Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHẠM THỊ THU THẢO QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Mai Xuân Miên, PGS.TS Võ Nguyên Du Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề án là trung thực và chưa từng được ai cống bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong
đề án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Phạm Thị Thu Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Quy Nhơn, và quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Mai Xuân Miên, PGS.TS
Võ Nguyên Du, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn, góp ý, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án này
Xin cảm ơn Ban giám đốc và chuyên viên Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia khóa học cũng như cung cấp số liệu và tư vấn khoa học cho tôi hoàn thành đề án này
Mặc dù tôi đã có nhiều nỗ lực, tâm huyết và cố gắng đầu tư để hoàn thành đề án nhưng chắc chắn đề án không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Tôi rất mong nhận được lời nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học, quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn !
Bình Định, tháng 10 năm 2023
Học viên
Phạm Thị Thu Thảo
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Khách thể nghiên cứu: 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu: 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.3 Phương pháp bổ trợ 5
8 Cấu trúc đề án 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Các khái niệm chính của đề án 9
1.2.1 Thư viện và quản lý thư viện 9
1.2.1.1 Khái niệm Thư viện 9
1.2.1.2 Khái niệm “quản lý thư viện” 11
1.2.2 Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 12
1.2.2.1 Khái niệm công nghệ thông tin 12
1.2.2.2 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin 13
1.2.3 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin 14
1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học 15
1.3.1 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 15
1.3.2 Nội dung của ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học 17
Trang 61.4 Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại
học 25
1.4.1 Cơ sở pháp lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học 25
1.4.2 Tổ chức nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng của cán bộ thư viện về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin 26
1.4.3 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thư viện 28
1.4.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông trong công tác bổ sung tài liệu 30
1.4.5 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu 30
1.4.6 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác số hóa tài liệu 31 1.4.7 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bạn đọc, lưu thông tài liệu và tra cứu trực tuyến 32
1.4.8 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kho tài liệu 34
1.4.9 Quản lý các điều kiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 35
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học 36
1.5.1 Những yếu tố khách quan 36
1.5.2 Những yếu tố chủ quan 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN 39
2.1 Khái quát tổ chức nghiên cứu thực trạng 39
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu 39
2.1.2 Nội dung nghiên cứu 39
2.1.3 Đối tượng khảo sát 39
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu và cách xử lý kết quả 39
2.1.5 Thời gian khảo sát 40
2.2 Khái quát Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 40
2.2.1 Vài nét về Trường Đại học Quy Nhơn 40
2.2.2 Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 41
2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 45 2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, viên chức và sinh viên về ứng
Trang 7dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Thư viện 45
2.3.2 Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin 45
2.3.3 Thực trạng về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ thư viện 51
2.3.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Thư viện 53
2.4 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 58
2.4.1 Thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ thư viện 58
2.4.2 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin thư viện 60
2.4.3 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bổ sung tài liệu 63
2.4.4 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu 64
2.4.5 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác số hóa tài liệu 64
2.4.6 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệt hông tin trong công tác bạn đọc và lưu thông tài liệu 65
2.4.7 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tra cứu trực tuyến 66
2.4.8 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kho tài liệu 66
2.4.9 Thực trạng quản lý đảm bảo điều kiện cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Thư viện 67
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 68
2.5.1 Ưu điểm 68
2.5.2 Hạn chế 69
2.5.3 Nguyên nhân 70
Tiểu kết chương 2 70
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN 72
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 72
Trang 83.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 72
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 72
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 73
3.2 Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 73
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, trình độ, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ thư viện 73
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong Thư viện 77
3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật thư viện 79
3.2.4 Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ thư viện 81
3.2.5 Biện pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và văn phòng của thư viện 84
3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 87
3.2.7 Biện pháp 7: Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 89
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 92
3.3.1 Mục tiêu khảo nghiệm 92
3.3.2 Đối tượng, nội dung khảo nghiệm 92
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1 Kết luận 99
2 Khuyến nghị 100
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 100
2.2 Đối với Trường Đại học Quy Nhơn 100
2.3 Đối với Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn 101
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, CBTV, GV, SV
về sự cần thiết phải thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của Thư viện Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất - thiết bị CNTT của Thư viện
Bảng 2.3: Trình độ đào tạo của cán bộ Thư viện
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác bổ sung tài liệu
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác xử lí tài liệu
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác số hóa tài liệu
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý bạn đọc, lưu thông tài liệu và tra cứu trực tuyến
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý kho tài liệu
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ thư viện
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng, thiết bị CNTT Bảng 2.11: Thống kê lược độc giả và lượt tài liệu qua các năm
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong công tác bổ sung tài liệu
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong công tác xử lí tài liệu
Trang 11Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong công tác số hóa tài liệu
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong công tác bạn đọc và lưu thông tài liệu
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong công tác tra cứu trực tuyến
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong công tác quản lý kho tài liệu
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý đảm bảo điều kiện cho ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Thư viện
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) Có thể nói, thông tin tri thức trở thành nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự phát triển và làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như công tác quản lý Cùng với đổi mới phương thức đào tạo, việc đổi mới hoạt động của thư viện tại trường đại học có ý nghĩa rất quan trọng
Trong thời gian qua, thư viện các nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào tổ chức và hoạt động của mình Tuy trình độ ứng dụng CNTT vào tổ chức và hoạt động giữa các thư viện có những mức độ khác nhau nhưng đều có mong muốn sử dụng CNTT để xây dựng mô hình thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng tốt hơn Việc ứng dụng CNTT đã mang lại những thay đổi mạnh mẽ trong cách thức điều hành, lưu trữ, thu thập và phổ biến thông tin đối với thư viện Có thể thấy, CNTT làm thay đổi phương thức quản lý, truy cập, sử dụng và truyền tải thông tin
Việc xây dựng và phát triển ngành Thư viện đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm Luật Thư viện ra đời năm 2019 (Số 46/2019/QH14) mở
ra hướng phát triển mới cho ngành Thư viện Các vấn đề về phát triển thư viện số, hiện đại hóa thư viện được làm rõ trong Điều 32 như: việc chia sẻ, dùng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; xây dựng, tổ chức, bảo quản, khai thác tài nguyên thông tin số, phát triển số hóa tài liệu, quản trị thư viện số và tự động hóa thư viện; tạo lập và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
Trang 13thư viện hiện đại; nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệ thống dẫn liệu lớn, điện toán đám mây, truy cập mở và thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong hoạt động thư viện
Để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của các nước trên thế giới về chuyển đổi số, ngày 18/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 677/QĐ/TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” và đến ngày 30/6/2020, ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến quốc năm 2030 Trên cơ sở đó, để từng bước xây dựng và hiện đại hóa nền thư viện quốc gia, Bộ Văn hóa Thể dục Thể thao trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg, ngày 11/02/2021 về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu: “Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện CNTT, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực học động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm,
sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập”
Trong những năm qua, quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn (ĐHQN) có những bước tiến đáng kể về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện… Do vậy, nhu cầu thông tin của cán bộ, giảng viên và người học cơ bản được đáp ứng Tuy nhiên, quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như tổ chức hoạt động tại Thư viện Trường ĐHQN còn những hạn chế nhất định nên chưa đạt được kết quả như mong muốn Thực tiễn này cho thấy, ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN trong thời gian tới sẽ còn nhiều thách thức bởi các công nghệ luôn thay đổi, nhất là nhu cầu của người dùng sử dụng thông
Trang 14tin từ nguồn số hóa ngày càng cao Do đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý ứng dụng CNTT trong Thư viện của Trường là một yêu cầu cấp thiết
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn” với
mong muốn nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào công tác Thư viện Trường một cách phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu
Đề án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn
4 Giả thuyết khoa học
Hiện tại, công tác quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN chưa đều và hiệu quả chưa cao Nếu xây dựng được cơ sở lý luận hợp
lý, khoa học và khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý có
cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của
Trang 15Trường ĐHQN
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý ứng dụng CNTT tại thư viện trường đại học
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản
lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN
- Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT tại thư viện trường đại học
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin, từ đó khái quát, rút
ra những nhận định về ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN
- Phương pháp điều tra bằng các phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin,
xử lý số liệu khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động này
Trang 16tại Thư viện Trường ĐHQN
- Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm nhằm thu thập thông tin, tìm hiểu, phân tích sản phẩm của hoạt động ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
tại thư viện trường đại học
Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại
Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn
Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tại Thư
viện Trường Đại học Quy Nhơn
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, UNESCO đã chính thức đưa ra vấn đề ứng dụng CNTT vào giáo dục và công tác quản lý thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, đồng thời dự báo: CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI
Trên thế giới, máy tính xuất hiện vào cuối năm 40 của thế kỷ XX Năm 1943-1944, hai vị giáo sư đến từ đại học Pennsylvania của Mỹ, John Mauchly và J Presper Eckert, đã hợp tác tạo ra thiết bị tích phân và tính toán
số học điện tử hay còn gọi là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Calculator) Đây được xem là máy vi tính điện tử đầu tiên và là ông tổ của máy tính hiện đại Sau này 10 năm một thế hệ máy tính mới xuất hiện, hoàn thiện hơn, cả về kích cỡ lẫn tiện ích Máy tính sau đó được ứng dụng vào công tác thư viện từ những năm 50 Ban đầu chỉ để quản lý công tác bổ sung tài liệu, tài chính, tạo lập cơ sở dữ liệu thư mục của thư viện
Các công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT tại thư viện trên thế giới bắt đầu từ những năm 1960 Đầu tiên, các hệ thống thông tin trực tuyến và truyền thông dữ liệu được phát triển để cho phép các thư viện và các cơ quan tài liệu trao đổi thông tin Sau đó, các hệ thống quản lý thư viện được phát triển, bao gồm các hệ thống thông tin thư viện và các hệ thống quản lý tài liệu
số
Những năm 1970, các thư viện bắt đầu sử dụng máy tính để quản lý tài liệu, tiếp đó là việc phát triển các cơ sở dữ liệu thư viện và các hệ thống truy cập thông tin Cùng với việc ứng dụng các thiết bị viễn thông vào công tác thư viện, các CSDL của từng thư viện riêng biệt đã được kết nối với nhau,
Trang 18khai thác lẫn nhau Việc làm này tạo nên các loại mạng khác nhau: LAN, WAN
Những năm 1980, các công nghệ mới như mạng máy tính và các phần mềm quản lý tài liệu được phát triển và sử dụng trong các thư viện
Những năm 1990, các thư viện bắt đầu sử dụng các hệ thống thư viện
số và các ứng dụng web Các hệ thống này cho phép người dùng truy cập tài liệu trực tuyến và tìm kiếm thông tin từ xa Trong những năm 2000, các công nghệ như kỹ thuật số hóa và chuẩn hóa dữ liệu được sử dụng để tạo ra các thư viện số chất lượng cao và phát triển các dịch vụ thư viện trực tuyến
Cùng với sư ứng dụng các thiết bị viễn thông vào công tác thư viện, các CSDL của từng thư viện riêng biệt đã được kết nối với nhau, khai thác lẫn nhau
Những năm 2010, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và học sâu (deep learning) được sử dụng trong các hệ thống truy cập thông tin và quản lý tài liệu Các thư viện cũng bắt đầu sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook và Twitter để tương tác với người dùng và cung cấp thông tin thư viện
Ở Việt Nam, trước những năm 1990, công nghệ thông tin chưa phát triển mạnh mẽ, và các thư viện thường sử dụng các hệ thống thủ công để quản
lý tài liệu và thông tin Khi đó thông tin được lưu trữ trong các bộ sưu tập sách và bảng chép tay Tuy nhiên, trong giai đoạn này, một số thư viện lớn đã bắt đầu xây dựng các hệ thống thông tin tài liệu sơ khai, đã có những cố gắng đầu tiên ứng dụng CNTT vào công tác thư viện, chủ yếu để tạo lập cơ sở dữ liệu thư mục về vốn tài liệu của thư viện
Từ năm 1992, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã triển khai quy trình xử
lý nghiệp vụ cho hệ thống thư viện công cộng bằng phần mềm CDS/ISIS
Trang 19Thời điểm đó, một số thư viện trường đại học cũng dùng CDS/ISIS (điển hình
là Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ)
Đầu những năm 2000, nước ta đã xây dựng hệ thống quản lý thư viện
tự động CNTT được áp dụng mạnh mẽ trong việc tạo ra các hệ thống phần mềm quản lý thư viện tự động Các chức năng của hệ thống này bao gồm quản lý thông tin sách, quản lý độc giả, quản lý mượn/trả sách, cung cấp thông tin trực tuyến và tìm kiếm tài liệu
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đã được tích hợp sâu vào hoạt động thư viện tại Việt Nam, phát triển thư viện số và dịch vụ trực tuyến Công nghệ thông tin đã cho phép tạo ra các thư viện số, nơi người dùng có thể truy cập các tài liệu kỹ thuật số như sách điện tử, bài báo, báo cáo nghiên cứu qua internet Ngoài ra, dịch vụ trực tuyến như tìm kiếm, yêu cầu mượn sách trực tuyến và gia hạn thẻ thư viện đã được phổ biến
Từ trước đến nay, có nhiều tác giả nghiên cứu về ứng dụng CNTT tại các trung tâm, thư viện ở trường đại học và cao đẳng trong cả nước với nhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến, công trình tiêu biểu như sau:
Nguyễn Văn Hùng (1995), Ứng dụng tin học trong các cơ quan thông
tin, thư viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, Hà Nội) Đề tài đã làm rõ ý nghĩa, thực trạng và đề ra các giải pháp ứng dụng tin học trong các cơ quan thông tin, thư viện ở thành phố Hồ Chí Minh
Lê Thị Hạnh (2005), Hoạt động tổ chức, quản lý Thư viện trường Đại
học Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin (Trường Đại
học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội) Công trình đã làm nổi bật hoạt động tổ chức, quản lý và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng hoạt động tại Thư viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Đỗ Tiến Vượng (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
Trang 20Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải: thực trạng và giải pháp, (Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội) Với công trình này, tác giả đã hệ
thống được những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải
Nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT trong công tác thông tin - thư viện như: Lê Minh
Hoàng (2007), “Thiết kế và xây dựng trang Web cho Thư viện đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3; Thư viện thành phố Cần Thơ, Thực trạng ứng
dụng công nghệ thông tin tại Thư viện thành phố Cần Thơ (Kỷ yếu hội nghị,
hội thảo về thư viện); Phan Thị Hà Thanh, Ứng dụng công nghệ thông tin và
thách thức của thư viện đại học trong bối cảnh chuyển đổi số, (Kỷ yếu hội
nghị, hội thảo về thư viện…)
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu được trích dẫn ở trên nhằm mục đích nghiên cứu khảo sát và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện Việc nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện trường Đại học Quy Nhơn, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi khách quan nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến Vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề án “Ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường
1.2 Các khái niệm chính của đề án
1.2.1 Thư viện và quản lý thư viện
1.2.1.1 Khái niệm Thư viện
Thư viện xuất hiện từ khi loài người có chữ viết và tồn tại để đáp ứng
Trang 21nhu cầu đọc của con người Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thư viện
Thuật ngữ “thư viện” xuất phát từ chữ Hy lạp Bibliotheca “Biblio” nghĩa là sách, “theca” nghĩa là nơi bảo quản Như vậy hiểu theo nghĩa đen, thư viện là nơi bảo quản, là nơi tàng trữ sách báo
Trong Từ điển tiếng Việt, thư viện được định nghĩa là “nơi tàng trữ, giữ gìn sách báo, tài liệu và tổ chức bạn đọc sử dụng” [12]
Năm 1970, UNESCO đã đưa ra định nghĩa : “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”[6]
Định nghĩa của UNESCO về thư viện ở trên, nêu được những thành phần cấu tạo nên thư viện, gồm:
Bộ sưu tập tài liệu: Thư viện là một bộ sưu tập các tài liệu, bao gồm sách, ấn phẩm định kỳ và các tài liệu khác như đồ họa, nghe - nhìn Điều này chỉ ra rằng thư viện không chỉ giữ sách mà còn có thể chứa nhiều loại tài liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng
Người phục vụ: Thư viện cung cấp nhân viên phục vụ có trách nhiệm
tổ chức và hỗ trợ người đọc trong việc sử dụng các tài liệu Nhân viên thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và cung cấp thông tin cho người sử dụng
Mục đích sử dụng: Thư viện được thiết kế để phục vụ các mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí Điều này đồng nghĩa với việc thư viện không chỉ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin mà còn hỗ trợ người sử dụng trong việc học tập, nghiên cứu và thỏa mãn sự quan tâm giải
Trang 22trí
Định nghĩa này thể hiện vai trò quan trọng của thư viện như một nguồn tài nguyên thông tin phổ biến và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho cộng đồng Nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin và khám phá kiến thức, đồng thời hỗ trợ quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển cá nhân
Luật Thư viện năm 2020 định nghĩa: “Thư viện là thiết chế văn hóa,
thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.” [
20]
Trong các loại hình thư viện có thư viện trường học, theo Tuyên ngôn
về Thư viện trường học: “Thư viện trường học là nơi cung cấp thông tin và ý
tưởng làm nền tảng để hoạt động thành công trong xã hội thông tin và tri thức ngày nay Thư viện trường học trang bị cho người học kĩ năng học tập suốt đời và phát triển trí tưởng tượng, giúp họ trở thành những công dân có trách nhiệm.”
Thư viện đại học nằm trong hệ thống Thư viện trường học xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống trường Đại học
Luật Thư viện 2020 định nghĩa “ Thư viện đại học là thư viện có tài
nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.” [20]
1.2.1.2 Khái niệm “quản lý thư viện”
Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học
xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động quản lý:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
Trang 23nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [8]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý
là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [3]
Như vậy, có thể hiểu quản lý một tổ chức là sự tác động có ý thức, có
chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (những người bị quản lý) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực cho các hoạt động của tổ chức để đạt tới mục tiêu đã định trong một môi trường luôn luôn thay đổi
Quản lý thư viện là một phương thức tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý (cán bộ thư viện cấp dưới, vốn tài liệu, cơ sở vật chất và trang thiết bị) nhằm đạt được mục tiêu và hiệu suất quản lý
1.2.2 Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.2.1 Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải và sử dụng thông tin Nó bao gồm việc áp dụng các phương pháp và nguyên tắc của khoa học máy tính và điện tử trong việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai và quản lý các hệ thống thông tin
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CNTT tùy vào cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu:
Theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006 thì khái niệm CNTT được hiểu: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông
Trang 24tin số” [19]
Theo Nghị quyết/Số 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 thì CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra, quản lý,
và truyền tải thông tin Nó cung cấp các công cụ và phương pháp để xử lý thông tin một cách hiệu quả, nhanh chóng và đáng tin cậy Các công nghệ trong lĩnh vực này bao gồm máy tính, mạng máy tính, hệ thống thông tin, truyền thông điện tử, phần mềm ứng dụng và nhiều hơn nữa
Như vậy, CNTT được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, các công nghệ để thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin, nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
1.2.2.2 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
Luật Công nghệ thông tin 2006 giải thích: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”.[19]
Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của từng cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và mạng lại hiệu quả các hoạt động quản lý, các hoạt động dạy học và giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện là sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông – mà chủ yếu là công nghệ máy tính và công nghệ
Trang 25truyền thông trong tất cả các hoạt động thư viện như bổ sung, biên mục, lưu hành, kiểm soát ấn phẩm định kỳ và tạo ra sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện nhằm nâng cao chất lượng phuc vụ thỏa mãn cao nhất nhu cần bạn dọc thư viện
CNTT được ứng dụng trong thư viện giúp cho các hoạt động thư viện rút ngắn quá trình xử lý tài liệu, tiết kiệm được thời gian, cải tiến quy trình làm việc, làm cho sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện trở nên đa dạng hơn, có thể thỏa mãn nhu cầu tin ngày càng phong phú của người dùng tin và rút ngắn thời gian người dùng tin tìm kiếm tài liệu
Như vậy, việc ứng dụng CNTT sẽ nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động của thư viện đạt năng suất, có chất lượng và mang lại hiệu quả cao
Từ đó, góp phần giúp nhà trường hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục – đào tạo đề ra
1.2.3 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
Quản lý ứng dụng CNTT là hoạt động quản lý việc sử dụng CNTT quản lý nhà nước, hoạt vào các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh giáo dục đào tạo và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này
Hiện nay, chúng ta đang ở trong kỷ nguyên phát triển của CNTT, đây
là thời kỳ bùng nổ thông tin rộng lớn, toàn diện, chưa từng có từ trước tới nay Đóng vai trò chủ đạo, các thư viện đã và đang trở thành các nhà khai thác, tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin về mọi vấn đề, phục vụ cho mọi đối tượng đọc giả
Để bắt kịp cùng với sự phát triển của sự nghiệp thư viện trên thế giới
và để thoả mãn được những đòi hỏi thực tiễn của sự phát triển xã hội, các thư
Trang 26viện ở Việt Nam, đặc biệt là thư viện của các trường đại học cần phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp và phương hướng nhằm xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện đáp ứng với yêu cầu thực tiễn
Để việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thư viện đạt kết quả cao, nhà quản lý cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ ứng dụng CNTT Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà quản lý trong giai đoạn hiện nay
Như vậy, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong thư viện là những tác động có tổ chức, có mục đích của nhà quản lý nhằm tạo điều kiện cho CBTV sử dụng CNTT vào hoạt động thư viện đạt hiệu quả cao
1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học
1.3.1 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện
Vai trò của ứng dụng CNTT trong thư viện hiện nay là rất quan trọng
và không thể phủ nhận CNTT đã thay đổi cách thức hoạt động và quản lý của thư viện, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho cả người quản lý và người sử dụng
Thư viện truyền thống ra đời với chức năng lưu giữ, bảo quản và phục
vụ vốn tài liệu chủ yếu là giấy, đã tồn tại trong lịch sử xã hội loài người từ xưa đến nay Khi CNTT xuất hiện đã tác động sâu sắc và làm biến đổi căn bản bản chất của thư viện Hình ảnh thư viện truyền thống dần biến đổi trở thành thư viện lưỡng tính, trong đó tồn tại cả vốn tài liệu truyền thống (chủ yếu là giấy) và tài liệu điện tử Hơn thế nữa, mô hình thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo đang dần được hình thành trên quy mô toàn thế giới, điều
đó đã cho thấy sự khác biệt lớn giữa thư viện truyền thống và thư viện hiện đại
CNTT đã tạo ra môi trường truy cập dễ dàng và tiện lợi đối với người
Trang 27dùng thư viện Thay vì phải tìm kiếm sách trong các ngăn kệ vật lý, người dùng có thể tìm kiếm thông tin và mượn sách qua hệ thống quản lý thư viện trực tuyến Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng
CNTT đã mở ra cánh cửa cho việc truy cập đến các nguồn tài liệu điện
tử phong phú Thư viện có thể tạo ra các cơ sở dữ liệu điện tử, cung cấp sách điện tử, bài báo khoa học và tạp chí trực tuyến Điều này mở rộng phạm vi nguồn tài liệu và mang lại sự đa dạng và sự giàu có hơn cho người sử dụng
Bên cạnh đó, CNTT cung cấp các công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và tiên tiến để người dùng có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác Hệ thống tìm kiếm thông minh có thể phân loại, lọc và đề xuất các tài liệu phù hợp với nhu cầu của người dùng Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất tìm kiếm thông tin trong thư viện
Với cán bộ thư viện CNTT đã làm thay đổi căn bản phương thức bổ sung, xử lý tài liệu, sản phẩm thông tin có giá trị cao đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng tin và giúp cho cán bộ thư viện dễ dàng quản lý các hoạt động trong thư viện:
Với hoạt động bổ sung:
- Ngoài những tài liệu được bổ sung thông qua phương thức đặt mua, tặng biếu, các thư viện có thể khai thác nguồn thông tin lớn trên mạng Hơn nữa, các thư viện còn có thể làm phong phú vốn tài liệu của mình bằng việc liên kết, trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin thư viện khác dưới sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng, hệ thống mạng LAN, WAN, INTERNET…
- Nhờ việc đặt mua tài liệu qua mạng sẽ giúp cho các thư viện tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính Một đặc trưng rất quan trọng trong hoạt động bổ sung tài liệu ở thư viện hiện đại là luôn chú trọng bổ sung tài liệu
Trang 28điện tử và hạn chế bổ sung tài liệu in
Với hoạt động xử lý kỹ thuật:
- Trong thư viện truyền thống, hoạt động xử lý kỹ thuật đòi hỏi nhiều thời gian, công sức; mỗi mục đích, công đoạn phải xử lý kỹ thuật riêng, nhưng khi ứng dụng CNTT thì chỉ cần xử lý một lần, sử dụng nhiều lần với nhiều mục đích khác nhau, hơn nữa, các thư viện còn có thể tận dụng kết quả
xử lý ở các cơ quan khác trong quá trình thực hiện công việc
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin:
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại được tạo lập với nội dung đảm bảo chất lượng và hình thức phong phú, đó là phương tiện đưa thông tin đến với người dùng tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời
1.3.2 Nội dung của ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học
1.3.2.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật Thư viện
Cơ sở hạ tầng thông tin:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong thư viện, truyền tin, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm : viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và
cơ sở dữ liệu
Viễn thông:
Thuật ngữ viễn thông liên quan đến truyền thông, truyền dẫn và trao đổi thông tin từ xa giữa các điểm kết nối Ngành viễn thông bao gồm các công nghệ và hệ thống để gửi và nhận dữ liệu, giọng nói, hình ảnh và các dạng thông tin khác qua các phương tiện truyền thông điện tử như cáp quang, sóng
vô tuyến, mạng di động và các hệ thống viễn thông khác
Trang 29Viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi người và các thiết bị trên khắp thế giới Nó cung cấp các dịch vụ như điện thoại di động, internet, truyền hình, viễn thông di động và nhiều ứng dụng khác Ngành viễn thông phát triển liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về truyền thông và giao tiếp của con người
Những hoạt động viễn thông trong thư viện này giúp tăng cường truyền thông, quản lý thông tin và cung cấp dịch vụ thông tin hiệu quả cho người dùng
Mạng máy tính:
Mạng máy tính là một hệ thống được tạo ra bằng cách kết nối các máy tính và các thiết bị khác với nhau để chia sẻ tài nguyên và truyền tải dữ liệu, thông tin và tín hiệu giữa các thiết bị Mục đích chính của mạng máy tính là tạo ra một môi trường cho việc truyền thông và giao tiếp giữa các máy tính và người dùng khác nhau
Mạng máy tính cho phép các máy tính kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền thông như cáp đồng trục, cáp quang, sóng vô tuyến hoặc kết nối không dây Các máy tính trong mạng có thể chia sẻ tài nguyên như máy in, lưu trữ dữ liệu, ứng dụng và các thiết bị ngoại vi khác Ngoài ra, mạng máy tính cũng cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu và truy cập vào các tài nguyên từ xa thông qua các kết nối mạng
Mạng máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ tài nguyên, truyền tải dữ liệu và cung cấp giao tiếp giữa các máy tính và người dùng Nó
đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển của internet và các ứng dụng trực tuyến khác
Mạng internet:
Mạng internet là một mạng máy tính toàn cầu kết nối hàng tỷ thiết bị
Trang 30và nguồn thông tin trên khắp thế giới Nó là một hệ thống mạng được xây dựng dựa trên giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) và sử dụng các công nghệ viễn thông như cáp quang, đường dây điện thoại, sóng vô tuyến và mạng di động để truyền tải dữ liệu
Internet cho phép các máy tính và thiết bị khác kết nối với nhau và chia sẻ thông tin qua giao thức truyền tải dữ liệu TCP/IP Các máy tính kết nối vào internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP - Internet Service Provider) bằng cách sử dụng các công nghệ kết nối như DSL, cáp, mạng di động, và cả kết nối không dây
Internet cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng khác nhau như truy cập web, gửi và nhận email, trò chuyện trực tuyến, tải xuống và tải lên tập tin, xem video trực tuyến, chơi game trực tuyến và nhiều hơn nữa Nó cũng cung cấp một nền tảng cho việc chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến và tương tác xã hội thông qua các mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến
Mạng internet đã thay đổi cuộc sống và công việc của chúng ta, mở ra không gian toàn cầu để truy cập thông tin, giao tiếp và tương tác với nhau Nó
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối con người và tạo ra một thế giới kỹ thuật số liên kết mạnh mẽ
Cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp có tổ chức của dữ liệu, được lưu trữ và quản lý trên máy tính hoặc hệ thống máy tính Nó cho phép lưu trữ, truy xuất, cập nhật và xử lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả
CSDL được sử dụng để lưu trữ thông tin có liên quan, tổ chức theo cấu trúc và quan hệ logic Nó cung cấp các cách thức để lưu trữ dữ liệu và thực hiện các thao tác như truy xuất, thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu từ CSDL
Trang 31CSDL có thể được sử dụng để lưu trữ các loại dữ liệu khác nhau, bao gồm thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và nhiều loại dữ liệu khác
Có nhiều loại CSDL khác nhau, bao gồm CSDL quan hệ (Relational Database), CSDL hướng đối tượng (Object-Oriented Database), CSDL không quan hệ (Non-Relational Database) và CSDL phân tán (Distributed Database) Mỗi loại CSDL có cách tổ chức và phương thức truy xuất dữ liệu riêng biệt, phù hợp với các yêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau
CSDL trong thư viện là một phần quan trọng của phần mềm ứng dụng thư viện Nó là nơi lưu trữ và quản lý thông tin về các tài liệu, thành viên và các hoạt động khác trong thư viện CSDL trong thư viện thường sử dụng mô hình quan hệ để tổ chức và quản lý dữ liệu
Phần mềm ứng dụng:
Phần mềm ứng dụng (Application Software) là một loại phần mềm được thiết kế để giúp người dùng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên máy tính hoặc thiết bị di động Nó là một phần mềm được tạo ra để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người dùng, từ việc soạn thảo văn bản, chỉnh sửa hình ảnh, xem phim, chơi game, quản lý tài khoản, đọc email, lướt web, đến quản lý dự
án và nhiều ứng dụng khác
Phần mềm ứng dụng có thể được phát triển theo nhiều ngôn ngữ và công nghệ khác nhau, bao gồm C++, Java, C#, Python, JavaScript, và nhiều ngôn ngữ lập trình khác Các ứng dụng phổ biến bao gồm các ứng dụng văn phòng như Microsoft Office (bao gồm Word, Excel, PowerPoint), các trình duyệt web như Google Chrome, Mozilla Firefox, ứng dụng đồ họa như Adobe Photoshop, các ứng dụng di động như Facebook, Instagram, và cả các ứng dụng phần mềm chuyên dụng như các phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế, phần mềm y tế, và nhiều loại phần mềm khác
Trang 32Phần mềm ứng dụng được cài đặt và chạy trực tiếp trên máy tính hoặc thiết bị di động của người dùng và thường có giao diện đồ họa hoặc giao diện người dùng (UI) để tương tác với người dùng một cách dễ dàng Nó giúp người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể và đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính
và thiết bị di động của họ
Phần mềm ứng dụng thư viện (Library Application Software) là một loại phần mềm được phát triển để quản lý và cung cấp thông tin về các tài liệu trong một thư viện Phần mềm này giúp tổ chức và duy trì các nguồn tài liệu, quản lý thông tin mượn/trả, quản lý thành viên và thực hiện các chức năng khác liên quan đến quản lý thư viện
1.3.2.2 Nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ
Ngoài việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đủ mạnh, để ứng dụng CNTT vào quá trình hoạt động đạt hiệu quả thì vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng
Đối với cán bộ quản lý:
Nâng cao năng lực quản lý, có trình độ điều hành thư viện điện tử, phải nắm bắt được sự phát triển của hoạt động thông tin thư viện dưới tác động của CNTT;
Đánh giá được khả năng của thư viện khi ứng dụng CNTT để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn, đầu tư CSVC, trang thiết bị phù hợp nhất;
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và máy tính để có thể giao dịch, đối ngoại, điều hành hoạt động của thư viện
Đối với cán bộ chuyên trách:
Phải có trình độ chuyên môn về khoa học thông tin thư viện, về
Trang 33CNTT;
Có kiến thức và kỹ năng xử lý, bao gói thông tin;
Sử dụng thành thạo máy tính để tra cứu, khai thác thông tin, sử dụng thiết bị CNTT và truyền thông, máy in, máy quét, máy đọc mã vạch, máy photocopy, máy scar Đây là những kỹ năng cần thiết để đảm bảo tốt cho việc ứng dụng CNTT;
Biết sử dụng và khai thác các phần mềm chuyên dụng;
Có khả năng phân tích, đánh giá nhu cầu tin, đồng thời tư vấn, hướng dẫn và đào tạo người dùng tin để họ có kỹ năng nhất định khi tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin;
Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng CNTT, vì các tài liệu chuyên ngành về CNTT, các sản phẩm phần mềm lớn viết bằng tiếng Anh, đồng thời nó cũng là ngôn ngữ thống trị internet Do đó trình độ tiếng Anh sẽ giúp cho cán bộ nâng cao trình độ CNTT góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện
1.3.2.3 Triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT trong thư viện
Ứng dụng CNTT trong công tác bổ sung tài liệu:
CNTT đang ngày càng trở thành một phần quan trọng trong việc quản
lý tài liệu ở các thư viện hiện đại Ứng dụng CNTT trong công tác bổ sung tài liệu giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng của quá trình này
Đối với công tác bổ sung tài liệu phải thường xuyên theo dõi chất lương, số lượng và nội dung tài liệu được bổ sung vào thư viện Trước đây, quy trình bổ sung được thực hiện thủ công bằng cách ghi yêu cầu vào phiếu hoặc sổ bổ sung, được đặt tại các quầy phục vụ của các phòng, sau đó nhân
Trang 34viên phụ trách công tác bổ sung sẽ tiến hành kiểm tra, tập hợp và tiến hành đặt mua
Khi CNTT được ứng dụng vào công tác bổ sung tài liệu nó mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên thư viện và người sử dụng giúp tăng cường hiệu suất trong quá trình bổ sung tài liệu Quá trình thu thập, phân loại, và đánh giá tài liệu có thể được tự động hóa, giảm bớt thời gian và công sức so với việc thủ công Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT còn giúp cán bộ bổ sung lưu trữ được toàn bộ các thông tin về công tác bổ sung, theo dõi hiện trạng thực hiện đơn đặt, đơn nhận khi sách về thư viện
Ứng dụng CNTT trong công tác xử lý tài liệu:
Công tác xử lý tài liệu trong thư viện là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm tổ chức, duy trì và cung cấp các nguồn tài liệu cho người sử dụng Việc xử lý tài liệu đảm bảo tính hợp lý, tiện lợi và khả dụng của tài liệu,
từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển và thành công của thư viện
Khi công nghệ thông tin được ứng dụng vào công tác biên mục, tài liệu được xử lý nhanh chóng chính xác Những thông tin thư mục của tài liệu về: tác giả, nhan đề, số định danh, thông tin xuất bản, tùng thư, ghi chú, tóm tắt, đề mục… được thể hiện rõ qua biểu ghi biên mục của từng tài liệu Đây là điểm kết nối đến hoạt động tìm kiếm tài liệu cho bạn đọc, và để nhà quản lý
có thể quản lý chính xác và nhanh chóng vốn tài liệu của mình
Ứng dụng CNTT trong việc số hóa tài liệu:
CNTT đã đóng vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu tại các thư viện, giúp tăng cường quy trình quản lý và truy cập thông tin
Công nghệ quét và số hóa được sử dụng để chuyển đổi các tài liệu vật
lý sang dạng điện tử Máy quét và phần mềm quét hình ảnh giúp tạo bản sao điện tử của tài liệu gốc Sau đó, các tệp được lưu trữ và quản lý trên hệ thống
Trang 35thông tin của thư viện
Các hệ thống quản lý CSDL (Database Management Systems - DBMS) được sử dụng để lưu trữ, quản lý và tìm kiếm thông tin trong các thư viện CSDL bao gồm thông tin về tài liệu số hóa, bao gồm mô tả, từ khóa, tác giả, ngày xuất bản và vị trí lưu trữ CNTT tin giúp tạo ra CSDL được cấu trúc
và dễ dàng truy xuất thông tin
CNTT cung cấp các kênh truyền thông và phân phối tài liệu số hóa Thư viện có thể tạo các cổng thông tin trực tuyến, cung cấp truy cập từ xa đến tài liệu số hóa cho người dùng Các hình thức phân phối tài liệu bao gồm truyền qua mạng nội bộ, mạng Internet và các thiết bị di động
CNTT cung cấp các biện pháp bảo mật và quản lý quyền riêng tư cho tài liệu số hóa Các hệ thống quản lý tài liệu số hóa có thể áp dụng phân quyền truy cập để chỉ cho phép người dùng có quyền truy cập vào các tài liệu nhất định Công nghệ mã hóa và chứng thực cũng được sử dụng để bảo vệ tính toàn vẹn và an toàn của tài liệu số hóa
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu
và tra cứu trực tuyến:
Phục vụ bạn đọc được coi là khâu then chốt trong chuỗi hoạt động của các thư viện, vì vậy ứng dụng CNTT trong hoạt động này là cần thiết
Trước đây, khi CNTT chưa được ứng dụng, hoạt động phục vụ bạn đọc diễn ra đơn giản, lạc hậu với hình thức phục vụ truyền thống bằng phiếu mục lục thủ công Từ khi ứng dụng CNTT, hoạt động phục vụ bạn đọc được hiện đại hóa rõ rệt, công tác mượn – trả tài liệu đã được tự động hóa
Với công nghệ mã vạch thể bạn đọc, thẻ SV và mã vạch tài liệu, máy quét mã vạch đã giúp Thư viện nhanh chóng “ghi” lại những thông tin liên quan về bạn đọc và tài liệu, CBTV có thể thực hiện thao tác xuất nhập tài liệu
Trang 36nhanh chóng và chính xác, đưa ra các dữ liệu mượn và trả tài liệu, là công cụ đắc lực cho việc quản lý lưu thông tài liệu, nhất là trong hệ thống thông tin hiện đại
Với phần mềm quản lý thư viện cho phép ghi nhận và quản lý thông tin cá nhân của bạn đọc, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email và thông tin thẻ thư viện Các thông tin này giúp thư viện xác định danh tính và liên lạc với bạn đọc một cách thuận tiện Đồng thời giúp CBTV ghi lại lịch sử mượn sách của bạn đọc, bao gồm thông tin về sách đã mượn, ngày mượn và ngày trả Thông qua lịch sử này, thư viện có thể theo dõi việc mượn sách của bạn đọc và xử lý các trường hợp vi phạm quy định mượn sách
Đặc biệt, thông qua việc ứng dụng CNTT vào công tác lưu thông tài liệu, bạn đọc có thể không cần trực tiếp đến thư viện mà ngồi tại nhà để thực hiện các thao tác tìm kiếm tài liệu, đặt mượn tài liệu, gia hạn tài liệu hoặc xem thông tin mượn trả tài liệu của mình bằng việc đăng nhập tài khoản vào địa chỉa trang web của thư viện
1.4 Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học
1.4.1 Cơ sở pháp lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học
Việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trongThư viện trường đại học ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định và cơ sở pháp lý sau đây:
Về Luật :
- Luật Thư viện: Luật này quy định về tổ chức, hoạt động của thư viện,
bao gồm cả thư viện của trường Đại học Luật Thư viện cung cấp khung pháp
lý cho việc quản lý và sử dụng tài liệu thư viện, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng thư viện Luật Thư viện ra đời năm 2019 (Số
Trang 3746/2019/QH14
- Luật Sở hữu trí tuệ 2022 số 07/2022/QH15 tại điều 25 quy định về
quyền tác giả, được đề cập đến trong Thư viện số
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006 số 67/2006/QH11
Chỉ thị, quy chế và hướng dẫn:
- Quyết định số: 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của
Bộ Văn hóa Thông tin phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 677/QĐ/TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”
- Quyết định số 749/QĐ-TTg Ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ lại ban hành thêm về phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến quốc năm 2030
- Quyết định số 206/QĐ-TTg, ngày 11/02/2021 của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Cơ chế, giải pháp của chính bản thân mỗi cơ quan Thư viện trong quá trình ứng dụng CNTT như: kế hoạch, quy hoạch, mục tiêu, đề án, định hướng, chiến lược phát triển, …
1.4.2 Tổ chức nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng của cán bộ thư viện
về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin
Tổ chức nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng của CBTV về chuyên môn nghiệp vụ và CNTT là công tác quan trọng để đảm bảo CBTV có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc một cách hiệu quả, là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của góp phần nâng cao hiệu quả
Trang 38ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện
Đối với vấn đề ứng dụng CNTT, chủ thể quản lý là Ban giám hiệu, Ban Giám đốc thư viện cần phải thể hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của mình đặc biệt là trong việc ra quyết định Bởi chính nhà quản lý sẽ là người quyết định đường hướng trong vấn đề ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện
Do vậy, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có cái nhìn sâu sắc về vấn đề ứng dụng CNTT cũng như phải biết cách sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên môn để tham mưu, giúp việc cho mình trong việc ra quyết định lựa chọn ứng dụng
Nhà quản lý cần phải tuyên truyền, quán triệt cho cán bộ thấy được sự quan tâm, chỉ đạo Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT trong nhà trường thông qua các văn bản pháp quy Tuyên truyền giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT để cán bộ nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động ứng dụng CNTT trong các hoạt động của thư viện
Việc làm cụ thể của nhà quản lý:
- Tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu đối với nhân viên thư viện để hiểu
rõ những khía cạnh cần cải thiện, những kỹ năng và kiến thức mà họ cần phát triển
- Dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp Chương trình kế hoạch này có thể bao gồm các khóa học, buổi tập huấn, hội thảo và các hoạt động thực hành để cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng CNTT cho CBTV
- Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, buổi thảo luận và các hoạt động học tập khác nhằm cập nhập kiến thức mới nhất và tiếp cận các công nghệ mới trong lĩnh vực thư viện Đảm bảo rằng cán bộ được cung cấp thông tin và
kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự phát triển liên tục của ngành thư viện
Trang 39Từ đó, tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ
- Tạo ra một môi trường thuận lợi để CBTV có thể học tập và thảo luận với nhau Có thể tổ chức các buổi họp nhóm, nhóm thảo luận, hoặc sử dụng các công cụ trực tuyến để CBTV có thể trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
- Khuyến khích CBTV tham gia vào các dự án đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực thư viện Tạo ra một môi trường khuyến khích CBTV đề xuất ý tưởng mới, thực hiện các dự án và chia sẻ kinh nghiệm
- Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức thư viện và các chuyên gia trong lĩnh vực thư viện và CNTT Điều này có thể thông qua việc tham gia vào các hội thảo, liên hoan, và các hoạt động chuyên ngành khác để tạo ra cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kiến thức
Qua việc thực hiện những hoạt động trên, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường năng động và phát triển cho CBTV, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và CNTT, từ đó cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện
1.4.3 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thư viện
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện trường đại học là tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lãnh đạo Nhà trường và đơn vị trong việc xây dựng, trang bị, phát triển hệ thống CSVT, trang thiết bị nhằm đưa hoạt động thư viện đạt được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường
Xây dựng kế hoạch tăng cường phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện cần xác định nhu cầu về CSVT và trang thiết bị kỹ thuật để triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện Dựa vào đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển thư viện của Nhà trường, bao gồm cả việc
Trang 40mua sắm mới và nâng cấp các thiết bị hiện có
Đảm bảo rằng hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng của thư viện đủ mạnh
mẽ và linh hoạt để hỗ trợ các ứng dụng CNTT Điều này có thể bao gồm nâng cấp kết nối internet, cài đặt mạng Wi-Fi, và cập nhật các phần cứng mạng khác như máy chủ, phòng máy tính được nối mạng với nhau (mạng LAN) và kết nối internet, phòng đa phương tiện, phần mềm chuyên môn về nghiệp vụ thư viện và các thiết bị CNTT khác
Đánh giá và chọn lựa các phần mềm phù hợp để tăng cường hoạt động của thư viện Đảm bảo rằng các phần mềm được sử dụng là phiên bản mới nhất và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thư viện Các phần mềm có thể bao gồm hệ thống quản lý thư viện, phần mềm tìm kiếm, phần mềm quản lý tài liệu điện tử và phần mềm hỗ trợ nghiên cứu
Đầu tư vào các thiết bị và công nghệ mới để nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ của thư viện Các thiết bị có thể bao gồm máy tính, máy
in, máy quét, máy chủ lưu trữ, thiết bị đọc mã vạch, máy đọc sách điện tử và thiết bị di động Đảm bảo rằng các thiết bị này đáp ứng được các yêu cầu công việc và được cập nhật thường xuyên để đáp ứng sự phát triển công nghệ
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư phát triển CSVT, trang thiết bị thư viện, lãnh đạo Nhà trường và cán bộ quản lý thư viện cần tổ chức chỉ đạo CBTV và nhân viên sử dụng CNTT để phát triển dịch vụ và sáng tạo trong công việc Cung cấp không gian và tài nguyên để thực hiện các dự án sáng tạo
và đổi mới Đồng thời, đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo để sử dụng hiệu quả các thiết bị và công nghệ mới Đảm bảo rằng cán bộ và nhân viên thư viện hiểu và tuân thủ các quy định này để bảo vệ và duy trì tài sản công nghệ của thư viện
Tóm lại, tăng cường CSVT và thiết bị kỹ thuật của thư viện, tạo điều