1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định

102 10 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
Tác giả Võ Thị Kiều
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngân Loan
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,74 MB

Cấu trúc

  • HƯƠN 1: Ơ SỞ LÍ LUẬN V THỰ T ỄN ỦA QUẢN LÝ NH NƯỚ VỀ N NH TRỒN TRỌT TRÊN ỊA N ẤP HUYỆN (0)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành trồng trọt (0)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (17)
      • 1.1.2. Phân loại và đặc điểm của ngành trồng trọt (18)
      • 1.1.3. Vai trò của ngành trồng trọt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (20)
    • 1.2. Mục tiêu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện (24)
      • 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện (24)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện (25)
      • 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện (29)
    • 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (32)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn một số huyện (32)
      • 1.3.2. Những bài học rút ra cho huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh về quản lý nhà nước đối với ngành trồng trọt (0)
  • HƯƠN 2: THỰ TR N QUẢN LÝ NH NƯỚ VỀ N NH TRỒN TRỌT TRÊN ỊA N HUYỆN HO ÂN, TỈNH ÌNH ỊNH (0)
    • 2.1.2. Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (43)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (49)
      • 2.2.1. an hành quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân (0)
      • 2.2.2. Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ngành trồng trọt . 40 2.2.3. hỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động ngành trồng trọt trên địa bàn (51)
      • 2.2.4. Tổ chức khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật và tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về hoạt động trồng trọt (55)
      • 2.2.5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động trồng trọt theo thẩm quyền (56)
    • 2.3. ánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (0)
      • 2.3.1 ánh giá những mặt đạt được của quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (0)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (61)
  • HƯƠN 3: PHƯƠN HƯỚN V Ả PH P HO N TH ỆN QUẢN LÝ (0)
    • 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (66)
      • 3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh đến năm 2030 (66)
      • 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (69)
      • 3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (72)
      • 3.2.3. Tăng cường công tác phát triển những sản phẩm trồng trọt chủ lực trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (75)
      • 3.2.4. Phát huy năng lực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (77)
      • 3.2.5. Tăng cường công tác khuyến nông và tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, nội dung về phát triển ngành trồng trọt trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân (79)
      • 3.2.6. ẩy mạnh đầu tƣ kết cấu hạ tầng và khuyến nông, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất trồng xuất (0)
      • 3.2.7. Hoàn thiện công tác thanh, kiểm tra và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh (82)

Nội dung

Tăng cƣờng công tác phát triển những sản phẩm trồng trọt chủ lực trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh .... 74 ANH M T L ỆU THAM KHẢO Trang 8 TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ ATTP An toà

Ơ SỞ LÍ LUẬN V THỰ T ỄN ỦA QUẢN LÝ NH NƯỚ VỀ N NH TRỒN TRỌT TRÊN ỊA N ẤP HUYỆN

Mục tiêu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện

* Khái niệm quản lý nhà nước

QLNN là tác động mang tính điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước, thông qua các công cụ pháp luật, chính sách do nhà nước đặt ra nhằm hướng hoạt động và hành vi của con người đi đúng quỹ đạo, tạo nên sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình phát triển

Nhƣ vậy, có thể hiểu: QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước với mục đích ổn định và phát triển đất nước

* Khái niệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện

Từ khái niệm NTT, khái niệm QLNN, có thể hiểu khái niệm QLNN về NTT: QLNN về NTT là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… của hệ thống cơ quan QLNN trên địa bàn cấp huyện đối với lĩnh vực trồng trọt trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của NTT để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất

QLNN đối với NTT của chính quyền cấp huyện là nhằm triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương tại địa phương trong lĩnh vực trồng trọt sao cho phù hợp với điều kiện KT - XH, cũng nhƣ thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra nhằm đạt đƣợc mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất

1.2.1.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện

Nhằm tạo ra sự thay đổi phù hợp về quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong NTT, hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong NTT về đầu tƣ, phân bổ nguồn lực, quản lý đất đai, cung ứng dịch vụ công, quản trị chuỗi ngành hàng, thị trường để nông dân và doanh nghiệp trở thành chủ thể và động lực trong đầu tƣ và phát triển sản xuất NTT

Chú trọng mục tiêu QLNN về NTT nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị NTT toàn cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập của nông dân, bảo đảm an ninh lương thực - thực phẩm, ổn định xã hội

Mục tiêu QLNN về NTT còn nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa và hợp lý giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa giai cấp công nhân và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp huyện

Tại iều 83 của Luật Trồng trọt năm 2018 quy định về trách nhiệm quản lý của UBND cấp huyện về NTT và đây cũng chính là nội dung QLNN về NTT trên địa bàn cấp huyện QLNN đối với NTT của chính quyền cấp huyện tác động trực tiếp bao gồm những nội dung sau:

1.2.2.1 Ban hành quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ngành trồng trọt

Một trong những nội dung QLNN về NTT là ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật về hoạt động trồng trọt trên địa bàn câp huyện đó là ban hành quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, đề án, dự án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương

NTT là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước Việc đảm bảo sự phát triển hài hoà cân đối của NTT trong NNN và trong cơ cấu kinh tế của huyện đòi hỏi phải xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển của NTT phù hợp với chiến lƣợc phát triển của toàn bộ kinh tế huyện

Kế hoạch phát triển NTT của huyện đƣợc xây dựng cho chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm, 05 năm và hàng năm; phù hợp với đặc điểm tự nhiên, KT- XH của huyện Trên cơ sở xác định kế hoạch phát triển, Nhà nước cụ thể hoá thành các chương trình, các đề án, dự án định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của NTT

1.2.2.2 Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ngành trồng trọt

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên đị bàn huyện

Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy QLNN về nông nghiệp nói chung trong đó có trồng trọt trên địa bàn cấp huyện là một nội dung QLNN về NTT nhƣ U N huyện ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng NN&PTNT huyện là cơ quan trực tiếp QLNN về NTT; Quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó, công chức phụ trách mảng trồng trọt thuộc U N huyện; Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện theo quy định của pháp luật… Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách của xã, phường, thị trấn làm

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ỦY BAN NHÂN DÂN

TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ công tác quản lý về trồng trọt; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng an toàn thực phẩm đối với trồng trọt theo quy định của ộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT

Hình 1.2 cho thấy bộ máy QLNN về NTT trên địa bàn cấp huyện bao gồm H N huyện, U N huyện, các cơ quan giúp việc và tham mưu cho

U N huyện là Phòng NN và PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp,

U N xã Mỗi cơ quan nhà nước có một thẩm quyền và chức năng nhất định theo quy định của pháp luật về NTT

1.2.2.3 Chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động ngành trồng trọt trên địa bàn hỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động trồng trọt trên địa bàn; hướng dẫn, ban hành quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương; tổ chức SXTT là một nội dung QLNN về NTT Chính quyền cấp huyện tổ chức chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và điều tiết sự phát triển của NTT theo chủ trương của Trung ương, tỉnh và H N huyện về tái chuyển dịch cơ cấu cây trồng Phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị trường tác động đến NTT, vừa điều tiết sự hoạt động của NTT theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho NTT phát triển ổn định ể điều tiết, Nhà nước phải sử dụng các chính sách, các công cụ nhƣ: tài chính, tiền tệ, thuế, tín dụng, lãi suất hính quyền cấp huyện sẽ hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, HTX dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong NTT phát triển Hoạt động KH N trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tƣ bao gồm nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt, chọn, tạo giống cây trồng chất lƣợng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu

Chính quyền cấp huyện tạo môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong NTT thuộc các thành phần kinh tế tự do, bình đẳng hoạt động kinh doanh Chính quyền cấp huyện sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tƣ vào NTT

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn một số huyện

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Huyện Tây Sơn nằm ở phía tây của tỉnh ình ịnh, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thị xã An Nhơn và huyện Phù Cát; Phía tây giáp huyện ak Pơ, huyện Kông Chro và thị xã An Khê thuộc tỉnh Gia Lai; Phía nam giáp huyện Vân Canh; Phía bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh

Trong những năm qua, bức tranh nông nghiệp của huyện Tây Sơn có khá nhiều điểm sáng, SXNN từng bước đi vào chiều sâu và phát triển ổn định Tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản đạt 4,1%, (GTSX nông nghiệp đạt hơn 1.475 tỉ đồng), đóng góp 12,9% trong tổng giá trị các ngành sản xuất chính của huyện Tây Sơn đã triển khai 14 cánh đồng mẫu lớn (13 cánh đồng lúa và

1 cánh đồng mía), tăng 6 cánh đồng và tăng 179,2 ha so cùng kỳ năm trước, mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân Huyện đã cho chuyển 176,4 ha đất lúa kém hiệu quả sang một số cây trồng khác, tăng 56,4 ha so với năm

2017 Cùng với đó, huyện triển khai 16 mô hình, chương trình khuyến nông trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; qua đó đã có nhiều mô hình, chương trình được thực hiện có hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương như: mô hình chuyển đổi cây lạc gieo trồng trên đất lúa, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, chương trình khí sinh học (biogas), cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lạc

Huyện Tây Sơn phát triển mạnh các HTX hướng đến sản xuất an toàn, tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất trồng trọt như: mô hình trồng trọt khép kín - lấy phụ phẩm từ trồng đậu phụng chăn nuôi bò, lấy phân bò nuôi trùn quế, trùn quế đem phục vụ chăn nuôi bò và phân bò phục vụ lại cho trồng trọt - của thanh niên Phạm Ngọc Tú (ở thôn Thuận Hạnh, xã Bình Thuận), sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi cá tại xã ình Thành ặc biệt tại HTX Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong) ngày càng có nhiều hộ dân đăng ký tham gia chương trình sản xuất rau An toàn theo tiêu chuẩn Viet AP… Không chỉ là hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, chuyển biến này cho thấy nhận thức của nông dân đã thay đổi về căn bản, tƣ duy SXNN của nông dân đã theo hướng an toàn, hiệu quả và bắt đầu chuyển sang một nấc mới khi manh nha yếu tố canh tác rau sạch kết hợp phục vụ trải nghiệm du lịch [27] ể phát triển cây ăn trái có múi thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, huyện gắn với quy hoạch phát triển nhà vườn phục vụ du lịch Huyện đã quy hoạch 2 dự án khu trang trại kết hợp du lịch sinh thái tại xã Tây Phú và Bình Tường, thực hiện từ cuối năm 2018 an Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng huyện lập quy hoạch dự án tại xã Tây Phú, diện tích 300 ha Có 70% diện tích quy hoạch đƣợc sử dụng để trồng các loại cây ăn trái có múi theo dạng nhà vườn, 30% diện tích dành cho đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng phục vụ du lịch Dự án hoàn thiện sẽ trở thành sản phẩm du lịch, trong tổng thể các sản phẩm du lịch của địa phương ác hộ dân trực tiếp tham gia mô hình trang trại, nhà vườn sẽ hưởng lợi trực tiếp từ sản phẩm du lịch này

NNN huyện Tây Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để đạt các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NNN, duy trì và phát triển vùng sản xuất rau Thuận Nghĩa theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng cường phát triển các cánh đồng mẫu lớn, đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong SXNN, nhất là chuỗi giá trị Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, nhằm hỗ trợ và gắn chăn nuôi gia trại vào các chuỗi sản xuất thực phẩm thông qua hình thức nuôi gia công cho các doanh nghiệp đảm bảo khả năng kiểm soát đƣợc dịch bệnh, hiệu quả cao

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh ình ịnh, có diện tích 217,12 km2, dân số 226.300 người Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp Phù át, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp TP Quy Nhơn; tây giáp huyện Vân anh Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt ắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

Trong những năm qua, NTT của huyện phát triển mạnh, Tuy Phước là huyện trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh ình ịnh, có thế mạnh trong liên kết sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa chất lƣợng cao Tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm hơn 14.930 ha (101,22% kế hoạch), năng suất bình quân đạt 71,1 tạ/ha, tăng 0,68% và sản lƣợng đạt hơn 106.215 tấn, tăng 0,22% so với năm

2020 ã tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết 2.739,6 ha Trong đó, diện tích liên kết sản xuất lúa giống năm 2021 trên địa bàn huyện là 1.244,8 ha, tăng 223 ha so với năm

2020 và các đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa giống đã thu mua đƣợc gần

5000 tấn, mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nông dân khoảng 9 tỷ đồng

Huyện Tuy Phước thực hiện tốt công tác chỉ đạo chuyển đổi 100% diện tích từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm, sử dụng giống lúa xác nhận, nguyên chủng đạt gần 100% ồng thời, hàng năm đƣa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất; ứng dụng các quy trình tiên tiến

SR , M, chương trình 3 giảm 3 tăng vào sản xuất, đã mang lại hiệu quả bước đầu Năng suất lúa và các loại cây trồng đều tăng, ổn định về năng suất, chất lƣợng; năng suất lúa bình quân năm 2020 đạt 70,7 tạ/ha, tăng 5,7 tạ/ha so với năm 2011

Huyện đƣợc U N tỉnh ình ịnh đã phê duyệt 4 dự án cánh đồng lớn trên cây lúa, 3 cánh đồng liên kết sản xuất lúa giống với tổng diện tích 750 ha Hiện ở Tuy Phước có 12/14 HTX nông nghiệp liên kết sản xuất lúa giống với các công ty, tập đoàn sản xuất giống cây trồng, nhƣ: ông ty P Tập đoàn Thái ình Seed, ông ty P Tập đoàn VinaSeed, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp uyên hải Nam Trung bộ, ông ty Vật tƣ nông nghiệp An iang, ông ty iống cây trồng Miền Nam Hàng năm, huyện Tuy Phước liên kết sản xuất lúa giống trên 1.200ha gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị; cung ứng cho các công ty tham gia liên kết từ 5.000-7.000 tấn lúa giống/năm, lợi nhuận đạt từ 10 tỷ đến 12 tỷ đồng

Huyện Tuy Phước còn chú trọng quy hoạch vùng sản xuất rau, màu các loại với quy mô 700 ha, thành lập 10 nhóm nông dân sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet AP với quy mô 13,4 ha; liên kết với HTX nông nghiệp Phước Hiệp để sản xuất tiêu thụ rau an toàn Sản lượng rau các loại nhập vào nhà sơ chế hàng năm trên 150 tấn, lợi nhuận đạt từ 50-70 triệu đồng/năm, đang hướng đến thành lập HTX rau an toàn Phước Hiệp ên cạnh đó, Tuy Phước còn đang xây dựng và triển khai đề án làng nghề trồng hoa ình Lâm gắn phát triển du lịch; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất trên cơ sở tổ chức sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng hoa

Năm 2022, huyện Tuy Phước đã có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn O OP cấp tỉnh, trong đó có 5 sản phẩm đƣợc công nhận 3 sao đó là sản phẩm dƣa lê của ông ty TNHH ia Vị Nhiệt ới ở xã Phước Hưng; sản phẩm rau an toàn của HTX Nông nghiệp Phước Hiệp; sản phẩm hoa cúc chậu của hộ ông Nguyễn Ngọc Tùng ở xã Phước Hòa; sản phẩm bánh ít lá gai của cơ sở à ự ở khu phố Trung tín 1 (thị trấn Tuy Phước) nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả, nên sau gần 10 năm xây dựng NTM, thu nhập của người dân Tuy Phước đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh Nếu như năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của người dân Tuy Phước đạt 18,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo 9,84%, thì đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 45,8 triệu đồng/người/năm, tăng

27 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,92%, giảm 7,92% so với năm 2011 [27]

Huyện chú trọng việc đổi mới, thành lập các HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 đã có nhiều chuyển biến tích cực Phần lớn các HTX làm tốt công tác tổ chức sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm… iển hình nhƣ HTX Phước Hưng, đầu tư mạnh hạ tầng, liên kết sản xuất lúa giống cánh đồng lớn, mẫu lớn đã đem lại lợi nhuận cho thành viên cả tỉ đồng sau mỗi vụ sản xuất HTX sử dụng quỹ phát triển sản xuất và nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên đầu tƣ lò sấy lúa giống, nhà kho nên chủ động trong việc mua lúa giống cho thành viên Mặt khác, HTX đã năng động tìm đối tác, làm cầu nối, gắn kết xã viên với nhiều đối tác tốt Ở vụ ông Xuân 2019 - 2020, HTX kết nối đƣợc với Công ty CP tập đoàn Thái ình Seed ( hi nhánh Miền Trung Tây Nguyên) và ông ty P đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI (Hà Nội) ký hợp đồng sản xuất 240 ha lúa các giống: BC15, TBR-89, ADI28, R88 trên cánh đồng lớn và mẫu lớn, tăng 140 ha so với năm ngoái Vụ mùa bội thu, thóc lại đƣợc giá, chỉ riêng tiền thóc, các thành viên của HTX đã lãi hơn 1,5 tỷ đồng; chƣa kể nhờ giá rơm rạ lên cao, xã viên còn có thêm một khoản thu tương đối khá

THỰ TR N QUẢN LÝ NH NƯỚ VỀ N NH TRỒN TRỌT TRÊN ỊA N HUYỆN HO ÂN, TỈNH ÌNH ỊNH

Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh

2.1.2.1 Tình hình phát triển chung của ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021 của huyện Hoài Ân

Biểu đồ 2.2 Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 hect đất trồng trọt (Triệu đồng) iai đoạn 2018 - 2022, NNN huyện Hoài Ân đã phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sản xuất trồng trọt thực hiện tốt chủ trương về lịch thời vụ, cơ cấu giống, chú trọng công tác dự tính dự báo để chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả; diện tích chuyển đổi cây trồng tăng so với cùng kỳ; sản lượng lương thực đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; hệ thống điện, giao thông, thủy lợi đƣợc quan tâm đầu tƣ kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất các cây trồng thế mạnh, nhất là diện tích cây ăn quả từng bước hình thành vùng SXNN hàng hóa có giá trị kinh tế cao gắn với mở rộng thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu Biểu đồ 2.1 cho thấy giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 hecta đất trồng trọt ngày càng tăng năm 2010: 41,9 triệu đồng, năm 2015: 78,6 triệu đồng, năm 2020: 103,7 triệu đồng, năm 2021: 111,6 triệu đồng

Hiện nay, một số cây ăn quả chủ lực của huyện nhƣ ƣởi da xanh đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tập trung ở các xã Ân Tường ông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân ức, Ân Thạnh, Ân Mỹ, Ân Hảo ông, Ân Hảo Tây.… và đã cho thu hoạch, năng suất, sản lƣợng khá; có 03 sản phẩm ƣởi da xanh, Trà gò loi, dừa xiêm Hoài Ân đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể; 25 sản phẩm đƣợc UBND tỉnh công nhận đạt sản phẩm O OP, trong đó có 03 sản phẩm đạt 4 sao và 22 sản phẩm đạt 3 sao Các loại sản phẩm như bưởi da xanh, dừa xiêm, mít thái, trà Gò Loi, trà nụ Hoa Hòe hiện đang được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đem lại hiệu quả giá trị kinh tế cao cho người dân và góp phần vào việc phát triển KT - XH ở địa phương

Về cánh đồng mẫu lớn: Tiếp tục duy trì thực hiện 20 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa diện tích 1.958 ha (vụ ông Xuân 975 ha, vụ Thu 983 ha), tăng 122 ha so cùng kỳ Nhìn chung trên cánh đồng mẫu lớn lúa sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt cao hơn so với sản xuất đại trà từ 2-3 tạ/ha

Về liên kết sản xuất - tiêu thụ ối với cây lúa: Tổ chức thực hiện mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ giống lúa R999, R17, giữa các HTX-NN: Ân Tường ông, Ân Thạnh, Ân Tường 2, với Viện KHKT Duyên hải Nam Trung bộ Qui mô diện tích thực hiện khoảng 165 ha, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, phát triển kinh tế ở địa phương ối với cây ăn quả: Thời gian qua, NNN đã chủ động phối hợp với các địa phương theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, thu hoạch nông sản để kịp thời phối hợp các ngành liên quan kết nối tiêu thụ cho người dân ến nay, tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện diễn ra thuận lợi, sản lƣợng tiêu thụ các loại nông sản chủ lực (bưởi da xanh, dừa xiêm, mít thái, cam, quýt,…) năm 2022 đạt khoảng 1.625 tấn ặc biệt, thông qua Ngày hội nông sản lần thứ nhất năm

2022 đã tổ chức ký kết hợp đồng liên kết - tiêu thụ nông sản giữa HTX với các ông ty, đơn vị trong và ngoài tỉnh, góp phần đƣa nông sản của huyện vươn xa thị trường [36]

2.1.2.2 Tình hình phát triển các loại cây trồng chính của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Bảng 2.1 Năng suất một số cây hàng năm trên đị bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (ĐVT: Tạ/h )

Năm Lúa Ngô Sắn Mía Lạc Đậu tương Rau chất lƣợng

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2021

Trong những năm qua, diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh có xu hướng tăng đều qua các năm năm 2015: 15.075 ha, 2018: 15.329 ha đến năm 2019 và năm 2020 có xu hướng giảm nhẹ do tác động thị trường tiêu thụ và dịch bệnh năm 2019: 15.101 ha, năm 2020: 15030 ha nhƣng đến năm 2021 tăng lên 15.406 ha Trong đó:

Cây hàng năm: Bảng 2.1 cho thấy năng suất một số cây hàng năm trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh tăng qua các năm Năng suất cao nhất là cây mía, sắn và rau chất lƣợng Diện tích tăng qua các năm, năm 2010:

15.295 ha, năm 2015: 15.075 ha, năm 2018: 15.329 ha, năm 2019: 15.101 ha, năm 2020: 15.030 ha, năm 2021: 15.406 ha Trong đó cây lương thực có hạt diện tích tăng đều so với cây công nghiệp hàng năm ây lúa Năm 2022 tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 7.787,4 ha, đạt 98,6% so kế hoạch, tăng 63,4 ha so cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 71,7 tạ/ha, đạt 99,6% so với kế hoạch và 100% so cùng kỳ; sản lƣợng đạt 55.816,5 tấn, tăng 424,5 tấn so cùng kỳ năm 2021

Niên giám thống kê năm 2021

Biểu đồ 2.3 Chỉ số phát triển củ cây bưởi d x nh trên đị bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Đơn vị: %) ây ƣởi da xanh: Năm 2019 đạt 185ha, năm 2020 đạt 230 ha, năm

2021 diện tích cây bưởi đạt 290ha, năm 2022 đạt 322 ha; Diện tích cho thu hoạch 260ha, trong đó có trên 44 ha đƣợc chứng nhận VIETGAP

Cây dừa xiêm: Năm 2019 đạt 385 ha, năm 2020 đạt 420 ha, năm 2021 diện tích đạt 457 ha, năm 2022 đạt 500 ha; Diện tích cho thu hoạch 310ha, trong đó có trên 15 ha đƣợc chứng nhận Hữu cơ ây bơ: Năm 2019 đạt 40 ha, năm 2020 đạt 55 ha, năm 2021 diện tích đạt 72 ha, năm 2022 đạt 80 ha; Diện tích cho thu hoạch 35 ha

Cây trồng cạn: Hầu hết diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng cạn đều đạt và tăng so cùng kỳ, cụ thể: Diện tích: ây ngô 1.320,4 ha, đạt 110% so kế hoạch, tăng 14,7% so cùng kỳ; cây lạc 161,3 ha, đạt 99% so cùng kỳ; cây sắn 237,5 ha, đạt 108% so kế hoạch, tăng 12,7% so cùng kỳ; cây rau đậu các loại 958,4 ha, tăng 1,1% so cùng kỳ; cây hàng năm khác (diện tích trồng cỏ làm thức ăn gia súc) 1.017,6 ha, tăng 45 ha so cùng kỳ,… ây trồng cạn đƣợc quan tâm đầu tƣ thâm canh, sử dụng các giống mới, giống lai, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh nên năng suất đều tăng so với năm 2021 nhƣ: Năng suất cây ngô 71,8 tạ/ha, tăng 5,8 tạ/ha, sản lƣợng 9.486,7 tấn; cây sắn 211,3 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha, sản lƣợng 5.017,6 tấn; cây rau các loại 171,3 tạ/ha, tăng 11,9 tạ/ha, sản lƣợng 15.562,9 tấn,

Cây lâu năm: Diện tích tăng qua các năm, năm 2019: 3.444 ha, năm

2020: 3.643 ha, năm 2021: 3.705 ha Tổng diện tích năm 2022 ƣớc đạt 3.876 ha, tăng 3% so cùng kỳ (+114 ha), trong đó một số cây lâu năm có diện tích tăng nhƣ: ây dừa 1.742 ha (tăng 30 ha), cây chuối 632 ha (tăng 17 ha), cây cam 56 ha (tăng 5,4 ha), cây quýt 8,9 ha (tăng 1,2 ha),… ác cây trồng lâu năm đƣợc đầu tƣ thâm canh, cải tạo, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, năng suất tăng so cùng kỳ năm 2021 Trồng cây lâu năm thì cây ăn quả diện tích có xu hướng tăng năm 2019: 1.260 ha, năm 2020: 1.366 ha, năm 2021: 1382 ha [36]

Cây chuối: Diện tích gieo trồng tăng cao so các loại cây ăn quá khác năm 2018: 608,9 ha, năm 2019: 543,4 ha, năm 2020: 570,0 ha, năm 2021: 538,1 ha Sản lƣợng cây chuối cao năm 2015: 9.821 tấn năm 2018: 9.225 tấn, năm 2019: 8.233 tấn, năm 2020: 9.120 tấn, năm 2021: 8.717 tấn [36]

2.1.2.3 Về thực hiện các chương trình, dự án, đề án, mô hình sản xuất

Trong giai đoạn năm 2019 - 2022, huyện Hoài Ân phối hợp Sở Khoa học và ông nghệ tỉnh ình ịnh đã lập dự án: “Ứng dụng tiến bộ KH N xây dựng mô hình sản xuất cây bưởi a xanh và cây dừa Xiêm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (Viet AP) ở huyện Hoài Ân - ình ịnh” Tổng số diện tích thực hiện ự án cây ăn quả trên địa bàn huyện Hoài Ân: 70 ha, với 220 hộ tham gia Trong đó: iện tích Trồng mới dừa xiêm Xanh: 20 ha/03 xã (Ân Hữu, Ân Mỹ, Ân Tường ông) tương ứng 2.200 cây, số hộ tham gia

109 hộ; iện tích thâm canh dừa Xiêm xanh: 5 ha/1 xã (Ân Tín), tương ứng 1.000 cây, số hộ tham gia 22 hộ; iện tích trồng mới bưởi da xanh: 40 ha/7 xã (Ân Tường Tây, Ân Hảo ông, Ân Thạnh, Ân Nghĩa, Ân Hảo Tây, Ân Hữu và Ân Tín) tương ứng 8.000 cây, số hộ tham gia 81 hộ và diện tích thâm canh bưởi a xanh: 5 ha/2 xã (Ân Thạnh, Ân ức), tương ứng 1.000 cây, số hộ tham gia 10 hộ

Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh

2.2.1 Ban hành quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân iai đoạn 2018 - 2022, U N huyện ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển NTT trên địa bàn huyện nhƣ: Quyết định số 3578/Q - UBND ngày 23/11/2016 về việc phê duyệt ề án tái cơ cấu NNN huyện Hoài Ân theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả với diện tích trên 1.590 ha/10 xã; Theo đó để cụ thể hóa ề án tái cơ cấu NNN U N huyện đã ban hành Quyết định số 3903/Q -U N ngày 29/12/2016 về việc phê duyệt ự án hỗ trợ phát triển cây ƣởi da xanh, cây ơ sáp, cây hè huyện Hoài Ân giai đoạn 2016 -

2020 Quyết định số 3265/Q -U N ngày 11/10/2018 về việc Quy hoạch phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao ( ưởi, bơ, chè) theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ( AP) ở một số xã thuộc huyện Hoài Ân đến năm

Quyết định 1632/Q -U N ngày 04/5/2021 về phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và hàng năm đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quyết định số 2572/Q -UBND ngày 12/7/2021 kèm theo Kế hoạch thực hiện hương trình hành động số 11- CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết ại hội XX ảng bộ tỉnh, Nghị quyết ại hội ảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ình ịnh giai đoạn 2020-2025 Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 06/10/2020 triển khai thực hiện hương trình hành động số 03-CTr/HU ngày 31/8/2020 của Huyện ủy Hoài Ân thực hiện Nghị quyết ại hội ảng bộ huyện lần thứ XXV về “Nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025

Từ năm 2020 đến nay đã phối hợp xây dựng và trình U N huyện phê duyệt: ự án trồng cây ăn quả tập trung xã Ân Tường ông với diện tích khoảng 25 ha trồng bưởi da xanh trình phê duyệt cuối năm 2020; ự án trồng cây ăn quả tập trung xã Ân Hữu với diện tích 18,7ha trồng bưởi da xanh trình phê duyệt cuối năm 2021; ự án trồng cây ăn quả tập trung xã Ân Hảo Tây với diện tích 2,3ha trồng bưởi da xanh trình phê duyệt cuối năm 2021

Ngoài ra, để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, phòng đã phối hợp cùng với các xã cánh ắc (Ân Hảo ông, Ân Hảo Tây, Ân

Mỹ, Ân Tín) tổ chức kiểm tra, rà soát xây dựng ề án phát triển các vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn với diện tích khoảng 60ha để trồng chuyên canh cây bưởi da xanh, dừa xiêm iện tích thực hiện chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây hoa màu đã đƣợc giao quyền cho hộ dân và thuộc U N xã quản lý Các cơ quan chuyên môn của huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình huyện phê duyệt ề án và tổ chức thực hiện theo đúng quy trình và quy định của pháp luật

2.2.2 Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ngành trồng trọt ơ sở pháp lý để tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy QLNN về NTT của chính quyền cấp huyện Hoài Ân là căn cứ vào: Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019; Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2023 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện iai đoạn 2018 - 2022, Huyện Hoài Ân rất quan tâm xây dựng bộ máy QLNN về NTT trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm đào tạo bồi dƣỡng hai cơ quan QLNN trực tiếp về NTT đó là Phòng NN&PTNT và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Hai cơ quan chuyên môn này có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho U N huyện thực hiện QLNN về NTT

Phòng NN và PTNT huyện Hoài Ân Số biên chế đƣợc U N huyện giao tại Quyết định số: 917/Q -U N ngày 09/3/2023 là 07 biên chế Số lƣợng công chức hiện có mặt: 05 Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 02; ại học: 04 Lý luận chính trị: 01 cao cấp; 02 Trung cấp; 02 Sơ cấp Văn hóa (12/12): 05 người

Trung tâm ịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân Số biên chế đƣợc

U N huyện giao tại Quyết định số: 923/Q -UBND ngày 09/3/2023 là 14 biên chế Số lƣợng viên chức hiện có mặt: 13 Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 02; ại học: 10; Trung cấp: 01 Lý luận chính trị: 01 cao cấp; 05 Trung cấp Văn hóa (12/12): 13

2.2.3 Chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động ngành trồng trọt trên địa bàn

Tổng diện tích trồng lúa: 7.787,7 ha, đạt 98,6% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 71,7 tạ/ha, đạt 99,6% so với kế hoạch và tăng 0,14 tạ/ha so với cùng kỳ Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa hữu cơ diện tích 15 ha uy trì và thực hiện hiệu quả 20 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa với diện tích 1.958 ha/năm, năng suất đạt cao hơn so với sản xuất đại trà từ 2-3 tạ/ha Tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện đảm bảo về cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo sạ theo đúng quy định Sử dụng các loại giống lúa lai, lúa thuần và các loại giống mới phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhƣỡng đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao ây ngô: diện tích thực hiện 1.320,4 ha, đạt 110% kế hoạch năm, năng suất bình quân đạt 70,5 tạ/ha, đạt 103,6% so với kế hoạch và tăng 4,5 tạ/ha so với cùng kỳ Tổng sản lƣợng lương thực có hạt đạt 65.115 tấn, đạt 100,1% so với kế hoạch và tăng 75 tấn so với cùng kỳ iện tích cây hàng năm khác, thực hiện gieo trồng trên 2.955 ha/năm ông tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước, chân đất soi nà, sử dụng các loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhƣỡng đƣợc thực hiện hiệu quả với diện tích trên 1.130 ha, đạt 94,2% kế hoạch năm Thực hiện ứng dụng máy móc, thiết bị cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, thu hoạch góp phần tăng năng suất, mang lại giá trị kinh tế cao ây ăn quả: iện tích thực hiện trồng ƣởi da xanh trên 322 ha, đã cho sản phẩm trên 260 ha; ừa xiêm 457 ha, đã cho sản phẩm trên 261 ha; am, quýt 58,3 ha, đã cho sản phẩm 43,2 ha; hanh 32,3 ha, đã cho sản phẩm 29 ha; ơ 80 ha, đã cho sản phẩm 35 ha; Mít thái 65 ha, đã cho sản phẩm 39 ha Ngoài ra còn có một số loại cây ăn quả khác nhƣ Na thái, sầu riêng, vú sửa, chôm chôm, xoài cũng đã cho thu hoạch Ngoài ra, một số diện tích cây trồng chủ lực khác nhƣ: chuối trên 585 ha, đu đủ 150 ha, tiêu hột 309,8 ha và cây dâu tằm 265 ha

Về nguồn vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, huyện Hoài Ân thường xuyên chỉ đạo kiểm tra củng cố, rà soát hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi để đáp ứng kịp thời nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai và phục vụ đời sống của người dân Thực hiện đầu tƣ, nâng cấp, sửa chữa một số hệ thống công trình thủy lợi hiện có, thực hiện chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương của tỉnh, hàng năm đăng ký danh mục đề nghị tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện ầu tƣ xây dựng các tuyến kênh mương chính hồ Hóc Mỹ, Kim Sơn và hồ Phú Khương, đảm bảo hoàn thành tiêu chí số 03 (thủy lợi và P TT) trong xây dựng nông thôn mới, tổng kinh phí thực hiện trên 16,79 tỷ đồng ác công trình hồ đập xung yếu đƣợc đƣa vào kế hoạch đầu tƣ nâng cấp trong giai đoạn 2021-2025

(07 công trình); Trên địa bàn huyện đến năm 2022 đã thực hiện kiên cố hóa hơn 280 km kênh mương chính, kênh mương nội đồng và trên 85% diện tích gieo trồng trên đất lúa và một số diện tích cây trồng cạn, cây ăn quả đƣợc chủ động tưới, tiêu ông tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn đƣợc thực hiện đảm bảo theo phân cấp quản lý theo qui định

Huyện đã đẩy mạnh đầu tƣ hệ thống điện phục vụ các vùng cây ăn quả có diện tích tập trung tại các xã: Ân Hữu, Ân Tường ông, Ân Tường Tây, Ân Tín và Ân Hảo Tây để đảm bảo có nguồn điện ổn định bơm tưới phục vụ sản xuất, tổng kinh phí đầu tƣ trên 10,6 tỷ đồng Năm 2022 hệ thống điện đã đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả Tiếp tục tăng cường công tác xã hội hóa nguồn lực đầu tƣ, tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ để triển khai xây dựng, đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng quy mô, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung, qui mô lớn… tạo điều kiện thuận lợi nhất để từng bước thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thực hiện đầu vào phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm gắn với triển khai thực hiện việc liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn

Huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh phát triển sản xuất, cùng các chương trình của Trung ương, tỉnh, huyện và lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư trên lĩnh vực trồng trọt Tăng cường thực hiện việc đầu tƣ, hỗ trợ vốn phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhƣ hỗ trợ giống cây trồng; giống vật nuôi; vật tư phân bón; giếng khoan; mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm cho diện tích cây ăn trái, thông qua ề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Hoài Ân theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Dự án hỗ trợ phát triển cây trồng có thế mạnh của huyện; Dự án Rau an toàn; hương trình nông thôn môn miền núi; ề án xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; hương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hoài Ân giai đoạn

2021 - 2025; hương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Hoài Ân giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; một số mô hình khuyến nông, KHCN trên địa bàn huyện và các chính sách của tỉnh hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp,… Thông qua các hương trình, dự án hộ dân được hỗ trợ các chính sách, mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời là tiền đề tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và phương pháp tổ chức thực hiện sản xuất nông nghiệp; tập trung trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích

PHƯƠN HƯỚN V Ả PH P HO N TH ỆN QUẢN LÝ

Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh

đị bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đến năm 2030

3.1.1.1 Căn cứ pháp lý để ngành trồng trọt huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đến năm 2030

Sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, vì trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo vì vậy quan điểm phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến; tập trung ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung Tái cơ cấu NTT phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững bằng việc tăng năng suất, chất lƣợng, giảm giá thành, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet AP), hữu cơ, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng

Phát triển sản xuất trồng trọt phải trên cơ sở đổi mới tƣ duy, tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học về giống, công nghệ sinh học, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái Phát triển sản xuất trồng trọt phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, cùng với nguồn nhân lực đƣợc đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao Phát triển sản xuất trồng trọt phải đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và chính sách hỗ trợ của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trong những năm tới để phát triển NTT cũng nhƣ hoàn thiện QLNN về NTT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh, huyện cần tiếp tục triển khai thực hiện những văn bản pháp lý sau đây:

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả hương trình hành động số 03-CTr/HU ngày 31/8/2020 của Huyện ủy Hoài Ân về “Nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu NNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025

Kế hoạch số 27/KH- UBND ngày 06/10/2020 của UBND huyện thực hiện Nghị quyết ảng bộ huyện lần thứ XXV về “Nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu NNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025;

Quyết định số 1632/Q -UBND ngày 29/4/2021 về việc phê duyệt ề án xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 2572/Q -UBND ngày 12/7/2021 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện hương trình hành động của Tỉnh ủy ình ịnh thực hiện Nghị quyết ại hội XIII của ảng, Nghị quyết ại hội XX ảng bộ tỉnh về

“phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ình ịnh giai đoạn 2020 - 2025 và một số chương trình, dự án về hỗ trợ phát triển SXNN trên địa bàn, để từng bước đẩy mạnh việc phát triển đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT công nghệ cao vào SXNN

3.1.1.2 Mục tiêu tổng quát và cụ thể phát triển ngành trồng trọt huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đến năm 2030

Mục tiêu phát triển của NTT huyện Hoài Ân, tỉnh ình ịnh là theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng ở thị trường trong nước và xuất khẩu

Phấn đấu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt 6,7% (trong đó: nông nghiệp 5,5%, lâm nghiệp 13,3% và thủy sản 10,3%); ơ cấu GTSX ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 40% trong tổng GTSX các ngành kinh tế của huyện; diện tích sản xuất lúa giảm dần ổn định 7.800 ha gieo trồng, năng suất bình quân đạt trên 70,5 tạ/ha; cây ngô 1.500 ha, năng suất 70 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt hàng năm 65.490 tấn; giá trị thu nhập 01 ha đất canh tác nông nghiệp đạt 130 triệu đồng/ha/năm [13]

Tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cây trồng có thế mạnh như bưởi Da xanh (thể hiện bảng 3.1), bơ, Chè, Dừa xiêm, Cam quýt, Thanh long, Sầu riêng; Dự án Nông thôn - Miền núi, chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả kém, diện tích keo trồng trên đất nông nghiệp phá bỏ sang trồng cây ăn quả, cây lâu năm và cây hàng năm có giá trị kinh tế cao ầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: điện, thủy lợi, hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất; tăng cường phát triển cơ sở sơ chế, chế biến nông sản; đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm nông sản có thế mạnh của huyện để nâng cao GTSX hàng hóa cho từng sản phẩm trên thị trường

Bảng 3.1 Quy hoạch Vùng sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

TT Đơn vị Diện tích

Nguồn: UBND huyện Hoài Ân

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Hoàn thiện QLNN về NTT trên địa bàn huyện Hoài Ân trên cơ sở tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện “ ề án tái cơ cấu NNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Hoài Ân giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn huyện; chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quy trình công nghệ cao vào sản xuất, gắn với nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả Tái cơ cấu NNN là một phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và định hướng phát triển NTT

Hoàn thiện QLNN về NTT trên địa bàn huyện Hoài Ân trên cơ sở tăng cường liên kết, liên doanh, thành lập tổ hợp tác, HTX chuyên ngành trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt ẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sản xuất kém hiệu quả, vùng thường xảy ra hạn, thiếu nước; tập trung thực hiện các chương trình, ự án hỗ trợ phát triển cây trồng có thế mạnh; bố trí cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp, trên diện tích keo trồng trên đất nông nghiệp đã xử lý; phấn đấu đến 2025 cây ăn quả trở thành cây trồng chủ lực sau cây lúa

Hoàn thiện QLNN về NTT trên địa bàn huyện Hoài Ân trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất trồng trọt; khuyến khích, hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất trồng trọt, tăng cường phát triển cơ sở sơ chế, chế biến nông sản; đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu cho sản phẩm trồng trọt có thế mạnh để nâng cao GTSX hàng hóa; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ đảm bảo ổn định lâu dài, hiệu quả và bền vững

Hoàn thiện QLNN về NTT trên cơ sở Nhà nước giữ vai trò định hướng hỗ trợ, thông qua các cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng hoạt động; phát huy tinh thần tự chủ, tự lực ở cơ sở, lấy hộ nông dân làm chủ thể của quá trình sản xuất Lấy KH N và đổi mới quan hệ sản xuất làm động lực cho quá trình phát triển; cùng với việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, đất đai, con người nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w