Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN SỸ ĐOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BA CH
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN SỸ ĐOÀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN SỸ ĐOÀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Loan
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 29% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2023
Học viên
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Sỹ Đoàn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn Trước hết, tôi xin bày
tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Loan, người đã tận tâm, trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lí - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K29
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các thầy cô lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đạo tạo Ba Chẽ, các đồng chí lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Sỹ Đoàn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Tại Việt Nam 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Quản lý 8
1.2.2 Quản lý giáo dục 9
1.2.3 Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 10
1.2.4 Năng lực, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS 11
1.2.5 Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS 12
1.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 13
1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 14
1.3.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu năng lực ứng dụng CNTT đối với đội ngũ giáo viên THCS 14
1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS 16
Trang 61.3.3 Nội dung bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường
THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 16 1.3.4 Phương pháp, hình thức bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo
viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 17 1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo
viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 19 1.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin cho giáo viên 19 1.4.2 Quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho
giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 20 1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 21 1.4.4 Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 22 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 23 1.5.1 Các văn bản quản lý của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo quy định về
năng lực công nghệ thông tin của giáo viên 23 1.5.2 Hệ thống quy định nội bộ của trường học quy định về sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học và giáo dục ở trường THCS 24 1.5.3 Sự quan tâm của cơ quan quản lý cấp trên trong bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT cho giáo viên THCS 24 1.5.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong bồi dưỡng năng lực ứng dụng
CNTT cho giáo viên THCS 24 1.5.5 Năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ GV THCS 25 1.5.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị công nghệ của nhà trường
phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học 25 1.5.7 Kế hoạch triển khai bồi dưỡng năng lực CNTT cho giáo viên của đơn vị 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 28
2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh 28
Trang 72.1.1 Đặc điểm về KTXH của huyện Ba Chẽ 28
2.1.2 Tình hình giáo dục ở các trường THCS huyện Ba Chẽ 28
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 30
2.2.1 Mục đích khảo sát 30
2.2.2 Nội dung khảo sát 30
2.2.3 Địa bàn và khách thể khảo sát 30
2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 30
2.2.5 Thời gian tiến hành khảo sát 31
2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 32
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về công việc cần ứng dụng công nghệ thông tin của GV trường THCS 32
2.3.2 Thực trạng về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 34
2.3.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 40
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018 46
2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên 46
2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên 48
2.4.3 Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên 50
2.4.4 Thực trạng quản lý về điều kiện tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên 52
2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên 54
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 56
2.6 Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 58
2.6.1 Những kết quả đạt được 58
Trang 82.6.2 Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 63
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 63
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 63
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 64
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 64
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 65
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên trường THCS về ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 65
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 67
3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 68
3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 70
3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức các nguồn lực hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 72
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 74
3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 74
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 74
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 75
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 75
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê chất lượng giáo dục các trường THCS huyện Ba Chẽ trong
03 năm học gần đây 29 Bảng 2.2 Thống kê số lượng, trình độ, đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên,
nhân viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 03 năm học gần đây 29 Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về yêu cầu năng lực
ứng dụng CNTT 32 Bảng 2.4 Thực trạng sử dụng các ứng dụng/phần mềm trong quá trình tổ chức
dạy học của giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 34 Bảng 2.5 Thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên
THCS huyện Ba Chẽ 36 Bảng 2.6 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo
viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 40 Bảng 2.7 Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng
CNTT cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ 44 Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT
cho giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 46 Bảng 2.9 Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT
cho giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 48 Bảng 2.10 Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực
ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 50 Bảng 2.11 Thực trạng quản lý về điều kiện tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 52 Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 54 Bảng 2.13 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS huyện Ba Chẽ 56 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 75 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 77
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngành GD-ĐT cũng đang hướng tới xu thế giáo dục 4.0 Trong đó, vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là vô cùng quan trọng Có thể nói, một trong những hiệu quả thiết thực của việc ứng dụng CNTT là nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Quyết định để tăng cường ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục đào tạo sau: Quyết định số 6200/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2016 Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 4919/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2020 Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2022 Ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 của Bộ giáo dục và Đào tạo Trong đó BGDĐT đã yêu cầu bổ sung quy định về năng lực số vào tiêu chuẩn giáo viên và CBQL giáo dục Tỉnh Quảng Ninh xác định, việc ứng dụng CNTT, số hóa, chuyển đổi số phải được triển khai quy củ ngay từ trường học Những năm qua, Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Hiện nay, 13/13 phòng GD&ĐT,
89 trường học, cơ sở giáo dục các cấp đã được trang bị hệ thống hội nghị truyền hình công nghệ video conference Ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh còn đầu tư hệ thống hạ tầng CNTT hiện đại cho 89 trường học theo mô hình ứng dụng CNTT nâng cao (phòng học thông minh) Hệ thống này đã cho thấy hiệu quả vượt bậc trong thực tế thời gian
Trang 12qua khi toàn bộ cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đã ứng dụng được tối đa phương tiện, thiết bị CNTT để tổ chức dạy học trực tuyến
Ba Chẽ là một huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cách xa trung tâm tỉnh và có hệ thống giao thông chưa thuận lợi UBND huyện Ba Chẽ đã xây dựng Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 13/4/2022 Thực hiện Chuyển đổi số toàn diện huyện Ba Chẽ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong đó có ngành giáo dục để triển khai phần mềm quản lý cán bộ, giáo viên; cơ sở dữ liệu; tổ chức dạy học trực tuyến Tuy nhiên, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho giáo dục còn nhiều hạn chế Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học gặp nghiều khó khăn Là một cán bộ quản lý cấp THCS, xuất phát từ thực tiễn và khó khăn của cấp học trong ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học, tác giả lựa chọn nội dung “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, luận văn đề xuất biện pháp quản
lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
4 Giả thuyết khoa học
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục còn nhiều hạn chế, hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục còn gặp nhiều khó khăn Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở
Trang 13các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp sẽ thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cấp THCS, nâng cao chất lượng phổ cập THCS của địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 5.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của hiệu trưởng
Đề tài khảo sát ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (với các khách thể khảo sát là 21 cán bộ quản lý, 77 giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện)
Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành từ tháng 11/2022 đến tháng 2 năm 2023
7 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tiến hành sử dụng các phương pháp sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có liên quan liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên các trường THCS, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát việc quản lý, tổ chức hoạt bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để làm cơ sở chính cho vấn đề nghiên cứu
7.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh THCS để thu thập thông tin về thực trạng bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 147.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo ngành giáo dục, các cán bộ quản lý, giáo viên THCS
để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến đánh giá của một số nhà quản lý giáo dục, giáo viên có kinh nghiệm nhằm hiểu rõ thực trạng, đồng thời có những đề xuất hợp lý
7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu Lập các bảng biểu, sơ đồ để so sánh, đối chiếu
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học liên quan đến luận văn của tác giả, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt hoạt bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Vào năm 2008, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đề ra khung năng lực ứng dụng CNTT và truyển thông vào dạy học dành cho giáo viên (UNESCO ICT Competency Framework for Teachers) [34] Khung năng lực này đã là cơ sở đề nhiều quốc gia xây dựng chương trình, tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng ICT vào dạy học cho giáo viên
E.A Barakhsanova và cộng sự (2016) với nghiên cứu “Adaptive Education Technologies to Train Russian Teachers to Use E-learning” Nghiên cứu đã chỉ ra tính phù hợp để phát triển công nghệ giảng dạy thích ứng (dựa trên sự tương tác thích ứng của các chủ thể trong quá trình giáo dục) và có thể áp dụng vào đào tạo giáo viên tích cực và chuyên sâu để làm việc trong các điều kiện ứng dụng E-learning [28]
Bộ Giáo dục và Đào tạo Australia (2016) “Teacher ICT Skills: Evaluation of the Information and Communication Technology Knowledge and Skill Levels of Western Australian Government School Teachers” Theo đó, Bộ đã triển khai một số sáng kiến nhằm tăng khả năng tiếp cận CNTT và truyền thông của các trường công lập Mục đích
cơ bản của việc tích hợp và cải thiện việc sử dụng CNTT của sinh viên là giả định rằng bản thân giáo viên phải có năng lực và tự tin trong việc ứng dụng CNTT trong dạy và học [0] Do vậy cần phải có một chiến lược hỗ trợ phù hợp, đánh giá được các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trợ sự phát triển năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên Nghiên cứu đã đánh giá mức độ và bản chất của kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo viên tại các trường công lập ở Australia để thích lập chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng CNTT trong lớp học
A.V Grinshkun và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu về “Using Methods and Means of the Augmented Reality Technology When Training Future Teachers of the Digital School” Mục đích của nghiên cứu là chứng minh về mặt lý thuyết và xác minh bằng thực nghiệm sự cần thiết phải áp dụng các phương pháp và phương tiện công nghệ thông tin tăng cường khi đào tạo giáo viên tương lai của trường kỹ thuật số Nhóm tác giả đã làm rõ tiềm năng của công nghệ thông tin tăng cường, những thuận lợi và khó khăn về mặt phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ đó giải quyết
Trang 16các nhiệm vụ định hướng bồi dưỡng năng lực chuyên nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường học thông minh [26]
Các nghiên cứu trên đã chỉ ra tính phù hợp để phát triển công nghệ giảng dạy thích ứng và tầm quan trọng phải có chiến lược hỗ trợ phát triển năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong phát triển năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên trong trường học thông minh
1.1.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xác định rõ vai trò quan trọng của ICT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng ICT, được thể hiện thông qua việc đề ra các quyết sách, chủ trương và cụ thể bằng việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chiến lược, đề án phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội” [0] Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã xem giải pháp “Đổi mới quản lý giáo dục” là giải pháp đột phá, trong đó nhấn mạnh đến việc
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý giáo dục ở các cấp” [8] Ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề
án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 có
“70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning)”
* Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Ở Việt Nam, chương trình ETEP đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục xây dựng phần mềm bồi dưỡng đội ngũ GV (LMS-TEMIS) để hỗ trợ công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là công tác bồi dưỡng GV phục vụ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Toàn bộ các Chương trình bồi dưỡng thường xuyên mà ETEP phát triển cũng như nguồn học liệu mở sẽ được kết nối với Hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên (TEMIS) Đặc biệt, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được
hỗ trợ liên tục, thường xuyên, tại chỗ bởi mạng lưới hỗ trợ gồm đội ngũ chuyên gia sư phạm và đội ngũ cốt cán
Mai Văn Trinh, Đặng Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Trí Anh (2017) đã nghiên cứu về
“Ứng dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường phổ
Trang 17thông - kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam” Theo các tác giả ICT được xem là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình đổi mới dạy và học, đổi mới quản lí giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Tuy nhiên, thực tiễn việc triển khai ứng dụng ICT trong giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động BDGV hiện nay vẫn chưa đồng bộ, xuyên suốt, chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn Nghiên cứu đã chỉ ra kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng giáo viên tại Singapore, Hàn Quốc, Namibia, Uganda, Nauy qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên với sự hỗ trợ của ICT tại Việt Nam [24]
* Các nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT
Tác giả Vũ Thị Thúy Nga (2011) trong nghiên cứu về “Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại Trung tâm tin học” đã nghiên cứu về thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên, thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại Trung tâm tin học để đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại cần phải khắc phục Tác giả luận văn đã đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại Trung tâm tin học
Tác giả Thái Hoài Minh, Trịnh Văn Biểu (2016) đã “Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy cho sinh viên sư phạm hoá học” Khung năng lực giúp GV xác định được những mục tiêu đặt ra cho sinh viên trong học phần, từ đó xây dựng nội dung dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp hơn Đồng thời việc tạo cơ hội cho sinh viên tham gia và đánh giá quá trình giúp sinh viên nhận biết được những gì nên làm và cần phải hoàn thiện để đạt kết quả tốt nhất
Theo Nguyễn Thị Thu Hường (2022) trong công trình về “Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non B xã Đông Mỹ”, đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội, từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B
xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường [16] Như vậy, đã có công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường phổ thông cũng như xây dựng khung năng lực ứng dụng
Trang 18CNTT và truyền thông trong hoạt động giảng dạy, giáo dục Tuy nhiên, vấn đề tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý cho giáo viên tại các trường THCS tại một địa phương vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Trong quá trình lao động tập thể không thể thiếu được kế hoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động Hiện nay đã có nhiều quan điểm về quản lý như:
- Theo F.W.Taylor (1856-1915): Quản lý là biết được chính xác điều muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất [17]
- Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức".[17]
- Theo Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu
và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm" [17]
- Robert Kreitner cho rằng: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn" [17] Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thanh Vinh (2011) nhấn mạnh khía cạnh quản lý là chức năng đặc biệt của mọi tổ chức: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [2]
Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra [16] Quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung
Những quan niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, cách tiếp cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản, đó là các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý): là tác nhân tạo ra các tác động,
đề ra mục tiêu để chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển các đối tượng quản lý để đạt tới mục tiêu định sẵn
Trang 19- Đối tượng quản lý: Con người, các thiết bị kỹ thuật
- Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ đó hoạt động quản lý được thực hiện và quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được vận hành điều chỉnh
- Mục tiêu chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các hoạt động quản lý
Từ những khái niệm trên, tác giả cho rằng “quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích nhất định phù hợp với yêu cầu, quy định của xã hội Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để đối tượng quản lý luôn phấn đấu đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức
và cho xã hội.” Đây là khái niệm mà tác giả đi theo trong nghiên cứu luận văn này
1.2.2 Quản lý giáo dục
Khái niệm quản lý giáo dục (QLGD) có thể được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau, có thể khái quát như sau: QLGD chính là quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra
Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học có kế hoạch quá trình dạy học theo mục tiêu đào tạo QLGD tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình GD, những hoạt động của CB, GV và người học, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục đích của nhà QLGD và phù hợp với quy luật khách quan
Quản lí giáo dục được tiếp cận dưới 2 góc độ vĩ mô và vi mô: Ở góc độ vĩ mô, chủ thể quản lý là hệ thống các cơ quan quản lí giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc
dân, vì vậy quản lí giáo dục được hiểu là "những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển thực hiện mục tiêu của nền giáo dục" [18]
Ở góc độ vi mô, chủ thể quản lí giáo dục là chủ thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục) đối tượng quản lí là các quá trình dạy và học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào quá trình đó Khái niệm được tiếp cận ở
góc độ vi mô như sau: "Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam
đó là hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội" [18]
Trang 201.2.3 Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.3.1 Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lí thông tin
Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chưa thiết lập được một tên riêng Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology- IT)”
Theo mục 1, điều 4, Luật Công nghệ thông tin số: 67/2006/ QH11 ngày 29 tháng
06 năm 2006 “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ
và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về CNTT, hiểu một cách đơn giản,
CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin Luận văn sử dụng khái niệm về công nghệ thông tin của Nguyễn Văn Định (2018) "Công nghệ thông tin là tổ hợp các công nghệ liên quan đến thu thập, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin trên máy tính nhằm tổ chức khai thác và
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [10] Khái niệm này được lựa chọn làm khái niệm
công cụ của đề tài
1.2.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin
Theo mục 5, điều 4, luật CNTT số: 67/2006/QH11 ra ngày 29 tháng 06 năm 2006:
“Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của các hoạt động này” [22]
Theo Nguyễn Văn Định (2018): “Ứng dụng CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp nói chung nhằm đạt được các mục đích về hỗ trợ việc quản lý và giao tiếp, cộng tác trong toàn tổ chức, doanh nghiệp; điều khiển các tiến trình công nghiệp; xử lý một cách hiệu quả các giao dịch kinh doanh, quan hệ khách hàng, marketing…” [10]
Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học tại các trường THCS như sau: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên THCS là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực dạy học của các giáo viên THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vừa là một hướng đi mang tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục CNTT đã đóng góp các công cụ, các phương
Trang 21thức và giải pháp hữu hiệu, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Xét một cách toàn diện, ứng dụng CNTT vừa là công cụ hỗ trợ, vừa là nội dung cũng vừa là phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của quá trình dạy học
Như vậy, có thể hiểu ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng các công cụ
kĩ thuật hiện đại, thiết bị CNTT trong việc soạn bài, tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ học sinh nhằm phát huy năng lực của học sinh theo mục tiêu dạy học
1.2.4 Năng lực, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS
Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng (2008): “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [10] Năng lực là gắn liền với những đặc điểm riêng và khả năng của mỗi người Điều kiện bên trong được hiểu gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, động cơ và ý chí của mỗi cá nhân Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2023) cho rằng “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách và chủ quan như nhau” [13]
Phân loại năng lực theo cấu trúc 2 loại của OECD bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chuyên biệt là năng lực trong một lĩnh vực cụ thể nào
đó có tính chuyên môn, năng khiếu
Từ những nhận xét và phân tích trên có thể coi năng lực là tổng thể những phẩm chất tâm lí, sinh lí, tri thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm của một cá nhân có khả năng hoàn thành một hoạt động với chất lượng cao
1.2.4.2 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS
Năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên là khả năng giáo viên THCS sử dụng các công cụ và tài nguyên công nghệ (gồm thiết bị kĩ thuật (máy tính, máy chiếu, mạng internet…), các phần mềm trên máy tính và các ứng dụng trực tuyến) để thực hiện các hoạt động giảng dạy có hiệu quả
Trang 22Giáo viên THCS có năng lực ứng dụng CNTT thể hiện ở khả năng GV sử dụng máy tính, các phần mềm trên máy tính và các ứng dụng trực tuyến để chuẩn bị bài giảng, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
1.2.5 Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS
1.2.5.1 Bồi dưỡng
Bồi dưỡng là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực phẩm chất” [21]
Còn theo Từ điển Giáo dục học thì “bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể
Theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT thì: "Bồi dưỡng là quá trình hình thành nhân cách
và những phẩm chất riêng biệt qua nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn" [5] Theo UNESCO (1998) trong công trình Techer’s and teaching in changing World đưa ra khái niệm “Bồi dưỡng, với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn
ra khi cả nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [34]
Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ cập nhật kiến thức
và kỹ năng còn thiếu, và phát triển kỹ năng mới gắn liền với công việc đang đảm nhiệm
để tăng cường năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho con người về một lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp nào đó
1.2.5.2 Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS
- Bồi dưỡng năng lực:
Theo tác giả Hà Minh Trung, bồi dưỡng năng lực có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu đã lạc hậu trong cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng chứng chỉ [25]
Xét về nghĩa tinh thần, bồi dưỡng năng lực là làm tăng thêm về năng lực phẩm chất Xét về kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực là làm cho tốt hơn, giỏi hơn "Bồi dưỡng năng lực là rèn luyện thêm cho những người vốn có khả năng trở thành những người giỏi hơn (bồi là vun thêm)" [23]
Bồi dưỡng năng lực theo nghĩa rộng là quá trình đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn Theo nghĩa hẹp là trang bị kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể
Công tác bồi dưỡng năng lực được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồi dưỡng năng lực là việc làm thường xuyên,
Trang 23liên tục cho mỗi GV, cấp học, ngành học, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ
để thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Nội dung bồi dưỡng năng lực được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể Bồi dưỡng năng lực với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức
có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp
Như vậy, về mặt quản lý có thể hiểu bồi dưỡng năng lực thực chất là quá trình bổ sung thêm những tri thức, cập nhật thêm những cái mới để làm tăng thêm vốn hiểu biết,
kỹ năng nghiệp vụ từ đó nâng cao hiệu quả lao động Từ những khái niệm trên có thể nói: Chủ thể hoạt động tự bồi dưỡng (khách thể hoạt động bồi dưỡng) là một người lao động đã được đào tạo và có một một trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS:
Từ các khái niệm trên có thể hiểu Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên THCS thực chất là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng CNTT của người giáo viên THCS thông qua được tập huấn hoặc tự học (bồi dưỡng và tự bồi dưỡng)
Mục đích bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để người giáo viên THSC có cơ hội củng cố mở mang hoặc nâng cao
hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục
1.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Theo Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2019) “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên là sự tác động có định hướng, có mục đích có kế hoạch, có
hệ thống của chủ thể quản lý đến cán bộ giáo viên nhằm nâng cao khả năng ứng dụng các công cụ của CNTT trong việc soạn bài, tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu dạy học” [23]
Nguyễn Thị Thu Hiền (2023) đưa ra định nghĩa “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, cũng như đáp ứng các chuẩn nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên” [13]
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS là quá trình tác động có ý thức, có kế hoạch của chủ
Trang 24thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng
để nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng CNTT của người giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.3.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu năng lực ứng dụng CNTT đối với đội ngũ giáo viên THCS
Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục Sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều phương thức giảng dạy mới, mang lại tín hiệu tích cực như tổ chức học trực tuyến, phần mềm quản
lý học tập LMS, ứng dụng hỗ trợ học tập Trong môi trường số hoạt động dạy học đòi hỏi phải liên tục được cải tiến về phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ
hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đào tạo Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực nghề nghiệp của GV vì CMCN 4.0 được đặc trưng bởi khả năng tư duy kết nối các lĩnh vực tri thức
để tạo ra các giải pháp công nghệ
Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, Chương trình giáo dục phổ thông 2018
đã được ra đời, được xem như một "cam kết" của nhà nước Việt Nam nhằm "bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông" với sự đổi mới toàn diện và đồng
bộ, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Chương trình GDPT năm 2018 đã đặt ra các yêu cầu mới đối với giáo viên gồm:
- Chương trình "mở" (chỉ quy định số tiết/năm học), tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm khi xây dựng chương trình giáo dục của mỗi trường Điều này đòi hỏi giáo viên phải tham gia xây dựng phân phối chương trình, cùng nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học Nhờ vậy, đội ngũ giáo viên có cơ hội nghiên cứu sâu về chương trình, chuẩn đầu
ra, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá [7]
- Có một số môn học mới đòi hỏi giáo viên (có năng lực chuyên môn phù hợp) tham gia dạy học; có một số nội dung giáo dục mới trong môn học đòi hỏi giáo viên phải cập nhật; có những yêu cầu về vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại địa phương đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo hơn so với những gì đã viết trong SGK (chung cho toàn quốc)
Trang 25- Về PPDH: Vai trò trò của giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh Giáo viên phải chuyển từ truyền thụ tri thức sang tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể [7]
Để thực hiện chương trình GDPT 2018, đòi hỏi giáo viên phổ thông phải có năng lực ứng dụng CNTT, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì giáo viên phải nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; phải thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Thông tư số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” cũng xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số Trong đó yêu cầu thí điểm bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về kỹ năng sử dụng CNTT tiếp cận chuẩn quốc tế; triển khai hệ thống bồi dưỡng giáo viên đảm bảo 100% nhà giáo có hồ sơ và tài khoản sử dụng để tự bồi dưỡng một cách chủ động, thường xuyên theo nhu cầu
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục cấp THCS, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh”, giáo viên cần có những năng lực ứng dụng CNTT sau:
- Tìm kiếm, truy cập dữ liệu và học liệu từ các kho tài nguyên/học liệu mở phụ
vụ hoạt động dạy học;
- Hiểu biết về thiết bị công nghệ (láp top, điện thoại thông minh, bảng tương tác, các phần mềm và ứng dụng, …) biết cách sử dụng thiết bị công nghệ trong tìm kiếm, truy cập học liệu để xây dựng kế hoạch bài học;
- Thiết kế được kịch bản về dạy học có ứng dụng CNTT;
- Xây dựng học liệu điện tử, biết cách khai thác và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học;
- Tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả trên các ứng dụng và phần mềm hỗ trợ;
- Sử dụng các phần mềm, ứng dụng để thiết kế đề kiểm tra, giao bài, chấm bài và tương tác với học sinh trên hệ thống;
- Sử dụng phần mềm để quản lý điểm, tiến độ học tập của học sinh
Như vậy, năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên THCS vừa là mục đích, vừa là yêu cầu mà giáo viên cần phải đáp ứng trong bối cảnh hiện nay
Trang 261.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS
Mục tiêu bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên trường THCS là nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới trong bối cảnh sự thay đổi và cập nhật chương trình giáo dục phổ thông mới 2018
Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT nhằm giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-Learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường, phòng, sở
để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn Theo Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, các giáo viên THCS có nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực ứng dụng các công nghệ phục vụ dạy và học như Công nghệ e-Learning, các phần mềm thí nghiệm ảo, khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng khai thác Internet…
Để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS gồm:
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học Việc ứng dụng công nghệ giúp giáo viên có thể chuẩn bị bài giảng nhanh chóng qua các mẫu bài giảng có sẵn, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn tài nguyên như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Nhờ đó giúp thu hút người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch bài học tập trung vào một số nội dung chính sau:
+ Sử dụng các phần mềm như Microsoft Powerpoint, Word, Canva… trong thiết
Trang 27+ Khai thác các kho học liệu điện tử, nguồn học liệu điện tử phục vụ dạy học
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý lớp học Việc ứng dụng CNTT trong dạy học giúp các giáo viên trở nên linh hoạt hơn trong công tác giảng dạy, ứng dụng quản lý lớp học giúp thống kê điểm số, đánh giá sự tiến bộ của từng học viên và phân chia nhóm, quản lý mức độ tham gia của người học Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý lớp học gồm các nội dung sau:
+ Sử dụng thiết bị điện tử: máy tính, máy chiếu có kết nối mạng trong tổ chức và quản lý lớp học;
+ Tổ chức dạy học trực tuyến qua Mcrosoft Team, Google meet, Zoom ;
+ Tổ chức dạy học trực tiếp có kết hợp sử dụng kết hợp kỹ thuật công nghệ hỗ trợ trong day học như: video thí nghiệm ảo, Padlet, Kahoot…;
+ Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến;
+ Chỉ dạy học trực tiếp kết hợp trình chiếu Powerpoint
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập Trong công tác giảng dạy, chắc chắn không thể thiếu việc đánh giá kết quả của học sinh, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn kiến thức cho học sinh, cũng như hoàn thành chỉ tiêu giáo dục mà ngành đưa ra Hiện nay, có rất nhiều thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng để kiểm tra năng lực học tập của học sinh, thông báo kết quả học tập đến học sinh, từ đó phê bình, rút kinh nghiệm và đảm bảo hóc inh có phương pháp học tập tốt hơn Hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp các giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như:
+ Sử dụng các ứng dụng để thiết kế bài tập, kiểm tra giao bài trên hệ thống cho học sinh (Google Classroom, Google form, Microsoft Team );
+ Quản lý điểm, sự tiến bộ của học sinh trên hệ thống cho học sinh;
+ Phản hồi học sinh, chữa bài và trà bài học sinh trên hệ thống;
+ Học sinh biết được tiến độ học và phát triển của mình trên hệ thống cá nhân; + Sử dụng phần mềm và ứng dụng thiết kế câu hỏi, bài tập, trắc nghiệm, để sử dụng trong dạy học như một cách thức dạy học
1.3.4 Phương pháp, hình thức bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên đạt được hiệu quả cao, cần phải lựa chọn phương pháp bồi dưỡng thích hợp với đối tượng được bồi dưỡng Các phương pháp chủ yếu để bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS có thể là:
Trang 28- Phương pháp thảo luận nhóm: Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ soạn giảng theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần
sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như: khai thác thông tin, các bước soạn một bài giáo án, bài giảng điện tử, phần mềm đổi đuôi, chèn hình ảnh, âm thanh, video
- Phương pháp toạ đàm - tổ chức hội thảo: Tổ chức các toạ đàm, hội thảo để trao đổi, thảo luận về các kiến thức bổ ích về lý luận và thực tiễn về các ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục, kịp thời áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động giảng dạy và quản lý tại các trường THCS
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu: Động viên giáo viên tích cực tự học tập bồi dưỡng ứng dụng CNTT, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp
- Phương pháp thí nghiệm - thực hành: giáo viên trực tiếp thực hành tại phòng máy để học tập, thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng các ứng dụng trực tiếp trên thiết
bị máy tính tại phòng học
Phương pháp bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS muốn đạt được kết quả tốt phải thực hiện theo phương châm: tích cực tương tác; coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận Phát huy tính tích cực của đối tượng được bồi dưỡng (giáo viên) thành vai trò chủ thể để họ chủ động tiếp thu nội dung bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên Các hình thức bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS rất đa dạng, phong phú Vì vậy xác định đúng hình thức bồi dưỡng cho các đối tượng cụ thể
sẽ giúp công tác bồi dưỡng CNTT cho các đối tượng học viên có hiệu quả hơn Có nhiều cách thức để lựa chọn như:
- Tổ chức lớp bồi dưỡng theo chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học/giáo dục cho giáo viên tại đơn vị/ cụm trường
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn (giao cá nhân Demo) để tạo cơ hội cho giáo viên cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào giảng dạy
- Dự giờ đồng nghiệp: đây là đi học hỏi, được cơ hội sẻ chia, trao đổi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy để cùng nhau tiến bộ, dạy tốt hơn
- Tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và theo chỉ đạo của CBQL: đây là hình thức phù hợp với nhu cầu của các giáo viên THCS và phát huy hiệu quả trong thực tế
mà các cơ sở bồi dưỡng ứng dụng CNTT cần nghiên cứu vận dụng Tận dụng các nguồn lực CNTT sẵn có trong các nhà trường như của bộ môn tin học của nhà trường để thực tập kết hợp với nhà trường mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên trong trường
Trang 29- Xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên trong chuẩn đánh giá hàng năm của đơn vị
Dù chọn hình thức bồi dưỡng nào, mỗi giáo viên phải chủ động sáng tạo, phải nỗ lực, phấn đấu tự vươn lên thì công tác bồi dưỡng CNTT mới đạt được kết quả như mong muốn
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên
Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên là quá trình Hiệu trưởng chuẩn bị thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, nhằm đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng được tiến hành có hiệu quả đạt tốt nhất đạt mục tiêu đề ra
Căn cứ vào dự thảo kế hoạch năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường THCS tiến hành lập dự thảo kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở tham khảo các chủ trương, nhiệm vụ năm học của Phòng GD-ĐT để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho phù hợp Hiệu trưởng các trường THCS tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin về năng lực sử dụng và khai thác CNTT của giáo viên tại trường; đánh giá các điều kiện về nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính của Nhà trường,
từ đó phân tích tình hình để làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên phổ thông một cách khoa học, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục gồm các nội dung sau:
- Hiệu trưởng các trường THCS xây dựng kế hoạch tập huấn cho GV về sử dụng các phần mềm, ứng dụng trong thiết kế kế hoạch dạy học;
- Hiệu trưởng các trường THCS xây dựng kế hoạch tập huấn cho GV theo các nhóm môn học về NL ứng dụng CNTT;
- Hiệu trưởng các trường THCS xây dựng kế hoạch tập huấn về ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh
Để đáp ứng được yêu cầu hiện nay về ứng dụng CNTT trong công việc, ngoài các phầm mềm thông dụng đã được dùng trong giảng dạy và công việc như: Powerpoint, Word… nhà trường cần trang bị một số phần mềm và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cách
sử dụng, ứng dụng vào công việc đặc biệt là việc giảng dạy như: Camtasia (phần mềm quay, cắt ghép, chỉnh sửa video; phầm mềm dạy học trực tuyến LMS, Ka hoot, padlet…)
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trưởng, của địa phương, Hiệu trưởng các trường THCS cần:
Trang 30- Xây dựng kế hoạch triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học
về ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy
- Xây dựng kế hoạch chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học/giáo dục cho
Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo phân công hợp lý CBQL và GV khi xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên Phân cấp quản lý nội dung ứng dụng CNTT cho giáo viên tại các nhà trường được quy định như sau:
- Hiệu trưởng: đóng vai trò là chủ thể quản lý chính, chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý hoạt động này Tùy theo đặc điểm mỗi nhà trường, Hiệu trưởng có thể phân công nhiệm vụ cho Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
- Phó hiệu trưởng: cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học, vạch ra phương hướng, kế hoạch triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý các hoạt động này một cách hiệu quả Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện, Phó Hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiêm, hỗ trợ các tổ chuyên môn, giáo viên triển khai việc ứng dụng CNTT đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả nhất
- Tổ trưởng chuyên môn: có trách nhiệm thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy của các thành viên trong
tổ theo kế hoạch của nhà trường Như vậy, tổ trưởng chuyên môn được xem như cầu nối trong việc triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường tới từng giáo viên, hỗ trợ và cùng giáo viên trực tiếp thực hiện, hoặc đề xuất ý kiến, nguyện vọng của giáo viên tới Ban Giám hiệu để kịp thời khắc phục, tháo gỡ khó khăn…
Để quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho GV các trường THCS thì Nhà trường cần thực hiện các hoạt động sau:
- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng hệ thống chuyên đề bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho GV;
Trang 31- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận phụ trách tổ chức thực hiện nội dung các chuyên đề bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho GV;
- Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên các phần mềm, ứng dụng phổ biến trong dạy học hiện nay
- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên đề về chuyển đổi số trong dạy học và giáo dục học sinh
- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng các nội dung về:
+ Cách thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng phần mềm, ứng dụng, học liệu điện tử…
+ Cách khai thác và sử dụng các học liệu điện trong dạy học và giáo dục
+ Cách thức sản xuất và biên tập học liệu điện tử
+ Cách thức tổ chức dạy học trực tuyến, các kỹ thuật và công cụ hỗ trợ trong tổ chức giờ học trực tuyến, cách thức tương tác với người học;
+ Cách khai thác và sử dụng ứng dụng, phần mềm, công cụ và kỹ thuật công nghệ trong kiểm tra đánh giá và quản lý người học
Phòng Giáo dục & Đào tạo Cần chú ý phối hợp với các nội dung chương trình bồi dưỡng tại Nhà trường và chương trình bồi dưỡng toàn ngành để tránh trùng lặp các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT dẫn đến giáo viên bị nản khi tham gia các khóa bồi dưỡng bị trùng lặp nhiều
1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực là quá trình Hiệu trưởng nhà trường hoạch định và triển khai thực tiễn những phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS
- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ/hoặc cử giáo viên
đi bồi dưỡng về năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học
- Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với Tổ trưởng chuyên môn quản lý bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường và liên trường
để giáo viên trong trường và trong huyện có cơ hội gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và quản lý Tổ chức cho
GV có năng lực CNTT tốt hỗ trợ những GV hạn chế/yếu về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức các hội thi viết và báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm dạy học, hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi thiết
kế “Bài giảng điện tử”, thiết kế và biên soạn “Cấu trúc đề kiểm tra”,…tại nhà trường Cấp
Trang 32kinh phí cho các tổ chuyên môn để chuẩn bị các sản phẩm tham gia các hội thi do Trường
và Sở tổ chức
- Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với tổ trưởng chuyên môn quản lý việc tự bồi dưỡng của giáo viên: tổ chức, chỉ đạo cho giáo viên tự bồi dưỡng Nhà trường tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, cung cấp tài liệu chuyên môn để giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng
về ứng dụng CNTT cho GV và xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV Đây cũng là xu thế của hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện đại
- Hiệu trưởng nhà trường quản lý bồi dưỡng trực tiếp tại trường THCS/hoặc cụm trường THCS nhằm tiết kiệm thời gian, các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được tối đa khả năng học tập và mang lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng
- Hiệu trưởng nhà trường quản lý bồi dưỡng theo phương pháp thực hành thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy, quản lý của giáo viên Tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng
- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo đa dạng hoá các phương pháp bồi dưỡng: Thảo luận, thực hành nhóm; chỉ đạo, trao đổi và chia sẻ giữa báo cáo viên và học viên để giáo viên thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, học tập và tự bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT của bản thân
- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo triển khai phương pháp bồi dưỡng: thực hành dưới sự hướng dẫn của báo cáo viên (hoặc GV được phân công phụ trách) Chú trọng các hoạt động thực hành của giáo viên theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính độc lập sáng tạo, tính tích cực, vai trò chủ động nhằm khai thác tiềm năng, kinh nghiệm vốn có của giáo viên trong ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học Nhà quản lý nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động bồi dưỡng, từ đó áp dụng, đổi mới phương pháp ứng dụng CNTT sao cho hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS được thực hiện hiệu quả và đạt mục tiêu
1.4.4 Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên ở các trường THCS theo đúng kế hoạch đã xây dựng của nhà trường thì Hiệu trường nhà trường cần chú trọng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng
Trang 33lực ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường THCS Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên sẽ là căn cứ để nhà trường tổ chức tốt hơn hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên Quá trình kiểm tra có thể thực hiện định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, song kiểm tra dù thực hiện ở cách thức nào muốn hiệu quả, nhà trường cũng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, chuẩn đánh giá hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan, công bằng
Nội dung đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên THCS gồm các tiêu chí:
- Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng
- Đánh giá sự cải thiện năng lực ứng dụng CNTT của GV sau bồi dưỡng
- Kiểm tra, đánh giá mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THSC
- Kiểm tra năng lực của giáo viên theo kế hoạch có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học không? tính hiệu quả và tác dụng của CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên
- Kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực
Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT được
sử dụng để đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên Ngoài ra, kết quả kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT theo định hướng phát triển năng lực là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên vào cuối năm học
1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.5.1 Các văn bản quản lý của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo quy định về năng lực công nghệ thông tin của giáo viên
Các văn bản qui định của ngành Giáo dục và đào tạo đã có tác động trực tiếp đến ứng dụng và quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên ở các trường THCS Các văn bản pháp luật đã điều chỉnh khá toàn diện các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT như: xác định rõ mục tiêu, nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên ở trường THCS Căn cứ vào các văn bản này, nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức
Trang 34triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt mục tiêu quy định tại văn bản
Tuy vậy, một số quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức chưa theo kịp được nhu cầu bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018
1.5.2 Hệ thống quy định nội bộ của trường học quy định về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục ở trường THCS
Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS luôn được quan tâm và không ngừng đổi mới Tùy vào điều kiện khác nhau, các trường THCS có những chiến lược, cách thức ứng dụng khác nhau nhằm đạt được những kết quả tốt hơn trong hoạt động dạy học của mình Việc sử dụng thiết bị, công nghệ và hệ thống ứng dụng cho hoạt động dạy học đã giúp các chủ thể tham gia có điều kiện thực hiện tốt những nhiệm vụ theo từng khâu, từng công đoạn, sản phẩm tạo ra có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của xã hội
Với những đặc trưng của dạy học THCS đang dần yêu cầu sự chủ động, tích cực của người học trong học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thực hiện yêu cầu của giáo viên đặt ra Do vậy các trường THCS đã đưa ra các nội quy cụ thể về việc sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học và quản lý, qua đó yêu cầu các giáo viên thực hiện đúng các quy định đó
1.5.3 Sự quan tâm của cơ quan quản lý cấp trên trong bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS
Xác định công tác bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT là rất cần thiết, góp phần quan trọng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường THCS Nhằm cụ thể hoá mục tiêu công tác bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT thì các cơ quan quản lý cấp trên bao gồm UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng giáo dục thực hiện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các đề án nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên THCS Trong đó có kế hoạch cụ thể thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS; kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa GDPT mới; đồng thời triển khai bồi dưỡng các mô đun thực hiện Chương trình GDPT 2018 cho CBQL và GV…
1.5.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên THCS
Năng lực quản lý của mỗi người vừa nằm ở thực lực, tố chất có sẵn bên trong cũng vừa nằm ở những học hỏi ở trường lớp và trải nghiệm thực tế đã qua Hiệu trưởng các trường THCS phải có năng lực lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo
Trang 35viên, lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng Quan trọng nhất là mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT phải sát thực đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đa số giáo viên trên địa bàn, các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng
Như vậy, nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý các trường THCS cụ thể là Hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.5.5 Năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ GV THCS
Giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến kết quả bồi dưỡng Tinh thần trách nhiệm và năng lực ứng dụng CNTT của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên THCS Theo đó, để hoạt động bồi dưỡng năng lực sử dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên các trường THCS đạt hiệu quả, giảng viên của các khoá bồi dưỡng phải là những người
có năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy
Xuất phát từ những đòi hỏi và yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên THCS cần phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình bồi dưỡng để nâng cao năng lực tiếp nhận kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT mới, nâng cao năng lực cá nhân trong ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.5.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị công nghệ của nhà trường phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học
Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị công nghệ của nhà trường là một trong các yếu tố cơ bản để có thể triển khai hoạt động ứng dụng CNTT Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất là tiềm năng to lớn cho việc dạy học có hiệu quả đặc biệt là dạy học có ứng dụng CNTT
Tài liệu bồi dưỡng cần đa dạng: tài liệu bản in, bài giảng bản word, bài giảng PowerPoint, Video clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp, giáo trình điện tử Nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ, tài liệu biên soạn theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, văn phong trình bày dễ hiểu, dễ nhớ đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng Đảm bảo giáo viên có đủ tư liệu tra cứu khi cần thiết Trang bị máy tính, nối mạng internet
Phương tiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng phải được chuẩn bị đầy đủ, thuận tiện để giảng viên và học viên có thể tiến hành hoạt động bồi dưỡng Các phương tiện dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên THCS
Trang 361.5.7 Kế hoạch triển khai bồi dưỡng năng lực CNTT cho giáo viên của đơn vị
Với yêu cầu cần ứng dụng CNTT trong giảng dạy và các công việc trong nhành trường, thì mỗi nhà trường cần xác định rõ nhiệm vụ nào cần thiết cho năm học và xây dựng kế hoạch triển để thực hiện bồi dưỡng Đặc biết với yêu cầu hiện nay giáo viên cần xây dựng các giờ dạy có ứng dụng CNTT, xây dựng bài giảng elearning để đáp ứng yêu cầu học tập của người học nên việc triển khai bồi dưỡng năng lực CNTT cho đội ngũ trở lên cấp thiết hàng năm
Kế hoạch triển khai bồi dưỡng năng lực CNTT cho giáo viên cần cụ thể về đồi tượng, nội dung bồi dưỡng, thời gian, nguồn lực thực hiện để có tính khả thi
Trang 37Quản lí bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch dưới những tác động của nhà quản lí nhằm giúp giáo viên sau khi tham gia quá trình bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng có thể phát triển được năng lực dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
Nội dung cơ bản của công tác quản lí bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải sát với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính khả thi; nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT phải phù hợp với năng lực GV; các phương pháp hình thức bồi dưỡng phải dựa trên tình hình thực tiễn của đơn vị; quản lí kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng cũng cần được đẩy mạnh, giám sát chặt chẽ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ GV THCS mới như văn bản quản lý về ứng dụng CNTT trong dạy học, hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng và môi trường cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Công tác bồi dưỡng chỉ có thể đạt hiệu quả khi phát huy được tối đa vai trò của các yếu tố tham gia vào quá trình đó
Căn cứ vào hệ thống lí luận trên có thể giúp nhà quản lí đưa ra được các biện pháp quản lí và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quá trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các trường THCS
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC
2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Đặc điểm về KTXH của huyện Ba Chẽ
Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Đông bắc tỉnh Quảng Ninh (cách thành phố Hạ Long hơn 80 km đi theo đường Quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái)
Ba Chẽ có tổng diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh), địa bàn rộng, chủ yếu là đồi núi, sông suối
Huyện Ba Chẽ có tổng 5.610 hộ dân, với dân số 23.517 người (tính đến hết ngày 31/12/2022 theo số liệu thống kê của huyện) Huyện Ba Chẽ gồm 14 dân tộc anh em (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái ) cùng sinh sống tại 66 thôn, khe bản, khu phố thuộc 07 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện
Là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên đa dạng nhưng kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh Hệ thống trường lớp được kiên cố hoá cao tầng; các công sở thuộc huyện và các xã từng bước được đầu tư nâng cấp hoàn thiện; 100% các thôn bản thuộc các xã có điện lưới quốc gia và được xem truyền hình của Trung ương các phong trào văn hoá văn nghệ - TDTT được duy trì phát triển; đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt đã góp phần khẳng định tôn vinh truyền thống về lịch sử anh hùng của quê hương Ba Chẽ tiếp tục vững bước đi lên con đường đổi mới và hội nhập theo chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục xây dựng quê hương Ba Chẽ ngày càng giàu đẹp văn minh
2.1.2 Tình hình giáo dục ở các trường THCS huyện Ba Chẽ
Toàn huyện có 8 trường THCS (01 trường THCS, 01 trường TH&THCS, 02 trường PTDTBT THCS, 04 trường PTDTBT TH&THCS) Trường, lớp, cơ sở vật chất được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư đã cơ bản đáp được yêu cầu dạy và học hiện nay Trong những năm qua, huyện đã bố trí kinh phí đầu tư xây mới, cải tạo nhiều hạng mục công trình các trường (khu Hiệu bộ, Ký tức xá học sinh các trường, cổng, hàng rào, bể bơi, ) Tổng số phòng học của huyện Ba Chẽ là 78 phòng, 100% phòng học là phòng học kiên cố
Trang 39Bảng 2.1 Thống kê chất lượng giáo dục các trường THCS huyện Ba Chẽ trong
03 năm học gần đây
Năm học Tổng số
HS
Các môn học và hoạt động giáo dục được đánh giá Hoàn thành tốt và Hoàn thành (%)
Năng lực của học sinh được đánh giá Tốt
và Đạt (%)
Phẩm chất của học sinh được đánh giá Tốt và Đạt đạt (%)
- Đội ngũ giáo viên THCS:
Bảng 2.2 Thống kê số lượng, trình độ, đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân
viên các trường THCS huyện Ba Chẽ 03 năm học gần đây
Năm học Tổng
số
Trên chuẩn
Đạt chuẩn
Chưa chuẩn
Hoàn thành xuất sắc
NV
Hoàn thành tốt
NV
Hoàn thành
NV
Không hoàn thành
NV
Không xếp loại
Trang 402.2 Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1 Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát là nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên THCS cũng như thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên tại các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên tại các trường THCS huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.2.2 Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các nội dung sau:
- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên tại các trường THCS huyện Ba Chẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên tại các trường THCS huyện Ba Chẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên tại các trường THCS huyện Ba Chẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
N n
Trong đó:
n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể (số lượng giáo viên là 122 người)
e: là độ sai lệch
Chọn khoảng tin cậy là 93%, nên mức độ sai lệch e = 0,07
Có: n = 122/(1+122*0,072) = 76,35 (làm tròn 77 người)
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu đối với giáo viên THCS trong đề tài là 77 người
2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
- Phương pháp khảo sát:
+ Phương pháp bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức, hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT và quản lý bồi dưỡng năng lực ứng