1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tác giả Đặng Thành Huy
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hoài Hương
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Trong những năm qua, công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có chuyển biến tích cực; nhiều biện pháp quản lý

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐẶNG THÀNH HUY QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn: TS Hoàng Thị Hoài Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án “Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Hoài Hương Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề án này là trung thực và chưa được công dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Bình Định, ngày tháng năm 2023 Học viên Đặng Thành Huy LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề án này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Thị Hoài Hương, người trực tiếp hướng dẫn; đã hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án này Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy, cô giáo của Trường Đại học Quy Nhơn, những người đã giảng dạy, chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và khích lệ tôi trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề án này Tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề án Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để đề án được hoàn thiện hơn Kính chúc quý thầy (cô) luôn vui vẻ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và thành công Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5 5 Nội dung nghiên cứu 5 6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 7 1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước cấp huyện 7 1.1.1 Ngân sách nhà nước 7 1.1.2 Nội dung thu, chi ngân sách huyện 12 1.2 Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện 14 1.2.1 Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 14 1.2.2 Nội dung quản lý thu – chi ngân sách nhà nước cấp huyện 16 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước cấp huyện 17 1.3 Kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 20 1.3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của một số địa phương 20 1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 23 Tiểu kết chương 1 25 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 26 2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn 26 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên thành phố Quy Nhơn 26 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn 29 2.2 Thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 32 2.2.1 Thực trạng quản lý điều hành thu, chi ngân sách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 26 2.2.2 Hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 41 2.2.3 Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 49 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 62 2.3.1 Một số mặt kết quả đạt được 62 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 65 Tiểu kết chương 2 68 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 70 3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn 70 3.1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2022-2025 70 3.1.2 Định hướng về quản lý ngân sách Nhà nước thành phố Quy Nhơn 73 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước tại thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2023-2025 74 3.2.1 Hoàn thiện hoạt động quản lý thu, chi ngân sách 74 3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động quyết toán ngân sách tại thành phố Quy Nhơn 80 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong bộ máy quản lý tài chính tại UBND thành phố Quy Nhơn 83 3.2.4 Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý tài chính tại UBND thành phố Quy Nhơn 85 Tiểu kết chương 3 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ DT Dự toán ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2019 - 2022 48 Bảng 2.1 Kết quả giảm thất thu NSĐP giai đoạn 2020-2022 53 Bảng 2.3: Nguồn chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2019 - 2022 58 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Trong hệ thống tài chính, Ngân sách Nhà nước là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng của Nhà nước do hiến pháp quy định, là công cụ quan trọng của Nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội Vì vậy, việc sử dụng ngân sách một cách hợp lý và có hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho toàn xã hội Ngân sách Nhà nước cấp huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách Nhà nước, là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Quản lý thu, chi tốt ngân sách cấp huyện là một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cấp huyện, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương Trong những năm qua, công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Bình Định được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có chuyển biến tích cực; nhiều biện pháp quản lý nguồn thu, chống thất thu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được tập trung triển khai thực hiện Thành phố Quy Nhơn với vị trí chiến lược của tỉnh Bình Định, được đánh giá là đơn vị phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh Trong nhiều năm qua, công tác quản lý ngân sách thành phố đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng trong việc thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung Từ đó đã được nhiều thành tựu đáng kể trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trong đó thu ngân sách vượt cao so với kế hoạch Tuy nhiên, trong công tác quản lý thu, chi ngân sách thành phố đã bộc lộ một số hạn chế cần chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, như: công tác lập dự toán còn yếu kém, còn nhiều lần bổ sung, điều chỉnh gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán được duyệt, việc 2 chấp hành dự toán còn nhiều tồn tại, quản lý thu ngân sách còn nhiều kẽ hở chưa bao quát các nguồn thu, hiệu quả các khoản chi ngân sách chưa cao, vẫn còn tình trạng thất thoát lãng phí trong chi tiêu ngân sách Do vậy, trong giai đoạn tới cần tập trung vào các nội dung: lập dự toán ngân sách, phân cấp ngân sách, việc nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, ý thức kỹ luật tài chính Bên cạnh đó, cần xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có đồng thời góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra là những vấn đề cần được chú trọng trong quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước cấp huyện, với thực tiễn trên tôi chọn đề tài “Quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn cấp huyện, có thể kể đến như: PGS.TS Lê Chi Mai (2006) với sách “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương, thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước cho chính quyền địa phương ở Việt Nam trong đó có chính quyền cấp huyện Tô Thiện Hiền (2012) với luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giải đoạn 2011-2020”, tác giả tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ ra được bản chất cũng như ý nghĩa về mặt lý luận của công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh và phân tích thực trạng quản lý ngân sách tại tỉnh An Giang để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp Bùi Thị Minh Thúy (2014) với luận văn thạc sỹ quản lý hành chính

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w