của tác giả Triều La Vỹ đối với văn học Bình Định nói riêng
và trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều La Vỹ là một cây bút bền bỉ, qua những năm tháng kiên nhẫn và
tự tin, Triều La Vỹ đã tìm được cho thơ mình một hướng đi và bản sắc riêng, thu hút được sự chú ý của bạn đọc cũng như giới phê bình, ông đã có những đóng góp cho văn học Bình Định trên cả hai lĩnh vực là thơ và văn xuôi Cho đến nay, có khá nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và internet về sáng tác của Triều La Vỹ trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ không nhiều Ở đây, chúng tôi chỉ lựa chọn và xin điểm qua một số công trình, bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Thơ ca của Triều La Vỹ được nuôi dưỡng nâng niu từ những cảm xúc thật, từ những gì chủ thể trữ tình đã trải qua, đã chứng kiến, đã hòa hợp, đó là
lí do để thơ ông dễ đi vào lòng người và có vị trí riêng neo đậu nơi trái tim
Trang 8người đọc Nhà thơ chia sẻ: Tôi yêu quê hương, đất nước này một cách rất cụ thể Tôi không thể nói tôi yêu xóm làng, quê hương, đất nước mình nếu không trộn lẫn, hòa quyện như máu thịt trong đó chút rung động dành cho những kỷ niệm nơi mình sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, tình cảm dành cho người mình yêu thương… [45] Những hoài niệm, những rung động của một tâm hồn
đa cảm đã trở thành chất liệu cuộc sống đi vào thơ Triều La Vỹ Chính vì thế,
tại Tọa đàm “10 năm văn học Bình Định (2011 – 2021) – Tiếp nối và Hy
vọng”, trong tham luận Bình Định 10 năm trong dòng chảy thi ca Việt Nam đương đại, nhà thơ Đặng Huy Giang – Nguyên Ủy viên Hội đồng thơ, Hội
Nhà văn Việt Nam đã có nhận xét: Riêng nhà thơ Triều La Vỹ làm tôi không khỏi ngạc nhiên về cách nói khác lạ, cách gọi sự vật trong trẻo, đẹp đẽ và có phần tinh tế, độc đáo, đặc biệt trong thể thơ lục bát truyền thống Thơ ông thấm nhuần cái đưa đẩy tình tứ, cái duyên dáng của ca dao nhưng vẫn rất Triều La Vỹ [18, tr.37]
Thơ Triều La Vỹ nhẹ nhàng, giản dị và gần gũi đến chân thành, gắn với đời sống thực tại, gắn với tình đời sâu thẳm Chính vì lẽ ấy, mà thơ ông dễ đi
vào lòng người, dễ thuộc, dễ nhớ Trong Gã lãng du giấu đêm vào chữ, Hồ
Thế Hà đã viết: Triều La Vỹ không to tiếng, nhiều lời, chỉ lặng lẽ ép trái tim mình lên giấy để nghe từng hơi thở đất đai và cuộc sống đồng vọng và ngọn bút giúp anh ghi lại hiện sinh tư tưởng của chính mình Thơ Vỹ đụng đến những vùng hiện thực tâm trạng và những kinh nghiệm quan hệ người rất đỗi thiêng liêng, gần gũi […] Có nghĩa là Vỹ đã không chạy theo những gì viển vông mà mình không có Vỹ lặng lẽ gián cách với chính mình bằng cách đem tất cả những gì thuộc về nội tâm để tạo nên hình thức bên ngoài tương ứng cho thơ Đó cũng là thuộc tính của thi ca, để thi ca đến với độc giả bằng con đường ngắn nhất nhưng bền chặt và đồng cảm nhất [44, tr.71]
Lê Hoài Lương trong Nắng trên miền áo trắng cho rằng: Triều La Vỹ
là một kênh khác Không phải không suy ngẫm về tình, về nhân thế, nhưng
Trang 9chàng thơ này có tài giấu tất cả những suy tư ấy vào lớp vỏ ngôn ngữ tung tẩy, tươi nõn […] Ngôn ngữ thơ anh phong phú với những lắng nghe, học từ dân gian, nhất là phương ngữ, chơi chữ và điệp từ [43, tr.96]
Trong Nắng đã long lanh miền nhớ, Nguyễn Thanh Xuân viết: Thơ
Triều La Vỹ có rất nhiều những hình ảnh độc đáo, khéo léo “cài đặt” những ngôn ngữ dân gian dễ gây ấn tượng [43, tr.92]
Hồ Thế Hà trong bài viết Chất thơ của một vùng thơ đã nhắc đến Triều
La Vỹ cùng với những gương mặt tên tuổi của văn học Bình Định: Về thế hệ lớp trước, ngoài sự triết lý, chiêm nghiệm khá chân thành và nghệ thuật của
Lệ Thu, chúng tôi chú ý đến tác giả Nguyễn Thanh Hiện và Lê Văn Hiếu, Mai Thìn, Trần Như Luận, Triều La Vỹ… ở thể thơ tự do và thơ văn xuôi Những chú ý hơn cả là ở chất thơ và tư duy thơ Các anh muốn thể nghiệm cuộc sống
và tình yêu qua các phạm trù hiện sinh: hữu thể và hư vô, sự sống và cái chết, hoặc đi tìm thời gian đã mất trong một hoàn cảnh khác, gắn với hiện sinh và kinh nghiệm sống của chính mình [18, tr.22] Nhận xét này đã khái quát được
đặc trưng về nghệ thuật của các tác giả thơ Bình Định đương đại nói chung,
trong đó có tác giả Triều La Vỹ
Trần Hà Nam trong bài viết Triều La Vỹ - con sóng nhỏ ân tình đã có
nhận xét: Triều La Vỹ có thế mạnh trong hoài niệm, khi mà không gian thực
và mộng đã đan cài vào nhau, thời gian xóa nhòa ranh giới khi ký ức sống động trong lòng Kỷ niệm khơi ra những góc khuất tâm hồn, những ân tình của tuổi nhỏ với quê hương, của mối tình đầu vụng dại nhưng đã chớm qua vị đắng Điều đáng quý là sự chân thành đã khiến câu thơ của Triều La Vỹ không sa vào uốn éo làm duyên ngay cả những đề tài dễ khiến người làm thơ
sa vào những từ sáo mà ý rỗng […] Có đôi khi, giọng thơ muốn trở thành khinh bạc, bụi bặm một chút, mượn những giọt say, khói thuốc, ném cuộc tình vào và ra khỏi đời nhau thì câu thơ cũng chỉ quặn lên một chút như khúc ngoặt của dòng sông thơ Triều La Vỹ mà thôi Nhưng âu đó cũng là một cách
Trang 10để người đọc người nghe có thể phát hiện một khả năng bốc cháy hết mình của thi sĩ [49]
Nhìn chung, các bài viết về thơ Triều La Vỹ đã nghiên cứu một số nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Các tác giả trên trong từng bài viết cụ thể của mình đều bàn đến thơ Triều La Vỹ ở những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật Các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên là những tài liệu rất quan trọng và có ý nghĩa, giúp chúng tôi phần nào hiểu thế giới nghệ thuật của Triều La Vỹ
Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách
có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ qua hai chặng đường sáng tác của nhà thơ Kế thừa và phát triển thành tựu nghiên cứu của những người
đi trước, chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ để khẳng định phong cách nghệ thuật và sự đóng góp của ông đối với thi ca Việt Nam hiện đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là toàn bộ thơ Triều La Vỹ trong đó tập trung vào các tập thơ đã xuất bản là:
- Bên kia lời hẹn, NXB Thuận Hóa, 1996
- Ba bờ nắng (tập thơ in chung ba tác giả), NXB Văn học, Hà Nội, 2015
- Nhật ký đêm, NXB Văn học, Hà Nội, 2015
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ qua
việc khảo sát các tập thơ tiêu biểu của tác giả trên các bình diện: hình tượng cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số tác phẩm khác của các nhà thơ Bình Định để so sánh, đối chiếu Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình
Trang 114 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề trong Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ
nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng của tác giả Từ đó, góp phần khẳng định những đóng góp trên phương diện thơ của Triều La Vỹ đối với văn học Bình Định nói riêng và trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1 Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bao
hàm các thành tố cấu trúc và quy luật cấu trúc riêng, thể hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng tượng của mình Mặt khác, thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác chủ quan của tác giả Khám phá thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ,
đề án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu hình tượng cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình ấy Hình tượng cái tôi chính là hình tượng nhân vật trung tâm, là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể
4.2.2 Các hình tượng nghệ thuật tất yếu phải được thể hiện ra bằng văn
bản ngôn từ Vì vậy, một nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng mà đề án đặt ra để giải quyết là: Nghiên cứu những phương thức, phương tiện tiêu biểu hiện đặc sắc trong thơ Triều La Vỹ Trên cơ sở đó, luận văn phân tích mối tương quan biện chứng giữa nội dung và hình thức trong sáng tác thơ của ông
4.2.3 Qua việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ để chỉ
ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của tác giả trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại Đồng thời, góp phần quảng bá rộng rãi hơn về văn học Bình Định trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Trang 12Thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống mà đề án phải chú ý tìm ra những thành tố tạo nên chỉnh thể này và quy luật cấu trúc nó thông qua việc tìm hiểu, khảo sát và phân loại những đặc điểm thi pháp thơ Triều La Vỹ như thể thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ Đề án sử dụng phương pháp luận thi pháp học để tiếp cận những tác phẩm thơ Triều La Vỹ, từ đó tìm ra những đặc trưng riêng, nổi bật trong sáng tác của nhà thơ
5.2 Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa học để thấy được những tác động về văn hóa đến quan niệm sáng tác và đề tài, chủ đề trong những sáng tác của Triều La Vỹ
5.3 Phương pháp liên ngành
Đề án sử dụng phương pháp liên ngành để tham chiếu cái nhìn từ xã hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học, lịch sử… từ đó, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ trong sự vận động qua các chặng đường sáng tác; lí giải, cắt nghĩa thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu cần thiết như phân tích - khái quát,so sánh, thống kê, phân loại… để rút ra các kết luận có ý nghĩa khoa học
6 Đóng góp mới của đề án
Khi thực hiện được các nhiệm vụ đã đặt ra, đề án sẽ làm nổi bật được những nét đặc sắc của thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ trong cái nhìn chỉnh thể Kết quả của đề án một mặt khẳng định bản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Triều La Vỹ mặt khác làm toát lên nét tiêu biểu trong sáng tạo thơ ca của văn học Bình Định
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ Từ việc tìm hiểu và phân tích thế giới nghệ thuật thơ Triều La Vỹ, đề án góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và học tập về
Trang 13thơ Việt Nam hiện đại Đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Ngữ văn và học viên cao học Văn học Việt Nam
7 Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung nghiên cứu của đề án được triển khai thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Thơ Triều La Vỹ trong dòng chảy thơ ca Bình Định
Chương 2: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Triều La Vỹ
Chương 3: Phương thức trữ tình trong thơ Triều La Vỹ
Trang 14CHƯƠNG 1 THƠ TRIỀU LA VỸ TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA BÌNH ĐỊNH
1.1 Thơ ca Bình Định trong thời đại mới
1.1.1 Bình Định: mảnh đất ươm mầm văn chương
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam với lãnh thổ trải dài
110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55
km Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông cùng bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn
Là vùng đất giàu truyền thống thượng võ, hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất của con người Bình Định, từ đó, làm nên bao chiến tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc Bên cạnh đó, Bình Định cũng là mảnh đất ươm mầm, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cho những tài năng văn chương tỏa sáng
Về mặt lịch sử, nhìn lại từ quá khứ xa xưa, chúng ta tự hào về Bình Định - nơi sớm sản sinh ra nền văn hoá lớn của cư dân cổ Sa Huỳnh với giao lưu văn hoá rộng lớn giữa các vùng của đất nước Bình Định còn là nơi chứng kiến sự phát triển, lụi tàn của quốc gia cổ Chămpa - một vương quốc có nhiều thăng trầm song cũng không tránh khỏi số phận tồn vong của lịch sử Cái tên Chămpa chỉ còn như một tên riêng của một dân tộc Chăm gắn bó trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Thế kỷ XV, đất nước Chămpa đầy biến động bởi
sự nội biến bên trong và xung đột bên ngoài Vua Lê Thánh Tông đã có thời
cơ để chấm dứt nạn tranh chấp này vào năm 1471 Từ đó, đất Bình Định trở thành một bộ phận của nước Đại Việt Nhà Lê đã cho lập Thừa tuyên Quảng Nam tạo cho phủ Quy Nhơn thời chúa Nguyễn một nội lực kinh tế phát triển, một thế đứng vững chắc để mở nước về phía nam Với một tầm nhìn chiến
Trang 15lược, với chính sách thông thoáng trong việc thu nạp hiền tài (trường hợp của Lương Văn Chánh, Đào Duy Từ ) cùng với việc khuyến nông, các chúa Nguyễn đã có chính sách tích cực trong việc di dân, khai phá, lập làng, tạo cho phủ Quy Nhơn hình thành nhiều làng xã trù phú, canh tác nông nghiệp phát triển Bên cạnh những yếu dần dần do sự phân hoá bất công trong xã hội ngày càng tăng khiến cho mâu thuẫn ngày một gay gắt giữa tầng lớp lao động
và giai cấp thống trị, đã nảy sinh những cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ hà khắc đương thời Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn xuất phát từ vùng núi An Khê của phủ Quy Nhơn
Dưới sự chỉ huy thiên tài của Nguyễn Huệ với đội ngũ tướng lĩnh tài
ba, trí dũng, kiên cường, cùng sự đóng góp của nhân dân Bình Định và nhân dân cả nước đã dập tắt nạn cát cứ, nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài trên hai thế kỷ; đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở phía nam, 29 vạn quân Thanh xâm lược ở phía bắc, giải phóng dân tộc, lập lại nền độc lập thống nhất đất nước Thời đại Tây Sơn với những chiến công hiển hách, vang dội làm nhiều nước trên thế giới phải kính nể Đó là niềm tự hào của nhân dân Bình Định - quê hương của phong trào Tây Sơn, của các anh hùng áo vải cờ đào và của mỗi một người dân Việt Nam
Dưới thời Nguyễn, Bình Định được triều đình Huế rất chú tâm về việc
tổ chức cai trị cũng như về kinh tế, xã hội, nhất là vào đầu thời kì vua Nguyễn Vì nơi đây - vốn là đất của triều Tây Sơn, đã diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt lâu ngày, bị tàn phá nặng nề và là nơi còn tồn tại nhiều mâu thuẫn một mặt cần trấn áp nhưng mặt khác cũng phải thu phục lòng dân Vì vậy, Bình Định được coi là trọng trấn của Triều đình, rồi trở thành một tỉnh trực thuộc chính quyền Trung ương Huế (1832)
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống trường kỳ, gian khổ với bao mất mát hy sinh, từ sau năm 1975 đến nay, Bình Định đã thực sự đổi mới từ trong nếp nghĩ kinh tế, làm ăn đến tư duy cuộc sống, tạo nên sự biến đổi sâu sắc
Trang 16trong đời sống xã hội của tỉnh nhà Diện mạo quê hương đã đổi thay, bộ máy Nhà nước các cấp của tỉnh đã kiện toàn, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang phát triển làm thay da đổi thịt cuộc sống của Nhân dân Công cuộc hiện đại hoá đang dần được hình thành, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một tốt đẹp hơn Nếp sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng ngày càng phong phú đã tạo nên một sự chuyển biến tích cực trong xu thế phát triển của xã hội Bình Định
Về văn hóa, Bình Định có một mạch nguồn văn hóa rất xa xưa, nếu nói phía Bắc có nền văn hóa Đông Sơn, phía Nam có nền văn hóa Óc Eo thì Bình Định, trung điểm của khu vực miền Trung có nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn hóa Chămpa nổi tiếng Có thể nói, trên hành trình mở cõi về phương Nam, cha ông ta đã bồi đắp, tôn tạo bao giá trị văn hóa mà ngày nay con cháu các thế hệ hết sức tự hào Được mệnh danh là miền đất võ – xứ văn chương, Bình Định lưu giữ kho tàng văn hóa vô giá cả về vật thể lẫn phi vật thể Thừa hưởng một mạch nguồn văn hóa hết sức đồ sộ và cổ xưa, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước văn hóa Bình Định vừa lan tỏa vừa tiếp thu những giá trị của các nền văn hóa khác để bồi đắp, làm phong phú cho mình Người Bình Định rất đỗi tự hào và luôn có ý thức bảo tồn, lưu giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của ông cha để lại, làm giàu cho cuộc sống hôm nay Và trên cái nền của văn hóa - văn minh cổ xưa ấy, đất Bình Định luôn luôn là nơi ươm mầm, phát tích những trào lưu văn hóa – văn học hết sức độc đáo
Văn học dân gian Bình Định vô cùng phong phú với nghệ thuật tuồng, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật hát bả trạo của cư dân miền biển cùng với kho tàng ca dao tục ngữ địa phương phong phú, đồ sộ, đậm chất vùng miền và những sáng tác dân gian của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’rê sống trên đất Bình Định là mạch nguồn bồi đắp nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành những món ăn tinh thần đặc sắc không những đối với nhân dân Bình Định mà còn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế
Trang 17Là hình thức diễn xướng dân gian kết hợp giữa trò chơi dân gian và hát dân ca, nghệ thuật bài chòi đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đặc sắc, độc đáo của cộng đồng cư dân các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa Trong đó, Bình Định được xem là cái nôi của nghệ thuật bài chòi, là địa phương có nghệ thuật bài chòi hình thành từ sớm và phát triển mạnh mẽ Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại bởi nó là giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của vùng miền, nghệ thuật hô hát Bài chòi như mạch nước ngầm, luôn hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân khu vực Trung bộ Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Rủ nhau đi đánh Bài chòi
Để con nó khóc mà lòi rún ra
hoặc:
Thà rằng ăn mắm mút dòi Cũng nghe Bài chòi cho sướng cái tai
Những câu thai bài chòi với giá trị văn hóa – văn học cao… được biến tấu, diễn tả sinh động mọi cảnh đời, từ tình yêu đôi lứa đến những khúc mắc nhân tình thế thái, tạo nên sự riêng biệt của nghệ thuật bài chòi dân gian
Không chỉ là cái nôi của nghệ thuật bài chòi, Bình Định còn là “kinh đô” của nghệ thuật hát bội (tuồng) Những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân bao thế hệ với những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền như:
Nghe đánh trống chiến không khiến cũng đi Nghe dục trống chầu đâm đầu mà chạy
Trang 18nơi danh nhân Đào Duy Từ từng dừng chân và cũng là người “đặt nền móng” cho nghệ thuật tuồng Bình Định Đặc biệt, người góp công lớn trong việc đưa nghệ thuật tuồng phát triển đến đỉnh cao là nhà soạn tuồng lỗi lạc Đào Tấn (quê ở làng Vinh Thạnh, huyện Tuy Phước - tỉnh Bình Định) Ông không những đã soạn nhiều vở tuồng kinh điển mà còn lập ra Học bộ đình, làm thầy dạy tuồng, dạy nhạc cho rất nhiều nghệ sĩ kế tục nổi danh Đào tiên sinh còn
là nhà lý luận, phê bình xuất sắc, một nhà đạo diễn và nhà cách tân tuồng lỗi lạc, xứng đáng là “cây đại thụ” của ngành tuồng Ông được đời sau tôn vinh làm hậu tổ nghệ thuật tuồng, danh nhân văn hóa của đất nước Đào Tấn còn lưu lại đến nay hơn 200 bài thơ, từ nổi tiếng, những bài viết về lý luận sân
khấu và nhất là những vở tuồng xuất sắc như: Cổ thành, Hộ sanh đàn,
Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Diễn võ đình… Cần nói thêm, người thầy
của ông, cụ tú Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu cũng để lại những vở hát bội đến nay
được xưng tụng là tuồng thầy: Ngũ hổ bình Liêu, Cổ miếu vãng ca (thường được gọi là Nguyệt Cô hóa cáo), Liệu Đố Từ mạch nguồn văn hóa, văn học
dân gian, đến Đào Duy Từ rồi đến Đào Tấn, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo, và những nhà khoa bảng Triều Nguyễn… đã tạo dựng nên nền tảng vững chắc, kiên cố cho văn học Bình Định các thế hệ sau vững bước tiến và tạo nên những thành tựu đáng ghi nhận
Đầu thế kỷ XX, trong dòng thơ văn tiền chiến 1930 – 1945 với phong trào thơ Mới, Quy Nhơn – Bình Định là một nơi có phong trào học thuật và sinh hoạt văn nghệ sôi nổi và ấn tượng với cuộc tranh luận thơ Cũ - thơ Mới, qua cuộc diễn thuyết của nhà thơ Lưu Trọng Lư tại nhà Học hội Quy Nhơn thuộc thành phố Quy Nhơn - một trong những trung tâm văn hóa và học thuật lúc bấy giờ Bình Định cũng được đánh giá là nơi bùng phát một trào lưu sáng tác cùng với những nhà thơ xuất sắc như: nhóm “Bàn Thành tứ hữu” (hay còn gọi là “Tứ Linh”) gồm những nhà thơ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, và những cái tên nổi bật khác như: Xuân Diệu,
Trang 19Nguyễn Diêu, Nguyễn Thành Long, Phạm Ký, Phạm Hổ, Nguyễn Văn Bỗng…
Tiếp nối truyền thống này, trong tiến trình vận động của văn học dân tộc nói chung và văn học Bình Định nói riêng, trong những giai đoạn sau, văn học Bình Định vẫn tạo nên những gương mặt sáng giá trên văn đàn với sự góp mặt của Phạm Hổ, Nguyễn Thành Long, Từ Quốc Hoài… Trong văn học cách mạng qua các giai đoạn của lịch sử văn học và các nhà văn Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Khuất Đẩu, Mang Viên Long… Trong văn học miền Nam 1954 - 1975 Sự tiếp nối của các thế hệ nhà văn từ thời tiền chiến đến các thời kỳ kháng chiến đã tạo tiền đề văn hóa để hình thành thế hệ nhà văn Bình Định đương đại với sự đam mê và dấn thân của nhiều nhà văn, nhà thơ trên hành trình khám phá và sáng tạo
Sau năm 1975, dòng chảy văn học Bình Định được kế thừa, tiếp nối bởi
sự đóng góp, cống hiến của những cây bút người Bình Định trên khắp mọi miền đất nước như: Phạm Ký, Lệ Thu, Xuân Mai, Thu Hoài, Võ Phiến, Từ Quốc Hoài, Đặng Quý Địch, Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Xuân Nhân, Phan Trọng Cầu, Nguyễn Phu - Nguyễn Thiều, Võ Ngọc An Sự kế thừa và tiếp nối này cho thấy truyền thống Văn học Bình Định luôn là mạch nguồn tiếp nối, có những đóng góp tích cực, lâu dài cho nền Văn học chung của đất nước
Cho đến hiện nay, những gương mặt Văn học Bình Định hiện diện, phát triển khá nhiều trên văn đàn trong tỉnh và cả nước với nhiều tên tuổi như: Văn Trọng Hùng, Nguyễn Thanh Mừng, Mai Thìn, Trần Quang Khanh, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Mỹ Nữ, Lê Hoài Lương, Tạ Văn Sĩ, Hà Giao, Nguyễn Thị Phụng, Đào Duy Anh, Phạm Ánh, Đào Viết Bửu, Hồ Thế Phất, Nguyễn Hoàn, Phạm Vân Hiền Trần Hà Nam, Lưu Thị Mười, Trần Minh Nguyệt, Phạm Kim Sơn, Triều La Vỹ, Võ Thị Hạnh, Vân Phi, Trần Hoa Khá, Thái An Khánh, Viễn Trình, Bùi Tấn Phước, Đào Thị Quý Thanh, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Trọng Nghĩa, Trường Văn, Võ Thị Thanh Nhi… đã và đang tạo được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đọc giả trong cả nước
Trang 201.1.2 Thành tựu nổi bật của thơ Bình Định đương đại
Thành tựu của văn học đương đại Bình Định nói chung và thơ ca đương đại Bình Định nói riêng trong thời gian qua là sự kết tinh của một vùng đất giàu trầm tích văn hóa và sự dấn thân, phấn đấu không ngừng, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và trách nhiệm cao đối với “đứa con tinh thần” của mỗi nhà thơ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình Với số lượng đông đảo những cây bút nhiều tâm huyết, giàu đam mê, thơ Bình Định
đã và đang có những thành tựu nhất định, đóng góp tích cực, đa dạng và phong phú cho nền văn học Việt Nam đương đại
Lực lượng sáng tác hùng hậu với nhiều thế hệ
Đại hội VI năm 1986 của Đảng đánh dấu sự mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước Từ 1986 đến nay, nền văn học Việt Nam nói chung và văn học Bình Định nói riêng đã có bước chuyển mình và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó, ngày càng xuất hiện những thế hệ nhà thơ nối tiếp nhau làm nên thành tựu thi ca mới trên hành trình hiện đại Nhà thơ Thanh
Thảo đã từng viết: Ví thơ và các nhà thơ Bình Định đông như sóng vỗ vào eo biển Quy Nhơn Thật không quá [19; tr.5] Điều đó đã được chứng minh qua
lực lượng sáng tác dồi dào với những phong cách sáng tác đã được định hình Tên tuổi và tác phẩm của các nhà thơ Bình Định liên tục xuất hiện và chiếm lĩnh thi đàn cả nước, trong đó, rất nhiều nhà thơ đã để lại dấu ấn thi pháp đặc sắc, được độc giả yêu quý
Trong số lực lượng sáng tác thơ Bình Định đương đại, có các nhà thơ trưởng thành từ trước năm 1975 tiếp tục sáng tác trong hiện tại Thế hệ này có thể kể đến các nhà thơ như: Lệ Thu, Nguyễn Văn Chương, Hồ Thế Phất, Nguyễn Thái Dương, Mang Viên Long, Lê Văn Ngăn… những cái tên này đã
kế thừa xứng đáng thành tựu của các bậc tiền bối, những nhà thơ nổi tiếng của Bình Định như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan, Xuân Diệu, Nguyễn Diêu, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Nguyễn Văn Vàng… từ
Trang 21đó cho thấy truyền thống văn học Bình Định luôn có những đóng góp tích cực
và liên tục như một dòng chảy không ngừng ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học dân tộc Những tác giả của thế hệ này đã sống và gắn bó với mảnh đất Bình Định và có những đóng góp trong việc phản ánh đời sống và và xây dựng con người mới ở vùng đất sôi động này Họ từng sống, từng trăn trở, từng buồn vui với những bước đi lên của tỉnh nhà Họ lăn lộn vào hiện thực đời sống phong phú của con người Bình Định từ đô thị cho đến vùng quê, từ những ngõ nhỏ nơi phố phường đến những vùng núi rừng xa xôi Thơ của thế
hệ này là tiếng nói tâm hồn, khát vọng của những người con Bình Định trong chiều dài lịch sử đầy biến động Từ những năm tháng chiến tranh với đau thương chất ngất, quặn lòng cho đến không khí thanh bình của một đất nước đang đổi mới Đồng thời, cũng là tiếng nói tự hào của một xứ sở bất khuất, kiên trung, nhưng cũng là tiếng nói tha thiết với quê hương, với cái đẹp thân yêu của xứ sở mình
Kế đến là thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời bình rất đông đảo và dồi dào sức sáng tạo với những cái tên như: Văn Trọng Hùng, Mai Thìn, Khổng Vĩnh Nguyên, Hồ Thế Hà, Hương Đình, Lê Ân, Trần Như Luận, Ngô Văn Cư, Đào Quý Thạnh, Trịnh Hoài Linh, Nguyễn Thanh Mừng, Châu Thường Vinh, Phạm Ánh, Vĩnh Tuy, Trần Quang Khanh… Có thể nói, đây là lực lượng hùng hậu nhất, đạt đến độ chín muồi trong sáng tác Mỗi nhà thơ bằng vốn sống và cảm xúc nhạy cảm của mình đã thổi vào cảnh vật, con người Bình Định những triết lý, suy tưởng riêng làm cho “vùng đất võ – xứ
văn chương” trở nên lung linh, đa màu, đa sắc hơn bao giờ hết
Cuối cùng là thế hệ nhà thơ trẻ - những người trưởng thành ở những năm trước và sau đường biên của hai thế kỷ với những cái tên như: Nguyễn Đình Phê, Triều La Vỹ, Trần Minh Nguyệt, Võ Hà Thanh Nhi, My Tiên, Nguyễn Đặng Thùy Trang (Mẫu Đơn), Trương Công Tưởng, Vân Phi… Đây là lực lượng kế tục giàu tiềm năng với những đột phá trong cách nghĩ, cách sáng tạo
Trang 22nghệ thuật, là biểu tượng của sự nối tiếp mạnh mẽ, không bao giờ đứt đoạn trong thơ ca Bình Định Với sức trẻ, họ đã tạo nên diện mạo thơ Bình Định đương đại đầy mới mẻ, hiện đại cả về quan niệm nghệ thuật và thi pháp
Lực lượng sáng tác hùng hậu ấy đã tạo nên phong trào sáng tác mạnh
mẽ cho văn học Bình Định Những tác phẩm mới liên tục được công bố bằng nhiều hình thức đa dạng: xuất bản sách, báo, tạp chí, đăng tải trên các trang thông tin điện tử, blog cá nhân… Trên các diễn đàn văn chương lớn của đất nước hoặc các báo, tạp chí uy tín như: Văn Nghệ, Văn nghệ quân đội, Nhà văn & Tác phẩm, Văn nghệ Công an, Sông Hương, Tiền Phong chủ nhật, Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh… thường xuyên đăng trai những tác phẩm thơ của các tác giả Bình Định với những gương mặt quen thuộc như: Lệ Thu, Mai Thìn, Lê Hoài Lương, Văn Trọng Hùng, Trần Quang Lộc, Phạm Ánh, Lưu Thị Mười, Trương Công Tưởng, Trần Quốc Toàn, Trần Quang Khanh, My Tiên, Trần Văn Thiên, Vân Phi… Đặc biệt, những năm gần đây, những diễn đàn này cũng đã góp phần rất lớn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra những cây bút tài năng trẻ Nhiều tập thơ cũng đã được ra đời, trong đó, có những
tập thơ đã tạo được tiếng vang như: Khói mỏng nhẹ bay (Lệ Thu), Tiếng
chim về cũ (Mai Thìn), Nghe phù du hát (Lê Ân), Lối cũ, Hạt phù sa (Phạm
Ánh), Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Chương (Nguyễn Văn Chương), Lang
thang miền nhớ (Ngô Văn Cư), Ngõ phong lan (Huỳnh Kim Bửu), Đối ảnh
(Văn Trọng Hùng), Bóng nhan sắc bóng quê hương (Hồ Thế Phất), Tơ
sương (Hồ Thế Hà), Gió thiếu phụ (Trần Quang Khanh), Chân bèo lọc nước
(Khổng Vĩnh Nguyên), Ký tự nàng (Mẫu Đơn – My Tiên), Ngày mắc cạn (Vân Phi), Nhật ký đêm (Triều La Vỹ)…
Bên cạnh đó, trong các cuộc thi và các giải thưởng về văn học nghệ thuật, các nhà thơ Bình Định cũng gặt hái được nhiều thành tựu Những tác giả Bình Định liên tục được xướng tên tại các cuộc thi, giải thưởng văn học
Có thể kể đến như: Mai Thìn đã đạt giải nhất thơ trẻ Bình Định năm 1990, 06
Trang 23lần đạt giải thưởng Đào Tấn – Xuân Diệu về văn học nghệ thuật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định trao tặng Từ Quốc Hoài được tặng thưởng của Hội
Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 cho tập Những chiếc lá thiêng
liêng, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập Sóng và khoảng lặng Nguyễn Văn Chương đã 04 lần đạt Đào Tấn – Xuân Diệu về
văn học nghệ thuật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định trao tặng… Đặc biệt, các tác giả trẻ cũng đã dần khẳng định tên tuổi của mình qua các giải thưởng lớn nhỏ
Cùng với lực lượng sáng tác hùng hậu nhiều thế hệ nhà thơ tiếp nối như dòng sông không ngừng chảy, các nhà thơ Bình Định đương đại đã thể hiện
sự táo bạo và bản lĩnh trong việc lựa chọn những đề tài, chủ đề độc đáo, đem lại làn gió mới cho thơ ca Bình Định Đặc biệt, đối với các tác giả trẻ, họ đã
có sự tìm tòi, bứt phá trong sáng tạo nghệ thuật Mỗi tác giả đều có trách nhiệm với con chữ của mình, đều tìm cho mình những định hướng sáng tác riêng, không lẫn lộn với bất kì ai Mỗi tác giả là một dấu ấn vừa cá nhân nhưng cũng rất “Bình Định”
Đổi mới về nội dung và nghệ thuật
Những năm sau đổi mới, thơ ca Bình Định đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, văn học hay cụ thể hơn là thơ ca và đời sống ngày một gắn bó chặt chẽ hơn Vai trò của nghệ sĩ được coi trọng và phát huy ngày càng mạnh
mẽ Giới văn sĩ mạnh dạn tìm ra những hướng đi mới trong sáng tạo nghệ thuật Từ đó, tạo ra những tác phẩm hiện đại mang màu sắc mới lạ, độc đáo
mà cũng không kém phần nhân văn
Về nội dung, các tác giả Bình Định đã có nhiều khám phá mới mẻ thông qua việc tiếp cận tư duy thơ hiện đại với những ý tưởng mới, tạo nên những bài thơ có nội dung đời sống phản ảnh đa dạng hơn, truyền tải tư tưởng sâu sắc hơn, đa nghĩa hơn Cái tôi trữ tình trong thơ ca giai đoạn mới trở nên phong phú, đa dạng hơn Cá tính của các nhà thơ cũng ngày càng được đề
Trang 24cao Nhà thơ có nhu cầu nhìn chính mình trước khi nhìn ra tha nhân Các nhà thơ Bình Định, đặc biệt là thế hệ các nhà thơ trẻ, đã tạo được dấu ấn riêng cho thơ của mình thông qua việc định hướng nội dung, chủ đề sáng tác
Được đánh giá là một trong những gương mặt thơ trẻ nhiều triển vọng của Bình Định, Trần Quốc Toàn đưa vào những trang thơ của mình những nỗi niềm đầy ám ảnh với một cách nhìn về thế giới rất riêng, là sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại nhưng cũng đầy suy tư, trăn trở:
Thế là chúng tôi lớn khôn Giữa cuộc đời bùn đất Những con chữ vẫn neo trong thể xác gầy còm
Để đêm tôi ký âm trên giọt mưa trên vách nhớ
Để ngày tôi chạm trổ những vết nám trên mắt ngoại Khi bà tắt thở
(Ngọn đèn dầu bà thắp)
Là nhà thơ nữ thế hệ 9X, người đàn bà trong thơ My Tiên, đầy tính nữ nhưng cũng không kém phần táo bạo Tiếng thơ My Tiên là tiếng lòng của một bản ngã đầy đam mê, mong muốn vượt ra khỏi những ràng buộc, chế ước
để được thành thật với chính mình:
Anh bỏ lại trên lưng em một nốt ruồi Chúng bén rễ vào tim và nứt ra loài cây hoang dại Chỉ thơm mùi trái cấm
Và thơm mùi giấc mơ
(Nụ hôn mùi trái cấm)
Thơ Vân Phi lại là nỗi niềm của những con người rời làng lên phố quăng mình vào cuộc mưu sinh được thua cơm áo, da diết nhớ về mảnh đất chôn nhau cắt rốn Đó là những suy tư, trăn trở; đôi lúc là những cảm xúc thăng hoa bất chợt nhưng tất cả là tiếng lòng tha thiết của một người trẻ luôn hướng về cuộc sống, về quê hương, nguồn cội:
Trang 25Muốn về lại ngày xưa Nghe tiếng vót nan trên chiếc chõng tre Ngày đôi tay ba chắc mầm cây rựa Từng nhịp, từng nhịp đã thành điệu khúc Chiếc rế bên hiên nhuộm khói bếp đen huyền
(Ta tìm gì phía ấy ngày xưa)
Về nghệ thuật, thơ Bình Định đương đại đã có sự cách tân mới mẻ, phù hợp với xu hướng đổi mới của thời đại Không khó để nhận ra rằng nhiều cây bút thơ Bình Định hiện nay không còn thỏa mãn với lối viết và hệ thi pháp gò bó đã được định hình và đang dần biến thành lối mòn trước đó Điều
đó được minh chứng bằng việc những bài thơ không vần, thơ 2 câu, 3 câu ngày càng được các tác giả lựa chọn cho sáng tác của mình, đồng thời cũng được độc giả nhiệt tình đón nhận:
Ta úp mặt vào trăng Trăng tan
Ta tan Đất trời biến mất Hình như còn lại làn hương!
(Ta và Trăng – Văn Trọng Hùng)
Tính hiện đại đầu tiên được thể hiện qua sự hiện diện mang tính áp đảo của thơ tự do so với các thể thơ khác Thơ tự do, giống như tên gọi, là thể thơ
dễ sáng tác, dễ vận dụng để phản ảnh đời sống một cách tối ưu nhất Cách các nhà thơ hiện đại lựa chọn thể thơ tự do trong sáng tác thể hiện mong muốn khẳng định bản ngã của cá nhân Lúc nào trong họ cũng cháy rực ngọn lửa đam mê, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có là mục đích mà họ muốn hướng tới Sở dĩ thể thơ tự do được các nhà thơ ưu tiên lựa chọn là vì đây là thể thơ thể hiện sự tương tác thể loại, đặc biệt là ảnh hưởng của chất văn xuôi vào thi ca, từ đó cho phép nhà thơ triển khai một
Trang 26cách tự do hơn những phức hợp cảm xúc của cá nhân
Mặc dù thơ tự do là thể thơ chiếm ưu thế nhưng trên thực tế, các thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ 5 chữ, 7 chữ vẫn được nhiều nhà thơ lựa chọn
để sáng tác và có nhiều nhà thơ đạt đến sự nhuần nhuyễn trong việc tạo vần điệu, tiết tấu cho lời thơ Tuy nhiên, so với trước đây, các thể thơ ấy không còn
“nguyên bản” mà đã có những thay đổi đáng kể về cấu trúc bên trong Nếu như trước đây thơ 5 chữ và 7 chữ trước đây gắn với kỹ thuật gieo vần và nhịp điệu thơ thường khá êm ả, thì đến nay, tính “điệu nói” được gia tăng thêm một mức nữa và cấu trúc thể loại lại tựa vào nhịp nhiều hơn tựa vào vần:
Mưa ngàn xưa đổ xuống Ướt nỗi niềm lứa đôi Giữa đất trời cao rộng Tôi thương mình lẻ loi
(Chiều – Phạm Ánh)
Riêng về thơ lục bát, đã có những nỗ lực cách tân về việc bài trí văn bản Tiêu biểu là loại lục bát xuống dòng theo hình thức bậc thang và hiện tượng ngắt dấu giữa dòng Nhiều bài thơ lục bát được bố trí theo kiểu thơ tự do:
Tôi về bến cũ đầy trăng bao bồi lở sóng còn cầm lòng nhau sông Côn giặt lụa bên cầu
bao nhiêu đợi bấy nhiêu sầu nước ơi?
(Lụa Phú Phong - Triều La Vỹ)
Một sự cách tân khác trong thơ ca Bình Định giai đoạn mới là sự thay đổi về ngôn ngữ, giọng điệu thơ Bên cạnh chất giọng bình dị đời thường, nhiều cây bút lại có ý thức đưa ngôn ngữ đậm chất tượng trưng, siêu thực vào
Trang 27thơ khiến cho những bài thơ không chỉ hồn hậu mà còn có khả năng biểu đạt những tâm thức sâu thẳm của người hiện đại Không phải chỉ đến giai đoạn hiện nay, ngôn ngữ tượng trưng, siêu thực mới được đưa vào thi ca, mà trước
đó, không thể không nhắc đến bậc thầy của ngôn ngữ tượng trưng, siêu thực, một nhà thơ gắn hồn thơ với mảnh đất Bình Định: Hàn Mặc Tử Tuy nhiên, trong điều kiện giao lưu văn hóa rộng mở; các thử nghiệm, sáng tạo được khuyến khích; chính sách quản lý văn hóa, văn học có nhiều đổi mới… các nhà thơ đã có sự tìm tòi, phá cách, táo bạo hơn trong việc lựa chọn ngôn ngữ, giọng điệu thơ Họ muốn thể nghiệm cuộc sống và tình yêu qua các phạm trù hiện sinh: hữu thể và hư vô, sự sống và cái chết, hoặc đi tìm thời gian đã mất trong một thế giới khác do chính nhà thơ tưởng tượng ra từ đó tạo ra những câu thơ đầy ám ảnh với hàng loạt những biểu tượng đòi hỏi người tiếp nhận vừa giàu trải nghiệm vừa phải có khả năng tiếp nhận cái siêu nghiệm trong thơ, để có thể tương tác, thể nghiệm cùng với tác giả Từ đó, ngôn ngữ tượng trưng khiến cho nghĩa của thơ trở nên mờ nhòe, độ mở của hình tượng thơ được nhân lên Màu sắc lạ hóa trong ngôn ngữ trở nên nổi bật Trong những tác giả trẻ đã lựa chọn ngôn ngữ tượng trưng, siêu thực ở Bình Định, phải kể đến Trần Quốc Toàn với cách lạ hóa con chữ độc đáo:
Tháng Bảy tôi nghe tôi và bầy người lang thang đi trên những nỗi buồn,
của người còn sống,
họ còn buồn bã hơn kiếp ma, trái tim không còn lửa người
(Khi nghĩ về mẹ - Trần Quốc Toàn)
Có thể nói, thơ ca Bình Định đương đại đã đa dạng hơn về quan niệm sáng tác, phương pháp, giọng điệu, cởi mở hơn trong cách tiếp cận và lý giải hiện thực Phạm vi sáng tạo không còn bị bó hẹp ở trong tỉnh mà mở rộng ra, hòa nhập với dòng chảy thơ ca Việt Nam hiện đại Với sự xuất hiện của nhiều
Trang 28nhà thơ, nhiều phong cách mới đã đem đến một sắc thái mới thơ ca Bình Định Từ đây, có thể thấy rõ phong cách thời đại mới, sự hòa nhập của thơ với không khí của văn hóa thế giới hiện đại
1.2 Triều La Vỹ - quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật
Nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học đã nhìn nhận về quan điểm
nghệ thuật trên hai góc độ sáng tác và nghiên cứu Từ góc độ sáng tác, quan
niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó, quan niệm nghệ thuật tạo thành cái mô hình nghệ thuật về thế giới nghệ thuật và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của những con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm; quan niệm nghệ thuật thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống, ở kiểu nhân vật và các biến cố, ở cách xử lý các biến cố và quan hệ nhân vật [15;
tr.184 – 185] Từ góc độ nghiên cứu, các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn
học cũng đã nhận định quan niệm nghệ thuật trong nghiên cứu tác phẩm
chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cũng cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học [15; tr.184 – 185] Từ những nhận định trên, có thể thấy
được vai trò quan trọng của việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của một tác giả khi nghiên cứu tác phẩm văn học của tác giả ấy Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn Quan niệm nghệ thuật
là một trong những yếu tố chính tạo nên tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm Từ quan niệm nghệ thuật, tác giả sẽ có định hướng cho việc lựa chọn đề tài, chủ
đề, cảm hứng sáng tạo và phương thức biểu hiện cho tác phẩm của mình Có thể nói, nó giống như một chiếc chìa khóa góp phần gợi mở tất cả những bí ẩn
Trang 29trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, chi phối toàn bộ tính độc đáo của chỉnh thể ấy
Trong tham luận 10 năm văn chương Bình Định – ngoái nhìn thơ trẻ,
Triều La Vỹ đã từng chia sẻ rằng: Cái thời “Râu dưới cằm và lông trong nách” của nhà thơ đã qua lâu rồi Và thơ không chết như nhiều người đã tưởng mà nó đang chìm khuất, sống động dưới một hệ hình mỹ học khác, trong một nhịp điệu khác và ở một luật tắc khác mà thôi [18; tr.81] Trong
điều kiện xã hội ngày càng đổi mới, sự giao thoa của các luồng văn hóa, tư tưởng ngày càng mở rộng, văn học nói chung và thơ ca nói riêng ngày càng
có những tiếp cận mới, mở ra những sự khác biệt, đổi mới trong sáng tác cũng như tiếp nhận và phê bình tác phẩm văn học so với giai đoạn trước Nếu văn học giai đoạn trước là tiếng nói đại diện cho lý tưởng tập thể thì văn học hiện nay chủ yếu khẳng định cái tôi cá thể từ nhu cầu định danh của người viết Mà
theo nhà phê bình Đoàn Ánh Dương thì: việc hòa nhập nhanh chóng vào quá trình toàn cầu hóa khiến cho những biểu hiện văn học của giới trẻ Việt Nam ngày càng khác lạ với truyền thống văn học được kiến tạo bởi ông cha họ Màu sắc giáo huấn, phúng gián nhường chỗ cho các sắc màu khác, được dệt bởi những nhận thức và trải nghiệm mới, khi văn học hiện diện như một sân chơi tinh thần mà luật chơi dân chủ của nó chấp nhận tất cả các ý hướng dấn thân, ngẫu hứng, phá phách… của những cái tôi tự trị [48] Từ đó, có thể
khẳng định, quan niệm nghệ thuật của Triều La Vỹ trong sáng tác thơ ca là một quan niệm phù hợp với thời đại
Và Triều La Vỹ vẫn luôn sáng tác theo quan niệm nghệ thuật mà mình
ấp ủ ấy Thơ Triều La Vỹ là con sóng nhỏ ân tình của dòng sông quê muốn cuộn dâng thác lũ tình cảm nhưng vẫn hiền hòa gần gũi với biết bao người trong dòng chảy êm ái [49], là cái tôi suy tư sâu lắng của một tâm hồn đa
cảm, là tình yêu với quê hương, đất nước, con người… Từ thơ ông, ta thấy
Trang 30được vẻ đẹp của những điều giản dị, bình thường nhất, đó có khi chỉ là một ngọn nến, một cánh đồng, một hạt gạo, một tờ lịch cũ… cũng có khi là một giấc chiêm bao, một lời độc thoại Tất cả đều hiện lên thật sinh động qua cái nhìn của một hồn thơ sâu nặng nghĩa tình
Lòng đã chín người ơi mau về gặt nghiêng cánh đồng cho nắng vàng sân Tre đang ngà trên vai xóm nhỏ
Hoa mướp lay cho bướm tần ngần…
(Mùa gặt)
Thơ trữ tình là tiếng nói con tim, là lời biểu lộ tâm sự, là sự bộc bạch tâm hồn khi có tác động của thế giới bên ngoài hoặc là sự nhìn lại cái thế giới bên trong khi khối lòng có điều ngổn ngang muốn được cảm thông trong sự
bày tỏ Theo Triều La Vỹ: Thơ là tiếng lòng cháy thành ngọn lửa cháy có hình trái tim [23; tr.61] Quả vậy, thơ Triều La Vỹ có sự cân bằng giữa hai
tâm thế: hướng nội và hướng ngoại Đó là sự cân bằng giữa hiện thực đời sống với thế giới nội tâm của nhà thơ Triều La Vỹ không chỉ sáng tác bằng bản năng, cảm xúc, năng khiếu mà còn bằng tư tưởng, thái độ của một con người hiện đại tham dự vào thế giới sinh động chung quanh Chính vì thế, tác giả đã xây dựng cho mình một hướng đi riêng, đậm chất Triều La Vỹ Nhà thơ không chọn cho mình những phong cách cầu kì, siêu thực mà hướng ngọn bút của mình ghi lại hiện sinh tư tưởng của chính mình với những chủ đề quen thuộc như: biển đảo, gia đình, thiên nhiên, quê hương… từ đó tạo nên chất thơ dễ đọc, dễ hiểu, gần gũi, chân thành, khơi gợi được cảm xúc đồng cảm từ người đọc
Mẹ ngồi đợi cánh buồm đứt từng khúc ruột Biển Đông Biển Đông
Những con sóng bạc đầu hơn năm trăm năm trước Chiếu cói đòn tre thành cột mốc quê hương
Trang 31Kìa Tổ quốc đang sục sôi lồng ngực Cuồn cuộn sóng Bạch Đằng
Hừng hực trống Tây Sơn
(Bài ca đảo Tiên nữ)
Nói về “một nhịp điệu khác và ở một luật tắc khác” mà Triều La Vỹ đã
nhận định, có thể thấy, thơ Triều La Vỹ ẩn chứa rất nhiều thi ảnh Chất liệu cuộc sống đi vào thơ Triều La Vỹ bắt đầu từ những hoài niệm, từ những rung động của một tâm hồn đa cảm Thơ của Triều La Vỹ có những cách diễn đạt rất lạ, không bị gò bó bởi thi luật Thơ ông có cái duyên dáng, ý nhị của ca dao dân tộc, nhưng cũng có cái táo bạo, bùng nổ của một con người hiện đại:
Hình như mưa rất chưa chồng Tiếng rơi chỉ kịp chạm lòng đã nghiêng Lạy trời em bớt hồn nhiên
Kẻo mưa lấm cái đồng tiền còn trinh
(Khoảng cách)
Trang 32Có thể nói, thơ Triều La Vỹ thể hiện một cái nhìn riêng trong quan điểm nghệ thuật của nhà thơ Trong suốt quá trình sáng tạo thơ ca, Triều La
Vỹ sáng tác theo quan niệm thơ của mình một cách rất tự nhiên, chân thật Ý thức sáng tạo và những cảm xúc chân thật từ một trái tim đa cảm đã tạo nên một chất thơ rất riêng không thể nhầm lẫn: chất thơ Triều La Vỹ
đã thấm nhuần vào tâm hồn nhà thơ đa cảm Để từ đó, Triều La Vỹ đã đạt được nhiều giải thưởng ở các cuộc thi thơ lớn nhỏ Đặc biệt, việc đạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi Hạ nhớ do Báo Mực tím tổ chức năm
1992 đã trở thành cơ duyên đưa Triều La Vỹ đến gần hơn với công chúng yêu thơ, là cột mốc đánh dấu hành trình thơ của Triều La Vỹ
Tập thơ đầu tay của Triều La Vỹ là Bên kia lời hẹn xuất bản năm 1996,
là lời tâm tình bắt nguồn từ những hoài niệm, từ những rung động của một thi
sĩ trẻ Khác với những thi sĩ trẻ khác, chàng trai Triều La Vỹ lúc 24 tuổi ấy không xuất hiện trong làng thơ bằng sự rụt rè của các cô các cậu học trò bỡ ngỡ mới chập chững làm thơ mà bằng những vần thơ đầy chiêm nghiệm, mang một sức cuốn hút riêng với những tứ thơ rất lạ:
Trong cơn nghiện Ngật ngưỡng trăng về nốc cạn hoàng hôn Đêm đánh ghen với nỗi buồn thiếu phụ Nũng nịu đòi hóa đá Vọng phu…
Trang 33Loài cá sấu bơi qua vũng nước mắt Hát một bài vu vơ
Nghe từ cái nhìn ngây thơ Mọc lên một loài hoa mang tên khát vọng…
(Chiếc bóng)
Trong tập thơ này, Triều La Vỹ không sắp đặt câu chữ cầu kỳ mà để cảm xúc tự nhiên bộc bạch thành lời Như tên gọi của mình, cảm hứng chủ
đạo trong tập Bên kia lời hẹn là những hoài niệm: hoài niệm về ký ức tuổi
thơ, về quê hương, về mối tình đầu vụng dại nhưng đã chớm qua vị đắng…
mà ở đó không gian thực và mộng đan cài vào nhau, ký ức sống động của cái tôi trữ tình đã xóa nhòa đi ranh giới của thời gian, không gian
Năm 2015, Triều La Vỹ cùng hai tác giả khác là Trần Hoa Khá và Lê
Trọng Nghĩa đã trình làng tập thơ Ba bờ nắng Vẫn là giọng điệu thơ rất
Triều La Vỹ nhưng lần trở lại này lại mang thêm một chút bụi bặm, gồ ghề của một con người từng trải
Đằng sau những đam mê tước đoạt từ tim ngọn lửa Lời thiếu nữ cháy lòng chiêm bao
Người đàn bà lần tay qua đêm sâu Lặng khâu cúc nến
(Lời ngọn nến)
16 bài thơ trong tập thơ này vẫn là những suy ngẫm về nhân tình, thế sự thông qua những chủ đề gần gũi quen thuộc: mùa xuân, mùa hè, tiếng mưa, cánh đồng… nhưng đã được Triều La Vỹ đã khéo léo giấu vào lớp vỏ ngôn ngữ tươi tắn, sống động:
Bầy chim én đã rộn hiên nhà máy
Én từng đôi tíu tít những con đường Mùa xuân là bùn non
Tình yêu là nhành sậy
Trang 34Hối ta về Xây tổ giữa quê hương
(Nhật ký Vĩnh Sơn)
Tập thơ Ba bờ nắng một lần nữa khẳng định thế mạnh sử dụng ngôn
từ của Triều La Vỹ Dù lời thơ không sử dụng những từ ngữ cầu kì, bác học nhưng vẫn vô cùng phong phú với những lắng nghe, học hỏi từ dân gian, phương ngữ và những biện pháp tu từ Chính điều này đã tạo nên giọng thơ rất bình dị, gần gũi, dễ nghe, dễ thuộc của Triều La Vỹ
Năm 2015 có thể được xem là năm bùng nổ của nhà thơ Triều La Vỹ
khi liên tục cho ra đời 02 tập thơ Bên cạnh tập thơ Ba bờ nắng, tập thơ Nhật
ký đêm – tập thơ in riêng thứ hai, là tập thơ đánh dấu bước ngoặc trong hành
trình thơ ca của Triều La Vỹ Từ Bên kia lời hẹn (năm 1996) đến Nhật ký
đêm (2015), Triều La Vỹ đã bước qua cái lằn ranh mong manh đáng yêu và
thử thách để chững chạc đến những thử thách lớn hơn trong sáng tác Có thể nói, đây là tập thơ thể hiện sự chín muồi trong phong cách sáng tác của nhà
thơ Hồ Thế Hà đã nhận xét về tập Nhật ký đêm: Đọc Nhật ký đêm của Triều
La Vỹ, tôi bỗng hình dung về những điều như thế Đó là nhật ký bằng thơ được viết trong những đêm mất ngủ hay sau những mộng du, vô thức của Vỹ
để mỗi ban mai, bài thơ lạ và hay, bất chợt nảy mầm [44; tr.63] Triều La Vỹ
đã gột rửa, thanh lọc những hỉ nộ ái ố trong cuộc đời bằng nét đẹp của những điều nhỏ bé, giản dị và gần gũi đến chân thành:
Lọc từ giọt buồn của đêm Hạt sương trong veo Lọc từ cặn đất
Nụ chồi biếc xanh
(Ban mai)
Tình yêu là yếu tố chủ đạo xuyên suốt tập thơ Không đơn thuần chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là yêu quê hương, đất nước gắn với những kỷ niệm
Trang 35nơi sinh ra, lớn lên, trưởng thành, và những người thân yêu… Thật thú vị khi mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi con đường, hòn đá, kể cả đám lá mục ngoài bờ rào cỏ dại mọc đầy đều mang những hình ảnh, âm thanh, vui buồn của cuộc sống như thể đó là cách để nhà thơ gắn mọi quan hệ nhân sinh của mình với từng hiện thực đời sống trong từng cảm giác nhỏ bé nhưng sâu thẳm tình đời, tình người
Con giun rút ruột mình để hát Gạch một nét chì vào tay Thời gian sấp ngửa đôi màu tóc
(Nhật ký đêm)
Trên văn đàn hiện nay, hiếm có tác giả nào thành công ở cả hai mảng thơ và truyện Triều La Vỹ là một trong số ít đó Đến với sáng tác văn chương bằng thơ và được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019 cũng ở chuyên ngành thơ, nhưng không dừng lại ở đó, Triều La Vỹ còn thành công với một vai trò khác: một nhà văn Chỉ viết truyện ngắn vài năm gần đây, nhưng Triều La Vỹ đã cho thấy những bước tiến xa, phóng khoáng trong cuộc
rong chơi chữ nghĩa với những truyện ngắn để lại tiếng vang như: Ngã ba
sông, Ngọn lửa hình trái tim và Hoa mặt trời… Năm 2020, tập truyện Bóng rồng gồm 13 truyện ngắn của Triều La Vỹ đã ra mắt bạn đọc Qua những
truyện ngắn này, những nhân vật lịch sử quen thuộc như Mạc Đăng Dung, Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Diêu… hiện lên sinh động với những tính cách rất đời thường, gần gũi với đời sống cơ cực của người dân, cũng yêu thương ghét giận, ích kỷ hồ
Trang 36văn học Bình Định, ông đã khẳng định mình với một cá tính đã định hình Tin rằng, với sự nghiêm cẩn chữ nghĩa, sự nghiên cứu thấu đáo tư liệu và những góc nhìn, Triều La Vỹ sẽ còn những bước tiến dài phía trước trong hành trình sáng tạo văn chương của mình
dị, sâu sắc cùng với một phong cách nghệ thuật đặc sắc
Bén duyên với thơ ca từ khá sớm, đến nay, qua mấy mươi năm cầm bút, Triều La Vỹ đã tạo nên được một phong cách riêng với quan niệm mới
mẻ, độc đáo, phù hợp với thời đại Nhìn một cách tổng thể quá trình sáng tác của Triều La Vỹ có thể thấy ông là một cây bút khá bền bỉ Với ba tập thơ đã xuất bản cùng những tác phẩm khác, Triều La Vỹ ngày càng khẳng định được tên tuổi cũng như tài năng của mình
Trang 37CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRIỀU LA VỸ
Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người vừa mang bản chất xã hội,
có quan hệ khăng khít với hoàn cảnh, vừa mang bản chất cá nhân độc đáo Nói về cái tôi là nói về bản chất của chủ thể trong nhận thức và sáng tạo Nó
có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật nói chung và thơ ca trữ tình nói riêng
Thơ trữ tình gắn liền với cái tôi trữ tình Trong Tư duy thơ và tư duy
thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành đã định nghĩa về cái tôi trữ tình:
Thơ trữ tình là những bản tốc kí nội tâm, nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh,
từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo Chính vì vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chính là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình [39, tr.166] Cái tôi trữ tình trong thơ được thể hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật
số một trong mọi bài thơ [39, tr.56] Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định [39, tr.57]
Lịch sử thơ ca đã chứng kiến sự cách tân của thơ gắn liền với sự vận động của cái tôi trữ tình Từ thơ ca cổ điển đến thơ mới hiện đại, cái tôi trữ
tình luôn luôn chiếm địa vị hàng đầu Nếu trong thơ cổ điển, cái tôi trữ tình
ẩn khuất theo lối vô nhân xưng là chủ yếu [39, tr.166] thì khi thơ mới ra đời, cái tôi trữ tình đã giành lấy vị trí trung tâm trong mọi bài thơ, cái tôi trữ tình luôn luôn được thể hiện dưới dạng trực tiếp Nghĩa là đối tượng thẩm mĩ là những trạng thái tình cảm khác nhau của chủ thể Tôi vui, tôi buồn, tôi cô đơn, tôi yêu, tôi nhớ… Cái tôi ấy giãi bày, đối thoại trực tiếp với độc giả [39,
tr.166] Trong thơ hiện đại, cái tôi trở về với thân phận, với sự tiếp nhận của ý
Trang 38thức, thậm chí đào sâu vào cõi vô thức để tìm đến bản thể chân chính của con người Vì vậy mà nó trở nên chân thực hơn, nhưng cũng khốc liệt hơn, nó đưa con người đối diện với chính mình trong cả những phần khuất tối nhất Nó trở thành linh hồn của chủ thể trữ tình Thơ trữ tình nào cũng dựa trên sự rung động của cái tôi cá nhân, mang số phận cá tính riêng của các tình huống trữ tình Tuy nhiên, khám phá cái tôi trữ tình trong thơ, không có nghĩa là khám phá cuộc đời tác giả Cái tôi trữ tình tự nó là một giá trị độc lập, tự nó có một đời sống riêng độc đáo mà ngay cả các thi sĩ khi sáng tạo ra cũng không thể bao quát hết Có thể khẳng định, cái tôi trữ tình là chủ thể của hành trình sáng tạo thơ ca, bộc lộ cách cảm nhận về thế giới và con người Đồng thời, cái tôi trữ tình còn thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ và là điểm nhìn nghệ thuật
Như vậy, nghiên cứu về tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ của một tác giả, thực chất là nhận diện cho được cái tôi trữ tình của tác giả đó Đối với thơ Triều La Vỹ, qua khảo sát, ta dễ dàng nhận thấy một cái tôi trữ tình sinh động với những biểu hiện hết sức đa dạng
2.1 Cái tôi giao cảm với thiên nhiên, sâu nặng nghĩa tình với quê hương, đất nước
Hình tượng thiên nhiên, đất nước, quê hương dường như đã trở thành một đề tài lớn trong văn chương Trong các trang viết của mỗi nhà văn, nhà thơ, có lẽ một điều không thể thiếu đó chính là hình ảnh thiên nhiên, quê hương, xứ sở Nó đã trở thành một phần linh hồn, một nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác của họ Tuy nhiên, điều đặc biệt ở chỗ thiên nhiên, quê hương, đất nước khi đi vào tác phẩm của mỗi nhà văn, nhà thơ lại mang một
vẻ đẹp riêng, thần thái riêng Mỗi nhà văn, nhà thơ có một cách thể hiện riêng trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, quê hương Trong hành trình thơ của mình, Triều La Vỹ sáng tạo trên cơ sở bám sát chất liệu đời sống Mà đời sống thì muôn màu, muôn vẻ Chính vì thế đã tạo nên những sắc thái đa dạng của cái tôi trữ tình trong thơ Triều La Vỹ Dễ dàng nhận thấy nhất trong
Trang 39những sắc thái ấy là cái tôi sâu nặng nghĩa tình với thiên nhiên, quê hương, đất nước
2.1.1 Cái tôi giao cảm với thiên nhiên
Thiên nhiên đi vào trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng một cách đầy tự nhiên và giản dị Nó được miêu tả sinh động như nó vốn có, đồng thời, thông qua đó, các nhà thơ có thể thể hiện cảm nhận của mình trước thế giới kỳ vĩ mà tạo hóa đã ban tặng Nếu trong thơ trung đại, thiên nhiên là chuẩn mực trong sáng tác, các nhà thơ “tả cảnh ngụ tình”, mượn thiên nhiên
để bày tỏ nỗi lòng, biến thiên nhiên thành người bạn tri âm, tri kỷ để gửi gắm những tâm sự, tình cảm… thì trong thơ mới, các nhà thơ luôn có ý thức nhìn nhận thiên nhiên như một khách thể Nghĩa là nó tồn tại độc lập với nội tâm con người Từ đó, thiên nhiên trở thành một đối tượng có đầy đủ giá trị riêng biệt, có đời sống sinh động và mang vẻ đẹp tự thân hoàn thiện Điều đó đòi hỏi chủ thể trữ tình phải xâm nhập, khám phá, tìm hiểu thiên nhiên trên nhiều khía cạnh
Không nằm ngoài quy luật ấy, thơ Triều La Vỹ là tiếng nói khát khao của chủ thể trữ tình muốn hòa nhập vào thiên nhiên, giao hòa với đất trời
Tháng giêng vừa cọ vào da Ngẩn ngơ cả một trời hoa sau vườn Giận hờn thả xuống ổ rơm
Bao năm cầm lại còn thơm nồng nàn
(Tháng giêng xanh)
Thơ của Triều La Vỹ thể hiện rõ nét cái tôi trữ tình thắm đượm tình yêu thiên nhiên Nhà thơ đã trải lòng mình trước thiên nhiên để cảm nhận một cách thấu đáo, sâu sắc về tình yêu cuộc sống, để thanh tẩy tâm hồn và hy vọng về những điều tốt đẹp ở phía trước:
Lọc từ giọt buồn của đêm Hạt sương trong veo
Trang 40Vỹ Đó có thể là một sớm ban mai, là những hạt mưa xuân, là dòng sông,
cánh đồng, hạt lúa, cũng có thể là ánh trăng, là tiếng dế trong đêm, là con giun
rút ruột mình để hát (Nhật ký đêm)
Viết về thiên nhiên, Triều La Vỹ hay nhắc về mùa xuân - mùa của sự khởi
đầu mới Có đến 6/16 bài thơ trong tập Ba bờ nắng và 5/42 bài thơ trong tập
Nhật ký đêm viết về mùa xuân Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, đem lại sự
tươi mới cho cuộc sống, là mùa hạnh phúc nhất trong 4 mùa, gắn với nhiều lạc quan và hy vọng Viết về mùa xuân Triều La Vỹ dường như đã thổi vào đó một sức sống mới, tươi tắn hơn, mướt mát hơn Độc giả dường như cảm nhận được
sự sinh sôi nảy nở của vạn vật qua những câu thơ viết về mùa xuân:
Tháng Giêng lá nõn ra đàng Nắng run lên rún nhụy vàng Ơ hay Ngày xuân như áo mới may
Kìa em đã nở tròn tay anh rồi